Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MỘT BÀI GIẢNG LỊCH SỬ Ở LỚP 8.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 36 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
LỜI TRI ÂN
ể hoàn thành công trình nghiên cứu đề tài này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc của mình đến Ban Giám Hiệu Trường trung học cơ sở An Bình,
các đồng chí, đồng nghiệp trong nhà trường nói chung và tổ Sử - Địa - GDCD
nói riêng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi không những về tinh thần lẫn vật chất
để tôi hoàn thành được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Đ
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 1
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
PHỤ LỤC
I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ. …………………………………………… Trang 5
1) Lý do chọn đề tài ………………………………………… …… Trang 5
2) Cơ sở nghiên cứu. ………………………………………… ……Trang 6
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……………………………………… …… Trang 8
1) Thuận lợi. ………………………………………………… ………Trang 9
2) Khó khăn …………………………………………………………. Trang 9
3) Biện pháp thực hiện………………………………………………Trang 10
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………………… …….Trang 10
1) Mục đích yêu cầu………………………………………… …… Trang 10
2) Phương tiện dạy học……………………………………… …….Trang 11
3) Tiến hành thực hiện ……………………………………………. Trang 11
1.1 Ổn định tổ chức…………………………………………
… Trang 11
3.2 Kiểm tra bài cũ…………………………………………… Trang 11
3.3 Giới thiệu bài mới ………………………………………… Trang 12
3.4 Bài mới …………………………………………………… Trang12
Tiết 1
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ
KỶ XX ĐẾN NĂM 1918


I/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
NHẤT………………………………………………………………… Trang.12
1) Phong trào Đông Du ( 1905 – 1909)…………………………… Trang 12
a) Hoàn cảnh……………………………………………………Trang 12
b) Diễn biến ………………………………………………… Trang 12
2) Đông Kinh Nghĩa Thục (1907)………………………………… .Trang 15
a) Hoàn cảnh thành lập ……………………………………… Trang 15
b) Chương trình ……………………………………………… Trang 16
c) Hoạt động ……………………………………………………Trang 16
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 2
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
d) Tác dụng …………………………………………………….Trang 17
3) Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908) T17
a) Cuộc vận động duy tân ở Trung Kì ………………………….Trang 17
b) Phong trào chống thuế ở Trung Kì …………………………Trang 19
Tiết 2
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ
XX ĐẾN NĂM 1918
II/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT 1914 – 1918……………………………………………….Trang 19
1) Yêu cầu ………………………………………………………….Trang 19
2) Thiết bị ……………………………………………………… ….Trang 20
3) Hoạt động dạy và học. ……………………………………… … trang 20
3.1 Ổn định tổ chức …………………………………………… Trang 20
3.2 Kiển tra bài cũ . ………………………………………… … Trang 20
3.3 Giới thiệu bài . ………………………………………… ……Trang 20
3.4 Bài mới …………………………………………………… .Trang 20
II/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT 1914 – 1918………………………………………… ……Trang 20
1) Chính sách của Thực Dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến ….Tr 20

2) Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị
ở Thái Nguyên (1917). ……………………………………… …Trang 21
a) Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 1916 . ………………………… Trang 21
b) Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917). .Tr 22
3) Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu
nước ……………………………………………………. ………Trang 24
a) Tiêu sử. ……………………………………………………. .Trang 24
b) Hoàn cảnh lịch sử Người ra đi tìm đường cứu nước. ……….Trang 24
c) Hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành ……………….Trang 25
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ……………………………………… … Trang 28
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . …………………………………… ….Trang 28
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 3
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
1) Về phía giáo viên ………………………………………………. Trang 28
2) Về phía học sinh ……………………………………………… Trang 29
VI/ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ……………………………………… … Trang 30
1) Đối với ngành . ………………………………………………….Trang 30
2) Đối với trường . …………………………………………… … Trang 30
3) Đối tổ bộ môn . ……………………………………………… …Trang 30
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 4
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.
1) Lý do chọn đề tài .
- Như chúng ta đã biết môn lịch sử là một trong các bộ môn hết sức quan
trọng trong hệ thống chương trình ở bậc trung học cơ sở và trung học phô thông.
Là người công dân Việt Nam, đặc biệt là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
thì ít nhiều cũng cần phải biết về lịch sử nước nhà. từ đó để hiểu được sâu sắc về
lịch sử và truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, từ đó muốn
góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. vậy người thầy cần phải giảng
dạy như thế nào để vừa truyền thụ những kiến thức cơ bản, vừa giáo dục tư

tưởng, đạo đức cho người học sinh, lại vừa giúp học sinh mở mang và phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh là một vấn đề khó khăn nhưng không
kém phần quan trọng đã nêu lên từ lâu trong đường lối giáo dục chung của đất
nước, đặt biệt là chương trình đổi mới ngày nay .
- Trong thời gian gần đây vấn đề này càng được các cấp lãnh đạo ngành
Giáo Dục nói riêng và toàn xã hội nói chung hết sức chú ý, quan tâm .
- Nếu ai mà quan tâm đến môn lịch sử thì chắc chắn sẽ được môn lịch sử
là một môn triết học dùng người thật, việc thật để giáo dục người đời. chính vì
tác dụng lớn lao đó của bộ môn là đóng góp một phần quan trọng trong việc giáo
dục con người nên việc giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhà trường trung học cơ
sở đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết, trách nhiệm cao trong những giờ giảng
- Ngày 28 – 01 – 19941 sau khi hoạt động ở nước ngoài gần 30 năm thì
chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì
chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn cuốn sách “ Lịch sử nước ta” bằng thơ lục
bát và mở đầu bằng hai câu .
“ Dân ta phãi biết sử ta
cho tường góc tích nước nhà Việt Nam”
 Biết để cho tường nguồn gốc của mình mà đấu tranh dành độc lập cho
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội .
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 5
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
- Vậy thực tế sẽ ra sao? Và chúng ta có suy nghĩ gì? Khi các em học sinh
hiện nay học ngoại ngữ và nói tiếng nước ngoài một cách lưu loát, nhưng khi hỏi
về những kiến thức lịch sử đơn dản nhất của dân tộc mình lại không trả lời được.
Đặc biệt hơn là các em học sinh còn coi nhẹ môn lịch sử, xem thường vì đó là
môn xã hội và hậu quả là vừa rồi khi thi chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung
học phổ thông năm học 2006 – 2007 thì các em làm bài lịch sử rất tệ, rất nhiều
em học sinh bị điểm không. Đó là một kết quả đáng thất vọng cho cả thầy và trò.
- Bên cạnh đó quả thực môn lịch sử hết sức quan trọng như đồng chí Lê
Duẩn đã nói .

“ Con người Việt Nam phải học lịch sử Việt Nam, nêu không học là một sai
lầm lớn nhất, vì phải biết sự nghiệp đó”.
- Quang Trung (Nguyễn Huệ) khi xây dựng đất nước về mặt văn hoá, giáo
dục đã ban bố chiếu lập học, ông nói .
“ Dựng nước lấy dạy học làm đầu
muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”
 Vậy thế hệ trẻ ngày nay cần phải suy nghĩ và cần làm gì để góp sức mình
vào xây dựng đất nước, phát huy những tinh hoa, truyền thống của dân tộc ta.
- Thế nhưng xuất phát từ thực tế từ xưa đến nay môn lịch sử vẫn bị coi là
môn phụ. Học sinh thường không chú ý đến, thường lơ là trong học tập và nếu
có học thì chỉ là học đối phó nhất là học sinh các khối 7 , 8. Vậy người thầy có
suy nghĩ gì và là như thế nào để các em học sinh yêu thích, chú ý, quan tâm học
môn lịch sử và các em hiểu rằng học lịch sử không những để hiểu biết mà còn tự
hào bởi truyền thống giữ gìn và bảo vệ đất nước của các thế hệ cha ông đi trước.
2) Cơ sở nghiên cứu:
- Xuất phát từ những ý thức trách nhiệm với bộ môn mình giảng dạy với
lòng mong muốn truyền thụ, giáo dục cho học sinh về kiến thức lịch sử từ đó
học sinh nắm bắt được kiến thức lịch sử, tự hào bởi lịch sử dân tộc, biết được
tính quy luật của môn lịch sử. Từ đó tôi cố gắng vươn tới những giờ giảng nhằm
thuyết phục, khêu gợi những tình cảm đẹp đẽ, đồng thời giúp học sinh phát huy
được tính chủ động, tư duy, sáng tạo, tích cực trong học tập. Để từ đó các em có
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 6
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
ý thức mong muốn đươc góp sức mình làm đẹp thêm những trang sử vẻ vang mà
những người cha ông mình đi trước đã dùng máu và mồ hôi của mình để viết lên
trang sử đó còn đọng mãi, tự hào đến ngày hôm nay .
- Từ thực tế trước dây học sinh không yêu thích học những mông học xã
hội trong đó có môn lịch sử, thời gian lên lớp thầy giảng như sách giáo khoa, tẻ
nhạt, đọc chép, không gây được hứng thú cho học sinh, tất nhiên người học sinh
không chú ý về môn học. Từ đó hiệu quả học tập của học sinh và giảng dạy của

thầy không đạt được kết quả tốt .
- Vậy myuốn thực hiện được giờ giảng tốt, học sinh có hứng thú học tập,
thì trước tiên người thầy phải có một kiến thức lịch sử sâu rộng, phải có một
phương pháp sư phạm vững chắc, giảng dạy lịch sử thật sinh động, thật sống có
như vậy mới tác động đến tình cảm, niềm tin của học sinh và dần dần những sự
kiện đẹp, những tấm gương dũng cảm của cha ông sẽ gần gủi khắc sâu trong tâm
trí học sinh.
- Để đạt được một giờ giảng như vậy tất nhiên người thầy gặp không ít
khó khăn .
- Qua thực tế đứng lớp giảng dạy bản thân tôi thấy một điều. bất cứ thầy
cô nào muốn giảng dạy một bài lịch sử tốt, học sinh quan tâm hứng thú, yêu
thích học thì phải tiến hành các bước sau .
+ Phải có một kiến thức sư phạm vững chắc.
+ Có lòng quyết tâm cao, yêu nghề .
+ Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ .
+ Biệt tạo niềm tin, sáng tạo trong giờ dạy.
+ Phải chuẩn bị bài tỉ mỉ, định ra kiến thức trọng tâm.
+ Phải chọn phương pháp truyền thụ thích hợp, và cách đặt hệ thống
câu hỏi lôgic phù hợp với khả năng của học sinh.
- Với chương trình, với yêu cầu của bộ môn từ dạy học một chiều học tập
thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó khi thi cử sang học tập tư duy
sáng tạo dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đường của người thầy, còn học sinh
tìm tòi khám phá là một việc làm cấp thiết hiện nay. Nhưng làm thế nào để học
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 7
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
sinh ham học, chủ động, có chất lượng là một vấn đề không dễ đối với giáo viên
hiện nay .
- Trong quá trình đó người thầy là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đường,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin học
tập cho học sinh. Còn người học sinh giữ vai trò chủ thể, trung tâm, tự khám

phá, tự phát hiện, tự tìm ra chân lí. Từ đó nhận thức đúng đắn về môn học, đồng
thời phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu để hình thành kĩ năng học tập suốt
đời.
- Vậy việc lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là tự hạ thấp vai trò
của người thầy, vì người giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận
biết giữa quá trình dạy và học. Định hướng giáo dục hiện nay cũng không có hệ
thống giáo dục nào vươn quá tầm người thầy.
- Như vậy người thầy chỉ lãnh đạo, chỉ đường và người học sinh tự tìm
hiểu khám phá vấn đề, từ đó sự nỗ lực của học sinh sẽ trùng và đi đến mục đích
của người thầy đã đặt ra, từ đó tạo lên sự cổng hưởng của hoạt động dạy và học.
- Trong thực tế có những hoạt động dạy của thầy và học của học sinh
thường không ăn khớp nhau dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình dạy và học.
Vídụ: Nếu giáo viên thường có ý thức làm sao dạy cho đúng với kế hoạch,
đúng thời gian mà không quan tâm tới học sinh thu được cái gì và đạt được kết
quả như thế nào trong học tập. và với khẩu hiệu “ Tất cả vỉ học sinh thân yêu”
nghĩa là đã hướng vào học sinh. Nhưng thực tế cả thầy và trò đều hướng vào
người thầy vì thế không chú ý đến khả năng tiếp thu và nhu cầu của từng học
sinh đang cần gì, từ đó chắc cắn giờ giảng lịch sử sẽ không có hiệu quả.
 Vậy để có phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn trong quá
trình dạy và học và nhằm giúp học sinh tích cực, yêu thích học môn lich sử. bản
thân tôi đã cố gắng vươn tới những giờ giảng lịch sử nhằm phát huy tính tích
cực, tư duy, sáng tạo của học sinh trong một bài giảng lịch sử ở lớp 8.
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN NĂM 1918.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 8
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
* NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
VÀ BIỆN PHÁP GẢI QUYẾT.
1)Thuận lợi :

- Đuợc sự chỉ đạo và quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của ngành giáo
dục, đặt biệt là ban giám hiệu nhà trường và sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng
nghiệp trong hội đồng sư phạm nhà trường.
- Đa số là học sinh ngoan, hiền biết vâng lời thầy cô, chấp hành tốt nội
quy của nhà trường, của lớp đề ra .
- Bản thân còn trẻ có thời gian nghiên cứu, được ngành tạo điều kiện cho
đi học các lớp bồi dưỡng sách giáo khoa mới .
- Ngoài ra ngành, trường đã trang bị khá đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo
viên, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng bằng hiện vật cho giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học .
2)Khó khăn :
- Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh không đồng bộ, một số
học sinh ý thực học tập chưa cao .
- Phần lớn các em học sinh thuộc diện con em nông dân, thời gian ở nhà
còn phụ giúp gia đình làm việc, nên thời gian giành cho học tập chưa nhiều một
số em còn thiếu sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh. Đa số phụ huynh còn bươn
chảy kiếm sống và hiện nay phương pháp học lại thay đổi nên các bậc phụ
huynh gặp khó khăn trong việc giáo dục con em.
- Địa bàn nơi trường đóng là vùng xa có dân tộc ít người nên phong trào
học tập chưa cao, địa bàn rộng, dân cư thưa nên quá trình đến trường lớp của các
em còn gặp nhiều khó khăn .
- Sự liên lạc giữa giáo viên  học sinh  phụ huynh còn gặp khó khăn
điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến chất luợng dạy và học.
- Bản thân còn trẻ, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học bên
cạnh đó còn đang phải theo vào lớp đại học ở Bình Dương .
 Tuy có nhiều khó khăn những với trách nhiệm của người thầy khi đứng
trên bục giảng bản thân tôi luôn cố gắng hết sức mình để truyền đạt những kiến
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 9
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
thức có thể nhằm giúp học sinh lĩnh hội, khắc sâu kiến thức, tiếp thu bài tốt để

đạt kết quả tốt nhất trong học tập, trở thành người con ngoan, trò giỏi, người có
ích cho gia đình và xã hội, để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước
ngày càng tốt đẹp, phồn vinh hơn .
3)Biện pháp thực hiện
- Để đạt được một bài giảng tốt, học sinh lỉnh hội, khắc sâu kiến thức,
trước hết người thầy phải có trách nhiệm cao đem hết năng lực của mình để
truyền thụ kiến thức cho học sinh .
- Chuẩn bị bài tỉ mĩ, đổi mới phương pháp, phù hợp với trình độ học sinh
theo quy định của môn học, tạo sự lôi cuốn, hấp dẩn, yêu thích để các em học
sinh ham học thích khám phá.
- Trong quá trình dạy học người thầy phải luôn chú ý trao đổi, cùng thảo
luận với học sinh để nhằm hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu đúng chân lí, thực
tiển mà yêu cầu của chương trình đề ra .
- Trong quá trình đó giáo viên luôn chú ý đến những học sinh yếu, kém để
từ đó có những biện pháp giúp các em khắc phục điểm yếu của mình bằng
những câu hỏi đơn giản, hoặc kể chuyện, cùng đàm thoại với các em, từ đó các
em dần dần từng bước muốn khám phá, tìm hiểu về lịch sử .
- Bên cạnh đó thì người thầy cũng luôn luôn khuyến khích các em học
sinh đặt câu hỏi đối với giáo viên để tạo được sự trao đổi, tác động qua lại giữa
thầy và trò càng chặt chẽ hơn .
- Ngày nay trong bối cảnh thế giới và đất nước đang đổi mới, thay đổi
nhanh chóng ban đầu là tứ chiến trường thành thương trường  thành đối tác
thì đòi hỏi người thầy cần trang bị cho mình những kiến thức lịch sử sâu rộng,
tiếp cận với cái mới, cái tiên tiến nhất.
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
Phát Huy Tính Tích Cực, Tư Duy, Sáng Tạo Của Học Sinh Trong Một
Bài Lịch Sử ở Lớp 8 .
Bài 30:
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 10
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ Kỉ XX ĐẾN
NĂM 1918.
1) Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nhận thức rõ về xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Xu hướng cách mạnh dân
chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú .
- Học sinh nắm được nội dung của phong trào Đông Du (1905 – 1909),
Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), cuộc duy tân chống thuế ở Trung Kì (1908).
- Giáo dục cho học sinh niềm tự hào, trân trọng cố gắng phấn đấu của các
sỹ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách
mạng đi vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới.
- Các sỹ phu tiến bộ đang muốn tìm ra con đường mới cứu dân tộc thoát ra
khỏi vòng nô lệ.
- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc, đế
quốc phương đông và phương tây cũng tàn bạo cướp nước như nhau.
- Học sinh hiểu thêm về giá trị của sự độc lập, tự do.
- Học sinh biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân
vật lịch sử .
- Hình thành kĩ năng so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử.
2) Phương tiện dạy và học :
- Tài liệu văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX .
- Chân dung các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX ( Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Đội Cấn, Lương Văn Cam, Nguyễn Thất Thành …)
- Những hình ảnh và cuốn băng về phong trào chống thuế ở Trung Kì.
- Lực đồ hành trình của Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ
năm 1911- 1917.
- Các bài thơ ,các bài văn nói về hoạt động của các phong trào.
3)Tiến hành thực hiện :
3.1. Ổn định tổ chức :
3.2. Kiểm tra bài củ :

Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 11
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như
thế nào ?
Câu hỏi 2: Trình bày các giai cấp và tầng lớp xã hội Việt Nam đầu
thế kỉ xx và thái độ chính trị của từng giai cấp.
 Học sinh lên bảng trả lời
- Giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm.
3.3 Giới thiệu bài mới :
Giáo viên: Như các em đã biết sau khi phong trào cần vương cưối thế kỉ XIX tan
rả, phong trào tự vệ võ trang kháng pháp của quần chúng cũng tạm lắng xuống.
Bên cạnh đó thì một phong trào cách mạng mới đã được giấy lên ở nước ta. Đó
là phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong
phú.
Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯớC CHốNG PHÁPTừ ĐầU THế KĨ XX
ĐẾN NĂM 1918.
Ở bài này theo phân phối chương trình thì chia làm 2 tiết
3.4 Bài mới :
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KĨ XX
ĐẾN NĂM 1918
TIẾT 1:
I/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
NHẤT
1) Phong trào Đông Du (1905 – 1909) .
a) Hoàn cảnh :
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc mục lục 1 sách giáo khoa
- Hs đọc sách giáo khoa phần 1
- Gv: Tóm tắt sơ lược về yêu cầu mục 1 và đặt câu hỏi.
? Phong trào Đông Du ra đời trong hoàn cảnh nào

- Hs: Có thể trả lời phong trào Đông Du ra đời đầu thế kỷ XX, một số nhà
yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 12
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
+ Ở phần này giáo viên có thể nhắc lại vể Nhật Bản cuối thế kỉ XIX để
học sinh thấy tại sao lại noi gương Nhật Bản .
b) Diễn biến :
- Gv: Hội Duy Tân ra đời vào thời gian nào? Mục đích là gì? Hoạt
động ra sao?
- Hs: Học sinh dựa vào sách giáo khoa có thể trả lời:
- Hội Duy Tân thành lập 1904.
- Mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Hoạt động chủ yếu là phong trào Duy Tân .
- Gv: Hội Duy Tân do ai đứng đầu. chắc chắn học sinh sẽ biết đó là Phan
Bội Châu
Chân dung Phan Bội Châu (1867 - 1940)
- Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu đôi nét về tiểu sử của Phan Bội Châu.
- Sau đó giáo viên bổ sung về tiểu sử và quá trình hoạt động của Phan Bội
Châu .
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 13
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
- Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam sinh ngày 26/ 12/1867 tại thôn Sà Nam,
xã Đông Liệt -Huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An . Con một nhà nho nghèo từ sớm
Phan Bội Châu đã có tinh thần yêu nước .
- Năm 17 tuổi ông viết hịch “Bình Tây Thu Bắc”.
- Năm 19 tuổi ông đã lập đội thí sinh quân để ứng nghĩa nhân kinh thành
Huế thất thủ, sự việc không thành.
- Năm 1900trong kì thi hương ông đổ cử nhân.
- Năm 1904 ông đề xướng thành lập Duy Tân Hội ở Quảng Nam.
- Ngày 20 / 01/ 1905 Phan Bội Châu sang Nhật mở đầu cho phong trào

Đông Du.
- 1905-1925 Ông buôn ba hải ngoại trong thời gian này ông viết thơ làm
tài liệu lịch sử . Kêu gọi mọi người đoàn kết , thức tỉnh đồng bào .
- Năm 1925 ông bị bắt tại Thượng Hải rồi đưa về nước giam ở Hoả Lò (Hà
Nội). thực dân pháp định bí mật thủ tiêu ông. Nhưng dấu không nổi nên chúng
phải đưa ông ra xử công khai,thực dân pháp kết án tử hình nhưng công chúng đã
phán đối mạnh mẽ cho nên chính phủ pháp buộc tha bổng Phan Bội Châu ,
Nhưng thực ra chúng đưa ông về giam lỏng ở Huế , cho đến lúc ông qua đời
ngày (29 / 10/ 1940).
- Giáo viên: Sau khi giới thiệu về Phan Bội Châu và đặt câu hỏi .
? Phong trào Đông Du diễn ra như thế nào ?
- Học sinh: Có thể dựa vào sách giáo khoa trả lời .
- Đầu 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới , tiền bạc để đánh
pháp.
- Phong trào lúc đầu phát triển thuận lợi (1908 có tới 200 người học sinh
ưu tú được sang Nhật học ). Nhưng sau đó Pháp - Nhật cấu kết vói nhau , Nhật
đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật(9/1908).
- Tháng 3/1909 Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật  phong trào Đông
Du hoàn toàn tan rã.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận .
? Dựa vào đâu mà hội duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 14
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
?Em có suy nghĩ gì về chủ trương này
- Học sinh tiến hành thảo luận .
- Học sinh trình bày ý kiến của mình.
 Hội duy tân muốn dựa vào nhật bản “ Anh cả da vàng, đồng văn, đồng
chủng” sẽ giúp chúng ta vũ khí, tiền bạc, đào tạo cán bộ …
 Theo em chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai vì
chưa chuẩn xác “Ấu trỉ”  cách mạng muốn thành công, không chỉ trông chờ

vào sự giúp đỡ của nước ngoài mà cách mạng muốn thành công phải do nhân tố
bên trong quyết định.
Gv: Nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển ý.
2)Đông Kinh Nghĩa Thục : (1907)
a) Hoàn cảnh thành lập :
- Gv: yêu cầu học sinh đọc mục 2 sách giáo khoa
- Gv: Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
- Hs: dựa vào sách giáo khoa trả lời .
+ Đầu thế kí XX ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hoá – xã hội
theo lối tư sản .
+ 3 / 1907 Đông Kinh NghĩaThục thành lập tại Hà Nội do Lương Văn
Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành đứng đấu.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 15
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Chân dung Lương Văn Can (1854 – 1927 )
- Gv: sử dụng bức tranh Lương Văn Can .
- Gv: giới thiệu đôi nét về Lương Văn Can.
- Lương Văn Can hiệu là Ôn Như ông sinh năm 1854 tại làng Nhị Khê,
huyện Thương Phú, tỉnh Hà Đông.
- Thàng 3 / 1907 ông cùng với một số sĩ phu yêu nước như Lê Đại,
Nguyễn Quyền, tham gia thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục do ông làm
hiệu trưởng.
- 1913 Ông bị giặc pháp bắt và đày đi ở cao miên (campuchia).
- Tháng 12 / 1921 ông được tha.
- Năm 1927 Ông mất tại Hà Nội.
 Lương Văn Can là một sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thể kỉ XX .
b) Chương trình :
Gv: Chương trình của Đông Kinh Nghĩa Thục bao gồm những vấn đề gì ?
Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời
Gv: giải thích thêm .

Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 16
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Vídụ: Như học sinh của trường có lúc lên tới 1000 người được chia làm
8 lớp, có 4 lớp học ngày, 4 lớp học đêm, chia thành hai cấp tiểu học và trung học
học sinh được cấp giấy bút, sách, vở…
c) Hoạt động :
Gv: em hãy cho biết quy mô hoạt động của đông kinh nghĩa thục như thế
nào?
Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời.
Gv: có thể đọc bài thơ về hoạt đông của đông kinh nghĩa thục.
“ Trường nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ,
Khắp ba mươi sáu phố Hà Thành ,
Gái Trai nô nức học hành ,
Giáo sư mấy lớp, học sinh mấy ngàn,
Buổi diễn thuyết người đông như hội ,
Kì bình văn khách đến như mưa,
Nôm Quốc ngữ, Chữ Hán Thư,
Bài thơ yêu nước câu thơ hiệp đoàn,
Trong chín tháng sóng tràn, gió dập,
Tiếng đông kinh lừng khắp Đông Dương”.
 Qua bài thơ này thì chắc chắn học sinh sẽ thấy được sự lớn mạnh của
Đông Kinh Nghĩa Thục và làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về Đông Kinh
Nghĩa Thục .
d) Tác dụng :
Gv: Theo em phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục có tác dụng gì ?
Hs: Dự vào kiến thức đã học có thể trả lời .
+ Tố cáo tội ác của thực dân pháp
+ Thức tỉnh lòng yêu nước
+ Cổ vũ cái mới , cái tiên tiến.
+ Đông kinh nghĩa thục đã làm cho thực dân pháp lo sợ và tháng 11 /

1907 chúng thu hồi giấy phép buộc nhà trường phải đóng cửa.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 17
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Gv:  Tuy hoạt động một thời gian ngắn nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã cổ động cách mạng việt nam phát triển .
Gv: Chuyển ý .
3) Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Gv: yêu cầu học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa
a) Cuộc vận động duy tân ở Trung Kì :
Gv: Cuộc vận động duy tân ở Trung Kì diễn ra như thế nào ?
Hs: Đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi ở Trung Kì.
Gv: lãnh đạo là ai? Hình thức hoạt đợng ra sao .
Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời.
+ Lãnh đạo là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
+ Hình thức hoạt động.
• Mở trường dạy học theo lối mới.
• Vận động lối sống văn minh .
• Đã kích hủ tục phong kiến.
+ Cổ động việc mở mang công, thương nghiệp .
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 18
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Gv: Sử dụng hình ảnh Phan Châu Trinh
Chân dung Phan Châu Trinh (1872 - 1926)
Gv: Giới thiệu đôi nét về Phan Châu Trinh.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 19
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
- Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ ông sinh (1872 – 1926) tại xãTiên
Phước, huyệnTam Kì, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình quan lại nhỏ.
- 1900 Ông đỗ cử nhân với Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu.
- 1903 Ông làm thừa biện hộ lễ trong truyều đình.

- 1906 hoạt động trong phong trào duy tân. Ông kịch liệt lên án bọn vua
quan thối nát. Phê phán chính sách tàn bạo sưu cao, thuế nặng của thực dân
pháp.
- 1908 Ông bị chính quyền pháp bắt.
- 1911 Ông được tha bổng.
- 1916 Ông tham gia thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước .
- 24 / 3 /1926 Ông mất tại Sài Gòn. Đám tang của ông được giới đồng bào
tổ chức như một “ Quốc tang”.
b) Phong trào chống thuế ở Trung Kì :
Gv: ? phong trào Duy Tân ở Trung Kì có ảnh hưởng như thế nào đối với
phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Hs: Dựa vào kiến thức đã học và sách giáo khoa để trả lời .
- Dưới sự ảnh hưởng của phong trào duy tân, phong trào bùng nổ năm
(1908) bắt đầu từ Quảng Nam, sau đó lan rộng khắp Trung Kì.
- Thực dân pháp lo sợ và đã thẳng tay đàn áp. Phan Châu Trinh, Trần Quý
Cáp bị bắt .
=> Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và củng cố những kiến thức.
=> Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân
trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng cũng thể hiện rõ hạn chế
đó là thiếu một giai cấp lảnh đạo tiên tiến.
=> Qua những vấn đề trên giáo viên tổng kết tiết học nhằm giúp học sinh
nắm vững được kiến thức trọng tâm về phong trào yêu nước trước cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất như phong trào Đông Du, Động Kinh Nghĩa Thục, cuộc
vận động Duy Tân ở Trung Kì. Từ đó các em học sinh biết vận dụng kiến thức
đã học để làm cơ sở cho việc chuẩn bị tiết học sau .

Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 20
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
TIẾT 2
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX

ĐẾN NĂM 1918
I/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT 1914-1918.
1/Yêu cầu của tiết học này :
- Học sinh cần nắm được một số phong trào đấu tranh điển hình của binh
lính Việt Nam trong quân đội pháp .
- Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1911-1917). Cách mạng Việt
Nam có sự thay đổi lớn về phương hướng
- Giáo dục các em lòng yêu nước căm ghét thực dân tàn bạo
- Lòng biết ơn kính yêu những anh hùng dân tộc, đặc biệt là lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, người đã tìm ra con đường chân chính cho cách mạng Việt
Nam ,dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi này đến thắng lợi khác .
2) Thiết bị :
- Bản đồ Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.
- Thời thanh niên của Nguyễn Ái Quốc .
- Tài liệu về khởi nghĩa của binh lính Huế
3) Hoạt động dạy và học :
3.1) Ổn định tổ chức.
3.2) Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Dựa vào đâu Hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang giành độc
lập?
Câu 2: Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục và ảnh hưởng của nó đối với
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta?
 Sau khi học sinh lên bảng trả bài giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm .
3.3) Giới thiệu bài :
- Giáo viên có thể giới thiệu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ,
thực dân pháp tăng cường vơ vét, bóc lột, đàn áp hàng vạn binh lính chúng bắt
sang pháp để làm bia đỡ đạn cho chúng  từ đó tạo mâu thuẩn dân tộc ngày
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 21
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình

càng sâu sắc, nội dung, tính chất của phong trào có nhiều thay đổi. vậy thay đổi
như thế nào thì thầy cùng các em tìm hiểu tiết học hôm nay.
3.4) Bài mới :
II / PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT .
1) Chính sách của thực dân pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Gv: yêu cầu học sinh đọc mục 1
Gv: có thể gọi một học sinh nhắc lại kiến thức đã học về cuộc chiến tranh
thế giới thứ nhất.
Gv: ? Em hãy nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của thực
dân pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ? .
Hs: Có thể dựa vào sách giáo khoa và những kiến thức đã học để trả lời .
+ Chúng ra sức vơ vét sức người , sức của để dốc vào chiến tranh
+ Tăng cường bắt lính, phục vụ chiến tranh
+ Bắt nhân dân mua công trái  vì thực dân pháp đang vướng vào cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất.
Từ đó giáo viên có thể kết luận là do những thay đổi về kinh tế , xã hội
đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp ngày càng gay
gắt dẩn tới phng trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn . Đặc biệt là sự nổi dậy
của binh lính Việt Nam đứng trong hàng ngủ quân đội pháp.
2/ Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế năm (1916) khỏi nghĩa của binh lính và tù
chính trị ở thái nguyên (1917).
a/ Vụ mưu khởi nghĩa ở huế năm 1917.
Gv: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 ở sách giáo khoa
- Gv : Giới thiệu trong thời kì chiến tranh , phong trào độc lập dân tộc tiếp
tục diễn ra , trong đó có phong trào của văn thân, sỹ phu, phong trào của binh
lính, phong trào của nông dân .
- Gv: Em hãy trình bày nguyên nhân dẫn tới vụ mưu khởi nghĩa tại Huế
năm 1916.
- Hs: Có thể trả lời .

Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 22
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
+ Pháp ráo riết bắt lính đưa sang châu âu.
+ Binh lính căm phẩn, họ quyết tâm đứng lên đấu tranh .
Diễn biến
- Gv: Giới thiệu đôi nét về việc đưa vua Duy Tân lên ngôi
- Gv: yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa trình bày diễn biến vụ mưu
khởi nghĩa tại Huế năm 1916.
- Hs: Dựa vào sách giáo khoa trình bày
- Gv: Em có suy nghĩ gì về cuộc thất bại nhanh chống của cuộc khởi nghĩa
Hs: Dựa vào kiền thức đã học để trả lời .
+ Tổ chức còn non kém
+ Kế hoạch bại lộ trước lúc khởi nghĩa
- Gv: bổ sung : thời cơ chưa chín muối, tư tưởng còn lạc hậu.
b) Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở thái nguyên:
- Gv: nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của binh lính thái nguyên .
- Hs: dựa vào sách giáo khoa trả lời .
+ Binh lính thái nguyên rất căm phẩn với chế độ của pháp.
+ Họ quyết tâm khởi nghĩa dưỡi sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lương
Ngọc Quyến.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 23
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
Chân dung Trịnh Văn Cấn (? - 1918)
- Gv: Giới thiệu đôi nét về Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn )
+ Tên thật là Trịnh Văn Đạt, quê ở làng Yên Nhiên – huyện Vĩnh Tường -
tỉnh Vĩnh Yên.
+ Ông ưa giản dị, nhưng lại rất trang nghiêm, có tính kỉ luật chặt chẽ, ông
vốn là người mang sẵn tinh thần yêu nước chống pháp .
+ Hàng ngày ông được tiếp xúc với những người tù chính trị đi làm khổ
sai như Lương Ngọc Quyến.

 Từ đó ông cùng với Lương Ngọc Quyến gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa.
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 24
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Trường THCS An Bình
 ngoài ra giáo viên có thể giới thiệu đôi nét về Lương Ngọc Quyến.
+ Lương Ngọc Quyến là con trai Lương Văn Can, ông phụ trách quân vụ
của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu
đứng đầu, ông và Đội Cấn gặp nhau và quyết tâm hành động.
* Diễn biến
- Gv: yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa trình bày.
- Hs: trình bày.
+ Nghĩa quân giết chết tên giám binh pháp, chiếm trại lính, phá nhà lao,
thả tù chính trị .
+ Trong 7 ngày đã chiếm được tỉnh luỵ. Nhưng không chiếm được trại
lính. Do đó viện binh pháp kéo đến trong đánh ra, ngoài đánh vào nên nghĩa
quân phải rút khỏi tỉnh luỵ .
Cuộc khởi nghĩa kéo dài 5 tháng thì bị đàn áp.
- Gv: Minh hoạ thêm .
+ Cuộc khởi nghĩa thái nguyên bùng nổ đêm 30/ 08/1917. Quân ta đã
chiếm được toà sứ, toàn án, kho vũ khí, kho bạc…
+ Sau đó bọn đầu sỏ pháp ở hà nội nhận được tin cấp báo và chúng mở
cuôc tấn công vào sáng 02/09/1917. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Lương Ngọc
Quyến huy sinh tại trận  nghĩa quân phải mở đường máu rút khởi tỉnh luỵ và
rút lên địa bàn vĩnh yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Quân pháp truy đuổi ráo riết.
trong lúc chiến đấu với pháp Đội Cấn bị thương.
- Sáng 11/ 01/1948 Đội Cấn tự sát  cuộc khởi nghĩa tan rả .
 Giáo viên lưu ý đối với học sinh ở thời gian này có các cuộc khởi nghĩa
của cá dân tộc ít người. Điển hình là cuôc khởi nghĩa của Nơ - Trang - Lơng
người dân tộc Mơ Nông(Tây Nguyên)  chỉ huy từ năm 1912 đến năm 1916.
⇒ Giáo viên có thể cho học sinh tự so sánh hai cuộc khởi nghĩa của binh
lính ở Huế và binh lính ở Thái Nguyên có những đặc điểm gì về lực lượng tham

gia và phương pháp tiến hành .
- Hs : Dựa vào kiến thức đã học để trình bày
- Gv : Kết luận
Gv: Nguyễn Trung Thông . Trang 25

×