Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cái chết của tế bào thực vật theo chương trình PCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 20 trang )

1

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC




BÀI TẬP NHÓM
Học phần: Sinh sản và phát triển cá thể thực vật


Chủ đề:
CÁI CHẾT CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
THEO CHƢƠNG TRÌNH (PCD)



Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Thị Trễ 1. Nguyễn Văn Nhật
2. Mai Thùy Uyên Nhi
3. Nguyễn Thị Biên Thùy


Huế, tháng 3 năm 2015
2

Phần I: MỞ ĐẦU

Mọi cơ thể sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đều có cấu tạo từ các tế
bào. Nhờ quá trình nguyên phân, các tế bào tăng lên với cấp số nhân rồi biệt hóa


thành những mô, cơ quan…đảm nhiệm những chức năng khác nhau của cơ thể.
Mặc dù vậy, tế bào không thể nào tồn tại mãi mãi mà chúng sẽ chết đi theo nhiều
cách khác nhau. Thông thƣờng nhƣ mọi cơ thể sinh vật, các tế bào qua quá trình
nhân đôi miệt mài rồi biệt hóa sẽ dần dần già đi, ngƣời ta gọi đó là sự lão hóa và
kết thúc bởi cái chết tự nhiên của tế bào.
Tuy nhiên, không phải tế bào nào cũng già đi rồi mới chết, có những tế bào
không tuân theo quy luật đó, mà chết do bị tổn thƣơng ( hoại tử ) hay chết đi để
giúp cơ thể hoạt động hiệu quả nhất, cái chết này là hoàn toàn phù hợp. Và quá
trình này nhƣờng nhƣ đã đƣợc lập trình sẵn một cách rất logic với các chức phận
sống của mô, cơ quan, cơ thể. Sinh học hiện đại ngày nay gọi đó là tế bào thực vật
“chết theo chƣơng trình” (PCD).
Vậy quá trình này đã diễn ra nhƣ thế nào, và ý nghĩa của cái chết của các tế
bào này ra sao? Đó cũng chính là mục đích mà nhóm chúng em muốn tìm hiểu.
Với những nội dung, những vƣớng mắc đã nêu trên, nhóm đã đặt tên cho
chủ đề tìm hiểu này là “CÁI CHẾT CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT THEO CHƢƠNG
TRÌNH (PCD)”.
Trong sự hạn chế về thời gian và kiến thức, không tránh khỏi những thiếu
sót, mong quý Thầy Cô và các bạn bổ sung, góp ý để nhóm có thể thu nhận đƣợc
những kiến thức cần thiết về lĩnh vực này, xin chân thành cảm ơn!.
Nhóm sinh viên
Văn Nhật – Nhi – Biên Thùy
3

Phần II – NỘI DUNG
1. Hoại tử
1.1. Khái niệm
Hoại tử là quá trình bệnh lý làm cho các tế bào, mô, cơ quan bị tiêu diệt.
Trong đó, các tế bào chết sớm hơn chu trình sống của nó do các tác nhân bên
ngoài gây ra (nhiễm trùng, chất độc, chấn thƣơng…). Hoại tử gây hại cho tế
bào, mô, cơ quan, cơ thể và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hình 1.1. Trái cây bị hoại tử một phần
1.2. Nguyên nhân và cơ chế hoại tử
Nguyên nhân gây hoại tử là do các yếu tố bên ngoài nhƣ chấn thƣơng, nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, ung thƣ, hoặc viêm tác động lên tế bào.
Sự chấn thƣơng vật lý hay hóa học đều có thể dẫn đến phá hủy cấu trúc và
hoạt động tế bào. Màng tế bào là nơi bị thiệt hại chính và ở những nơi khác
chúng mất khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Cuối cùng những thành phần
của tế bào bị tổn thƣơng và xuất hiện hiện tƣợng viêm

sinh-to-lam-tu-trai-cay-thoi-rua-7721

/>qua-thoi-nat-thanh-sinh-to-tuoi-mat-quan-cafe-
sang.html
4

Nhƣ vậy, cái chết của tế bào do hoại tử là hoàn toàn bị động, không có sự
tham gia điều khiển của gen.
Thông thƣờng, khi các tế bào già đi và chết thì sẽ truyền những tín hiệu đến
những tế bào xung quanh để cơ thể có cơ chế loại bỏ các tế bào chết. Nhƣng
nếu là trƣờng hợp tế bào chết do hoại tử, màng tế bào, cấu trúc tế bào đã bị tổn
thƣơng nên quá trình truyền tín hiệu này không thể nào thực hiện đƣợc.
Kèm theo đó là các tế bào này còn tiết ra một số chất, độc tố ảnh hƣởng đến
các tế bào xung quanh, đặc biệt là lysosome sẽ giải phóng emzyme phá hủy
những bộ phận, những tế bào xung quanh gây ra một cái chết dây chuyền và
nhƣ thế là không có một phản ứng chống viêm nào đƣợc kích hoạt. Hậu quả là
tạo ra một đám tế bào, mô chết hoặc những mảnh vở tế bào.
Tóm lại, hoại tử là bệnh lý gây hại cho cơ thể của sinh vật, do những tổn
thƣơng bên ngoài gây ra và không có sự chi phối bởi vật chất di truyền.
2. Cái chết của tế bào theo chƣơng trình (PCD)
2.1. Khái niệm PCD

PCD - Programmed Cell Death in Plants là chết theo chƣơng trình của các tế
bào thực vật, trong chƣơng trình này sự chết đi của các tế bào đã đƣợc lập trình
trong gen, chúng chết đi hoàn toàn bình thƣờng về mặt sinh lý, nhằm loại bỏ
các tế bào không cần thiết cho cơ thể thực vật.
Nhƣ vậy, nguyên nhân của cái chết tế bào trong trƣờng hợp này là nguyên
nhân bên trong, là vật chất di truyền đã quy định quá trình này. Các tế bào chết
đi không phải chỉ do sự già nua, mà do chúng không còn cần thiết nữa trong cơ
chế vận hành sự sống của cơ thể, cái chết này không những không gây hại mà
hoàn toàn phù hợp, có lợi cho bản thân thực vật.

5

2.2. Lƣợc sử các nghiên cứu về PCD
Năm 1956, Lockshin & Williams đã đƣa ra thuật ngữ Apoptosis
.
. PCD đã là
chủ đề của ngày càng quan tâm và nghiên cứu nỗ lực. Xu hƣớng này đã đƣợc
nhấn mạnh với các giải thƣởng của năm 2002 giải Nobel Sinh lý và
Y để Sydney Brenner( United Kingdom) , H. Robert Horvitz (Mỹ) và John E.
Sulston (Vƣơng quốc Anh).
Năm 1972, James Cormack, một giáo sƣ ngôn ngữ ngƣời Hi Lạp đề nghị sử
dụng thuật ngữ “Apoptosis”.
Các nghiên cứu sau đó cho kết quả ở cơ thể động vật, ngƣời ta nhận thấy có
ba loại hình PCD đó là apoptosis (Sự chết theo lập trình), autophagy (tự thực)
và non-lyzosome PCD.
Năm 1993, Scharts, L. M. Smith, W. W. Jones, M. E. E và Osborne nghiên
cứu ở thực vật tồn tại ít nhất hai loại PCD và một trong số đó diễn ra tƣơng tự
với PCD diễn ra ở động vật.
Những nghiên cứu gần đây đã cung cấp những bằng chứng cho rằng sự lão
hóa và chết ở tế bào thực vật trong một số trƣờng hợp có sự ƣơng đồng về cơ

chế với quá trình chết theo chƣơng trình (Apoptosis) ở tế bào động vật. Khi làm
khô nhanh những tế bào thực vật, ngƣời ta nhận thấy các hình thái tƣơng tự nhƣ
những tế bào động vật chết theo chƣơng trình. Thêm vào đó, một số kiểu chết tế
bào thực vật còn kèm theo sự phân chia các ADN thƣờng.
Năm 2012, Công trình nghiên cứu về gene Programmed cell death-1, còn
gọi là gene"quy định sự chết theo chƣơng trình của tế bào", của tiến sỹ Trần
Huy Thịnh, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu RIKEN, Nhật Bản
đƣợc đăng trên tạp chí Science. PD-1 là gene có vai trò quan trọng đối với hệ
thống miễn dịch và vi khuẩn đƣờng ruột. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Thịnh
chỉ ra rằng, khi mất chức năng, gene PD-1 sẽ gây ra sự mất cân bằng đối với hệ
6

thống vi khuẩn của đƣờng tiêu hoá. Cụ thể, các vi khuẩn có ích Lactobacillus
hay Bifidobacteria không tồn tại hay giảm xuống mức rất thấp. Ngƣợc lại, các
loại vi khuẩn có hại nhƣ E. coli hay Clostridium tăng cao từ 40 đến 400 lần so
với mức bình thƣờng. Kết quả này mở ra một hƣớng đi trong y học. Dù thông
tin này về lĩnh vực động vật, tuy nhiên cũng có thể thấy rằng về cái chết của tế
bào PCD đƣợc nghiên cứu khá rộng rãi cho đến ngày nay.
2.3. Phân loại PCD
Dựa trên cơ sở hình thái học ( Van Doorm và Woltering, 2005) phân
PCD thành 3 loại là Appotosis, tự thực, chết không liên quan đến lysosome.
2.3.1. Appotosis
Apoptosis là thuật ngữ đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Kerr và cs vào năm
1972; Apoptosis is one of the main types of programmed cell death which
involves a series of biochemical events leading to specific cell morphology
characteristics and ultimately death of cApoptosis là một trong những loại chính
của tế bào chết đƣợc lập trình trong xảy ra ở các sinh vật đa bào. Là sự tự hủy
diệt tế bào chết mà không có tình trạng viêm của các mô xung quanh.
Bao gồm một loạt các sự kiện sinh hóa dẫn đến các đặc điểm hình thái cụ thể
của tế bào và sự chết cuối cùng của các tế bào đƣợc diễn ra, tế bào co rút, hạch

nhân phân mảnh, NST, ADN phân mảnh. Cụ thể hơn:

- Sự đứt gãy ADN trong nucleosome.
- Sự hình thành các bong màng nguyên
sinh chất.
- Sự phá hủy các tế bào thành các mảnh
có màng sinh chất bao quanh.
7

- Sự phân hủy các yếu tố của bộ khung tế bào, tế bào chất và nhân tế bào.
- Có sự hình thành các thể apoptosome.

Hình 2.1 PCD apoptosis
8

Tế bào chết đƣợc biết đến nhiều nhất đƣợc gọi là apoptosis. Một đặc
điểm phân biệt apoptosis là các mảnh vỡ của tế bào chết đƣợc thực bào bởi các
tế bào xung quanh mà không giải phóng ra những tế bào chất của tế bào tiền
viêm.
Tín hiệu của apoptosis:
- Kích hoạt tín hiệu từ bên trong tế bào.
- Các yếu tố thúc đẩy cái chết tế bào liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào
nhƣ: TNF-œ, Fas ligand (Fasl) 3. Các chất tƣơng tác với O
2
mà gây ra sự
nguy hiểm cho tế bào.
- Apoptosis đƣợc kích hoạt thông qua hai con đƣờng tín hiệu: Cell -
extrinsic pathway và cell - intrinsic pathway.

9


- Kích hoạt apoptosis thông qua các tác nhân bên ngoài:
Những tác nhân ngoại cảnh gây ra sự chết tế bào theo một chƣơng trình độc
lập. Khi những điều kiện bên ngoài có tác động bất lợi đến cơ thể thực vật thì
bản thân tế bào sẽ sản sinh ra những phối tử để kích hoạt quá trình apoptosis.
Cụ thể, những phối tử này sẽ kích hoạt DR4 và DR5 dẫn đến việc kích hoạt
FADD và procaspase 8 , proxaspase 10 để nhanh chóng tạo thành những tín
hiệu phứa tạp (Disc). Sau đó, procaspase 8 và procaspase 10 đƣợc tách ra để
tạo thành các caspase 8 và caspase 10. caspase 8 và caspase 10 này sẽ hoạt hóa
effector caspase 3, 6, 7 để “khơi mào” apoptosis.
Hình 2.3. Kích hoạt apoptosis thông qua các tác nhân bên ngoài:
10

2.3.2. Tự thực (Autophagy) – cái chết phụ thuộc vào lysosome:
Tự thực là một suy thoái các thành phần tế bào bởi sự hình thành các thể tự
tiêu (Yoshimori, 2004).
Tự thực là một sự suy thoái chủ yếu và hệ thống quay vòng trong các tế
bàonhân thực. Lum et all., 2005
Tự thực là một chƣơng trình nhằm loại bỏ các thành phần tế bào trƣớc cái
chết tế bào, có vai trò trong đáp ứng miễn dịch ở thực vật, đặc biệt trong việc
ngăn chặn sự lan rộng của cái chết và mầm bệnh sang các tế bào liên quan
(Greeenberg, 2005).
Sự chết tế bào đƣợc đặc trƣng bởi sự hình thành của không bào lớn đã ăn
hết những cơ quan tử làm cấu trúc, chức năng của tế bào dần không hoạt động
đƣợc nữa rồi phân hủy tế bào.
2.3.3. Chết tế bào theo chƣơng trình không phụ thuộc vào lysosome -
hoại tử:
Kiểu PCD này không liên quan đến lysosome mà liên quan đến sự
phồng lên của các cơ quan tử và sự hình thành các khoảng trống trong tế bào
chất.

Hình dạng tế bào thực vật trong các phản ứng quá nhạy cảm phù hợp với
PCD theo kiểu lysosome ( Van Doorn và Woltering, 2005).
2.4. Một số gen tham gia vào PCD
Rpml và mlo ở ngô, Acd2 ở Arabidopsis kích hoạt quá trình mẫn cảm HR.
Gen Tasselseed2 (TSD2) điều khiển cái chết của tb trong việc xác định
giới tính ở ngô.
Gen lão hóa là SAGs bao gồm SAG2, SAG7 mã hóa protease cystein ở
Arabidopsis.
Gen SENU2 và SENU3 mà hóa protease cystein ở cây cà chua.
11

3. So sánh hoại tử và PCD

Chết theo chƣơng trình
(PCD)
Hoại tử (Necrosis)
Bản chất
Là cái chết của tế bào đã đƣợc
chƣơng trình hóa và có ích cho
sự phát triển của sinh vật.
Là bệnh lý do ảnh
hƣởng bên ngoài, có hại
cho cơ thể sinh vật.
Đặc điểm
1. Đã đƣợc chƣơng trình hóa.


2. Quá trình xảy ra chủ động.



3. Tác nhân bên trong là chủ
yếu

4. Khi có các tác nhân xuất
hiện sẽ có các tín hiệu hóa học,
các phản úng bảo vệ gây chết
cục bộ tránh sự lan rộng của
các tác nhân ra xung quanh.


5. Tế bào chất và nhân co lại
hình thành các thể apoptosis,
sau đó bị thực bào hoặc giải
phóng lysosome phân hủy các
thành phần tế bào và không
1. Cái chết do tổn
thƣơng tế bào, không
đƣợc chƣơng trình hóa.
2. Qua trình xảy ra bị
động, chỉ xảy ra khi tế
bào có tổn thƣơng.
3. Tác nhân là chất
phóng xạ, nhiệt độ, chấn
thƣơng
4. Không có sự xuất
hiện của các tín hiệu hóa
học để ngăn cản cơ chế
bảo vệ, làm cho mầm
bệnh lan truyền ra xung
quanh và gây chết các tế

bào xung quanh.
5. Tế bào phồng lên,
màng tế bào thủng lỗ, có
hại đến mô xung quanh
và gây hiện tƣợng sƣng.

12

giải phóng chất độc ra các mô
xun quanh.
6. Yêu cầu hoạt động của gen .

7. Là một quá trình tự hoại của
tế bào.
8. Diễn ra chậm hơn hoại tử,
không lây lan và điều khiển
đƣợc.

9. Có lợi cho cơ thể thực vật


10. Đƣợc xem nhƣ là cái chết
tự nhiên của tế bào, mang
nhiều ý nghĩa.

11. Là hoạt động diễn ra trên
từng tế bào riêng rẻ.

12. Do sự tham gia điều khiển
của gen,vật chất di truyền.


13. Màng tế bào vẫn còn
nguyên vẹn.
14. Yêu cầu có ATP


6. Không có hoạt động
cua gen.
7. Là một trạng thái
bệnh lí.
8. Diễn ra nhanh là lây
lan sang các tế bào lân
cận, không điều khiển
đƣợc.
9. Gây hại cho cơ thể
thực vật, có thể dẫn đến
tử vong.
10. Là cái chết mang
tính bị động, gây hại,
không có ý nghĩa đối
với thực vật.
11. Hoại tử liên quan
đến nhiều tế bào, mô, cơ
quan.
12. Chỉ do ngoại cảnh
tác động làm phá hủy tế
bào.
13. Màng tế bào bị hƣ
hỏng.
14. ATP bị hủy hoại.


13


4. Ý nghĩa của PCD
4.1. Loại bỏ các tế bào có chức năng tạm thời
Ở các tế bào dây treo trong phôi thai, có tác dụng dùng để treo phôi trong
giai đoạn còn non và cũng để truyền chất dinh dƣỡng, tuy nhiên khi phôi
trƣởng thành, các tế bào dây treo này chết theo chƣơng trình đã lập định sẵn vì
lúc này nó không còn tác dụng đối với cơ thể nữa. Những tế bào này phải hy
sinh cho sự hình thành phôi chính thức.
Ví dụ: Quá trình phát triển của cây Vân sam có 2 giai đoạn rõ ràng: giai
đoạn đầu đại diện bằng sự tăng nhanh khối lƣợng các mầm phôi
(broembryogenic-PEMs). Giai đoạn thứ 2 bao gồm sự phát triển của phôi
sinh dƣỡng, phần mà đƣợc phát sinh từ PEMs và đƣợc tiến hành thông qua
một chuỗi các giai đoạn đƣợc mô tả nhƣ những bản sao hợp tử của chúng.
4.2. Loại bỏ các tế bào không cần thiết, tiết kiệm năng lƣợng
Những tế bào chóp rễ bảo vệ các mô phân sinh đỉnh trong quá trình
nảy mầm và sinh trƣởng của hạt. Các chóp
rễ đƣợc hình thành từ những tế bào ban
đầu trong mô phân sinh, liên tục đƣợc thế
chỗ và di chuyển đến vùng ngoại vi vởi
các tế bào mới. Do vậy, sau vài ngày các
tế bào ngoại vi bị chết. Sự chết của tế bào
này là một phần bình thƣờng của sự phát
triển chứ không phải là một hệ quả của sự
mài mòn trong quá trình thâm nhập đất.

 Biểu hiện về mặt sinh lí và hình thái học:
- ADN trong tế bào chết của chó rễ hành trở nên cô đặc lại.

14

- Các thí nghiệm TUNEL cho thấy sự tích tụ của các nhóm 3’-OH
trong ADN
Những tế bào chóp rễ chết bởi PCD có vai trò quan trọng trong quá
trình sinh trƣởng.
 Trong những cơ quan sinh sản:
Cái chết tế bào đã đƣợc quan sát xảy ra trong nhiều giai đoạn sinh sản
của thực vật:
- Trong ngô xác định giới tính liên quan đến việc giết chết chọn lọc
của mầm sinh sản cái để có các cấu trúc hoa đực. Gen Tasselseed2 là cần thiết
cho tế bào chết trong quá trình xác định giời tính.
- Việc giết chết mầm sinh sản đực để có hình thành hoa cái.

- PCD cũng xảy ra trong các mô dẫn truyền qua đó ống phấn hoa phát
triển.
15


- Tế bào chết cũng xảy ra trong quá trình phát triển cơ quan sinh sản ở
thực vật. Trong Tapetum(tầng nuôi dƣỡng mô bao phấn), các lớp tế bào bao
quanh các hạt phấn hoa phát triển trong bao phấn.
- Trong mỗi noãn một lần giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội, 3 trong số
đó thoái hóa, phần còn lại để sản xuất trứng và liên kết các tế bào của túi phôi
 Cũng nhờ loại bỏ những tế bào không cần thiết nhƣ vậy mà giúp cơ
thể thực vật đảm nhiệm đƣợc những hoạt động sống phù hợp và đồng
thời tiết kiệm đƣợc năng lƣợng cho các hoạt động sống cơ thể.

4.3. Ý nghĩa về sự chuyên hóa, thích nghi
Ở thực vật đất ngập nƣớc, ta thấy trong cơ the có rất nhiều mô khí,

những mô khí này cũng đƣợc hình thành nhờ sự chết tế bào. Trong môi
trƣờng thiếu O
2
này, tế bào sẽ sản sinh ra nhiều H
2
0
2
, chất này là tín hiệu
kích hoạt cho PCD để tạo thành những mô khí (đã chết) để làm nhiệm vụ
dự trữ và trao đổi khí để thích nghi với môi trƣờng.

\





Sự chết của tế bào biểu theo lập trình (PCD) bì
trong cây lúa là gây ra bởi ethylen
16

Cái chết của tế bào có thể xảy ra trong vỏ rễ hay thân cây để phản ứng
lại với sự ngập úng và sự thiếu hụt oxy. Các mô hình thành đƣợc gọi là mô
thông khí và những khoảng trống chứa khí đƣợc tạo nên bởi các tế bào chết
tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển O
2
đƣợc hiệu quả hơn từ những cơ
quan trên không đến những vùng thân, rễ bị ngập úng
Những tế bào sau khi chết đi sẽ không những không còn ích lợi gì đối
với đời sống của cây mà ngƣợc lại, sự chết tế bào lại là bƣớc chuyên môn

hóa cho một vài loại tế bào nhƣ ở tế bào xylem tạo bần sau khi chết.
Một số các tế bào dƣ thừa cũng sẽ bị loại bỏ để cơ thể thực vật có thể
tồn tại, thích nghi với môi trƣờng sống.

4.4. Ý nghĩa giúp loại bỏ mầm bệnh, bảo vệ trong cơ thể sinh vật
Cơ chế PCD giúp các cơ thể nhận biết và loại bỏ, tránh lây lan mầm
bệnh sang những tế bào lân cận, bảo vệ cho sự sống của thực vật.


17

4.5. Ý nghĩa về mặt tiến hóa

Hình vẽ trên thể hiện qua quá trình tiến hóa, PCD đã chọn lọc nhƣng
hình thái, những đặc điểm cần thiết, từ đó mà tạo ra đƣợc nhiều dạng đặc
điểm khác nhau của cơ thể thực vật.
 Xét về hình dạng lá: lá đã có nhiều dạng khác nhau nhƣ lá hình thuôn,
hình mũi mác, hình tim, xẻ thùy và chia thùy, lá răng cƣa hay không có
răng cƣa. Kết quả của PCD chính là những chiếc lá đa dạng về hình thù.
Việc tạo nên những hình thù khác nhau của lá không chỉ làm phong phú
hình dạng của chúng mà ẩn chứa bên trong là một sự tiến hóa, - Hiện tƣợng
chết trong sự phân thùy lá để hình thành nên lá kép thể hiện tính ƣu việt, vì
nó giúp tăng diện tích bề mặt lá, có ý nghía trong quá trình quang hợp.
18

 Trong việc xác định giới tính: Do có PCD từ hoa lƣỡng tính có thể hình
thành nên hoa đơn tính, có ý nghĩa về mặt tiến hóa là tạo ra sự phong phú
cho sự thụ phấn, giúp cây thích nghi với nhiều kiểu thụ phấn.
 Giúp ngăn ngừa giao phối cận huyết:
PCD trong phấn hoa ngăn ngừa giao phối cận huyết. Mô truyền đạt tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ống phấn xuyên qua vòi nhụy. Một
trong những vai trò của đầu nhụy và vòi nhụy là phân biệt những hạt phấn
thích hợp và không thích hợp, dẫn đến sự ngăn cản sự phát triển của cá loài
khác nhau và trong một số trƣờng hợp ngăn cản phấn hoa cùng loài. Sự
ngăn cản của qua trình tự thụ phấn, một điều kiện đƣợc biết đến nhƣ là tính
tự tƣơng khắc đƣợc tiến hóa để ngăn ngừa những hiệu ứng độc hại của sự
nội phối (Newbiginin và CS,1993.,Nasrallah và CS,1994., Dodss và
CS,1996) nghiên cứu trên cây ngô đã làm sáng tỏ điều này. Cả cơ chế của
thể bào tử và thể giao tử cũng đƣợc mô tả cho sự điều khiển của kiểu hình
tự tƣơng khắc.
Sự chết của những ống phấn không tƣơng thích nhằm bảo vệ chính nó
khỏi những nhân tố gây chết bên ngoài ( Martic,1993).
- Theo quan điểm tiến hóa, chƣơng trình hóa già phân tử ADN là một
điều hợp lí vì đó là cách duy nhất để “loại bỏ” những gen lão hóa, đảm bảo
cho thế hệ sau có điều kiện sống tốt hơn. Có lẽ sự loại bỏ quá trình hóa già
không có ý nghĩa trong việc tồn tại mà đôi khi còn gây hại cho thế hệ sau vì
cạnh tranh về thức ăn, không gian và những nguồn lợi khác. Ngoài ra, sự
lão hóa và chết xúc tiến nhanh sự tiến hóa vì số thế hệ tăng nhanh hơn, do
đó làm tăng nguồn biến dị vật liệu di truyền nhiều hơn, giúp cho sinh vật
thích nghi hơn với môi trƣờng.
19

Phần III – KẾT LUẬN

Qua bài tìm hiểu về chủ đề “CÁI CHẾT CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
THEO CHƢƠNG TRÌNH (PCD) nhóm thu nhận đƣợc những kết luận sau:
- PCD là một vấn đề lớn đã và đang đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu.
- So với sự hoại tử gây hại thì PCD có nhiều nét khác biệt tích cực, đảm
bảo cho sự sống của cơ thể thực vật, và những cái chết của tế bào là

hoàn toàn phù hợp, rất cần thiết cho cơ thể thực vật.
- Quá trình chết theo chƣơng trình này rất phức tạp, gồm nhiều quá trình
bên trong tế bào dƣới sự tác động của gen và nhiều yếu tố khác.
- PCD có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể thực vật, chung quy lại là
đảm bảo cho sự sống hiệu quả, tối ƣu nhất đồng thời tạo nên sự thích
nghi cao độ đối với môi trƣờng, và thông qua PCD cũng hình thành nên
nhiều đặc điểm tiến hóa, góp phần làm đa dạng thế giới sinh vật.
- Ngoài ra, ngày nay con ngƣời cũng đã ứng dụng việc nghiên cứu về
PCD để điều trị bệnh, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể….Quả thật
PCD không những không có hại nhƣ hoại tử mà còn mang lại nhiều tác
dụng ƣu việt.

Trong phạm vi tìm hiểu trong bài tập này, nhóm chƣa có đủ điều kiện
để tìm hiểu sâu hơn về kiến thức, mong Cô cùng các bạn góp ý để bài
tập này đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng em xin cám ơn!

Nhóm sinh viên
Văn Nhật – Nhi – Biên Thùy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3. />gioi-dang-nghiencuucua-nguoi-viet.aspx
4. />cell-death-in-plants-by-shivanand-b-koppad
5. PROGRAMMED CELL DEATH IN PLANT-PATHOGEN
INTERACTIONS Jean T. Greenberg

6. Programmed cell death in plants Narcin Palavan-Unsal*, Elif-Damla
Buyuktuncer and Mehmet Ali Tufekci
7. Programmed Cell Death in Plants: New Insights into Redox
Regulation and the Role of Hydrogen Peroxide Ilya Gadjev,1,* Julie
M. Stone,† and Tsanko S. Gechev*
8. Senescence and programmed cell death in plants: polyamine action
mediated by transglutaminase

×