Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đơn đặt hàng số 3 Logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.45 KB, 4 trang )

BÀI LÀM ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 3 môn LOGIC HỌC
1. Hãy cho các ví dụ và phân tích các ví dụ ấy để thấy được rằng có sự vi phạm các
yêu cầu 2,3,4 của luật đồng nhất và yêu cầu 1,2,3 của luật cấm mâu thuẫn.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 2 của luật đồng nhất:
A, B, C được Tòa xác định đều là đồng phạm trong một vụ án cướp tài sản,
trong đó, A là người thực hành, B người xúi giục và C là người giúp sức che
giấu tội phạm. Tòa án xử A, B về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133
BLHS nhưng xử C về tội che giấu tội phạm theo Điều 21 BLHS.
Vi phạm: Vì A, B, C đều là đồng phạm trong vụ án nên khi xử thì cả ba phải
cùng chịu cùng một tội danh. Xử A, B một tội còn C một tội khác là vi phạm
yêu cầu 2 của luật đồng nhất.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 3 của luật đồng nhất:
Vật chất tồn tại vĩnh viễn. Xe đạp là vật chất. Xe đạp tồn tại vĩnh viễn.
“Vật chất” ở câu trên có nội hàm khác nhau, đây là hai khái niệm khác nhau.
Khái niệm vật chất trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất của
đời thường.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 4 của luật đồng nhất:
Một sinh viên trích dẫn khoản 4 Điều 219 BLDS như sau: “Tài sản chung của
vợ chồng có thể phân chia theo quyết định của Tòa án”. Trong trường hợp này,
sinh viên này đã vi phạm yêu cầu 4 của luật đồng nhất khi trích dẫn lại thiếu
điều luật. Khoản 4 Điều 219 BLDS đầy đủ là: “Tài sản chung của vợ chồng có
thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án”.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 1 của luật cấm mâu thuẫn:
Những ai giết người đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người được
quy định trong BLHS nhưng trẻ em dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách
nhiệm về tội này.
Ở đây có lỗi logic trực tiếp, trước đó vừa mới khẳng định mọi người giết người
khác đều phải chịu trách nhiệm hình sự, ngay sau đó lại phủ định điều vừa nói
rằng trẻ em dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 2 của luật cấm mâu thuẫn:
Một người nói: “Tối qua, trong lúc đang ngủ say, tôi nhìn thấy một tên trộm lẻn


vào nhà tôi.”
Người này vi phạm yêu cầu 2 luật cấm mâu thuẫn ở chỗ: đã ngủ say thì không
thể nhìn thấy được, người này lại nói nhìn thấy trộm lẻn vào nhà.
• Ví dụ có sự vi phạm yêu cầu 3 của luật cấm mâu thuẫn:
An nói: “Ngọc vừa thông minh, vừa chậm hiểu.”
An đã vi phạm yêu cầu 3 luật cấm mâu thuẫn vì hai đặc điểm này là mâu thuẫn
nhau, loại trừ nhau, không thể cùng tồn tại trong một con người.
2. Hãy cho nội dung phù hợp với hình thức các câu logic trong mục 7.124 (cuốn 2).
1) [(P→~Q)~P]→Q
Nếu anh ta là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đó thì anh ta đã
không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về khoản nợ của
công ty.
Anh ta không phải là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đó.
Vậy, anh ta đã phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
khoản nợ của công ty.
2) [(~P→~Q)~P]→~Q
Nếu giao dịch dân sự không có đủ các điều kiện tại Điều 122 BLDS thì
giao dịch đó không có hiệu lực pháp luật.
Giao dịch dân sự này không có đủ các điều kiện tại Điều 122 BLDS
Vậy, giao dịch đó không có hiệu lực pháp luật.
3) [(~P→~Q)~Q]→~P
Nếu Chánh án TAND không ra quyết định phân công đối với Hội thẩm
nhân dân và Thư ký tòa án thì Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án không
đủ tư cách để tiến hành tố tụng trong vụ án dân sự.
Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án không đủ tư cách để tiến hành tố tụng
trong vụ án dân sự.
Vậy, Chánh án TAND không ra quyết định phân công đối với Hội thẩm
nhân dân và Thư ký tòa án.
4) [(P→~Q)Q]→~P
Nếu một người là người đã thành niên thì người đó không cần có sự đồng ý

của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi lập di chúc.
Người đó cần sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi lập di chúc
Vậy, người đó không phải là người đã thành niên.
5) [(~P→Q)P]→~Q
Nếu cá nhân khi chết không để lại di chúc hợp pháp thì toàn bộ di sản của
họ được chia theo pháp luật.
Cá nhân khi chết đã để lại di chúc hợp pháp
Vậy, toàn bộ di sản của họ không bị chia theo pháp luật.
6) [(~P→Q)~Q]→P
Nếu một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành
vi phạm tội thì người đó được loại trừ tính chất phạm tội của hành vi đó.
Người đó không được loại trừ tính chất phạm tội của hành vi đó
Vậy, người đó có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm
tội.
7) [(P→Q)P]→~Q
Nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận thì bên bảo lãnh được
hưởng thù lao.
Bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận
Vậy, bên bảo lãnh không được hưởng thù lao.
3. Hãy cho nội dung phù hợp với hình thức các câu logic trong mục 7.125 (cuốn 2).
1) [(P ˅1 Q) ~Q]→ P
Ông Nam đã bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách cầm cố hoặc thế
chấp tài sản.
Ông Nam không bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách thế chấp tài
sản.
Vậy, ông Nam đã bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách cầm cố tài
sản.
2) [(P ˅ Q ˅ R) R]→ ~P ^ Q
Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức vào cuối tháng 1 hoặc cuối tháng 2
hoặc đầu tháng 3

Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3
Vậy, thế vận hội mùa đông sẽ không được tổ chức vào đầu tháng 1 và được
tổ chức vào cuối tháng 2.
3) [(A ˅1 B ˅1 C) ~B ^ ~C]→ A
Công ty hợp danh A có thể huy động vốn từ việc kết nạp thành viên mới,
việc vay các tổ chức hoặc vay các cá nhân khác.
Công ty hợp danh A không huy động vốn từ việc vay các tổ chức và cũng
không huy động vốn từ việc vay các cá nhân khác.
Vậy, công ty hợp danh A huy động vốn từ việc kết nạp thành viên mới.
4) [(P ˅1 Q ˅1 R) P ]→ ~Q ^ ~R
Đồng phạm với Hoa trong vụ án này là Nga, Thanh hoặc Quý.
Đồng phạm với Hoa trong vụ án này là Nga.
Vậy, đồng phạm trong vụ án này không phải là Thanh cũng không phải là
Quý.
5) [(P ˅ Q ˅ R) ~P ^ ~Q] → R
Chức Chủ tịch hội năm nay có thể được trao cho Minh, Hiếu hoặc Cường.
Chức Chủ tịch hội năm nay không được trao cho Minh và cũng không trao
cho Hiếu.
Vậy, chức Chủ tịch hội năm nay được trao cho Cường.
6) [(P ˅1 ~Q) ~Q] → ~P
Ông Hòa chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã do tự nguyện hoặc do
không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn liên tục.
Ông Hòa chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã do không sử dụng sản
phẩm, dịch vụ trong thời hạn liên tục.
Vậy, ông Hòa không chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã do tự nguyện.

×