VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH KH& CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KHCN –TN3/11-15
“Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Số: 11
Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
Đề tài:
“Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây
Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch,
xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020’’
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Dũng
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
Người thực hiện: TS. Trần Trung Dũng
Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Tây Nguyên
ĐẮK LẮK – 05/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KHCN-TN3/11-
15
“Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên”
ĐỀ TÀI
“ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VÀ
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP ĐẾN NĂM 2020”
CHUYÊN ĐỀ SỐ: …
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP,
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CỦA TỈNH KOM TUM
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH KH& CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KHCN –TN3/11-15
“Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Số: 11
Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP,
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
Đề tài:
“Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây
Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch,
xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020’’
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
CƠ QUAN THỰC HIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Trần Trung Dũng
NGƯỜI THỰC HIỆN
TS. Trần Trung Dũng
ĐẮK LẮK , 05/2013
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC iv
TÓM TẮT 1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 2
1.1 Tính cấp thiết 2
1.2 Mục tiêu chuyên đề 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 6
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đóng góp của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong nền kinh tế 12
3.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng 13
3.3 Thực trạng phát triển ngành thương mại và dịch vụ 17
PHẦN 4 KẾT LUẬN 23
Ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2012 phát triển khá, tăng trưởng ngành cao và cơ
cấu chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên do trình độ máy móc sản xuất công nghiệp lạc
hậu, và mức tăng trưởng cao nên lượng chất thải rắn được tạo ra từ phát triển công nghiệp đã gây
nên nhiều vấn đề tiêu cực cho môi trường Việt Nam 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC iv
TÓM TẮT 1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 2
1.1 Tính cấp thiết 2
1.2 Mục tiêu chuyên đề 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 6
Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam (Giá năm 2010) 7
Bảng 1.2. Giá trị các ngành công nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
(Giá năm 2010) 8
Bảng 1.3. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Nam (Giá năm 2010) 9
Bảng 1.3. Cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Nam 10
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đóng góp của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong nền kinh tế 12
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm và tỷ trọng các ngành của tỉnh Đắk Lắk 12
(Giá năm 2010) 12
3.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng 13
Bảng 3.2. Số cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh qua các năm 13
Bảng 3.3. Giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp (Giá năm 2010) 13
Bảng 3.5. Mức tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2008-2012 14
(Giá năm 2010) 15
Bảng 3.7. Giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp phân theo địa lý năm 2011 16
(Giá năm 1994) 16
Bảng 3.8. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo địa lý giai đoạn 2008-2011 17
3.3 Thực trạng phát triển ngành thương mại và dịch vụ 17
Bảng 3.9. Số cơ sở trong ngành thương mại – dịch vụ qua các năm 18
Bảng 3.10. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ phân theo ngành năm 2012 19
(Giá năm 2010) 19
Bảng 3.11. Mức tăng trưởng ngành thương mại – dịch vụ giai đoạn 2008-2012 19
(Giá năm 2010) 19
ii
Bảng 3.12. Tổng mức bán lẻ hàng hóa giai đoạn 2008-2012 20
Bảng 3.13. Kim ngạch xuất nhập khẩu các của nền kinh tế giai đoạn 2008-2012 21
Bảng 3.14. Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ giai đoạn 2008-2012 21
PHẦN 4 KẾT LUẬN 23
Ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2012 phát triển khá, tăng trưởng ngành cao và cơ
cấu chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên do trình độ máy móc sản xuất công nghiệp lạc
hậu, và mức tăng trưởng cao nên lượng chất thải rắn được tạo ra từ phát triển công nghiệp đã gây
nên nhiều vấn đề tiêu cực cho môi trường Việt Nam 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
CN Công nghiệp
PP Đ Phân phối điện
NN Nước nóng
HN Hơi nước
ĐHKK Điều hòa không khí
BQ Bình quân
N-L-NN Nông lâm ngư nghiệp
CN - XD Công nghiệp – Xây dựng
TM - DV Thương mại – Dịch vụ
CNKK Công nghiệp khai khoán
CNCB Công nghiệp chế biến
SXVPPDKDVN Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
XD Xây dựng
TP Thành phố
Tp.BMT Thành phố Buôn Ma Thuột
KSNH Khách sạn nhà hàng
BCVT Bưu chính viễn thông
iv
TÓM TẮT
Để đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ là một bộ
phận trong đề tài nghiên cứu “Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất
thải rắn các tỉnh Tây nguyên và đề xuất phương án quy hoạch, xử lý và quản lý
chất thải rắn phù hợp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Nội dung chuyên đề
chủ yếu làm cơ sở để đánh hiện trạng, dự báo khối lượng chất thải rắn và làm căn
cứ đề xây dựng phương án quy hoạch. Với mục tiêu vẽ ra một bức tranh toàn cảnh
về thực trạng phát triển ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ, kết cấu của
chuyên đề gồm 3 phần chính. Phần giới thiệu trình bày lý do thực hiện chuyên đề,
mục tiêu chuyên đề hướng đến và phương pháp để thực hiện chuyên đề. Phần hai
sẽ đi tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn phát triển công nghiệp,
thương mại – dịch vụ. Phần ba sẽ đi tìm hiểu cụ thể về thực trạng phát triển ngành
công nghiệp, thương mại – dịch vụ ở tỉnh Đắk Lắk và phần cuối cùng sẽ tổng hợp
các kết quả mà chuyên đề thực hiện được.
1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Công nghiệp, thương mại dịch vụ là hai trong ba ngành chính của nền kinh tế. Phát
triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Phát triển công nghiệp, thương mại
dịch vụ sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng khối lượng, chủng
loại cũng như chất lượng các hàng hóa trong nền kinh tế từ đó góp phần nâng cao
mức sống cho người dân, tạo nên sự tăng trưởng cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ mang lại nhiều lợi ích và là nhiệm
vụ tất yếu của mọi nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, việc phát triển công
nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Ở một số
nước, bên cạnh những đóng góp to lớn thì sự phát triển của công nghiệp, thương
mại và dịch vụ cũng tạo nên sự ô nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước, không khí,
đất… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng xấu
đến sản xuất nông nghiệp. Để công nghiệp, dịch vụ và thương mại phát triển bền
vững thì đòi hỏi phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại phải gắn với quy
hoạch và bảo vệ môi trường. Và để việc bảo vệ môi trường có hiệu quả đòi công
tác quy hoạch, bảo vệ môi trường phải dựa trên tình trạng phát triển của công
nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Quy hoạch, xử lý và quản lý chất thải rắn là một nhánh nhỏ trong quy hoạch và bảo
vệ môi trường. Cũng như quy hoạch và bảo vệ môi trường, để đánh giá đúng tình
trạng thu gom, xử lý chất thải rắn cũng như xây dựng các phương án quy hoạch và
2
xử lý chất thải rắn trong tương lai cũng đòi hỏi phải dựa trên căn cứ tình hình phát
triển của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Xuất phát từ yêu cầu đó,
chuyên đề đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ tỉnh
Đắk Lắk sẽ góp phần cho việc đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại
Đắk Lắk cũng như đề xuất phương án quy hoạch, xử lý và quán lý chất thải rắn
trong tương lai được chính xác hơn.
1.2 Mục tiêu chuyên đề
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2008-2012
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại – dịch vụ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2008-2012
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng để nghiên cứu các công trình nghiên cứu
có liên quan đến tình hình phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
trước đây nhằm định hướng cho việc nghiên cứu của chuyên đề.
Phương pháp chuyên gia: Được nhóm tư vấn sử dụng để đánh giá lại các kết luận
đưa ra, đảm bảo các kết luận sát với mục tiêu của chủ đề, đảm bảo tính khoa học,
tính chính xác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở bộ số liệu, thông tin có được từ các
nguồn tài liệu báo cáo sẽ sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đưa ra những kết luận
đối với các vấn đề chính sau:
- Vai trò của ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ trong nền kinh tế.
- Thực trạng phát triển của lĩnh vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2008-2012.
3
- Thực trạng phát triển của lĩnh vực thương mại – dịch vụ giai đoạn 2008-2012.
4
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm công nghiệp: Theo từ điển bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ
phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm
được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh
tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Ở Việt Nam, công nghiệp bao gồm các ngành:
- Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí.
- Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ).
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
- May mặc, đồ dụng gia đình.
- Chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết.
Khái niệm xây dựng: Trong các dự án đầu tư xây dựng, xây dựng là việc xây, tạo
dựng nên cơ sở hạ tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong
thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi
nhà quản lí hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng; giám sát bởi kỹ sư tư vấn giám
sát cùng với kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của dự án.
Phát triển công nghiệp: Được hiểu là quá trình lớn lên, tăng lên mọi mặt của ngành
công nghiệp. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mặt quy mô và đồng thời có sự hoàn
5
chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế và yếu tố chất lượng. Tỷ trọng ngành khai thác giảm,
tỷ trọng ngành chế biến tăng.
Khái niệm thương mại: Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch
vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị
nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong
hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là
người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ
phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu
hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những
sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vu
Phát triển thương mại và dịch vụ là gì: Được hiểu là quá trình lớn lên, tăng lên về
mọi mặt của ngành thương mại – dịch vụ. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mặt quy
mô đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế và yếu tố chất lượng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Tình hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam năm 2012 đạt 3.436.868 tỷ đồng.
Trong đó ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đóng vai trò chủ đạo chiếm tới
86,79%, các ngành còn lại như công nghiệp khoai khoáng; sản xuất và phân phối
điện chiếm tỷ trọng nhỏ với 12,21%.
Ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 có tốc độ tăng trưởng khá,
bình quân mỗi năm tăng 8,59%. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo
hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành khai khoáng giảm, tỷ trọng công nghiệp chế biến,
6
chế tạo tạo và các ngành khác tăng. Tỷ trọng ngành khai khoáng năm 2008 là
9,18% nhưng đến năm 2012 chỉ còn 7,79%. Tỷ trọng các ngành khác tăng từ
90,82% lên mức 92,21%. Tăng trưởng khá và cơ cấu chuyển dịch theo hướng tiến
bộ nên ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 phát triển khá.
Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam (Giá năm 2010)
Đơn vị: Giá trị: Tỷ đồng; Cơ cấu: %
Chỉ
tiêu
Tổng
Khai khoáng
Công nghiệp chế
biến, chế tạo
Sản xuất và phân
phối điện, khí
đốt, nước nóng,
hơi nước và điều
hoà không khí
Cung cấp nước;
hoạt động quản
lý và xử lý rác
thải, nước thải
Giá trị
Cơ
cấu
Giá trị
Cơ
cấu
Giá trị
Cơ
cấu
Giá trị
Cơ
cấu
2008 2.472.182 226.982
9,1
8
2.128.592
86,1
0
103.126 4,17 13.761 0,56
2009 2.681.900 247.900 9,24 2.301.721 85,82 117.100 4,37 15.179 0,57
2010 2.963.500 250.466 8,45 2.563.031
86,4
9
132.501 4,47 17.502 0,59
2011 3.233.178 255.206 7,89 2.812.507
86,9
9
146.711 4,54 18.755 0,58
2012 3.436.868 267.708 7,79 2.982.824
86,7
9
165.930 4,83 20.406 0,59
Tăng
BQ
8,59 4,21 8,80 12,63 10,35
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam
Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp liên quan đến bảo vệ
môi trường ở Việt Nam như thu gom xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm hay quản lý chất
thải… giai đoạn 2008 - 2012 cũng có sự phát triển khá. Giá trị sản xuất của ngành
này vào năm 2012 đạt 20.406 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này đạt
10,35%, hầu hết các ngành đều có mức tăng trưởng dương.
7
Bảng 1.2. Giá trị các ngành công nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2012 (Giá năm 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng
Khai thác, xử lý
và cung cấp nước
Thoát nước và xử
lý nước thải
Hoạt động thu
gom, xử lý và tiêu
huỷ rác thải; tái
chế phế liệu
Xử lý ô nhiễm và
hoạt động quản lý
chất thải khác
Giá trị Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
2008 13.761 7.635 55,48 837 6,08 5.034 36,58 364 2,64
2009 15.179 7.683 50,61 1.058 6,97 6.134 40,41 305 2,01
2010 17.502 8.933 51,04 1.232 7,04 6.992 39,95 344 1,96
2011 18.755 9.886 52,71 1.258 6,71 7.433 39,63 179 0,95
2012 20.406 11.217 54,97 1.318 6,46 7.710 37,78 161 0,79
Tăng
BQ (%)
10,35 10,10 12,02 11,25 (18,43)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam
Mặc dù bảo vệ môi trường nói chúng, quản lý chất thải rắn nói riêng là một trong
những vấn đề quan trọng luôn được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và ngành
công nghiệp bảo vệ môi trường trong những năm qua cũng có sự phát triển ấn
tượng. Tuy nhiên trước thực trạng ngành công nghiệp trong những năm qua có tốc
độ tăng trưởng cao, trình độ máy móc sản xuất công nghiệp lạc hậu nên sự phát
triển ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã và đang tạo ra nhiều tác động
tiêu cực. Lượng chất thải rắn do ngành công nghiệp thải ra hàng năm đã làm ô
nhiễm rất nhiều sông suối, ảnh hưởng đến ngành thủy sản, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân xung quanh, gây ô nhiễm rất nhiều diện tích đất nông nghiệp, làm ô
nhiễm không khí và tạo ra nhiều làng ung thư …
Tình hình phát triển thương mại – dịch vụ ở Việt Nam
Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Năm năm 2012 đạt 1.046.772 tỷ
đồng. Trong đó ngành “bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác” có tỷ trọng cao nhất với 327.348 tỷ đồng, chiếm 31,27 %. Tốc độ
8
tăng trưởng ngành thương mại – dịch vụ giai đoạn 2008-2012 đạt mức trung bình -
khá, bình quân đạt 6,62%/năm.
Bảng 1.3. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Nam (Giá năm 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
TT BQ
(%)
Tổng 810.156 863.199 925.276 988.440 1.046.772 6,62
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
243.955 262.686 283.947 306.161 327.348 7,63
Vận tải, kho bãi 55.360 60.056 65.305 69.993 73.997 7,52
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 72.661 74.328 80.788 86.858 92.929 6,34
Thông tin và truyền thông 19.608 21.014 22.732 24.373 26.559 7,88
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
100.780 109.545 118.688 127.356 134.259 7,43
Hoạt động kinh doanh bất động sản 124.925 130.333 134.774 139.545 141.062 3,08
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
26.096 27.217 28.453 30.240 32.412 5,57
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ
7.670 8.031 8.425 9.019 9.613 5,81
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ
chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà
nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo
xã hội bắt buộc
47.883 51.365 55.200 59.131 63.471 7,30
Giáo dục và đào tạo 44.306 47.215 50.495 54.149 58.135 7,03
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 20.620 22.008 23.544 25.256 27.118 7,09
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 12.907 13.925 15.052 16.094 17.211 7,46
Hoạt động dịch vụ khác 30.408 32.312 34.493 36.672 38.829 6,30
Hoạt động làm thuê các công việc
trong các hộ gia đình, sản xuất sản
phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu
dùng của hộ gia đình
2.977 3.164 3.380 3.593 3.829 6,49
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam
Cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ chuyển dịch chậm không theo hướng tiến bộ.
Tỷ trọng ngành thương nghiệp vẫn còn quá cao, chiếm 31,27% và trong 5 năm tỷ
trọng ngành thương nghiệp chỉ giảm có giảm 1,16%%. Trong tất cả các ngành con
của ngành thương mại – dịch vụ, không có ngành nào có sự thay đổi cơ cấu hơn
9
2%, câu cấu hầu hết tất cả các ngành đều ít có sự thay đổi. Tăng trưởng khá nhưng
chuyển dịch cơ cấu chậm theo hướng không bền vững chứng tỏ tình hình phát triển
ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Bảng 1.3. Cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ ở Việt Nam
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Thay
đổi
Tổng 100 100 100 100 100 -
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác
30,11 30,43 30,69 30,97 31,27 1,16
Vận tải, kho bãi 6,83 6,96 7,06 7,08 7,07 0,24
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8,97 8,61 8,73 8,79 8,88 (0,09)
Thông tin và truyền thông 2,42 2,43 2,46 2,47 2,54 0,12
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm
12,44 12,69 12,83 12,88 12,83 0,39
Hoạt động kinh doanh bất động sản 15,42 15,1 14,57 14,12 13,48 (1,94)
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
3,22 3,15 3,08 3,06 3,1 (0,12)
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ
0,95 0,93 0,91 0,91 0,92 (0,03)
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt
buộc
5,91 5,95 5,97 5,98 6,06 0,15
Giáo dục và đào tạo 5,47 5,47 5,46 5,48 5,55 0,08
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 2,55 2,55 2,54 2,56 2,59 0,04
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,59 1,61 1,63 1,63 1,64 0,05
Hoạt động dịch vụ khác 3,75 3,74 3,73 3,71 3,71 (0,04)
Hoạt động làm thuê các công việc
trong các hộ gia đình, sản xuất sản
phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng
của hộ gia đình
0,37 0,37 0,37 0,36 0,37 -
Mặc dù lượng chất thải rắn do ngành thương mại – dịch vụ thải ra môi trường
không lớn bằng ngành công nghiệp, nông nghiệp. Nhưng với tốc độ tăng trưởng
ngành cao với lại thực trạng môi trường ở Việt Nam đang có nhiều bất cập thì sự
10
phát triển của ngành thương mại – dịch vụ trong thời gian vừa qua cũng góp phần
làm tăng những tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra nhiều thách thức trong
việc quản lý nguồn chất thải rắn nó riêng và bảo vệ môi trường trong thời gian tới
nói chung.
11
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đóng góp của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong nền kinh tế
Tổng sản phẩm của toàn tỉnh Đắk Lắk năm 2012 là 63.575.000 triệu đồng. Nền sản
xuất trong tỉnh vẫn thiên về nông nghiệp, giá trị ngành nông nghiệp năm 2012 đạt
30.972.000 triệu đồng, tương ứng với 48,72% tổng giá trị. Vai trò của ngành công
nghiệp – xây dựng còn thấp, giá trị của ngành năm 2012 chỉ đạt 14.764.000 triệu
đồng, chiếm chỉ có 23,22% giá trị tổng sản phẩm.
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm và tỷ trọng các ngành của tỉnh Đắk Lắk
(Giá năm 2010)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng số
Nông nghiệp CN -XD Dịch vụ
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
2008 45.550.000 25.643.000 56,30 9.010.000 19,78 10.897.000 23,92
2009 49.711.000 27.170.000 54,66 10.135.000 20,39 12.406.000 24,96
2010 54.040.000 28.325.000 52,41 11.537.000 21,35 14.178.000 26,24
2011 59.244.000 29.798.000 50,30 13.506.000 22,80 15.940.000 26,91
2012 63.575.000 30.972.000 48,72 14.764.000 23,22 17.839.000 28,06
TTBQ 8,69 4,83 13,14 13,11
Nguồn: Niên giám thống kê
Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2008-2012 có sự thay đổi, tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm 7,85 từ mức 56,3% năm 2008 xuống còn 48,72% năm 2012. Tỷ trọng
ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 23,92% năm 2008 lên, 28,06% năm 2012. Tỷ
trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhẹ từ 19,78% năm 2008 lên 23,22%
năm 2012. Vai trò ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ ngày càng
tăng nhưng mức tăng còn chậm.
Vai trò ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại – dịch vụ tăng thể hiện cơ cấu
kinh tế tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên khi tỷ trọng hai ngành
12
này tăng lên, đặc biệt là ngành công nghiệp thì nó cũng sẽ làm lượng chất thải rắn
tăng lên gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
3.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng
Năm 2012, tỉnh Đắk Lắk có khoảng 10.386 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 91,95%. Giai đoạn 2008-
2012, trừ lĩnh vực khai khoán, tất cả các ngành còn lại đều có cơ sở được thành lập
mới, tốc độ tăng số cơ sở trong tỉnh giai đoạn này đạt bình quân 5,99%/năm, số
lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh ngày càng tăng.
Bảng 3.2. Số cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh qua các năm
Đơn vị: Cơ sở
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 TT BQ
Tổng số 8.297 8.933 8.569 9.371 10.386 5,78
Khai khoán 96 105 62 69 89 (1,87)
Chế biến, chế tạo 7.651 8.201 7.906 8.583 9550 5,70
Cung cấp nước, xử lý rác
thải, nước thải
39 44 49 52 46 4,21
Xây dựng 511 583 552 667 701 8,22
Nguồn: Niên giám thống kê
Theo số liệu thống kê năm 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt
14.044.000 triệu đồng. Trong đó ngàng xây dựng và công nghiệp chế biến là hai
ngành quan trọng nhất. Tỷ trọng ngành xây dựng chiếm 28,67% và tỷ trọng ngành
công nghiệp chế biến chiếm 51,24% trong tổng giá trị ngành. Vai trò của ngành
công nghiệp sản xuất và phân phố điện, khí đốt và nước, ngành công nghiệp khai
khoán còn thấp, tỷ trọng 2 ngành này chỉ chiếm 20,09%.
Bảng 3.3. Giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp (Giá năm 2010)
Đơn vị: Giá trị: Triệu đồng, Tỷ trọng: %
13
Chỉ tiêu Tổng số
Khai khoán Chế biến, chế tạo
Cung cấp nước,
xử lý rác thải,
nước thải
Xây dựng
Giá trị
Tỷ
trọn
g
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
2008 9.010.000 213.240 2,37 4.533.000 50,31 1.151.760 12,78 3.112.000 34,54
2009 10.135.000 235.000 2,32 5.083.000 50,15 1.268.000 12,51 3.549.000 35,02
2010 11.537.000 250.000 2,17 5.774.000 50,05 1.775.000 15,39 3.738.000 32,40
2011 13.506.000 282.000 2,09 7.155.000 52,98 2.257.000 16,71 3.812.000 28,22
2012 14.044.000 306.000 2,18 7.196.000 51,24 2.515.000 17,91 4.027.000 28,67
TTBQ 11,74 9,45 12,25 21,56 6,66
Nguồn: Niên giám thống kê
Cơ cấu ngành công nghiệp trong tỉnh giai đoạn 2008-2012 ít có sự chuyển dịch, tỷ
trọng ngành công nghiệp chế biến trong 5 năm chỉ tăng có 0,93%. Lĩnh vực có sự
thay đổi về mặt tỷ trọng là ngành xây dựng nhưng bình quân mỗi năm chỉ giảm
1,47%. Ngành công nghiệp trong tỉnh có mức tăng trưởng khá nhưng cơ cấu
chuyển dịch chậm chứng tỏ sự phát triển ngành công nghiệp trong tỉnh vẫn còn
nhiều bất cập. Sự phát triển này chắc chắn sẽ gây ra nhiều tác động đến môi trường,
làm gia tăng lượng chất thải rắn ra môi trường.
Ngành công nghiệp – xây dựng của tỉnh giai đoạn 2008-2012 có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,74%/năm. Năm có mức tăng cao
nhất là năm 2011 với tốc độ tăng trưởng là 17,97%/ năm. Năm có mức tăng trưởng
thấp nhất là 2012 với mức tăng trưởng chỉ có 3,98%năm. Mặc dù có tốc độ tăng
trưởng khá nhưng sự tăng trưởng này cũng có nhiều biến động. Năm có mức tăng
trưởng cao nhấp cao gấp 4,29 lần so với năm có mức tăng trưởng thấp nhất. Ngành
công nghiệp tăng trưởng cao sẽ đồng nghĩa với lượng chất thải rắn được tạo ra ngày
càng nhiều, lượng xả thải ra môi trường ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, tốc độ tăng
trưởng có nhiều biến động cũng tạo ra khó khăn trong việc quản lý lượng chất thải
rắn.
Bảng 3.5. Mức tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2008-2012
14
(Giá năm 2010)
Năm Giá trị (triệu đồng) Mức tăng trưởng (%)
2008 9.010.000 -
2009 10.135.000 12,49
2010 11.537.000 13,83
2011 13.506.000 17,07
2012 14.044.000 3,98
Mức tăng trưởng bình quân 11,74
Nguồn: Niên giám thống kê
Sản xuất công nghiệp (không tính ngành xây dựng) trong tỉnh chủ yếu tập trung
vào thành phố Buôn Ma Thuột với giá trị sản xuất năm 2011 là 2.517.596 triệu
đồng, chiếm 59,03 % tổng giá trị toàn tỉnh. Hai huyện có giá trị ngành công nghiệp
lớn tiếp theo là huyện Ea Kar và Ea Hleo với tỷ trọng của từng huyện lần lược là
11,12% và 9,63%. Các huyện Cư Kuin, Ea Súp là những huyện có giá trị sản xuất
công nghiệp thấp nhất với tỷ trọng của từng huyện chưa tới 1%. Sản xuất công
nghiệp trong tỉnh có sự phân bố không đồng đều về mặt không gian, tập trung chủ
yếu ở thành phố Buôn Mê thuộc và huyện Ea Kar, huyện Ea Hleo. Điều này chứng
tỏ lượng chất thải rắn do sản xuất công nghiệp thải ra cũng tập trung chủ yếu ở Tp.
BMT và hai huyện được nêu trên. Lượng chất thải rắn do ngành công nghiệp thải ra
ở các huyện khác ít.
15
Bảng 3.7. Giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp phân theo địa lý năm 2011
(Giá năm 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
Huyện, TP Giá trị Tỷ trọng (%)
Tổng 4.264.669 100,00
Tp. BMT 2.517.596 59,03
Ea Hleo 410.739 9,63
Ea Súp 40.456 0,95
Krông Năng 68.652 1,61
Krông Búk 25.999 0,61
Buôn Đôn 49.175 1,15
Cư Mgar 99.043 2,32
Ea Kar 474.081 11,12
M Drắk 47.538 1,11
Krông Pắc 208.896 4,90
Krông Bông 79.287 1,86
Krông Ana 105.109 2,46
Lăk 61.415 1,44
Cư Kuin 33.297 0,78
TX Buôn Hồ 43.386 1,02
Nguồn: Niên giám thống kê
Sự phân bố ngành công nghiệp trong tỉnh chủ yếu tập trung vào Tp.BMT và sự
chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo không gian giai đoạn 2008-2011 càng
làm vấn đề này trầm trọng hơn. Tỷ trọng ngành công nghiệp ở Tp. BMT giai đoạn
2008-2011 tăng thêm 7,69% từ mức 51,34% năm 2008 lên 59,03% năm 2011. Tỷ
trọng công nghiệp ở hầu hết các huyện khác đều giảm, trong đó giảm nhiều nhất là
huyện Ea hleo với mức giảm là 2,48%, tiếp đến là huyện Ea kar với mức giảm là
2,32%. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung vào Tp.BMT
sẽ làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn tại địa bàn, gây nhiều thách thức
cho việc quản lý lượng chất thải rắn hiện tại và trong tương lai.
16
Bảng 3.8. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo địa lý giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: %
Huyện, TP 2008 2009 2010 2011 Thay đổi
Tp. BMT 51,34 53,52 54,73 59,03 7,69
Ea Hleo 12,11 10,03 11,29 9,63 -2,48
Ea Súp 1,1 1,19 1,2 0,95 -0,15
Krông Năng 1,62 1,6 1,45 1,61 -0,01
Krông Búk 0,42 0,49 0,66 0,61 0,19
Buôn Đôn 1,17 1,58 1,29 1,15 -0,02
Cư Mgar 3,31 2,95 2,81 2,32 -0,99
Ea Kar 13,44 13,4 11,73 11,12 -2,32
M Drắk 1,49 1,35 1,16 1,11 -0,38
Krông Pắc 4,79 4,99 5,72 4,9 0,11
Krông Bông 2,31 2,12 1,82 1,86 -0,45
Krông Ana 3,7 3,3 2,99 2,46 -1,24
Lăk 1,54 1,7 1,52 1,44 -0,1
Cư Kuin 0,94 0,91 0,84 0,78 -0,16
TX Buôn Hồ 0,72 0,87 0,78 1,02 0,3
Nguồn: Niên giám thống kê
3.3 Thực trạng phát triển ngành thương mại và dịch vụ
Năm 2012, ngành thương mại – dịch vụ trong tỉnh có 69.396 số cơ sở hoạt động,
trong đó chủ yếu là các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, và xe có động
cơ với tỷ trọng chiếm 53,04%. Năm 2008 số cơ sở hoạt động trong ngành là
52.852 cơ sở nhưng chỉ số này đến năm 2012 đã là 69.396 cơ sở, tốc độ tăng bình
quân mỗi năm đạt 7,05 %, số lượng cơ sở trong ngành ngày càng tăng.
17
Bảng 3.9. Số cơ sở trong ngành thương mại – dịch vụ qua các năm
Đơn vị: Số cơ sở
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 TTBQ
Tổng 52.852 56.455 56.891 59.077 69.396 7,05
Bán buôn, và xe có động cơ 26.359 31.297 31.539 32.598 36.811 8,71
Vận tải kho bãi 1.393 2.023 1.979 2.026 2.047 10,11
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6.436 7.581 7.663 7.518 10.592 13,26
Thông tin và truyền thông 461 503 481 443 493 1,72
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm
93 110 182 189 174 16,86
Hoạt động kinh doanh bất động
sản
600 671 1.473 1.706 1.941 34,13
Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ
227 257 308 325 326 9,52
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
287 320 408 421 521 16,04
Giáo dục và đào tạo 91 98 147 155 429 47,28
Y tế hoạt động trợ giúp xã hội 250 267 239 248 357 9,28
Nghệ thuật và vui chơi giải trí 437 506 519 545 729 13,63
Hoạt động dịch vụ khác 3.585 3.617 3.382 3.530 4.586 6,35
Nguồn: Niên giám thống kê
Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ toàn tỉnh năm 2012 đạt 17.839.000
triệu đồng, trong đó “bán buôn, và xe có động cơ” là ngành có giá trị lớn nhất.
Giá trị ngành “bán buôn, và xe có động cơ” đạt 5.804.000 triệu đồng chiếm
32,58% trong tổng giá trị ngành thương mại – dịch vụ. Ngành chiếm tỷ trọng nhỏ
nhất là hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với giá trị sản xuất chỉ là 91.000
triệu đồng, chiếm chỉ 0,51%.
18