Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Các giải pháp hạn chế nguồn thải độc chất CO2 vào môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC
THẢO LUẬN NHÓM ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
Chủ đề: Các giải pháp hạn chế nguồn thải độc chất
CO2 vào môi trường

Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Nội dung
1. Giới thiệu chung
2. Nguồn gốc
3. Ảnh hưởng
4. Giải pháp
5. Kết luận
1. Giới thiệu chung về CO2
Cacbonic là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí
quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử C và hai nguyên tử O. Khí
cacbonic có thể tồn tại ở trạng thái khí, lỏng, rắn. Khí cacbonic là một loại
khí phổ biến trong tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình cháy, hô hấp.
Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
*Tính chất:
- CO2 là khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hóa lỏng do
nén, tỉ trọng d=1,53, nhiệt độ sôi Ts=-78oC.
- Ở nhiệt độ dưới -78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh thể màu
trắng gọi là băng khô. Điôxít cacbon lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên
5,1 barơ; ở diều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí
sang rắn hay ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa.
2. Nguồn gốc

Nguồn ô nhiễm tự nhiên:


Từ hoạt động hô hấp của động vật, quang hợp của thực vật.

Sự phân hủy xác sinh vật: phát thải ra các khí.

Núi lửa phun trào: phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói
bụi giàu CO2.

Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ do quá trình tự nhiên
xảy ra cũng làm sinh ra nhiều bụi và khí.
Nguồn gốc ô nhiễm nhân tạo
- Khí thải công nghiệp khai khoáng,
luyện kim,
- Hoạt động giao thông vận tải do quá
trình đốt nhiên liệu động cơ
-Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra 1
lượng CO2 rất lớn bằng khoảng 80%
lượng khí CO2 được tạo ra từ hoạt động
của con người.
- Hoạt động sinh hoạt: đun nấu,
- Chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ,
lấy đất trồng trọt, chăn nuôi hay xây
dựng công trình thì tạo ra khoảng
25% khí C vào bầu khí quyển chủ
yếu là CO2.
- Dân số tăng quá nhanh cùng với
quá trình CNH – ĐTH cũng góp phần
đưa vào bầu khí quyển 1 lượng CO2
khá lớn.

Hiện trạng


Nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức an toàn là 350 ppm quan trắc được trong năm 1988, kề từ đó nồng độ
CO2 liên tục tăng cho tới nay. Với nồng độ này trong tháng Tư, đây là tháng đầu tiên có nồng độ CO2 trung
bình vượt mức kỷ lục 400 ppm so với hàng triệu năm về trước
Hình: Biểu đồ diễn biến nồng độ CO2 từ 1958 đến 2014 (Nguồn: NOAA)
3.1.Tác động tích cực
3.2.Tác động tiêu cực

Đối với con người

Đối với động thực vật

Đối với môi trường
3. Ảnh hưởng
CO2 trong không khí chiếm tỉ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm
hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật.
Khí CO2 có vai trò quan trọng đối với quá trình quang hợp của cây xanh:
CO2 trong không khí là nguồn cung cấp C cho quang hợp. Nồng độ CO2
trong không khí quyết định vận tốc của quang hợp.
Khí CO2 không duy trì sự sống và sự cháy:
Lợi dụng tính chất này người ta sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy, nén
khí CO2 vào các chất lỏng dễ bắt lửa để bảo quản chúng.
Khí CO2 có vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ trên bề mặt Trái
Đất nhờ vào hiệu ứng nhà kính mà nó gây ra.
3.1.Tác động tích cực
Chính nhờ khí này mà trái đất mới thoát khỏi tình trạng băng hà thời
nguyên thủy và có được nền nhiệt độ như ngày nay cho con người và
các loài sinh vật sinh sống.
Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của 1
nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi mặt trời chiếu vào. Nhờ vào

sức ấm này mà cây có thể ra hoa, đâm trồi và kết trái sớm hơn.
Băng khô là 1 dạng rắn của khí CO2, có khá nhiều ứng dụng
được sử dụng rộng rãi

Làm lạnh : thực phẩm, các mẫu sinh học

Sản xuất “sương mù băng khô” để tạo các
hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí điôxít
cacbon lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.

Tăng gây mưa từ các đám mây hay làm
giảm độ dày của mây nhờ sự kết tinh nước
trong mây.

Sản xuất khí điôxít cacbon là nhiên liệu cho
máy bay.

Phục hồi chi tiết: Các ống lót trục bằng đồng
thau hay kim loại khác được cho vào băng
khô để làm chúng co lại sao cho chúng sẽ
khớp với kích thước trong của lỗ trục. Khi các
ống lót này ấm trở lại, chúng nở ra và trở nên
cực kỳ khít khao.
3.2. Tác động tiêu cực
a. Đối với con người
Nếu nồng độ khí CO2 lên tới 50-60 ml/m3 sẽ làm ngừng hô
hấp sau 30-60 phút.
Bảng : Ảnh hưởng nồng độ CO 2 trong môi trường không khí
lên sức khỏe con người
Nồng độ (%) Tác hại

0,5 Khó chịu về hô hấp
1,5 Không thể làm việc được
3-6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng
8-10 Nhức đầu, rối loạn thị giác, mất tri giác, ngạt thở
10-30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
35 Chết người
- Gây độc hại cho cây, làm tăng trưởng quá trình đồng hóa dẫn đến tăng sinh
trưởng.
- Sự gia tăng khí CO2 làm giảm sự tổng hợp protein( được cấu tạo từ
C,H,N,O).

Với động vật
- Côn trùng ăn protein thực vật có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng, côn trùng sẽ
có tỉ lệ chết tăng lên, kéo theo sự sụp đổ của 1 số hệ sinh thái.
- Loài rệp hại cây có xu hướng sinh sản nhanh hơn từ 10-15% trong môi
trường giàu khí CO2 và sự lan truyền của loài rệp có thể đe dọa thực vật, tới
mức gây ra tai họa cho mùa màng thu hoạch.
- Loài động vật có vú ăn cỏ cũng bị ảnh hưởng do sự giảm hàm lượng protein
thực vật: sự tiêu hóa chậm hơn, con vật biếng ăn đi và tăng trọng chậm
b. Đối với động vật và thực vật

Với thực vật
c. Đối với môi trường
- Gây hiệu ứng nhà kính
-> Thay đổi khí hậu toàn cầu
-> Thiên tai
-> Tăng số lượng mây bao phủ
xung quanh trái đất
-> Băng tan, nước biển dâng
<-Phá hủy hệ sinh thái

Hình: San hô bị tẩy trắng do nước biển dâng lên
4.1. Biện pháp quy hoạch và quản lý

Quy hoạch khu sản xuất nằm ở khu dân cư, các
công ty nằm ngoài và trong khu công nghiệp để kế
hoạch quản lý tốt môi trường.

Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn
trong thành phố.

Ngoài ra biện pháp giáo dục ý thức sản xuất sạch và
bảo vệ môi trường cho công nhân và chủ doanh
nghiệp.

Kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt
động thu công xây dựng.
Các biện pháp giảm thiểu nguồn phát thải khí CO2
4.2. Biện pháp chế tài
- Cần xử phạt nghiêm minh và khắt khe hơn đối với các cơ
sở sản xuất không có hệ thống xử lí nước thải và khí thải
để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Quyết định đóng cửa cơ sở sản xuất hay di rời ra khỏi
khu vực khi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4.3. Biện pháp kỹ thuật
- Thay đổi máy móc đã lỗi thời và tiêu tốn nhiên liệu.
- Thường xuyên kiểm tra định kì máy móc để nâng cao
hiệu quả làm việc.
- Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị.
4.4. Áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn
- Quản lý nội vi tốt: cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích

hợp,cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
- Thay thế nguyên vật liệu: là việc thay thế các nguyên vật liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu
còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất
sử dụng cao hơn.
- Tối ưu hóa quá trình sản xuất
- Bổ sung thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt
- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
- Thay đổi công nghệ: chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có
thể làm giảm lượng tiêu thụ tài nguyên và giảm lượng chất thải.
4.5. Giảm phát thải khí bằng phương án lâm sinh

Bên cạnh việc tăng cường
trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, cần phải
hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng bởi thực vật hấp
thụ CO2 trong quá trình sinh
trưởng và phát triển làm
giảm đáng kể nồng độ loại
khí này.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhiên liệu hóa thạch và dần
chuyển sang năng lượng mới tái tạo.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến để khai thác, chế biến và sử
dụng than đá có hiệu quả nhất, ô nhiễm thấp giảm thiểu CO2.
Trong giao thông vận tải chuyển nhanh sang sử dụng nhiên liệu
sinh học, sử dụng nhiên liệu hyđrô, phát triển ô tô điện,
Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu tổng hợp từ nguyên
liệu chứa C như than, sinh khối; Chuyển sang công nghệ than

sạch
Trong khi chưa giảm phát thải khí cácbon có thể áp dụng công
nghệ thu hồi và lưu trữ cácbon.
4.6. Hạn chế tối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch
4.7. Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng xanh
Những năm gần đây, dư luận nói đến nhiều về nguồn năng
lượng mới, gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay
thế hay năng lượng xanh. Ưu điểm của nguồn năng lượng
này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm,
không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm
năng lượng hóa thạch cho tương lai.
Pin nhiên liệu
Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khí thải CO2 hoặc những
chất thải độc hại khác. Một pin nhiên liệu tiêu biểu có thể sản sinh ra điện năng trực tiếp bởi phản ứng giữa
hydro và ôxy. Dùng cho xe phương tiện giao thông, cho ôtô hoặc cho cả các thiết bị dân dụng như điện thoại
di động.
.
Năng lượng mặt trời
Ưu điểm : Sạch, chi phí nhiên
liệu và bảo dưỡng thấp, an
toàn cho người sử dụng…
Đồng thời, phát triển ngành
công nghiệp sản xuất pin mặt
trời sẽ góp phần thay thế các
nguồn năng lượng hóa thạch,
giảm phát khí thải nhà kính,
bảo vệ môi trường. Vì thế,
đây được coi là nguồn năng
lượng quý giá, có thể thay thế
những dạng năng lượng cũ

đang ngày càng cạn kiệt.
Năng lượng từ đại dương
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện tích biển lớn.
Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất
ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng,
phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường v.v…
Năng lượng gió
Năng lượng gió được coi là nguồn
năng lượng xanh vô cùng dồi dào,
phong phú và có ở mọi nơi. Người ta
có thể sử dụng sức gió để quay các
turbin phát điện.

×