Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.76 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------

NGUYỄN HỮU THẮNG

PHƢƠNG HƢỚNG DẠY HỌC BÀI TÁC GIA
NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH TRONG CHƢƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hội
nhập và phát triển. Trước hồn cảnh đó, để bắt kịp xu thế phát triển chung của
thế giới, của thời đại, một yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nền giáo dục
nước ta là phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá cả về nội dung và phương
pháp dạy học. Nhà trường là nơi giúp cho từng cá nhân, mỗi công dân thay
đổi triệt để quan niệm và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu
cầu của thời hiện đại - thời đại mà mỗi con người phải năng động, tích cực
sáng tạo.


Trong thực tế, giảng dạy văn học sử ở nhà trường phổ thơng nói chung
và dạy các bài học về tác gia nói riêng cịn nằm trong quỹ đạo của lối dạy học
cũ không phát huy được năng lực học tập của học sinh. Giảng dạy theo
phương pháp thuyết giảng hay thơng báo một chiều chỉ thích ứng với nền
nơng nghiệp và công nghiệp cách đây hàng chục thế kỉ. Khi tri thức nhân loại
cịn ít, u cầu của giáo dục lúc đó chỉ cần những con người " thừa hành và
thừa hành sáng dạ" chứ không phải là con người năng động sáng tạo, biết giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, biết tự tìm kiếm việc làm như hiện
nay. Với bài văn học sử về tác gia văn học, lượng kiến thức nhiều, khó và mới
nên giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Dạy thuyết trình thì
kết quả đánh giá tuỳ thuộc vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít
theo lời giảng của giáo viên hay theo sách giáo khoa, khả năng sáng tạo của
học sinh khơng có cơ hội để phát triển. Lối dạy này sẽ ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng giảng dạy của giờ văn.
Đối với các bài văn học sử về tác gia văn học, làm thế nào để học sinh
không thờ ơ với bài giảng, hứng thú say mê tìm hiểu và phát huy được tính
sáng tạo? Làm thế nào để rèn luyện năng lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên
văn bản của học sinh? Vì vậy có phương hướng dạy học hợp lý các bài này sẽ
giúp các em hình thành năng lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên văn bản là
việc làm cần thiết, sát thực đúng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học,
đáp ứng mục tiêu giáo dục như Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương
khoá VIII đã ghi: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc

phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học."
Định hướng được như trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này với
những lí do sau:
1.1 Bài học về tác gia là kiểu bài tiềm ẩn nhiều yếu tố. Nó khơng chỉ bao
gồm kiến thức về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn chương mà nó cịn là
kiến thức về các thể loại, nhiều lĩnh vực, quan điểm, tư tưởng, thành tựu, nội
dung, nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn. Hay nói cách khác, bài
học về tác gia chứa đựng một dung lượng lớn kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau (bao gồm cả kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể). Mặt khác,
còn nhiều kiến thức trùng lặp, giờ học lại thiên về cung cấp kiến thức nên
hiệu quả giờ học khơng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới, là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người còn là một nhà văn
lớn, là người "mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản" (Hà Minh
Đức). Hậu thế đã được thừa hưởng từ Người một khối lượng tác phẩm đồ sộ
với nhiều thể loại, nhiều phong cách, được viết bằng nhiều thứ tiếng khác
nhau. Những sáng tác ấy có giá trị vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục
tinh thần yêu nước, tình cảm cách mạng và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ
Việt Nam. Khơng những thế nó cịn góp phần đưa văn học Việt Nam đi vào
quỹ đạo chung của văn học cách mạng thế giới với tư cách là bộ phận hợp
thành. Đồng thời, thơ văn của Bác còn giải quyết đúng đắn và kịp thời các
vấn đề dân tộc và thời đại.

1.3. Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng hiện nay,
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh vẫn là tác giả được lựa chọn và giảng dạy với
tư cách là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Vì thế thực hiện luận văn
này, ngoài ý nghĩa phục vụ học tập, chúng tơi cịn muốn cung cấp một
phương hướng dạy học bài học về tác gia một cách khoa học và hợp lí để tất
cả những người quan tâm đến ngành giáo dục có thêm một tư liệu tham khảo
bổ ích, q giá trong q trình học tập và nghiên cứu của mình.
1.4. Hiện nay, phương hướng giảng dạy các bài tác gia văn học nói
chung và bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói riêng, giáo viên vẫn
cịn nhiều lúng túng và chưa thực sự tìm ra phương hướng giảng dạy hợp lí,
có hiệu quả. Thực tế cho thấy, các bài học về tác gia đều được giáo viên giảng
dạy bằng phương pháp thuyết trình, giảng từ đầu đến cuối, học sinh chỉ nghe
và ghi chép. Như vậy giờ học khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo
của học sinh. Điều này đi ngược lại với phương pháp giáo dục hiện đại.
Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, trò là chủ thể hoạt động. Tuy nhiên với một khối lượng kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




thức lớn, phức tạp, quỹ thời gian có hạn, giáo viên lại chưa tìm được phương
pháp dạy học hợp lý đó cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng giờ học kém
hiệu quả.
1.5. Lâu nay khi tìm hiểu về nhà văn Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những trang viết có
giá trị của Người. Nhưng những cơng trình coi "Phương hướng dạy học bài

tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh" là đối tượng nghiên cứu chun biệt
vẫn cịn vắng bóng. Cho đến nay đây vẫn là một khoảng trống cần khai thác
và nghiên cứu.
Với tất cả những lý do như trên cùng với tấm lịng kính u vơ hạn của
người con đất Việt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tơi quyết định chọn
"Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong
chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông" làm đối tượng nghiên cứu cho
luận văn này với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương
pháp dạy học văn - công cuộc mà cả xã hội đang chung tay góp sức.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một nhân cách lớn tổng hồ nhiều tư
tưởng, chính trị, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, phong cách sống và
làm việc,...Nói về Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết "Hồ
Chí Minh là một con người phi thường, xuất chúng...là nhà chiến lược, nhà
lãnh đạo, nhà tổ chức đồng thời là một nhà văn hố, nhà báo, nhà thơ lớn.
Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam, chất cộng sản, chất nhân văn.
Tất cả gặp gỡ, hoà quện trong một con người".
Khi xuất hiện, các tác phẩm văn chương của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh đã được giới nghiên cứu văn học và độc giả đặc biệt chú ý. Tìm hiểu
những cơng trình nghiên cứu văn chương của Hồ Chí Minh, chúng tơi nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




thấy các nhà nghiên cứu tập trung vào hai hướng tiếp cận chủ yếu đó là: tiếp
cận trên góc độ tổng quan và tiếp cận từ tác phẩm cụ thể.

Có nhiều cơng trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh như:
Trương Chính-Cảm nghĩ đọc truyện và kí của Bác-Báo văn nghệ quân
đội số 2, năm 1975.
Xích Điểu-Văn châm biếm, đả kích qua một số bài viết của Bác Hồ-Tạp
chí văn học số 3, năm 1970.
Hà Minh Đức-Truyện và kí của Hồ Chủ tịch-Tạp chí văn học số 3, năm
1974.
Hà Minh Đức-Chủ tịch Hồ Chí Minh người khai sáng và mở đầu cho
một thế hệ mới trong văn học-Tạp chí cộng sản số 6, năm 1980.
Hà Minh Đức-Sự nghiêp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh-Giáo dục
năm 2000.
Đỗ Đức Hiểu-Hồ Chí Minh người sáng tạo những điển hình văn học-Tạp
chí văn học số 3, năm 1975.
Nhiều tác giả-Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh-NXB khoa học
xã hội, năm 1979.
Phạm Huy Thông-Nghệ thuật viết văn của Hồ Chủ tịch-Tạp chí văn học
số 3, năm 1974.
Phạm Huy Thơng-Để hiểu nhà văn Hồ Chí Minh-Tạp chí văn học số 3,
năm 1980.
Lê Trí Viễn-Đọc những bài viết đầu tiên của Bác-Văn nghệ quân đội
tháng 5, năm 1972.
Nguyễn Xuân Lạn-Thơ văn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong nghiên
cứu phê bình- NXB ĐHQG Hà Nội, năm 1999.
Đào Lan Anh- Nhân vật người kể chuyện trong truyện và kí của Nguyễn
Ái Quốc- Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2004.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6





Nguyễn Thanh Hải- Dạy thơ Hồ Chí Minh- Luận văn Thạc sĩ khoa học
Ngữ văn, năm 2007.
Nguyễn Trí-Nguyễn Trọng Hồn-Đinh Thái Hương: Một số vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học văn- tiếng Việt ở nhà trường phổ thông- Nxb Giáo
dục, 2001.
Các nhà nghiên cứu dường như đã có những ưu ái đặc biệt với các sáng
tác của Hồ Chí Minh qua nhiều cơng trình kể trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có
cơng trình nào đề cập đến phương hướng giảng dạy bài học về tác gia Nguyễn
Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chương trình trung học phổ thơng. Mặc dù vậy
những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước là tiền đề q báu cho
chúng tơi trong q trình nghiên cứu, khai thác đề tài này.
Với đề tài "Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quố-Hồ Chí
Minh trong chương trình Ngữ Văn THPT" người viết mong muốn đưa ra
được hướng tiếp cận hiệu quả bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong
chương trình ngữ văn trung học phổ thơng. Đồng thời, góp một phần nhỏ bé
vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà cả xã hội đang cùng bàn và
cùng làm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực tế học tập và giảng dạy bài tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường phổ
thơng cịn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ: dung lượng kiến thức lớn, học sinh
chưa thực sự chủ động học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên đơi khi
cịn lúng túng chưa phát huy triệt để tính sáng tạo của học sinh...Vì vậy khi
nghiên cứu đề tài này, chúng tơi mong muốn góp thêm một tiếng nói trong
việc đổi mới phương pháp dạy học các bài văn học sử nói chung, bài tác gia
Hồ Chí Minh nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu những tiền đề lí luận cần thiết và khả năng nhận thức của
học sinh Trung học phổ thông trong việc chiếm lĩnh các bài văn học sử nói
chung, bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng dạy và học bài tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường
phổ thông.
Đề xuất phương hướng dạy học mới khi dạy bài tác gia Hồ Chí Minh.
Thiết kế thực nghiệm bài dạy về tác gia Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài "Phƣơng hƣớng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái
Quốc-Hồ Chí Minh trong chƣơng trình ngữ văn Trung học phổ thông"
nên chúng tôi chỉ đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu bài học về tác gia Hồ Chí
Minh trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông. Từ kết quả nghiên
cứu, chúng tôi sẽ đề xuất một phương hướng dạy học mới phù hợp với tình
hình thực tế.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Bài "Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh"- SGK Ngữ văn 12, tập
1, Nxb Giáo dục, năm 2009.
Giáo án và giờ dạy bài học về tác gia Hồ Chí Minh của giáo viên.
Thực tế học bài học về tác gia Hồ Chí Minh của học sinh Trung học phổ
thông.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu, các cơng trình
nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề đang được tìm
hiểu.
Phương pháp khảo sát, điều tra thực trạng dạy học bài tác gia Hồ Chí
Minh ở nhà trường phổ thơng nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học
sinh, giờ dạy và giáo án của giáo viên.
Phương pháp so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận khoa học,
kết luận sư phạm. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng dạy học tích cực.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm, hiện thực hóa phương hướng dạy
học mới qua thiết kế giáo án và giờ dạy thực nghiệm nhằm đánh giá, xác nhận
tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của các biện pháp trong thực tế dạy học ở nhà
trường Trung học phổ thông.
6. Giả thuyết khoa học
Phƣơng hƣớng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là
một đề xuất khoa học mới trong việc dạy học bài học về tác gia ở nhà trường
phổ thông. Nếu tổ chức dạy học theo đề xuất của luận văn sẽ góp phần tích
cực nâng cao hiệu quả dạy và học bài học về tác gia Hồ Chí Minh ở trường
phổ thơng.
7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu& Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh và những tiền đề khoa
học nghiên cứu tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Chương 2: Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thơng.
Chương 3: Thiết kế thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG1
TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG TIỀN
ĐỀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ
CHÍ MINH
1.1. Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
1.1.1.Tiểu sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc cịn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) khi đi học
lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở quê ngoại
là làng Hoàng Trù, sau về quê nội ở làng Kim Liên-huyện Nam Đàn-Nghệ
An. Đây vốn là quê hương của phong trào đấu tranh quật khởi, giàu truyền
thống văn học.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gốc nông dân. Song
thân của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




Lúc nhỏ, Nguyễn Sinh Cung là học trị thơng minh, chăm chỉ học tập và
ham tìm hiểu những điều mới lạ. Ngồi những sách phải học, Người cịn ham
đọc truyện và thơ ca yêu nước. Những chuyện anh hùng liệt sĩ ở địa phương,
những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cụ Phó bảng với các nhà yêu nước
khác mà người được nghe đã sớm giáo dục cho Người tinh thần u nước,
thương nịi, nhen nhóm trong tâm hồn tuổi trẻ khát vọng làm việc có ích cho
dân, cho nước.
Ở nhà, Người đã được học chữ Hán từ gia đình, lớn lên theo cha vào Huế
và sau đó có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên
gọi là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gịn),
Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên con đường bơn ba tìm đường cứu
nước ấy, Nguyễn Ái Quốc đã từng qua nhiều nước thuộc châu Á, Châu Âu,
châu Mĩ, châu Phi; được tiếp xúc với nền văn hoá của nhiều nước, nhiều khu
vực trên thế giới ở cả phương Đông và phương Tây. Người biết nhiều thứ
tiếng nước ngồi và có những hiểu biết sâu sắc về các dân tộc và nhân dân thế
giới.
Năm 1918, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp và thành lập
Hội Những người Việt Nam yêu nước.
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam ở Pháp, người thanh niên
u nước ấy đã gửi tới Hội nghị Hồ bình họp ở Véc-xây (Pháp) bản yêu sách
Quyền các dân tộc kí tên là Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống
chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phong kiến và kêu gọi đoàn kết các dân tộc
thuộc địa.
Năm 1924, Người đã bí mật sang Liên Xơ tham dự Quốc tế Cộng sản V
và được chỉ định làm Uỷ viên phương Đơng của Quốc tế cộng sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




Năm 1925, Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Cách mạng đồng chí
hội.
Năm 1928, Người chuyển sang hoạt động cách mạng ở Thái Lan.
Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Người thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Năm 1941, Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và trực tiếp
lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang họp ở
Trung Quốc. Vừa qua biên giới Việt- Trung, Người đã bị bọn Tưởng Giới
Thạch bắt, bị giam cầm và giải tới giải lui khắp 13 huyện, qua mấy chục nhà
lao hơn một năm trời (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). Trong
những ngày bị đày đoạ vơ cùng khổ cực đó, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ
"Nhật kí trong tù" bằng chữ Hán, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao cả của một
chiến sĩ cộng sản kiên cường, một thi sĩ giàu tình thương và luôn lạc quan, tin
tưởng vào cuộc sống hiện tại và luôn hướng về tương lai tươi sáng.
Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do, trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng

Tám năm 1945.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập
tun bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ đầu
tiên trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngày 6/1/1946, sau cuộc tổng tuyển của đầu tiên, Người đã được bầu
làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó trở đi, Người ln
đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, trực tiếp lãnh đạo
toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ xâm lược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12




Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần trong niềm tiếc thương
vô hạn của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Người để lại bản Di chúc
lịch sử thể hiện lập trường tư tưởng, đạo đức sáng ngời, để lại mn vàn tình
u thương cho tồn thể nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã
ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà
văn hố lớn".
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ kiên cường trên suốt nửa thế kỉ tham gia
đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ
đại của dân tộc Việt Nam.

1.1.2. Quan điểm sáng tác văn học

Là một nghệ sĩ đầy tài năng nhưng Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận
mình là nhà thơ, nhà văn mà Người chỉ là người bạn của văn nghệ, một người
u văn nghệ. Nhưng rồi chính hồn cảnh thơi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu
cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và
tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá
trị. Những áng văn chính luận giàu chất sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và
ý tưởng (Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, ...) những
truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình đời, tình người,
chứa chan thi vị được viết ra bằng tài năng và tâm huyết. Hồ Chí Minh am
hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của văn nghệ, từ phương diện tư tưởng
chính trị đến nghệ thuật biểu hiện. Điều này trước hết thể hiện trực tiếp trong
hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13




1.1.2.1. Về vai trị của văn nghệ nói chung và vị trí của văn nghệ sĩ
trong đời sống cách mạng.
Là nhà cách mạng rất yêu văn nghệ, Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một
hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho cho sự nghiệp cách
mạng. Người đã xác định vai trò to lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Tinh thần đó được Người nói lên
trong bài "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" :
"Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ,
Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong.
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,

Thi gia dã yếu hội xung phong".
(Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sơng.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.)
Khác với quan điểm trong thơ ca cổ Trung Quốc chú trọng đến nhạc,
hoạ, thiên nhiên, Hồ Chí Minh khơng phủ nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng
Người không xem thiên nhiên như là một chuẩn mực của cái đẹp. Người lại
nhấn mạnh đến "chất thép" trong thơ ca hiện đại. "Chất thép" ở đây chính là
xu hướng cách mạng và sự tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội
tích cực của thơ ca. Đây chính là tinh thần cách mạng, mục đích cách mạng
của văn chương thời đại. Quan điểm của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa
quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc
và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trong "Thƣ gửi các hoạ
sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951", một lần nữa Người khẳng định: " Văn
hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy,
cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân". Quan điểm
nghệ thuật này bao trùm lên hầu hết các sáng tác của Hồ Chí Minh, thể hiện
một cách đầy đủ tâm hồn của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại.
1.1.2.2. Quan điểm về một tác phẩm văn chƣơng cụ thể
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận văn

chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng
là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và
văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: "viết cho ai?" (đối
tượng), "viết để làm gì?"(mục đích), từ đó quyết định "viết cái gì?"(nội dung),
và "viết như thế nào?"(hình thức). Và Bác xác định rõ: "viết cho công nông
binh. Viết để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng"
(Văn Hồ Chủ tịch).
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, Bác
đã chủ động thay đổi từ nội dung đến hình thức của tác phẩm, từ chủ đề đến
cách viết...Chẳng hạn, với đối tượng là dân thường, để tuyên truyền cách
mạng và hướng tới đồng bào mình, chủ yếu là những người dân có trình độ
thấp, thích những điều dễ hiểu, dễ nhớ, " Bác đã viết hàng loạt những tác
phẩm rất đơn sơ, mộc mạc tưởng như không thể gọi là nghệ thuật" (Hoài
Thanh), nhưng đều dễ dàng đi vào đời sống của nhân dân như "Khơng có gì
q hơn Độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,
sơng có thể cạn, núi có thể mịn song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi",....
Với đối tượng là người có văn hố cao, đó là những trí thức yêu nước, các bậc
nhân sĩ, các bậc túc nho, Bác thường viết bằng chữ Hán. Đặc biệt là những
bài thơ viết theo thể tứ tuyệt hàm súc, cô đọng. Đối với dân tộc và nhân dân
thế giới, Bác viết những tác phẩm chính luận với giọng văn mạnh mẽ, hào
hùng, chứng cớ cụ thể, xác thực, cách lập luận chặt chẽ, đanh thép. Đối với
bản thân mình, Bác sáng tác thơ văn để thể hiện ước mơ về cuộc sống, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15





xúc động trước cái đẹp, những suy nghĩ về hiện thực đất nước, tiêu biểu là tập
thơ Nhật kí trong tù.
Về tính chân thực và hiệu quả của tác phẩm văn chương
+ Thể hiện ở nội dung
Hồ Chí Minh ln quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân
thực. Phát biểu trong buổi triển lãm hội hoạ trong năm đầu cách mạng, Người
uốn nắn một hướng đi: "Chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự
sinh hoạt rất ít". Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải " miêu tả cho hay, cho chân
thực, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải
chú ý nêu gương người tốt, việc tốt nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của tác
phẩm văn chương, uốn nắn và phê phán cái xấu, quần chúng đang đợi những
tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác
phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm
gương cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục cho con cháu ta đời sau"
( Hồ Chí Minh ).
+ Thể hiện ở hình thức
Người cho rằng, nhà văn phải thực sự chú ý đến hình thức biểu hiện. Tác
phẩm văn chương phải có hình thức trong sáng, hấp dẫn: "Tác phẩm có nội
dung chân thật và phong phú chưa đủ mà cịn phải có hình thức trong sáng và
tươi vui" để " khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích". Bác khun
văn nghệ sĩ phải chú đến cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, tránh lối viết cầu
kỳ, xa lạ, nặng nề. Có người hỏi Bác về cách viết văn, Bác nói: "Một tác
phẩm văn chương khơng cứ dài mới hay. Tác phẩm phải diễn đạt vừa đủ
những điều đáng nói. Nó trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và
sau khi đọc xong thì độc giả phải suy nghĩ, tác phẩm ấy mới xem là tác phẩm
hay và biên soạn tốt". Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16





trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, nội dung và hình thức của tác phẩm
văn chương phải đậm đà tính dân tộc, được nhân dân yêu thích.
Như vậy, quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh là sự kế thừa
và phát huy những nét tích cực của văn chương truyền thống, thể hiện chân
thật tâm hồn trong sáng, lối sống cao đẹp của người Việt Nam. Đây không chỉ
là kinh nghiệm quý báu dành riêng cho những người say mê văn chương mà
còn là bài học sâu sắc đối với tất cả chúng ta.
1.1.3. Sự nghiệp văn học
Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn
lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật.
Sự nghiệp văn học của Người bao gồm các lĩnh vực sau: văn chính luận,
truyện, kí và thơ ca được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau: tiếng Pháp,
tiếng Hán và tiếng Việt. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Người chủ
yếu trên hai lĩnh vực sau:
1.1.3.1. Văn xi
* Văn chính luận
Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu
với mục đích đấu tranh chính trị, nhằm tấn cơng trực diện kẻ thù, hoặc thể
hiện những nhiệm vụ cách mạng trong những chặng đường lịch sử.
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh
Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo "Ngƣời cùng khổ”, "Nhân đạo",
"Đời sống thợ thuyền" đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp
và nhân dân thuộc địa. Nổi bật là "Bản án chế độ thực dân Pháp", tác phẩm
chính luận sắc sảo, nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân
bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp; thức tỉnh, kêu gọi những
người nơ lệ đứng lên chống áp bức, bóc lôt. "Bản án chế độ thực dân Pháp"

là một áng văn chính luận hùng hồn, đanh thép và có sức thuyết phục cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17




"Tun ngơn Độc lập" (1945) là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử
lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì
của dân tộc đã giành được thắng lợi; trang trọng tuyên bố quyền độc lập dân
tộc của Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. "Tuyên ngơn Độc
lập" là tác phẩm chính luận có giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nhân bản
và giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm được viết bởi cảm hứng phấn chấn, giàu
cảm xúc thẩm mĩ, tha thiết đề cao giá trị Chân-Thiện-Mĩ của mỗi con người
cũng như của cả dân tộc. Đây là áng văn hay có cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc
bén, ngơn từ chính xác.
"Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến" (1946), "Khơng có gì quý hơn
Độc lập tự do" (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết, làm
rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những
vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của quê hương,
đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc. Vào những năm
tháng cuối đời, Người viết "Di chúc" thiêng liêng mà chan chứa tình cảm.
Bản Di chúc là lời căn dặn thiết tha chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa
mang tính chiến lược trong phát triển đất nước, vừa thấm đượm tình u
thương con người.
Văn chính luận của Hồ Chí Minh giàu chất trí tuệ. Người am hiểu sâu
sắc quy luật vận động xã hội, dựa vào chính nghĩa với sức mạnh và giá trị tinh
thần của chân lí, dựa vào nhân dân và lương tri của nhân loại. Do đó, bao giờ

Người cũng ở thế chủ động, mạch văn chính luận sắc sảo, thuyết phục. Văn
chính luận của Hồ Chí Minh giàu tính luận chiến suốt trong nửa thế kỉ liên
tục, tiến công kẻ thù bằng sức mạnh của ngịi bút. Có thể nói văn chính luận
của Hồ Chí Minh đã đạt đến trình độ mẫu mực về văn chính luận hiện đại.
*Truyện và kí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18




Khoảng từ năm 1922-1923, Nguyễn Ái Quốc viết một số truyện ngắn và
kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện
ngắn "Pa-ri"(1922), "Lời than vãn của bà Trưng Trắc"(1922), "Con người
biết mùi hun khói"(1922), "Đồng tâm nhất trí"(1922), "Vi hành"(1923),
"Những trị lố hay Va-ren và Phan Bội Châu"(1925), "Con rùa"
(1925),...Trong đó, đặc biệt truyện ngắn "Pa-ri" là một sáng tác đầu tay của
Nguyễn Ái Quốc, miêu tả một khu phố Pa-ri bên cạnh những toà nhà tráng lệ,
nguy nga với cuộc sống xa hoa của giai cấp tư sản là những mái nhà lụp xụp,
bẩn thỉu và cuộc sống cùng cực của những người dân thợ thuyền. Qua tác
phẩm giúp ta nhìn thấu được mâu thuẫn giàu nghèo gay gắt trong xã hội Pháp
lúc bấy giờ. Dựa vào những sự thật mắt thấy tai nghe, cộng với sự tưởng
tượng phong phú và sự hư cấu nghệ thuật một cách tài tình, các tác phẩm
"Lời than vãn của bà Trƣng Trắc", "Vi hành", tiểu phẩm "Sở thích đặc
biệt" và vở kịch "Con rồng tre" đã bóc trần bộ mặt giả dối, ươn hèn, bịp
bợm, đốn mạt của tên vua bù nhìn Khải Định. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Ái
Quốc đều cô đọng, súc tích, có tư tưởng riêng, thâm th, chất trí tuệ toả
trong hình tượng. Bút pháp hiện đại, nghệ thuật châm biếm và giá trị nghệ

thuật có thể so sánh với cả những tác phẩm chân chính mà người Pháp viết về
nước Pháp.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn "Giấc ngủ mƣời
năm"(1949) với bút danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan
cách mạng và có ý nghĩa dự báo. Ngồi truyện ngắn, Hồ Chí Minh cịn viết
những tác phẩm kí đặc sắc như: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đƣờng vừa
kể chuyện (1963)...
1.1.3.2. Thơ ca.
Thơ ca là lĩnh vực nổi trội nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ
Chí Minh. Với trên 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19




Nhật kí trong tù- 133 bài, Thơ Hồ Chí Minh-86 bài, Thơ chữ Hán Hồ Chí
Minh-36 bài. Người đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Trong "Mấy vấn đề về phƣơng pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí
Minh", Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã chia thơ Hồ Chí Minh thành hai bộ
phận: Thơ tuyên truyền cách mạng và thơ nghệ thuật. Quan điểm này có
nhiều nhà nghiên cứu khơng đồng tình, họ cho rằng phân chia như thế là
khơng chính xác. Vì thơ Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hồ giữa yếu tố tuyên
truyền và yếu tố nghệ thuật. Cố Thủ tướng Trường Chinh nói: "Nghệ thuật và
tun truyền là khơng hồn tồn khác, nhưng cũng khơng hồn tồn giống
nhau. Tun truyền cũng là một thứ nghệ thuật. Nghệ thuật tuyên truyền là
một phần trong nghệ thuật nói chung. Và bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào

cũng có ít nhiều tính tuyên truyền(...). Tuyên truyền cao tới một mức nào đó
thì tun truyền trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật thiết thực tới một mức nào
đó thì nghệ thuật tính chất rõ rệt là tuyên truyền". Đọc thơ Bác, Xuân Diệu
cũng có nhận xét: "trong khi viết những bài ca tuyên truyền cổ động, nhiều
khi Bác đã đạt tới chất thơ". Những bài như: Tặng cụ Đinh Chƣơng Dƣơng,
Tặng Võ Công, Tặng Bùi Công... thật sự là những bài như vậy:
" Xem sách chim rừng vào đậu cửa
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi.
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ thơ xn tặng một bài".
( Tặng Bùi Cơng)
Theo tơi, có thể chia thơ Hồ Chí Minh thành hai bộ phận: thơ tiếng Việt
(chủ yếu là những bài ca, bài vè thời kì mặt trận Việt Minh, thơ tuyên truyền
cách mạng, thơ chúc tết), và thơ chữ Hán (gồm Nhật kí trong tù và chùm thơ
kháng chiến chống Pháp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20




Trên 250 bài thơ là con số rất có ý nghĩa đối với một đời thơ. Các tác
phẩm của Hồ Chí Minh được viết ra trong nhiều thời điểm và hoàn cảnh lịch
sử, tiêu biểu hơn cả là tập Nhật kí trong tù được viết trong thời gian Người
bị giam cầm ở nhà tù Quốc dân Đảng tại Quảng Tây- Trung Quốc từ ngày 298-1942 đến ngày 10-9-1943.
Nhật kí trong tù là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của
người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề nhất của chốn
lao tù:

"Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao".
Sự thắng thế của những giá trị tinh thần, lý tưởng chiến đấu của người
cộng sản, lòng yêu nước thương dân, niềm tin vào thắng lợi ngày mai đã giúp
người chiến sĩ vượt lên tất cả. Bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng được
miêu tả chân thực có sức tố cáo, càng làm nổi bật lên sức mạnh của ý chí
người chiến sĩ cách mạng không chịu khuất phục, không chịu lùi một phân.
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần
Nhiều nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước đã tìm thấy ở Nhật kí trong
tù "một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Viên Ưng, Trung
Quốc), " một con người qua cuộc đời mình đã dạy cho mọi người hiểu rằng:
đối với con người khơng có đỉnh cao nào là khơng thể đạt được" (Phêlich Pita
Rơđrighêt, Cuba). Đặng Thai Mai thì cho rằng: "Đọc tập thơ thực sự cảm thấy
đứng trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại". Nhật kí trong tù chứa
đựng những bài học về nhân sinh, đạo lý cho hơm nay và cho mai sau.
Nhật kí trong tù là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo. Tuy trong
hồn cảnh tù đày và trên hành trình bị áp giải, Hồ Chí Minh ln bộc lộ sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21




cảm thương trước cảnh đời lam lũ của những người phu đường và những
người nông dân vất vả một nắng hai sương. Người đặc biệt quan tâm đến cảnh
đời của những em nhỏ, của người phụ nữ cũng phải chịu cảnh tù đày. Và
riêng những người " cùng hội cùng thuyền " cũng được tác giả chia sẻ tình

thương. Tình cảm nhân đạo trong Nhật kí trong tù là thuộc về chủ nghĩa
nhân đạo của giai cấp vô sản, khác với tình thương của tơn giáo, khác biệt với
tình thương có tính chất ban phát của giai cấp phong kiến, tư sản... Nhật kí
trong tù giàu giá trị nghệ thuật. Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, rất
đẹp (Không ngủ đƣợc, Ngắm trăng, Đi đƣờng, Nghe tiếng giã gạo...),
nhiều hình ảnh gợi cảm từ mặt trời buổi sớm, vầng trăng non trong đêm, dịng
sơng vui giữa hai bờ làng xóm, làng quê được mùa vui ca hát.
Điều đặc biệt của Nhật kí trong tù cịn thể hiện ở chỗ đây là tập nhật kí
viết bằng thơ, những bài thơ bề ngoài là tự sự, song chủ yếu là kí thác tâm
tình. Bởi "thơ là tiếng lịng, là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn" (Tố
Hữu), thơ có khả năng thể hiện một cách trực tiếp thế giới nội tâm phức tạp
của con người. Hầu hết 133 bài thơ trong Nhật kí trong tù đều được viết
bằng thơ tứ tuyệt cổ điển- thể thơ có tính chất cơ đọng, hàm súc mang tính
chất ứng khẩu ngắn gọn vì thế mới gửi gắm được nhiều tâm tư, tình cảm của
nhà thơ.
Ngồi Nhật kí trong tù, phải kể đến những đóng góp thơ ca của Người
ở thời kì trước và sau Cách mạng. Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Ca sợi
chỉ, Bài ca du kích... gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bí mật
và những vần thơ cũng tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ tuyên truyền cách
mạng.
Đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tứ thơ của Người ngày
càng dào dạt. Vẫn là tấm lòng yêu nước sâu nặng thể hiện qua nỗi lo lắng của
một vị lãnh tụ trước tình cảnh đất nước bị ngoại xâm (Cảnh khuya, Đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22





thuyền trên sơng Đáy...); tình cảm động viên và ngợi ca sức mạnh của quân
dân trong chiến đấu (Lên núi, Rằm tháng giêng...), và niềm vui của Người
trước thắng lợi của chiến trường (Tin thắng trận, Đêm thu). Thơ kháng
chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh kết hợp được chất trữ tình cách
mạng đằm thắm với cảm hứng anh hùng ca của thời đại.
Tập Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh tập hợp 36 bài thơ chữ Hán viết trong
nhiều thời điểm. Vẫn là những bài cổ thi thâm th với tứ thơ mở ra phóng
khống trên nhiều đề tài: về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Thu dạ,
Nguyên tiêu, Đăng sơn), về những chuyến thăm nước ngoài (chùm thơ thăm
Trung Quốc), về tình bạn (Tặng Bùi Cơng, Tầm hữu vị ngộ (Tìm bạn khơng
gặp)... và chút tâm tình riêng ( Nhị vật, Thất cửu).

1.1.4. Đặc điểm phong cách nghệ thuật
Hồ Chí Minh là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn
học cách mạng. Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc từ bên
trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa
truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người lại có phong cách
riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
*Về văn chính luận
Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng. Bác
là người đầu tiên sử dụng có hiệu quả cao thể văn chính luận hiện đại. Văn
chương Việt Nam vốn có truyền thống về tính chính luận, từ Nguyễn Trãi đến
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang đặc
điểm cốt cách của văn chính luận hiện đại của giai cấp vơ sản.
Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn
hố, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, sử dụng có hiệu quả nhiều
phương thức biểu hiện. Chỉ riêng hình thức mẩu chuyện được kể qua một câu
chuyện nhỏ, một mảnh đời chân thực đã góp phần chứng minh thuyết phục


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23




cho những vấn đề lí luận. Bản án chế độ thực dân Pháp đã sử dụng hàng
chục mẩu chuyện nhỏ cảm động, hấp dẫn. Viết thành công những mẩu chuyện
nhỏ là một nét độc đáo của tài năng tác giả trong văn xi. Tuỳ vào mục đích
và đối tượng khác nhau, có khi là những lập luận hùng hồn đanh thép, đầy
tính chiến đấu như dồn đối phương vào chỗ cùng đường, có khi lại kết hợp
giữa tình và lý, giọng điệu ôn tồn thân mật như đưa lẽ phải thấm vào lịng
người.
*Về truyện và kí
Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp
phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xi cách mạng. Ngòi bút của Người
trong truyện ngắn rất chủ động và sáng tạo: có khi là lối kể chân thực, tạo
khơng khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo châm biếm thâm thuý và tinh
tế. Khi viết cho người Pháp đọc thì Hồ Chí Minh sử dụng bút pháp hiện đại,
khi viết cho đồng bào mình thì lại trở về lối truyện truyền thống. Chất trí tuệ
và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.
*Về thơ ca
Về thơ ca, phong cách sáng tác của Người rất phong phú, đa dạng. Nhiều
bài viết theo phong cách cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về
nghệ thuật. Thơ của Người mang đặc điểm của thơ ca cổ phương Đơng. "Thơ
Người nói ít mà gợi nhiều, là thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm
lắng không phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc tự
thưởng thức lấy cái phần ở ngồi lời" ( Rơgiê Đơnuy, Pháp).
Thơ Hồ Chí Minh vận dụng rất linh hoạt nhiều thể loại và phục vụ có

hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Tuỳ từng đối tượng (viết cho ai?), Người
sử dụng nhiều hình thức khác nhau: bài ca, bài vè nhằm tuyên truyền cách
mạng; thơ châm ngôn, tục ngữ như những bài "Gửi nông dân", "Khuyên
thanh niên"; lối thơ chúc têt mừng xuân theo tục lệ cổ truyền của dân tộc;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24




thơ trữ tình cổ điển giàu chất trữ tình, phần lớn viết bằng chữ Hán. Cố nhiên,
loại thơ nghệ thuật này là tiếng nói sâu sắc và tinh tế nhất của tâm hồn Hồ Chí
Minh: vừa hồn nhiên tự nhiên vừa thâm trầm sâu sắc, vừa trẻ trung hiện đại
và đậm đà phong vị cổ điển, vừa đầy chất thép kiên cường, vừa chan chứa
tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tuy nhiên, phong cách nghệ thuật là một hiện tượng vừa đa dạng vừa
thống nhất. Tính thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh thể hiện
trong tồn bộ sáng tác thơ văn của Người: trên cơ sở nhất quán về quan điểm
sáng tác (Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?), lối viết của Người
bao giờ cũng ngắn gọn, trong sáng, giản dị, đi đôi với sự sáng tạo linh hoạt,
hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các hình thức thể loại và ngơn ngữ,
các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của
mỗi tác phẩm; đồng thời từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật đều ln ln
vận động một cách tự nhiên, nhất quán hướng về sự sống, ánh sáng và tương
lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng đồng thời là nhà văn, nhà
thơ. Thơ văn của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người.

Hồ Chí Minh là người có quan điểm sáng tác dứt khốt, rõ ràng, lấy việc
phục vụ cách mạng, phụng sự đất nước làm mục đích. Quan điểm đó đã ảnh
hưởng sâu rộng tới văn học cách mạng Việt Nam.

1.2. Những tiền đề khoa học nghiên cứu tác gia Nguyễn
Ái Quốc-Hồ Chí Minh
1.2.1. Đặc trưng bài văn học sử
Bài văn học sử có vị trí quan trọng trong văn học nhà trường, nó cung
cấp cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết về một thời kì, một giai
đoạn, một tác gia văn học để từ đó học sinh dễ dàng chiếm lĩnh những tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25




×