MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự nóng lên tòan cầu do nồng độ các khí nhà kính
(CO2, CH4, Nox, CFC) trong khí quyển tăng cao, gây ra sự suy thóai môi trường và làm
cho mực nước biển tăng lên. Sự ấm lên của hệ thống khí hậu đã khá rõ ràng, từ những
quan sát sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương, sự tan chảy của
băng tuyết cũng như mực nước biển trung bình đang tăng cao. Nhiệt độ trung bình bề mặt
của trái đất đã tăng 0,76°C kể từ 1850. Báo cáo đánh giá thứ tư (AR4, 2007) của Diễn
đàn liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel for Climate Change –
IPCC) đã chỉ ra rằng, nếu không có bất kì hành động nào nhằm giảm lượng phát thải khí
nhà kính, nhiệt độ trung bình bề mặt của trái đất có khả năng tăng thêm từ 1.8 – 4.0°C
trong thế kỉ này, và lên đến 6.4°C trong những kịch bản xấu nhất. David King (2005) cố
vấn trưởng của Vương quốc Anh trong lĩnh vực khoa học đã khẳng định “ BĐKH là vấn
đề trầm trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay – trầm trọng
hơn so với sự đe doạ của chủ nghĩa khủng bố”.
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những mối nguy cơ lớn nhất đe
doạ các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như môi trường trên khắp hành tinh.Cũng theo
IPCC, các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và ngày
càng đẩy nhanh quá trình này. Biến đổi khí hậu làm gia tăng những khó khăn gây ra bởi
đói nghèo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trên thế giới, khi nền kinh
tế và đời sống của họ phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên.
Trong khi mọi khu vực đều sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, những hậu quả
nặng nề sẽ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển – đặc biệt là ở những cộng đồng
nghèo và không có khả năng chống đỡ trước những thay đổi.Theo báo cáo của World
Bank (2008), đa số các quốc gia có tên trong bảng thống kê các nước chịu ảnh hưởng
mạnh nhất từ biến đổi khí hậu thuộc về cộng đồng các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
2
Bảng 1:6 rủi ro khí hậu: Danh sách 12 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất
Khô hạn Lũ lụt Bão Nước biển
dâng 1m
Nước biển
dâng 5m
Sản xuất
nông
nghiệp
Malawi Bangladesh Philippines
Vùng thấp
các đảo
quốc
Vùng thấp
các đảo
quốc
Sudan
Ethiopia Trung Quốc Bangladesh Việt Nam Hà Lan Senegal
Zimbabwe Ấn Độ Madagascar Ai Cập Nhật Bản Zimbabwe
Ấn Độ Campuchia Việt Nam Tunisia Bangladesh Mali
Mozambiqu
e
Mozambiqu
e
Moldova Indonesia Philippines Zambia
Niger Lào Mông Cổ Mauritania Ai cập Morocco
Mauritania Pakistan Haiti
Trung
Quốc
Brazil Niger
Eritrea Sri Lanka Samoa Mexico Venezuela Ấn Độ
Sudan Thái Lan Tonga Myanmar Senegal Malawi
Chad Việt Nam Trung Quốc Bangladesh Fiji Algeria
Kenya Benin Honduras Senegal Việt Nam Ethiopia
Iran Rwanda Fiji Libya Đan Mạch Pakistan
( Nguồn:Bank Staff calculations, 2008)
Như đã nói, Việt Nam là một trong 5 quốc gia được xác định chịu tác động nặng nề
nhất bởi biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, trong 50 năm qua (1951 – 2000), nhiệt độ trung
bình năm tăng khoảng 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Nino,
La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ, Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng khí hậu bất
thường xảy ra với tần số và cường độ ngày càng dày đặc và mạnh mẽ hơn, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng và cuộc sống của người dân: bão lớn, bão trái mùa
tàn phá các tỉnh ven biển miền Trung, hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện tại các tỉnh
ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm cạn
kiệt v.v… (Monre, 2008). Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, vùng đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất, kèm theo đó là phần lớn dân cư cũng
như các hoạt động kinh tế. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10.8% dân số bị
ảnh hưởng trực tiếp và 5% diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại GDP ước tính khoảng 10%.
3
Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp,
thiệt hại GDP ước tính khoảng gần 25%, và nếu mực nước biển dâng 5m sẽ có hơn 16%
diện tích, 35% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại GDP ước tính khoảng hơn 35%
(Dasgupta et al., 2007).
Thời gian qua, trong khi đề cập đến BĐKH, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai thuật
ngữ “ngăn ngừa” và “thích nghi”. Trong một số trường hợp hai thuật ngữ này gần như
đồng nghĩa nói về vấn đề kiểm soát nguy cơ, điều này có nghĩa là cả hai biện pháp trên
đều cùng một mục tiêu chung là hạn chế biến đổi khí hậu lan nhanh và gây ra thiệt hại
không mong muốn cho loài người. Tuy nhiên, ý nghĩa của chúng lại khác nghĩa nhau khi
đề cập đến vấn đề chính sách khí hậu.Khi nói về khí hậu, “ngăn ngừa” nghĩa là làm chậm
lại quá trình ấm lên của trái đất bằng cách đối mặt với các vấn đề cơ bản như hoạt động
của con người tạo nên khí nhà kính (chủ yếu là CO
2)
. Một số biện pháp giảm thiểu như
giảm lượng khí thải CO
2
thông qua việc thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng
lượng tái sử dụng, hay hấp thụ CO
2
thông qua các hệ sinh thái rừng và đại dương hoặc
“chôn” CO
2
trong lòng đất. Ngược lại, “thích nghi” nghĩa là ứng xử, đối phó với hậu quả
của biến đổi khí hậu như tăng cường xây dựng đê ngăn lũ để chống lại tần suất bão và
mực nước biển đang ngày càng gia tăng, lựa chọn các biện pháp kinh tế - xã hội thích
hợp để có thể đương đầu với thiên tai mà vẫn ổn định đời sống của mình. Trong thực tế,
các biện pháp “ngăn ngừa” đã được thực hiện ngay từ khi những mầm mống của biến đổi
khí hậu xuất hiện nhưng lượng CO
2
vẫn tăng đều theo từng năm, sự tàn phá của thiên tai
do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng nặng nề đối với môi trường, con người, do đó chiến
lược “thích nghi” đối với sự thay đổi thời tiết ngày càng trở nên quan trọng.
Theo tài liệu của Uỷ ban châu Âu về Biến đổi khí hậu, “thích nghi” là tiên đoán
trước được những hậu quả bất lợi của biến đổi khí hậu và tiến hành những hành động
thích hợp nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra. Hành động càng
sớm sẽ giảm bớt giá trị thiệt hại về sau.Chính sách thích nghi cần sự tham gia của tất cả
các cấp, từ địa phương cho đến quốc tế (EU, 2008).
4
Ở một số nơi trên thế giới, người ta đã tìm kiếm các biện pháp nhằm “sống chung”
với biến đổi khí hậu, như Mandives và Hà Lan đã xây dựng các bờ kè dọc theo bờ biển,
cư dân ở một số đảo Nam Thái Bình Dương di cư lên những miền đất cao hơn, chính phủ
Áo có chiến dịch quản lý nguồn nước chặt chẽ hay tại Nepal, người ta bắt đầu kiểm soát
băng tan. Viện Môi trường Thụy Điển phân biệt hai dạng thích nghi “phòng xa” và thích
nghi “phản ứng”. Việc lựa chọn biện pháp nào còn phụ thuộc vào việc hoạt động thích
nghi đó xảy ra trước hay sau khi nhận thức được các tác động của biến đổi khí hậu. Xây
nhà trên cột để ngăn lũ lụt hay thiết kế giếng dầu có chống bão là thích nghi “phòng xa”,
trong khi thay đổi cơ cấu mùa màng nhằm thích ứng với thời tiết ấm hơn trong mùa đông
là thích nghi “phản ứng”. Có sự liên quan giữa chiến lược thích nghi “có kế hoạch” hay
thích nghi “theo chính sách” (kết quả của của nhiều quyết định thận trọng) và chiến lược
thích nghi “độc lập” hay thích nghi “tự phát”(thay đổi tuỳ theo các điều kiện, bất chấp
các chính sách hay kế hoạch từ trước). Sự thích nghi thường gắn với vai trò của chính
phủ, vì chỉ có chính phủ mới có đủ nhân lực, tài chính cũng như cơ sở hạ tầng để có thể
đưa ra các chính sách lâu dài và thích hợp, đồng thời cũng có những biện pháp khả thi
nhằm theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thích nghi “tự phát” lại được đa
số người dân lựa chọn vì sự linh hoạt cũng như tính khả thi của nó khi chính sách chưa
phổ biến kịp đến cộng đồng. Người dân có sự đối mặt với thách thức khi hậu quả của
biến đổi thời tiết đe doạ cuộc sống gia đình, buộc họ phải chọn lựa hình thức định cư,
hình thức hoạt động kinh tế cũng như các vấn đề xã hội khác. Những thay đổi nhỏ như
thay đổi thói quen trong tiêu dùng ( sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng
máy điều hoà không khí, hạn chế sử dụng bao nilon v.v…) cho đến những thay đổi lớn
như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi hình thức sử dụng đất v.v… Chính
phủ có thể giữ vai trò nòng cốt trong việc chỉ ra những rủi ro cho các mục tiêu phát triển,
những biện pháp thích ứng tổng hợp trong các kế hoạch quốc gia và vùng. Sự thích nghi
theo chính sách hay “có kế hoạch” của chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc cung
cấp động cơ và công cụ để đưa sự thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu đến với người
dân, cộng đồng và lĩnh vực tư nhân. Trước tình hình này, nếu có, một chính sách hợp lý
là sự phối hợp giữa giảm thiểu, thích nghi, phát triển kĩ thuật (nhằm nâng cao hiệu quả
5
giảm thiểu và thích nghi) và nghiên cứu ( về biến đổi khí hậu, về tác động cũng như sự
giảm thiểu và thích nghi).
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành trên
thế giới nhằm mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng cũng như tìm kiếm các biện
pháp đối với BĐKH. Các công trình này đã chuyển từ việc trả lời câu hỏi biến đổi khí
hậu có xảy ra hay không sang việc tìm kiếm câu trả lời cho những tác động có thể xảy ra
của BĐKH lên cuộc sống con người, các hoạt động kinh tế - xã hội – môi trường và phải
làm gì để giảm thiểu cũng như thích nghi với tình trạng BĐKH (World Bank, 2008).
Nhiều nghiên cứu đi sâu vàp phân tích tác động của BĐKH đến vấn đề phát triển kinh tế,
chi phí của các biện pháp giảm thiểu và thích nghi với BĐKH, vai trò của công cụ chính
sách kinh tế đối với vấn đề quản lý phát thải khí nhà kính v.v… (Dũng, 2009). Ở Việt
Nam, mặc dù BĐKH đang trở thành một thách thức lớn đối với quốc gia, những nghiên
cứu về BĐKH còn rất hạn chế, đặc biệt là còn thiếu các nghiên cứu dưới góc độ kinh tế
của vấn đề. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới được công bố chính thức chỉ mới phân
tích tác động của nước biển dâng chứ chưa đi sâu vào các tác động khác, còn các nghiên
cứu được Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) tài trợ mới chỉ là
những nghiên cứu trường hợp (case studies). Vì vậy, các nghiên cứu về BĐKH ở Việt
Nam có thể tiến hành tập trung vào một số lĩnh vực chính: tác động kinh tế của BĐKH,
các khía cạnh kinh tế của hạn chế phát thải và các vấn đề liên quan đến thích ứng/thích
nghi (Thắng, 2009).
Với đề tài “ Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đối với cộng
đồng dân cư nông thôn miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, người nghiên cứu mong
muốn, trước hết, tìm hiểu những tác động có thể có của BĐKH lên đời sống của cộng
đồng dân cư nông thôn từ các họat động kinh tế đến đời sống xã hội cũng như nhận thức
và tâm lý của họ, tìm hiểu quá trình người dân tìm kiếm những biện pháp thích nghi bền
vững cho sự ổn định cuộc sống lâu dài của họ ở vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH, những
khó khăn, thách thức của quá trình này, đánh giá được hiệu quả của các biện pháp thích
nghi, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, từ đó có thể đóng góp ý kiến cho cơ quan có
thẩm quyền trong việc đề ra và thực hiện các chính sách liên quan.
6
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các tác động về kinh tế - xã hội của BĐKH lên đời sống của người dân
nông thôn miền biển.
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp thích nghi của cư dân vùng bị ảnh hưởng bởi
BĐKH về thích nghi cũng như các chính sách của nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH ổn
định cuộc sống lâu dài.
3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. Biến đổi khí hậu
TheoStern (2006), nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra quan điểm rằng thiệt hại
của BĐKH gây ra rất lớn và không thể phục hồi. Sử dụng mô hình PAGE đánh giá tổng
thể tác động của BĐKH có kết hợp nhiều kịch bản rủi ro và yếu tố bất định, Stern cho
rằng chi phí để ứng phó với BĐKH là 1% GDP toàn cầu 1 năm, và lợi ích từ các biện
pháp ứng phó (tránh được thiệt hại 5%GDP) sẽ lớn hơn chi phí 1%GDP này. Theo
Thắng (2009), tác giả đã trình bày hai trường phái học thuật hay hai nhóm quan điểm
chính khi đánh giá tác động kinh tế của BĐKH trên thế giới, ngoài quan điểm do Stern
đứng đầu còn có nhóm quan điểm trái ngược lại do nhà kinh tế học người Mỹ Williams
Nordhaus đứng đầu. Nordhaus (1994) cho rằng BĐKH không ra nhiều tác động tiêu cực
lên sự phát triển chung, và khi sử dụng mô hình DICE (Dynamic Intergrated Model of
Climate and Economy – mô hình tổng hợp động về khí hậu và kinh tế) để phân tích,
Nordhaus ước tính thiệt hại của BĐKH vào khoảng 1% GDP toàn cầu. Ủng hộ quan điểm
của Nordhaus, nhà kinh tế học người Đan Mạch Bjorn Lomborg (2007) cho rằng mặc dù
BĐKH đã diễn ra, chi phí cho việc cắt giảm khí phát thải nhà kính lớn hơn nhiều so với
lợi ích đem lại, theo Lomborg, các ưu tiên khác nên cần đẩy mạnh cho các vấn đề toàn
cầu khác như AIDS, suy dinh dưỡng và thiếu nước ngọt. Theo Thắng (2009), tác giả đã
đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của thế giới đối với quan điểm của Stern
nhiều hơn của Nordhaus cho đến nay, như các báo cáo cũng như nghiên cứu mới của
Ngân hàng thế giới (WB, 2008), IPCC (2007), của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB,
7
2007) về BĐKH, các nghiên cứu đã đưa ra những số liệu phân tích cho thấy tác động của
BĐKH là vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến phát triển. Do vậy, nghiên cứu và phân tích của
Stern sẽ là tài liệu hữu ích cho việc tham khảo về tính quan trọng và cần thiết của vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 (UNDP, 2008) đã dẫn ra rằng “BĐKH do
con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái cùng những tác động
không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người”, “nếu nhiệt độ Trái đất tăng
thêm 3 - 4°C có thể khiến cho 330 triệu người phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ
lụt”. Báo cáo nhấn mạnh các đối tượng nguy cơ dễ bị tổn thương nhất đó chính là nhóm
người nghèo và các quốc gia chậm phát triển, thuộc về những nhóm đối tượng ít nguồn
lực hơn. Không những thế, BĐKH còn gây ra những xung đột cũng như bất bình đẳng
trên thế giới hiện nay do sự chênh lệch về thụ hưởng cũng như sử dụng tài nguyên. Báo
cáo xác định năm cơ chế tác động chính qua đó biến đổi khí hậu có thể chặn đứng và đẩy
lùi quá trình phát triển con người: sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực bị tác
động, sự khủng hoảng nước và tình trạng bất an ninh về nước ngày càng tăng lên, nước
biển đang dâng và nguy cơ thiên tai ngày càng nhiều hơn, sự thay đổi diện mạo các hệ
sinh thái trên trái đất, và sau cùng là ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc ứng phó
đối với BĐKH đòi hỏi sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới “Không một nước
nào có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu hành động
một mình. Việc phối hợp hành động không chỉ là phương án mà còn là mệnh lệnh” và lần
đầu tiên đưa ra khái niệm “kinh tế của BĐKH”. Để làm rõ hơn khái niệm này, báo cáo
World Bank (2008) nhận định rằng, trong bối cảnh BĐKH đã trở thành một vấn đề của
toàn cầu, với số lượng các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng
tăng lên, vấn đề đối phó được đặt ra cấp bách. Đây là đề cương tóm tắt của một nghiên
cứu hành động, tìm hiểu cũng như lượng giá các tác động có thể có của biến đổi khí hậu
lên tất cả các mặt của một quốc gia, từ đó báo cáo đã áp dụng khái niệm “tính kinh tế của
sự thích nghi BĐKH” trong chương trình đối phó với những biến động thời tiết đối với
các quốc gia bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này nhằm lượng giá chi phí- lợi ích cũng như sự
thay đổi về thể chế và chính sách để đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho các vùng bị tác
8
động bởi biến đổi khí hậu, đảm bảo ổn định cuộc sống trong hòan cảnh bất lợi về thời tiết
hay nói rộng hơn là BĐKH cho cộng đồng dân cư vùng bị ảnh hưởng.
Dasgupta S. et al ( 2007) là một tài liệu tham khảo rất hữu ích với những nghiên
cứu rõ ràng và cụ thể được hỗ trợ bởi nhiều công cụ nghiên cứu hiện đại (GIS, GPS), nhờ
đó, nhóm tác giả đã tính toán được những tác động cũng như thiệt hại của hiện tượng
nước biển dâng lên diện tích, dân số cũng như các hoạt động kinh tế một số khu vực có
nguy cơ trên thế giới. Quan trọng hơn, theo nghiên cứu của Dasgupta, Việt Nam nằm
trong nhóm các nước có nguy cơ cao nhất bị tác động bởi BĐKH trong nhóm các quốc
gia Đông Nam và Đông Á. Các số liệu của nghiên cứu là những bằng chứng cho thấy
Việt Nam không thể đứng ngoài vấn đề BĐKH và những nghiên cứu sâu hơn về tình hình
BĐKH ở Việt Nam, sự phối hợp hành động cũng như các chính sách cần được tìm hiểu
và triển khai nhằm tránh những thiệt hại về sau.
Yohe G. (1989)là một trong những nghiên cứu về hiện tượng mất đất do nước biển
dâng trong giai đoạn đầu tiên, những năm 80 của thế kỉ XX, khi BĐKH chưa phải là một
vấn đề nghiêm trọng nhất của toàn cầu. Nghiên cứu đã áp dụng các lý thuyết đo lường để
định lượng mức độ tổn thương về kinh tế của hiện tượng nước biển dâng bao gồm giá trị
của các cấu trúc hạ tầng bị đe doạ, các tài sản mất mát cũng như các dịch vụ xã hội dọc
bờ biển. Giá trị các cấu trúc hạ tầng và tài sản bị đe doạ được tham khảo từ hồ sơ thuế
cung cấp bởi văn phòng giám định của chính phủ và được tính là tổng của tất cả giá trị thị
trường của chúng.Giá trị xã hội của bờ biển được ước đoán bằng cách sử dụng phương
pháp tiếp cận Knetsch – David và giá trị này được tính bằng tổng của sự chênh lệch giữa
những giá trị tài sản gần bờ biển và xa bờ biển.Lý thuyết trên đã được áp dụng cho bờ
biển Long Beach Island (Hoa Kì) nơi được bao quanh bởi đường bờ biển trải dài 18 dặm.
Tham khảo theo lý thuyết của Yohe, Bayani K. et al (2009) đã áp dụng lý thuyết trên
trong một nghiên cứu cụ thể về sự xói mòn bờ biển tại Philippines. Ngoài việc đo lường
mức độ tác động của hiện tượng xói mòn bờ biển lên đất đai, dân số và các hoạt động
kinh tế - xã hội của cư dân cộng đồng ven bờ biển, nghiên cứu còn tính toán chi phí và lợi
ích của chiến lược thích nghi ( kế hoạch vẫn hoạt động sản xuất bình thường, kế hoạch
đối phó có sự can thiệp của chính phủ và kế hoạch tái định cư) cũng như tính khả thi của
9
các chính sách và luật pháp cho sự thích nghi đó. Các kết quả nghiên cứu trên có thể sử
dụng để tham khảo cho việc hoạch định các chính sách lâu dài về BĐKH cho cộng đồng
dân cư sinh sống tại một khu vực có vị trí và đặc điểm đặc thù, tương tự như hướng
nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh đó, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm “sinh kế bền vững” và
vấn đề sinh kế bền vững trong kế hoạch thích nghi với BĐKH.
3.2. Sinh kế bền vững
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp
các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống
chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp).
Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài
cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn
cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo.
Dựa theo định nghĩa của Chamber và Cornway (1992), sinh kế được hiểu bao gồm
những khả năng, tài sản (bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên xã hội), và những
hoạt động cần thiết cho cuộc sống mưu sinh. Sinh kế sẽ bền vững nếu nó có thể thích
nghi và phục hồi sau những áp lực và sốc, duy trì và nâng cao khả năng và tài sản trong
khi không làm suy yếu cơ sở tài nguyên tự nhiên.
Theo Scoone (1998), các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các
vốn hay tài sản sinh kế bao gồm các loại sau:
- Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá
nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt
được những kết quả sinh kế.
- Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã
hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó
được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
10
- Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộhoặc một
cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng,
nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
- Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn
thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập
tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
- Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài
sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng,
nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Khung phân tích tính dễ bị tổn thương được dựa trên mô hình rủi ro. Phân tích
khám phá sự khác biệt của mức độ tổn thương thông qua nghiên cứu khả năng của hộ gia
đình trong việc phản ứng và thích nghi với những rủi ro thực và rủi ro dự đoán có thể làm
hạn chế những lựa chọn xây dựng sinh kế (Wisner et al., 2004). Mức vốn tạo ra và sử
dụng trong gia đình cần dược tìm hiểu để giúp làm rõ mối tương quan giữa những kế
hoạch tạo vốn cụ thể với những thay đổi khi tiếp xúc với những rủi ro tự nhiên và rủi ro
kinh tế xã hội.Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) cung cấp một khung nghiên cứu có
thể gói gọn những khái niệm liên quan đến mối quan hệ giữa tích lũy vốn hộ gia đình và
một số tính tổn thương. Mô hình tham khảo giới thiệu bởi Ủy ban Phát Triển Quốc Tế
(Anh Quốc) (DFID) (1999) được mô tả theo hình dưới đây.
Hình1.1: Khung tiếp cận sinh kế bền vững (Nguồn: DFID, 1999)
11
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để áp dụng cách tiếp cận sinh
kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đồng thời cố gắng tìm
hiểu những vấn đề về kinh tế-xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ
góc nhìn thông qua con người. Nó giúp chúng ta nghiên cứu xem xét những yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặt biệt là các yếu tố gây khó khăn và
tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời giúp tìm hiểu những yếu tố này liên quan với nhau
như thế nào.
Theo khung phân tích này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu bằng việc phân tích
các chiến lược sinh kế của con người.Xem xét chiến lược đó thay đổi qua thời gian chịu
ảnh hưởng của bối cảnh tổn thương và chính sách, thể chế như thế nào.Phân tích sự khác
biệt về mức độ ảnh hưởng gữa các nhóm hộ khác nhau trong cộng đồng và xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các chương trình của nhà
nước.Phương pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý đến việc lôi cuốn người dân tham gia và
tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân đạt
được các mục đích sinh kế của họ.
Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống.
Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành
nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ các chiến
lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro,
đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên.
3.2.1.Biến đổi khí hậu và sinh kế của người dân
Những thay đổi liên quan đến khí hậu đến các dòng lưu thông tài nguyên về căn bản
có thể tác động đến khả năng tồn tại của các sinh kế của người nghèo (SEI, IUCN, IISD,
Intercooperation 2003). Cụ thể hơn, tác động của biến đổi khí hậu có thể liên quan đến
những nhân tố khác nhau của khung sinh kế ví dụ như tác động lên tài sản và những thay
đổi trong các chiến lược và kết quả sinh kế (Balgis et al. 2005; Elasha et al. 2005). Theo
Huxtable và Nguyen Thi Yen (2009), biến đổi của khí hậu sẽ tác động đến hoạt động sinh
12
kếnhư du lịch, do gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng (hạn chế tiếp cận thị trường) và người
nghèo nhất ít có khảnăng được bảo vệ bởi các khoản đầu tư trong các hệ thống cơ sở hạ
tầng hoặc giảm nhẹ thiên tai và cứutrợ. Mực nước biển tăng sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho
một số cây rừng ngập mặn phát tán bằng cách xâm nhập vào đất liền và đất nông
nghiệp,từ đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng lương thực và đa dạng sinh học. Một số
động vật nước ngọt và cácloài thực vật sẽ biến mất và được thay thế bằng các loài nước
lợ, mặn. Mực nước biển dâng cũng sẽ cản trở việc tích tụ phù sa ở các bãi triều. Biến đổi
khí hậu được dự báo sẽ tác động đáng kể đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.Số lượng cá
nhiệt đới có giá trị thương mại thấp (trừ cá ngừ) sẽ tăng và số lượng các loài cá cận nhiệt
đớicó giá trị thương phẩm cao hơn sẽ giảm. Hơn nữa, sự suy giảm mạnh sinh vật phù du
sẽ dẫn đến di cư củacá và giảm sản lượng đánh bắt cá. Ước tính rằng, sản lượng đánh bắt
cá và thu nhập từ các ngành kinh tếbiển của Việt Nam sẽ giảm ít nhất một phần ba (Le
Xuan Tuan et al. 2006; Phan Nguyen Honget al. 2008).Do sự dâng cao mực nước biển,
các trang trại nuôi trồng thủy sản sẽ phải di dời do xâm mặn, làm giảmdiện tích rừng
ngập mặn, sẽ làm mất môi trường sống cho các loài sinh vật nước ngọt.
3.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu lên tài sản sinh kế
3.2.2.1. Thay đổi nguồn lực tự nhiên
Theo tổng hợp của Badjeck et al. (2010), biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phân bố
và sự phong phú của nguồn cá. Sự thay đổi trong sản phẩm ngành cá (nguồn lực tự nhiên)
ảnh hưởng đến tổng doanh thu và chi phí đánh bắt. Hệ quả là ngư dân phải bỏ ra chi phí
lớn hơn cho việc quản lý và tiếp cận những nguồn lực tự nhiên (Mahon 2002; Mahon and
Joseph 1997; Callaway et al. 1998; Knapp 1998; Lum Kong 2002; Roessig et al. 2004).
Ngoài ra, những nguồn lực tự nhiên khác, ví dụ như nước sinh hoạt, mà cộng đồng ngư
nghiệp dựa vào cũng chịu tác động bởi biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng và những
điều kiện khắc nghiệt như bão có thể làm giảm khối lượng và chất lượng của nguồn nước
sạch cho cộng đồng ngư nghiệp (Bridges and McClatchey 2009).
3.2.2.2. Hủy hoại nguồn lực vật chất, suy giảm nguồn lực tài chính
13
Khí hậu biến đổi thông qua việc mực nước biển dâng và sự gia tăng các cơn bão và
lũ lụt có thể tác động vào nguồn lực vật chất củahộ gia đình, hoặc của cả cộng đồng,
không chỉ dẫn đến giảm năng suất đánh bắt mà còn phá hủy cơ sở hạ tầng công cộng và
làm gián đoạn các dịch vụ vốn có tác dụng hỗ trợ sinh kế.Cụ thể hơn các cơn bão và
những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể phá hủyhoặc gây ra tổn hại tài sản sản xuất
và cơ sở hạ tầng như các bãi đáp, tàu thuyền và ngư cụ (Jallow et al. 1999). Bên cạnh đó,
thiệt hại đối với tài sản vật chất phi sản xuất của ngư dân nhưnhà ở và cơ sở hạ tầng của
cộng đồng (bệnh viện, trường học, hệ thống nước thải ) cũng là những hậu quả nghiêm
trọng củacác hiện tượng khí hậu khắc nghiệt (Westlund et al. 2007).
Theo Badjeck et al. (2010), việc mất đi nguồn lực vật chất cùng với một cơ sở tài
sản tài chính ngày một xấu đi cũng có thể có những tác động đáng kể đến sinh kế. Những
người bị ảnh hưởng nhiều nhất không thể vay vốn ngân hàng chính thức do thiếu tài sản
thế chấp (thường bị mất trong thiên tai) và không có bảo hiểm (De Silvaand Yamao
2007). Ngoài ra, như quan sát thấy trongnhiều cộng đồng ngư dân, các nguồn tín dụng
không chính thức thường là những nguồn duy nhất cho ngư dân, thường có lãi suất cao
và các điều khoản không thuận lợi(Tietze and Villareal 2003). Nhìn chung, việc thiếuhỗ
trợ tài chính cho ngư dân trong cuộc khủng hoảng thủy sản là một vấn đề then chốtở các
nước đang phát triển, trong khi ở các nước như Canadavà Na Uy, mạng lưới an sinh xã
hội và các chương trình công cộng có thể cung cấp những hỗ trợquan trọng (Perry et al.
2009).
3.2.2.3. Tác động đến nguồn lực con người và nguồn lực xã hội
Các khía cạnh khác nhau của nguồn lực con người, từ an toàn trên biển đến an ninh
lương thực, cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Thiệt hại nhân mạng có thể là tác
động đáng kể nhất của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt lênnguồn lực con người, ảnh
hưởng đến không chỉ các thành viên còn sống trong gia đình, mà còn có khả năng phá
vỡcác hoạt động kinh tế và xã hội và các hệ thống bên ngoài gia đình bị ảnh hưởng trực
tiếp (Westlund et al. 2007, trang 24).An toàn trên biển và thương tích thường gắn liền với
14
thiên tai liên quan đến áp lực (stress) từ khí hậu như lũ lụt và bão, giảm khả năng thể chất
của ngư dân trong việc theo đuổi sinh kế của họ.
Về ảnh hưởng sức khỏe, đã có nghiên cứu chứng minh rằng chu kỳ của El Nino
trong một số khu vực có liên quan với những thay đổi về nguy cơ của các bệnh lây truyền
qua muỗi, chẳng hạn như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết (Kovats et al. 2003). Nguy cơ sốt
rét liên quan tới El Nino rất cao ở Nam Mỹ, Trung Á và châu Phi, nơi có phần lớn các
cụm ngư dân quy mô nhỏ (Allison et al. 2009; Patz and Kovats 2002). Những thay đổi
trong nguồn lương thựcthực phẩm và trong khả năng chi trả cho lương thựcthực phẩm do
rối loạn khí hậu cũng tăng thêm một gánh nặng sức khỏe cho các hộ gia đình và cộng
đồng (Badjeck et al. 2010).
3.3. Tác động của BĐKH lên đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam
3.3.1.Tác động của BĐKH đối với đời sống kinh tế của Việt Nam
Tác động đến nông nghiệp
Theo đánh giá của ADB, nếu nhiệt độ tăng thêm 1
0
C năng suất lúa sẽ giảm khoảng
10%, năng suất ngô sẽ giảm từ 5%-20%, sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực
quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Việt Nam. Cũng theo ước tính của
ADB, những ảnh hưởng của BĐKH có thể tàn phá nền sản xuất gạo và cà phê của Việt
Nam sớm nhất là vào năm 2020.
Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, đô
thị hóa, công nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Ngoài ra, dưới tác động của
BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ nhất cho
sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành nông nghiệp. Thiên tai gia tăng sẽ
làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh
hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới
hoang mạc hóa, đặc biệt là các tỉnh miền Trung (Trương Quang Học, 2009).
BĐKH sẽ làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh
gia tăng, sẽ làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi. Nguồn cung cấp thức ăn chăn
nuôi giảm hạn chế phát triển ngành chăn nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các
yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo
15
môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại
dịch trên gia súc, gia cầm. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất
trắng do lũ lụt và hạn hán.
Tác động đến lâm nghiệp
BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật, làm thay đổi hệ sinh thái rừng,
đa dạng sinh học, tăng nguy cơ cháy rừng, giảm điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu,
chống xói mòn, … Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch
chuyển.
Nước biển dâng lên làm thu hẹp 25.000 ha diện tích rừng ngập mặn ven biển, tác
động xấu đến 13.000 ha rừng tràm và rừng trồng trên các đất bị nhiễm phèn làm tăng
nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật. Hơn nữa, nhiệt độ và mức độ khô hạn tăng
lên sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng và sâu bệnh phá hoại cây rừng.
Tác động đến ngư nghiệp
Kinh tế thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và cải thiện sinh kế
cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Hiện nay, các
hiện tượng cực đoan của thời tiết như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt không ngừng gia tăng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở
các vùng ven biển Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản từ năm 2001- 2006: “Tình hình thiên tai
ngày càng có diễn biến phức tạp, tần suất ngày một tăng, tính ác liệt ngày một lớn trên tất
cả các loại hình: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét, … xảy ra dồn dập và
không theo quy luật”.
BĐKH – Nước biển dâng sẽ làm suy thoái và phá hủy các rặng san hô, thay đổi các
quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Các
loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt, làm
giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng
giữa và tầng trên, giảm năng suất thủy sản. Khả năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đều
bị suy giảm
16
Ở Việt Nam có tới 58% dân cư vùng ven biển có sinh kế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản,
10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến
nghề cá. Một điểm đáng được quan tâm đối với cộng động dân cư ven biển là đa số
những người làm nghề đánh bắt thủy sản là những người nghèo trong xã hội. Do sản
lượng đánh bắt tự nhiên giảm, nền tảng kinh tế của mọi cộng đồng dân cư ven biển không
được ổn định. Từ đó phát sinh những vấn đề xã hội mà chính quyền ở các địa phương
giải quyết: đẩy giá bán cao lên, số người nghèo gia tăng, người suy dinh dưỡng ngày
càng nhiều. Vì thế, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói nghèo.
Tác động đến diêm nghiệp
Mực nước biển gia tăng làm diện tích và cơ sở hạ tầng sản xuất muối bị ảnh hưởng,
đồng thời với những trận mưa lớn hơn, có cường độ cao hơn cũng ảnh hưởng đến năng
suất muối (Thái Chuyên, 2009).
Tác động đến công nghiệp và năng lượng
Năng lượng: BĐKH làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc,
phương tiện cho hệ thống khai thác, chế biến dầu khí; dòng chảy các sông lớn thay đổi
dẫn đến công suất các nhà máy thủy điện bị giảm. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt và chi phí
làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng
gia tăng đáng kể.
Giao thông vận tải: BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải như:
làm tăng ngập lụt của nhiều tuyến giao thông, xói lở mặt và nền đường. Cạn kiệt dòng
chảy về mùa khô dẫn đến giao thông thủy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Công nghiệp và xây dựng: Các khu công nghiệp phải đối diện nhiều hơn với nguy
cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông và mực nước biển tăng.
BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành
công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông,
lâm, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, …
3.3.2.Tác động của BĐKH đối với đời sống xã hội của Việt Nam
17
Tác động đến tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu
người cả nước mặt và nước ngầm là 4.400 m
3
/người/năm (so với bình quân thế giới là
7.400 m
3
/người/năm). Sự suy thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất
lượng do nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và
đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Dưới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết,
khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở các khía
cạnh sau:
- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, năng lượng, giao thông, đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của
các thủy vực cũng tăng.Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng
và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Những thay đổi về mưa, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông
và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước ngầm.
- Khi rừng đầu nguồn bị mất sẽ làm tăng dòng chảy đột ngột ở các sông vào mùa
mưa gây ra lũ lụt, sạt lở, xói mòn. Nhưng vào mùa khô không còn rừng để giữ nước nên
các dòng chảy cũng giảm dần dẫn đến nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn.
Tác động đến đa dạng sinh học
Hậu quả do BÐKH toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác động đến
ÐDSH - nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Theo dự báo của IPCC, BÐKH sẽ tác
động mạnh lên hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, các vùng dọc bờ biển
và các hệ sinh thái rừng trong cả nước.Trong đó, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập
mặn của Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh.
Các thay đổi diễn ra sẽ đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài,
các hệ sinh thái. BÐKH làm tăng nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất
các nguồn gien quý, hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh (Thông báo quốc gia lần thứ
nhất).
18
Nhiệt độ tăng, còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất
than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và
làm gia tăng BĐKH.
Tác động đến giáo dục và y tế
Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián
đoạn thời gian đến trường của học sinh, đặc biệt là ở những khu vực miền núi và đồng
bằng sông Cửu Long.
BÐKH tăng một số nguy cơ đối với người bệnh, thay đổi đặc tính trong nhịp sinh
học của con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trái đất nóng lên có thể sẽ làm
hơn 150 nghìn người chết và năm triệu người bị mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số
trên có thể tăng gấp hai lần vào năm 2030.
BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như
sóng nhiệt, nóng, bão, lũ lụt, hạn hán, Dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn
cảnh nhiều bệnh sẽ gia tăng nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm não (do muỗi truyền). Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường bên ngoài sẽ
là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh đường hô hấp (viêm xoang, cảm cúm, …). Một
số bệnh truyền qua môi trường nước cũng có xu hướng gia tăng do BĐKH (tiêu chảy,
viêm đường ruột, đau dạ dày, …). Ngoài ra, BĐKH còn là nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng nghèo đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em.Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới
các vùng kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao (Theo IPCC, 2007).
Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh mới ở người
và động vật (tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh ) nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất
thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra những thiệt hại đáng kể.
Tác động đến văn hóa và du lịch
Với địa hình trải dài từ bắc đến Nam, nước ta được đánh giá là có tiềm năng rất lớn
trong phát triển du lịch biển.Hiện cả nước có hơn 125 bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có 20 bãi
biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước
trong, sóng gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ, rất thích hợp cho tắm biển và các
19
hoạt động vui chơi giải trí trên biển. Tuy nhiên, BĐKH làm nhiệt độ tăng và nước biển
dâng đe dọa tương lai của ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng tại Việt Nam.
Dưới tác động của BĐKH sẽ làm gia tăng dịch bệnh. Thực tế cho thấy, dịch bệnh
liên tục xuất hiện từ 2003 đến nay như SARS, cúm gia cầm, tiêu chảy… đã ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động du lịch tại Việt Nam.
Nước biển dâng sẽ làm cho tài nguyên du lịch bị suy thoái, mất mát về lượng (quỹ
đất phát triển các khu du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch bị thu hẹp. Đặc biệt là các
khu du lịch duyên hải miền Trung sẽ đứng trước nguy cơ sạt lở các dải đất ven biển, …)
cũng như về giá trị phục vụ. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm các tiền đề phát triển du lịch
biển đảo nói riêng và cả nước nói chung (Lê Trọng Bình, 2009).
Tác động đến cơ sở hạ tầng
Theo đánh giá của IPCC, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, có khả năng
mực nước biển sẽ dâng cao 1m vào cuối thế kỷ 21, nếu Việt Nam không nhanh chóng
xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đê biển để ứng phó, thì hàng năm có đến
40.000km
2
vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó 90% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn, thiệt hại về tài sản lên tới 17 tỷ USD.
Đến năm 2007, hầu hết các tuyến đê sông ở Bắc và Trung Bộ căn bản đã đủ sức
chống được lũ, tuy nhiên, hệ thống đê biển vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập, nhất là trước
những cơn bão lớn. Theo Bộ Nôngnghiệp & Phát triển Nông thôn, kinh phí chỉ riêng để
xây dựng, gia cố 518 km đê biển và 326 kè sông của 13 tỉnh thành từ Quảng Ngãi đến
Kiên Giang đã là 10.000 tỷ đồng.Số tiền này cũngtương đương với tổng thiệt hại bão số 6
năm 2006 tàn phá nặng nề các tỉnh miền Trung.
Mực nước biển dâng cao kèm theo mưa bão lớn hơn có thể sẽ gây ngập lụt các
tuyến đường sắt ở vùng duyên hải, sân bay, phá huỷ cầu cống và hệ thống ống dẫn.
Tác động đến di dân và tái định cư
Vùng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và miền núi phía Bắc là
những vùng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của BĐKH, sẽ thường xuyên bị ngập lụt, tác
động bởi xói lở bờ biển, lũ quét và xâm nhập mặn sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn, nhiều bộ
phận dân cư phải di dời đến nơi khác (Thái Chuyên, 2008).
20
4. Khung nghiên cứu lý thuyết
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Về nội dung nghiên cứu
• Phương pháp lượng giá, trong đó sẽ đo lường:
+ Chi phí – lợi ích trong việc lựa chọn các biện pháp thích nghi.
+ Vấn đề lựa chọn chuyển đổi ngành nghề.
Phương pháp này được hỗ trợ bởi các công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, bảng đánh giá
nhanh, các công cụ tính toán khác.
• Phương pháp định tính, trong đó sẽ làm sáng rõ:
+ Nhận thức của người dân về sự thích nghi với biến đổi khí hậu.
+ Đánh giá của người dân về các chương trình hỗ trợ của nhà nước.
21
Điều kiện TN – KT - XH
Tác động kinh tế
Tác động xã hội
Vấn đề BĐKH khu vực cộng
đồng dân cư ven biển
Thích nghi của cộng đồng
Mong đợi – khuyến nghị
+ Các nguyện vọng của người dân về các giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu.
Phương pháp này được hỗ trợ bởi các công cụ nghiên cứu: bảng phỏng vấn sâu, kết
quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
5.2. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài là cộng đồng dân cư nông thôn miền
biển thuộc vùng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo các tiêu chí chọn mẫu nghiên
cứu.
Đại diện cơ quan chính quyền cùng các ban ngành đoàn thể tại địa phương điển cứu
là những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra kế hoạch, triển khai các chính
sách về biến đổi khí hậu.
Đại diện các nhà chuyên môn thuộc các cơ quan, ban ngành: Sở tài nguyên – môi
trường tỉnh, Phòng Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh,
phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội nông dân, Hội khuyến nông v.v…
5.3. Về địa bàn nghiên cứu
Dựa vào tiêu chí điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội, địa lý và lịch sử khai thác địa
bàn để chọn khu vực nghiên cứu, khu vực được chọn là huyện Đất Đỏ và huyện Long
Điền với các cộng đồng dân cư sống ở khu vực ven biển, với nghề nghiệp phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên của biển, nơi đã từng chịu tác động và thiệt hại lớn bởi biến đổi khí hậu
trong những năm gần đây.
5.4. Về phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu thứ cấp:
Tham khảo tài liệu từ 3 nguồn chính:
- Tài liệu trong Trường: các Đề tài nghiên cứu khoa học.
- Các đề tài nghiên cứu, các báo cáo của Tỉnh và các ban ngành chức năng trực
thuộc và có liên quan (Sở tài nguyên – môi trường tỉnh, Phòng Phát triển nông thôn - Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh, Phòng Nông nghiệp - Phòng Thống kê và
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện…)
- Sách báo và các phương tiện truyền thông.
Nguồn tài liệu sơ cấp
22
Tiến hành bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
a. Bảng hỏi :
- Bảng hỏi dành cho các hộ dân.
- Tiến hành khảo sát 110 hộ dân sinh sống tại khu vực nông thôn miền biển chia đều
cho hai khu vực điển cứu, Phước Hải và Phước Tỉnh.
b.Phỏng vấn sâu :
- 4 phiếu cho chính quyền địa phương (đại diện UBND và các đoàn thể của huyện,
xã điển cứu).
- 20 phiếu đại diện các hộ dân sinh sống tại vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
của địa phương.
c. Các công cụ khác : quan sát, vẽ bản đồ, sơ đồ.
5.5. Về giới hạn nghiên cứu
Đề tài không đi sâu vào phân tích lịch sử hình thành và cơ chế của biến đổi khí hậu
mà đi vào phân tích trực tiếp các tác động của biến đổi khí hậu lên đời sống người nông
dân miền biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về kinh tế và xã hội, tìm hiểu các hoạt động thích
nghi của người dân cũng như nghiên cứu các hành vi và thái độ lựa chọn của người dân
đối với các biện pháp giải quyết vấn đề kinh tế cho gia đình, nhất là để đối phó với biến
đổi khí hậu.
23
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
I.1.1. Tổng quan tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Đông
Nam Bộ, phía Bắc giáp Đồng Nai, phía Tây giáp với TP.Hồ Chí Minh, phía Đông giáp
Bình Thuận còn phía Nam giáp Biển Đông.
Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong
khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu hội tụ nhiều
tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác
cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và
tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao
thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi
các nơi trong nước và thế giới.
I.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Diện tích tự nhiên: 1989,5 km
2
bao gồm 02 thành phố ( Vũng Tàu, Bà Rịa), 06
huyện ( Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo) trong đó chỉ
có 01 huyện ( Châu Đức) là không có biển và 01 huyên đảo (Côn Đảo).
I.1.2. Đặc điểm khí hậu
24
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai
mùa rõ rệt.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hang năm là 27 dộ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao
nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ.
Lượng mưa trung bình 1500 mm. Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
I.1.3. Đặc điểm thủy văn-hải dương
- Tỉnh có đường bờ biển dài 305 km, trong đó Côn Đảo là 115km. Diện tích vùng
thềm lục địa khoảng 100.000km
2
.
I.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu được
Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú. Trữ lượng dầu
khí đã xác định ở vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép khai thác công nghiệp, hiện đang
khai thác bình quân hang năm 16-17 triệu tấn dầu và 1,5-2 tỷ m
3
khí. Theo thông tin tư
vấn của tổ chức JICA Nhật Bản thì khu vực Sao Mai-Bến Đình, sông Thị Vải phát triển
được các cảng nước sâu, tàu trọng tải 6-10 tấn ra vào được. Tính có 156 km bờ biển có
thể là bãi tắm quanh năm; có 2 khu rừng nguyên sinh, suối nước khoáng nóng và nhiều
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Với thềm lục địa 100.000 km
2
, hàng năm khai thác đạt 170.000 – 200.000 tấn.Ngoài
ra còn có 10.000 ha mặt nước để nuôi tôm cá và các loại hải sản khác. Đến nay, Chính
phủ đã quyết định cho Bà Rịa-Vũng Tàu thành lập 7 khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Mỹ
Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép và Đông Xuyên với
tổng diện tích 2.549 ha, đã khai thác được 559,1 ha.
I.1.5. Đặc điểm xã hội
25