BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH TUÂN THỦ HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI
NUÔI CÁ TẠI TỈNH TIỀN GIANG.
Hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Học viên thực hiện : HUỲNH THỊ THU NHI
Khóa : 2009 - 2011
Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 04/2012
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
i. Tính cấp thiết của đề tài 1
ii. Mục tiêu nghiên cứu 2
iii. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
iv. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN 5
1.1. Đặc điểm sản xuất cá tra ( HEADER nầy nên in đậm hơn) 5
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 5
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 6
1.2.3. Đất đai 7
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang 8
1.3.1. Tình hình sản xuất thủy sản 8
1.3.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản 10
1.4. Tình hình thu mua cá tra nguyên liệu theo hợp đồng tại Tiền Giang 11
1.4.1. Tình hình thực hiện chung 11
1.4.2. Các hình thức hợp đồng được áp dụng tại Tiền Giang 12
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về hợp đồng trong ngành hàng cá tra 13
1.6. Các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản tại Việt Nam
14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Cơ sở lý luận 17
2.1.1. Khái niệm hợp đồng 17
2.1.2. Hợp đồng nông sản - Contract farming 17
2.1.3 Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán nông sản 18
2
2.1.4. Lợi ích và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản 23
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân
24
2.3. Lý thuyết trò chơi trong việc xác định mức bồi thường hợp đồng 26
2.3.1. Một số khái niệm cơ bản 27
2.3.2. Mô hình bài toán cơ bản ứng dụng trong lý thuyết trò chơi 28
2.3.3. Hệ số ràng buộc – Mức bồi thường cho hợp đồng 30
2.4. Nội dung nghiên cứu 35
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 36
2.6. Phương pháp nghiên cứu 37
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử 37
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê 38
2.6.3. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan 38
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (dự kiến) 42
3.1. Hiện trạng nuôi cá Tra tại Tiền Giang 42
3.2. Tính toán Phân tích hiêu quả từ việc nuôi cá Tra của nông hộ 46
3.3. Mô tả và phân loại hợp đồng thu tiêu thụ cá Tra tại Tỉnh 48
3.3.1. Hình thức hợp đồng đầu tư 49
3.3.2. Hình thức hợp đồng ghi nhớ 53
3.3.3. Hình thức hợp đồng thu mua 54
3.4. Phân tích tình hình thực hiên hợp đồng thu mua tiêu thụ cá tra nguyên liệu. .55
3.4.1. Tình hình thực hiện hợp đồng ghi nhớ 56
3.4.2. Tình hình thực hiện hợp đồng đầu tư 57
3.4.3. Tình hình thực hiện hợp đồng thu mua 59
3.4.4. Nguyên nhân không thành công của các hợp đồng được thực hiện trong
ngành hàng cá Tra tại tỉnh Tiền Giang 60
3.5. Xác định nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao 62
3.5.1. Ước lượng mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân
thủ HĐ mua bán cá Tra nguyên liệu của người nuôi 65
3
3.5.2. Nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao 69
3.6. Xác định lại mức bồi thường m 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NÔNG DÂN.
4
MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là một trong
những tỉnh có lợi thế về phát triển kinh tế thủy sản do có nhiều sông rạch chằng
chịt. Với 32 km bờ biển và hệ thống sông Tiền với chiều dài 120 km, sông Vàm
Cỏ, sông Soài Rạp và ba cửa sông lớn cùng với trên 8.000 ha cồn, bãi ở khu vực
ven biển… là những lợi thế cơ bản để phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản
bán thâm canh, thâm canh quanh năm theo các mô hình nuôi phát triển bền vững.
Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản đã trở thành công việc thường xuyên của nhiều hộ
gia đình từ lâu đời nay và ngày càng có xu hướng mở rộng với phương thức nuôi
thâm canh, công nghiệp.
Xác định được tầm quan trọng của kinh tế thủy sản, từ năm 2006, tỉnh Tiền
Giang đã xây dựng Chương trình phát triển kinh tế thủy sản nhằm phát triển thủy
sản của Tỉnh theo hướng bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
gia tăng sản lượng với việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung tăng tỷ lệ các sản
phẩm có giá trị gia tăng để nâng cao giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của lĩnh vực
thủy sản. Do đó, sản lượng thủy sản của Tỉnh không ngừng tăng lên, đặc biệt là
ngành hàng cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Là đối tượng chủ lực trong xuất
khẩu của ngành thủy sản, không những giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư trong vùng mà còn góp phần gia tăng
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Với thế mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi cá tra đang
trở thành một ngành kinh tế chủ lực cho các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung và
tỉnh Tiền Giang nói riêng. Nghề nuôi cá tra đang đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày
5
24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông
sản hàng hóa qua hợp đồng. Cá tra là một trong số các đối tượng thủy sản được
khuyến khích tiêu thụ thông qua hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sẽ tạo
nhiều thuận lợi cho cả người nuôi lẫn doanh nghiệp chế biến vì hợp đồng là sự
thỏa thuận mang tính chất pháp lý, là cơ sở để giải quyết những tranh chấp có liên
quan về vấn đề mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất. Đối với người nuôi, vì quy
mô canh tác nhỏ lẻ, khó chủ động trong việc tìm đầu ra, việc tiếp cận công nghệ
cũng bị hạn chế, vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan người nông dân không
thể hoặc không đủ khả năng tham gia cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đầy
biến động. Đối với doanh nghiệp, việc ký hợp đồng tiêu thụ sẽ làm cơ sở cho việc
ký hợp đồng xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa, giảm thiểu chi phí giao dịch trong thu
mua và có thể thu mua lượng nguyên liệu tập trung trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc thực hiện thu mua cá tra nguyên liệu
theo hợp đồng tại Tiền Giang gặp nhiều vướng mắc. Chênh lệch giữa giá hợp đồng
so với giá thị trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá vỡ hợp đồng,
không chỉ từ phía người nuôi mà còn từ phía doanh nghiệp thu mua. Để hiểu rõ
hơn vấn đề này cũng như tìm ra một giải pháp thống nhất nhằm tạo sự ổn định cho
ngành hàng cá tra của tỉnh Tiền Giang, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi tại tỉnh Tiền Giang ” với
mục tiêu phân tích tình hình thực hiện hợp đồng mua bán cá tra nguyên liệu giữa
doanh nghiệp và người nuôi cá tại tỉnh Tiền Giang theo sự biến động của giá cả
trên thị trường; khái quát mức độ ảnh hưởng của các yếu đến quyết định tuân thủ
hợp đồng của nông dân.
ii. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Với những diễn biến khá phức tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng thu
mua cá tra nguyên liệu như hiện nay, việc phân tích và xác định các yếu tố có ảnh
hưởng đến quá trình tuân thủ hợp đồng từ phía người nông sẽ là cơ sở tốt cho các
6
doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm đảm bảo nguồn
nguyên liệu. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có những nhận định chính
xác về thực trạng nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục và bình ổn lại các hoạt
động thu mua các tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và trong
ngành nuôi và cung cấp cá tra nguyên liệu nói chung.
Mục tiêu cụ thể
− Mô tả và phân loại hợp đồng kinh doanh cá tra tại Tỉnh.
− Phân tích tình hình tuân thủ hợp đồng thu mua cá Tra nguyên liệu tại Tỉnh.
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của nông
dân.
− Xác định nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao.
iii. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi không gian nghiên cứu.
Do tính đặc thù riêng của ngành sản xuất cá tra và điều kiện sản xuất của
tỉnh Tiền Giang, đề tài tập trung nghiên cứu tại hai nơi có diện tích nuôi cá tra lớn
nhất Tỉnh là huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.
Thời gian thực hiện nghiên cứu tháng 09/2011 đến tháng 03/2012
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ nuôi cá, các công ty có ký
kết hợp đồng thu mua với nông dân.
iv. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình thực hiện thu
mua cá tra nguyên liệu thông qua hợp đồng tại tỉnh Tiền Giang. Với việc phân tích
và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tuân thủ hợp đồng từ phía người
nông dân sẽ là thông tin hữu ích cho việc xác định kế hoạch kinh doanh lâu dài với
người nông dân. Ngoài ra, với mức bồi thường hợp đồng được xây dựng lại cũng
như việc xác định nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao sẽ là cơ sở để
7
người nông dân và doanh nghiệp xem xét lại vai trò và lại ích khi tham gia tiêu thụ
bằng hợp đồng. Trên hết, với những gì mà đề tài thực hiện được sẽ là tài liệu hữu
ích cho các cơ quan Nhà nước có liên quan có thể nhận thấy những bất cập xảy ra
khi áp dụng Quyết định 80 cho ngành hàng cá tra nguyên liệu nói riêng và các mặt
hàng nông sản khác nói chung. Từ đó có những chính sách và giải pháp khắc phục
nhằm nâng cao hơn nữa chuỗi giá trị trong ngành sản xuất nông nghiệp.
8
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm sản xuất cá tra
Cá tra được phân bố phổ biến ở lưu vực sông Mekong và có mặt phổ biến
tại bốn nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Với đặc điểm hình thái và
sinh lý dễ thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt cùng với nguồn dinh dưỡng
cao, cho nên cá tra được nuôi phổ biến và là thế mạnh trong ngành thủy sản của
một số vùng.
Với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khả năng tăng trọng phụ thuộc
nhiều vào môi trường sống và điều kiện cung cấp thức ăn. Chính vì vậy, việc nuôi
cá tra cung cấp nguyên liệu đang trở thành một ngành có thế mạnh kinh tế tại các
vùng nước ngọt hay nước lợ.
Ngoài ra, với khả năng tiếp cận nguồn giống tự nhiên hay nhân tạo hết sức
thuận lợi như hiện nay cũng là một yếu tố trong quyết định thả nuôi cá tra của
người nông dân. Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, việc sinh sản nhân tạo cho
cá tra đang rất phát triển và cho ra nguồn giống đáp ứng đủ cho nhu cầu, cũng như
chất lượng con giống luôn đạt tiêu chuẩn cao.
Với những đặc điểm khá thuận lợi trong ngành nuôi cá tra, việc lựa chọn và
phát triển các ao nuôi cá luôn là lựa chọn hàng đầu cho người nông dân tại
ĐBSCL. Đây không chỉ là giải pháp tạm thời cho việc phát triển ngành thủy sản
tại mà còn là chiến lược chủ lực trong phát triển kinh tế của một số tỉnh trong khu
vực này.
1.2 .Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
9
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông,
trải dài trên bờ Bắc con sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Có tọa độ từ
105
o
49’07” đến 106
o
48’06” kinh độ Đông và từ 10
o
12’20” đến 10
o
35’26” vĩ độ
Bắc, tiếp cận với phía Nam vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Là một trong những tỉnh cuối nguồn của vùng ĐBSCL tiếp giáp biển Đông
với chiều dài 32 km bờ biển, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, sông
chính là sông Tiền dài trên 120 km, cùng với sông Vàm Cỏ và nhiều khúc sông,
kênh nối thông nhau tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước thuận lợi cho
nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển.
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 28
o
C, chênh lệch nhiệt độ giữa các
tháng khoảng 4
o
C. Độ ẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo
mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô độ
ẩm thấp và đạt cực tiểu vào tháng 4 (74,1%).
Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính là gió mùa Tây Nam mang
theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), gió mùa Đông
Bắc mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), thổi
cùng hướng với một số cửa sông chính, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm
nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, được gọi là gió Chướng.
Là địa phương ít có bão, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều
và kéo dài nhiều ngày. Tiền Giang nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở vùng
ĐBSCL với lượng mưa trung bình ở khu vực Mỹ Tho là 1.437mm và Gò Công là
1.191 mm. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm, nhưng các tháng
mùa khô lại bị hạn gay gắt.
10
Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung
của vùng ĐBSCL, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão thuận
lợi cho nuôi thủy sản.
Thuỷ văn
Hàng năm khoảng tháng 9 đến tháng 11 các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
Phước và Châu Thành thường bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000
ha, độ sâu ngập biến thiên từ 0,4 – 1,8 mét. Nước thường bị nhiễm phèn trong thời
kỳ đầu đến giữa mùa mưa của vùng Đồng Tháp Mười, độ pH vào khoảng 3 – 4,
đây là vùng có nhiều hạn chế, chủ yếu là bị ngập lũ và nước bị chua phèn. Riêng
vùng ven sông Tiền nằm ở phía nam quốc lộ 1 thuộc địa bàn các huyện Cái Bè,
Cai Lậy và Châu Thành khi mùa lũ về đem theo nguồn phiêu sinh, nguồn dưỡng
khí dồi dào tăng sinh khối thủy vực, đây cũng là một đặc điểm để phát triển mô
hình nuôi thủy sản bãi bồi, nhất là con cá tra.
Vùng ven sông Tiền từ Mỹ Tho đến Tân Phú Đông chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông, mặn xâm nhập chính theo sông cửa Tiểu
từ tháng 2 cho đến tháng 6 nên thuận lợi cho nuôi thủy sản cả mặn, lợ và ngọt.
1.2.3. Đất đai
Tổng diện tích đất của Tiền Giang là 248.177 ha, diện tích đất nông nghiệp là
192.240 ha, trong đó có gần 12.700 ha đất nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi thủy
sản nước ngọt chiếm tỷ lệ trên 50%.
Theo Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 thì diện tích nuôi trồng
thủy sản đã vượt 3.500 ha, do những năm gần đây lợi nhuận từ nuôi thủy sản khá
tốt đã thu hút bà con nông dân khai thác các vùng bãi bồi, vùng hoang hoá, tận
dụng mặt nước mương vườn để nuôi thủy sản nên diện tích tăng nhanh. Riêng diện
tích nuôi cá tra thâm canh đã có sự tăng vọt 100% trong vòng 4 năm . Tiềm năng
về diện tích nuôi cá tra tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành do
khu vực này có nhiều bãi bồi và nước ngọt quanh năm từ con sông Tiền mang lại.
11
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.482 km
2
, với dân số khoảng 1,7 triệu
người, chiếm 9,8% dân số của vùng ĐBSCL và 2% dân số của cả nước.
GDP bình quân/năm của Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2010 là 11%, riêng
thủy sản là 9%/ năm. Sản lượng thủy sản bình quân/năm là 171.793 tấn, tốc độ
tăng bình quân 9,5%/năm. Sản lượng xuất khẩu bình quân/năm là 79.016 tấn,
trong đó cá tra chiếm 82%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 201,1 triệu USD/năm,
tốc độ tăng 38%/năm.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58% dân số của tỉnh. Cơ cấu dân số
giữa nông thôn và đô thị năm 2010 là 85,3% và 14,7%, cơ cấu dân số nông nghiệp
và phi nông nghiệp là 63% và 37%, điều đó cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn giữ
vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang
1.3.1. Tình hình sản xuất thủy sản
Bảng 1.1. Tình Hình Sản Xuất Thủy Sản của Tỉnh Giai Đoạn 2005 – 2010
CHỈ TIÊU ĐV
T
THỰC HIỆN TĐTT
2006-
2010
2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. DT nuôi trồng
TS
ha 12.125 12.427 12.882 12.638 12.577 13.134 2%
a. DT nuôi mặn,
lợ
ha 6.717 6.662 6.766 6.242 6.392 6.805 0%
Trđ: Nuôi tôm ha 3.911 4.111 4.216 4.092 4.278 4.469 3%
Nuôi nghêu ha 2.150 2.151 2.300 2.150 2.002 2.150 0%
Nuôi cá và TS
khác
ha 656 400 250 0 112 186 -22%
b. DT nuôi nước
ngọt
ha 5.408 5.765 6.116 6.396 6.185 6.329 3%
Nuôi cá ha 5.389 5.409 5.896 5.676 6.195
Tr.đó: cá tra ha 20 42 82 158 125 134 46%
c. Bè cá bè 481 1.004 1.186 1.377 1.649 1.476 25%
Thể tích m
3
30.000 86.816 105.840 122.741 147.478 149.892 38%
Tổng sản lượng tấn 136.041 142.710 153.134 173.108 189.102 200.911 8%
a. Sản lượng khai
thác
tấn 74.946 75.154 75.637 75.789 79.270 80.723 1%
2. SL nuôi trồng tấn 61.095 67.556 77.497 97.319 109.832 120.188 14%
12
Trđ: -Tôm tấn 7.998 8.273 9.381 10.118 11.058 12.833 10%
- Cá tra tấn 3.210 7.950 27.930 45.000 36.200 41.915 67%
- Cá nuôi bè tấn 2.300 6.500 9.500 11.100 15.000 13.500 42%
- Nghêu tấn 16.600 17.702 18.750 22.000 21.500 19.400 3%
- Cá, Thủy
sản khác
tấn 30.987 27.131 11.936 9.101 26.074 32.540 1%
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang
Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, được Nhà nước đầu
tư hạ tầng sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật, bà con ngư dân đã nổ lực, phấn đấu,
vượt qua nhiều khó khăn, đưa sản xuất thủy sản liên tục phát triển, góp phần
không ngừng cải thiện đời sống ngư dân. Sản xuất thủy sản của tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2006 – 2010 liên tục phát triển, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng
kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh đã phát
triển nhanh ở các cù lao, vùng ven sông Tiền thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè,
Châu Thành, Chợ Gạo và huyện Tân Phú Đông với 134 ha, sản lượng 41.915 tấn.
Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Tiền Giang, do thời gian nuôi
ngắn (khoảng 7 tháng), dễ nuôi, ít bệnh, giá bán thuận lợi, vòng quay vốn nhanh,
được người dân đồng tình hưởng ứng. Song song đó, Ngành cũng đã hướng dẫn,
hỗ trợ Hợp Tác Xã Hoà Hưng xây dựng, áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn
SQF 1000
CM
và các hộ nuôi cá ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn về giá cả, quản lý
môi trường vùng nuôi chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng con giống chưa
đảm bảo, đối tượng nuôi để sản xuất hàng hoá lớn còn hạn chế,… đã đặt ra nhiều
vần đề sớm có giải pháp khắc phục.
13
1.3.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Bảng 1.2. Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh giai đoạn 2006-
2010
CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐTT
I. CHẾ BIẾN Tấn 20.568 36.416 48.789 99.687 124.761 116.259 41%
1. Tôm " 372 367 244 229 283 325 -3%
2. Cá tra " 10.990 24.134 38.440 89.544 87.733 78.469 48%
3. Mực " 1.954 1.687 1.784 1.354 913 1.669 -3%
4. Nghêu " 3.709 6.047 4.799 4.128 8.439 9.155 20%
5. Sản phẩm
khác
" 2.970 3.547 2.807 3.713 7.906 8.144 22%
6. Đồ hộp thuỷ
sản
" 573 634 715 720 19.487 12.545 85%
II. XUẤT
KHẨU
Tấn 16.170 36.459 47.978 83.414 107.211 101.438 44%
1. Tôm " 380 366 232 230 266 290 -5%
2. Cá tra " 6.771 23.811 37.648 74.101 82.242 78.483 63%
3. Mực " 1.948 1.969 1.779 1.273 836 1.613 -4%
4. Nghêu " 3.610 6.059 4.879 3.804 8.048 9.140 20%
5. Sản phẩm
khác
" 2.949 3.620 2.725 3.689 8.011 7.882 22%
6. Đồ hộp thuỷ
sản
" 512 634 715 316 7.809 23 -46%
III KIM
NGẠCH XK
1000
USD
45.428,78 104.025,29 147.156,94 201.814,83 224.607,89 240.156,32 40%
1. Tôm " 1.695,96 1.835,28 1.183,08 1.261,38 1.195,53 1.946,62 3%
2. Cá tra " 18.584,67 70.992,05 111.081,17 177.826,58 187.756,37 187.284,03 59%
3. Mực " 5.073,04 4.898,35 9.019,82 4.607,92 2.794,87 5.179,68 0%
4. Nghêu " 11.126,01 14.367,23 14.100,95 7.937,73 15.930,98 20.421,20 13%
5. Sản phẩm
khác
" 6.496,73 8.954,67 6.536,12 8.478,20 9.399,98 16.355,05 20%
6. Đồ hộp thuỷ
sản
" 2.452,38 2.977,70 5.235,80 1.703,02 7.530,16 173,90 -41%
IV. BÁN NỘI
ĐỊA
" 4,76 0,78 0,63 3,22 11,39 11,39 19%
Với giá trị " 133,63 35,31 37,57 114,95 134,67 75,83 -11%
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang
Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh ổn định và tăng trưởng
liên tục từ năm 2006 đến 2010, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 41% về sản
lượng chế biến, 44% về sản lượng xuất khẩu và 38% về kim ngạch xuất khẩu. Đặc
14
biệt sản lượng cá tra chế biến xuất khẩu đã có mức tăng rất nhanh với tốc độ tăng
48%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng 63%/năm. Song, sản lượng chế biến vẫn
còn thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế của các nhà máy, toàn tỉnh có 20
Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với năng lực chế biến khoảng 150 ngàn
tấn/năm. Điều đó cho thấy khả năng chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn còn nhiều
tiềm năng.
1.4 Tình hình thu mua cá tra nguyên liệu theo hợp đồng tại Tiền Giang
1.4.1. Tình hình thực hiện chung.
Với tỷ lệ đóng góp rất lớn vào ngành xuất khẩu thủy sản của Tiền Giang,
ngành nuôi và chế biến cá tra đang được chú trọng. Bên cạnh đó vẫn tồn tại và nảy
sinh nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi
trong quá trình thực hiện hợp đồng thu mua. Cụ thể:
Quá trình hình thành hợp đồng: các hợp đồng được doanh nghiệp ký vào
đầu mùa vụ, các doanh nghiệp chỉ hỗ trợ cho người nuôi về yếu tố kỹ thuật bằng
cách cho cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn và giám sát các ao cá của các hộ tham gia
ký kết hợp đồng. Sản lượng có thể thay đổi tùy vào thời điểm thu hoạch, mức giá
thu mua được ấn định, không có bất kỳ khoản chênh lệch bù nào khi có giá thị
trường thay đổi.
Tình hình thực hiện hợp đồng: yếu tố chính làm nảy sinh các vấn đề nội tại
giữa doanh nghiệp và người nuôi vào vụ thu hoạch đó chính là giá cả. Khi giá thị
trường tăng cao, người nuôi phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp, đem cá bán cho
người khác, nếu giá thị trường thấp thì họ tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết rất tốt
vì điều này có lợi cho họ. Nhưng khi giá thấp, doanh nghiệp kéo dài thời gian thu
mua, áp dụng khắc khe các quy chuẩn về sản phẩm dẫn đến người nuôi tốn thêm
chí phí thức ăn hoặc bán cho tư thương với giá thấp hơn.
15
1.4.2. Các hình thức hợp đồng được áp dụng tại Tiền Giang
Việc áp dụng hợp đồng thu mua cá tra nguyên liệu tại Tiền Giang không
theo một khuôn mẫu cứng nhắc mà có sự linh hoạt theo điều kiện sản xuất và kế
hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp thu mua trên địa bàn Tỉnh. Kể từ khi có
kế hoạch thực hiện Quyết định 80 trong việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp
đồng, tình hình thực hiện hợp đồng thu mua cá tra nguyên liệu tại Tỉnh đã tạo ra
nhiều sự biến đổi trong quá trình hình thành và phát triển ngành hàng này tại Tỉnh.
Tùy vào quy mô sản xuất và điều kiện kinh doanh mà các doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn Tỉnh lại có những hình thức hợp đồng thích hợp với người
nuôi cá. Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền
Giang (09/2010), hiện nay có 3 loại hợp đồng được sử dụng nhiều nhất cho ngành
hàng cá tra nguyên liệu tại Tỉnh:
Thứ nhất, hợp đồng đầu tư toàn bộ hoặc một phần trong chi phí sản xuất.
Với hình thức hợp đồng này, giữa doanh nghiệp và người nuôi cá sẽ quan hệ với
nhau dựa trên phần đầu tư của doanh nghiệp đó vào trong quá trình nuôi. Tuy
nhiên, qua vài năm phát triển, hình thức này không còn được phổ biến vì có nhiều
bất cập xảy ra. Do vậy các doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng và ổn định số
lượng cá đầu ra, họ chỉ ký kết hợp đồng đầu tư này dưới dạng mướn ao nuôi và
thuê chủ ao hoặc nhân công ngoài để nuôi cá theo quá trình kiểm soát về kỹ thuật
của họ. Một trong những doanh nghiệp đang hoạt động rất mạnh và ổn định với
hình thức này là Công ty Hùng Vương.
Thứ hai, hợp đồng đa thành phần với sự tham gia của người thứ ba hoặc thứ
tư trong hợp đồng. Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ đứng trên tư cách là người
bảo lãnh cho người nuôi có thể mua thức ăn cho cá, nguyên vật liệu phục vụ trong
quá trình nuôi với người cung cấp với mức giá ổn định, khi đến thời hạn thu
hoạch, doanh nghiệp sẽ thu mua cá của người nông dân và giúp người nông dân
thanh toán chi phí cho người cung cấp nguyên liệu. Với hình thức hợp dồng này,
khi trường hợp phá vỡ hợp đồng xảy ra, nghĩa là người nông dân đem cá bán nơi
khác thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở bắt buột người nuôi cá phải bồi thường theo hợp
16
đồng đã ký kết. Chính vì vậy, tính pháp lý của hợp đồng này rất cao, cũng như
việc hỗ trợ cho người nuôi cá đối với loại hợp đồng này là có hiệu quả.
Hình thức hợp đồng thứ ba, hợp đồng thu mua đơn thuần song phương giữa
người nuôi cá và doanh nghiệp với sự ràng buộc về mức độ bồi thường cho hợp
đồng. Người nuôi cá và doanh nghiệp được tự do quyết định cho việc mua bán dựa
trên cơ sở phần chênh lệch về giá và mức bồi thường hợp đồng mà họ phải gánh
chịu. Việc ký kết hợp đồng được thực hiện vào đầu mỗi mùa vụ, sau khi tính toán,
giữa doanh nghiệp và người nuoi cá sẽ chấp nhận một số điều khoản sau khi có sự
thống nhất: số lượng, giá cả, phẩm cách…Các yếu tố này có thể được thay đổi cho
đến khi cá nguyên liệu chính thức được thu hoạch.
1.5 . Tổng quan các nghiên cứu về hợp đồng trong ngành hàng cá tra
Với những lợi ích mà ngành hàng nuôi và cung cấp cá tra nguyên liệu đem
lại đối với kinh tế của Việt Nam như hiện nay, vấn đề nâng cao chuỗi giá trị bằng
hình thức thu mua nguyên liệu theo hợp đồng là một giải pháp vô cùng hợp lý.
Tuy nhiên, với tính chất của thị trường còn phức tạp, điều kiện sản xuất và kinh
doanh còn hạn chế về quy mô, các công cụ quản lý và điều hành của Nhà nước
chưa phát huy hết tác dụng cho nên đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình
thực hiện hợp đồng.
Trương Trí Vĩnh (2010), vấn đề tranh chấp hợp đồng trong tiêu thụ cá tra
nguyên liệu giữa doanh nghiệp thu mua và người nuôi cá. Ngoài việc phân tích
được lợi ích của người nuôi cá và doanh nghiệp khi tham gia tiêu thụ cá tra theo
hợp đồng, bài viết còn cho thấy diễn biến khá phức tạp trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng chưa đạt hiệu quả cao vì tính chất ràng buộc
chưa chặt chẽ cũng như các công cụ hỗ trợ về mặt phát lý chưa phát huy được hết
tác dụng.
Trí Quang (2009), cho thấy xu hướng cũng như hiệu quả của việc nuôi và
chế biến cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
tỉnh Tiền Giang nói riêng đang có những đóng góp rất lớn vào tỷ trọng kinh tế của
17
vùng. Bên cạnh đó cũng nêu lên một số vướng mắc trong khâu tiêu thụ cá Tra
nguyên liệu theo hợp đồng mà hiện nay vẫn còn tồn tại. Qua đó cũng phân tích
được vai trò của Nhà nước cũng như các công cụ hỗ trợ về mặt pháp lý có mức độ
ảnh hưởng như thế nào đến thành công của hợp đồng mua bán và hiệu quả nuôi cá
của ngành nuôi cá Tra.
Ngô Phước Hậu (2009), việc nuôi cá tra một cách tự phát cũng như vấn đề
tiêu thụ một cách tràn lan đã và đang làm khó cho người nuôi cá cũng như cả
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ và chế biến cá tra xuất khẩu
sẽ ổn định và đạt hiệu quả cao hơn khi tránh được tình trạng thu mua nguyên liệu
trôi nổi, mua bán không thông qua các hợp đồng có tính pháp lý chặt chẽ.
Tóm lại, việc nuôi cá tra đang mang lại hiệu quả rất cao cho nhiều vùng.
Tuy nhiên để bảo đảm tính bền vững cũng như tạo ra một thị trường hoạt động ổn
định, cả người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến cần phải tuân thủ nghiêm túc các
hợp đồng mua bán có tính ràng buộc về mặt pháp lý cao thông qua sự hỗ trợ trong
chính sách của Nhà nước.
1.6 . Các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản tại Việt
Nam.
Khi thực hiện hợp đồng trong kinh doanh nói chung và các hợp đồng nông sản nói
riêng vẫn phát sinh nhiều vấn đề khó khăn. Với hình thức và tập quán sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, các khó khăn khi thực hiện hợp đồng nông
sản là điều không tránh khỏi.
Thứ nhất, theo nghiên cứu của M4P (2008), mối quan hệ của các bên trong
hợp đồng chưa rõ ràng, chặt chẽ và chưa tạo được độ tin cậy cao nên khả năng
thành công của hợp đồng chưa cao. Điều này được thể hiện qua các điều kiện ưu
đãi trong hợp đồng mà cả hai bên dành cho nhau, các ưu đãi này chưa được
khuyến khích để có thể duy trì một mối quan hệ bền vững và ổn định tại thời điểm
hiện tại và trong tương lai. Một khi trong hợp đồng có thể đưa ra các điều khoản
về thanh toán, các điều kiện đàm phán hấp dẫn, quyền lợi được chia sẻ cũng như
18
lợi ích được đồng nhất và phù hợp thì xác suất thành công của hợp đồng sẽ cao
hơn.
Thứ hai, dựa vào báo cáo của M4P (2008), chính là hình thức mà người
nông dân tham gia hợp đồng. Khi người nông dân tham gia vào hợp đồng theo
kiểu nhỏ lẻ, bộc phát và không có tổ chức đại diện thì hiệu quả sẽ giảm đi rất
nhiều. Trên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp khi tổ chức thu mua nguyên liệu
hoặc sản phẩm, họ có xu hướng làm việc với các hợp tác xã, các tổ chức đại diện
cho nông dân…hơn là làm việc trực tiếp với từng hộ nông dân riêng lẻ. Điều này
hết sức đơn giản vì khi chọn hợp tác xã hay các tổ chức đại diện thì chi phí quản
lý, chi phí giao dịch sẽ ít tốn kém hơn, ngoài ra còn có thể tạo được vùng nguyên
liệu ổn định về số lượng, an toàn về quy cách và chất lượng sản phẩm. Trường hợp
ví dụ cho Công ty Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp An Giang Antesco, trước đây
công ty ký hợp đồng mua bắp non của 11.000 nông hộ, cho đến nay chỉ còn ký 15
hợp đồng với hợp tác xã và các tổ chức đại diện của nông dân, cách làm này khá
hiệu quả và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Ngoài ra, với hình thức liên kết nông
dân - hợp tác xã – doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro trong đời sống và thu
nhập cho nông dân khi trên thị trường xảy ra sự biến động về giá cả.
Thứ ba là, việc sản xuất theo hợp đồng trong nền nông nghiệp của Việt nam
hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có hai yếu tố chính đó là: sản phẩm phải
có tính đặc thù và điều kiện sản xuất của từng địa phương. Với sản phẩm đặc thù
riêng biệt, việc ký kết hợp đồng sản xuất sẽ tạo đầu ra ổn định cho người nông
dân, tạo tâm lý vững vàng và an tâm trong sản xuất. Về khía cạnh điều kiện sản
xuất, không thể áp dụng bất kỳ hình thức canh tác nào tại bất kỳ đâu vì như thế sẽ
tạo ra tình trạng mất ổn định và không cân đối trong phân bổ vùng sản xuất nông
nghiệp. Khi doanh nghiệp biết liên kết và tạo ra vùng sản xuất có đặc điểm phù
hợp với điều kiện sản xuất của địa phương tham gia sẽ tạo được những vùng
nguyên liệu ổn định, an toàn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cuối cùng, đó chính là quá trình hình thành hợp đồng. Với đặc điểm sản
xuất cũng như tâm lý chung của người nông dân hiện nay thì một bản hợp đồng
19
thiết thực và hiệu quả phải có những yếu tố sau: hợp đồng càng đơn giản càng tốt
nếu như phải làm việc với nhiều hộ nông dân riêng lẻ và để cho hợp tác xã dễ
quản lý hơn nếu doanh nghiệp làm việc trực tiếp với hợp tác xã; các điều khoản
quy định thời điểm có thể thảo luận lại hợp đồng nhằm làm cho hợp đồng có tính
linh hoạt và thích ứng cao với diễn biến trên thị trường, giảm khả năng phá vỡ hợp
đồng cho các bên tham gia.
Tóm lại, trên đây là một số còn vướng mắc trong quá trình hình thành và
thực hiện hợp đồng nông sản tại Việt nam. Việc sản xuất theo hợp đồng sẽ phát
huy tối đa hiệu quả nếu các bên cùng tuân thủ các điều kiện thỏa thuận một các
hợp lý.
20
Chương II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để
làm hay không làm một điều gì đó trong khuôn khổ những gì được luật pháp cho
phép. Hợp dồng có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng và có thể có
người làm chứng. Nếu các bên tham gia vi phạm hợp đồng hay phá vỡ hợp đồng
thì phải chấp nhận thực hiện những điều kiện ràng buột đã được thỏa thuận trong
hợp đồng. (Wikipedia, 2010).
2.1.2. Hợp đồng nông sản - Contract farming
Hợp đồng nông sản thường được coi là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các
cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm về nông sản trong tương lai và thường với
giá đặt trước” (Eaton và Sheperd, 2001)
Hợp đồng nông sản cũng là một cam kết thỏa thuận giữa người nông dân và
doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác có nhu cầu về sản phẩm mà người nông
dân sản xuất, hợp đồng thường được thể hiện bằng văn bản, có các điều khoản quy
định rõ ràng về giá cả, khối lượng và cả những ràng buột cho các bên tham gia hợp
đồng.
Đây là một hình thức gắn liền các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp:
sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại hóa và thương
mại hóa như hiện nay, việc tham gia các hợp đồng sản xuất trong nông nghiệp
đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới và cả Việt nam. Với những nước có nền
nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nên kinh tế thì việc phát triển các hợp đồng
nông sản được coi là một giải pháp kỳ vọng để giúp người nông dân hưởng lợi
nhiều hơn trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
21
Nguyên nhân chính hình thành nên các hợp đồng nông sản xuất phát từ nhu
cầu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông sản theo quy mô lớn, bằng
các hợp đồng miệng hoặc văn bản, họ tạo được mối liên kết cho các cá nhân hoặc
các nhóm sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau. Các dạng hợp đồng này có nhiều hình thức
và nội dung khác nhau, tùy vào tình hình, điều kiện sản xuất và thuộc tính của mỗi
loại hàng nông sản. Có thể phân loại các hợp đồng nông sản theo nhiều cách khác
nhau: theo cấu trúc của hợp đồng hoặc theo mức độ liên kết của các bên khi tham
gia hợp đồng.
2.1.3. Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa nông
sản.
Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu
trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào Bộ luật dân sự (28/10/1995),
Luật Thương mại (10/05/1997) và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25/09/1989) cùng
một số văn bản hướng dẫn có liên quan.
Nằm trong quy định chung và sự cho phép của Pháp luật, một hợp đồng
mua bán hàng hóa nông sản phải là một loại văn bản có tính pháp lý được hình
thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm
xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi nông sản với nhau. Một hợp
đồng mua bán hàng hóa nông sản được xây đựng một cách rõ ràng, chặt chẽ và
bao gồm các điều khoản như sau:
Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
Trong hợp đồng phải nêu tên hàng hóa bằng những danh từ thông dụng
nhất, để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được. Đối
tượng của hợp đồng phải được phép lưu thông theo quy định của pháp luật.
Điều khoản về số lượng hàng hóa.
Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng theo sự thỏa thuận của
các chủ thể tham gia hợp đồng và được tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của
Nhà nước so với từng loại hàng hóa.
22
Nếu có nhiều loại hàng hóa được ký kết trong cùng một hợp đồng thì phải
ghi riêng số lượng, trọng lượng của từng loại.
Điều khoản về quy cách, chất lượng hàng hóa.
Xét về quy cách và chất lượng hàng hóa phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Nhưng tùy loại hàng hóa mà hai bên có thể thỏa thuận về các điều kiện phẩm chất,
quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị…một cách phù hợp
nhất.
Thông thường các hàng hóa nông sản khi được trao đổi trên thị trường đều
có những quy định chuẩn về quy cách và phẩm chất. Một số mặt hàng chưa được
tiêu chuẩn hóa thì các bên phải thỏa thuận phải thương lượng và cân nhắc trong
quá trình tiến đến ký kết quy định chuẩn về kỹ thuật cho hàng hóa được mua bán.
Điều khoản về bao bì, kí hiệu và mã hiệu.
Bao bì dùng để bảo vệ hàng hóa, tăng vẻ mỹ quan và làm tăng mức độ hấp
dẫn đối với người mua. Tùy vào đặc trưng riêng của từng loại sản phẩm mà có
những yêu cầu về bao bì và cách đóng gói.
Điều khoản về giao và nhận hàng.
Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán phải thông
báo cho người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải có
trách nhiệm liệt kê những chứng từ giao hàng mà người mua phải cung cấp khi
giao hàng. Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận, thời gian, địa điểm,
phương thức giao nhận và điều kiện của người đến nhận hàng.
Thời gian giao nhận, cần ghi vào hợp đồng thời gian giao nhận cụ thể, cần
chia theo đợt, theo ngày tháng cụ thể. Nếu giao nhận thường xuyên theo khối
lượng lớn thì chia theo yêu cầu của bên mua để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Thời gian giao nhận không nhất thiết phải là một thời điểm cố định mà có thể sớm
hoặc trễ hơn.
23
Địa điểm giao nhận phải được thỏa thuận cụ thể, phải đảm bảo nguyên tắc
phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, loại bỏ các khâu trung
gian không cần thiết.
Phương thức giao nhận, phải thông qua quá trình cân, đo, đong, đếm và có
thể kiểm nghiệm nếu cần thiết. Cả hai bên giao và nhận hàng hóa đều phải áp dụng
một phương thức. Nếu xảy ra tình trạng hao hụt, các bên phải lập biên bản làm cơ
sở cho quá trình đền bù.
Điều khoản về bảo hành hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng.
Theo nguyên tắc và dựa vào đặc tính riêng của một số hàng hóa có yếu tố
kỹ thuật cao thì người sản xuất hoặc người bán phải có trách nhiệm bảo hành trong
một thời gian nhất định. Vì đặc tính của mặt hàng cá tra và nhu cầu thu mua chủ
yếu là trong nước cho nên việc thu mua cá tra nguyên liệu không đòi hỏi điều
khoản này trong hợp đồng.
Điều khoản về giá cả.
Khi định giá hàng hóa trong hợp đồng mua bán cần phải nêu rõ đơn vị tính
giá và phương pháp định giá. Việc chọn đơn vị tính giá cần phải có căn cứ về tính
chất của loại hàng và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường. Giá cả trong
hợp đồng có thể được quy định:
Một đơn vị khối lượng nhất định hoặc theo đơn vị trường dùng trong buôn
bán mặt hàng đó: trong quy định về khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích….
Trọng lượng căn cứ vào hàm lượng thành phần chất chủ yếu trong hàng hóa
như là: quặng, tinh dầu, hóa chất….
Về phương pháp định giá, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
phương pháp định giá để cả hai bên chủ thể cùng chấp nhận đều dựa vào quá trình
tiếp thị. Việc định giá này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của hàng hóa đó trên thị
trường, chi phí sản xuất hàng hóa và một số yếu tố liên quan khác trong quá trình
tiếp thị. Giá hàng hóa do hai bên thỏa thuận phải bảo đảm trong tương quan hợp lý
với sản phẩm chuẩn và quy cách phẩm chất, nhất thiết không được vượt ra ngoài
khung giá của Nhà nước quy định.
24
Để ứng phó với sự biến động về giá cả trên thị trường, trên hợp đồng mua
bán có thể được ký kết dựa vào một mức giá tạm tính do hai bên thỏa thuận. Khi
có giá chính thức, các bên ký hợp đồng sẽ thanh toán theo giá chính thức dựa trên
sự chấp nhận của cả hai bên mua và bán.
Điều khoản về thanh toán.
Tất cả các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán đều phải tuân thủ
theo quy định của Nhà nước. tùy theo tính chất của các loại giao dịch kinh tế và
các quan hệ chi trả, hai bên chủ thể có thể lựa chọn các phương thức thanh toán:
thanh toán bằng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt…
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Khi xét thấy cần có một biện pháp để bảo đảm vật chất nào đó cho việc
thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận một trong các
biện pháp: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…
Điều khoản về trách nhiệm vật chất.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản này tập trung những điều
cam kết rất cụ thể về sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc mọi điều khoản đã được
thỏa thuận và ký kết như trong hợp đồng. Trong đó cần xác định một cách cụ thể
những trường hợp phải bồi thường do trách nhiệm liên đới, xác định các mức phạt
cụ thể do vi phạm về phẩm chất, quy cách hàng hóa, thiếu số lượng hoặc trường
hợp tự ý hủy hợp đồng…
Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng mà có một bên không thực hiện
hoặc đối tác đình chỉ không có lý do chính đáng thì phải chấp nhận bồi thường cho
bên kia theo quy định trong hợp đồng, mức bồi thường có thể cao nhất là 12% giá
trị phần hợp đồng đã ký.
Điều khoản về thỏa thuận khác.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải có các điều khoản bổ sung thì hai
bên chủ thể có thể thỏa thuận và đưa vào trong hợp đồng. Các điều khoản bỏ sung
này phải rõ ràng và không có bất kỳ vi phạm đối với Pháp luật.
Điều khoản về hiệu lực hợp đồng.
25