Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương trình Ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.01 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP CHÙM VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
THỜI TRUNG ĐẠI Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11”


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ Văn là mơn học gắn với cái đẹp. Học Ngữ Văn (nhất là phân môn Giảng văn) là
học cách khám phá cái đẹp của thế giới tự nhiên, của cuộc sống và con người. Cùng với
việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn
sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, cho nên mối quan tâm của
giáo viên Ngữ Văn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú
học tập bộ môn Ngữ Văn cho học sinh.
Trước đây, văn bản nghị luận ít được đưa vào chương trình phổ thơng do nhiều
người cho rằng đây là thể loại thường đề cập đến những tư tưởng trừu tượng, diễn đạt khô
khan nên không gây được sự hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh.
Hiện nay, văn nghị luận đã được đánh giá đúng với vai trò, ý nghĩa đích thực của nó.
Văn nghị luận khơng chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của đất nước, thời đại
như công cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất nước, mà còn rất gần gũi và có ý nghĩa
trong đời sống cơng dân hiện nay.
Xét theo tiêu chí nội dung luận bàn, người ta phân văn nghị luận thành hai thể:
- Văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức...) như Bình Ngơ
đại cáo – Nguyễn Trãi, Tun ngơn Độc lập – Hồ Chí Minh, Về luân lý xã hội ở nước ta
(trích “Đạo đức và ln lí Đơng Tây”) – Phan Châu Trinh, Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh…
- Văn phê bình văn học (luận bàn các vấn đề văn học nghệ thuật) như Một thời đại
trong thi ca – Hoài Thanh, Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi.


Xét theo tiêu chí hình thức thể loại, người ta chia ra: văn nghị luận thời trung đại


(chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, ...) và văn nghị luận hiện đại (tun ngơn, lời kêu
gọi, phê bình, xã luận....)
Mặc dù khác nhau về thời điểm ra đời, về thể loại, về nội dung luận bàn nhưng các
văn bản nghị luận đều có điểm chung là bộc lộ tính trí tuệ uyên bác, tình cảm sâu sắc của
người viết.
Sau đây là bảng hệ thống các văn bản nghị luận phần văn học Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn (ban cơ bản) ở trường THPT:

STT Văn bản

Tác giả

Thể loại

Lớp

01

Đại cáo bình Ngơ

Nguyễn Trãi

Cáo

10

02

Tựa “Trích diễm thi Hồng Đức Lương


Tựa

10

Bia

10

tập”
03

Hiền tài là ngun khí Thân Nhân Trung
của quốc gia (trích
“Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo thứ ba”)

04

Hưng Đạo Đại Vương Ngơ Sĩ Liên

Sử kí trung 10

Trần Quốc Tuấn (trích

đại

“Đại Việt sử kí tồn
thư”)
05


Thái sư Trần Thủ Độ Ngơ Sĩ liên

Sử kí trung 10


(trích “Đại Việt sử kí

đại

tồn thư”)
06

Chiếu cầu hiền

07

Xin

lập

khoa

Ngơ Thì Nhậm
luật Nguyễn Trường Tộ

Chiếu

11


Điều trần

11

(trích “Tế cấp bát
điều”)
08

Về luân lý xã hội ở Phan Châu Trinh

Văn

nghị 11

nước ta (trích “Đạo

luận

hiện

đức và ln lí Đơng

đại

Tây”)
09

Văn

nghị 11


giải phóng các dân tộc

luận

hiện

bị áp bức

đại

Một thời đại trong thi Hồi Thanh

Văn

nghị 11

ca (trích)

10

Tiếng mẹ đẻ, nguồn Nguyễn An Ninh

luận

hiện

đại
11


Tun ngơn Độc lập

12

Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng

Văn

nghị 12

ngôi sao sáng trong

luận

hiện

văn nghệ của dân tộc

đại

Mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi

Văn

nghị 12

(trích)

luận


hiện

13

Hồ Chí Minh

Tun ngôn 12

đại


14

Nhìn về vốn văn hóa Trần Đình Hượu

Văn

nghị 12

dân tộc (trích “Đến

luận

hiện

hiện đại từ truyền

đại

thống”)

Các văn bản nghị luận thường khô khan, đặc biệt các tác phẩm nghị luận trung đại ra
đời trong bối cảnh văn hoá, xã hội phong kiến nên chịu sự chi phối của hệ tư tưởng chính
thống, quan niệm văn chương của thời đại nên học sinh tiếp nhận tác phẩm rất khó khăn.
Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực để học sinh trở
thành chủ thể tiếp nhận trong việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm về nội dung,
quan điểm tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Trong phạm vi của đề tài, tôi xin trao đổi về “Phương pháp giảng dạy văn bản nghị
luận trung đại trong chương trình Ngữ Văn 11”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Theo lý luận dạy học cộng tác của G.S Nguyễn Ngọc Quang, quá trình dạy học là
một hệ toàn vẹn gồm: khái niệm khoa học, học và dạy.“Học là quá trình tự điều khiển
việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên”. Còn
“dạy là sự điều khiển tối ưu hóa q trình người học chiếm lĩnh nội dung học (...) làm
sao cho người học đi tới đích là chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích
cực, tự lực” (Bản chất q trình dạy học - sách GD học đại học Hà Nội, năm 2000).
Mỗi giáo viên khi giảng dạy các tiết đọc văn đều vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kết
hợp nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.


Mỗi tác phẩm văn chương có một số yếu tố nghệ thuật đặc biệt quan trọng theo đặc
trưng thể loại vì đó là một chỉnh thể nghệ thuật, nghĩa là một thế giới hình tượng bao gồm
nhiều yếu tố quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau, tạo cho tác phẩm tính chỉnh thể sống
động và thống nhất. Do hình tượng văn học mang tính cảm tính, cụ thể, khái quát nên tư
duy người cảm thụ là tư duy tổng hợp. Khi giảng dạy, giáo viên cần định hướng cho học
sinh cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh được hình tượng nghệ thuật và giá trị nội dung, tư
tưởng, cái đẹp của hình thức nghệ thuật văn bản.
Cịn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để
bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật…). Là sản phẩm của
tư duy lơ gíc, văn nghị luận“viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời

sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Mục đích của văn nghị luận là
bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó
nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng
cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn
chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý
lẽ…” (Từ điển thuật ngữ Văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ
biên) - NXB Đại học Quốc gia, 1999). Khi giảng dạy các văn bản nghị luận, giáo viên
không chỉ giúp học sinh khám phá bằng lí trí những tư tưởng, đạo lí … được thể hiện mà
quan trọng hơn là phải giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Vẻ đẹp của văn nghị luận được bộc lộ ở sự sâu sắc của tư tưởng, sự mạch lạc trong
lập luận, sự chặt chẽ trong lí lẽ, sự xác thực trong chứng cứ, sự chính xác, hàm súc trong
ngơn từ, giọng điệu thuyết phục. Dạy văn nghị luận giáo viên cần nắm vững đặc trưng
của từng thể loại, khai thác những thơng tin ngồi văn bản, liên văn bản như tiểu sử tác


giả, ngữ cảnh sản sinh văn bản, so sánh các văn bản cùng thể loại, cùng đề tài để soi
chiếu vào nội dung tác phẩm, góp phần giải mã các lớp ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản.
Sau đó phân tích văn bản dựa trên yêu cầu chung của văn nghị luận (thao tác quan
trọng nhất):
Về nội dung: phải nêu rõ vấn đề đang được bàn tới; phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt
lợi, mặt hại; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết và
quan điểm, thái độ tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Về hình thức: hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận sắc bén, lời văn
sinh động, thuyết phục
Cuối cùng đánh giá được những đóng góp cơ bản của tác phẩm về nội dung tư tưởng
cũng như nghệ thuật biểu hiện.
2.1. Tìm hiểu những điều ngồi văn bản có liên quan đến tác phẩm:
Nếu người tiếp nhận không hiểu ngữ cảnh sẽ không cắt nghĩa được mạch ngầm
văn bản, đặc biệt là các văn bản trung đại thường có tính chất giáo huấn, ngơn chí sâu sắc

(vì có sự gián cách về thời gian và mơi trường văn hóa tiếp nhận). Soi chiếu vấn đề từ
ngồi văn bản kết hợp với góc nhìn bên trong văn bản sẽ mang lại một hiệu ứng tổng
hợp, toàn diện đối với thông điệp tác giả muốn hướng tới người tiếp nhận.
2.1.1.Văn bản “Chiếu cầu hiền” – Ngơ Thì Nhậm.
Với văn bản nghị luận khá đặc biệt như “Chiếu cầu hiền” cần lưu ý: nội dung tư
tưởng, chủ trương cầu hiền tài (tập hợp trí thức) để xây dựng đất nước là của vua Quang
Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta nhưng người soạn thảo văn bản này là
Ngơ Thì Nhậm nên trước khi học văn bản, GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ngoài


giờ học (4 nhóm) với đề tài “Vai trị của vua Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn và triều đại Tây Sơn”, thời gian chuẩn bị cho đề tài là 7 ngày.
Đến tiết học văn bản “Chiếu cầu hiền”, 2 nhóm sẽ cử đại diện lên thuyết trình ngắn
gọn về đề tài, các nhóm cịn lại sẽ nhận xét, bổ sung.
Mục đích của việc thuyết trình là giúp học sinh hiểu được tư tưởng, tài năng và tấm
lòng của một vị vua sáng. Trong quá trình tìm tư liệu thì học sinh sẽ nắm được hồn cảnh
ra đời của “Chiếu cầu hiền” để hiểu được vì sao vua Quang Trung lại quan tâm tới vấn
đề cầu hiền, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cầu hiền tại thời điểm bàn luận. Sau đó
giáo viên chốt lại vấn đề thuyết trình thật ngắn gọn.
- Ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn ở Đàng trong, đánh tan quân xâm lược Xiêm
và thế lực của Nguyễn Ánh (1784 – 1785), lãnh đạo nghĩa quân lật đổ chế độ phong kiến
họ Trịnh ở Đàng ngồi, xóa bỏ triều đại phong kiến nhà Lê mục nát (1786). Trước sự
xâm lược của phong kiến Mãn Thanh, ngày 22-12-1788 (25-11 Mậu Thân), tại kinh đô
Phú Xuân (Huế), Nguyễn Huệ lên ngơi hồng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống
lĩnh quân đội mở cuộc hành quân thần tốc ra Thăng Long. Đến đầu xuân Kỷ Dậu (1789),
quân đội của Hoàng đế Quang Trung đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra
khỏi bờ cõi, khôi phục nền độc lập, thống nhất của nước ta làm nên chiến thắng Đống Đa
lịch sử. Chiến thắng Đống Đa và những chiến công hiển hách khác luôn gắn liền với tên
tuối của người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ. Từ

1788-1792, vua Quang Trung đã ban 4 chiếu quan trọng: “Chiếu cầu hiền, Chiếu dụ các
quan văn võ triều Lê, Chiếu lập học và Chiếu mở khoa thi”. Cả 4 chiếu này đều hướng
đến lựa chọn, bồi dưỡng người tài làm nền tảng của triều đại.


- Khơng phải ngẫu nhiên mà Quang Trung có thể tập hợp quanh mình những trí thức
tài năng, thành tâm theo đuổi sự nghiệp “giúp dân dựng nước”. Chính sách cầu hiền của
Quang Trung tranh thủ được sự đóng góp của nhiều sĩ phu u nước có tư tưởng tích cực,
tiến bộ trong xã hội đương thời. Thái độ cầu hiền chân thành, mềm mỏng của Quang
Trung thể hiện rõ nhất là đối với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp - thiếu một tấm lòng chân
thành, thiếu một suy nghĩ sâu xa, có lẽ Quang Trung đã khơng thể đưa Nguyễn Thiếp trở
lại với đời và đem hết tài năng ra phục vụ đất nước. Quang Trung ra lệnh sử dụng chữ
Nơm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ và giao cho Viện trưởng Sùng chính viện
– Nguyễn Thiếp – tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nơm. Ơng cịn ghi
nhận cơng lao, trọng dụng nhiều hiền tài khác như Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, ..…
Với chính sách cầu hiền, Quang Trung đã tập hợp sức mạnh toàn dân tộc làm nên những
trang sử hào hùng của thế kỉ XVIII.
Mặt khác, người viết “Chiếu cầu hiền” là Ngơ Thì Nhậm nên giáo viên cần nhấn
mạnh để học sinh hiểu rằng Ngơ Thì Nhậm làm quan dưới triều Lê - Trịnh. Khi Nguyễn
Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Thời điểm này
cả vua Lê, chúa Trịnh đều đã sụp đổ thì Ngơ Thì Nhậm cùng vài trí thức có tư tưởng tiến
bộ ra làm quan cho triều Tây Sơn. Ơng có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn, đặc biệt
soạn thảo nhiều văn bản giấy tờ quan trọng.
Tiếp đó, học sinh trình bày hồn cảnh ra đời của “Chiếu cầu hiền”: Sau khi Lê
Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một
số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân, hoặc sợ hãi nên nhiều người
trốn tránh, hoặc đi ở ẩn… Khát vọng xây dựng một Nhà nước hùng mạnh về mọi mặt đã
thôi thúc Quang Trung chú ý đến vai trị quan trọng của giới nho sĩ, trí thức. Quang
Trung giao cho Ngơ thì Nhậm thay mình viết “Chiếu cầu hiền” nhằm mục đích thuyết



phục các danh sĩ Bắc Hà hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều Tây Sơn đang
dự kiến thực hiện để mời họ ra cộng tác với nhà Tây Sơn.
2.1.2. Văn bản “Xin lập khoa luật” (trích “Tế cấp bát điều”) – Nguyễn Trường
Tộ:
Giáo viên giao các nhóm thảo luận ngồi giờ học (4 nhóm) với đề tài “Tư tưởng
canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ”, thời gian chuẩn bị cho đề tài là 5 ngày.
Đến tiết học văn bản “Xin lập khoa luật”, 2 nhóm cử đại diện lên thuyết trình ngắn
gọn về đề tài, các nhóm cịn lại sẽ nhận xét, bổ sung.
Mục đích của việc thuyết trình là giúp học sinh hiểu được tư tưởng, tấm lòng yêu
nước của Nguyễn Trường Tộ. Giáo viên chốt lại vấn đề thuyết trình thật ngắn gọn.
- Tầm nhìn xa trơng rộng và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ rất
đáng trân trọng, bộc lộ lịng u nước của một trí thức có tư tưởng tiến bộ muốn đem tất
cả sức lực, trí tuệ của mình cống hiến cho đất nước. Gần 60 bản di thảo của ông bộc lộ sự
am hiểu sâu sắc trên nhiều lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, quốc phịng,
ngoại giao. Ơng đề nghị trong hoạt động giáo dục phải có các mơn học thiết thực như
khoa nơng nghiệp, khoa địa lý, khoa thiên văn … Ví dụ ngành nơng chính, sau khi đã xác
định tầm quan trọng của nông nghiệp, ông kiến nghị xuất bản bộ sách “Nơng chính tồn
thư” ghi chép tất cả những kinh nghiệm hay trong dân gian cũng như ở các nước về trồng
cấy, chăn nuôi, chế tạo công cụ. Đề nghị lập Bộ canh nông chăm lo phát triển nông
nghiệp, cử quan chuyên trách về nông nghiệp khảo cứu đất đai, đặc biệt phải dạy cho dân
biết trồng cấy, chăn nuôi. Ông đề nghị phải lo trồng rừng để phòng chống lũ lụt, giao đất
cho dân trồng cấy, chăm sóc.


Đặc biệt, Nguyễn Trường Tộ đề xướng việc dùng Quốc âm trong học tập và giảng
dạy. Ông khẳng định “Nước nào cũng có chữ của nước ấy, khi nói ra, viết ra ai cũng
hiểu, thế tại sao nước ta lại trọng dụng ngơn ngữ của nước ngồi?”.
Về thuật cai trị, ông chủ trương phải dùng luật pháp. Tuy nhiên, ông cũng khơng
hồn tồn thiên về luật để trị nước nhưng cũng khơng dựa hẳn vào “đức trị” mà dung hồ

mềm dẻo hơn: “Phàm dùng lý chỉ dùng trong việc xử đốn hình phạt mà khi nào khơng
dùng tình được mới dùng đến lý. Lý là mệnh lệnh gắt gao. Tình là cái đơn hậu hồ dịu…
Người trị nước q hồ chỗ thấu suốt tình dân, có tình mới có dân”.
Tiếp theo, giáo viên cần giới thiệu hoàn cảnh ra đời “Tế cấp bát điều”, thể loại điều
trần và nội dung ngắn gọn của văn bản.
- “Xin lập khoa luật” trích từ bản điều trần số 27 “Tế cấp bát điều” (8 việc cần làm
gấp) được viết vào năm Tự Đức thứ hai mươi – 1867.
- Điều trần: văn nghị luận chính trị - xã hội trình bày vấn đề theo từng điều, từng
mục nhằm thuyết phục người đọc, người nghe làm theo đề nghị của người viết. Tám điều
ấy là:
+ Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị.
+ Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khóa sinh.
+ Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ (thuế cờ bạc, thuế rượu, thuốc lá, trà,
tơ lụa, thuế người giàu).
+ Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng (Học những gì chưa biết để biết mà
đem ra thực hành). Nay xin lập các khoa sau: khoa nơng chính, khoa thiên văn và khoa
địa lý, khoa kĩ nghệ, khoa luật học và đề nghị dùng quốc âm trong học tập và giảng dạy.
+ Xin điều chỉnh thuế ruộng đất.


+ Xin sửa sang lại biên giới.
+ Xin nắm rõ dân số.
+ Xin lập viện Dục anh và trại Tế bần.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi mở:
Vì sao Nguyễn Trường Tộ lại đề xuất xin lập những khoa nơng chính, thiên văn và
địa lý ?
Vì nền kinh tế nước ta thời phong kiến chủ yếu là nền nông nghiệp lạc hậu, nhân dân
lao động thủ công và bằng kinh nghiệm là chính, chưa có sự hỗ trợ của các yếu tố khoa
học kĩ thuật nên sản lượng thấp. Các ngành khoa học Nguyễn Trường Tộ đề xuất với
triều đình xin mở đều mang tính thiết thực.

Có thể nêu tình huống có vấn đề giả định:
Giả sử vua Tự Đức phê chuẩn “Tế cấp bát điều” thì xã hội sẽ thay đổi như thế nào ?
Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của bản thân, từ đó nhận thấy rằng tám việc cần làm
nêu trên là vô cùng cấp thiết, thể hiện trình độ trí tuệ un bác, tầm nhìn đúng đắn của
Nguyễn Trường Tộ. Những điều này hiện nay nhà nước ta đã và đang triển khai, điều
chỉnh, để ngày một hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội trong
thời đại giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng.
2.2. Phân tích văn bản dựa trên yêu cầu chung của văn nghị luận:
Sức hấp dẫn của văn bản nghị luận nằm ở sự độc đáo trong cách chọn và triển khai
luận điểm, cách lập luận, giọng điệu, … Do vậy giáo viên cần triển khai phân tích trên
bình diện kết cấu, giọng điệu, ngôn từ để thấy giá trị nội dung và sự hấp dẫn của tác
phẩm.


Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận. Luận
điểm phải đúng đắn, sáng rõ, đáp ứng địi hỏi của thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Thơng thường trong văn bản nghị luận bao giờ cũng có một luận điểm trung tâm đồng
thời có một hệ thống các luận điểm bộ phận triển khai theo những cách lập luận cụ thể
làm cho bài văn có sức thuyết phục.
Cần phân tích được vẻ đẹp của ngôn từ, cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật lập luận.
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận rất phong phú, linh hoạt: quy nạp, diễn dịch,
chứng minh, giải thích…hoặc tác giả có thể kết hợp nhiều thao tác lập luận trong cùng
một tác phẩm. Văn nghị luận cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để thể hiện cảm
hứng của chủ thể sáng tạo và tạo nên tính hình tượng (chỉ thể hiện ở cấp độ chi tiết, ngôn
từ, cách diễn đạt tu từ, ở cách vận dụng thành ngữ, điển cố) cùng sắc thái trữ tình của tác
phẩm.
Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện và phân tích được sự mạch lạc, đanh thép,
hùng hồn của lời văn trong việc làm sáng tỏ luận điểm vừa thể hiện được tư tưởng, cảm
xúc của nguời viết và đem lại tính truyền cảm cho tác phẩm.
2.2.1. Văn bản “Chiếu cầu hiền”:

Luận điểm trong “Chiếu cầu hiền” được thể hiện dưới hình thức tiêu đề. Chiếu
thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội do nhà vua lệnh cho bề tôi, thần dân thực hiện,
nhưng ở đây, đối tượng của “Chiếu cầu hiền” là các bậc hiền tài đã từng phụng sự nhà
Lê, nên khi triều Lê – Trịnh sụp đổ, triều Tây Sơn lên thay, vốn mang nặng tư tưởng Nho
giáo và nhân cách nhà nho “trung thần bất sự nhị quân” nên vua Quang Trung dùng
“cầu” chứ khơng ra lệnh.
Trong đoạn mở đầu, Ngơ Thì Nhậm đã xây dựng một tiền đề vững chắc, thuyết phục
bằng thao tác so sánh với hai lập luận:


- Lập luận 1: người hiền “như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi
Bắc Thần”, suy ra “người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử”. Để tạo tiền đề vững chắc cho
lập luận, tác giả lại mượn ý của Khổng Tử trong sách “Luận ngữ” để tạo sự thuyết phục:
lấy đức mà cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngơi sao
khác sẽ chầu về. Như vậy tác giả vừa tôn vinh những bậc nho sĩ (như sao sáng) vừa
khẳng định rằng triều đại mới là một triều đại dùng đức để cai trị đất nước.
- Lập luận 2: Sao che mất ánh sáng thì sẽ mất đi vẻ đẹp, người hiền mà không cống
hiến tài năng đó cho nước, cho đời là trái mệnh trời.
Hai lập luận đều hướng đến khẳng định một điều: người hiền muốn được công nhận
phải cống hiến tài năng cho đời. Ngơ Thì Nhậm muốn nhắn gửi đến hiền tài sứ mệnh của
chính họ. Từ hai lập luận này, có thể xuất hiện tình huống có vấn đề giả định:
Giả sử Ngơ Thì Nhậm chưa từng làm quan triều Lê – Trịnh thì sức thuyết phục của
lập luận này sẽ như thế nào ?
Với tình huống này, học sinh dựa vào tư liệu đã thu thập được về Ngơ Thì Nhậm để
lí giải: nếu Ngơ Thì Nhậm chưa từng phụng sự cho triều Lê – Trịnh thì giới nho sĩ Bắc
Hà sẽ cho rằng ơng khơng hiểu được nghĩa tình mà triều cũ đối đãi với họ nên sẽ không
thuyết phục được giới nho sĩ Bắc Hà. Sự thực thì Ngơ Thì Nhậm đã từng làm quan triều
cũ, được triều cũ rất trọng dụng. Nay ông nhận thấy triều đại mới đáng để phụng sự nên
bỏ qua tư tưởng ‘trung thần bất sự nhị quân”.
Hoặc giáo viên có thể nêu tình huống có vấn đề khơng phù hợp:

Ngơ Thì Nhậm lập luận “người hiền” có sứ mệnh phục vụ đất nước. Vậy trong xã
hội hiện nay, sứ mệnh đó thuộc về ai?


Hiện nay không chỉ người học rộng tài cao mới có sứ mệnh của “người hiền” mà tất
cả mọi người có năng lực đều cần phải biết rõ mình nên làm gì.
Từ việc giải quyết tình huống trên học sinh nhận ra rằng một cá nhân rụt rè, nhút
nhát hoặc ích kỉ, tự phụ …thì khó mà khẳng định được vị thế của mình trong xã hội để từ
đó học sinh rút ra bài học về cách sống ở đời: sống tự tin, bản lĩnh và cống hiến hết mọi
khả năng của mình. Đó mới là ý nghĩa của cuộc sống mỗi người.
Trong phần 2 (đoạn 2,3,4) Ngơ Thì Nhậm nêu lên lòng khát khao người hiền của
Vua Quang Trung.
Đoạn 2 như một điểm tựa bắt nguồn từ những sự việc của quá khứ gần “Trước đây
thời thế suy vi”, giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề khơng phù hợp:
Ngơ Thì Nhậm mở đầu bằng “Trước đây thời thế suy vi” tức đưa người đọc ngược
dòng lịch sử, trở về với mạt thời Lê Trịnh. Vì sao tác giả lại gọi đó là thời suy vi trong
khi bản thân đã từng phục vụ triều cũ?
Ngơ Thì Nhậm vừa thuyết phục trí thức Bắc Hà (theo ý định của Quang Trung) vừa
nêu nhận xét của bản thân. Thời Lê – Trịnh, hiền tài không được trọng dụng. Vì thế cách
hành xử tích cực nhất của họ là giữ gìn khí tiết trong sạch bằng cách trốn tránh, ẩn dật
hoặc là dè dặt, giữ mình ở chốn quan trường. Thời thế khơng cho phép họ tự thể hiện
mình. Từ đó học sinh thấy rằng trong cuộc sống, phải thể hiện năng lực của bản thân
trong mọi hoàn cảnh.
Hay giáo viên có thể nêu tình huống có vấn đề xung đột, tương phản:
Tại sao trong đoạn 1 tác giả khẳng định sứ mệnh của người hiền tài còn ở đoạn 2,
tác giả lại có vẻ ủng hộ cách ứng xử của họ trong mạt thời Lê Trịnh như vậy? Bài học
em rút ra từ cách nhìn nhận của Ngơ Thì Nhậm đối với hiền tài?


Ngơ Thì Nhậm đã nhìn họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống (hoàn cảnh rộng lịch sử xã hội). Chỉ những nhân tài kiệt xuất như Quang Trung Nguyễn Huệ… mới có

khả năng tạo ra thời thế, cịn phần lớn con người đều ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh
xã hội. Cách ứng xử của các bậc hiền tài trước đây có nghĩa là họ đã làm chủ được hoàn
cảnh hẹp (hoàn cảnh trực tiếp) của bản thân mình.
Bài học được rút ra là cách đánh giá con người, phải nhìn nhận họ trong mối quan hệ
qua lại với hồn cảnh sống để có thái độ đánh giá đúng mực.
hoặc có thể nêu câu hỏi gợi mở:
Tác giả dùng nhiều hình ảnh gợi cảm để chỉ tình trạng thất thế loạn lạc của kẻ sĩ (ở
ẩn trong ngịi khe, kiêng dè khơng dám lên tiếng, gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết
đuối trên cạn,…) trong thời thế suy vi nhằm mục đích gì?
Mục đích của Ngơ Thì Nhậm muốn nhấn mạnh lối sống uổng phí tài năng của hiền
tài (biện pháp kích tướng).
Ở đoạn 3, tác giả thay lời vua để thổ lộ những tâm tư sâu kín, đó là nỗi niềm canh
cánh chờ mong sự xuất hiện của hiền tài “nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm
mong mỏi”, hàng loạt câu hỏi “Hay trẫm ít đức khơng đáng để phị tá chăng ? Hay đang
thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Giọng văn bình dị như một lời tâm
tình làm gần hơn khoảng cách giữa vua với các hiền tài.
Trong đoạn 4, Tác giả không hô hào, kêu gọi mà đặt ra một câu hỏi day dứt “Huống
nay trên dải đất văn hiến rộng lớn này, há trong đó khơng có lấy một người tài danh nào
ra phị giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” vì trọng trách quốc gia
khơng chỉ một mình vua gánh vác được. Như vậy, tác giả đề cao vai trò của hiền tài trong
việc trị nước; mặt khác lại đánh vào tâm lý, khơi gợi lòng tự trọng của họ. Lời văn nhẹ
nhàng mà lí lẽ, lập luận thì sắc sảo, có sức thuyết phục cao vừa lay động chí, vừa chuyển


tâm ý của người hiền tài. Hòa quyện trong mỗi lời văn là tình và lí: một bên là sự cần
thiết của nước nhà, một bên là tấm lòng ưu ái của nhà vua dành cho các bậc hiền tài.
Đoạn 3,4 có chung một cấu trúc: kể, liệt kê thực trạng để tìm cách khơi gợi, kích
động những người hiền tài. Từ đó kết đoạn là những câu hỏi tu từ xốy sâu, nhấn mạnh,
khích lệ họ hãy nhanh chóng ra giúp dân giúp nước. Giọng điệu linh hoạt, khi mạnh mẽ
(gợi cái tầm thường trong cuộc sống ẩn dật), khi thì lắng lại, khiêm nhường, thành tâm;

khi thì khích lệ, cổ vũ người hiền ra giúp chính quyền buổi đầu…
Phần 3 (đoạn 5, 6) nêu lên chính sách cầu hiền cụ thể, công bằng, mở rộng cửa cho
người hiền giúp vua, giúp nước.
Đối với người có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, lời nói nào dùng được thì cất
nhắc, khơng kể thứ bậc, khơng dùng thì gác lại khơng bắt tội. Đối với người có nghề hay
nghiệp giỏi, cho phép quan văn, quan võ tiến cử, tuỳ tài sử dụng. Đối với những người tài
năng còn bị che kín thì dâng sớ tự tiến cử…
Quan điểm về hiền tài của vua Quang Trung thật tiến bộ, hợp lòng dân, tạo con
đường rộng mở cho người tài ra phò vua trị nước.
Lời kêu gọi ở đoạn 6 của tác giả sôi nổi, nhiệt thành nhấn mạnh lại cơ hội lập danh,
lập thân của người hiền thực sự đã đến làm nức lòng hiền tài bốn bể.
Như vậy, trong văn nghị luận, lí lẽ, hình ảnh, cảm xúc và giọng điệu thường hòa
quyện chặt chẽ đem lại sự thuyết phục cả về lý trí và tình cảm đối với người đọc, người
nghe. "Chiếu cầu hiền" đã kích thích niềm tự tôn, tự hào của các nhân tài, động viên họ
đem đức tài ra giúp dân, giúp nước. Có thể nói vua Quang Trung đã khơng nhầm khi
đánh giá cao năng lực và giao cho Ngơ Thì Nhậm trọng trách chấp bút thay mình để cầu
hiền trong thiên hạ.


Giáo viên có thể đặt câu hỏi thảo luận nhóm:
Bài học mà chúng ta rút ra được từ nghệ thuật ứng xử của vua Quang Trung và Ngơ
Thì Nhậm?
Bài học về cách ứng xử ở đời: lấy chí để thuyết phục chí, lấy tâm để thuyết phục
tâm, lấy sự cơng bằng, dân chủ để thuyết phục nhân, đây cũng là nghệ thuật ứng xử của
con người trong mọi thời đại.
Hoặc có thể tạo ra tình huống có vấn đề cần so sánh, đối chiếu:
Sau khi học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – Thân Nhân Trung (lớp 10) và
“Chiếu cầu hiền” của Ngơ Thì Nhậm, em nhận xét về điểm giống và khác giữa hai văn
bản ?
Để giải quyết tình huống này, học sinh nêu những nhận xét, đánh giá riêng. Từ đó

học sinh nhận thức rằng dù ở bất cứ thời đại nào, nhân tố con người phải luôn được coi
trọng, những nhân tài cần được tạo mọi cơ hội để có thể đem hết sức mình cống hiến cho
đất nước.

2.2.2. Văn bản “Xin lập khoa luật”:
Giáo viên cần phân tích hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điều trần học
sinh hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp canh tân đất nước và thấy được
lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi dẫn để xác định luận điểm:
Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại đề xuất “Xin lập khoa luật” ?


Luận điểm 1 "Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước…Ai giỏi
luật sẽ được làm quan" để nói về tầm quan trọng của “luật”.
Luận điểm 2 "Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt
nào trong nước đều khơng vượt ra ngoài luật" chỉ ra tác dụng của luật.
Việc Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình "lập khoa luật" đã nói lên sự quan
tâm của ơng đến "kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia" để khẳng định khả năng
bao quát của luật đối với xã hội, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua
có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm.
Tác giả cũng đề cập đến vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp, chỉ có nhà
nước pháp quyền mới đảm bảo nền dân chủ công bằng xã hội. Muốn làm tốt điều này thì
"phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đốn các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật
chứ khơng bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một
bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp
khơng bị một bó buộc nào cả". Đây chính là thể hiện rõ quan điểm tam quyền phân lập.
Giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải đảm bảo tính độc lập khách quan “thế
là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng".
Và giáo viên có thể nêu tình huống có vấn đề so sánh, đối chiếu:
Theo em, quan điểm này của Nguyễn Trường Tộ có gì khác so với tư tưởng pháp trị

phong kiến lúc bấy giờ? Trong xã hội ngày nay, nhà nước ta chủ trương thực hiện đường
lối chính sách pháp luật như thế nào?
Với tình huống này, học sinh dựa vào những hiểu biết về vấn đề hành pháp ở thời
phong kiến để rút ra nhận xét. Sau đó liên hệ xã hội hiện tại để nhận thấy tư tưởng tiến bộ
vượt thời đại của Nguyễn Trường Tộ.


Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh sự bình đẳng của luật pháp. Quan và dân, quân và
thần đều bình đẳng trước pháp luật, đây là điểm tiến bộ rõ rệt so với tư tưởng pháp trị
phong kiến vì ơng chú ý đến quyền lợi của nhân dân trước pháp luật. Từ đó học sinh nhận
thấy hiện nay nhà nước ta ln nêu cao khẩu hiệu "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp
luật". Nhà nước và nhân dân ta đang ngày càng nêu cao vai trò trách nhiệm của ngành tư
pháp là phải xử đúng luật, đúng người, đúng tội, tránh xử oan sai.
Phần 2 (đoạn 2, 3) tác giả khẳng định vai trị của luật. Giáo viên có thể nêu câu hỏi
gợi mở thảo luận nhóm:
Nguyễn Trường Tộ dùng đạo nghĩa của Nho gia “trung hiếu”, “lễ nghĩa” để làm
điểm tựa cho lập luận nhưng ông phê phán các sách Nho chỉ nói sng trên giấy”, rồi lại
kết bằng lời của Khổng Tử “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi của mình mà biết tự trách
phạt” và “Chép những lời nói sng chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Phương pháp
lập luận của ơng nhằm mục đích gì?
Nho gia giáo dục con người bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gương đạo
đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết sng, khơng có đủ khả năng làm cho mọi người
tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác
giả khơng nhằm hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết
đối với sự ổn định của xã hội.
Cuối mỗi điều phê phán, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến
cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là các nhà nho vốn rất bảo thủ. Đó là
phương pháp “gậy ông đập lưng ông”. Cách lập luận của tác giả vừa sắc sảo vừa chặt
chẽ, vừa ngắn gọn, vừa mang tính chiến đấu mạnh mẽ. “Nguyễn Trường Tộ (…) đem
hình thức đối thoại vào bài văn, ln ln đặt giả thuyết, đặt câu hỏi để lật lại vấn đề, và

tự mình phản bác cặn kẽ những câu hỏi mình nêu ra, làm cho vấn đề càng thêm sáng tỏ.


Nhưng điều quan trọng hơn là ông đã nghị luận bằng tất cả nhiệt huyết và lịng tin vào
chân lí (…) Chính phong cách chính luận – trữ tình này đã tạo nên một giọng điệu riêng,
một khả năng cuốn hút đặc biệt đối với đối tượng mà ông cần thuyết phục” (Từ điển văn
học, Nguyễn Huệ Chi).
Hoặc giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề dung hịa:
Theo em, làm thế nào để vừa có thể vừa bảo vệ đạo làm người vừa dùng luật?
Cần xây dựng nhà nước pháp quyền, đề cao tư tưởng pháp trị, Trong xã hội vấn đề
khen thưởng, xử phạt phải kịp thời, đúng mức thì mới có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, sự tiến bộ của mọi người.
Liên hệ với hiện tại, học sinh sẽ nhận thấy nhà nước ta đang thực hiện tất cả vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, các cơ quan lập pháp
đang soạn thảo thêm các điều luật và chỉnh sửa luật cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước
trong thời đại mới.
Phần 3 (đoạn 4), Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời
giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ
quan điểm “luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ khơng có đạo đức tinh vi”. Ơng khẳng định
“trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”, nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa pháp trị
và đức trị "Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều
là đạo đức”. Để khẳng định, tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ “có đức nào lớn hơn
chí cơng vô tư không ?”. Nguyễn Trường Tộ đề cao việc con người sống đúng luật pháp,
làm theo luật pháp là đức trời. Ơng viết “Chí cơng vơ tư là đức trời. Trong luật cái gì
cũng cơng bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao?”.
Đoạn trích “Xin lập khoa luật” là một văn bản nghị luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí.
“Văn chương của Nguyễn Trường Tộ là lối văn chính luận, vừa phải bảo đảm sự chặt


chẽ, sắc bén, khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhưng cũng vừa thấm đậm

cảm hứng trữ tình của tác giả, nên có sức thuyết phục rất mạnh. Những lá thư điều trần
của ông rất dài, bàn về rất nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng văn phong mạch lạc, đâu
ra đấy, từng vấn đề được bàn hết lẽ và dứt điểm, lại đều có chứng minh thực tiễn” (Từ
điển văn học, Nguyễn Huệ Chi).
Để kết thúc bài học, giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận
nhóm:
“Văn bản “Xin lập khoa luật” có giá trị như thế nào trong xã hội ta ngày nay?”.
Đến nay bản điều trần vẫn còn nguyên giá trị, đó là những sách lược trị nước đúng
đắn để cho các cấp chính quyền nghiên cứu vận dụng, để cho nhân dân điều chỉnh hành
vi bản thân, sống theo hiến pháp và pháp luật. Được như vậy thì trật tự xã hội sẽ đi vào kỉ
cương, chính lệnh của quốc gia sẽ được thực hiện nghiêm minh và đất nước sẽ phát triển,
cuộc sống của nhân dân sẽ yên bình hạnh phúc.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Học sinh hứng thú tiếp nhận văn bản, có ý thức tự giác sưu tầm tài liệu, đọc sách
và chủ động đưa ý kiến của mình ra đối thoại trước lớp. Tính thời sự của vấn đề được học
sinh tự đánh thức, tránh được lối dạy áp đặt một chiều từ phía giáo viên.
- Học sinh được tìm hiểu, củng cố thêm về kiến thức lịch sử, có kĩ năng đọc - hiểu
các văn bản nghị luận theo thể loại đồng thời rèn luyện thêm về kĩ năng tạo lập văn bản
nghị luận.
- Học văn nghị luận giúp học sinh hình thành những quan điểm đúng đắn về chính
trị, xã hội; hình thành năng lực tư duy và thành công trong giao tiếp. Hơn nữa, học sinh


có năng lực phân tích, tổng hợp khám phá vấn đề có sức thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt
chẽ, căn cứ xác thực.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
* Đối với giáo viên:
- Vai trò người giáo viên cực kì quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp thích
hợp để giảng dạy. Tùy vào nội dung luận bàn và hình thức thể hiện của văn bản, đặc điểm
tiếp nhận của học sinh, thời gian tiếp nhận mà giáo viên vận dụng cách phân tích văn bản

kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Đối với những tình huống có vấn đề, học sinh dựa trên kiến thức bài học và kiến
thức của bản thân để tìm những giải pháp. Giáo viên khơng nên có kết luận cứng nhắc
với tình huống. Kết luận nên ở dạng là một gợi ý có thể bao quát được những hướng giải
quyết mà học sinh đưa ra. Từ đó, học sinh có thể tranh luận với nhau về những khả năng
cũng như tính khả thi của những phương án có thể lựa chọn.
- Giáo viên cần gợi ý cho học sinh về những tư liệu cần hoặc những địa chỉ website
để các em có nguồn tư liệu chuẩn xác.
- Giáo viên tích lũy vốn tri thức về tác phẩm, về lịch sử, các vấn đề thời sự, xã hội có
liên quan để giúp các em nhận diện được vấn đề nghị luận cũng như hệ thống lập luận
của văn bản.
* Đối với học sinh:
- Có nhu cầu bộc lộ suy nghĩ cá nhân trước tập thể. Nên chủ động tham gia thảo
luận nhóm ngồi giờ học để có những hiểu biết về tác giả, bối cảnh văn học, hoàn cảnh
lịch sử - thời đại ra đời tác phẩm.


- Cần đọc – hiểu văn bản trước khi tiến hành tìm hiểu ở lớp nhằm khám phá văn bản
bằng cả lí trí, tâm hồn.
V. KẾT LUẬN
Sự hấp dẫn của một tác phẩm nghị luận là do nhiều yếu tố tạo nên trong đó luận
điểm và cách lập luận là yếu tố quan trọng. Dạy văn nghị luận giáo viên cần bám sát văn
bản, nắm vững đặc trưng cơ bản của từng thể loại. Trong thực tế, việc giảng dạy cần có
sự kết hợp nhiều phương pháp, phụ thuộc vào từng tình huống giảng dạy cụ thể nhằm
giúp học sinh nắm vững bài học, phát triển tư duy; đồng thời vừa bồi dưỡng những tư
tưởng, tình cảm cao quý cho học sinh. Nếu có sự đầu tư đúng mực, bài giảng sẽ đạt được
hiệu quả.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, người viết chỉ nêu một vài kinh nghiệm mà bản thân
tích lũy trong q trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Chân thành cảm ơn!

NGƯỜI THỰC HIỆN

Ngô Xuân Sơn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11(tập 1) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục, 2009.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập 1) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục, 2009.
3. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ Văn 11 – Nguyễn Kim Phong (Chủ biên), NXB
2007.
4. Từ điển thuật ngữ Văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ
biên) – NXB Đại học Quốc gia, 1999.
5. Vẻ đẹp của văn nghị luận - Đỗ Ngọc Thống - Văn học và Tuổi trẻ số 4, 2005.
6. Những lưu ý khi đọc văn nghị luận – Phan Thị Thanh Vân.
7. Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương
trình Ngữ văn lớp 11 – Phan Quốc Thanh.
8. Một vài suy nghĩ về việc dạy văn nghị luận – Bùi Thị Vui.
9. Các nguồn tư liệu về Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ trên các báo điện tử.


×