Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Phân tích chuỗi giá trị hoa cúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********************

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOA CÚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2011
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOA CÚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
TÔN THIỆN SAN
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Tôi tên là Tôn Thiện San sinh ngày 02 tháng 12 năm 1969 tại Thủ đô Hà Nội.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học Phổ thông Bùi Thị Xuân, Thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 1987.
Tốt nghiệp Khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
năm 1991.
Hiện tại tôi đang công tác tại Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Tp. Đà Lạt, Chức vụ:
Phó Chủ tịch UBND Tp. Đà Lạt, từ năm 2010 đến nay
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp trường Đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Số 3, Trần Hưng Đạo, Phường 3, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918815817
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tôn Thiện San
iii
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gửi những dòng tri ân đến ba mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh; Phòng Sau Đại học và quý thầy cô Khoa Kinh tế của trường đã tận
tình giảng dạy và tạo cơ hội cho chúng tôi có điều kiện học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học TS.Nguyễn
Ngọc Thùy, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn đến lãnh đạo và đồng nghiệp ở Uỷ Ban Nhân Nhân
Đà Lạt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt,

Hiệp hội Hoa, Công ty Cổ phần Sinh học Rừng Hoa, những người đã giúp tôi rất
nhiều trong quá trình làm luận văn.
Cho tôi gửi lời cám ơn đến bạn bè, các anh chị học viên cao học khóa 2008 đã
giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
iv
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị hoa cúc tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng” được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2011 nhằm mục đích phân
tích chuỗi giá trị hoa cúc và từ đó đưa ra những giải pháp để mở rộng thị trường tiêu
thụ cho hoa cúc tại Đà Lạt.
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích chuỗi
giá trị, phân tích SWOT. Số liệu nghiên cứu được điều tra thực địa trên địa bàn Đà
Lạt, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội và các số liệu trong báo cáo thống kê của
UBND Tp. Đà Lạt và Niên Giám Thống Kê.
Nghiên cứu cho thấy được sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi, giá trị gia tăng
qua từng khâu trong chuỗi, rút ra được điểm mạnh điểm yếu của từng khâu trong
chuỗi, từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất cho việc phát triển chuỗi một cách bền
vững tại thị trường trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy việc hình thành các chuỗi
giá trị có liên kết với công ty sẽ tạo ra đầu ra sản phẩm và giúp nông dân có thu nhập
ổn định.
Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở cho việc đề xuất một số kiến nghị cho việc
phát nhằm triển chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt.
v
ABSTRACT
The thesis entittled “The Value Chain Analysis of Chrysanthemun in Da Lat
City, Lam Dong Province” was conducted from May to November 2011 aiming to
analyze the value chain of the Chrysanthemun cut flowers and to give some solutions
for exporting this product.
The thesis uses descriptive statistics, value chain analysis, SWOT analysis.
Field surveys were conducted in the following areas: Da lat, Ho Chi Minh City, Nha

Trang, Ha Noi. Secondary data were obtained from the People’s Committee of Dalat
City, General Statistics Department (GSO).
The research found that the connection among stakeholders in the chain, value
added, strengths and weaknesses in each step of the value chain. Based on these
findings, the research gives orientations and suggestions for a sustainable
development of the value chain in the domestic and foreign markets. The results also
showed that the creation of the chains that connected to companies will ensure the
market for their products thus sustain their income.
Research results can be used as the basic for the reccomendations to develop
the value chain of Chrysanthemun in Da Lat.
vi
MỤC LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiv
Hình 1.5 Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt 28
Hình 2.3 Ba chiến lược tổng quát trong lợi thế cạnh tranh 32
2.1.9 Cây hoa cúc 38
Hình 2.4 Một số loại hoa cúc 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
Bảng 3.1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hoa Đà Lạt 45
Bảng 3.2: Diện tích canh tác hoa của Đà Lạt và một số vùng lân cận (ĐVT: ha) 46
Bảng 3.3: Sản lượng và doanh thu hoa của cơ sở sản xuất tại Đà Lạt 46
Bảng 3.4: Sản lượng hoa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI 47
Bảng 3.5: Sản lượng các loại hoa xuất khẩu chính tại Đà Lạt 48
Hình 3.1 Tỷ lệ các loại hoa xuất khẩu năm 2010 48
Hình 3.2 Diện tích gieo trồng và sản lượng hoa cắt cành trong 5 năm 50
(2006 - 2010) 50

Hình 3.3 Biểu đồ chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt 51
3.2.2. Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt 52
Bảng 3.6: Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra 53
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của các các chủ hộ điều tra 53
Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra 53
Bảng 3.9: Quy mô canh tác của các hộ điều tra 54
Bảng 3.10 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ 54
Hình 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về thị trường của các hộ điều tra 55
Hình 3.5 Quy trình thu hoạch của hoa cúc tại vườn trong vùng điều tra 56
Bảng 3.11: Kinh nghiệm thu mua hoa của các trung gian cấp 1 58
Hình 3.6 Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 1 59
vii
Bảng 3.12: Kinh nghiệm mua bán hoa của các trung gian cấp 2 59
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm mua bán hoa của trung gian cấp 2 59
Hình 3.8: Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 2 60
3.3. Phân tích kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.9 Sơ đồ kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.10 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp 63
Bảng 3.13: Chi phí sản xuất (giá vốn) của các hộ điều tra 64
Bảng 3.14: Kết quả, hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra 65
Bảng 3.15: Chi phí và lợi nhuận của 5 thương lái thu gom hoa tại Đà Lạt 66
Bảng 3.16: Chi phí và lợi nhuận của 10 thương lái phân phối hoa tại TP. HCM 67
Bảng 3.17 Chi phí và lợi nhuận của 5 hộ bán lẻ tại TP.HCM 68
Bảng 3.18: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa không liên kết 69
Hình 3.11 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc không liên kế 70
Bảng 3.19: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị hoa hiện tại 70
Hình 3.12 Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết 72
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất củacác hộ nông dân được điều tra 72

Bảng 3.21: Hiệu quả sản xuất - kinh tế của các hộ nông dân điều tra 72
Bảng 3.22. Bảng chi phí, doanh thu của công ty Rừng Hoa đối với cúc Jimba 73
Hình 3.13 Chuỗi giá trị giữa nông dân với Công ty CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.23: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị có liên kết giữa nông dân với Công ty
CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.24 Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa có liên kết (tính trên một cành hoa) 76
Hình 3.14 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc có liên kết 77
3.3.3. So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
Bảng 3.25: So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TRUNG GIAN 101
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 GDP của các ngành trong tỉnh Lâm Đồng năm 2010 Error: Reference source
not found
Hình 1.2 Cơ cấu sử dụng đất tại tỉnh Lâm Đồng năm 2011. .Error: Reference source not
found
Hình 1.3 Số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp Error: Reference source not
found
Hình 1.4 Chỉ số phát triển Tổng sản phẩm trên địa bàn Error: Reference source not
found
Hình 1.5 Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt 28
Hình 2.3 Ba chiến lược tổng quát trong lợi thế cạnh tranh 32
2.1.9 Cây hoa cúc 38
Hình 2.4 Một số loại hoa cúc 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
Bảng 3.1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hoa Đà Lạt 45
Bảng 3.2: Diện tích canh tác hoa của Đà Lạt và một số vùng lân cận (ĐVT: ha) 46
Bảng 3.3: Sản lượng và doanh thu hoa của cơ sở sản xuất tại Đà Lạt 46

Bảng 3.4: Sản lượng hoa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI 47
Bảng 3.5: Sản lượng các loại hoa xuất khẩu chính tại Đà Lạt 48
Hình 3.1 Tỷ lệ các loại hoa xuất khẩu năm 2010 48
Hình 3.2 Diện tích gieo trồng và sản lượng hoa cắt cành trong 5 năm 50
(2006 - 2010) 50
Hình 3.3 Biểu đồ chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt 51
3.2.2. Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt 52
Bảng 3.6: Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra 53
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của các các chủ hộ điều tra 53
Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra 53
Bảng 3.9: Quy mô canh tác của các hộ điều tra 54
Bảng 3.10 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ 54
Hình 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về thị trường của các hộ điều tra 55
Hình 3.5 Quy trình thu hoạch của hoa cúc tại vườn trong vùng điều tra 56
ix
Bảng 3.11: Kinh nghiệm thu mua hoa của các trung gian cấp 1 58
Hình 3.6 Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 1 59
Bảng 3.12: Kinh nghiệm mua bán hoa của các trung gian cấp 2 59
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm mua bán hoa của trung gian cấp 2 59
Hình 3.8: Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 2 60
3.3. Phân tích kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.9 Sơ đồ kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.10 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp 63
Bảng 3.13: Chi phí sản xuất (giá vốn) của các hộ điều tra 64
Bảng 3.14: Kết quả, hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra 65
Bảng 3.15: Chi phí và lợi nhuận của 5 thương lái thu gom hoa tại Đà Lạt 66
Bảng 3.16: Chi phí và lợi nhuận của 10 thương lái phân phối hoa tại TP. HCM 67
Bảng 3.17 Chi phí và lợi nhuận của 5 hộ bán lẻ tại TP.HCM 68
Bảng 3.18: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa không liên kết 69

Hình 3.11 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc không liên kế 70
Bảng 3.19: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị hoa hiện tại 70
Hình 3.12 Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết 72
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất củacác hộ nông dân được điều tra 72
Bảng 3.21: Hiệu quả sản xuất - kinh tế của các hộ nông dân điều tra 72
Bảng 3.22. Bảng chi phí, doanh thu của công ty Rừng Hoa đối với cúc Jimba 73
Hình 3.13 Chuỗi giá trị giữa nông dân với Công ty CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.23: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị có liên kết giữa nông dân với Công ty
CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.24 Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa có liên kết (tính trên một cành hoa) 76
Hình 3.14 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc có liên kết 77
3.3.3. So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
Bảng 3.25: So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
x
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TRUNG GIAN 101
III. Thông n về việc bán sản phẩm 101
IV. Thông n về chi phí 102
xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Hình 1.5 Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt 28
Hình 2.3 Ba chiến lược tổng quát trong lợi thế cạnh tranh 32
2.1.9 Cây hoa cúc 38
Hình 2.4 Một số loại hoa cúc 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
Bảng 3.1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hoa Đà Lạt 45
Bảng 3.2: Diện tích canh tác hoa của Đà Lạt và một số vùng lân cận (ĐVT: ha) 46
Bảng 3.3: Sản lượng và doanh thu hoa của cơ sở sản xuất tại Đà Lạt 46

Bảng 3.4: Sản lượng hoa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI 47
Bảng 3.5: Sản lượng các loại hoa xuất khẩu chính tại Đà Lạt 48
Hình 3.1 Tỷ lệ các loại hoa xuất khẩu năm 2010 48
Hình 3.2 Diện tích gieo trồng và sản lượng hoa cắt cành trong 5 năm 50
(2006 - 2010) 50
Hình 3.3 Biểu đồ chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt 51
3.2.2. Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt 52
Bảng 3.6: Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra 53
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của các các chủ hộ điều tra 53
Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra 53
Bảng 3.9: Quy mô canh tác của các hộ điều tra 54
Bảng 3.10 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ 54
Hình 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về thị trường của các hộ điều tra 55
Hình 3.5 Quy trình thu hoạch của hoa cúc tại vườn trong vùng điều tra 56
Bảng 3.11: Kinh nghiệm thu mua hoa của các trung gian cấp 1 58
Hình 3.6 Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 1 59
Bảng 3.12: Kinh nghiệm mua bán hoa của các trung gian cấp 2 59
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm mua bán hoa của trung gian cấp 2 59
Hình 3.8: Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 2 60
3.3. Phân tích kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.9 Sơ đồ kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.10 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp 63
xii
Bảng 3.13: Chi phí sản xuất (giá vốn) của các hộ điều tra 64
Bảng 3.14: Kết quả, hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra 65
Bảng 3.15: Chi phí và lợi nhuận của 5 thương lái thu gom hoa tại Đà Lạt 66
Bảng 3.16: Chi phí và lợi nhuận của 10 thương lái phân phối hoa tại TP. HCM 67
Bảng 3.17 Chi phí và lợi nhuận của 5 hộ bán lẻ tại TP.HCM 68
Bảng 3.18: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa không liên kết 69

Hình 3.11 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc không liên kế 70
Bảng 3.19: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị hoa hiện tại 70
Hình 3.12 Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết 72
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất củacác hộ nông dân được điều tra 72
Bảng 3.21: Hiệu quả sản xuất - kinh tế của các hộ nông dân điều tra 72
Bảng 3.22. Bảng chi phí, doanh thu của công ty Rừng Hoa đối với cúc Jimba 73
Hình 3.13 Chuỗi giá trị giữa nông dân với Công ty CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.23: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị có liên kết giữa nông dân với Công ty
CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.24 Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa có liên kết (tính trên một cành hoa) 76
Hình 3.14 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc có liên kết 77
3.3.3. So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
Bảng 3.25: So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TRUNG GIAN 101
III. Thông n về việc bán sản phẩm 101
IV. Thông n về chi phí 102
Hình 1.5 Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt 28
Hình 2.3 Ba chiến lược tổng quát trong lợi thế cạnh tranh 32
2.1.9 Cây hoa cúc 38
Hình 2.4 Một số loại hoa cúc 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
xiii
Bảng 3.1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hoa Đà Lạt 45
Bảng 3.2: Diện tích canh tác hoa của Đà Lạt và một số vùng lân cận (ĐVT: ha) 46
Bảng 3.3: Sản lượng và doanh thu hoa của cơ sở sản xuất tại Đà Lạt 46
Bảng 3.4: Sản lượng hoa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI 47
Bảng 3.5: Sản lượng các loại hoa xuất khẩu chính tại Đà Lạt 48

Hình 3.1 Tỷ lệ các loại hoa xuất khẩu năm 2010 48
Hình 3.2 Diện tích gieo trồng và sản lượng hoa cắt cành trong 5 năm 50
(2006 - 2010) 50
Hình 3.3 Biểu đồ chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt 51
3.2.2. Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt 52
Bảng 3.6: Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ điều tra 53
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của các các chủ hộ điều tra 53
Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra 53
Bảng 3.9: Quy mô canh tác của các hộ điều tra 54
Bảng 3.10 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ 54
Hình 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về thị trường của các hộ điều tra 55
Hình 3.5 Quy trình thu hoạch của hoa cúc tại vườn trong vùng điều tra 56
Bảng 3.11: Kinh nghiệm thu mua hoa của các trung gian cấp 1 58
Hình 3.6 Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 1 59
Bảng 3.12: Kinh nghiệm mua bán hoa của các trung gian cấp 2 59
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kinh nghiệm mua bán hoa của trung gian cấp 2 59
Hình 3.8: Quy trình sơ chế của các trung gian cấp 2 60
3.3. Phân tích kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.9 Sơ đồ kênh phân phối hoa cúc Đà Lạt 61
Hình 3.10 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp 63
Bảng 3.13: Chi phí sản xuất (giá vốn) của các hộ điều tra 64
Bảng 3.14: Kết quả, hiệu quả sản xuất của 30 hộ điều tra 65
Bảng 3.15: Chi phí và lợi nhuận của 5 thương lái thu gom hoa tại Đà Lạt 66
Bảng 3.16: Chi phí và lợi nhuận của 10 thương lái phân phối hoa tại TP. HCM 67
Bảng 3.17 Chi phí và lợi nhuận của 5 hộ bán lẻ tại TP.HCM 68
xiv
Bảng 3.18: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa không liên kết 69
Hình 3.11 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc không liên kế 70

Bảng 3.19: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị hoa hiện tại 70
Hình 3.12 Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết 72
Bảng 3.20: Chi phí sản xuất củacác hộ nông dân được điều tra 72
Bảng 3.21: Hiệu quả sản xuất - kinh tế của các hộ nông dân điều tra 72
Bảng 3.22. Bảng chi phí, doanh thu của công ty Rừng Hoa đối với cúc Jimba 73
Hình 3.13 Chuỗi giá trị giữa nông dân với Công ty CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.23: Phân tích SWOT của chuỗi giá trị có liên kết giữa nông dân với Công ty
CPSH Rừng Hoa 75
Bảng 3.24 Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1 cành hoa trong
chuỗi giá trị hoa có liên kết (tính trên một cành hoa) 76
Hình 3.14 Đồ Thị Phân Phối Chi Phí Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá
Trị hoa cúc có liên kết 77
3.3.3. So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
Bảng 3.25: So sánh hai chuỗi giá trị hoa có liên kết và không liên kết 77
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TRUNG GIAN 101
III. Thông n về việc bán sản phẩm 101
IV. Thông n về chi phí 102
xv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CP Chi phí
CPSH Cổ phần Sinh học
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
FDI Foreign Direct Investment
GAP Good Agricultural Practise
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thuật
LN Lợi nhuận
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
NTD Người tiêu dùng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TN Thu nhập
TP Thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VietGap Việt Nam Good Agricultural Practise
xvi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế hội nhập, mỗi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đều cần phải tạo
cho mình một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để tạo được một chuỗi giá trị làm gia
tăng giá trị của sản phẩm ở mức tối ưu thì cần phải có sự đồng bộ của tất cả các hoạt
động từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, và cuối cùng là phân phối sản
phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về mặt chính sách của các cơ quan nhà
nước có liên quan là hết sức cần thiết để từ đó tạo nên được lợi thế cạnh tranh bền
vững của từng địa phương.
Ngày nay, những lợi thế về nguồn lực đầu vào như kỹ thuật – công nghệ, khả
năng sản xuất, nguồn vốn, nhân công,… chỉ là tương đối không còn tạo được lợi thế
bền vững. Michael Porter (1985) đã chỉ rõ: Chìa khóa để tạo ra được một lợi thế cạnh
tranh bền vững chính là các doanh nghiệp, các địa phương phải tạo được một chuỗi giá
trị cho sản phẩm. Từ chuỗi giá trị này phải tạo được ba điểm khác biệt cơ bản; Thứ
nhất, tạo được các sản phẩm có chất lượng vượt trội, khác biệt; Thứ hai, chi phí thấp;
Thứ ba, chọn lọc và tập trung. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động
sản xuất kinh doanh cần phải có sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả của tất cả các khâu
trong chuỗi giá trị.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm ban đầu được tạo ra có giá
trị thấp, nhưng khi đi qua các khâu trong chuỗi thì giá trị tăng lên rất nhiều. Một thực
trạng đang tồn tại trong ngành nông nghiệp Việt Nam chính là sự khó kiểm soát về mặt

chất lượng và giá cả đối với tất cả các mặt hàng nông sản. Vì vậy cần thiết phải hình
thành những hệ thống chuỗi khép kín giúp cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam có khả
năng phát triển và cạnh tranh bền vững.
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về hoa trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng tăng nhanh qua từng năm. Các loại hoa tươi trở thành
một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí đặc biệt trong thị trường
sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của mỗi quốc gia. Trong đó, hoa cúc là một trong
17
những loại hoa được nhiều người trong khu vực châu Á ưa chuộng và đang trở nên phổ
biến tại nhiều nước trong khu vực này.
Thành phố Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất hoa của cả nước, với trên
100 chủng loại, 500 giống hoa được trồng trên diện tích hơn 3.000 ha, đạt sản lượng
gần 1 tỷ cành/ năm (Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, 2011). Tuy nhiên, số lượng hoa
được xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 5%, và 95% sản lượng còn lại được tiêu thụ trong
nước. Theo lý giải của các chuyên gia trong Hiệp hội Hoa thì các sản phẩm của Đà Lạt
“chưa tạo được chuỗi giá trị hiệu quả cho sản phẩm hoa”, và chất lượng cũng như số
lượng các loại hoa chưa đạt yêu cầu của bên nhập khẩu. Trong hơn 3.000 ha sản xuất
hoa, hoa cúc được trồng chiếm tới 70% diện tích trồng hoa trên toàn thành phố, điều
này cho thấy hoa cúc hiện tại đang là thế mạnh của Đà Lạt. Mặc dù vậy nhưng các sản
phẩm hoa cúc trồng tại Đà Lạt được tiêu thụ chủ yếu trong nước và một phần nhỏ được
xuất sang các nước lân cận trong khu vực (Cam Pu Chia, Trung Quốc) theo đường tiểu
ngạch. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chưa tạo được giá trị gia tăng cho sản
phẩm hoa cúc, có phải là ở khâu sản xuất của người nông dân hay khâu phân phối sản
phẩm, hay do sự liên kết không chặt chẽ giữa các khâu. Với mục đích nâng cao giá trị
thương phẩm cho hoa cúc tại Đà Lạt, cũng như xậy dựng thương hiệu, mở rộng thị
trường, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị của hoa cúc tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt nhằm đưa ra các giải pháp để mở rộng

thị trường cho sản phẩm.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
 Xác định và mô tả các khâu trong chuỗi giá trị của hoa cúc tại Đà Lạt từ sản
xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ.
 Phân tích đặc điểm về chất lượng, giá cả và giá trị gia tăng qua mỗi khâu trong
chuỗi giá trị hoa cúc Đà Lạt.
18
 Phân tích những hạn chế trong chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt để đề xuất giải
pháp mở rộng thị trường tiêu thụ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng hoa cúc tại Đà Lạt; thương lái
mua bán hoa tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh; những người bán sỉ và bán lẻ tại Đà Lạt,
TP.Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
 Phạm vi không gian:
Phường 12 là các hộ trồng hoa cúc tự phát
Phường 8 là các hộ trồng hoa cúc trong mô hình liên kết với Công ty Cổ Phần
Sinh Học Đà Lạt
Các trung gian cấp I và cấp II tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh.
 Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11/2011.
4. Cấu trúc đề tài.
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Mở đầu: Phần này giới thiệu và trình bày tính cấp thiết của đề tài, lý do nghiên
cứu chuỗi giá trị hoa cúc tại Đà Lạt.
Chương 1: Tổng quan. Trình bày tổng quan địa bàn nghiên cứu bao gồm điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Lạt, tổng quan về thị trường xuất
khẩu nông sản trong nước bao gồm cả ngành hoa; ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng;
thị trường tiêu thụ và doanh nghiệp sản xuất hoa Đà Lạt.
Chương 2: Nội dung và Phương pháp nghiên cứu. Trình bày cơ sở lý luận,

nội dung và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Dựa trên lý thuyết về chuỗi giá trị,
chuỗi cung ứng, logistics phân tích mô hình chuỗi hoa đang tồn tại trong thành phố
chia thành chuỗi giá trị hoa truyền thống và chuỗi giá trị hoa có liên kết với công ty.
Chương 3: Kết quả và Thảo luận. Chương này gồm hai phần: Phần một trình
bày về chuỗi giá trị hoa cúc truyền thống tại thành phố Đà Lạt. Phần hai trình bày về
chuỗi giá trị hoa cúc mới có liên kết với công ty (Công ty Cổ phần Sinh học Rừng
Hoa), đưa ra những nhận xét về thay đổi trong một số chuỗi giá trị hoa; phân tích
19
SWOT để có thể đánh giá từng khâu trong toàn bộ chuỗi. Sau đó, nghiên cứu đưa ra
những đánh giá và phân tích những chính sách kèm theo. Cuối cùng, đưa ra những đề
xuất để thay đổi và phát triển một chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho các khâu
tham gia nhất là đối với nông dân trồng hoa.
Kết luận và Kiến nghị: Phần đưa ra những kết luận từ những mục tiêu đề ra
trong chương 1 dựa trên kết quả nghiên cứu trong chương 3. Sau đó, nghiên cứu đưa ra
kiến nghị nhằm định hướng phát triển ngành hoa thành phố Đà Lạt.
20
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài.
Anouk Patel-Campillo (2010) nghiên cứu chuỗi giá trị của cây hoa tại Hà Lan
cho thấy diện tích sản xuất trung bình của gần 6.000 người sản xuất hoa tại Hà Lan là 1
- 2 hecta. Hầu hết những người nông dân (người sản xuất) này thuộc các Hợp tác xã
(HTX) sản xuất (Floraholland/Aalsmeer). Sau khi thu hoạch họ sẽ đưa toàn bộ hoa sản
xuất được cho các HTX mà họ liên kết để bán đấu giá cho người mua. Việc bán đấu
giá diễn ra theo cơ chế bắt đầu ở mức giá cao sau đó giảm dần. Những người mua sẽ
đấu thầu từng lô hoa và cạnh tranh với nhau để có những cành hoa tốt nhất; chính nhờ
sự cạnh tranh này mà người sản xuất hoa nhận được giá cao. Người sản xuất hoa sẽ
được thanh toán tại chỗ, người mua phải đăng ký với các HTX của người sản xuất để
có thể lấy hoa. Người mua hoa tại các buổi đấu giá gồm người bán buôn, các công ty

nhập khẩu hay xuất khẩu, siêu thị. Sau đó họ sẽ vận chuyển hoa bằng xe tải hoặc máy
bay đến điểm tiếp theo, theo từng nhu cầu của người mua.
Lilly Lim-Camacho (2006) nghiên cứu thị trường hoa của Úc tại Nhật Bản.
Trong năm 2003, Úc xuất sang Nhật Bản khoảng 26,8 triệu cành với 8,9 triệu đô la Úc.
Để duy trì số lượng xuất khẩu lớn qua Nhật Bản, nước Úc thường xuyên làm đa dạng
các giống hoa cho ngành công nghiệp hoa cắt cành trong nước, tạo ra những sản phẩm
hoàn hảo, xây dựng được lợi thế cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, nhu cầu của thị
trường liên tục thay đổi, do đó, cần phải thông tin tiếp thị quảng bá để sản phẩm được
thị trường tiếp nhận. Theo nghiên cứu, Nhật Bản được đánh giá là thị trường nhập
khẩu hoa lớn nhất của Úc. Trong nghiên cứu này, tác giả mô tả hệ thống chuỗi cung
ứng hoa nhập khẩu của Nhật Bản bao gồm người nhập khẩu, địa điểm đấu giá trung
gian bán sỉ và người trồng hoa. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những thay đổi trong
chuỗi khi người trồng hoa và nhập khẩu liên kết lại với nhau, rút ngắn việc mua bán
21
trong chuỗi giá trị. Chính sự thay đổi này mà các doanh nghiệp phải tự mình tìm hướng
đi mới trong vấn đề xuất nhập khẩu. Qua nghiên cứu, tác giả muốn chỉ ra hướng tiếp
cận với khách hàng tiềm năng, phục vụ nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống
marketing trong chuỗi giá trị.
Hai nghiên cứu trên cho thấy các sản phẩm hoa được sản xuất và phân phối theo
một quy trình nhất định, tạo thành một hệ thống chuỗi có liên kết chặt chẽ với nhau.
Những nông dân sản xuất hoa đều có liên kết với HTX, sản phẩm của họ được mua
bán tại các buổi đấu giá với giá cạnh tranh và nông dân được nhận tiền sau khi kết thúc
buổi đấu giá. Bên cạnh đó là sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống marketing trong
chuỗi giá trị. Hệ thống này giúp cho sản phẩm của người nông dân tiếp cận được với
thị trường, và người tiêu dùng có thể tìm hiểu thêm về những sản phẩm hoa trong thị
trường, tạo sự liên kết thông tin cho hai bên giao dịch quan trọng trong chuỗi.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.
Trần Thị Ba (2008) nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau ở Đồng bằng Sông Cửu
Long theo hướng GAP. Trong nghiên cứu này, tác giả đã mô tả các khâu và hoạt động
trong từng khâu của chuỗi giá trị hiện tại ở đây. Từ đó, tác giả phân tích những điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của chuỗi để đưa ra định hướng trong
việc xây dựng chuỗi cung ứng rau theo hướng GAP. Quản lý chuỗi cung ứng rau Đồng
bằng sông Cửu Long theo hướng GAP là giải pháp quản lý chất lượng và nâng cao
chất lượng rau đồng bằng, mọi thành viên tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng ra đều
có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao
nhất giúp truy nguyên nguồn gốc của rau và nâng cao năng lực cạnh tranh của cây rau
tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyễn Trọng Hiếu (2006) đã nghiên cứu chuỗi giá trị bắp cải tại Đà Lạt. Tác
giả so sánh hai chuỗi giá trị bắp cải tại Đà Lạt: chuỗi giá trị truyền thống và chuỗi giá
trị cao. Chuỗi truyền thống chủ yếu là chuỗi bắp cải tiêu thụ trong nước. Trong chuỗi
này, người nông dân bán sản phẩm cho các thương lái tại vùng. Nông dân không chủ
động được về giá cũng như thông tin của thị trường. Sản phẩm bắp cải trong chuỗi giá
trị truyền thống không được kiểm soát về mặt chất lượng hay dư lượng thuốc BVTV
trong quá trình đưa sản phẩm này ra ngoài thị trường để bán cho người tiêu dùng.
Trong chuỗi giá trị này, thương lái (hay trung gian) nắm vai trò quan trọng vì họ kiểm
22
soát số lượng sản phẩm bán ra thị trường. Mặt khác, chuỗi giá trị cao của bắp cải được
các doanh nghiệp tư nhân trong nước mua chủ yếu là xuất sang Đài Loan, và một số ít
xuất qua Nhật Bản, Singapore. Khác với chuỗi truyền thống, người nông dân trong
chuỗi giữ vai trò quan trọng vì họ là nhân tố chính quyết định chất lượng của cây bắp
cải và cũng là người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong
chuỗi này, thương lái vẫn tồn tại vì thương lái giúp cân bằng lượng hàng cho công ty.
Mặc dù các công ty muốn ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân để giảm chi phí
trung gian, nhưng lượng hàng trong nông dân không đủ cung ứng thường xuyên cho
các đối tác; do vậy, họ phải cần các thương lái trung gian để đảm bảo nguồn hàng.
Qua nghiên cứu, ta thấy được việc liên kết có ràng buộc giữa công ty với nông
dân là rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Những mô hình liên kết này giúp nông
dân sản xuất theo theo tiêu chuẩn, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của công ty giúp cho người
nông dân ổn định được thu nhập, và sự kiểm soát chất lượng của các sản phẩm nông
sản tại thị trường (truy nguyên nguồn gốc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP). Với những

liên kết này, các sản phẩm nông sản hình thành được những chuỗi giá trị bền vững, xây
dựng được thương hiệu trên thị trường tiêu dùng.
1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp của Lâm Đồng.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu tại Lâm Đồng, GDP đóng góp của
ngành cho kinh tế toàn tỉnh trên 40%. Bên cạnh đó, Lâm Đồng luôn là tỉnh đi đầu trong
cả nước về việc phát triển mô hình hình Nông nghiệp Công nghệ cao (NNCNC). Diện
tích đất toàn tỉnh chủ yếu là đất nông nghiệp là 901.393 ha.
Hình 1.1 GDP của các ngành trong tỉnh Lâm Đồng năm 2010
(Nguồn: Báo cáo của UBND, 2011)
23

×