Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
Thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển,
của một đất nước luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân
tộc ngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công
lý, đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng.
Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước trước
đây, vị thế và vai trò của nghề luật sư lại được coi trọng như hiện nay. Có thể
nói, đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối
với vai trò của nghề luật sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có
được. Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số
lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư pháp
nước nhà đã tạo điều kiện nhiều hơn để luật sư thể hiện tầm quan trọng của
mình.
Liên tiếp trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã thể hiện mối
quan tâm đặc biệt giành cho nghề luật sư, cụ thể Nghị quyết 08- NQ/TW về
cải cách tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ vai trò
của luật sư trong nền tư pháp nước nhà. Luật luật sư 2006 thay thế Pháp lệnh
luật sư năm 2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) đã thể
hiện thành tựu tích cực của hoạt động lập pháp đối với nghề luật sư. Đặc biệt,
khi mà nhu cầu của xã hội, của nhà nước đối với nghề luật sư ở nước ta được
thể hiện ngày một bức thiết, thì những vị lãnh đạo Nhà nước đã có những sự
quan tâm lớn, thể hiện cách nhìn nhận mới cũng như cách thức sự cụ thể hóa
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với nghề luật sư.
Tháng 5 năm 2009, khi Đại hội đại biểu liên đoàn luật sư lần thứ nhất
diễn ra, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó thủ tướng Trương Vĩnh
Trọng đã đến dự và đã có những phát biểu thể hiện sự kỳ vọng của Nhà
nước, Chính phủ đối với các luật sư. Ngày 8/12/2009, Liên đoàn Luật sư
Việt Nam đã tổ chức cuộc toạ đàm giữa đại diện luật sư Việt Nam và Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng với chủ đề: "Vai trò của luật sư Việt Nam trong cải
cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế".
Xuất phát từ tầm quan trọng đối việc nhìn nhận nghề luật sư ở Việt Nam
hiện nay, người học chọn đề tài "Nghề luật sư ở Việt Nam - thực trạng và
giải pháp" làm bài tiểu luận.
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 1
Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
NỘI DUNG
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
1.1 Khái niệm về luật sư, nghề luật sư
Trong các nhà nước pháp quyền hiện nay, quyền bào chữa và quyền
được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một trong những quyền cơ bản của
công dân; quyền đó thường được thể hiện ngay trong Hiến pháp và được cụ
thể hóa trong các văn bản luật rằng: công dân có thể tự bào chữa, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Từ việc nhờ người khác bào
chữa, luật sư và nghề luật sư xuất hiện để đáp ứng nhu cầu được bào chữa,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Vậy hiểu khái niệm luật sư là gì?
Hiện nay, chúng ta có thể hiểu với nhau rằng: luật sư là một chức danh
tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp
theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện
theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà
nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Điều 2 Luật Luật sư
2006 quy định: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo
quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật
Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã
được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức
khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư. Lưu ý rằng,
người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được
hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một
Đoàn luật sư.
Nghề luật sư là nghề như thế nào?
Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật
sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong
phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề
nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghề luật sư không giống như những nghề
bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên
môn thì việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề
nghiệp. Điều này tạo nên nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 2
Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng
của các luật sư.
Xét về tính chất, có thể hiểu nghề luật sư có ba tính chất cơ bản như
sau:
Thứ nhất, tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp
đỡ, bênh vực không vụ lợi của luật sư cho những người ở vào vị thế thấp
kém. Những người được trợ giúp thường là người bị ức hiếp, bị đối xử bất
công trái pháp luật trong xã hội hay những người nghèo, người già cô đơn,
người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Do đó, tính
chất này thể hiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận mà còn
là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.
Thứ hai, tính chất hướng dẫn: Thông thường, luật sư thực hiện việc
hướng dẫn cho khách hàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để
từ đó họ biết cách tháo gỡ vướng mắc sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý,
cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Thứ ba, tính chất phản biện: Là những biện luận nhằm phản bác lại lý
lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp
lý và đạo lý. Luật sư lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem
xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề
xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ sai trái, bảo vệ công lý.
Từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, chúng ta thấy rằng không dễ
dàng để có thể thực hiện nghề này một cách bình thường. Ở các nước phát
triển nghề luật sư rất được coi trọng trong xã hội. Người được phép hành
nghề luật sư phải trải qua nhiều chương trình đào tạo và phải là người hội đủ
nhiều phẩm chất quan trọng như thông minh, trong sáng, trung thực, dũng
cảm. Luật sư phải biết lấy pháp luật, đạo đức xã hội, lẽ sống công bằng và
chân lý khách quan làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp thì mới được tin
tưởng và trân trọng.
1.2 Các giai đoạn phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam
Sơ lược về sự hình thành nghề luật sư trên thế giới
Ở châu Âu vào thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, nghề luật sư đã xuất hiện
trong đời sống xã hội. Sử sách kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ V trước
Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án đã được hình thành
và việc xét xử có sự tham gia của người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể
tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài
hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ bảo vệ hoặc bào chữa. Vào thời đó, việc
bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị
chính quyền bắt giam, trừng phạt một cách độc đoán và vô cớ. Còn ở La Mã
cổ đại, phiên toà thường có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 3
Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
hiểu pháp luật để nhắc nhỡ những quy tắc tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai
hoặc vi phạm thủ tục tố tụng; xã hội dần dần hình thành một nhóm người
chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được
xem xét như hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, hoạt động của họ ( luật sư) được
chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao, nghề luật
sư được xem như một nghề vinh quang trong xã hội.
Khi châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong
kiến phân quyền cát cứ, Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng
dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độ
phong kiến. Luật sư thời ký này không thể hiện rõ và đầy đủ các tính chất
nghề nghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế và bóp nghẹt bởi chế độ xã
hội chuyên quyền hà khắc.
Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với
những điều kiện khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận
người xuất thân từ giai cấp tư sản. Dần dần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ,
bình đẳng diễn ra thường xuyên đã buộc chính quyền các nước tư sản phải
mở rộng quyền dân chủ cho người dân, nhu cầu của người dân đối với việc
được đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp luật
luôn thường trực. Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình
thành một nghề tự do.
Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng,
và thực sự nghề luật sư, bằng tính chất và đòi hỏi đặc thù của nghề nghiệp
luôn là một trong những nghề được yêu thích nhất. Ở Mỹ, rất nhiều vị tổng
thống xuất thân là luật sư, nhiều chính trị gia của nước này đã từng là luật sư
trước khi bước vào chính trường. Nói đến thu nhập, nghề luật sư luôn là nghề
có thu nhập dẫn đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Theo thống
kê trong năm 2009 của Tạp chí Fortune, trong số 10 tập đoàn trả lương cho
nhân viên cao nhất toàn cầu thì các công ty luật đã chiếm đến con số 6, bao
gồm: Baker Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie,
Arnold & Porter và Orrick, Herrington & Sutcliffe. Trong đó, Baker
Donelson đứng số một toàn cầu về việc trả lương cao nhất cho nhân viên của
mình.
Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư thực sự luôn được tôn
trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi có được điều đó, qua thực tiễn nghề
nghiệp với những đặc thù riêng, với những phẩm chất, yếu tố cần thiết đảm
bảo hành nghề phải đạt ở mức độ cao, không dễ gì ai cũng có thể theo đuổi
nghề này một cách thực sự.
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 4
Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
Sự hình thành và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam
Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp đã ban hành
Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch
Pháp tại Tòa án Pháp. Từ đó nghề luật sư mới chính thức xuất hiện ở nước
ta, còn trước đây, việc xét xử của chính quyền phong kiến Việt Nam do vua,
quan phong kiến thực hiện mà không có sự bào chữa, bảo vệ.
Năm 1884, sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và
Hà Nội gồm các luật sư người Pháp và người Việt đã nhập quốc tịch Pháp.
Các luật sư chỉ biện hộ trước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc người có
quốc tịch Pháp. Sau đó, với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp
đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.
Tiến thêm một bước, nhà cầm quyền Pháp ký Sắc lệnh ngày 25/5//930 về tổ
chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này đã mở rộng
cho các luật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước Toà án Việt
Nam; không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không
có quốc tịch Pháp.
Có một chi tiết khá thú vị là, người Việt Nam đầu tiên làm luật sư là
ông Phan Văn Trường (1876 - 1933). Ông là người Từ Liêm, Hà Nội, tốt
nghiệp Đại học luật và làm luật sư tại Paris, một nhà yêu nước. Con đường
có trụ sở Học viện Tư pháp tọa lạc (nơi đào tạo nghề luật sư duy nhất ở Việt
Nam hiện nay) mang tên Phan Văn Trường.
Khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân
thì bộ máy tư pháp nước ta cũng được tổ chức lại. Hơn một tháng sau khi
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư
cách là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-
10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chức luật
sư cũ trong đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư
nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền
bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, cụ thể Điều 67 của
Hiến Pháp quy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn
luật sư”.
Do hoàn cảnh lịch sử với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kế
tiếp nhau, toàn dân ta đã phải tập trung sức người, sức của cho nhiệm vụ cứu
nước. Với điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể duy trì. Nhiều luật gia, luật
sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại các
vùng do chính quyền ta kiểm soát, nghề luật sư giai đoạn này gặp muôn vàn
khó khăn. Tuy thế, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 5
Tiểu luận Nghề Luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản
của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Sắc lệnh số 69/SL ngày
18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải
là luật sư bênh vực cho mình.
Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào
chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa
của người bị cáo được bảo đảm"; tiếp đó Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào
chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân,
tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xây
dựng văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tục
được củng cố và phát triển, cụ thể ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể
tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên. Riêng ở hai thành phố
Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp
các luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên, đến cuối năm
1987, trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên.
Sau ngày thống nhất đất nước, với yêu cầu khách quan, mang tính
sống còn là phải đổi mới, xoá bỏ cơ chế quan liêu-bao cấp và mở rộng dân
chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước,
thời kỳ đổi mới. Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng
đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo
luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng,
trong đó có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tố tụng khác. Đó
cũng chính là tiền đề quan trọng để vực dậy mạnh mẽ hơn nghề luật sư ở
nước ta. Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày
18/12/1987. Có thể nói, đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong
việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công
nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư
và tổ chức các Đoàn luật sư ở các tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung ương. Chỉ
sau gần 10 năm thi hành Pháp lênh, ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã thành lập Đoàn luật sư; đội ngũ luật sư trong cả nước đã đạt
tới con số hàng ngàn luật sư. Hoạt động luật sư cũng có bước phát triển đáng
kể. Ngoài việc tăng cường một bước về số lượng và chất lượng tham gia tố
Lê Văn Cao – Lớp D – K9.1, Học Viện Tư Pháp, Hà Nội, 2010
Trang 6