MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài
người đã dựa trên quan điểm duy vật khẳng định vai trò của gia đình trong sự
phát triển của xã hội: "Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại
lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ
phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình”.[30]
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng
và nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chớnh vỡ muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý hạt nhân cho tốt” [10;22]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị
quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các
đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và tạo cơ hội để gia đình
góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở bất kỳ thời đại nào gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là
một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong
những năm qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh
xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày
càng được quan tâm. Đối tượng là phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, đề cử
vào các vị trí quan trọng trong xã hội.Trong mỗi gia đình, người phụ nữ luôn
đóng vai một vai trò quan trọng để tạo lập nên hạnh phúc gia đình. Xã hội đã
phát triển kéo theo sự thay đổi vai trò của người phụ nữ ở xã hội nói chung,
trong gia đình nói riêng, nam nữ được đối xử công bằng, ít còn tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” nữa. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng phụ nữ bị ngược
đãi nhất là trong gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng
xảy ra hầu như ở khắp các nơi trên thế giới và trong mọi nền văn hoá. Bạo
lực gia đình đã tàn phá, hủy hoại sự bình yên của nhiều gia đình, làm băng
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
1
hoại đạo đức xã hội, tước đoạt quyền được sống hạnh phúc của những người
vợ, người con. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề được xã hội
đặc biệt quan tâm. Đây không còn là đề tài mới nhưng vẫn rất thời sự. Hiện
nay, trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, không ít các trường hợp bệnh
nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có
những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là
nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm,
vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm
thần kinh đã trở thành bệnh, là những hậu quả của nạn bạo lực gia đình.
Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh
lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho
việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản
chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp, công an, tòa án, xã hội; cho công tác
tuyên truyền, y tế, giáo dục. Đồng thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực gia đình sẽ
giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm.
Gia đình là tế bào của xã hội do vậy công tác xã hội cũng đặc biệt chú
trọng tới sự phát triển của gia đình. Công tác xã hội hỗ trợ, can thiệp những
gia đình có vấn đề: xung đột gia đình, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực gia
đỡnh… Chính vì vậy mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương
pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ” cho khóa luận tốt nghiệp
của mình Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn cung cấp những kiến
thức bổ ích về vấn nạn bạo lực gia đình mà ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới
bạo lực gia đình đối với phụ nữ đến mọi người. Thông qua vận dụng phương
pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp phụ nữ bị bạo lực tôi muốn nhấn mạnh
hơn nữa vai trò hỗ trợ, can thiệp của công tác xã hội trước thực trạng vấn nạn
bạo lực gia đình ngày càng xảy ra thường xuyên ở nước ta. Với khả năng và
kiến thức hạn chế của một sinh viên tụi khụng nghĩ mình có thể làm thay đổi
vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam nói chung và ở địa phương tôi nói riêng
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
2
nhưng tôi mong muốn sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc, sự nhận thức về nghề
nghiệp tương lai của một nhân viên công tác xã hội thông qua mô hình trợ
giúp, can thiệp mang “chất” công tác xã hội. Tôi hi vọng sự phát triển của
đất nước có phần không nhỏ sự trợ giúp, can thiệp của công tác xã hội để các
gia đình Việt Nam ngày càng hạnh phúc, bình yên.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng song do thời gian hạn hẹp và khả năng
còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy tụi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trước đây, hầu hết các Chính phủ coi bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề
riêng tư thì ngày nay nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác động trong khoảng
20-50% số phụ nữ trên thế giới.[25]
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã trở thành một nội dung quan
trọng trong. Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc
Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên hợp quốc.
Từ ngày 4 – 6/12/2001, tại Phnụmpờnh Campuchia đã diễn ra Hội
nghị về luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng
tiểu Mờkụng, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị được tổ chức
và tài trợ bởi một số tổ chức quốc tế lớn như: Diễn đàn Châu Á (Forum Asia)
về quyền con người và phát triển, Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về
phụ nữ, Luật pháp và phát triển (APWLD); Quỹ phát triển của Liên hợp
quốc (UNIFEM); Đại sứ quán Hà Lan tại Băng Kốc…
Hội nghị diễn ra với 5 mục tiêu:
- Tăng cường cải thiện về Luật pháp cho sự tiến bộ về quyền con
người của phụ nữ ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
- Xây dựng những hiểu biết chung về vấn đề bạo lực gia đình và khả năng
của từng nước trong việc phát triển các chiến lược kiểm soát bạo lực gia đình.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
3
- Chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức Phi chính phủ ở một số nước đã đạt
được các thành tích trong việc thực hỗ trợ Pháp luật cho vấn đề bạo lực gia đình.
- Thành lập mạng lưới thông tin giữa các cơ quan Quốc hội, phòng,
ban, cấp, ngành, các đoàn Luật sư và các tổ chức Phi chính phủ.
- Hội nghị đã nghe trình bày và thảo luận về các chủ đề như: vấn đề
khái niệm về bạo lực gia đình, vai trò của Văn hoá và thế giới trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
Hội nghị đã thống nhất trên một số vấn đề sau:
- Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình.
- Phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn
hoá, tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ và khuyến khích
bạoc lực gia đình kể cả một số Chính Phủ, cảnh sát chưa có hoạt động tích cực
ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đây là chuyện riêng của gia đình họ.
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy mới được phát hiện và xem
xét trong vài thập kỉ gần đây song nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới đã
chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này đồng thời cho thấy các nguyên
nhân, hình thức bạo lực khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ thể
chất, tinh thần, tình dục. Việc nghiên cứu đã góp phần giúp cho các nhà hoạch
định chính sách các thể chế xã hội ở mỗi nước có biện pháp giải quyết tình
trạng này.
Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình muộn hơn so với các nước
trên thế giới. Trong các dạng bạo lực gia đình thì bạo lực với phụ nữ trong
gia đình có tính chất nhạy cảm. Nó tồn tại từ ngàn xưa nhưng từ xưa vẫn cho
là chuyện bình thường hoặc được che giấu chỉ đến thời gian gần đây báo cáo
của hội phụ nữ, hội đồng dân số và ngân hàng thế giới (nhóm chuyên gia của
viện xã hội học) thực hiện công luận mới bắt đầu thừa nhận nó như một hiện
tượng phổ biến ở tất cả cỏc vựng miền trong nhiều gia đình thuộc tất cả cỏc
nhúm xã hội. Có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này như:
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
4
* Năm 1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu
bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu
thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác tại 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây (cũ),
Thái Bình là cơ sở để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa
cung cấp đầy đủ được một bức tranh toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới.
* Năm 1999, Lê Thị Phương Mai đã nghiên cứu về “Bạo lực và hậu
quả đối với sức khoẻ sinh sản: Hiện trạng của Việt Nam”. Nghiên cứu tập
trung vào tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực. Trong báo cáo bao
gồm các trường hợp. Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình chủ yếu phỏng vấn
phụ nữ đến Tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy: Bạo lực đối
với phụ nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội.
* Bạo lực trên cơ sở giới: trường hợp ở Việt Nam, TS Vũ Mạnh Lợi,
TS Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc
nghiên cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực
chống lại phụ nữ ở cỏc xó phường…
* Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS
Lê Thị Quý. Tác giả Lê Thi Quý đã xác định 4 nguyên nhân của bạo lực đối
với phụ nữ trong gia đình là kinh tế, học vấn, thói quen văn hoá - xã hội và
bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực. Đồng thời tác giả còn nêu rõ
hậu quả của nạn bạo lực.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác liên quan như: Bình
đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chống bạo lực gia
đình(2002) của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam; Phụ nữ và bình đẳng
giới trong đổi mới ở Việt Nam (1999), GS.Lờ Thi, NXB Phụ nữ Hà Nội; Bạo
lực trong gia đình của Bùi Thu Hằng; Vì một xã hội không bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em (2002) của Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình
Workbank…
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
5
Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới vấn đề bạo
lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu
nhằm đưa ra mô hình trợ giúp đối với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực. Ở địa
phương tôi việc nghiên cứu về bạo lực gia đình là hạn chế, hầu như chỉ có
báo cáo thống kê các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã. Hơn thế
việc trợ giúp những người phụ nữ gặp bất hạnh đó chỉ có sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương, hội phụ nữ,cơ quan dân số…do đó phụ nữ bị bạo lực gia
đình thường ít tự lực giải quyết vấn đề của mình, vượt qua khó khăn xây
dựng hạnh phúc mà ỷ lại vào sự giúp đỡ đó hoặc tìm cách che giấu. Đây
cũng chính là cơ sở để tụi muốn tìm hiểu và nghiên cứu cách thức trợ giúp
mang tính chuyên ngành Công tác xã hội đối với phụ nữ là nạn nhân bị bạo
lực gia đình trong khóa luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Ngọc Quan – Huyện
Đoan Hùng – Phú Thọ và cách thức vận dụng phương pháp công tác xã hội
cá nhân để trợ giúp nạn nhân bị bạo lực.
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ.
- Cán bộ chính quyền địa phương, các đoàn thể: Hội phụ nữ, đoàn
thanh niên, cơ quan dân số…
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp tác nghiệp của Công tác xã hội gồm có nhiều phương
pháp như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng
đồng. Trong phạm vi của khóa luận chỉ tập trung vào việc nghiên cứu cách
thức vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp nạn
nhân là phụ nữ bị bạo lực gia đình.
- Không gian nghiên cứu: Địa bàn xã Ngọc Quan - Đoan Hùng -
Phỳ Thọ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
6
- Thời gian nghiên cứu: Từ 15/1/2011 - 1/4/2011
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua sự trợ giúp của công tác xã hội những phụ nữ bị bạo lực gia
đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương tôi nói riêng sẽ
tự giải quyết được vấn đề khó khăn, có niềm tin vào khả năng và sức mạnh
của bản thân, xây dựng hạnh phúc gia đình, ổn định cuộc sống.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống các khái niệm và vấn đề liên quan về bạo lực gia đình.
- Tóm lược thực trạng bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tại xã
Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ.
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp, giải quyết và phòng
chống bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp
một trường hợp nạn nhân cụ thể là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc
Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống
bạo lực gia đình với phụ nữ và trợ giúp nạn nhân bị bạo lực.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu
- Thu thập thông tin từ các báo cáo thống kê của địa phương, từ các tổ
chức, đoàn thể tại địa bàn nghiên cứu
- Trên sở của những tài liệu có được, tác giả đã tiến hành phân tích, so
sánh thông tin giữa các nguồn tư liệu từ đó có cơ sở đó rút ra điểm chung và
điểm khác biệt giữa các ý kiến. Cuối cùng tôi tập hợp lại theo cách tiếp cận
của bản thân.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
7
5.2 Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này làm phương tiện cho các phương pháp nêu
trên đồng thời thu thập một số thông tin cụ thể, chính xác góp phần tăng độ tin
cậy và sức thuyết phục của khoá luận. Cụ thể: tiến hành trao đổi, trò chuyện
trực tiếp với nhóm phụ nữ bị bạo lực tại khu hành chính 7 xã Ngọc Quan -
Đoan Hùng - Phỳ Thọ trong đó có một phụ nữ được chọn làm trường hợp để
vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp. Đồng thời
tiến hành trò chuyện và thu thập thông tin từ chính quyền xã, hội phụ nữ, cơ
quan dân số…tại địa phương. Phương pháp này giúp nhận biết được ý kiến,
thái độ, suy nghĩ của họ về vấn nạn bạo lực gia đình nói chung và tại địa
phương mình nói riêng.
5.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm việc
và tiếp xúc với thân chủ cụ thể. Quan sát hành vi, thái độ, cách ứng xử,
sinh hoạt của thân chủ và gia đình thân chủ giúp ta có thờm thụng tìn cơ sở
để nhận định vấn đề.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luận
Đề tài có ý nghĩa trong việc cung cấp những thông tin cơ bản về nạn
bạo lực gia đình đồng thời giúp sinh viên công tác xã hội nắm vững lí thuyết
phương pháp công tác xã hội cá nhân.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên công tác xã hội hiểu rõ hơn về thực trạng phụ nữ bị bạo
lực gia đình tại địa phương. Từ đó vận dụng kiến thức đã học trong việc trợ
giúp nạn nhân bị bạo lực. Qua việc trợ giúp cụ thể cho thấy hiệu quả của
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
8
phương pháp Công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình
đồng thời đề xuất những giải pháp thực tế giúp phòng chống bạo lực gia đình.
7. Kết cấu của khoá luận
Khóa luận có kết cấu ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết Luận. Trong
đó phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Ngọc
Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ.
Chương 3: Mô hình vận dụng phương pháp công tác xã hội cá
nhân trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan -
Đoan Hùng - Phú Thọ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIấ̃N CỦA Đấ̀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm Bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan
1.1.1.1 Khái niệm Bạo lực gia đình
Có nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực gia đình. Theo Tổ chức Liên
hợp quốc, khái niệm bạo lực gia đình được hiểu là ‘‘bất kì hành động bạo
lực nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lí hay
tình dục hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những
hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở nơi công
cộng hay cuộc sống riêng tư” (United nation, 1995)
Tại Việt Nam, luật phòng chống bạo lực gia đình cũng xác định rõ:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình
gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, điều 1, Chương I)
Như vậy, có thể hiểu bạo lực gia đình là những hành vi cưỡng bức
hoặc đe dọa gây ra những tổn thương về thể chất, tâm lý, tình dục, kinh tế
hay xã hội giữa các thành viên trong một gia đình gây nên những hậu quả
nghiêm trọng đối với nạn nhân và môi trường xung quanh.
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến
sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau;
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
10
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.[19]
1.1.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình
* Phân loại theo hình thức:
Theo nghiên cứu của Viện khoa học xã hội, bạo lực gia đình gồm có
các hình thức sau:
- Bạo lực về thể chất: Biểu hiện cụ thể ở các hành vi như đánh đập,
hành hạ nhằm gây thương tích trên cơ thể cho nạn nhân.
- Bạo lực về tinh thần: Biểu hiện cụ thể ở việc bắt nạn nhân sống trong
bầu không khí căng thẳng sợ hãi, khủng bố nạn nhân khiến hoảng loạng tâm
thần như: nhục mạ trước đám đông, dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng gõy tổn
thương về cảm xúc, tinh thần.
- Bạo lực về tình dục: Biểu hiện ở việc ép bạn đời quan hệ tình dục
khi không mong muốn, có hành vi cưỡng bức bạn đời và đánh đập sau khi
quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai hoặc nạo phá thai và nhiều hành vi
tương tự khác…
- Bạo lực về kinh tế: Biểu hiện ở việc bao vây kinh tế, kiểm soát tiền
bạc, bắt bạn đời lệ thuộc vào tiền nong, không cho giữ tiền, bắt phải hỏi xin
tiền và chứng minh mọi mua sắm, chi tiêu.
- Bạo lực về xã hội: Biểu hiện ở việc cô lập bạn đời bằng cách cắt đứt
mọi mối quan hệ , giao lưu với xã hội như nhốt trong nhà, không cho giao
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
11
tiếp với bất cứ ai, không cho nghe điện thoại, cắt đứt liên lạc với người nhà,
người thân hay bạn bè.
* Phân chia theo đối tượng:
- Bạo lực vợ - chồng: trong đó người chồng là đối tượng gây ra bạo
lực cho người vợ hoặc ngược lại
- Bạo lực bố mẹ - con cái: trong đó bố mẹ là đối tượng gõy ra bạo lực
cho con cái là nạn nhân hoặc ngược lại
- Bạo lực ông bà - con cháu: trong đó ông bà là đối tượng gây ra bạo
lực với con cháu hoặc ngược lại.
1.1.1.3 Chu kỳ bạo lực gia đình
Việc nhận diện và hiểu rõ các giai đoạn trong chu kỳ bạo lực có ý
nghĩa vô cùng quan trọng việc hiểu rõ chu kỳ bạo lực sẽ giúp chúng ta
nhận thức là chúng ta không có lỗi trong việc xảy ra bạo lực và người
gây ra bạo lực mới chính là người phải chịu trách nhiệm cho hành vi
của họ.
CHU KỲ BẠO LỰC
Qua sơ đồ trên có thể thấy diễn biến của quá trình gây bạo lực
thường có những đặc điểm sau:
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
12
Xung đột
Bạo lực
Hối hận
Tìm cớ
Bao biện
Bình
thường
Bi nệ
Bạo lực thường xuất hiện một cách ngắt quãng theo từng sự kiện
hoặc có thể được duy trì liên tục trong một khoảng thời gian.
Sau khi bạo lực diễn ra thường sẽ có một khoảng thời gian êm đẹp,
khi đó cả hai hoặc một người sẽ thực sự tin rằng rồi mọi chuyện sẽ thay
đổi.
Trong suốt khoảng thời gian êm đẹp người gây ra bạo lực có thể
sẽ xin lỗi, tặng quà, tạo ra không khí đặc biệt để tăng không khí yêu
thương và bình yên trong gia đình còn người phụ nữ hy vọng rằng
người chồng của họ sẽ thay đổi.
Sau khoảng thời gian êm đẹp, sự căng thẳng bắt đầu dần hình
thành trở lại. Người phụ nữ và những thành viên trong gia đình cảm
thấy boăn khoăn lo lắng bạo lực sẽ diễn ra trở lại. Trong suốt quãng
thời gian này, người phụ nữ thường cố gắng làm người đàn đông nguôi
ngoai và duy trì sự bình thường trong gia đình. Song trạng thái có thể bị
phá vợ bằng những hành động bạo lực tiếp theo. Dạng này thường được
lặp đi lặp lại trừ khi nó bị phá vỡ.
Trong những mối quan hệ bạo lực lâu dài, quãng thời gian trong chu kỳ
ngắn hơn, chính vì vậy có những cặp trải qua toàn bộ chu kỳ trong vòng một
ngày.
1.1.2 Một số lí thuyết liên quan
1.1.2.1 Thuyết hệ thống sinh thái
Lí thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho những người thực hành
công tác xã hội phân tích thấu đáo sự tương tác trong các hệ thống xã
hội và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao tới hành vi con
người.
Lí thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các
chính sách, cộng đồng và nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Mục đích của
công tác xã hội cá nhân là cải thiện mối tương tác giữa thân chủ và hệ
thống.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
13
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới xã hội gồm bạn bè, người
thân, láng giềng, bạn đồng nghiệp và cả con vật cưng chiều giúp giảm
thiểu tác động tai hại của những căng thẳng trong cuộc sống. Trái lại,
người thiếu mạng lưới xã hội đáp ứng với những căng thẳng trong cuộc
sống bằng trầm cảm, dùng ma tuý hay uống rượu, có hành vi bạo lực
hoặc đối phó bằng những cách thức không phù hợp. [1;76]
1.1.2.2 Thuyết hệ thống tâm lí gia đình/Family Emotional system theory
Thuyết hệ thống tâm lí gia đình do Murray Bowen đề xướng từ
thập niên 1950. Trong hệ thống thuyết này tác giả có đề cập tới mối
quan hệ ba chiều trong gia đình đó là quan hệ gần gũi giữa hai người
trong gia đình có thể trở nên căng thẳng (hai người dù yêu thương nhau
mấy cũng không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, xung đột vì vậy cần
có người thứ ba để ổn định. Người thứ ba có thể là người thứ ba khác
nhau tùy theo nhu cầu của hai người kia) giữ vai trò trung gian, hòa
giải, cố vấn tâm lí hay an ủi (nghe than thở), ví dụ: khi người mẹ có
chuyợ̀n buồn phiền với người cha thì than thở với bà ngoại hay dựa vào
đưa con trai để tìm kiếm sự an ủi.[5;17]
1.1.2.3 Thuyết cấu trúc gia đình/ Structural family theory
Một trong những đóng góp quan trọng nhất vào kiến thức về gia đình
là thuyết cấu trúc gia đình do Salvador Minuchin đề xuất. Thuyết này gồm
có những nội dung chính sau:
Trong gia đình thưởng có một nhân vật là “gia trưởng” – đó là người
nắm quyền quyết định trong gia đình.
Trong bất cứ gia đình nào có từ ba người trở lên cũng có lúc một
người muốn liên kết với một người kia tạo thành nhóm nhỏ để loại người thứ
ba ra khỏi liên kết này. Đây gọi là nhóm nhỏ trong gia đình.
Biên giới của gia đình gồm có biên giới ngoài và biên giới trong. Biên
giới trong gia đình có biên giới cứng rắn và biên giới uyển chuyển, biên giới
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
14
riêng tư. Gia đình lành mạnh khuyến khích biên giới riêng tư và tạo điều
kiện cho các thành viên phát triển.
Gia đình tính uyển chuyển, tính uyển chuyển là khả năng của các
thành viên trong gia đình sẵn sàng thay đổi vai trò, thói quen của mình để
phù hợp với những thay đổi xảy ra.[5;34]
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng bạo lực gia đình trên thế giới
Bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ ở khắp mọi nơi
trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu
da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hoá, địa vị xã hội. Ngay ở những
nước được coi là phát triển và văn minh ở Châu Âu, Châu Mĩ vẫn có
không ít người phải chịu đựng nạn này.
Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn 1/2 triệu phụ nữ Mĩ (588.490 phụ
nữ) chết do bạo lực gia đình bởi người chồng của họ.Cú khoảng 85% nạn nhân
của bạo lực gia đình là nữ và chỉ xấp xỉ 15% nạn nhân là nam. Trong năm 2001,
bạo lực gia đình gây tội nghiêm trọng của chồng đối với vợ tăng 20%, số vụ
bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong tổng số các vụ nghiêm trọng đối
với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có hơn 3 phụ nữ bị giết bởi chồng hoặc bạn
trai của mình.
Ở Pháp điều tra mới đây cho thấy tỉ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi
là 2,5% tức là khoảng 1,5 triệu người. Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ
quốc gia Phỏp” nhận định: Chỉ riêng tại Paris , Kinh đô ánh sáng của
văn minh nhân loại có 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh giết mỗi
năm”. Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo lực thể xác hay bạo
lực tinh thần trong gia đình. Trong tài liệu công bố tại hội nghị Châu Âu
lần thứ nhất về phòng chống thương tích và nâng cao an toàn tại Viên,
Áo từ ngày 25 - 27/6/2000 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
15
nạn bạo lực gia đình: bạo lực giữa các đôi lứa chiếm 40%-70%, án mạng
ở phụ nữ, cứ 4 phụ nữ thì có 1 phụ nữ đã từng bị bạo lực tình dục (tỉ lệ
này là 1/20 ở nam) trong cuộc đời, 4%-6% người già sống trong gia đình
đã từng bị đối xử tệ. [20]
Các số liệu cho thấy bạo lực gia đình thực sự là một vấn đề có tính
toàn cầu và đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để.
1.2.2 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
1.2.2.1 Các biểu hiện và mức độ của bạo lực
* Bạo lực thể chất do chồng gây ra
Theo thống kê cho thấy 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải
chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong
vòng 12 tháng trở lại đây. [13]
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ phụ nữ bị chồng gây ra bạo lực thể xác chia theo độ tuổi
ở Việt Nam; 2010 (N = 4561)
[15; 14]
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
16
Có sự khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có
trình độ văn hóa thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ
có trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì
mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn.
Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác
trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai
cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường. [13; 6]
* Bạo lực tình dục do chồng gây ra
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình
dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về
bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp.
Tuy nhiên, trong các buổi phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết
họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng chú
ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác
nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
* Bạo lực tinh thần và kinh tế do chồng gây ra
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với
bạo lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn
bạo lực tình dục và thể xác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một cuộc khảo sát
thì khó có thể xác định những loại hình bạo lực này và câu hỏi đặt ra chỉ
bao phủ một số giới hạn các hành vi lạm dụng có thể xảy ra đối với phụ
nữ. Tuy vậy, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ
nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị
bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời
là 9%. [14,6]
* Bạo lực kết hợp các hình thức thể chất, tình dục và tinh thần do
chồng gây ra
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
17
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác phụ nữ cho biết bị bạo lực
tỡnh dục cũng cho biết bị bạo lực thể xác. Tỷ lệ bạo lực tình dục hoặc thể
xác hoặc cả hai trong đời và hiện thời trên toàn quốc lần lượt là 34% và 9%.
[15;19]
Hình 1.1 Bạo lực chồng chất trong đời , bạo lực thể xác, bạo lực tình dục
và bạo lực tinh thần do người chồng gây ra đối với phụ nữ đã lập gia đình
ở Việt Nam; 2010 (N = 4561)
[15; 17]
Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do
chồng gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba
loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%. Có sự
liên hệ chặt chẽ giữa ba loại bạo lực và đánh giá sự đan xen chỉ ra rằng luôn
có một phụ nữ vừa bị bạo lực tình dục hoặc thể xác vừa bị lạm dụng tinh thần.
1.2.2.2 Nguyên nhân
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
Chỉ thể
xác 3,6%
Tình dục
+ thể xác
0,1%
Chỉ tình
dục 0,9%
Tình dục +
tinh thần 2,5%
Thể xác + tình dục +
tinh thần 6,8%
Chỉ bạo lực
tinh thần
23,5%
Thể xác +
tinh thần
20,1%
18
Qua nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình ở Việt Nam, tựu chung gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân về kinh tế:
Kinh tế là một vấn đề khá nhức nhối trong một số gia đình kinh tế
quá khó khăn dẫn đến việc người này đổ lỗi cho người kia và từ đó làm
nảy sinh bạo lực. Mặt khác ở một số gia đình khá giàu có do sự chênh
lệch về mức thu nhập của các thành viên trong gia đình cũng dẫn tới tình
trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc mình về tài chớnh…
- Do liên quan đến các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút:
Nhiều người chồng say rượu luôn kiếm cớ đánh đập, chửi bới vợ con
dù không có lý do gì chính đáng. Tương tự, những người sa vào cờ bạc,
nghiện ngập, khi rơi vào con đường túng quẫn, bị vợ can ngăn đều quay ra
có hành vi bạo lực đối với vợ và con cái.
- Nhận thức không đầy đủ:
Nhận thức không đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới khiến
việc tiếp cận với các đối tượng gây và bị bạo lực trong gia đình trở nên khó
khăn. Trong nhiều đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình, đa số những người
được hỏi đều cho rằng chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu thành hành vi
bạo lực do tính chất nghiêm trọng của nó, còn những hình thức như bạo lực
tinh thần, bạo lực tình dục mặc dù khá phổ biến nhưng ít khi được nhìn nhận
vì đó là ‘‘bạo lực không nhìn thấy được“và cũng khó tìm được chứng cứ rõ
ràng. Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người dân về luật pháp của
Nhà nước liên quan đến đời sống xã hội và mối quan hệ bình đẳng.
Ngoài ra, nhận thức không đầy đủ còn thể hiện ở quan niệm về hành vi
bạo lực của chính đối tượng và nạn nhân. Quan niệm dùng bạo lực để “dạy vợ
và thể hiện bản lĩnh đàn ông của các ông chồng và sự cam chịu, nhẫn nhịn của
các chị phụ nữ vô tình tiếp tay cho những hành động vũ phu, gây bạo lực.
- Thiờ́u trách nhiệm của cộng đồng
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
19
Một trong những nguyên nhân khiến cho bạo lực gia đình vẫn tiếp
diễn là sự thiếu trách nhiệm của cộng đồng. Từ trước tới nay, mọi người vẫn
có quan niệm “đốn nhà ai nhà ấy rạng”, chuyện chồng đánh vợ chỉ là chuyện
bình thường trong lúc nóng giận, hay đơn giản là họ đang “dạy vợ”, người
ngoài không nên can thiệp. Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ bị liên luỵ, sợ
rây vào rồi “khụng phải đầu cũng phải tai”…
Hơn nữa, các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội đoàn thể chưa
quan tâm thấu đáo. Thực tế ở nhiều nơi chỉ khi xảy ra sự cố, người bị hại
phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng,
các hội đoàn thể mới vào cuộc. Hay có những trường hợp các cơ quan chức
năng biết được một số vụ việc về bạo lực gia đình lại xem đó là chuyện đằng
sau cánh cửa của mỗi nhà và không có sự can thiệp kịp thời.
- Pháp luật chưa nghiêm minh trong xử lý
Luật pháp cũng chưa thật nghiêm minh trong vấn đề bạo lực gia đình.
Chỉ trong những trường hợp quá nặng (hoặc người vợ bị đánh chết, hoặc
người vợ bị đánh gần chết), người ta mới kết án và bắt đi tù kẻ gây ra bạo
lực còn những vụ bạo lực gia đình ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì ít khi
nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Theo quy định nếu giám định kết
quả thương tích trên 11% mới truy cứu trách nhiệm kẻ gây bạo lực, còn nếu
nhẹ thì chỉ lập biên bản, cảnh cáo và bắt người chồng làm cam kết, phạt
hành chính.
Nhưng biện pháp này xem ra chưa đủ sức răn đe, bởi không phải lúc
nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương thì không đủ
khả năng làm điều này. Hình thức phạt hành chính cũng không dọa được ai
vì không phải người đàn ông nào cũng có tiền để nộp và trong trường hợp ấy
chính nạn nhân lại là người đem tiền đi nộp phạt thay cho chồng.
Và điều đáng tiếc là có nhiều vụ từ nhẹ đã không ai chú ý và đã phát
triển thành nặng gây hậu quả nghiêm trọng.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
20
Vai trò của cộng đồng và các cấp chính quyền khá mờ nhạt trong việc
giải quyết bạo lực gia đình với phụ nữ. Việc can thiệp ở đây chỉ dừng lại ở
việc nhắc nhở không nên gây mất trật tự an ninh, khuyên giải phụ nữ giữ hoà
khí trong gia đình, nhấn mạnh đến việc “phụ nữ nên nín nhịn” hoặc “đúng
cửa bảo nhau”. Đây là vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ bị bạo lực không
thoát ra được và những người gây bạo lực cũng khó thay đổi hành vi của
mình khi chưa có sự trừng phạt và răn đe thích đáng.
1.2.2.3 Hậu quả
- Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ:
Một trong những hậu quả trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất của bạo
lực gia đình là người vợ bị tàn tật, ốm đau, thậm chí có trường hợp tử vong.
Đối với hình thức bạo hành tinh thần bao gồm chửi bới, lăng mạ, xỉ
nhục, gây ức chế…dự không để lại vết thương trên cơ thể, nhưng lại làm cho
người phụ nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiờm trọng
đến thần kinh và thể xác.
- Ảnh hướng tới các mối quan hệ gia đình
Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan vỡ
gia đình. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90%
là nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%,
TP. Hồ Chí Minh là 56%. [25]
Một lần nữa, người phụ nữ lại chịu hậu quả nhiều nhất sau khi ly hôn
khi không chỉ bị thiệt thòi về mặt kinh tế mà còn bị thiệt thòi về mặt tinh
thần, chịu nhiều áp lực của dư liệu xã hội.
- Hậu quả xấu tới trẻ em
Nói tới nạn nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ, người ta không
thể không kể đến ảnh hưởng của nó tới trẻ em. Trẻ em là đối tượng yếu đuối
và dễ tổn thương nhất trong gia đình. Những đứa trẻ trong gia đình thường
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
21
xuyên có cảnh bạo lực sẽ có những biểu hiện rỗi nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ
hãi, mất ngủ, thiếu tự tin và thất vọng.
Cũng theo số liệu của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (trước kia),
80% trẻ em bỏ nhà đi lang thang hoặc phạm pháp là do thường xuyên phải
chứng kiến cảnh mâu thuẫn, bạo lực trong gia đình. Các em khi bỏ nhà đi sẽ
phải chịu nhiều thiệt thòi như bị bóc lột sức lao động, bị xua đuổi, không có
chỗ ở ổn định, có thể bị lạm dụng tình dục, sử dụng ma túy và phạm pháp.
- Hậu quả đối với cộng đồng
Chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ của y tế, luật pháp, công an, tòa án và
xã hội, kể các các dịch vụ bảo vệ trẻ em và xử phạt những kẻ phạm tội là rất
tốn kém. Khi người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, hiệu suất lao
động và khả năng đóng góp cho xã hội của họ cũng giảm sút.
TIấ̉U Kấ́T CHƯƠNG 1
Trên thế giới cũng như Việt Nam, thực trạng bạo lực gia đình nói
chung và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nói riêng khá phổ biến. Nó
xuất hiện và tồn tại không phân biệt màu da, dân tộc, giàu hay nghèo, thành
thị hay nông thôn. Phụ nữ bị bạo lực xảy ra ở mọi nơi như trong công sở,
ngoài xã hụ̣i và đặc biệt trong gia đình quyền của người phụ nữ bị xâm
phạm nghiêm trọng. Họ phải gánh chịu nhiều hình thức bạo lực như: bạo lực
thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, bạo lực xã
hụ̣i Dù hình thức bạo lực nào đi chăng nữa thì cũng ảnh hưởng nghiêm
trọng tới bản thân người phụ nữ, con cái và xã hội. Nó sẽ mang lại những hệ
lụy không phải chỉ ở hiện tại mà có thể trong tương lai.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐèNH VỚI PHỤ NỮ
TẠI XÃ NGỌC QUAN – ĐOAN HÙNG – PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về địa bàn xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngọc Quan là xã nằm ở phía Tây của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ.Trải qua các thời kì lịch sử, địa danh tỉnh, huyện cũng như xã Ngọc
Quan có nhiều thay đổi. Ngày 8/9/1891, tỉnh Hưng Hoá được thành lập,
Ngọc Quan thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Hưng Hoỏ.Ngày 5/5/1903 tỉnh Hưng
Hoá đổi tên thành tỉnh Phú Thọ gồm phủ Đoan Hùng, các huyện Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Sơn Vi (Lâm Thao), Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh, Cẩm Khê,
Hạc Trì và hai châu Thanh Sơn, Yên Lập, xã Ngọc Quan lúc đó thuộc phủ
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Cách mạng tháng 8 thành công, nước ta quyết
định xoá bỏ cấp tổng, phủ, châu, mở rộng phạm vi cấp xã và thay tên gọi
làng bằng thụn.Ngọc Quan nằm trong liên xã Tây Sơn gồm các xã Tây Quan,
Ngọc Lũ, Tây Cục, Ca Đình, Yên Kiện.Thỏng 8/1964 xã Tây Sơn được đổi
thành xã Ngọc Quan cho tới nay. Ngày 26/11/1968 Uỷ ban thường vụ Quốc
hội quyết định sát nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú,
xã Ngọc Quan thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 7/1977, hội
đồng chính phủ quyết định hợp nhất hai huyện Đoan Hùng và Thanh Ba và
24 xã tả ngạn sông Hồng của huyện Hạ Hoà và 7 xã của huyện Phù Ninh
thành huyện Sông Lô, xã Ngọc Quan thuộc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phỳ.Ngày 22/12/1980 huyện Sông Lô giải thể, huyện Đoan Hùng tái lập gốm
23 xã cũ và thêm 4 xã của huyện Phù Ninh, xã Ngọc Quan nằm trong địa
phận huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tháng 1/ 1997, tỉnh Vĩnh Phú giải
thể, tỉnh Phú Thọ tái lập, xã Ngọc Quan là 1 trong 27 xã của huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
23
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Ngọc Quan có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi cao,
địa hình thấp dần từ Tây sang Đụng.Cú dải núi Đẫu, núi Mản, núi Ninh, nỳi
Tớch xen giữa đồi núi là những cánh đồng với diện tích nhỏ.
- Phía Đông giáp thị trấn Đoan Hùng.
- Phía Tây giỏp xó Tõy Cốc và xã Ca Đình.
- Phía Nam giỏp xó Yờn Kiện.
- Phía Bắc giỏp xó Phong Phú.
Là xã miền núi nhưng rất thuận tiện về giao thông, địa bàn xó cú quốc
lộ 70 đi qua với chiều dài 4,5km đi Yờn Bỏi, Lào Cai và các tỉnh phía Tây
của Tổ Quốc nối với quốc lộ 2 xuôi Hà Nội, ngược Tuyờn Quang.Xó cú hơn
20 km đường liên xã, liờn thụn. Đõy chớnh là điều kiện thuận lợi cho việc đi
lại, quan hệ giao lưu phát triển kinh tế của nhân dân. Đặc biệt trên địa bàn xó
cú cỏc cơ quan, đơn vị đúng trờn địa bàn như: Xưởng X78, hạt I giao thông,
công ty trách nhiệm hữu hạn Đài- Việt…
2.1.3 Văn hóa - xã hội
* Giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục ổn định và phát triển, chất lượng
giáo dục được duy trì.
* Văn hoá - thể thao - truyền hình
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, đa dạng,
phong phú cả về hình thức lẫn nội dung chào mừng các ngày lễ lớn.
Công tác truyền thanh được duy trì và phát triển đặc biệt là hệ thống loa đài
ở tại các khu dân cư được sử dụng có hiệu quả, đảm bảo truyền tải những
chương trình, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân trên
địa bàn xã như: phát trên loa truyền thanh về phòng chống bạo lực gia đình,
an toàn giao thông, sức khoẻ sinh sản…
* Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Dân số Ngọc Quan là 5913 người với 1533 hộ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
24
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiếu tiến bộ, các
chính sách về y tế được thực hiện tốt nhất là khám bệnh cho người nghèo, trẻ
dưới 6 tuổi. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố.
* Thực hiện chính sách xã hội
Việc thực hiện chính sách xã hội đối với người có công với nước, bà
mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, đối tượng chính sách
được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức. Chương trình xoá đói,
giảm nghèo được quan tâm góp phần ổn định và nõng cao đời sống của nhân
dân, tỉ lệ hộ nghèo giảm.
Tổ chức kịp thời các hoạt động từ thiện, ủng hộ người nghèo, đồng
bào lũ lụt, thiên tai, nạn nhân chất độc màu da cam, khơi dậy tinh thần tương
thân tương ái giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa phương
2.2.1 Tình hình bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa phương
* Số lượng các vụ bạo lực gia đình tăng, giảm phức tạp qua các năm
Những năm gần đây, dù đã có sự quan tâm của chính quyền địa
phương trong công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình
nhưng thực trạng đó vẫn diễn biến phức tạp, để lại hậu quả nghiêm trọng cho
gia đình và xã hội. Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra công khai mà còn tồn
tại âm thầm trong nhiều gia đình gây tổn hại nặng nề về tinh thần, thể chất,
thậm chí gây nên những cái chết thương tâm cho nhiều phụ nữ.
Trên địa bàn xã Ngọc Quan, tình hình bạo lực gia đình trong những
năm trở lại đây có sự diễn biến phức tạp, số lượng các vụ bạo lực gia đình có
sự tăng, giảm không ổn định qua các năm. Trong vòng ba năm trở lại đây
(2008 – 2010) thực trạng bạo lực gia đình nhìn chung có sự giảm dần về số
lượng các vụ bạo lực tuy nhiên sự giảm đó không được ổn định giữa các năm
và giữa các thời kì trong một năm.
GVHD: ThS. Nguyễn Thu Trang SVTH: Vũ Thị Thảo
- 5709149
25