Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã đồng xoài tỉnh bình phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.09 KB, 117 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy i MSSV:107108074
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TP. HỒ CHÍ MINH
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & CN SINH HỌC




NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thúy
MSSV: …107108074…… Lớp :……07DMT2………… Khóa: 2007-2011
2. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020”
3. Họ và tên CB hướng dẫn: Th.S Tô Thị Hằng
4. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 01/07/2011
5. Nhiệm vụ Luận văn tốt nghiệp: Tiến hành thu thập và phân tích mẫu t
ại một số
khu vực trọng điểm thị xã Đồng Xoài để đánh giá chất lượng không khí hiện tại,
tìm nguồn phát sinh gây ô nhiễm và đề xuất biện pháp, chương trình dự án để
kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020.
6. Ngày nộp đồ án: ngày 12/07/2011.


GVHD SVTH




Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy ii MSSV:107108074
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Kim Thúy. MSSV: 107108074.
Hiện đang là sinh viên lớp 07DMT2, khoa : Môi trường và Công nghệ sinh học,
trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và
đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình
Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của bản thân, nh
ững số liệu, tài liệu trong Luận văn được thu
thập một cách trung thực và có cơ sở, có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Bộ Giáo dục - Đào tạo
và trước pháp luật.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2011
Sinh viên









Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy iii MSSV:107108074
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ,
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Tô Thị Hằng đã tận
tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã chỉ bả
o và góp ý rất
nhiệt tình, cũng như đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh nghiệm thực tế.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị công ty tư vấn và thẩm định Môi trường
Vinacontrol đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này tốt nhất
trong khả năng có thể.
Em cũng xin gởi lời cảm ơ
n đến các thầy cô trong khoa Môi Trường đã tạo điều
kiện, giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong
suốt những năm học vừa qua. Những kiến thức được học đã giúp em rất nhiều trong
việc hoàn thành tốt luận văn này và sẽ là tài sản vô giá giúp em vững bước trên con
đường tương lai.
Một lời cảm ơn chân thành xin dành cho các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài
nguyên & Môi trường, Ủy ban nhân dân thị xã Đồ
ng Xoài; là những người luôn
nhiệt tình giúp đỡ để thu thập thông tin cần thiết trong suốt thời gian em hoàn thành
luạn văn tốt nghiệp của mình.
Xin gởi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu,
thông tin và trao đổi kiến thức.
Cuối cùng, xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy iv MSSV:107108074
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
MỤC LỤC iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
2.1 Ngoài nước 2
2.2 Trong nước 3
3.Mục đích nghiên cứu 5
4.Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
5. Ph
ương pháp nghiên cứu 6
6. Các kết quả đạt được của đề tài 6
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI 8
1.1 Điều kiện tự nhiên 8
1.1.1. Vị trí địa lý 8
1.1.2. Đặc điểm địa hình 9
1.1.3. Đặc điểm địa chất 10
1.1.4.
Đặc điểm khí hậu 11
1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn 16
1.2 Các nguồn tài nguyên 17
1.2.1 Tài nguyên đất 17
1.2.2 Tài nguyên nước 19
1.2.3 Tài nguyên rừng 21
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản 21
1.2.5 Tài nguyên nhân văn 21
1.3 Thực trạng môi trường 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng

Nguyễn Thị Kim Thúy v MSSV:107108074
2.1.6 Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học 17
1.4 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 23
1.4.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 25
1.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 28
1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 30
1.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
Chương 2: HI
ỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI 34
2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài 34
2.1.1 Nguồn tự nhiên 34
2.1.2 Nguồn thải nhân tạo 34
2.2 Hành vi và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí 47
2.2.1 Lưu huỳnh đioxit (SO
2
) 47
2.2.2 Cacbon oxit (CO) 48
2.2.3 Ôxit nitơ (NO
x
) 49
2.2.4 Bụi 50
2.2.5 Các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) 50
2.2.6 Khí Cacbondioxit (CO
2
) 52
2.3 Đánh giá chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài 53
2.4.1Đánh giá hàm lượng bụi 56
2.4.2 Đánh giá hàm lượng SO
2

58
2.4.3 Đánh giá hàm lượng NO
2
60
2.4.3 Đánh giá hàm lượng CO 61
Chương 3: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ
XÃ ĐỒNG XOÀI 63
3.1 Dự đoán dân số thị xã Đồng Xoài 63
3.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động dân cư 64
3.3 Dự báo khí thải từ hoạt động giao thông vận tải 66
3.4 Dự báo khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp 69
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy vi MSSV:107108074
Chương 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 71
4.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết. 71
4.1.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết giai
đoạn 2011-2015 71
4.1.2 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ư
u tiên giải quyết giai
đoạn 2016 - 2020 75
4.2 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 79
4.2.1 Các giải pháp chung cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm 79
4.2.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề do hoạt động giao thông vận tải 83
4.2.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động các khu công nghiệp, các cơ
sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp 90
4.3 Đề xuất một số chương trình, dự án nhằm gi
ảm thiểu ô nhiễm không khí 96
4.3.1 Đề xuất một số dự án và thời gian thực hiện 96
4.3.2 Đánh giá tính khả thi của dự án 97

4.3.3 Các dự án cụ thể 98
PHẦN KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105









Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy vii MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên
CO Cacbon monoxide
CO
2
Cacbon dioxit
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
C
m
H
n
Các hợp chất hidrocacbon
DO (dầu diesel) Sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm
giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn
DTTN Diện tích tự nhiên
FO (Fuel Oil) Dầu thô chưa chưng cất

KH & KT Khoa học và kỹ thuật
NO
2
Nitơ diôxit
NO
x
Các oxit nitơ
SO
x
Các oxit lưu huỳnh
SO
2
Lưu huỳnh dioxit
STT Số thứ tự
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
VOCs Thành phần các chất hữu cơ dễ bay hơi






Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy viii MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê diện tích theo địa hình 9
Bảng 1.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 12

Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 13
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 14
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 15
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất 2000-2005-2009 (theo giá cố định 1994) 24
Bảng 1.7: Đặc điểm dân số qua các năm 28
B
ảng 2.1: Chất lượng không khí tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành, phường Tân
Thiện 35
Bảng 2.2: Kết quả phân tích môi trường không khí của DNTN Phú Xuân, phường Tân
Xuân 37
Bảng 2.3: Kết quả phân tích môi trường không khí của Công ty TNHH chế biến gỗ Hải
Ngân, xã Tiến Thành 39
Bảng 2.4: Kết quả phân tích môi trường không khí xưởng phân bón Bromix thị xã Đồng
Xoài 41
Bảng 2.5: Các ảnh hưởng tới sức khỏe của CO 49
Bảng 2.6: Một số các VOCs
đáng quan tâm trong việc hạn chế để kiểm soát ô nhiễm
không khí 51
Bảng 2.7: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa mưa 54
Bảng 2.8: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa khô 55
Bảng 2.9: Các vị trí lấy mẫu tiêu biểu tại thị xã Đồng Xoài 56
Bảng 3.1: Dự báo dân số qua các năm 64
Bảng 3.2: Kết quả tính toán hệ số ô nhiễm do khí thải sinh hoạt 64
Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm khí thải sinh hoạt tạ
i các khu dân cư thị xã Đồng Xoài 65
Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển vận tải thị xã Đồng Xoài đến năm 2020 66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy ix MSSV:107108074
Bảng 3.5: Lượng xe khách và xe tải qua các năm 67
Bảng 3.6: Hệ số ô nhiễm không khí do WHO và dự án VIE/95/053 thiết lập 67

Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã
Đồng Xoài (tính trong phạm vi 1km) 68
Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã
Đồng Xoài vào năm 2015, 2020 68
Bảng 3.9: Tổng tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải 69
Bảng 3.10: D
ự báo tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp thị xã
Đồng Xoài năm 2020 70
Bảng 4.1: Đánh giá mức độ tác động 71
Bảng 4.2: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2011-
2016 72
Bảng 4.3: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2016-
2020 76
Bảng 4.4: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016 73
Bảng 4.5: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016 77
Bảng 4.6: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh 83
Bảng 4.7: Thời gian thực hiện dự án 96
Bảng 4.8: Đánh giá tính khả thi thực hiện dự án 97






Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy x MSSV:107108074
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài 8
Biểu đồ 2.1: Nồng độ bụi trong không khí thị xã Đồng Xoài 57
Biểu đồ 2.2: Nồng độ SO

2
trong không khí thị xã Đồng Xoài 58
Biểu đồ 2.3: Nồng độ NO
2
trong không khí thị xã Đồng Xoài 60
Biểu đồ 2.4: Nồng độ CO trong không khí thị xã Đồng Xoài 61
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 1 MSSV:107108074
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh
khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày
thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu
kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạ
o
nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh
Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây
nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về
kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng
Xoài, có thể di chuyển dễ
dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn
Campuchia.
Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển
nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.
Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm
ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô
thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích

tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình
Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km
2
, gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh.
Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí
ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 2 MSSV:107108074
Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều
khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo
khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất.
Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một
biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển
kinh tế của Đồng Xoài trong nh
ững năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm
ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói
riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao
su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai,
các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009)
thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễ
m môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô
nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và
định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với
quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ
môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề
tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô
nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Ngoài nước
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển kinh kế và khoa học công
nghệ của các nước đã làm cho môi trường không khí toàn cầu bị ảnh hưởng khá
mạnh mẽ.
Đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai hạn hán ở một số nước
(Philipin, Thái Lan, Mỹ…), vấn đề mưa axít, suy giảm tầng ôzôn… Để khắc phục
hậu quả này các nước trên thế giới đã cùng nhau vạch ra những kế hoạch thực thi
để bảo vệ môi trường không khí.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 3 MSSV:107108074
Tại hội nghị liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển
kinh tế (2003), các quốc gia đã cùng thống nhất đi đến một kế hoạch chung là
hướng đến phát triển môi trường bền vững, trong đó có môi trường không khí.
Trong 158 nước tham gia vào hội nghị này thì có 84 nước (chiếm 54%) đã đề ra cho
mình ít nhất một kế hoạch môi trường không khí, một tỉ lệ lớn hơn nhi
ều so với 3
năm trước đó. [2]
Theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có được một môi
trường không khí bền vững không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào mà
còn là mối quan tâm đặc biệt của quốc tế. Bằng việc chú ý và kết hợp các nhân tố
môi trường với quá trình thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và các chiến
lược kinh tế, nhiều quốc gia sẽ đạt được những thành tựu lớ
n. [2]
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) khuyến cáo một môi trường
khỏe mạnh và bền vững (trong đó có môi trường không khí) là một tài sản vô giá
của quốc gia và khi nó bị xâm hại, những người nghèo nhất chính là những người
hứng chịu nhiều nhất. [2]

Cũng theo UNDP điều cần nhất là các quốc gia phải đề ra nguyên tắc chung về
môi trường bền vững mà môi trường không khí là thành phần quan trọng,và rồi lập
kế hoạch phát triển kinh tế dự
a vào các điều kiện tự nhiên của bản thân đất nước họ.
[2]
Dựa vào những kế hoạch của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường không khí nói riêng trên thế giới là kinh nghiệm và cơ sở khoa
học bổ ích cho việc tiếp cận và lập ra các biện pháp kiểm soát môi trường không khí
phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế của từng quốc gia, từng địa phươ
ng.
2.2 Trong nước
Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí và Quy hoạch môi trường không khí ở
Việt Nam đang là hai chương trình phát triển được các Bộ, ngành quan tâm, đặc biệt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 4 MSSV:107108074
là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường…, thu hút được nhiều
sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ và nhiều các cá nhân đầu tư công
sức nghiên cứu. Trong đó, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường không khí là
một hành động cụ thể bám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra nhằm hạn chế
tối đa những rủi ro của môi trường không khí và đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời gian qua Cục Môi trường và một số địa phương đã đầu tư nghiên
cứu kế hoạch môi trường (trong đó có môi trường không khí) và cả phương pháp áp
dụng cho các dự án cụ thể. Các cơ quan quản lý môi trường cấp cao nhất của nước
ta cũng nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch
bảo vệ môi trường thể hiện thông qua các văn bản pháp quy về môi trường
được
ban hành: Chiến lược bảo tồn quốc gia năm (1996), Kế hoạch hành động quốc gia
về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (1991), Kế hoạch hành
động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000 (1995), Kế hoạch hành động
quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005, kế hoạch hành động đa dạng sinh học

(1995), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướ
ng đến năm
2020, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010… Hiện nay, theo quan
điểm của các nhà làm công tác bảo vệ môi trường của nước ta, các ưu tiên về môi
trường không khí phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của quốc gia,
ngành và địa phương. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên được xem là những
tiêu chí để xác định các ưu tiên phát triển quốc gia và sẽ là những chính sách bao
trùm trong chiến lượ
c GEF (Quỹ Môi Trường thế giới). Các chính sách then chốt
trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành hiện tại thể hiện các ưu tiên
và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của GEF.
Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ
Long… đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nói chung và bước đầu đã đi vào
thực hiện sơ bộ các dự án. Các thị xã, huyệ
n đang đầu tư phát triển thành đô thị hiện
đại văn minh cũng bước đầu tiến hành thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 5 MSSV:107108074
(đất, nước, không khí) như huyện Đức Phổ tỉnh Quãng Ngãi và một số huyện, thị
khác trong cả nước. [2]
Đối với các địa phương khác, vấn đề hiện trạng môi trường và đề xuất biện
pháp bảo vệ môi trường nói chung đã được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đặt mục tiêu phát triển thành một
quốc gia công nghiệp vào nă
m 2020. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An,
Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác đã xây dựng các biện pháp cũng
như chiến lược bảo vệ môi trường không khí từ cấp huyện đến tỉnh. Hiện nay, các
biện pháp đó đang được triển khai và phát huy tác dụng khá tốt trong công tác bảo
vệ môi trường không khí.
Ở Bình Phước, vấn đề bảo vệ môi trường không khí đã được nhắc đến trong rất

nhiề
u chương trình, hội thảo, dự án như “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, “ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm
tỉnh Bình Phước (2005-2009). Trong báo cáo hiện trạng môi trường của toàn tỉnh
Bình Phước, khu vực thị xã Đồng Xoài được đề cập chỉ mang tính khái quát về hiện
trạng môi trường không khí, đề ra biện pháp chung để kiểm soát ô nhiễm môi
trường, chưa cụ th
ể ở từng môi trường trên địa bàn của toàn thị xã Đồng Xoài.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng
Xoài.
- Đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thị xã
Đồng Xoài đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 6 MSSV:107108074
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày dựa trên kết quả khảo sát thực địa, xác định các cơ sở sản xuất và
phân chia thành nhóm ngành; các trục giao thông chính, khu vực dịch vụ có tiềm
năng gây ô nhiễm không khí. Tiến hành lấy mẫu và phân tích khí thải. Đánh giá
mức độ ô nhiễm không khí hiện tại.
- Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân
sinh, hoạt động công nghiệp đến nă
m 2020.
- Xác định các vấn đề ưu tiên thực hiện bảo vệ môi trường không khí:
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2015.
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2016-2020.

- Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến nguồn phát sinh ô nhiễm không
khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý khí thải của các
cơ sở sản xuất, các nhà máy trong các khu công nghiệp của thị xã Đồng Xoài.
- Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được, các kết quả phân tích mẫu.
- Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan đến
vấn đề môi trường không khí.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
Đánh gía được hiệ
n trạng môi trường không khí thời điểm hiện tại, tìm ra các
nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và có biện pháp ngăn chặn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 7 MSSV:107108074
phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Đồng Xoài từ nay đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về thị xã Đồng Xoài
Chương II: Hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương III: Dự báo ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương IV: Đề xuất biện pháp kiểm soát môi trườ
ng không khí thị xã Đồng
Xoài nói riêng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020













Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 8 MSSV:107108074
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tự nhiên
là 16.769,83 ha, gần bằng 2,44% diện tích của cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng
0,05% diện tích toàn quốc. Toàn thị xã được chia làm 05 phường và 03 xã (theo NĐ
số 49/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007 thành lập phường mới trên cơ sở chia tách
phường Tân Xuân). Trung tâm thị xã đặt tại phường Tân Phú.
Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài
6%
2%
15%
33%
30%
6%
3%
5%
Phường Tân Phú
Phường Tân Đồng
Phường Tân Bình

Phường Tân Xuân
Phường Tân Thiện
Xã Ti ến Thành
Xã Tâ n Th àn h
Xã Ti ến Hưng

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
Phía Đông, Nam, Bắc: giáp huyện Đồng Phú
Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây: giáp huyện Chơn Thành
Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía nam,
có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Đông-Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 9 MSSV:107108074
khoảng 100km về phía Bắc; là một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí
chiến lược.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Tuy là khu vực miền đồi núi, nhưng Đồng Xoài có địa hình tương đối bằng, rất
thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Thống kê diện tích theo địa hình cho thấy: độ dốc rất thuận lợi cho sử dụng đất,
trong đó địa hình <3
o
có 10.228,32 ha (60,99% diện tích tự nhiên), độ dốc 3-8
o

4.757,38 ha (28,37%), độ dốc 8-15
o
có 1,237,44 ha (7,59%). [16]
Bảng 1.1 Thống kê diện tích theo địa hình

Diện tích ST
T
Cấp độ dốc-Địa hình
(ha) (%)
Định hướng sử dụng đất
nông nghiệp
1 Ít dốc (<3
o
) 10.228,32 60,99 Thích hợp trồng cây lâu
năm và hàng năm.
2 Ít dốc đến dốc nhẹ (3-8
o
) 4.757,38 28,37 Thích hợp trồng cây lâu
năm và các cây trồng sản
xuất nông nghiệp khác.
3 Dốc trung bình(8-15
o
) 1,237,44 7,59 Thích hợp trồng cây lâu
năm.
4 Sông suối, ao hồ 510,24 3,04
Tổng diện tích 16.769,83 100
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thị xã Đồng Xoài

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 10 MSSV:107108074
1.1.3. Đặc điểm địa chất
Thị xã Đồng Xoài có 3 loại mẫu chất, đá mẹ hình thành đất là đá bazan, đá
phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và được phân bố thành 3 khối tập trung [16]:
(1) Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng thích
hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan trọng:

Đá bazan bao phủ khoảng 3.488,37 ha, chiếm 20,80 % diện tích lãnh thổ, phân bố
tập trung thành khối ở phía Bắc Th
ị xã; ở xã Tiến Thành, phường Tân Phú và
phường Tân Đồng.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxit sắt cao (10-11%), oxit magiê
từ 7-10 %, oxit canxi từ 8-10%, oxit photpho từ 0,5-0,8 %, hàm lượng natri cao hơn
kali một ít. Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm
đã phát trển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30 mét, có nơi dày 40-50
mét và có màu nâu đỏ rực rỡ.
Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols), các đất này có
chất lượng cao nhất trong các loại đấ
t đồi núi ở nước ta. Đá bazan trong thị xã còn
là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao.
(2) Đá phiến sét: trên địa bàn thị xã đá phiến sét có diện tích là 2.136,61 ha,
chiếm 12,74% diện tích toàn thị xã; phân bố thành khối chạy dọc phía Đông thị xã
từ phía Bắc xuống phía Nam, nó có ở các xã Tiến Hưng, phường Tân Xuân, phường
Tân Đồng. Khối đá này thường có địa hình tương đối dốc, chia cắt mạnh. Nó hình
thành ra nhóm đất
đỏ vàng, tầng đất thường mỏng và rất mỏng, chất lượng đất kém.
(3) Mẫu đất phù sa cổ: mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ phần lớn
diện tích tự nhiên thị xã chiếm khoảng 62,58 % diện tích lãnh thổ (khoảng
10.540,53 ha). Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của nó màu nâu
vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có
cấp hạt cát là chủ y
ếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 11 MSSV:107108074
thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới
gió mùa, mưa lớn và tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có
hoạt tính thấp. Phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và

nhóm đất xám (Acrisols).
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Đồng Xoài thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt
đới gió mùa cận xích, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có
màu đông lạnh.
Khí hậu tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêng mang đặc thù
khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau:
- Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa.
- Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ
tương tác với cảnh quan địa hình.
- Diễ
n thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
1.1.4.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa
các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học
trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển càng
nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổ
i quá trình bay hơi các chất gây
mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe của nhân dân sinh sống trong
khu vực.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 12 MSSV:107108074
Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
2008 2009
Cả năm 26,6 26,7
Tháng 1 26,7 24,4
Tháng 2 26,4 26,5

Tháng 3 27 27,9
Tháng 4 28,3 27,7
Tháng 5 26,9 27,2
Tháng 6 27,3 27,2
Tháng 7 26,8 26,4
Tháng 8 26,4 27,5
Tháng 9 26 25,9
Tháng 10 26,6 26,1
Tháng 11 25,4 26,9
Tháng 12 25,6 26,2
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2009)
1.1.4.2 Số giờ nắng
Số giờ nắng biểu thị khả năng cung cấp năng lượng mặt trời cho mặt đất, tăng
cường chu trình Cacbon cho thực vật. Xét về mặt môi trường, số giờ nắng cao góp
phần phát tán và chuyển hóa mạnh các chất ô nhiễm trong môi trường tự nhiên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 13 MSSV:107108074
Tại trạm Đồng Xoài, tổng số giờ nắng trong năm 2009 khoảng 2.543 giờ. Số
giờ nắng bình quân trong ngày là từ 6,2-6,6 giờ, thời gian nắng nhiều nhất vào các
tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào các tháng 7,8,9.
Bảng 1.3 : Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 263,4 267 261 222 249
2 220,1 253 241 226 217
3 213,9 239 247 263 265
4 208,9 242 224 251 211
5 205,7 190 204 182 201
6 164,7 145 202 210 197
7 140,1 173 132 188 164
8 121,8 138 152 181 209

9 156.9 171 117 130 131
10 108,5 267 193 207 201
11 196,9 261 185 177 226
12 208,6 260 145 199 272
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2005-2009)


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 14 MSSV:107108074
1.1.4.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm 2009 từ 81%.
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 78,0 67 67 72 69
2 76,0 67 70 67 81
3 77,0 70 66 73 79
4 81,0 70 67 78 82
5 86,0 79 79 85 84
6 88,0 87 83 85 84
7 90,0 86 88 84 87
8 91,0 89 88 86 83
9 90,0 86 89 89 88
10 93,0 76 84 86 87
11 82,0 71 82 85 77
12 78,0 67 77 78 73
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước (2005-2009)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Tô Thị Hằng
Nguyễn Thị Kim Thúy 15 MSSV:107108074
1.1.4.4 Độ bốc hơi
Theo số liệu tại trạm Đồng Xoài lượng bốc hơi hằng năm khá cao từ 1113-1447

mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào khoảng tháng 2,3,4. Do chế
độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa
khô khá lớn.
1.1.4.5 Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất trong không khí và pha loãng các chất ô
nhiễm trong nước. Mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặ
t đất xuống
các nguồn nước. Lượng mưa ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống của nhân
dân. Lượng mưa bình quân năm 2009 tương đối cao (2.905 mm), nhưng phân hóa
theo mùa tạo ra hai mùa rất trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc
hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64-67% tổng l
ượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất
cao.
- Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung,
lượng mưa trong 06 tháng này chiếm khoảng 85-90% lượng mưa cả năm

Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009
1 103,4 7 0 0,3 4,7
2 55 0 0 58,4 66,9
3 47,1 77 62,6 99,1 64,5

×