Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tình hình hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và tình hình công tác đoàn, phong trào TTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thực tế cơ sở là hoạt động thiết thực có ý nghĩa và tầm quan trọng
rất lớn đối với mỗi học viên được đào tạo tại học viện TTN Việt Nam. Với phương
châm đào tạo của Học Viện là “ Học đi đôi với hành – Lý luận gắn liền với thực
tiễn”. Hoạt động thực tế cơ sở là dịp để mỗi học viên trải nghiệm thực tiễn cơ sở,
bước đầu vận dụng những kiến thức về lý luận chính trị và kỹ năng nghiệp vụ,
phương pháp tổ chức hoạt động Đoàn – Hội - Đội đã được thầy cô trang bị ở Học
Viện ra cọ sát với thực tiễn công tác để tích lũy, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế
phục vụ cho quá trình công tác của người cán bộ Đoàn – Thủ lĩnh của thanh niên,
người cán bộ làm công tác chính trị xã hội trong tương lai góp phần phục vụ vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc Việt Nam theo con đường chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Là một thành viên của lớp thực tế K47B thuộc đoàn thực tế của K47 được tham gia
tổ chức hoạt động thực tế cơ sở tại xã Phù Đổng- Huyện Gia Lâm -Thành Phố Hà
Nội. Từ ngày 07tháng 11 năm 2009 đến ngày 15 tháng 11 n ăm 2009 bản thân em
đã thu được những kết quả nhất định. Trong bài viết thu hoạch này em xin trình
bày những nhận thức, đánh giá của mình về tình hình hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội và tình hình công tác đoàn, phong trào TTN nơi em tổ chức hoạt
động thực tế: Tìm hiểu về sự quan tâm tạo điều kiện của đảng ủy chính quyền ở cơ
sở đối với công tác đoàn và phong trào TTN, khả năng,năng lực, sự nhận thức về
lý luận xây dựng tổ chức Đoàn – Hội – Đội, kỹ năng tổ chức hoạt động TTN của
đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội – Đội ở cơ sở. Qua đó học hỏi rút kinh nghiệm và đưa
những đề xuất kiến nghị cho các hoạt động thực tế khóa sau được tốt hơn đồng
thời đưa ra giải pháp công tác đoàn và phong trào TTN ở cơ sở. Bài thu hoạch dưới
đây của em là sự nhận thức đúng đắn, khách quan trung thực về những nội dung
mà em đã được tham gia tổ chức hoạt động thực tế dưới cơ sở. Do trình độ nhận
thức còn hạn chế, kinh nghiệm va chạm hực tiễn chưa nhiều với tinh thần cầu thị
mong muốn được học hỏi tiến bộ trưởng thành em kính mong thầy cô giáo góp ý
để bản thân em rút kinh nghiệm và sửa chữa để dần tiến bộ.Nhân thông qua bài thu
hoạch này cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành hất tới cô giáo chủ nhiệm
lớp: Ngô Thị Khánh, thầy giáo: Thạc sĩ Nguyễn Đồng Linh trưởng đoàn thực tế


cùng các thầy cô giáo trong đoàn thực tế đã giúp em hoàn thành nhiệm vụ đợt thực
tế cơ sở của khóa học 2008 – 2010. Em xin chân thành cảm ơn!
1
A – NHỮNG NHẬN THỨC, ĐÁNH GIÁ VÊ TÌNH HÌNH CHÍNH CHÍNH
TRỊ, KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI, TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN –
PHONG TRÀO TTN VÀ KẾT QUẢ THAM GIA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THỰC TẾ CỦA CÁ NHÂN Ở CƠ SỞ.
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐOÀN THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ
Ở CƠ SỞ.
1. Đặc điểm của cả Đoàn.
Đoàn hoạt động thực tế K47 gồm 122 học viên – Được phân làm 3 lớp( K47A,
K47B, K47C) do:
- Thầy giáo: Thạc sĩ Nguyễn Đồng Linh – Trưởng khoa công tác TTN làm
trưởng đoàn.
- Cô giáo : Nguyễn Thị Minh Hương – Giáo viên chủ nhiệm lớp K47A làm phó
Đoàn.
- Cô giáo: Lại Thu Hương – Giáo viên chủ nhiệm lớp K47C
- Cô giáo: Ngô Thị Khánh – Giáo viên chủ nhiệm lớp K47B
- Thầy giáo: Hoàng Minh Tuấn – Giảng viên khoa công tác TTN
Tổ chức cho học viên khóa 47 hoạt động thực tế tại xã Phù Đổng – Huyện Gia
Lâm – Thành Phố Hà Nội, từ ngày 07 tháng 11 đến ngày 15 tháng 11 năm 2009.
2. Về tập thể lớp K47B
Lớp thực tế K47B gồm 40 học viên trong đó có 15 nữ, 25 nam, do cô giáo Ngô Thị
Khánh Phụ trách chỉ đạo cho học viên tham gia hoạt động thực tế tại xã Phù Đổng
– Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội. Nội dung chương trình tổ chức hoạt động chủ yếu
đực thực hiện ở đoàn thanh niên xã Phù Đổng và trường trung học cơ sở và tiểu
học xã Phù Đổng.
2
II – NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ
HÀ NỘI.

Gia Lâm là một huyện ngoại thành ở phía đông của thành phố Hà Nội. Trước tháng
11 năm 2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là
172,9km2, dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên được thành lập thì diện
tích huyện chỉ còn là 1080,4466 với dân số 190.194 người. Có sông Hồng , sông
Đuống và Kênh Gia Thượng chảy qua. Có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm
thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu quỳ và 20 xã.
III - NHẬN THỨC VỀ XÃ PHÙ ĐỔNG
1.Nhận thức chung
Xã Phù Đổng có diện tích 1.165,5ha, với trên 3.000 hộ gia đình, trên 12000 hộ
khẩu thuộc Huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội cách trung tâm thủ đô Hà Nội
15km, là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc trên bờ đê tả Đuống.
Phía đông giáp với xã Trung Mầu và hai xã Hữu Ngạn sông Đuống là xã Lệ Chi và
Kim Sơn.
+ Phía Tây giáp với các xã: Đình Xuyên, Dương Hà.
+ Phía Nam giáp với các xã: Đặng Xá, Cổ Bi và Phường Phúc Lợi( quận Long
Biên)
+ Phía Bắc giáp với xã: Ninh Hiệp và các xã Phù Chẩn, Đại Đồng, Chí Phương
( Tỉnh Bắc Ninh)
Vùng đất nằm trên bờ sông Đuống có trên 6km sông chảy qua xã, nối liền đường
thủy với sông Hồng và nội thành, ngược là Phú Thọ, Yên Bái, xuôi về Hải Dương,
Hải Phòng. Xã có 2 bến đò là Đổng Viên và Phù Đổng. Đê sông Đuống phía tả
ngạn qua xã Phù Đổng có chiều dài 6km với kè Đổng Viên là trọng điểm chống lụt
bão hàng năm của huyện Gia Lâm.
Nhiều mạch máu giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1B chảy sát đầu
xã(thuộc thôn phù Dực),cầu phù Đổng bắc qua sông Đuống với chiều dài 1,5 km
sang địa phận xã Cổ Bi nối với quốc lộ 5.Đường tỉnh lộ 179 chạy xuyên giữa thôn
phù Đổng nối với tỉnh Hưng Yên từ Huyện Văn Giang qua sông Đuống với hai
3
huyện Từ Sơn và Yên Phong thuôc tỉnh Bắc Ninh, sang Bắc Giang với chiều dài
2,5 km.Đường liên xã dài 3km nối liên Trung Mầu,Phù Đổng,Ninh Hiệp.

Đến với Phù Đổng chúng ta còn đến với một quần thể di tích lịch sử đã được nhà
nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1975 Đền Gióng gồm có: Đền thượng, Đền
Hạ, Miếu Ban, Giá Ngự,Cố Viên, Đình Hạ Mã, Đống Đàm, Soi Bia, Chùa Kiến
Sơ, Chùa Hương Hải. Hiện nay đang được đề nghị UNESCO công nhận di sản văn
hóa thế giới phi vật thể nhân loại.Đền Thượng là nơi thờ đức Thánh Gióng một
trong Tứ Bất Tử của dân tộc việt nam được xây dựng từ thời vua Hùng Vương thứ
VI, đến đời vua Lý Công Uẩn đã được tạo dựng lại to đẹp và khang trang với tổng
diện tích là 6.600m2. Đặc biệt Đền Gióng còn có 34 sắc phong của các triều đại
phong kiến được lưu giữ cho đến ngày nay.
2. Nhận thức về tình hình chính trị của xã Phù Đổng.
Đảng bộ xã Phù Đổng có 369 đảng viên được sinh hoạt ở 10 chi bộ, trong đó có 6
chi bộ ở thôn, 3 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ của cơ quan. Đảng bộ xã Phù Đổng
có rất nhiều thành tích đặc biệt là 9 năm liền đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch
vững mạnh từ 2000 đến 2008, tuy nhiên năm 2009 cũng đang phấn đấu để 10 năm
liền đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Công tác xây dựng Đảng bộ có nhiều
chuyển biến mới, công tác chính rị tư tưởng của Đảng bộ tập trung vào việc xác
định lập trường tư tưởng vững vàng cho cán bộ Đảng viên, trong khi tình hình
quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, kiên quyết đấu tranh chống
quan liêu tham nhũng , xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp , góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô.
3.Nhận thức về tình hình phát triển kinh tế.
Phù Đổng là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, nằm ở phía bắc huyện Gia Lâm
ngoại thành Hà Nội có diện tích 1.165,5ha. Phát triển kinh tế chủ yếu làm nông
nghiệp. Bên cạnh đó là những nghề phụ được coi là mũi nhọn như vườn hoa cây
cảnh, trồng rau nuôi tằm và chăn nuôi bò sữa. Với tổng số 2.811 hộ gia đình và
12000 nhân khẩu. Địa giới hành chính được chia làm 6 thôn. Dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng chính quyền địa phương tình hình kinh tế chính trị - văn hóa xã hội
và an ninh quốc phòng luôn giữ vững ổn định và có những nét tiến bộ vượt bậc.
Đời sống nhân dân ngày một được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
4

Về phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2009. Sản xuất nông nghiệp trong đó trồng
trọt có năng suất vụ xuân năm 2009 đạt được sản lượng khá. Tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp, thủy sản đạt: 13,39 tỷ đồng, so với cùng kì tăng 5,398 tỷ đồng, so với
kế hoạch năm đạt: 66,95%. Tỷ trọng đạt: 34,25% so với kế hoạch tăng 4,58%. Về
chăn nuôi: Đàn lợn có:3600 con,giá trị ước đạt 6 tỷ đồng. Đàn gia cầm 40000 con,
giá trị ước đạt 2,5 tỷ đồng, đàn bò sinh sản, bò sữa: 1.580 con, giá trị ước đạt 10 tỷ
đồng. Giá trị ngành chăn nuôi đạt 18,5 Tỷ đồng. Thương mại dịch vụ, chế biến
nông sản thực phẩm, sản suất hoa cây cảnh ước thu 2,8 Tỷ đồng. tiểu thủ công
nghiệp, lao động thời vụ ước thu 4,4 Tỷ đồng. tổng giá trị nghành kinh tế 6 tháng
đầu năm 2009 đạt 39,09 tỷ đồng. tăng 3,0 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2008. So
với kê hoạch năm đạt 61,5 %, tốc độ tăng trưởng của địa phương đạt 8,3%. Nhìn
chung 6 tháng đầu năm của địa phương có tốc độ tăng trưởng khá. Đạt mục tiêu đề
ra.Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm là 4.342.320.689 đồng, đạt
129,3% so với doanh thu năm.
4.Nhận thức về tình hình văn hóa – xã hội trên địa bàn xã.
- Về giáo dục đào tạo.
Công tác giáo dục đào tạo được Đảng bộ và chính quyền xã rất quan tâm và tạo
điều kiện tốt nhất về con người và cơ sở vật chất cho công tác giáo dục và đào tạo
công tác xã hội hóa giáo dục được tuyên truyền,triển khai rộng khắp nhiều tổ chức
xã hội và nhân dân ủng hộ. Cụ thể là hệ thống cơ sở trường học trên địa bàn địa
phương đều được kiên cố hóa ở tất cả các cấp học, chất lượng giáo dục đạt chuẩn
quốc gia – Thực hiện có hiệu quả phương châm giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo
là: “ Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”.
- Trường mầm non có 14/15 lớp nhóm xếp loại tốt, 01 xếp loại khá.
- Trường tiểu học ( giỏi 25,65%; khá 36,57%; trung bình 36,58%; yếu 1,2%) học
sinh giỏi tăng 3,65% so với chỉ tiêu.
- Trường trung học cơ sở( giỏi 18,74%; khá 37,34%; trung bình 34,99%; yếu
8,93%)
*Về văn hóa và các chính sách xã hội
5

Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” được triển khai khá tốt từ các cơ sở thôn, xóm. Văn hóa văn
nghệ thể dục thể thao được diễn ra sôi nổi trong các đợt liên hoan, lễ tết dành được
nhiều giải cao ở cấp huyện cấp thành phố. Năm 2002, 3 vận động viên tập luyện
trong câu lạc bộ của xã dã đem lại niềm vinh dự tự hào cho quê hương và tổ quốc,
dành được 4 huy chương vàng về môn vật tại khu vực đông nam Á.
Các chính sách xã hội tiếp tục được thực hiện tốt cho mọi đối tượng, tiếp nhận và
chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng hàng tháng đầy đủ chính xác và kịp
thời. Tổ hức cho 18 đối tượng thuộc gia đình chính sách đi điều dưỡng tại trung
tâm trong 6 tháng đầu năm. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức đón và
quy tập vào nghĩa trang cho 3 liệt sĩ.
*Về tình hình quốc phòng an ninh.
-Tình hình an ninh – Quốc phòng ở xã luôn được củng cố và giữ vững, thực hiện
tốt chế độ tuần tra canh gác 24/24 giờ tại các cứ điểm trọng yếu, nồng cốt của xã,
chủ động nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời có hiệu quả các vụ việc xảy ra trên
địa bàn xã.
- 100% đoàn viên thanh niên đến tuổi đều được gọi tham gia khám tuyển nghĩa vụ
quân sự và 100% ĐVTN khi có lệnh là lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại: với điều kiện thuận lợi trên tất cả các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã phù đổng đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế,xã hội ở cơ sở trong nhiều năm liền không để sự việc nào sảy ra
làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã.Nhân dân yên tâm chăm
lo sản xuất kinh doanh,xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tình cảm hàng
xóm láng giềng ngày càng được củng cố bền chặt.quan tâm lum bọc lẫn nhau.qua
đó ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh
doanh,trong việc làm bảo trật tự an toàn xã hội,và bảo vệ môi trường ở tất cả các
đối tượng người lớn người cao tuổi,các thanh niên và cac em nhỏ. Đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện hơn.
5,Nhận thức về công tác đoàn và phong trào TTN trên địa bàn xã phù đổng.
*Đặc điểm chung về công tác đoàn và phong trào TTN xã phù đổng

6
Xã phù đổng là một xã tập trung đông đảo đoàn viên thanh niên nhưng chủ yếu là
thanh niên trên địa bàn dân cư còn một số đoàn viên thanh niên đang học ở bậc
trung cấp,Đại học,Cao đẳng cũng không đáng kể. phong trào hoạt hộng về nổi của
đoàn xã diến ra sôi nổi vào các dịp hè dịp tết và các ngày lế lớn.
Nhu cầu của thanh niên trên địa bàn dân cư là rất lớn như nhu cầu nhà ở,có việc
làm, thu nhập ổn định.Nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh được chú trọng phát
triển đáp ứng một nhu cầu việc làm cho thanh niên với các nghề như ươm trồng
cây cảnh chăn nuôi bò sữa.
-Cơ cấu Ban chấp hành xã phù đổng gồm 11 đồng chí co trình độ tốt nghiệp trung
học phổ thông trở lên,trong đó Ban thường vụ có 3 đồng chí(0,1 một Bí thư,0,1
Phó bí thư,0,1 Thường vụ),tổng số chi đoàn thi gồm có 9 chi đoàn .trong đó gồm(6
chi đoàn thôn và 3chi đoàn trường học)
Tổng số hội viên thanh niên là 2830 hội viên.
Tổng số đoàn viên của xã 176 Đoàn viên
*Các phong trào hoạt động chính của đoàn cơ sở.
Có thể nói xã phù đổng là một xã có chính trị kinh tế văn hóa xã hội rất phát triển
có nhận thức đúng đăn được vinh dự và trách nhiệm nặng nề,BCH xã phù đổng đã
chủ động xây dựng các hoạt động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở xã đoàn
kết khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị để hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được BTV luôn
quan tâm chỉ đạo tốt các chi đoàn tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện tốt phong trào “5 xung kích
– 4 đồng hành”.Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh và tham gia xây
dựng Đảng và chính quyền nhân dân luôn được ban chấp hành đoàn xã chú trọng
xây dựng các nội dung để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra.
7
Khi đoàn thực tế địa phương tìm hiểu, qua thăm dò ý kiến thâm nhập thực tế của
nhân dân và một số thanh niên và các đầu mối bí thư các chi đoàn trên địa bàn
xã thì nhận thấy thanh niên trên địa bàn có nhận thức còn hạn chế về tổ chức

đoàn nên họ không ham thích việc tham gia sinh hoạt đoàn với nhiều lý do
như: đi làm ăn xa,chi đoàn ít có những phong trào hoạt động để thu hút đoàn
viên thanh niên, tổ chức các buổi sinh hoạt không mang tính hấp dẫn, thường
đơn điệu nên đoàn viên không nhận dược sự thoải mái vui vẻ khi tham gia các
hoạt động tại địa bàn. Hiện nay hầu hết các chi đoàn trên địa bàn dân cư xã Phù
đổng chỉ có bộ máy BCH hoạt động thậm chí một số chi đoàn chỉ có đầu mối
Bí thư chi đoàn để đảm nhiệm công việc của chi đoàn.
Tóm lại: Nhu cầu thanh niên trên địa bàn xã trong mọi lĩnh vực là rất lớn. Vấn đề
đặt ra là tổ chức đoàn mà nồng cốt là đội ngũ cán bộ đoàn phải có sự tâm huyết ,có
tài năng trình độ,năng lực tổ chức hoạt động,có uy tín và đảng ủy và chính quyền
ở cơ sở quan tâm tạo điều kiện về chính sách động viên đái ngộ với các cán bộ
đoàn và tổ chưc đoàn nhằm tổ chức các hoạt động thu hút đoàn viên thanh niên để
giáo dục lí tưởng cho họ,nếu tổ chưc đoàn ở cơ sở hội tụ được các điều kiện trên
thì các thanh niên trên địa bàn xã sẽ tự tìm đến với đoàn, cộng thêm đời sống kinh
tế văn hóa xã hội đang trên đà phát triển rõ nét sẽ lôi cuốn lớp lớp thanh niên tham
gia vào các hoạt động của đoàn tích cực nhiệt tình hơn.
IV. NHẬN THỨC VỀ TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
Trường THCS xã Phù Đổng là đơn vị trường có bề dày truyền thống về chất lượng
giáo dục, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến suất sắc, nhà trường thực
hiện phương châm giáo dục là xây dựng mội trường sư phạm theo tiêu chí “ Nhà
trường thân thiện, học sinh tích cực”.
Về cơ cấu tổ chức nhà trường: Tổng số cán bộ giáo viên nhà trường là 48 cán bộ
giáo viên. Nhà trường gồm 18 lớp, 658 học sinh trong đó lớp 6 có 5 lớp, lớp 7 có 4
lớp, lớp 8 có 5 lớp, lớp 9 có 4 lớp.
V – KẾT QUẢ THAM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA CÁ NHÂN
1. Về tư tưởng chính trị và ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật
8
Có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn
thử thách ở cở sở.Chấp hành mọi nội quy quy định và sự điều động của đoàn thực
tế. Chấp hành mọi chủ trương đường lối chính trị, phát triển kinh tế xã hội chính

sách pháp luật và những quy định về phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương,
giữ vững tác phong nề nếp sinh hoạt và hoạt động tập thể đảm bảo an toàn, lịch sự
lễ độ và cầu thị để hòa nhập cùng đoàn thanh niên ở cơ sở.
2. Kết quả hoạt động.
Sau khi đến xã Phù Đổng được sự phân công của đoàn, lớp K47B được về
hoạt động tại thôn Phù Đổng III, lớp ở tại 3 nơi: Nhà văn hoá, Trạm y tế và ở trong
nhà dân địa phương.
Lớp được phân làm 3 nhóm chính hoạt động, 2 nhóm xuống trường tiểu học,
1 nhóm xuống trường THCS.
Nhóm em được phân công xuống trường THCS do em làm trưởng nhóm phụ
trách lớp 8C gồm 36 học sinh.
Trong thời gian xuống trường nhóm chúng em luôn chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy, quy chế của đoàn cũng như nội quy, quy chế của nhà trường.
Xuống trường từ thứ hai: 09/11 đến 11/11/2009, nhóm chúng em đã làm
được những công việc sau:
Buổi sáng từ 7h05 - 7h20 lên lớp ổn định trật tự hướng dẫn cho các em tự ôn
bài.
Từ 9h05 - 9h20 lên lớp dạy múa, hát chơi trò chơi, xuống sân tập thể dục
nhịp điệu cho các em.
Buổi chiều từ 13h50 - 14h05 lên lớp ổn định trật tự cho các em tự ôn bài.
9
Từ 15h35 - 15h50 lên lớp, cho các em ôn bài hát và chơi trò chơi.
Từ 16h30 - 17h00 cho các em xuống sân hướng dẫn cho các em thể dục nhịp
điệu, chơi trò chơi. Ngoài những giờ lên lớp dạy múa hát, tổ chức cho các em chơi
trò chơi, nhóm cùng với lớp chăm sóc và trồng công hoa cảnh, "Công trình măng
non" của lớp.
Học sinh trường THCS Phù Đổng đang tập thể dục nhịp điệu
Ngoài những giờ lên trường em còn tham gia lao động vệ sinh môi trường,
nạo vét kênh mương tại nhà văn hoá thôn Đổng Viên, đoạn đường thôn Phù Dực II
và thôn Phù Đổng III.

10
Lớp 47B đang nạo vét kênh mương
Đến ngày 13 tháng 11 năm 2009 đoàn thực tế phối hợp với đoàn xã Phù
Đổng tổ chức thành công đêm giao lưu văn nghệ dạ hội "Sức khoẻ Phù Đổng"
khắc phục mọi khó khăn về thời gian, cơ sở vật chất dưới sự chỉ đạo của các thầy
cô trong đoàn thực tế và lòng nhiệt tình của các học viên đã phối hợp cùng với
Đoàn xã tổ chức thành công đêm dạ hội diễn ra với không khí vui tươi sôi nổi hào
hứng thu hút được đông đảo bà con nhân dân địa phương đến xem và để lại nhiều
ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân địa phương.
Giao lưu văn nghệ K47 và Đoàn xã
Trước khi buổi dạ hội diễn ra , với lòng biết ơn tới những anh hùng liệt sĩ
trong xã Phù Đổng đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc vào lúc 19h00 đoàn đã tổ
chức thắp nến tri ân tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại xã Phù Đổng.
11
Ngoài các buổi tổ chức tham gia văn hoá văn nghệ thì bản thân em còn tham
gia vào hoạt động thể dục thể thao của đoàn, cụ thể giao lưu 2 trận bóng chuyền, 1
trận bóng đá, nhiều pha bóng bay, thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên và
bà con nhân dân đến xem và cổ vũ rất hào hứng.
Giao lưu bóng chuyền K47 với xã Phù Đổng
Ngoài những hoạt động chung của đoàn và của lớp thì địa phương còn tạo
điều kiện cho đi tham quan Đền Gióng và vào thắp hương để tưởng nhớ tới công
ơn của thần Thánh Gióng, thăm các khu di tích trong Đền Gióng, được nghe kể lại
lịch sử về Đền Gióng.
12
Khoá 47 đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Xã Phù Đổng
Đoàn thực tế vào thắp hương Đền Gióng
Hoạt động chung của đoàn tại địa phương, bản thân em còn tham gia xây
dựng lên chương trình kế hoạch cho buổi giao lưu văn nghệ của lớp K47B với chi
đoàn thôn Phù Đổng III tổ chức vào đêm 14/11/2009, thu hút được đông đảo bà
con nhân dân và đoàn viên thanh niên xem cổ vũ để lại ấn tượng khó phai đối với

địa phương.
Lớp K47B giao lưu văn nghệ với chi đoàn Phù Đổng III
Ngoài những kết quả đã đạt được thì bản thân em còn một số hạn chế khuyết
điểm như sau: chưa có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn nên còn lúng túng
trong các hoạt động phong trào. Do thời gian đi thực tế còn ít và thời gian lên lớp
với các em bị hạn chế nên không truyền đạt được những yêu cầu mà đoàn thực tế
đề ra.
13
B.NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỢT HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CƠ SỞ
VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO TTN Ở CƠ SỞ.
I – BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua thời gian được tham gia tổ chức các hoạt động thực tế về cơ sở vừa rồi, cá
nhân em đã học hỏi và đúc rút ra cho bản thân mình được rất nhiều bài học kinh
nghiệm bổ ích phục vụ cho “nghề” làm cán bộ đoàn cho cán bộ sau khi tốt nghiệp
ra trường cụ thể là.
- Đối với mỗi cá nhân phải tự rèn luyện cho mình ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần đoàn kết tập thể cao trong mọi hoạt động sinh hoạt.
- Phải có ý thức tự rèn luyện, trao dồi vững vàng những kiến thức về lý luận chính
trị, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn – hội – đội thật nhuần nhuyễn, tự tin khi thực
hiện nhiệm vụ thực tế ở cơ sở thì mới đạt được kết quả cao.
- Bản thân em phải tích cực, chủ động trong mọi hoạt động với tinh thần cầu thị,
khiêm tốn, dân vận khéo và biết cách thể hiện tài năng, nghiệm vụ của mình đúng,
đúng chỗ, đúng đối tượng để mở đường thuận lợi cho việc tiếp cận giao lưu với
cán bộ đoàn thanh niên, đội viên cũng như các cấp lãnh đạo ở địa phương cơ sở.
- Tích cực học hỏi thâm nhập cơ sở, ghi chép đầy đủ, tỷ mỉ những sự kiện, hình
ảnh mà bản thân được tham gia hoạt động và quan sát tìm hiểu được, từ đó học tập
được những thành công ở cơ sở và rút ra những hạn chế, vướng mắc thiếu sót ở cơ
sở, bổ sung vào hành trang của mình.
- Đội ngũ BCS, BCH chi đoàn phải thực sự năng động phát huy có hiệu quả

vai trò trách nhiệm và năng lực của mình trong việc xây dựng chương trình
nội dung kế hoạch hoạt động sát với điều kiện thực tế cho tập thể lớp và dân
vận khéo, tham mưu cho cơ sở về tính khả thi, tác dụng lớn của kế hoạch
chương trình, nội dung hoạt động của lớp để cơ sở hưởng ứng, tạo điều kiện
phối hợp cùng lớp thực tế tổ chức triển khai hoạt động. Xác định đúng đắn
những công việc như trên sẽ quyết định đến chất lượng, kết quả hoạt động
thực tế cho tập thể và mỗi học viên.
14
-
II – NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG
CÔNG TÁC VÀ PHONG TRÀO TTN Ở CƠ SỞ XÃ PHÙ ĐỔNG.
1. Những hạn chế.
Đội ngũ cán bộ Đoàn xã cò hạn chế về năng lực điều hành và kĩ năng,nghiệp
vụ và phương pháp tổ chức các mô hình hoạ.
Chưa thụ động thu hút thanh niên.Mặt khác chế độ chính sách cả nhà nước ở
cơ sở đối với đội ngú các bộ Đoàn chưa được quan tâm thỏa đáng so với nhiệm
vụ công việc mà họ phải đảm nhiệm (cán bộ Đoàn chỉ làm việc bằng lò
ng nhiệt huyết, yêu hoạt động Đoàn thôi chưa đủ và không thể bền vững lâu dài
được).
2. Những giải pháp chủ yếu.
- Đoàn xã cần chủ động tích cực hơn trong việc tham mưu đề xuất với Đảng
Ủy và chính quyền xã về công tác tổ chức quy hoạch đào tạo cơ cấu luân
chuyển cán bộ từ nguồn cán bộ Đoàn năng động tâm huyết với công tác
Đoàn. Đồng thời có chính sách quan tâm đãi ngộ chu đáo hơn để khuyến
khích động viên họ yên tâm cống hiến cho Đoàn nhiều hơn.
- Công tác quy hoạch cơ cấu cán bộ Đoàn phải có sự chọn cử từ cơ sở ưu tiên
những người có triển vọng, có năng lực và nhiệt tình tâm huyết, thực sự yêu
thích công tác Đoàn và các hoạt động chính trị xã hội.
- Phải có sự phối hợp tốt với tổ chức xã hội trên địa bàn xã làm công tác thanh
niên. Các phong trào tổ chức, các hoạt động phải có sự liên kết chặt chẽ với

các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các dòng họ…Để các mô
hình hoạt động của Đoàn vừa mang tính màu sắc của thanh niên vừa mang
màu sắc của quần chúng để mỗi người cùng ủng hộ Đoàn làm phong trào.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đi sâu sát với thực tế để tìm
hiểu nhu cầu nguyện vọng của Đoàn thanh niên để có phương pháp tổ chức.
- Được tham gia hoạt động thực tế em thấy bản thân mình trưởng thành lên rất
nhiều. Từ tác phong, cử chỉ đến hành động, giao tiếp rồi phương thức kĩ
15
năng tổ chức các mô hình hoạt động thanh thiếu nhi được củng cố hoàn thiện
hơn rất nhiều, tự tin hơn trong hoạt động.
- Tất cả đó là động lực thôi thúc khích lệ cá nhân em cố gắng phấn đấu rèn
luyện và tham gia hoạt động tích cực hơn nữa trong thời gian rất ngắn còn
lại của khóa học 2009-2010 dưới mái trường Học Viện TTN Việt Nam thân
yêu.
Trên đây là toàn bộ những nhận thức thu hoạch được sau hoạt động thực tế
cơ sở vừa qua.
Cuối cùng một lần nữa em xin được chân trọng gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy cô trong đoàn thực tế nói riêng và các thầy cô giáo của Học
Viên TTN Việt Nam nói chung đã tận tình trau rồi truyền đạt kiến thức cho
các em để em có đủ kiến thức về lí luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn-Hội-
Đội tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đợt hoạt động thực tế ở cơ sở
của khóa học, là hành trang tươi sáng tốt đẹp cho nghề cán bộ Đoàn của em
khi ra trường sau này.

16

×