Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.27 KB, 48 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.



KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SINH


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


(CẤP TRƯỜNG)



Thực hiện tiêu bản về sự sinh sản của tế bào
thực vật






Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THỊ NGỌC THANH
Cộng tác viên: PHAN THỊ KIM NGÂN




-2002-







1

Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc học thực hành trong quá trình học
môn sinh vật – môn khoa học thực nghiệm – Phần thực hành sẽ làm sáng tỏ cho
nội dung của phần lý thuyết, nên học sinh vật không thể thiếu thực hành được.
Việc học thực hành còn có vai trò quan trọng hơn nữa; bởi ta đào tạo giáo viên
cấp II; nên nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học thực hành cho sinh viên
là góp phần tích cực trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai có trình độ và
năng lực giảng dạy tốt. Vì thế, trong quá trình giảng dạy môn sinh vật, chúng tôi
đã nổ lực tìm các biêïn pháp nhằm giảng dạy có chất lượng hơn về mặt thực hành.
Trong những năm qua, tình hình học sinh thực hành bộ môn sinh ở trường
ta còn nhiều khó khăn, cụ thể như khi học về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật,
chúng ta chỉ giảng dạy phần lý thuyết và hằng năm phải đưa sinh viên đi học
phần thực hành tại các trường đại học khác: Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, và nếu không có điều kiện đi học thì việc học thực hành cho
phần này xem như gác lại, nên việc học chưa được chủ động, lại mất nhiều thời
gian và công sức mà hiệu quả việc học chưa cao. Do đó việc thực hiện tiêu bản
tạm thời và cố đònh về sự sinh sản của tế bào và thực vật là một trong những nội
dung mà chúng tôi vẫn hằng quan tâm trong quá trình giảng dạy.
Phòng thí nghiệm của trường Đại học An Giang chưa có tiêu bản cố đònh
về sự sinh sản của tế bào thực vật và cũng chưa hướng dẫn sinh viên thực hiện
tiêu bản tạm thời để học trong giờ thực hành cho loại bài này. Đây là một khiếm

khuyết lớn trong quá trình đào tạo theo yêu cầu chương trình mà Bộ đã ban hành.
Việc tổ chức cho sinh viên học thực hành tại phòng thí nghiệm luôn đem
lại hiệu quả cao cho quá trình đào tạo. Hình ảnh thật sẽ giúp cho sinh viên khắc
sâu kiến thức, hiểu rõ hơn về giới tự nhiên, đem lại sự hứng thú trong học tập,
giúp họ tự tin hơn với kiến thức mà họ có được.
Đề tài này sẽ góp phần tích cực cho việc học tập của sinh viên Cao đẳng
sư phạm cũng như sinh viên Đại học sư phạm ngành sinh học. Chúng tôi cho rằng
đây là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng trong nhà trường hiện nay.
2.
Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài:
2.1. Mục tiêu:
-Thực hiện tiêu bản tạm thời về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật.

2
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
-Thực hiện tiêu bản cố đònh về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật.
2.2. Nhiệm vụ:
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài:
-Tế bào – nhân tế bào – nhiễm sắc thể và sự phân chia tế bào.
-Các qui trình thực hiện tiêu bản tạm thời và tiêu bản cố đònh.
-Lựa chọn phương pháp tối ưu để thực hiện đề tài.
2.3. Giới hạn:
-Đề tài không đi sâu nghiên cứu hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể
trong quá trình phân bào.
-Thực hiện tiêu bản về các giai đoạn phân bào, dùng để quan sát dưới
kính hiển vi quang học với vật kính có số bội giác X10 và X40.
3.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
-Tiến trình nguyên phân thực hiện trên tế bào mô phân sinh của thực vật.

-Tiến trình giảm phân thực hiện trên nụ hoa của thực vật.
3.2. Phương pháp:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
-Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
-Phương pháp quan sát và so sánh.
-Phương pháp thực hành thí nghiệm.
4.
Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài này đã được nhiều trường đại học thực hiện, nhưng hầu hết các
trường CĐSP chưa thực hiện được, tại trường ta từ trước đến nay do điều kiện và
hoàn cảnh nên cũng chưa thực hiện được bài học thực hành này. Khi làm đề tài
này chúng tôi không có tham vọng tìm ra một quy trình mới mà chỉ mong góp
một phần nhỏ vào việc phục vụ cho sự học tập của học sinh và sinh viên trong
tỉnh nhà.

3
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Mặc dù tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên không có phần hướng
dẫn cụ thể cho đề tài này mà chỉ có phần hướng dẫn quy trình chung, chúng tôi
phải từng bước dò lại quy trình để cuối cùng tìm ra cách thực hiện quy trình cho
phù hợp với đề tài nghiên cứu.
5.
Các giá trò thực tế của đề tài:
-Tiêu bản được sử dụng cho sinh viên CĐSP cũng như sinh viên ĐHSP
trong giờ thực hành môn di truyền học.
-Cung cấp đồ dùng học tập cho giáo viên PTCS và PTTH.




















4
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.Tế bào:
Cơ thể thực vật cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào khác điều được cấu
tạo bởi những đơn vò cơ bản giống nhau gọi là tế bào. Vì tế bào không thấy được
bằng mắt thường nên những hiểu biết về tế bào tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
của kính hiển vi. Hiện nay với kính hiển vi điêïn tử người ta quan sát được ở mức
siêu cơ cấu của rất nhiều cấu tử hiện diện trong tế bào.
Học thuyết tế bào (Cell theory) tức quan niệm cho rằng tất cả các sinh vật
được cấu tạo từ các tế bào do nhà thực vật học J.Schleiden công bố vào năm 1838
và nhà động vật học T.Schwann công bố năm 1839 ở Đức, đến năm 1858, quan
điểm trên được hoàn chỉnh thêm do một bác só người Đức R.Virchov: Tất cả các
tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế

bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh .
Năm1862, nhà bác học Pháp L.Pasteur chứng minh chắc chắn rằng sự
sống không tự ngẫu sinh.
Ngày nay, học thuyết tế bào hiện đại khẳng đònh rằng: “Tất cả các sinh vật đều
cấu tạo nên từ tế bào, và các sản phẩm của tế bào, những tế bào mới được tạo
nên từ sự phân chia của những tế bào trước nó, có sự giống nhau cơ bản về thành
phần hoá học và các hoạt tính về trao đổi chất giữa các loại tế bào và hoạt động
của cơ thể là sự tích hợp hoạt tính của các đơn vò tế bào độc lập”.
Có những cơ thể sinh vật nói chung và cơ thể thực vật nói riêng chỉ có một
tế bào, mọi quá trình hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, đồng hoá, sinh
sản,… đều do bản thân tế bào đó đảm nhiệm. Nó là đơn vò độc lập, còn tuyệt đại
đa số trường hợp cơ thể thực vật cấu tạo từ nhiều tế bào.
2.
Nhân tế bào:
Nhân là một trong những thành phần quan trọng của tế bào. Đó là trung
tâm của các quá trình sinh học, điều khiểm mọi hoạt động sống của tế bào. Đặc
biệt trong quá trình phân chia tế bào.
Thường trong mỗi tế bào chỉ có một nhân. Tuy nhiên cũng có những
trường hợp:

5
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
-Các tế bào nhỏ bé ở mức tiến hoá thấp như của vi khuẩn, Tảo lam
không có nhân. Nói cách khác, chất nhân không tập trung thành nhân mà khuếch
tán trong chất tế bào, gọi là tế bào tiền nhân và những sinh vật này gọi là sinh vật
tiền nhân (Prokaryotae).
-Ở tảo Vaucheria, nấm mốc và các loại nấm túi tế bào có nhiều nhân.
Thông thường mỗi tế bào có một nhân. Các tế bào có nhân hình thành rõ
ràng được gọi là tế bào nhân thực. Các tế bào nhân thực có ở các sinh vật nhân
thực (Eukaryotae).

Nhân tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường
nó có hình cầu, hình bầu dục, nhưng cũng có khi ở các tế bào dài và hẹp nhân
kéo dài ra, hoặc ở các tế bào già thì nhân dẹt lại có hình dóa. Kích thước trung
bình của nhân từ 5 đến 50µ. Trong tế bào non, nhân thường nằm ở giữa, còn trong
tế bào già nhân thường bò dồn ra sát màng tế bào.
Nhân ở trạng thái nghỉ, không phân chia gồm các phần sau đây:
-Màng nhân: bao quanh nhân, có tính chất tạm thời biến mất khi nhân
phân chia.
-Chất nhân: chiếm gần hết phần ở phía trong màng nhân gồm dòch nhân
và chất nhiễm sắc (dễ bắt màu khi nhuộm).
-Một vài nhân con (hay còn gọi là hạch nhân) hình cầu ,chiết quang hơn
chất nhân .
3.Nhiễm sắc thể:
3.1 Hình thái nhiễm sắc thể:
Khi nhuộm tế bào đang phân chia bằng một màu base, có thể nhìn thấy
dưới kính hiển vi thường các cấu trúc hình que nhuộm màu đậm, nên được gọi là
nhiễm sắc thể (chromosome = chromo màu + some - thể, có nghóa thể nhuộm
màu). Mỗi nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng, rõ nhất ở kỳ giữa (metaphase)
của nguyên phân . Tâm động (centromere) là điểm thắt eo chia nhiễm sắc thể
thành hai vai với chiều dài khác nhau .Theo quy tắc chung, vai ngắn hơn được gọi
là vai p và vai q dài hơn. Dựa vào vò trí tâm động, có thể phân biệt hình thái các
nhiễm sắc thể: tâm giữa (metacentric). Khi hai vai bằng nhau, tâm đầu
(acrocentric) khi hai vai không bằng nhau và tâm mút (telocentric) khi tâm động
nằm gần cuối (hình sơ đồ các kiểu nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và kỳ sau). Trên
nhiễm sắc thể có thể thấy các vệt đậm hơn, gọi là chromomere (vệt nhiễm sắc).

6
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Ở các tế bào dinh dưỡng (soma) mỗi nhiểm sắc thể có một cặp giống về
hình thái, được gọi là các nhiễm sắc thể tương đồng (homologous) trong đó một

chiếc là của mẹ và một chiếc là của cha. Bộ nhiễm sắc thể có cặp gọi là lưỡng
bội (2n) và đơn bội (n) khi mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một chiếc, gặp ở tế bào giao
tử.

Ngoài ra, ở nhiều động vật có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở một
cặp nhiễm sắc thể giới tính (Sexual).
Tất cả các tế bào của một loài nói chung có số lượng nhiễm sắc thể cố
đònh đặc trưng cho loài đó. Ví dụ tế bào ở cây bắp có 20 nhiễm sắc thể, ở ruồi
giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở người có 46 nhiễm sắc thể.
3.2. Chất nhiễm sắc và dò nhiễm sắc:
Vào những năm 1930, khi quan sát bằng kính hiển vi quang học ở kỳ
trung gian nhận thấy trên nhiễm sắc thể có vùng nhuộm màu đậm được gọi là
chất dò nhiễm sắc (heterochromatine), phân biệt với phần còn lại nhuộm màu
nhạt là chất nguyên nhiễm sắc (euchromatine). Chất nguyên nhiễm sắc là chất
nhiễm sắc (chromatine) ở trạng thái dãn xoắn, còn chất dò nhiễm sắc là biểu hiện
dạng cuộn xoắn cao.

7
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
AND của chất nguyên nhiễm sắc ở trạng thái hoạt động, còn ở chất dò
nhiễm sắc thì AND không phiên mã được và thường sao chép muộn hơn.
4.
Chu trình tế bào và sự phân bào ở Eukaryotae:
Phân chia tế bào là đặc tính căn bản của tất cả sinh vật. Sự sinh sản vô
tính và tăng trưởng của các mô cơ thể nhờ nguyên phân (Mitose) là kiểu phân
bào tạo ra các tế bào con có kiểu gen giống y như tế bào mẹ. Sinh sản hữu tính
nhờ giảm phân là kiểu phân bào tạo các tế bào sinh dục hay giao tử có số nhiễm
sắc thể giảm một nữa với kiểu gen đa dạng.
4.1. Chu trình tế bào (cell cycle):
Các tế bào của sinh vật Eukaryotae trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau

và kết thúc bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới. Toàn bộ quá trình từ tế bào đến
tế bào thế hệ kế tiếp được gọi là chu trình tế bào, gồm 4 giai đoạn: M, G
1
, S, và
G
2
. Sự phân chia tế bào chỉ chiếm một phần của chu trình tế bào (Hình sơ đồ chu
trình tế bào).

-M (Mitosis) là giai đoạn nguyên phân.
-G
1
(Growthe) kéo dài từ sau khi tế bào phân chia đến bắt đầu sao chép
vật chất di truyền. Sự tích luỹ vật chất nội bào đến một lúc nào đó đạt điểm tới
hạn (restriction site) thì tế bào bắt đầu tổng hợp AND.
-S (Synthesis) là giai đoạn tổng hợp AND. Cuối giai đoạn này số lượng
AND tăng gấp đôi và chuyển sang G
2
.
-G
2
là giai đoạn được nối tiếp sau S đến bắt đầu phân chia tế bào.
Trong suốt giai đoạn này, số lượng ADN gấp đôi cho đến khi tế bào phân chia.
Khoảng thời gian gồm G
1
, S và G
2
tế bào không phân chia và được gọi
chung là kỳ trung gian (interphase). Chính ở kỳ trung gian này, tế bào thực hiện


8
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
các hoạt động sống chủ yếu khác và sao chép bộ máy di truyền.
Có hai thời kỳ chính trong một chu trình tế bào: thời kỳ trung gian và thời
kỳ phân chi. Thời kỳ phân chia gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phân chia nhân
(Mitosis) và giai đoạn phân chia tế bào chất (cytokinensis). Thời gian cần thiết
cho mỗi giai đoạn khác nhau rất nhiều tuỳ theo loại tế bào. Tuy nhiên, kỳ trung
gian thường chiếm phần lớn thời gian của một chu trình tế bào.
4.2. Sự phân bào nguyên phân (Mitosis):
Mitosis là kiểu di truyền cơ bản giống nhau ở tất cả tế bào sinh dưỡng. Cơ
chế mitosis là bộ nhiễm sắc thể được ổn đònh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tìm
hiểu mitosis là tìm hiểu sự phân chia nhân và nhất là nhiễm sắc thể hoạt động
diễn tiến như thế nào.
Nội dung mitosis đơn giản: mỗi nhiễm sắc thể tự tái bản, nhân đôi và khi
phân bào chúng tách đôi đi về mỗi cực tế bào. Kết quả hình thành hai tế bào con
giống nhau về số lượng và chất lượng các phân tử ADN của nhân.
Mitosis là một tiến trình liên tục gồm các giai đoạn cơ bản như sau:
Prophase, metaphase, anaphase và telophase; interphase là giai đoạn giữa hai
lần phân bào liên tiếp, nghóa là giữa cuối telophase và đầu prophase kế tiếp.
-Interphase :
Trong giai đoạn này ADN tái bản, đây là lúc tế bào hoạt động nhất. Hiện
diện một hay nhiều hạch nhân. Nhân dạng khối, màng nhân rỏ rệt, nội dung bên
trong đều đặn đó là nhiễm sắc chất, không phân biệt được chi tiết nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi quang học.
-Prophase:
Nhiễm sắc thể chất trong nhân dần dần rõ dạng. Vào prophase sớm, có
dạng chấm nhuyễn mòn đều, sau là chấm sậm hoặc dấu phẩy, sợi dày tương ứng
nhiễm sắc thể. Mỗi nhiểm sắc thể gồm hai thành phần gọi là nhiễm sắc tử
(chromatid) gắn vào nhau ở vùng đặc biệt là tâm động. Vò trí tâm động rõ vào
cuối prophase, nhiễm sắc thể tương đối xoắn nhiều: quan sát nhân còn dạng tròn,

hạch nhân mờ dần.
-Metphase:

9
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Có sự hình thành thoi vô sắc, tâm động của mỗi nhiểm sắc thể đôi gắn với
thoi vô sắc và xếp ở mặt phẳng giữa tế bào gọi là mặt phẳng xích đạo, nhiễm sắc
thể ở trạng thái cực xoắn có hình thái đặc trưng nhờ vò trí eo thắt.
-Anaphase:
Giai đoạn này bắt đầu lúc tâm động tách đôi. Hai nhiễm sắc tử của mỗi
nhiễm sắc thể hoàn toàn tách rời hẳn nhau và mỗi nhiễm sắc tử là một nhiễm sắc
thể. Các nhiễm sắc thể con trượt trên thoi di chuyển về một trong hai cực. Như
vậy mỗi cực có đúng số nhiễm sắc thể mà tế bào có. Thoi vô sắc biến mất.
-Telophase:
Khi hai bộ nhiễm sắc thể về đến hai cực chúng được bao bằng một màng
nhân mới. Sau đó các nhiễm sắc thể bắt đầu tháo xoắn và trở lại hình dạng như
kỳ trung gian, hạch nhân cũng từ từ xuất hiện trở lại.
Ở tế bào thực vật bậc cao,sau khi phân chia nhân tế bào chất phân chia
bằng cách hình thành một màng đặc biệt gọi là đóa tế bào( cell plate) bằng chất
pectin. Đóa tế bào ban đầu được hình thành ở trung tâm của tế bào chất và từ từ
lan ra cho đến khi chạm vào mặt ngoài và cắt đôi chất tế bào của tế bào mẹ gồm
hai phần, mỗi phần mang một nhân mới. Đồng thời màng tế bào mới được hình
thành trên cơ sở đóa tế bào đó và kết thúc sự phân chia tế bào.
Thời gian phân bào nói trên tiếp diễn tùy thuộc vào loại mô, trạng thái
sinh lý của tế bào và các điều kiện bên ngoài. Thường nó kéo dài từ 60 – 120
phút. Kỳ đầu dài nhất rồi đến kỳ cuối, còn hai kỳ kia chỉ độ vài phút. Ví dụ ở mô
phân sinh của rễ hành.
Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối
74 phút 1 phút 2,5 phút 4 phút
4.3.Sự phân bào giảm phân: (Meiosis)

Phần lớn sinh vật bậc cao sinh sản bằng con đường hữu tính. Phương thức
sinh sản này có liện quan đến việc tạo thành các giao tử( tức các tế bào sinh sản
đực và cái). Kết quả của sự phân chia tế bào này làm cho số lượng nhiễm sắc thể
trong các tế bào sinh sản giảm đi còn một nữa so với ở tế bào dinh dưỡng. Nhờ
hiện tượng này nên tế bào giao tử chỉ còn n nhiễm sắc thể, và là những tế bào
đơn bội. Sau khi thụ tinh ( sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái) sẽ tạo thành
hợp tử lưỡng bội (2n), nghóa là số lượng nhiễm sắc thể lại được phục hồi đảm bảo

10
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
được tính đặc trưng về số lượng nhiễm sắc thể của từng loài qua các thế hệ, giữ
được số bội thể cho loài.
Để hình thành tế bào đơn bội cần có một cơ chế làm giảm số lượng nhiễm
sắc thể của tế bào đi một nữa , nghóa là cần có sự chuyển từ dạng lưỡng bội sang
dạng đơn bội. Cơ chế đó được đảm bảo trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Quá trình phân bào giảm nhiễm gồm hai lần phân chia liên tiếp: lần 1 và
lần 2. Mỗi lần phân chia đều gồm 4 kỳ: Prophase, Metaphase, anaphase, và
Telophase.
Kết quả từ một tế bào mẹ lưỡng bội 2n hình thành nên 4 tế bào đơn bội n.
Tuy tế bào phân chia hai lần nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần vào kỳ
trung gian, trước khi tế bào đi vào quá trình phân chia. Chính vì vậy mà số lượng
nhiễm sắc thể giảm đi một nữa ở tế bào con.
Trong lần phân chia 1 có quá trình tiếp hợp (Synapsis) xảy ra giữa các cặp
nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng, tạo thành các thể lưỡng trò (bivalent). Sau
đó mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng ở thể lưỡng trò tách rời nhau và phân
ly về hai cực tế bào. Sư phân ly trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra
độc lập với nhau. Trong quá trình tiếp hợp có thể xảy ra hiện tượng trao đổi chéo
giữa các đoạn nhiễm sắc thể mang gen ( Hình tiếp hợp các nhiễm sắc thể tương
đồng và sự tạo thành hình chéo). Hiện tượng này xảy ra ở mức độ nhiễm sắc tử.
Trao đổi chéo dẫn đến làm thay đổi thành phần của hệ gen. Mỗi nhiễm sắc tử

đều có xác xuất như nhau trong khả năng trao đổi chéo với các nhiễm sắc tử khác
trong từng thể lưỡng trò.

11
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh



Các tế bào con tuy có số lượng nhiễm sắc thể bằng nhau nhưng thành
phần nhiễm sắc thể có thể không giống nhau do nguồn gốc của chúng có thể khác
nhau ( từ cơ thể cha hoặc từ cơ thể mẹ), và do kết quả của hiện tượng trao đổi
chéo. Từ đó dẫn đến những biến dò tái tổ hợp trong con cái. Vì vậy, phân bào
giảm nhiễm có ý nghóa rất quan trọng trong quá trình sinh sản hữu tính, trong
chọn lọc và tiến hóa.
Quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra như sau:
4.3.1.Lần phân chia thứ nhất:
-Interphase:Nội dung nhân tương đối đồng nhất, khó phân biệt các phần tử
di truyền dưới kính hiển vi quang học.
-Prophase 1: Giai đoạn này diễn ra phức tạp và tương đối dài so với các giai
đoạn khác. Dựa vào trạng thái của nhiễm sắc thể có thể phân biệt thành 5 giai
đoạn nhỏ như sau:
+Leptotene (Mành ty):

12
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Nhiễm sắc thể dạng sợi mãnh, chưa thấy được dạng kép.
Nhiễm sắc thể bắt đầu xoắn.
Màng nhân và hạch nhân vẫn còn.
+Zygotene ( Hiệp ty):
Nhiễm sắc thể tiếp tục xoắn.

Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp và tiếp hợp (Synapsis) với nhau từ
một đầu của nhiễm sắc thể tạo thành thể lưỡng trò (bivalent).
+Pachytene (Hậu ty):
Nhiễm sắc thể tiếp tục xoắn, dày lên, thấy được mỗi bivalent gồm có 4 sợi
hay 4 nhiễm sắc tử( tetrad).
Nhiễm sắc thể xoắn chặt và xảy ra hiện tượng trao đổi chéo (Crossing over)
giữa các nhiễm sắc tử trong cặp tương đồng.
+Diplotene(Song ty):
Nhiễm sắc thể trong từng cặp tương đồng bắt đầu tách nhau ra khỏi đầu từ
vùng tâm động.
Cuối kỳ này giữa 2 nhiễm sắc thể tương đồng vẫn còn dính nhau ở một vài
điểm gọi là điểm bắt chéo (chiasma) cho đến kỳ giữa I).
+Diakinesis (Xuyên động):
Nhiễm sắc thể xoắn cực đại và mang hình dạng đặc trưng.
Màng nhân và hạch nhân biến mất.
Thoi vô xắc hình thành.
-Metaphase 1:
Mành nhân không còn, thoi vô sắc xuất hiện. Các nhiễm sắc thể tập trung
trên mặt phẳng xích đạo theo từng cặp tương đồng.
Tâm động dính trên sợi tơ vô sắc.
Các nhiễm sắc thể vẫn còn dính nhau ở các chiasma.

13
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
-Anaphase 1:
Nhiễm sắc thể trong từng cặp tương đồng phân ly và trượt trên sợi tơ vô
sắc về phía hai cực tế bào. Mỗi nhiễm sắc thể kép đi về một cực, không có sự
tách tâm động.
-Telophase 1:
Nhiễm sắc thể tập trung ở 2 cực tế bào.

Nhiễm sắc thể hơi dãn xoắn, nhân con xuất hiện, màng nhân hình thành.
Vách tế bào nhăn cách tạo thành 2 tế bào con, vách này xuất hiện hay không tùy
loài thực vật. Vậy giai đoạn này gồm 2 tế bào, mỗi tế bào có nhiễm sắc thể đơn
bội (n) dạng kép (2 nhiễm sắc tử).
Do hiện tượng trao đổi chéo và phân ly độc lập, hai tế bào con, nói chung
không giống hệt nhau về mặt di truyền.
Ở động vật, tế bào con đi vào kỳ trung gian nhưng, hoàn toàn không có sự
nhân đôi ADN.
4.3.2.Lần phân chia thứ 2:
-Prophase 2:
Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, ở một số loài đôi khi không tìm thấy.
Màng nhân, hạch nhân biến mất. Nhiễm sắc thể xuất hiện ở dạng sợi bắt
phẩm đậm, phân bố đều trong nhân.
-Metaphase 2:
Thoi vô sắc hình thành, nhiễm sắc thể kép tập trung trên mặt phẳng xích
đạo vuông góc với mặt phẳng xích đạo ở lần phân chia 1 theo từng nhiễm sắc thể
kép.
-Anaphase 2:
Tâm động phân chia các nhiễm sắc tử tách nhau trượt về phía hai cực tế
bào.
-Telophase 2:
Nhiễm sắc thể dãn xoắn.

14
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Màng nhân, hạch nhân xuất hiện.
Màng tế bào hình thành. Mỗi tế bào con ở Telophase 1 phân chia thành
hai tế bào con.
Mỗi tế bào trong bốn tế bào con có nhiễm sắc thể đơn bội (n) giống nhau.
Nhưng đặc điểm nhiễm sắc thể không giống nhau.

4.4.So sánh nguyên phân và giảm phân:
Hình sơ đồ so sánh nguyên phân và giảm phân
4.4.1.Giống nhau:
-Sao chép ADN trước khi vào phân bào.
-Đều phân thành 4 kỳ.
-Sự phân đều mỗi loại nhiễm sắc thể về các tế bào con.
-Hình thành thoi vô sắc.
4.4.2.Khác nhau:
Bảng so sánh các đặc tính chủ yếu của nguyên phân và giảm phân:



Nguyên phân(Mitosis) Giảm phân (Meiosis)
1. Xảy ra ở tế bào xoma.
2. Một lần phân bào: 2 tế bào con.
3. Số nhiễm sắc thể giữ nguyên:
1 tế bào 2n Ỉ 2 tế bào 2n.
4. Một lần sao chép AND một lần
chia.
5. Thường, các cặp nhiễm sắc thể
1. Xảy ra tế bào sinh dục.
2. Hai lần phân bào tạo 4 tế bào con.
3. Số nhiễm sắc thể giảm một nữa.
1 tế bào 2n Ỉ 4 tế bào n.
4. Một lần sao chép ADN, hai lần
chia.
5. Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt

15
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh

tương đồng không bắt cặp.
6. Thường, không có trao đổi chéo.

7. Tâm động chia ở kỳ giữa.

8. Duy trì sự giống nhau: tế bào con
có kiểu gen giống kiểu gen tế bào
mẹ.
9. Tế bào chia nguyên phân có thể là
lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n).
cặp ở kỳ trước 1.
6. Ít nhất một trao đổi chéo cho một
cặp tương đồng.
7. Tâm động không chia ở kỳ giữa 1,
nhưng chia ở kỳ giữa 2.
8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm
của giảm phân.
9. Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế
bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n).


4.4.3.Giảm phân tạo sự đa dạng di truyền:
Xét trường hợp đơn giản khi tế bào có hai cặp nhiểm sắc thể tương đồng:
AABB ở mẹ và A’A’B’B’ ở cha. Cha mẹ có hai loại giao tử AB và A’B’. Thế hệ
con AA’BB’ qua giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử, ngoài hai loại AB và A’B’
giống các giao tử cha mẹ, còn có thêm hai loại mới là A’B và AB’. Số tổ hợp
khác nhau được tạo ra qua giảm phân là 2n ( n là số cặp nhiễm sắc thể).












16
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh

Hình Giảm phân tạo ra sự đa dạng các giao tử.





17
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh

CÁCH THỰC HIỆN TIÊU BẢN
VỀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT

Có hai loại tiêu bản:
-Tiêu bản tạm thời: là tiêu bản chỉ giữ được mẫu vật trong một thời gian
ngắn để quan sát ngay. Mục đích để hướng dẫn sinh viên thao tác thực hành trong
giờ học tại phòng thí nghiệm.
-Tiêu bản cố đònh: mục đích lưu giữ mẫu vật, tổ chức tế bào còn nguyên
dạng, phục vò lâu dài trong giảng dạy và nghiên cứu.
QUI TRÌNH THỰC HIỆN TIÊU BẢN TẠM THỜI.

1.
Chuẩn bò: dụng cụ – hoá chất – mẫu vật
1.1 Dụng cụ:
Với loại tiêu bản tạm thời, cần các dụng cụ sau đây:
-Kính hiển vi với vật kính có độ phóng đại 10 và 40 lần.
-Lame (bản kính) lamelle (lá kính).
-Dóa đồng hồ.
-Ống hút.
-Kim mũi giáo, kim nhọn = dùi huỷ tuỷ.
-Đủa thuỷ tinh
-Bình tam giác.
-Cốc thuỷ tinh.
-Phểu thuỷ tinh.
-Cân điện tử.
-Bếp điện.
-Kẹp.

18
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
-Lưỡi dao lam – giấy thắm.
1.2 Hoá chất:
-Thuốc nhuộm Carmin, hematoxyline.
-Cồøn tuyệt đối.
-Acid acêtic 45 %.
-Phèn sắt: NH
4
Fe(SO
4
)
2

12H
2
O.
-HCl 1N
-Nước cất.
1.3Mẫu vật:
-Mô phân sinh của rể hành.
-Nụ hoa của thực vật.
2. Cách pha chế hoá chất: Trong phạm vi của đề tài với loại tiêu bản tạm
thời, các hoá chất cần được pha chế như sau:
2.1. Dung dòch carnoy: Dùngđể đònh hình mẫu vật :
Hoá chất:
Cồn tuyệt đối: 3 phần

Acid acêtic đậm đặc: 1 phần
Cách pha:
dung dòch carnoy được pha bằng cách hoà lẫn ba phần cồn vào
một phần Acid acêtic.
2.2 Dung dòch carmin – Acêtic: dùng để nhuộm nhiễm sắc thể trong nhân
tế bào. Khi nhuộm nhân sẽ bắt màu đỏ đậm.
Hoá chất:
Acid acêtic 45%: 100ml
Bột carmin màu đỏ: 1 gam.
Cách pha:
1 gam bột carmin hoà với 100 ml Acid acêtic 45%. Đun hổn hợpï
này trong một bình tam giác trên ngọn lửa yếu từ 30 phút đến 1 giờ, dùng đủa
thuỷ tinh khuấy nhẹ cho bột carmin tan hết. Cuối cùng cho vào hổn hợp hai cây
đinh sét, cho vào và vớt ra ngay. Để nguội rồi đem lọc.

19

×