Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết,tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697 KB, 48 trang )


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hai năm được học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh Thiếu
niờn Việt Nam. Bản thân em luôn được đón nhận những tình cảm sâu sắc, được
nghiên cứu được học hỏi và được trang bị những kiến thức lý luận, kỹ năng nghiệp
vụ công tác và các kiến thức về xã hội đú chớnh là tiền đề, niềm tin và cơ sở vững chắc
để vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.
Được học tập tại Học Viện TTN Việt Nam là trường chính trị trẻ tuổi, bản
thân em rất vinh dự và tự hào đã thực hiện được ước mơ, nguyện vọng và nhu cầu
của công tác. Đến nay thời gian học tập và nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiến ở
địa phương và viết tiểu luận tốt nghiệp đã kết thúc và hoàn thành tốt đẹp.Với tiểu
luận “Cỏc phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niờn trên địa bàn huyện Mai
Sơn, Tỉnh Sơn La”. Đây là tiểu luận có ý nghĩa thiết thực với bản thân em trong
quá trình vận dụng kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tiễn ở cơ sở. Đồng
thời có ý nghĩa sát thực với công tác đoàn kết tập hợp Thanh Niên trong giai đoạn
hiện nay và trong thời gian tới. Để có những kết quả ngày hôm nay, em xin bày tỏ
lòng biết ơn lòng sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Học Viện TTN Việt Nam.
Đặc biệt là thầy giáo Th.S Tô Thành Phát đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em
hoàn thành cuốn tiểu luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban chấp hành huyện Đoàn Mai
Sơn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ em đã cung cấp tài liệu để em hoàn thành
tốt tiểu luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết tiểu luận tốt nghiệp, Cũn nhiều
thiếu sót và hạn chế. Kính mong sự quan tâm đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô
giỏo, giỳp em hoàn thiện hơn trong cuốn tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên : Lò Văn Thức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đoàn kết tập hợp thanh niên là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam


dưới sự lãnh đạo của Đảng. bởi vì thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội . Thanh niên là lực lượng hùng hậu, giàu lòng nhiệt tình, năng động sáng
tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng ta khẳng định : “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường cách mạng
XHCN hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên , vào việc bồi dưỡng ,
rèn luyện Thanh niên. Công tác Thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố đem lại sự thành bại của cách mạng”. Thanh niên luôn nhạy cảm
với thời cuộc, tiếp thu nhanh chóng thông tin từ xã hội, khoa học kỹ thuật trong và
quốc tế, phần lớn Thanh niên là lực lượng có tiết bộ có phẩm chất chính tri lập trường
tư tưởng vững vàng, có đạo đức ,lối sống lành mạnh trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ : “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, thật vậy , nước nhà
thịnh hay suy, mạnh hay yếu phần lớn là do Thanh niờn”.
Do vậy tổ chức nào tập hợp được đông đảo Thanh niên thì tổ chức sẽ giành phần
thắng lợi trong sự nghiệp của mình. Lịch sử đã chứng minh: trong quá trình đấu tranh
giành giữ độc lập chủ quyền của đất nước để có hòa bình, hạnh phúc như ngày nay ta
phải kể công lao to lớn của toàn “Đảng toàn dân và được đánh dấu từ khi có Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời tập hợp được cao nhất tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân
tộc mà đông đảo là quần chúng Thanh niên , đã giành được những chiến thắng vĩ đại
qua các giai đoạn lịch sự như: cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến dịch Điện
Biên Phủ 07/05/1954 hay chiến thắng Mùa xuân năm 1975 giành thắng lợi thống nhất
đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, phương thức đoàn kết tập hợp Thanh niên càng trở thành
yêu cầu cấp bách. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa , đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên
nhiều lĩnh vực, nền văn hóa xã hội ngày càng được phát triển và đặc biệt là nền kinh tế
đó thoỏt tình trạng khủng hoảng kinh tế và đang trên đà phát triển. Để đạt được những
thành tựa to lớn ấy không thể không kể đến vai trò của tầng lớp Thanh niên.
Trên thực tế những năm gần đây Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức Hội LHTN
Viện Nam đã có nhiều cố gắng tìm tòi những hình thức, phương pháp để đoàn kết tập

hợp Thanh niên, tuy nhiên trên thực tế hiện nay chỉ mới thu hút được một phần Thanh
niên đến với hoạt động của tổ chức.
Phương pháp tập hợp Thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong
những năm qua đã đạt được nhiều kết quả như : Phong trào Thanh niên lập thân lập
nghiệp, xung kích tình nguyện vì cộng đồng, tình nguyện làm đường giúp đỡ bà con
nghèo huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Thanh niên nông thôn phát triển kinh tế mới góp
phần nâng cao định hướng giải quyết việc làm cho lực lượng Thanh niên thông qua
các cuộc vân động các mô hình hoạt động mà lực lượng Thanh niên tham gia vào công
tác đoàn ngày càng đông đảo hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều vấn đề tồn tại : các phương thức đoàn kết tập hợp
Thanh niên trên địa bàn huyện hoạt động hiờu quả chưa cao, dựa vào trên lý thuyết
nhiều hơn là thực tiễn, chưa triển khai sâu rộng đến các thôn xóm các chi đoàn, nội
dung tuy đẫ đỏi mới đa dạng phong phú nhưng trong quá trình thực hiện các cán bộ
cồn chưa quan tâm đúng mức , chưa làm hết tinh thần trách nhiệm của mình . Ngoài ra
thanh niên cỏc xó, phường rơi vào các tệ nạn xã hội và đi làm ăn xa do ăn chơi đua đòi
và trình độ thấp chưa định hướng được tương lai cho mình với tầm quan trọng đú tụi
quyết định chọn đề tài này làm Tiểu luận tốt nghiệp .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích
- Khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng, đoàn kết, tập hợp Thanh niên trên địa
bàn huyện.
- Đề xuất các kiến nghị với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, các ban
nghành.
2.2. Nhiệm vụ
- Tiến hành khảo sát địa bàn lấy thông tin, tìm ra thực trạng về công tác đoàn kết
tập hợp Thanh niờn trờn địa bàn Huyện.
- Rút ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả đoàn kết tập hợp
Thanh niên trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi và những mô hình đoàn kết tập hợp
Thanh niên .

- Đưa ra một số kiến nghị với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đoàn cấp
trên để nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp Thanh niên .
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tượng:
Các phương thức đoàn kết tập hợp Thanh niên của tổ chức đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh trên địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Tổ chức Đoàn cơ sở.
- Đội ngũ cán bộ đoàn trên địa bàn.
- Cán bộ Đảng, Chính quyền.
- Các Ban, nghành, đoàn thể.
- Đoàn viên Thanh niên trên địa bàn dân cư.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu “ Các phương thức đoàn kết, tập hợp Thanh
niên trên địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La”.
- Về mặt không gian: Địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.
- Về thời gian: Từ năm 2007 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tọa đàm trao đổi.
- Phương pháp tham gia các hội nghị tổng kết, nghê báo cáo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (tiếp cận trực tiếp).
Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo,kết luận thì tiểu luận bao gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Chương 2: : Tình hình thực trạng về phương thức đoàn kết, tập hợp Thanh niờn
trờn địa bàn Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết,tập
hợp thanh niên trên địa bàn huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La.

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên.
1.1. Các khái niệm cơ bản:
1.1.1. Thanh niên:
Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 tuổi đến 30 tuổi (Luật thanh
niên).
Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Thanh niên là lực lượng trẻ, là tấm gương phản ánh xã hội hiện tại và thể hiện
xu thế phát triển của tương lai.
1.1.2. Khái niệm Đoàn viên.
Đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam
tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu
nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực gương
mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc gắn bó mật thiết
với Thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
1.1.3. Khái niệm về đoàn kết tập hợp thanh niên.
Đoàn kết thanh niên là tổ chức và giáo dục thanh niên về lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Qua đó tạo sự nhất thống nhất cả về ý chí lẫn hành động vì
mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tập hợp thanh niên là quá trình liên kết thanh niên vào tổ chức Đoàn và các
tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt chính trị để giáo dục lý tưởng cho thanh
niên, đưa thanh niên vào tổ chức được tiến hành đồng thời, không tách rời nhau. Để
đoàn kết, tập hợp thanh niên phải trên cơ sở chăm lo, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính
đáng, hợp pháp của thanh niên và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
1.1.4. Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên:
Phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên là cách thức để một lực lượng xã
hội cuốn hút thanh niên, tập hợp họ lại và giáo dục họ đi theo lý tưởng mục tiêu của
mình.

Phương thức bao gồm cả nội dung và hình thức, các phương tiện, phương
pháp, biện pháp; nó cũng bao gồm cả loại hình, tỡnh hỡnh thực tiễn và xu thế quy
luật.Do đó, phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên là hết sức đa dạng và phong
phú. Vấn đề là tổng hợp lại và vận dụng lại một cách sáng tạo vào từng điều kiện
hoàn cảnh cho phù hợp với tình hình thực tế của phong trào thanh niên và công tác
Đoàn - Hội ở từng địa phương, sao cho đạt hiệu quả đoàn kết, tập hợp thanh niên
cao nhất.
1.1.5. Một số vấn đề cơ bản về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn TNCS HỒ Chí Minh là một tổ chức chớn trị-xó hội của thanh niên việt
Nam do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sỏng lập,lónh đạo và rèn luyện.
Đoàn bao gồm những thanh niên tên tiến, tự nguyện phấn đấu theo muc tiêu
lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH dân giầu nước mạnh, xã
hội công băng, dân chủ, văn minh.
Tổ chức chính trị: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ỡa thành viên của hệ thống
chính trị Việt Nam; là nhưng than niên tiên tiến phấn đấu vì mục đính lý tưởng
cộng sản của Đảng là độc lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội; là đội quân
xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong tiến trình
cách mạng.
Tổ chức xã hội: Là tổ chức tập hợp các thanh tiên tiến trong mọi thành phần
kimh tế,xó hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xuất thân được học
tập và tán thanh điều lệ Đoàn, tự nguyện sinh hoạt trong một cở Đoàn. Nhiệm vụ
của Đoàn không chỉ tham gia các hoạt động chính trị mà còn tham gia công tác xã
hội: Công tác từ thiện nhân đạo, công tác chăm sóc trẻ em hoàn cảnh khó khăn;
Phòng chống ma tuý, mại dõm…
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lờnin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng Sản Việt Nam về đoàn kết tập hợp Thanh niên:
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lờnin về công tác tập hợp đoàn kết thanh
niên.
Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lờnin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được
tập hợp lại”. Đây là một trong các luận điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lờ nin về

vai trò quần chúng trong lịch sử.
Điều đáng lưu ý là sức mạnh của quần chúng với tư cách là người sáng tạo ra
lịch sử, không thể là sức mạnh tự phát, mù quáng mà là sức mạnh tự giác có tổ chức.
chớnh vì thế V.I Lờnin đã niêu rất sớm khẩu hiệu “Hóy tổ chức lại” người cho rằng
khẩu hiệu đó “Phải được thực hiện ngay lập tức”; bởi vì “niếu chúng ta tỏ ra mạnh
dạn, có sáng kiến trong việc thành lập những tổ chức, mới thì chúng ta phải từ bỏ
những tham vọng rỗng tuếch, muốn đóng vai trò đội tiên phong”.
Do vậy Quán triệt luận điểm này, phải nắm được cốt lõi của vấn đề là quần
chúng được “Tổ chức lại” nếu không “tổ chức lại” thì sức mạnh số đông chỉ là sức
mạnh tự phát, thiếu định hướng và nếu không tổ chức lại, không được định hướng
thì số đông chưa chắc đã tạo nờn sức mạnh.
Khai thác khả năng “tự tổ chức” của quần chúng thanh niên.
Thanh niên bao giờ cũng là đối tượng quần chúng đặc thù, mang trong mình
tính đa rạng của thế hệ đang lớn lên từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi người
thanh niên tất yếu phải tham gia vào cỏc nhúm dân cư, xã hội khác nhau. tập hợp
đầu tiên mà họ gia nhập là tập hợp gia đình họ hàng. sau đó là tập hợp mang tính xã
hội đầu tiên là hệ thống giáo dục quốc dân, lao động xã hội và cuối cùng tùy thuộc
theo mức độ trưởng thành mà họ tham gia vào các tổ chức xã hội với những cấp độ
khác nhau như: hội nghề nghiệp, giới tính, Đội, Đoàn, và Đảng.
Ba hệ thống tập hợp nói trên có sắc thái khác nhau tập hợp gia đình, họ hàng
trên cơ sở huyết thống; tập hợp giáo dục – lao động trên cơ sở chức phận xã hội. Lê
nin đó khuyờn mọi cán bộ tổ chức thực tiễn rằng “Hóy mở rộng phạm vi của những
hoạt động đa dạng nhất; của những nhóm, tổ, hết sức khác nhau. để thu hút tập hợp
thanh niên vào tổ chức do Đảng Cộng Sản lãnh đạo để đảm bảo tính chất đúng đắn
của con đường mà họ đã đi”.
Đề phòng và khắc phục căn bệnh bảo thủ trong tổ chức tập hợp thanh niên. Vấn
đề này, trong tác phẩm “Nhiệm vụ mới và lực lượng mới” Lê nin đã phê phán rằng.
“Nếu chúng ta dừng lại một cách bất lực trước những giới hạn, hình thức và khuôn
khổ đã đạt tới của ban nhấp hành, cỏc nhúm, cỏc hội nghị và các tổ, thì như vậy
chúng ta mới chứng minh sự vụng về của chúng ta”. Đồng thời Lê nin cũng vạch ra

những phương hướng hành động đúng đắn cho những cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực tổ chức thực tiễn: “Điều cần thiết là phải đề ra cho mình nhiệm vụ thiết lập vào
củng cố những quan hệ trực tiếp với thật nhiều tổ chức ấy; phải giúp đỡ những tổ
chức ấy, lấy khối trí thức và kinh nghiệm của mình mà giáo dục họ, cổ vũ họ bằng
sáng kiến cách mạng của mỡnh” và nêu “những cán bộ tổ chức nào mà không làm
được như thế thì tốt hơn hết nên rút lui để cho lực lượng trẻ, mà nghị lực của lực
lượng này thì thừa để bù đắp cho cái thói thủ cựu thông thường đã được học thuộc
lũng”.
“Thúi thủ cựu đã được học thuộc lũng” mà Lê nin phê phán nói trên chính là
căn bệnh thiếu tin tưởng vào quần chúng, thiếu tin tưởng vào lực lượng trẻ; những
cán bộ này than phiền rằng “Người thì đầy dẫy mà chúng ta lại thiếu thanh niờn”.
1.2.2. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đoàn kết
thanh niên.
Đảng Cộng Sản Việt Nam kể từ khi ra đời đến nay luôn quan tâm đến nhiệm
vụ lãnh đạo công tác thanh niên; chăm lo dìu dắt, xây dựng xây dựng Đoàn thanh
niên Cộng sản, tạo điều kiện cho tổ chức thanh niên hoạt động, cổ vũ phong trào
hoạt động cách mạng của thanh niên chính trị vì lẽ đó Đảng đã cuốn hút được
tuyệt đối đại bộ phận thanh niên hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng cho
Đảng lãnh đạo. Biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã cống hiến cả sức lực, trí tuệ
và cả tuổi thanh xuân của mình, đi đầu trong mọi nhiệm vụ, góp phần to lớn vào
thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm
đến công tác tập hợp, đoàn kết đông đảo tầng lớp thanh niên xung quanh ngọn cờ
cách mạng của Đảng vì mục tiêu dành độc lập, tự do cho dân tộc , thống nhất Tổ
quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Những dấu mốc trong lịch sử việt
Nam cho ta thấy rõ điều đó. Tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam mang tên “Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, Đoàn thanh niên Cộng Sản Đông Dương
cũng do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (26/03/1931). Tiếp đó là Hội liên
hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956) và Hội sinh viên Việt Nam (9/01/1950).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lớp lớp các thế hệ thanh niên
cách mạng đã hình thành phát triển góp phần to lớn vào cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân. Các thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh với tinh thần “khụng
cú gỡ quý hơn độc lập tự do” “Đõu cần là thanh niên có việc gì khó có thanh niờn”
kế tiếp nhau kiên cường đấu tranh, anh dũng chiến đấu, lao động và cống hiến quên
mình, góp phần xứng đáng để có một nước Việt Nam như ngày hôm nay.
Phát huy tinh thần đó, ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Đảng luôn coi trọng xây dựng lực lượng thanh niên ngang tầm với thời kỳ đổi
mới, thời kỳ CNH, HĐH đất nước coi thanh niên là lực lượng đi đầu trong công
cuộc xoá nghèo nàn lạc hậu của đất nước và từng địa phương; chung sức chung lũng
cựng toàn Đảng, toàn dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội để nhân dân được
tự do, ấm no, hạnh phúc xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chính vì vậy, Đảng ta
rất chú trọng đào tạo thế hệ thanh niên biết giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, có ý chí tự lực, tự cường để xây dựng thành công sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết Hội nghị lần 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
khi bàn về công tác thanh niên đã nhấn mạnh “sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng với cộng đồng thế giới hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn
luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
nhân tố quyết định đem lại sự thành bại của cách mạng Việt Nam”.
Trong những điều kiện mới, cần phải đa dạng hóa phương thức Đoàn kết tập
hợp thanh niên.
Đảng ta đưa ra quan điểm “xõy dựng Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức làm hạt nhân nòng cốt của
thanh niên, của mặt trận rộng rãi đoàn kết tập hợp thanh nên và lực lượng kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”. Quan điểm
này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Tuy trong điều kiện mới bên cạnh những thuận lợi những thời cơ, cách

mạng nước ta cũng đứng trước những nguy cơ (tụt hậu về kinh tế, chệch hướng của
chủ nghĩa xã hội, âm mưu diễn biến hòa bình, tham nhũng, ). Do vậy, quan điểm
nêu trên mang tính nguyên tắc, có nghĩa là không thể đóng vai trò của tổ chức Đoàn
với tổ chức khác của thanh niên (Hội liên hiệp thanh niên Việt nam, Hội sinh viên
Việt Nam); mọi yêu cầu đũi tỏch Hội ra khỏi Đoàn như một tổ chức độc lập tuyệt
đối, bình đẳng với nhau về mọi phương diện là hết sức xa lạ với quan điểm của
Đảng, làm mưu toan lôi kéo thanh niên theo hướng tiêu cực phản tiến bộ.
Công tác thanh niên và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên nói riêng là nhiệm vụ
của toàn xã hội các cụ thể xã hội, gia đình và nhà trường, Đoàn thanh niên, các Hội
của thanh niên, Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân, cộng đồng dân cư đều
phải tiến hành công tác thanh niên theo vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Bằng niềm tin khoa học và thực tiễn, dựa trên nền tảng truyền thống hào hùng
của dân tộc và thực tiễn sinh động của cách mạng chúng ta có thể khẳng định rằng
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh sẽ thành công là hiện thực không xa. Lực lượng xung kích trong
sự nghiệp cách mạng đó không ai khỏc chớnh là thế hệ trẻ chúng ta hôm nay chúng
ta phải cố gắng hết sức để không phụ lòng tin yêu của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác
đoàn kết tập hợp thanh niên:
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn của dân tộc và của thời đại một trong những
di sản to lớn mà người để lại cho chúng ta là những tư tưởng về chiến lược tổ chức,
giáo dục đào tạo và phát huy vai trò to lớn của thanh niên vì sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người về vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh
niên và phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên người đã đưa ra những quan điểm
sau:
Thanh niên phải được tổ chức lại; Đoàn thanh niên Cộng sản là lực lượng tin
cậy của Đảng.
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - xít và vốn hiểu biết thực tiễn phong phú,

Hồ Chí Minh phát hiện thấy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh
cách mạng và xây dựng xã hội mới. Người hiểu tuổi trẻ tiêu biểu cho sức sống, sự
phát triển của một dân tộc, là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ, khỏe, hăng hái, nhạy
cảm với cái mới, giàu lòng ước mơ, nghị lực, sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cao đẹp.
Do vậy, thanh niên có vị trí đi đầu trong mọi lĩnh vực, trở thành động lực chủ yếu
của cách mạng.
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Phỏp” xuất bản 1925 Hồ Chí Minh
kêu gọi “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên
già nua của Người không sớm hồi sinh” có nghĩa là muốn thức tỉnh dân tộc Việt
Nam đi theo con đường cách mạng Vô Sản thì trước hết phải “Thức tỉnh” thanh
niên. giác ngộ cách mạng cho thanh niên, từ “Thức tỉnh” thanh niên để “Thức tỉnh
dân tộc”;
Hồ Chí Minh cho rằng tiềm năng của thế hệ trẻ vô cùng to lớn, nhưng để thực
hiện hóa cỏc tiềm năng đó trước hết cần tập hợp họ lại trong một tổ chức cách mạng.
người chỉ rõ hạt nhân để tập hợp, đoàn kết thanh niên, đồng thời người trực tiếp giáo
dục, vận động thanh niên phải là Đoàn thanh niên Cộng Sản.
Với sự chuẩn bị tích cực về cơ sở lý luận và tổ chức của Hồ Chí Minh và các
vị tiền bối cách mạng, chỉ sau một năm khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời,
ngày 26 tháng 3 năm 1931 Đoàn thanh niên Cộng Sản được thành lập. Về chức năng
nhiệm vụ của đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay đắc lực và
đội hậu bị tin cậy của Đảng; là người phụ trách dìu dắt cỏc chỏu thiếu niên nhi
đồng”
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Đoàn thanh niên cần quan
tâm đến cụng tỏc xây dựng Đoàn vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Người
nờu rõ “Tổ chức đoàn phải rộng hơn Đảng”. Phải được tổ chức chặt chẽ từ Trung
ương đến các cơ sở, phải chăm lo đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất và năng lực
vỡ: “Cụng việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kộm”. Đoàn muốn tập
hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên thì: “Về phần mình Đoàn phải nghiên cứu
tìm ra nhiều hình thức, biện pháp thích hợp để đoàn kết, tổ chức thanh niên một cách
rộng rãi và vững chắc. Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên điều

phải gương mẫu, phải giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái,
dũng cảm, tránh tư tưởng kiêu ngạo. công thần tự tư tự lợi, phải xung phong trong
mọi công tác, phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để
sẵn sàng trở thành người cán bộ tốt, Đảng viên tốt”. Mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn
kết rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên.
Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đoàn thanh niên Cộng Sản trong việc tổ chức
tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên. đồng thời, người chủ trương tập hợp lớp trẻ
bằng nhiều tổ chức đa dạng nhằm lôi cuốn thu hút đông đảo thanh niên thuộc nhiều
giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham gia hoạt động chính trị xã hội; thông
qua đó để thanh niên được giác ngộ, được giáo dục được cống hiến và trưởng thành,
mặt khác thông qua các tổ chức này, Đảng nắm được lực lượng thanh niên và phát
huy được vai trò thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, chống lại những âm mưu
của thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại phong trào thanh niên, đẩy thanh niên xa
rời Đảng, xa rời cách mạng, năm 1956, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Hội liên
hiệp động viên tất cả mọi tầng lớp thanh niên hăng hái tham gia phong trào tòng
quân giết giặc, đánh du kích, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Theo yêu cầu
của cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập các đơn vị thanh niên
xung phong với nhiệm vụ xung phong mọi việc bất kỳ việc khó dễ và phục vụ cho
đến kháng chiến thành công.
Tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua việc tổ chức các phong trào hành
động của cách mạng.
Người nhắc nhở Đoàn thanh niên Cộng Sản và Hội liên hiệp thanh niờn Việt
Nam: “nhiệm vụ của các bạn là phải tìm mọi cách để xây dựng một phong trào
thanh niên to lớn và mạnh mẽ”, “thanh niên có nhiều sáng kiến hay, xây dựng phong
trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi; như thế là rất tốt”.
Phong trào hành động cách mạng bao giờ cũng mang tính định hướng và nảy
sinh từ nhu cầu thực tế của cuộc sống. chính những nhu cầu này là động lực cuốn
hút quần chúng tham gia, tạo nờn sức mạnh cho phong trào và ngược lại, phong trào
là nơi đoàn kết, tập hợp, giáo dục, đào tạo, rốn luyện để quần chúng trưởng thành.
1.2.4 Cơ sở thực tiễn

* Đối với đất nước, địa phương.
Đất nước đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang
tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho qua trình phát triển của đất nước ta. Cùng
với nhân dân cả nước, tuổi trẻ Việt Nam luôn là lực lượng xung kích tiếp tục sự
nghiệp CNH, HĐH để xây dựng đất nước; bởi vì thanh niên là những người có ý
chí mạnh mẽ, thông minh, sáng tạo, quyết tõm vươn lên không chịu đúi nghốo lạc
hậu luôn tự khẳng định mình và đem hết lòng nhiệt huyết trí tuệ, sức lực của tuổi trẻ
nhanh chóng nâng cao trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hội
nhập trờn cỏc lĩnh vực để làm giàu cho chính mình và cho Tổ quốc.
Hiện nay mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên luôn được quan tâm và mở
rộng; đó cú bước phát triển mới thông qua các phong trào hành động cách mạng các
mô hình hoạt động mới để thu hút thanh niên tham gia; góp phần nâng cao vị thế của
tổ chức Đoàn thực sự ngang tầm với thời kỳ cách mạng mới, tháng 12 năm 2007 Đại
hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã tiếp tục phát động hai phong trào cách mạng của
thanh niên lên một tầm cao mới đó là phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
hai phong trào trên vừa phát huy tiềm năng mạnh mẽ của tuổi trẻ vừa góp phần
chăm lo lợi ích của thanh niên, với vai trò nòng cốt chính trị, các cấp bộ đoàn cần
đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu giữa Đoàn và Hội, tạo ra sự thống nhất cao trong
phong trào hành động của thanh niên; góp phần đoàn kết tập hợp thanh niên củng cố
xây dựng Đoàn Hội của cơ sở. Đồng thời nâng cao chất lượng chính trị cũng như
hiệu quả các phương thức vận động thanh niên trong thời kỳ mới.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thanh niên đã thể hiện rõ tính
năng động nhạy bén thích ứng nhanh với thời cơ vận hội mới; tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới đất nước không chịu nghèo đói
lạc hậu, có ý thức tự lực tự cường, chủ động chuẩn bị hành trang cho mình lập thân
lập nghiệp, đã xuất nhiều điển hình tiên tiến và tài năng trên mọi lĩnh vực đời sống.
* Đối với phong trào thanh niên, với tổ chức Đoàn - hội.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay,

công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên càng trở nên cấp bách, nhằm phát huy vai trò
lực lượng thanh niên trong giai đoạn mới, đây là cơ hội thách thức lớn để Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và hội thanh niên Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò, vị trí và
chức năng của mình. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra
nhiệm vụ hết sức nặng nề với Đoàn thanh niên. trong việc giáo dục thế hệ trẻ về
chính trị, tư tưởng văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức lối sống, đào tạo nghề và giải
quyết việc làm đáp ứng nhu cầu học tập lao động sáng tạo, hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện tốt các nhiệm vụ đối
với tổ chức Đoàn – Hội.
Đoàn kết tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn Hội là môi trường tốt nhất cho
tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia phong trào cách mạng; góp phần cổ vũ hàng triệu
thanh niên vươn lên trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và học tập. Đồng thời
tạo sự chuyển biến cơ bản trong phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên và trong
công tác xây dựng Đoàn, và xây dựng Hội lớn mạnh.
Do vậy công tác đoàn kết tập hợp thanh niên càng có ý nghĩa quan trọng và
quyết định đối với việc củng cố tổ chức Đoàn – Hội trong giai đoạn cách mạng mới.
1.2.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niờn.
Do trình độ học vấn chưa cao, nhận thức về Đoàn rất hạn chế thậm chí có
người chưa hiểu Đoàn là gỡ. Cú một số cán bộ đoàn trình độ thấp, nên thiếu kỹ năng
và phương pháp tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.Vì vậy
hoạt động Đoàn cũng lúc mạnh lúc yếu theo mùa vụ, vì Đoàn thanh niên ở nông
thôn chủ yếu làm nghề nụng, nờn đầu mùa gieo cấy thì sinh hoạt không thường
xuyên, khi hết mùa vụ họ mới tham gia sinh hoạt Đoàn cho nên khó tập trung được
tổ chức đoàn vững mạnh.Đặc biệt đại đa số thanh niên là người dân tộc thiểu số
trình độ học vân thấp.
Chương 2. Thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niờn trờn địa bàn Huyện
Mai Sơn Tỉnh Sơn La.
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Huyện Mai
Sơn Tỉnh Sơn La.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

* vị trí địa lý huyện :
Phía bắc giáp Thuận Châu, thị xã Sơn La và Mường La; Phía đông giáp với Bắc
Yên . Phía tây giáp với sụng Mó. Phía nam giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Với đương
biên giới dài 8km.
Mai Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La, nằm ở phía Tây Bắc của
Tổ quốc cách Hà Nội 300km theo đường Quốc lộ 6. Huyện Mai Sơn có một thị trấn,
21 xã,Hát Lót,Cò Nòi, Tà Hộc, Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiêng
Ban, Chiêng Mai, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Tranh, Nà ớt, Chiềng NơI,
Chiêng Dong, Chiềng Kheo, Nà Bó, và thị trấn Hát Lót.Ngày 10/10/2008 thành lập
xã Nà Bó.Địa giới tách một phần từ xã Hát Lót và xã Tà Hộc. 448 bản, bản tiểu khu
được chia thành 3 vựng; vựng quốc lộ 6, vựng lũng hồ sông Đà và vùng cao biên
giới. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 103.374 ha, trong đó ắ diện tích tự nhiên là
đồi núi dốc, hiểm trở; địa hình chia cách mạnh, tạo ra các dóy núi cao chạy về phía
Tây Bắc, các lòng chảo và cao nguyên Nà Sản… Đất sản xuất ít, diện tích đất nông
nghiệp chỉ chiếm 25% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa nước
chỉ chiếm 5%. Là huyện có Quốc lộ 6 chạy qua, nối liền Hà Nội – Hòa Bình – Sơn
La – Điện Biên, rất thuận tiện cho giao thông và phát triển thương mại, giao lưu
hàng hóa. Ngoài ra trên địa bàn huyện cũn cú sân bay Nà Sản là nơi trung chuyển
hàng hóa quan trọng, tạo điểm nhấn cho động lực phát triển kinh tế.
Về đặc điểm khí hậu mang điểm chung của khí hậu vùng Tây Bắc, nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau cộng với gió
tây khụ núng làm cho thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển
kinh tế nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Về thủy sản: Huyện Mai Sơn có hệ thống sông suối phong phú nhưng phân bố
không đồng đều. Lòng suối, khe hẹp, độ dốc lớn, mức nước so với bề mặt diện tích
đất sản xuất nông nghiệp thấp hơn 10 đến 15m gây nhiều khó khăn cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét lũ ống, hiện tượng sạt lở
đất, đất màu bị rửa trôi mạnh.
Rừng ở Mai Sơn chiếm ắ diện tích tự nhiên, là một thế mạnh của huyện, thực

vật phong phú với 69 họ và hơn 300 loài điển hình như: Thông, de de, mộc lan, sau
sau,… Động vật tìm thấy ở huyện Mai Sơn có: Sơn dương, Mèo rừng, Gấu, các loại
chim
Tổng dân số huyện Mai Sơn tính đến tháng 10/ 2010 Là 130.260 nhân khẩu,
toàn huyện có gần 37.301 người trong độ tuổi lao động, trong đó có hơn 9.000
người là đoàn viên thanh niên cư trú trên địa bàn huyện, có nhiốu dân tộc cộng cư
cùng sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu là Thái (Việt Nam). Dân tộc Thái chiếm
55,62% , người kinh 30.53%, người mông 7.42%, người Sinh Mun 3.23%, người
Khơ Mú 2.49%, người Mường 0.65%.
2.1.2. Tình hình kinh tế.
Điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng
cho bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc. Các điều kiện này bao gồm:
Thu nhập, mức sống của ngươi dân, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kĩ
thuật, hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế, sự hỗ trợ của chính
quyền và các tổ chức xã hội, các thiết chế văn hóa, phong tục tập quán của đồng
bào… Những yếu tố này sẽ quyết định việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền
thống như thế nào.
Với vị trí là huyện động lực của tỉnh, nằm trong tam giác kinh tế Sơn La –
Mường la – Mai sơn, huyện đang mở rộng phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát
triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị đơn vị diện tích, đẩy mạnh công tác
quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị cho việc nâng lên thị xã vào năm 2010.
Trong phát triển kinh tế huyện đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, phát triển
văn hóa dân tộc, coi văn hóa là nền tảng, là động lực cho sự phát triển. Việc đồng
thời vừa giữ gìn vừa phát triển văn hóa của một huyện có nhiều dân tộc cùng sinh
sống là việc khá phức tạp; làm sao vừa phát triển kinh tế vừa giữ được nét văn hóa
truyền thống của đồng bào, từ đó tạo động lực cho văn hóa phát triển tạo nền tảng
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Về lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: huyện có 12 cơ sở
sản xuất hàng mây tre đan và hàng thủ cẩm phục vụ xuất khẩu, tiếp tục quy hoạch
phát triển nhà máy xi măng, nâng cấp nhà máy đường Sơn La. Bên cạnh đó huyện

đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ , thương mại. Toàn huyện có 1742 hộ
kinh doanh, 467 hộ làm dịch vụ vận tải, 97 doanh nghiệp là các công ty cổ phần và
doanh nghiệp tư nhân. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, y tế, đường giao
thông ụtụ đến 100% số xã, 98% số bản trong huyện, 40% đường dải nhựa cấp III,
65% đường dải cấp phối, trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng kiên cố hóa.
Về nông nghiệp, lâm nghiệp: Hiện nay huyện đang nâng cao thu nhập trên
đơn vị theo hướng nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và bước đầu đã đạt được
những kết quả nhất định. Với mật độ dân cư tương đối thấp nếu so với huyện khác ở
miền xuụi.Huyện Mai Sơn hoàn toàn thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp.
Hơn nữa, chỉ số lương thực bình quân trên đầu người khá cao gần 500 kg,cùng với
việc huyện Mai Sơn là nơi chung chuyển hàng vạn tấn ngô,sắn từ các huyện khác đổ
về nên rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển chăn nuụi.Hiện nay huyện Mai Sơn
đang hình thành các trang trại nuôi tập trung như: Bò thịt chất lượng cao, lợn siêu
nạc, mô hình nuôi gà thả vườn…Về trồng trọt tổng diện tích gieo trồng của huyện
khoảng 25.000 ha, sản lượng ngô đạt 46.300 tấn, mía đạt 38.503 tấn,cỏc loại đậu đỗ
đạt 574.4 tấn, xoài nhãn đạt trên 380 tấn, na đạt 240 tấn. Về lâm nghiệp, huyện đã
hoàn thành việc giao đất giao rừng cho hộ quản lý đã hạn chế được hiện tượng đốt
nương rẫy, nâng độ che phủ của rừng lên 35%.
Về tài chính, tín dụng: hiện nay trên địa bàn huyện các hộ gia đình đã được
tiếp cận với các nguồn tài chinh thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng
quốc tế tại địa phương. Tính đến tháng 12 năm 2007 các dịch vụ tài chính và ngân
hàng đã cho 10.678 lượt hộ vay đạt số dư nợ trên 4779 tỷ đồng,trong đó vốn vay
ngân hàng chớnh sách đạt 570 tỷ đồng với lãi suất 0,65%.Hộ vay nhiều nhất là 1,2
tỷ đồng, hộ vay thấp nhất là 2 triệu đồng, 50% hộ vay phục vụ chăn nuôi, 30 hộ vay
đầu tư nhà xưởng,mở doanh nghiệp thu nhập ngô, 205 hộ vay cho đầu tư phát triển
dịch vụ.
2.1.3. Tình hình chớnh trị
Như đã nêu, huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La có 7 dân tộc anh em cùng sinh
sống, mỗi dân tộc mang một nột riờng làm đẹp thêm cho vườn hoa muôn màu.
Nhưng bên cạnh đú thờm nhiều vấn đề cần chú ý quan tâm giải quyết.

Những năm gần đây tình hình chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, xung đột, khủng hoảng, bạo loạn xảy ra triền miên. Do đó các công tác giáo
dục về chính trị và quốc phòng được Đảng bộ huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La hết sức
quan tâm, triển khai tích cực, tập trung giáo dục cho lực lượng vũ trang và nhân dân
về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Về âm mưu thủ đoạn trong chiến
lược “Diễn biến hòa bỡnh”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch…
Tiếp thu củng cố nền quốc phòng toàn dân, xõy dựng thế trận an ninh nhân
dân; các tiềm lực trong khu vực phòng thủ huyện được củng cố và tăng cường;
nhiệm vụ xây dựng huyện vững mạnh toàn diện đạt được sự chuyển biến tích cực.
Các phương án, kế hoạch tác chiến phòng thủ được xây dựng, bổ sung kịp thời, bảo
đảm sát với tình hình phát triển của huyện.
Quan tâm củng cố nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa
phương. Lực lượng dự bị được đăng kí, quản lý kịp thời và từng bước được củng cố;
lực lượng dân quân tự vệ tổ chức rộng khắp, có số lượng phù hợp và chất lượng
ngày càng cao. Công tác huấn luyện hàng năm được triển khai tích cực, công tác
tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự có nhiều cố gắng, đạt chỉ tiêu
cao.
Trong những năm vừa qua, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn luôn được giữ vững và ổn định không để xảy ra bị động, bất ngờ, luôn
nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ việc xảy ra trên
địa bàn.
Đó lãnh đạo mở nhiều đợt tấn công cao điểm truy quét tội phạm hình sự, tội
phạm ma túy. Tổ chức kiểm tra bắt giữ, xử lý hành chính vụ việc phạm pháp hình
sự, thu khối lượng lớn tài sản trả lại cho Nhà nước và nhân dân. Thực hiện chương
trình Quốc gia phòng trống ma túy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ
nhiều biện pháp tập trung giải quyờt tội phạm, ổn định về tình hình chính trị và xã
hội.
2.1.4. Tình hình Văn hóa - xã hội.
Về văn hóa xã hội, giáo dục được quan tâm đầu tư, 100% số xó cú lớp học 2
tầng kiên cố, 98% trẻ em trong độ tuổi được đi học, 100% số xã đã hoàn thành

chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, trong đó 19/22 xã hoàn thành chương
trình phổ cập THCS. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hiện
nay 100% số xó cú trạm y tế, trong đó 30% số trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia loại I.
Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, thu nhập
bình quân đầu người của 4 huyện đạt 350.000 nghìn đồng/ một tháng. Tỷ lệ hộ
nghèo của huyện là 61%, mỗi năm giảm trung bình khoảng 0,5%. Tỷ lệ hộ được
xem truyền hình đạt 72%, tỷ lệ hộ được sử dụng điện thoại đạt 100người/ 30 máy,
hộ có phương tiện xe máy đạt 66,5%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường và
thụ hưởng các ưu đãi của nhà nước về y tế đạt 100%.
2.2. Thực trạng tổ chức Đoàn và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên
trên địa bàn huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
2.2.1. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Huyện Mai Sơn từ
2007 đến 2010.
Công tác xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội đã có nhiều chuyển biến tích cực
gắn với việc triển khai chương trình “rèn luyện đoàn viờn”, tổ chức Đoàn từ huyện
đến xó đó được củng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên được nâng lên, tỷ lệ
đoàn viên xếp loại xuất sắc và khá từ 87,9% năm 2007 lên 91% năm 2008 và 95%
năm 2009,đến nay số thanh niên được tập hợp, kết nạp vào Hội liên hiệp thanh niên
Việt Nam tính đến năm 2009 là 3.689.
Công tác đào tạo cán bộ Đoàn các cấp được chú trọng hơn từ khâu lựa chọn,
đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về
chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn, Ban chấp hành Huyện Đoàn có 6 đồng chí
trong đó 4/6 đồng chí có trình độ đại học, 2/4 đồng chí có trình độ cao đẳng. Ban
chấp hành Đoàn cỏc xó, thị trấn trong thời gian qua đó cú 750 đồng chí được tập
huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, 14 đồng chí được cử đi học tại Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam và 15 đồng chí đang theo học lớp nghiệp vụ công
tác Đoàn – Hội tại tỉnh.
Công tác xây dựng tổ chức Hội viên thanh niên cũng được củng cố và phát
triển, mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên được mở rộng, công tác xây dựng tổ chức
hội liên hiệp thanh niên có bước phát triển: Năm 2007 chỉ có 3.174 thanh niên được

kết nạp, sinh hoạt tại 21 chi hội cấp xã đến năm 2009 đó cú 29 chi hội cấp xã và 7
chi hội cấp trường học, thu hút hàng ngàn thanh niên tham gia.
Huyện Đoàn cũng đã chỉ đạo thành lập được 35 đội văn nghệ tại cỏc xó, khối
cơ quan thu hút hơn 400 hội viên tham gia. Nét mới trong phong trào này là xuất
hiện của nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng đến với đồng bào cỏc xó vùng cao
khó khăn như : Phiờng Pằn, Chiềng Nơi, Phiờng Cằm, thông qua việc biểu diễn các
ca khúc cách mạng để lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước những hành động này được cấp ủy, chính quyền
các cấp đánh giá cao. Tiêu biểu cho phong trào này là: Đoàn thị trấn huyện, chi đoàn
Công an huyện, chi đoàn Ban chỉ huy Quân sự huyện.
Huyện Đoàn đã thực hiện tốt các chương trình phối hợp hoạt động với phong
trào văn hóa, trung tâm văn hóa thể thao để xây dựng và phát triển các phòng văn
hóa, trung tâm văn hóa thể thao để xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa,
văn nghệ , thể dục thể thao trong thanh thiếu niên cụ thể đã thành lập 16 câu lạc bộ
bóng chuyền, 21 câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, 21 đội đá 21 xã, thị trấn đều có câu
lạc bộ thể dục thể thao. Hàng năm đều tổ chức các giải thể thao truyền thống cấp
huyện như: giải việt dã báo tiền phong, giải cầu lông, giải bóng đá thiếu niờn…Tổ
chức tốt ngày hội văn hóa thể thao thanh niên và hội khỏe Phù Đổng cho đoàn viên
thanh niên khối trường học. Các hoạt động thể thao tạo điều kiện để tuổi trẻ rèn luyện
thể lực, trí tuệ góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bài trừ tệ nạn x
Thanh niên huyện Mai Sơn luôn là lực lượng xung kích, tiên phong đi đầu không chỉ
trong xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc mà ngay cả trong việc phát triển kinh tế.
Thanh niên là lực lượng lao động chính, với sức trẻ, khỏe vốn có thanh niên là lực
lượng to lớn trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho bản
thân, gia đình và xã hội.
2.2.1.1 Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Công tác giáo dục của huyện Đoàn Mai Sơn trong thời gian qua tập trung chủ
yếu vào công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua việc chỉ đạo có kết quả việc
học tập 6 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên, huyện Đoàn thường
xuyên tổ chức tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học

tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc X, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ 2007- 2012. Tiếp tục đẩy
mạnh công tác giáo dục đạo đức lối sống, pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, thanh
niên. Nâng cao chất lượng hoạt động cỏc nhúm “Tuyên truyền ca khúc cách mạng”,
chiếu phim tư liệu “ Hồ Chí Minh chân dung một con người”. Đặc biệt đợt sinh hoạt
chính trị “Tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi 20” và cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai trong năm 2007 đã giúp
đoàn viên, thanh niên củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và đường
lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục vẫn còn một số hạn chế như: Công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền chưa thực sự
biến thành hành động của một bộ phận thanh niên, chất lượng sinh hoạt chính trị ở
cấp chi đoàn còn yếu. Nội dung tuyên truyền phần lớn còn dàn trải chưa quan tâm
đến nhu cầu và đặc điểm đối tượng đoàn viên thanh niên là người dân tộc thiểu số.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu và yếu về trình độ, cơ sở
vật chất, thiết bị và tài liệu phục vụ cho tuyên truyền chưa đáp ứng được với yêu cầu
thực tế.
2.2.2.2.phong trào hành động của tuổi trẻ địa phương trong thời gian qua.
Với phong trào “ Với phong trào “ Thanh niên xung kớch sỏng tạo” trong phong
trào phát triển kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông
thôn mới.
Nhiều cán bộ, đoàn viên đã tích cực, mạnh dạn vay vốn, dựa vào kinh
nghiệm vốn có, nêu gương làm kinh tế điển hình như: anh Hoàng Văn Nguyễn bí
thư Đoàn xó hỏt lót ( dân tộc Thỏi) đó biết tận dụng những cái sẵn có như là hương
hoa của các loại rừng nuôi ong lấy mật, hàng năm thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
đồng chí Lò Văn Toán cán bộ Đoàn xó cũ nũi đầu tư chăn nuôi nhím, đồng chí đó
giỳp cỏc bạn đoàn viên trong xã tìm hiểu và bày cỏch nuụi nhớm giỳp thanh niên có
việc làm và có thu nhập, nhiều đoàn viên, thanh niên tự vay vốn, mua sắm các loại
máy móc để phục vụ sản xuất, chăn nuôi các mô hình sản xuất chăn nuôi cũng được

hình thành như trồng cỏ voi nuụi bũ của Ban chấp hành Đoàn xó Cũ Nũi, Đoàn xó
hỏt lút, xó Chiềng Sung, Chiềng Mung đang phát triển trồng cây cà phê, đó cú hàng
vạn đoàn viên thanh niên tham gia nhằm nâng cao sản xuất và có thu nhập để nâng
cao chất lượng cuộc sống. Mô hình trồng cây cà phê sẽ còn được mở rộng thêm
nhiều xã tới nhiều Đoàn viên thanh niên, giúp Đoàn viên thanh niên có điều kiện
chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao kiến thức và giúp họ vươn lên làm giầu lập
thân lập nghiệp. Chương trình tham mưu giúp nhau lập thân, lập nghiệp ngày càng
đa dạng hơn thông qua phong trào cần, kiệm giúp nhau về vốn, giống, thông tin
khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh tế.
2.2.3.Thực trạng công tác Đoàn kết tập hợp Thanh niờn Huyện Mai Sơn
Trong những năm qua được sự quan tâm của huyện ủy, UBND, HĐND,
huyện Mai Sơn và các cơ quan ban ngành chức năng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh huyện Mai Sơn đã nhận được và triển khai thực hiện các chương trình dự
án lớn như chương trình: “ vốn vay 120” dự án “ Trang trại thanh niờn”, cuộc vận

×