Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.33 KB, 96 trang )


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BÀ RỊA - 2014
1
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 2
T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 5
Ph n th nh tầ ứ ấ 9
CÁC Y U T TÁC NG N PHÁT TRI N S N XU T Ế Ố ĐỘ ĐẾ Ể Ả Ấ
V T LI U XÂY D NG TRÊN A BÀN T NH BÀ R A - V NG TÀUẬ Ệ Ự ĐỊ Ỉ Ị Ũ 9
Ph n th haiầ ứ 26
HI N TR NG S N XU T, D BÁO TH TR NG VÀ NHU C UỆ Ạ Ả Ấ Ự Ị ƯỜ Ầ 26
V T LI U XÂY D NG T NH BÀ R A - V NG TÀU N N M 2020Ậ Ệ Ự Ỉ Ị Ũ ĐẾ Ă 26
I.HI N TR NG S N XU T V T LI U XÂY D NG Ệ Ạ Ả Ấ Ậ Ệ Ự 26
2. Hi n tr ng s n xu t m t s ch ng lo i VLXD ch y u trên a b n.ệ ạ ả ấ ộ ố ủ ạ ủ ế đị à . .28
Trên a b n t nh B R a - V ng T u hi n có 2 c s nghi n xi m ng, s n đị à ỉ à ị ũ à ệ ơ ở ề ă ả
ph m không ch cung c p trên a b n t nh m còn xu t i các t nh mi n Nam,ẩ ỉ ấ đị à ỉ à ấ đ ỉ ề
mi n Trung v Tây Nguyên. H th ng c ng chuyên dùng nh p nguyên li u, ề à ệ ố ả ậ ệ
c thi t k b o m cho t u có t i tr ng 15.000 t n ra v o thu n ti n. B nđượ ế ế ả đả à ả ọ ấ à ậ ệ ế
xu t xi m ng ng th y cho t u tr ng t i 1.000 t n c p b n l y h ng m t ấ ă đườ ủ à ọ ả ấ ậ ế ấ à ộ
cách an to n, c s v t ch t c u t y , hi n i, v trí thu n l i à ơ ở ậ ấ đượ đầ ư đầ đủ ệ đạ ị ậ ợ
cho vi c v n chuy n s n ph m trên các ph ng ti n v n t i th y v b .ệ ậ ể ả ẩ ươ ệ ậ ả ủ à ộ 28
3. ánh giá tình hình s n xu t v tiêu th VLXD trên a b n trong giai Đ ả ấ à ụ đị à
o n v a qua.đ ạ ừ 32
II.D BÁO TH TR NG VÀ NHU C U V T LI U XÂY D NG N N M Ự Ị ƯỜ Ầ Ậ Ệ Ự ĐẾ Ă
2020 37
1.D báo th tr ng VLXD.ự ị ườ 37
2.D báo ti n b khoa h c, công ngh s n xu t VLXD tác ng n s ự ế ộ ọ ệ ả ấ độ đế ự
phát tri n m t s l nh v c VLXD c a t nh.ể ộ ố ĩ ự ủ ỉ 39


3.D báo nhu c u v t li u xây d ng n n m 2020.ự ầ ậ ệ ự đế ă 41
Ph n th baầ ứ 46
QUY HO CH PHÁT TRI N VLXD T NH BÀ R A-V NG TÀUẠ Ể Ỉ Ị Ũ 46
N N M 2020 VÀ T M NHÌN N N M 2030ĐẾ Ă Ầ ĐẾ Ă 46
I.QUAN I M PHÁT TRI N.Đ Ể Ể 46
II.M C TIÊU PHÁT TRI N.Ụ Ể 46
III.QUY HO CH PHÁT TRI N V T LI U XÂY D NG N N M 2020.Ạ Ể Ậ Ệ Ự ĐẾ Ă 47
1.Xi m ng.ă 47
2.V t li u xây.ậ ệ 47
3.V t li u l p: ậ ệ ợ 50
4. á xây d ng: Đ ự 52
5. á p lát:Đ ố 54
6.Cát xây d ng:ự 55
7.V t li u san l p:ậ ệ ấ 57
8.G ch g m p lát:ạ ố ố 58
2
9.Kính xây d ng: ự 59
10.Bê tông c u ki n:ấ ệ 59
11.Vôi (s n xu t theo ph ng th c công nghi p):ả ấ ươ ứ ệ 60
12.S i th y tinh:ợ ủ 60
IV. T NG H P PH NG ÁN QUY HO CH PHÁT TRI N V T LI U XÂY Ổ Ợ ƯƠ Ạ Ể Ậ Ệ
D NG T NH BÀ R A – V NG TÀU N N M 2020Ự Ỉ Ị Ũ ĐẾ Ă 60
Ph n th tầ ứ ư 72
NH NG GI I PHÁP CH Y U VÀ T CH C TH C HI NỮ Ả Ủ Ế Ổ Ứ Ự Ệ 72
QUY HO CH PHÁT TRI N VLXD T NH BÀ R A - V NG TÀUẠ Ể Ỉ Ị Ũ
N N M 2020ĐẾ Ă 72
I.NH NG GI I PHÁP CH Y U TH C HI N QUY HO CH.Ữ Ả Ủ Ế ĐỂ Ự Ệ Ạ 72
II.T CH C TH C HI N.Ổ Ứ Ự Ệ 77
K T LU NẾ Ậ 80
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 81

PH L C IỤ Ụ 83
TH NG KÊ CÁC M KHOÁNG S N LÀM VLXD Ố Ỏ Ả
TRÊN A BÀN T NH BÀ R A - V NG TÀUĐỊ Ỉ Ị Ũ 83
PH L C IIỤ Ụ 87
TH NG KÊ CÁC C S S N XU T VLXD VÀ KHAI THÁC KHOÁNG S N Ố Ơ Ở Ả Ấ Ả
LÀM VLXD TRÊN A BÀN BÀ R A - V NG TÀU N M 2011ĐỊ Ị Ũ Ă 87
PH L C IIIỤ Ụ 96
PHỤ LỤC III………………………………………………… …… ………… 95
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VLXD KÊU GỌI ĐẦU TƯ
3
Các từ viết tắt
VLXD Vật liệu xây dựng
KT - XH Kinh tế - xã hội
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
VNĐ Việt Nam đồng
USD Đô la Mỹ
XNK Xuất nhập khẩu
CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
CP Cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TM Thơng mại
XD Xây dựng
XL Xây lắp
ĐT Đầu t
QĐ -TTg Quyết định của Thủ tớng Chính phủ
UBND Uỷ ban nhân dân

HTX Hợp tác xã
HH Hiện hành
GTSX Giá trị sản xuất
VĐT Vốn đầu t
TNKS Tài nguyên khoáng sản
TL Trữ lợng
MDF Ván dăm ép
QTC Quy tiêu chuẩn
GKN Gạch không nung
VLX Vật liệu xây
DNTN Doanh nghiệp t nhân
KHKT
BSCL
Khoa học kỹ thuật
ng bng sụng Cu Long

4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa - Vũng
Tàu có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía
Tây; 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông;
Nam và Tây Nam là biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km
2
thềm lục địa. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện (trong đó có 1 huyện đảo) và
2 thành phố. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng
biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc 51,
55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết
quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 1.989,5 km

2
, chiếm khoảng 8,4%
diện tích Vùng Đông Nam Bộ, 11,3% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
0,98% diện tích cả nước; dân số năm 2012 là 1,042 triệu người (mật độ dân số 524
người/km
2
), chiếm khoảng 6,94% dân số Vùng Đông Nam Bộ, 8,07% dân số Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và 1,34% dân số cả nước.
Trong những năm tới, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết
cấu hạ tầng tại các đô thị hiện có, các khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp, khu du
lịch. Sự phát triển xây dựng các khu nhà cao tầng, chung cư, khách sạn văn phòng
không chỉ mang lại một thị trường rộng lớn cho sự phát triển ngành xây dựng mà
còn thúc đẩy phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng cao cấp, chất lượng hơn.
Việc cải tạo nhà ở cũ của nhân dân khi mức sống ngày càng được nâng cao sẽ cần
thiết nhu cầu lớn về VLXD. Chủ trương phát triển nông thôn mới của Nhà nước,
nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cũng là một nguyên nhân để
ngành Công nghiệp – Xây dựng phát triển trong đó có ngành sản xuất VLXD.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh không có nhiều tiềm năng tài nguyên khoáng
sản. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh lại có những khoáng sản thiết yếu phục vụ cho phát
triển sản xuất VLXD thông thường như: sét gạch ngói, cát đá xây dựng và vật liệu
san lấp, phụ gia xi măng, Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để tỉnh phát triển
sản xuất các chủng loại VLXD thông thường, có tỷ trọng lớn, sử dụng với khối
lượng nhiều, giá trị thành phẩm không cao, nếu vận chuyển từ xa tới thì không mang
lại hiệu quả kinh tế.
Để thực hiện Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát
triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 là hết sức cần thiết
nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành vật liệu xây dựng của tỉnh phù hợp với đặc điểm
hiện có và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng cả nước đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đây sẽ là định hướng đúng đắn cho sự phát

triển ngành và bám sát với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm
2020. Quy hoạch sẽ tính toán lựa chọn sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp để phát
triển, lựa chọn các phương án đầu tư có tính khả thi cao mang lại hiệu quả kinh tế
thiết thực, khuyến khích các thành phần kinh tế địa phương và kêu gọi đầu tư từ bên
ngoài vào việc phát triển VLXD ở tỉnh; đồng thời thực hiện chủ trương của Bộ Xây
dựng về việc triển khai lập và điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng các địa
5
phương giúp cho công tác quản lý Nhà nước theo ngành trên tầm vĩ mô được thống
nhất.
Nội dung nghiên cứu: đánh giá phân tích thực trạng ngành sản xuất VLXD ở
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay và các yếu tố, nguồn lực tác động đến sự phát triển
của ngành trong thời gian tới. Trên cơ sở này xây dựng các phương án quy hoạch
định hướng phát triển ngành VLXD từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
Mục tiêu quy hoạch:
- Đề xuất các phương án phát triển phân bố sản xuất VLXD và khai thác sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm VLXD trên địa
bàn tỉnh;
- Làm công cụ quản lý nhà nước, giúp cho các nhà quản lý trong công tác
điều hành phát triển ngành sản xuất VLXD phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương;
- Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị xây dựng các kế hoạch
phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn tới.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu nhằm xác định các phương án đầu tư phát triển sản xuất VLXD tại chỗ,
đồng thời tìm hiểu ảnh hưởng của thị trường VLXD từ bên ngoài để xác lập phương
án cung ứng VLXD trong và ngoài tỉnh nhất là đối với các tỉnh lân cận trong vùng
và các vùng lân cận.
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch: Đề cập đến tất cả các chủng loại vật
liệu xây dựng, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào một số chủng loại sau:

- Xi măng;
- Vật liệu xây nung và không nung (gạch đất sét nung truyền thống, vật liệu
xây không nung );
- Vật liệu lợp nung và không nung (ngói nung truyền thống, ngói xi măng cát
có màu, các loại tấm lợp );
- Đá xây dựng;
- Cát xây dựng;
- Bê tông xây dựng (bê tông cấu kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm);
- Đá ốp lát tự nhiên;
- Gạch ốp lát;
- Kính xây dựng;
- Vật liệu san lấp.
Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được lập dựa trên những những cơ sở pháp lý và
khoa học sau đây:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/3/2012 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
6
- Nghị định số 124 /2007/NĐ - CP, ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý
VLXD;
- Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
- Quyết định số 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/8/2011 về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/8/2008
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và Quyết định số

1065/QĐ-TTg ngày 9/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy
hoạch và bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng
ở Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 và Quyết định số 45/QĐ-
TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch và bổ
sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
- Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020;
- Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020;
- Một số quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2020;
- Quyết định số 2408/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ thiết kế và dự toán lập quy hoạch
phát triển vật liệu xây dựng của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 44/QĐ-SXD ngày 11/4/2012 của Giám đốc Sở Xây dựng Bà
Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu tư vấn thiết kế lập
quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Hợp đồng lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 số: 12/2012/HĐTV ngày 21/5/2012 giữa
Viện Vật liệu xây dựng và Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sản phẩm của quy hoạch bao gồm các tài liệu sau:
1. Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt: Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Phụ lục: Khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 để báo cáo trong các hội nghị thể hiện các nội dung
sau:

- Sơ đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Sơ đồ quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020;
Trong quá trình triển khai xây dựng quy hoạch, Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu và Viện Vật liệu xây dựng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các sở,
7
ban, ngành trong tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất
VLXD và khai thác khoáng sản làm VLXD trong việc thu thập thông tin, góp ý kiến
để hoàn thành được các nội dung của quy hoạch theo đúng tiến độ và phù hợp với
thực tế trên địa bàn tỉnh. Thay mặt những người thực hiện, chúng tôi xin chân thành
cảm ơn sự đóng góp quý báu đó và mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác và
giúp đỡ để hoàn chỉnh nội dung quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với chất lượng tốt và có tính khả thi.
8
Phần thứ nhất
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên
1.989,5 km
2
(kể cả huyện Côn Đảo) và là địa bàn trọng điểm nằm trong tứ giác kinh
tế trọng điểm của miền Đông Nam Bộ và cả nước. Tỉnh có lãnh thổ trải từ 10
0
05’
đến 10
0
48’ vĩ độ Bắc và 107
0
00’ đến 107

0
35’ kinh độ Đông. Phía Nam giáp biển
Đông, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Cần Giờ thuộc
thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Về địa hình: Địa hình có khuynh hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống
phía Nam và Tây Nam. Phía Bắc là vùng gò đồi, cao độ 200-300m. Phía Nam và
Đông là vùng đồng bằng và đồi thấp, trên đó nổi lên vài dãy núi cao chạy dài theo
phương Bắc Nam gồm các dãy núi Thị Vải – Ông Trịnh, Bao Quan và Núi Dinh, độ
cao thay đổi từ 118 đến 500m. Dọc sông Thị Vải là các trũng tích tụ đầm lầy biển,
hiện tại là các rừng ngập mặn.
Về khí hậu: Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng của đại dương, có nhiệt độ trung bình là 27
0
C, số giờ nắng cao,
lượng mưa trung bình năm thấp (1600mm), có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Bà
Rịa Vũng Tàu có chế độ mưa nắng điều hòa ít xảy ra hạn hán hay lũ lụt, thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát triển ngành công nghiệp chế biến.
Bên cạnh đó, do có nhiều ngày nắng trong năm, thời tiết khí hậu tốt, thích hợp cho
sản xuất công nghiệp, công trình bến bãi, các dịch vụ phục vụ cho công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp.
Nhìn chung, Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển giao
lưu kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt đối với phát triển du
lịch và các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong đó có công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng.
2. Tài nguyên thiên nhiên
Bà Rịa – Vũng Tàu có các nguồn tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên
nhiên, tài nguyên biển… và các loại khoáng sản trong đó có khoáng sản làm vật liệu
xây dựng.
2.1. Tài nguyên dầu khí
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên

nhiên với trữ lượng lớn. Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển Bà
Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng khoảng 400 triệu m
3
dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả
nước. Tương tự, trữ lượng khí khoảng trên 100 tỷ m
3
, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả
nước. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu phân bố chủ yếu tại bể Cửu
Long và bể Nam Côn Sơn.
2.2. Tài nguyên biển:
Bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu dài 305,4 km, diện tích thềm lục địa rộng trên
100.000 km
2
vừa có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng vừa tạo cho tỉnh
9
nguồn tiềm năng to lớn phát triển kinh tế biển, trong đó có ngành du lịch, vận tải
biển, khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản.
Bờ biển của tỉnh với tổng chiều dài 156 km được đánh giá là có tiềm năng
phát triển du lịch với các điều kiện về bãi tắm, chất lượng nước, gắn với vùng cảnh
quan núi, rừng quốc gia… kéo dài từ Vũng Tàu ra Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm, đặc
biệt là tại Côn Đảo, cũng như gắn với các vùng di tích, các lễ hội truyền thống và
các điều kiện dịch vụ du lịch và đô thị.
2.3. Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn. Diện tích đất lâm nghiệp 33,39
nghìn ha chiếm 22,79% tổng diện tích đất toàn tỉnh, gồm rừng sản xuất: 6,03 nghìn
ha, rừng phòng hộ: 11,03 nghìn ha, rừng đặc dụng 16,3 nghìn ha. Hiện nay, tỉnh có 2
khu rừng nguyên sinh là: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu diện tích
11,4 ngàn ha và khu Vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích khoảng 6 ngàn ha. Rừng Bà
Rịa – Vũng Tàu chỉ có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, môi trường, phòng hộ và
phát triển du lịch, còn mục đích khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu không lớn.

2.4. Tài nguyên nước
Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 24 con sông và rạch với chiều dài 231 km, trong
đó có 3 sông chính là sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray là ba nguồn nước mặt
chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt
cho toàn tỉnh. Tỉnh cũng được đánh giá là địa phương có trữ lượng nước ngầm
phong phú, có tổng trữ lượng khoảng 70.000 m
3
/ngày đêm, tập trung tại các khu vực
Bà Rịa, Long Điền, Phú Mỹ, Mỹ Xuân. Nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu 60-90m, có
dung lượng trung bình từ 10 - 20m
3
/s nên vấn đề khai thác tương đối dễ dàng.
2.5. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của tỉnh là dầu mỏ, khí thiên nhiên và
một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá, cát xây dựng, puzơlan, sét gạch ngói,
vật liệu san lấp), nước khoáng. Ngoài ra còn có than bùn, cát thủy tinh và một số
khoáng sản khác nhưng ít có tiềm năng phát triển.
Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện trên 129 điểm quặng và mỏ khoáng sản. Với
nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có, Bà Rịa – Vũng Tàu ít có điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển công nghiệp sản xuất VLXD.
3. Khái quát về hiện trạng kinh tế - xã hội.
3.1. Dân số và lao động.
Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh có quy mô dân số thấp trong vùng Đông Nam Bộ.
Tổng dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.042.000 người, đứng thứ 39 trong 63 tỉnh thành
cả nước và đứng thứ 5 trong 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, Bà Rịa-
Vũng Tàu là tỉnh có mật độ dân số tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước,
mật độ dân số trung bình năm 2012 là 524 người/km
2
(cả nước 265 người/km
2

), mật
độ dân số phân bố không đều: hai đơn vị hành chính là thành phố Vũng Tàu và
huyện Long Điền có mật độ dân số cao nhất, đạt trên 1.600 người/km
2
, các huyện
khác đều có mật độ dân số thấp.
Dân số Bà Rịa- Vũng Tàu có đặc điểm phân bố không đều trên địa bàn tỉnh,
khu vực phía Tây Nam có mật độ dân số và qui mô đô thị cao hơn và giảm dần về
phía Đông Bắc. Tình hình phân bố trên phản ánh tình hình phát triển kinh tế công
nghiệp - dịch vụ đang tập trung và phát triển mạnh tại các khu vực dọc theo trục
quốc lộ 51, bên cạnh đó dịch vụ dầu khí- dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch có những
tác động mạnh mẽ nhất đối với vấn đề phát triển và phân bố dân cư trên địa bàn.
10
Tỷ lệ dân số hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 44,01%
(1)
vào năm 2008 xuống còn 39,02%
(2)
vào năm 2011 cho thấy một bộ phận đáng kể
dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Đây
là xu hướng chuyển dịch hợp lí của nền kinh tế nông thôn. Các ngành nghề công
nghiệp nhỏ, dịch vụ gắn với vùng sản xuất cây công nghiệp và đánh bắt nuôi trồng
thuỷ hải sản là những lợi thế vượt trội của nền nông nghiệp Bà Rịa- Vũng Tàu.
3.2. Một số chỉ số kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự chuyển dịch
đúng hướng, phù hợp với các lợi thế của tỉnh, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển cơ sở hạ
tầng, diện mạo đô thị văn minh hiện đại ngày càng được định hình rõ nét. Tính theo
giá so sánh, không kể đóng góp của ngành dầu khí thì trong năm 2012 hai lĩnh vực
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh (tỷ trọng lần lượt là 69,69% và 24,52%).

Một số chỉ số kinh tế xã hội của tỉnh đã thực hiện trong giai đoạn 2008 -
2012 xem bảng 1.
1()
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011
2()
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011
11
Bảng 1: Một số số liệu tổng hợp KT-XH của tỉnh giai đoạn 2008 - 2012
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011
2012
1. Dân số
trung bình
người 994.189 998.548 1.011.971 1.043.000 1.042.000
- Thành thị người 486.567 497.816 504.508
- Nông thôn người 507.622 500.732 507.463
-Tốc độ tăng dân
số
0
/
0
2,16 0,44 1,34 1,2 1,11
2. Tổng GDP
(giá hiện hành)
tính cả dầu thô
Tr.
đồng
166.873.96
0
131.793.895 147.879.484
165.522.00

0
222.575.000
- GDP/người
(giá hiện hành)
Tr.
đồng
167,85 132 146,13 158,7 212,99
- Cơ cấu GDP
(giá hiện hành)
% 100 100 100 100
+ Nông, lâm,
thủy sản
% 4,53 5,51 5,30 4,78
+ CN & XD % 89,20 85,86 86,47 88,77
+ Dịch vụ % 6,27 8,63 8,23 6,45
3.Tổng thu NS
(giá hiện hành)
tỷ đồng 34.408 40.041 37.601 46.780 48.436
4.Tổng chi NS
(giá hiện hành)
tỷ đồng 5.629 6.341 8.197 8.410 10.033
5.GTSXCN
(giá hiện hành)
Tỷ đồng 225.796 241.305 249.556 278.538 191.252
6. Giá trị xuất
khẩu (cả dầu
khí)
tr. USD 11.364 7.068 6.202 12.516 14.035
7. Tổng VĐT
(giá hiện hành)

Tr.
đồng
17.916.915 23.471.198 29.892.719 32.464.000 30.452.000
Nguồn:
- Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011 - Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu;
- Báo cáo ước thực hiện năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013 các chỉ tiêu về
kinh tế - xã hội – môi trường – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá tốt, cơ bản
đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, nhiên liệu, thông
tin liên lạc, cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
3.3.1 Giao thông vận tải
Bà Rịa – Vũng Tàu có mạng lưới giao thông khá phát triển tập trung vào 3
loại hình: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đó là một lợi thế để Bà Rịa
– Vũng Tàu có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu, hợp tác trong và
ngoài nước trong sản xuất kinh doanh, du lịch và trao đổi sản phẩm hàng hoá. Trong
những năm gần đây, lĩnh vực vận tải của tỉnh khá phát triển, đáp ứng được nhu cầu
đi lại của người dân và phát triển kinh tế
12
a. Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đầu tư phát triển
mạnh mẽ, tương đối đồng bộ về mạng lưới với các quốc lộ và nhiều tỉnh lộ và đường
huyện có chất lượng rất tốt.
Tỉnh cơ bản hoàn thành bộ khung kết cấu chung về hạ tầng giao thông với
tổng chiều dài là 3.670 km, gồm 133,62 đường Quốc lộ; 436,27 km tỉnh lộ; 381 km
đường đô thị; 601,86 km huyện lộ; 1.562 km đường xã và khoảng 400 km đường
chuyên dùng. Hiện 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Ba tuyến quốc lộ của tỉnh gồm QL51, QL55, QL56 đóng vai trò là xương
sống của giao thông đường bộ kết nối các vùng và địa phương trong tỉnh chạy theo

hướng 04 Đông, Tây, Nam, Bắc và gặp nhau tại trung tâm thành phố Bà Rịa đã được
cải tạo nâng cấp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Ngoài ra, tỉnh đang tập trung để đầu tư xây dựng tuyến đường liên cảng Cái
Mép - Thị Vải chạy dọc theo hệ thống cảng, các khu công nghiệp tại huyện Tân
Thành, nối với đường cao tốc liên vùng phía Nam tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai. Đây là tuyến đường vận tải công nghiệp cực kỳ quan trọng, kết nối việc vận
chuyển hàng hóa từ khu vực cảng, các khu công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu với
thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhìn chung mạng lưới đường bộ trên địa bàn đã được đồng bộ từ Quốc lộ, các
tỉnh lộ, hệ thống đường huyện, thị, thành phố, đường xã, nông thôn. Đường đối
ngoại (hệ thống Quốc lộ trên địa bàn, trục giao thông phía Tây), đường đối nội từ
trung tâm tỉnh đến tận các xã phường, thôn buôn được thông suốt. Kết nối đường bộ,
cảng biển, sân bay thông suốt, hợp lý. Việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông thời gian qua đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
b. Đường thủy.
Mạng sông ngòi của tỉnh tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ rất
thuận lợi. Hệ thống này có thể kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các
địa phương khác trong nước cũng như thế giới.
Toàn tỉnh có 22 tuyến sông, rạch có thể khai thác vận tải thủy, tổng chiều dài
các sông, rạch này khoảng 166 km, trong đó đã đưa vào khai thác 92km (có độ sâu
>1,0m). Lưu thông trên các sông này chủ yếu là các loại ghe thuyền nhỏ, các tàu
thuyền lớn chỉ hoạt động được trên các sông: Cái Mép - Thị Vải, sông Dinh, sông
Chà Và, nhưng chỉ ở vùng cửa sông, đi sâu vào nội địa các sông đều thu hẹp và gấp
khúc.
Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 36 cảng bến, thủy nội địa với tổng chiều dài
2.785m đang hoạt động, phần lớn là các cảng xăng dầu, càng hàng hóa và các bến
vật liệu xây dựng, bến tàu khách. Hàng hóa vận tải nội địa các năm gần đây chiếm
10-15% trên tổng lượng hàng hóa qua các cảng biển. Hiện đã hình thành các tuyến
vận tải đường sông là: Vũng Tàu đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, và Vũng
Tàu đi Cần Giờ. Từ tỉnh có thể đi bằng đường biển đến khắp mọi nơi trong nước và

quốc tế, đã hình thành 2 tuyến chở khách bằng đường biển là Vũng Tàu - Thành phố
Hồ Chí Minh và Vũng Tàu - Côn Đảo (chiều dài 27,4 km).
c. Đường biển
Vùng biển Vũng Tàu nằm trên đường hàng hải Quốc tế với 2 luồng tàu biển
kết nối hệ thống vận tải thuỷ nội địa với hệ thống đường hàng hải thông qua biển
Đông (sông Dinh và sông Cái Mép – Thị Vải) rất thuận lợi để khai thác vận tải
13
đường biển và đánh bắt thủy sản. Với 52 dự án cảng biển đang được quy hoạch, đến
nay đã đưa vào khai thác 25 cảng biển với tổng công suất thiết kế khoảng 82 triệu
tấn/năm, chủ yếu tập trung tại khu vực Thị Vải – Cái Mép. Sản lượng thông qua
cảng biển năm 2012 đạt khoảng 50,4 triệu tấn hàng hóa với 82,6 ngàn lượt khách.
Ngoài ra vùng Vịnh Gành Rái là nơi hội tụ đủ điều kiện để phát triển một hệ
thống cảng biển có thể tiếp nhận các loại tàu trọng tải 30.000-50.000 tấn song hiện
nay chưa được đầu tư xây dựng cảng bến để khai thác triệt để điều kiện thuận lợi
này. Tại Côn Đảo cũng có Vịnh Bến Đầm là nơi nước sâu, kín gió thuận lợi cho phát
triển cảng biển nhằm phục vụ sự phát triển của Côn Đảo.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 cảng biển do Trung ương quản lý với 32 bến tập
trung trên 2 sông lớn: Sông Dinh, sông Cái Mép - Thị Vải.
d. Đường hàng không
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 sân bay: sân bay Vũng Tàu và sân bay Côn
Đảo. Trong đó sân bay Vũng Tàu có chiều dài đường băng 1.800m đang phục vụ
chủ yếu cho ngành dầu khí đưa, đón nhân viên từ đất liền ra các giàn khoan. Sân bay
Côn Đảo dài 1287m nằm về phía Đông Bắc của Côn Đảo với chức năng phục vụ
khách du lịch và phục vụ vận chuyển hành khách ra Côn Đảo. Hiện tại, tỉnh đang
xây dựng kế hoạch đầu tư sân bay mới tại Gò Găng, thành phố Vũng Tàu (thay thế
cho sân bay Vũng Tàu).
Nhìn chung, giao thông hàng không của tỉnh đã phục vụ, đáp ứng được nhu
cầu đi lại của hành khách trong và ngoài nước, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh – quốc phòng và nhất là sự phát triển du lịch của khu vực Nam Trung Bộ -
Tây Nguyên.

3.3.2 Mạng lưới điện
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung các cơ sở phát điện có quy mô lớn của cả
nước. Tỉnh có 2 nguồn điện lớn là nhà máy nhiệt điện Bà Rịa (388,9 MW) và trung
tâm nhiệt điện Phú Mỹ (3.859 MW) đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của
tỉnh và các thành phố lân cận. Hiện nay, chỉ có huyện Côn Đảo nằm xa đất liền được
cấp điện từ nguồn điện diezel độc lập, tuy việc cấp điện hiện tại vẫn đảm bảo được
nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhưng trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu
phát triển của huyện cần phát triển những dạng năng lượng thích hợp (sử dụng sức
gió, năng lượng mặt trời hoặc các dạng năng lượng kinh tế hơn việc phát điện bằng
máy phát diezel như nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng LPG).
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành việc đưa lưới điện quốc
gia về nông thôn, tiếp nhận lưới điện trung, hạ thế, xóa công tơ tổng để bán điện trực
tiếp tới từng hộ dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5km đường dây 5kV, 128
km đường dây 220kV, 232 km đường dây 110kV, 1.756 km đường dây trung thế
22kV và 2.514 km đường dây hạ thế.
3.3.3 Cấp, thoát nước
- Về cấp nước:
Nguồn cấp nước chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh hiện nay được kết hợp sử dụng với các công trình thủy nông lấy chủ yếu từ
nguồn nước mặt, sông hồ. Toàn tỉnh có 9 nhà máy nước sạch cung cấp cho khu vực
đô thị với tổng công suất cấp nước 265.500 m
3
/ngày. Tại khu vực nông thôn có 25
14
hệ thống cấp nước với tổng công suất 13.000 m
3
/ngày đêm đã cung cấp nước hợp vệ
sinh cho 27/38 xã.
Hiện tại hầu hết các đô thị trong vùng đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
Hệ thống cấp nước hiện đã có xu thế liên kết giữa các đô thị để hỗ trợ điều tiết nước

lẫn nhau. Tỷ lệ dân được cấp nước sạch là 75%, với tiêu chuẩn dùng nước 120
lít/ngày đêm. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có hệ thống cấp nước nông thôn tương đối
hoàn chỉnh, một số trung tâm huyện, xã đã được xây dựng hệ thống nối mạng liên
kết hỗ trợ nhau, nguồn nước thô cho các nhà máy là nguồn nước ngầm.
- Về thoát nước: hầu hết các đô thị đã có quy hoạch chuyên ngành thoát nước
được phê duyệt làm cơ sở cho đầu tư xây dựng và quản lý. Toàn tỉnh đã đầu tư xây
dựng khoảng 644 km cống và kênh mương thoát nước mưa và nước thải, trong đó có
433 km cống tròn, cống hộp và 111 km kênh mương đã thu gom và xóa bỏ cơ bản
tình trạng ngập úng trên diện rộng.
3.3.4 Hệ thống bưu chính – viễn thông
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh có hệ thống các dịch vụ bưu chính
viễn thông vào loại tốt nhất của đất nước. Hầu như trên địa bàn tỉnh có mặt tất cả các
đơn vị kinh doanh cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông lớn trong nước như:
chi nhánh bưu chính viễn thông quân đội, trung tâm thông tin di động khu vực II,
công ty thông tin viễn thông điện lực, công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông
Sài Gòn SPT.
Mạng lưới bưu chính viễn thông Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay đã được phát
triển rộng khắp trong toàn tỉnh với số lượng chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, đáp
ứng nhu cầu thông tin cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu đã có 2 trạm tổng đài, 859 trạm BTS, mạng internet với 119.221
cổng băng thông rộng. Mật độ máy điện thoại của tỉnh hiện nay khá cao là 191
máy/100 dân. Mạng lưới viễn thông đã được phủ rộng khắp trên 100% số xã, mạng
cáp quang, sóng di động rộng khắp với công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày
một nâng cao.
Nhìn chung, hạ tầng bưu chính viễn thông trong tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu
thông tin, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu
của người dân.
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm
2020.
4.1. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh đến năm 2020

15
Bảng 2: Dự báo một số chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của tỉnh đến 2020.
Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2020
Dân số người 1.130.000 1.180.000
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo % 70 80
- GDP bình quân đầu người
Không tính dầu khí USD/ng 10.600
Triệu đồng/ng 222,6
Tính cả dầu khí USD/ng
14.000 USD
27.047
Triệu đồng/ng 294 568
Giai đoạn 2011-2015 2016-2020
- Tốc độ tăng trưởng GDP
Không tính dầu khí % 14 13,35
Tính cả dầu khí % 10,8 11,13
- Tốc độ tăng GDP theo cơ cấu
+ Công nghiệp – xây dựng % 10,35 10,26
+ Nông lâm ngư nghiệp % 4,91 4,91
+ Dịch vụ % 20,44 18,54
- Cơ cấu GDP (giá thực tế)
Không tính dầu khí
+ Công nghiệp – xây dựng % 66,02 53,23
+ Nông lâm ngư nghiệp % 3,22 2
+ Dịch vụ % 30,76 44,77
Tính cả dầu khí
+ Công nghiệp – xây dựng % 70,13 61,56
+ Nông lâm ngư nghiệp % 2,83 1,65
+ Dịch vụ % 27,04 36,8
Giá trị SX CN (giá CĐ 1994) tỷ đồng 113.192 198.852

Tốc độ tăng trưởng CN % 15,69 13,38
Tính cả dầu khí 12,44 11,93
Giai đoạn 2011 - 2020
Nhu cầu VĐT (giá 2005) Nghìn tỷ đồng 657,3
Tỷ USD 31,3 tỷ USD
Nguồn:
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm
2020;
- Quy hoạch Công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, xét đến 2025.
(Giả thiết đến năm 2015 tỷ giá 1 USD bằng khoảng 21.000 đồng).
4.2. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đến nay nền công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát triển đa dạng các lĩnh
vực với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như năng lượng, luyện kim, hóa
chất, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến hải sản
Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng tỉ trọng dịch
vụ - du lịch và công nghiệp – xây dựng chiếm chủ yếu. Với những lợi thế cạnh tranh
về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên đồng thời là một trong số những tỉnh có xuất
phát điểm cao, trong những năm qua ngành công nghiệp đã đạt được những thành
16
tựu đáng kể, tỉ trọng công nghiệp chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 14 KCN với tổng diện tích khoảng 8.400ha, trong đó 09
KCN đã đi vào hoạt động và 04/09 KCN đã cơ bản lấp đầy 100%.
Quy hoạch cụm công nghiệp – trung tâm công nghiệp sau khi rà soát đến năm
2020 định hướng phát triển 29 cụm với tổng diện tích khoảng 1.524ha, có 27 cụm đã
có doanh nghiệp xin đầu tư dự án xây dựng hạ tầng. Trong đó:
- Có 12/27 cụm công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Có 03 cụm công nghiệp là Hắc Dịch, Boomin Vina và Ngãi Giao đã cơ bản
hoàn thành hạ tầng và thu hút được dự án thứ cấp;
- Các dự án cụm công nghiệp còn lại hiện triển khai chậm, đang trong quá trình
bồi thường giải phóng mặt bằng.

Định hướng các loại hình sản xuất công nghiệp chính để tập trung phát triển
gồm: công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất, công
nghiệp sản xuất điện năng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ
hàng hải, công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp
sản xuất giầy da may mặc, công nghiệp chế biến nông sản.
Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới khu điểm công nghiệp:
Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến thành lập thêm một số khu công
nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể như
sau:
- Khu công nghiệp Cái Mép Hạ (800ha);
- Khu công nghiệp Ðất Ðỏ II (1.000ha);
- Khu công nghiệp Ðất Ðỏ III (500ha);
- Khu công nghiệp Đá Bạc (1000ha);
- Khu công nghiệp Láng Dài – Phước Long Thọ (650ha).
Nâng tổng số khu công nghiệp của tỉnh lên 19 khu công nghiệp, với diện tích 12.800
ha vào năm 2020.
Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới cụm điểm công nghiệp:
Trong giai đoạn đến 2015 phấn đấu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng và đưa vào
sử dụng một số cụm công nghiệp - TTCN quy mô nhỏ và vừa theo quy hoạch được
duyệt (30 cụm) với diện tích 2.117ha; trong giai đoạn 2016-2020 tiếp tục xem xét
đầu tư các cụm công nghiệp theo quy hoạch với quy mô khoảng 745ha.
Định hướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp của tỉnh
như sau:
Trong giai đoạn 2012 - 2020, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật 29 cụm công
nghiệp, với tổng diện tích 1.523 ha. Dự kiến thu hút vốn đầu tư sản xuất khoảng
21.320 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 26.650 người. Các cụm công nghiệp
được phân bổ ở từng địa phương như sau:
- Huyện Tân Thành: Phát triển 11 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 614
ha.
- Huyện Châu Đức: Phát triển 07 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 480 ha.

17
- Thị xã Bà Rịa: Phát triển 03 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 100 ha.
- Huyện Long Điền: Phát triển 03 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 139
ha.
- Huyện Đất Đỏ: Phát triển 02 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 100 ha.
- Huyện Xuyên Mộc: Phát triển 01 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 30
ha.
- Thành phố Vũng Tàu: Phát triển 01 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 40
ha.
- Huyện Côn Đảo: Phát triển 01 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 20 ha.
4.3. Định hướng phát triển đô thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, định hướng
2020 chia tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành 4 vùng lãnh thổ với các định hướng phát
triển kinh tế khác nhau, đó là:
- Vùng 1: Là vùng phía Tây quốc lộ 51, được giới hạn từ quốc lộ 51 về phía
sông Thị Vải kéo dài đến sông Dinh, Vịnh Gành Rái. Vùng này có điều kiện
phát triển các khu công nghiệp (Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Mỹ
Xuân B1 – Đại Dương, Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú
Mỹ 3, Cái Mép, Long Hương, Đông Xuyên, Long Sơn) và phát triển các cảng
sông, cảng biển trên sông Thị Vải, sông Dinh, khu vực Sao Mai – Bến Đình.
- Vùng 2: Là vùng giới hạn từ phía Đông quốc lộ 51 đến đường ven biển từ
Vũng Tàu đi Long Hải, Bình Châu.
- Vùng 3: Là vùng giới hạn từ đường ven biển Vũng Tàu-Long Hải-Bình Châu.
Đây là vùng du lịch của tỉnh, bao gồm các bãi tắm biển, các khách sạn, khu
nghỉ mát, khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí.
- Vùng 4: Là vùng thềm lục địa và các đảo của tỉnh. Trong đó trọng tâm phát
triển là khu vực Côn Đảo; tại đây sẽ hình thành khu kinh tế du lịch và dịch vụ
chất lượng cao gắn liền với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của
Việt Nam và phát triển nâng cao giá trị vườn quốc gia Côn Đảo.
4.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng.

4.4.1. Giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông vận tải của tỉnh bao gồm ba loại hình: đường bộ, đường
thủy và đường hàng không. Mục tiêu của ngành giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu đặt ra trong giai đoạn đến năm 2020 đối với xây dựng các công trình giao
thông như sau:
Đường bộ: Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là một trong
những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thiện hệ
thống hạ tầng giao thông.
- Đầu tư và hoàn thành các tuyến đường phục vụ phát triển cảng, khu công
nghiệp như đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường và cầu từ Gò Găng sang
Long Sơn.
- Phối hợp với Trung ương triển khai các dự án giao thông đối ngoại kết nối tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm đường vành đai IV;
đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Ưu tiên đầu tư các tuyến đường phục vụ phát
triển cảng, khu công nghiệp như đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B và
đường vào khu công nghiệp dầu khí Long Sơn.
18
- Đầu tư hoàn chỉnh các tuyến Quốc lộ qua tỉnh như Quốc lộ 56 (tuyến tránh
thành phố Bà Rịa), Quốc lộ L55 (tuyến tránh qua xã An Nhứt huyện Long Điền và
thị trấn Đất Đỏ huyện Đất Đỏ); các tuyến tỉnh lộ, tuyến liên xã, liên huyện như
đường Hội Bài - Châu Pha - Đá Bạc - Phước Tân; đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao -
Hòa Bình; tỉnh lộ 765; đường Ấp Bắc xã Hòa Long đi Quảng Phú xã Đá Bạc; tỉnh lộ
328 và 329 huyện Xuyên Mộc; các tuyến đường tại Côn Đảo như; đường Tây Bắc,
đường Cỏ Ống – Bến Đầm.
Cảng biển: tập trung đầu tư đồng bộ và hiện đại hệ thống cảng biển Cái Mép
- Thị Vải của tỉnh thành cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế. Triển khai thực
hiện Đề án và thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây
dựng hệ thống giao thông vận tải thủy nội địa kết nối liên thông với thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đường sắt: phối hợp với Trung ương triển khai đầu tư mới tuyến đường sắt

khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu.
Đường hàng không: xây dựng kế hoạch đầu tư sân bay mới tại Gò Găng,
thành phố Vũng Tàu. Xây dựng đề án huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông như vốn ODA và vốn đầu tư theo các hình thức
BOT, BT, PPP.
4.4.2. Cấp điện.
Điện năng là nguồn năng lượng thiết yếu đối với phát triển công nghiệp, và
không nằm ngoài đối với ngành sản xuất VLXD. Hệ thống phân phối điện năng
thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh
sản xuất. Định hướng phát triển mạng lưới cấp điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
như sau:
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương
với chất lượng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn.
+ Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng mạng lưới
truyền tải điện đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, giảm sự cố,
giảm tổn thất điện năng.
+ Tập trung đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải nhất là các trạm biến áp 110
KV, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho địa phương nhất là tại các khu, cụm
công nghiệp. Đầu tư cải tạo lưới điện ở các vùng nông thôn, phấn đấu đến năm 2015
đạt 100% số hộ nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia.
+ Triển khai dự án ứng dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng
tại một số tuyến đường chính trên địa bàn huyện Côn Đảo, thành phố Bà Rịa và
thành phố Vũng Tàu. Triển khai các dự án sử dụng các nguồn năng lượng mới và
năng lượng tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo; đẩy
mạnh điện khí hóa nông thôn.
4.4.3. Hệ thống cấp nước.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai, nhu
cầu dùng nước sẽ ngày càng tăng. Để ấp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch
vụ và sinh hoạt, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, dự kiến xây dựng, cải tạo hệ thống cấp

nước như sau:
19
- Tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước hiện hữu; đồng thời xây
dựng mới một số hệ thống cấp nước để đến 2020 đảm bảo công suất cấp nước đạt
250.000 - 300.000m
3
/ngày đêm:
+ Hệ thống cấp nước Bà Rịa cung cấp nước cho các đô thị: Thành phố Vũng
Tàu, thị xã Bà Rịa, thị trấn Long Điền, Đất Đỏ, Long Hải và Phước Hải.
+ Hệ thống cấp nước Phú Mỹ (100.000 m
3
/ngày) cung cấp nước sạch cho đô
thị mới Phú Mỹ và Hắc Dịch.
+ Hệ thống cấp nước hồ Đá Đen được dự kiến xây dựng để cung cấp bổ sung
lượng nước cho hai hệ cấp nước Bà Rịa và Phú Mỹ, nguồn nước sẽ được bổ
sung bằng cách chuyển nước từ hồ Sông Ray về.
+ Hệ thống cấp nước Ngãi Giao cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao và Kim
Long.
- Xây dựng mới các hệ cấp nước tại các xã chưa có hệ thống cấp nước, nâng
cấp, hoàn thiện các hệ cấp nước đã được xây dựng nhằm tăng tỉ lệ số hộ dân tại nông
thôn được sử dụng nước sạch.
Trên đây là một số nét về hiện trạng phát triển kinh tế với một số thành tựu đã
đạt được trong thời gian qua và viễn cảnh cơ cấu, mục tiêu, định hướng phát triển
trong tương lai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua các dự báo tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cũng như dự báo phát triển các chuyên ngành chính. Chủ trương,
chính sách và cơ cấu phát triển cũng như các chỉ tiêu dự báo là các yếu tố quan trọng
tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD đồng thời là một trong
những căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng dự báo nhu cầu VLXD cũng như lập
phương án quy hoạch VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 phù hợp với điều kiện
thực tế của tỉnh và mang tính khả thi.

II. NGUỒN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được đánh
giá là không đa dạng, phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh và có thể hình thành
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, trong đó có một số cơ
sở quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu địa phương. Đến nay đã phát hiện trên
129 điểm quặng, mỏ và biểu hiện khoáng sản bao gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, sét
gạch ngói, puzơlan…(xem Phụ lục 1).
Tình hình phân bố và trữ lượng của một số loại khoáng sản làm VLXD như
sau:
- Đá xây dựng: 44 mỏ với tài nguyên dự báo khoảng 330,463 triệu m
3
.
- Đá ốp lát: 2 mỏ với tài nguyên dự báo khoảng 27,63 triệu m
3

- Sét gạch ngói: 9 mỏ với tài nguyên dự báo 30 triệu m
3
.
- Bentonit: 1 mỏ, tài nguyên dự báo 10,299 triệu tấn.
- Puzơlan: 19 mỏ, tài nguyên dự báo khoảng 237,366 triệu tấn.
- Cát, sỏi xây dựng: 7 mỏ, tài nguyên dự báo khoảng 11,973 triệu m
3
.
- Vật liệu san lấp: 45 điểm khai thác, tài nguyên dự báo khoảng 55,329 triệu
m
3
.
Trong đó: 32 điểm khai thác đất cát san nền (40,927 triệu m
3
), 13 điểm

khai thác sỏi phún (14,402 triệu m
3
).
20
Kết quả tổng hợp và đánh giá đối với từng chủng loại khoáng sản làm VLXD
của Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
1. Đá xây dựng
Đá xây dựng chủ yếu phân bố ở các khu có địa hình núi sót nổi cao giữa
đồng bằng và ngoài Côn Đảo (tập trung chủ yếu tại huyện Tân Thành). Theo thành
phần thạch học và công dụng chúng được chia ra như sau:
- Đá Granit: đá xây dựng thành phần granit có tiềm năng lớn. Tất cả đều
thuộc cùng một phức hệ magma xâm nhập Đèo Cả. Đá màu trắng xám,
phớt hồng, cấu tạo khối, rắn chắc. Một số mỏ đã và đang được khai thác
với quy mô công nghiệp, đồng thời ở hầu hết các nơi đều có người dân
khai thác thủ công đá chẻ cung ứng nhu cầu tại chỗ hoặc gia công cho các
xí nghiệp mỏ.
- Đá phun trào và đá bazan: đá xây dựng có thành phần ryolit, dacit, felsit,
andesit… thuộc hệ tầng Nha Trang phân bố chủ yếu ở Đông Núi Ông Cậu,
Bắc Núi Thị Vải, Núi Châu Pha, Long Hương, Núi Nhỏ và mũi Cá Mập.
Đá bazan phân bố rộng rãi ở Châu Đức, Đất Đỏ và Xuyên Mộc.
2. Đá ốp lát
Toàn tỉnh có 2 mỏ khai thác đá ốp lát tại Bao Quan (xã Châu Pha, huyện Tân
Thành) và Cỏ Ống (đảo Côn Sơn, huyện Côn Đảo) với tổng trữ lượng 27,63 triệu
m
3
), chất lượng đá tốt, màu sắc đẹp, nguyên khối lớn. Tuy nhiên mỏ ở Côn Đảo đã
bị thu hồi giấy phép và đóng cửa mỏ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường; mỏ tại
Tân Thành không triển khai được vì lý do an ninh quốc phòng.
Đá ốp lát ở mỏ Cỏ Ống, Côn Đảo với thành phần gabro và gabrodiorit là có ý
nghĩa nhất. Mỏ đã được thăm dò và khai thác. Mỏ có ba khối gabro (thân quặng). Ðá

màu xám đen, phớt lục, lốm đốm trắng, kiến trúc gabro hoặc ophyt, cấu tạo hạt nhỏ
đến vừa, đều hạt. Mẫu mài láng màu đen hơi sắc lục. Trữ lượng tiềm năng dự báo
cho cả khu vực Cỏ Ống khoảng 60 triệu m
3
. Trữ lượng thăm dò 7.130.136 m
3
. Trữ
lượng thăm dò khu vực Bao Quan là 20,5 triệu m
3
.
3. Sét gạch ngói
Sét gạch ngói ít phổ biến. Khu vực có triển vọng nhất là xã Mỹ Xuân, huyện
Tân Thành. Sét Mỹ Xuân phân bố trong trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen muộn.
Diện tích có triển vọng chứa sét khu vực Mỹ Xuân khoảng 8 km
2
, trữ lượng 8,86
triệu m
3
, tài nguyên dự báo 30 triệu m
3
. Ngoài Mỹ Xuân, sét còn phân bố ở một vài
điểm khác trong vỏ phong hóa của đá phiến sét hệ tầng La Ngà thuộc huyện Châu
Đức, Xuyên Mộc, Long Điền.
4. Bentonit
Bentonit được phân bố duy nhất tại điểm khoáng sản Gia Quy thuộc thị trấn
Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tài nguyên dự báo 10,299 triệu tấn.
5. Puzơlan
Puzơlan là phụ gia trong sản xuất xi măng. Đó là các đá bazan bọt, bazan lỗ
rỗng và các đá có thành phần tro, tuf núi lửa có hoạt tính hút vôi cao. Puzơlan phân
bố chủ yếu trên địa hình miệng núi lửa cổ, khá phổ biến ở Châu Đức và Xuyên Mộc,

tài nguyên dự báo khoảng 237,366 triệu tấn.
21
Thành phần khoáng vật chủ yếu của puzơlan bazan bọt (%): plagioclas 15- 20
pyroxen 20-25, olivin 10-15, thạch anh 1-5, indingxit 10-15, serpentinit 1-3, calcit 3-
5. Trong tro, tuf núi lửa thường chứa zeolit với hàm lượng 15-25%. Đá có cấu tạo lỗ
hổng, bọt, kiến trúc nổi ban và gian phiến.
6. Cát xây dựng
Cát xây dựng chủ yếu phân bố Xuyên Mộc, Long Điền, Tóc Tiên, Long
Mỹ… Phần lớn chúng được hình thành theo các đường bờ biển cổ hoặc ôm lấy rìa
các khối magma xâm nhập, bề dày 1-3m, nhiều nơi đến 6-8m. Tổng diện tích có
triển vọng cát xây dựng 48,2 km
2
, trữ lượng 11,937 triệu m
3
. Trong số đó hai khu
vực Xuyên Mộc và Long Điền được quy hoạch khai thác nhiều nhất.
Cát có thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, ít hạt vụn laterit, felspat.
Thành phần độ hạt (mm: %): 3-2: 0,4-2,5; 2-1: 12,5-44,75; 1-0,5: 19,5-58,9; 0,5-
0,25: 12,25-31,15; 0,25-0,1: 1,6-19,9; 0,1-0,05: 0,65-10,8; <0,05: 0,00-24,40.
Cát thường lẫn bột sét với hàm lượng thay đổi từ 5-10-30%. Bởi vậy để có cát
xây dựng người ta thường khai thác bằng phương pháp bơm rửa.
7. Vật liệu san lấp
Vật liệu san lấp tạo Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm 3 loại sau: đất cát san lấp,
sỏi phún và cát nhiễm mặn.
- Đất cát san lấp:
Đất cát san lấp tại Bà Rịa – Vũng Tàu được sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc
làm đường giao thông và san lấp mặt bằng xây dựng các công trình phân bố ở từng
địa phương và các vùng phụ cận.
Một số thành tạo trầm tích có thành phần chủ yếu là cát có lẫn sạn, sỏi, bột sét
dùng tốt cho mục đích san lấp dược gọi chung là đất cát san lấp. Đó là các thành tạo

sườn tích bao quanh các vùng núi đá granit, cát trầm tích hệ tầng Suối Tầm Bó, đôi
khi là các hệ tầng Thủ Đức hoặc Trảng Bom. Những nơi có triển vọng đất cát san lấp
gồm khu vực bao quanh núi thị Vải – Tóc Tiên, khu vực bao quanh núi Đá Dựng –
núi Ngang – Châu Viên, Phước Lợi, Hòa Hiệp… với tổng tài nguyên dự báo khoảng
450 triệu m
3
.
- Sỏi phún:
Sỏi phún là sản phẩm sét pha bột cát, lẫn sạn sỏi letarit, được phân bố rộng
rãi ở Tây Bắc huyện Tân Thành, huyện Châu Đức và Xuyên Mộc với tổng diện
tích 350 km
2
, tài nguyên dự báo khoảng 300 triệu m
3
.
- Cát nhiễm mặn:
Theo kết quả khảo sát năm 1997 của Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị
và Đề tài “Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng cát nhiễm mặn cửa
sông, cửa biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2000 – 2010” thì cát nhiễm mặn phân bố
tại các cửa sông, ven biển dạng các cồn cát, doi cát, bãi cát ngầm nằm sâu dưới mực
nước biển từ 1-5m. Thành phần trầm tích gồm cát hạt nhỏ mịn đến hạt không đều,
lẫn bột sét từ 1-26% và ít sạn, nhiều nơi có mùn cây.
III. NGUỒN NHÂN LỰC.
Theo số liệu báo cáo tình hình KT-XH năm 2012, dân số trung bình của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.042.000 người, trong đó lực lượng lao động là 682.000
22
người, với tỷ lệ lao động làm việc qua đào tạo là 61%, tỷ lệ thất ngiệp là 3%.
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động của tỉnh nhìn chung đã đáp ứng
được nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao của các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp với quy mô lớn. Tỉnh đã xác định định hướng tập trung cao cho việc

dạy nghề để tránh tình trạng thiếu lao động có tay nghề trầm trọng như hiện nay.
Hiện tỉnh có 2 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 3 trường cao đăng nghề, 5 trường
trung cấp nghề và 25 trung tâm dạy nghề; hàng năm đào tạo được hang chục ngàn
sinh viên đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng một phần
lao động có trình độ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cơ cấu lao
động chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp xuống còn 34,82%).
Trình độ quản lý cũng như trình độ tay nghề của người lao động ngày một
nâng cao, đặc biệt là lao động trong các cơ sở sản xuất VLXD có quy mô công
nghiệp như sản xuất gạch nung tuy nen, khai thác đá, chế biến đá ốp lát, gạch ốp
lát… trong các doanh nghiệp lớn. Phần lớn lao động được đào tạo qua thực tế sản
xuất đã nhanh chóng làm chủ được công nghệ, trang thiết bị trong dây chuyền sản
xuất vì thế đã giúp cho các cơ sở sản xuất VLXD duy trì và đẩy mạnh được sản xuất
trong cơ chế thị trường.
Dự báo dân số của tỉnh đến năm 2020 là 1.180 ngàn người; số người trong độ
tuổi lao động năm 2020 là 951 ngàn người, chiếm 80,6%. Mục tiêu nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo gian đoạn 2011 – 2015 là 70%, đến năm 2020 là 80%. Đây sẽ
là nguồn nhân lực chủ yếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và phát triển
công nghiệp nói riêng trong giai đoạn tới.
IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI BÀ RỊA - VŨNG
TÀU.
1. Thuận lợi
IV.1 Vị trí địa lý:
- Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam hiện nay.
- Giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi
trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động
- Gần Đồng bằng Sông Cửu Long và có hệ thống giao thông đường biển nối
liền với khu vực này, nên thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa trong đó có hàng
hóa vật liệu xây dựng;

- Nằm ở cửa ngõ của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nên rất thuận lợi
trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá.
- Có vị trí ngày càng quan trọng trong các chương trình hợp tác tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng.
IV.2 Xuất phát điểm:
Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lao động đồi dào, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật và cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận thị trường. Yếu tố đó đã tạo cho Bà
23
Rịa- Vũng Tàu là một trong những tỉnh sớm thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường
và đã thu được kết quả bước đầu trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế bước đầu được củng cố, tạo tiền đề
cho Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh trong 10 - 15 năm tới. So sánh với 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước thấy rằng:
- Về thu ngân sách: Bà Rịa – Vũng tàu đứng vị trí thứ 2 trong Vùng về quy mô
thu nộp ngân sách và đóng góp vào ngân sách Trung ương (chỉ sau thành phố Hồ
Chí Minh). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2012 là 48.436 tỷ
đồng
(3)
, chiếm khoảng 7% tổng thu ngân sách của cả nước.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp tạo ra trên địa bàn tỉnh chiếm vai trò, vị trí quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân như: dầu thô chiếm 92%; khí thiên nhiên chiếm
gần 100%; điện chiếm 40%; phân đạm chiếm 70% sản lượng của cả nước.
- GDP bình quân đầu người năm 2012 (giá thực tế) không kể dầu khí đạt 5.817
USD/người; cao gấp 3,7 lần bình quân chung của cả nước (1.540 USD/người);
- Năng lực cạnh tranh (PCI) xếp loại khá, đứng thứ 21/63 tỉnh thành
(4)
năm
2012.
IV.3 Nguồn nhiên liệu cho sản xuất VLXD: Tiềm năng về dầu mỏ và khí

đốt là nguồn lực vô cùng quan trọng cho phát triển sản xuất VLXD của Bà Rịa –
Vũng Tàu, đây là ưu thế hơn hẳn của tỉnh so với các địa phương khác trong vùng
cũng như so với cả nước.
IV.4 Nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD:
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Bà Rịa - Vũng Tàu không nhiều, tuy nhiên
đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng khá tỷ mỉ như : đá xây dựng, cát xây dựng,
đất sét gạch ngói, cát thuỷ tinh, đá ốp lát, puzơlan,…
IV.5 Nhu cầu VLXD:
Nhu cầu về VLXD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và trên toàn
quốc nói chung là rất lớn. Hiện nay nhiều công trình, dự án trọng điểm lớn trên địa
bàn tỉnh, đặc biệt các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, công nghiệp, dịch vụ du lịch
đã và đang triển khai đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi mới cho sự phát
triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp của địa phương, trong đó có ngành công
nghiệp VLXD. Bên cạnh đó các KCN đang được phát triển mạnh và đó là một thị
trường tiêu thụ sản phẩm VLXD lớn.
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh đang được nâng cấp và xây dựng
mới cũng tiêu thụ khối lượng lớn đá, cát san lấp, đá xây dựng và các vật liệu khác.
IV.6 Hạ tầng kỹ thuật : Bà Rịa-Vũng Tàu có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật,
đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành dầu khí, du lịch và hệ thống hạ tầng
tương đối đồng bộ. Bờ biển dài, từ Vũng Tàu đến Thị Vải có nhiều địa điểm kín và
sâu. Một số cửa sông, lòng sông rộng và sâu thuận lợi cho xây dựng một hệ thống
cảng đa dạng về quy mô và công dụng. Đây là lợi thế to lớn của tỉnh để phát triển
vận tải, trong đó có vận chuyển VLXD.
2. Khó khăn, hạn chế.
3()
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011
4()
Nguồn: />24
2.1 Tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất VLXD.
Nhìn chung, nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh hạn chế về

chủng loại (không có khoáng sản để sản xuất xi măng, gốm sứ). Trừ khoáng sản đá
xây dựng có trữ lượng tương đối lớn thì các loại khoáng sản khác như sét gạch ngói,
cát xây dựng và san lấp, trữ lượng không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.
2.2 Mối tương quan giữa ngành công nghiệp VLXD và các ngành khác trong
định hướng phát triển công nghiệp VLXD của tỉnh:
Sản xuất vật liệu xây dựng tại Bà Rịa - Vũng Tàu là một ngành sản xuất có
nhiều điều kiện thuận lợi và là một trong những ngành đã và đang được quan tâm
phát triển. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, giá trị sản xuất của ngành chỉ chiếm
một tỉ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên một phần là do đặc thù của các lĩnh vực sản xuất VLXD có giá trị gia tăng
so sánh đối với các ngành khác trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh không cao, phần
chủ yếu còn lại là do trong cơ cấu của ngành, nhóm mặt hàng có giá trị gia tăng cao
chiếm tỉ trọng còn khiêm tốn. Giá trị đem lại chủ yếu bao gồm các nhóm sản phẩm
xây dựng thông thường như gạch, ngói, cát, đá xây dựng, đây là nhóm sản phẩm có
giá trị gia tăng thấp vì công nghệ sản xuất đơn giản và là thuộc nhóm mặt hàng phục
vụ nhu cầu cơ bản của xã hội. Đối với một số mặt hàng có giá trị gia tăng cao như
gạch gốm ốp lát, kính xây dựng, đá ốp lát sản lượng lại không cao. Do đó hiệu quả
kinh tế do ngành VLXD đem lại cho xã hội cũng như các chủ đầu tư chưa cao so với
các ngành khác trên địa bàn Tỉnh.
2.3 Kết cấu hạ tầng.
Hệ thống hạ tầng của tỉnh đã phát triển, nhưng hạ tầng trong nhiều khu công
nghiệp tập trung còn chưa được đầu tư đầy đủ và đồng bộ, chưa đáp ứng được các
yêu cầu của các nhà đầu tư.
2.4 Lực lượng lao động:
Lao động tăng thêm hàng năm lớn, chủ yếu là lao động trong khu vực nông
thôn, trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo nghề do đó việc giải quyết việc làm
cho họ là rất khó khăn. Đối với ngành VLXD, lực lượng cán bộ khoa học còn mỏng,
chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi Tỉnh
cần phải có kế hoạch đào tạo trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
2.5 Thu hút đầu tư so với các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ:

So với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, thì Bà
Rịa-Vũng Tàu có ngành sản xuất VLXD không phát triển bằng. Do đó, Tỉnh không
có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư công nghệ cao, lao động có tay nghề cho ngành
VLXD. Đồng thời các sản phẩm VLXD của tỉnh cũng rất khó cạnh tranh với sản
phẩm của các cơ sở trên địa bàn trong vùng.
2.6 Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo vùng miền đến nhu cầu tiêu thụ
VLXD:
Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư nông nghiệp và đồng
bào dân tộc ít người ở miền núi còn khoảng cách chênh lệch lớn với các đô thị và
khu vực công nghiệp. Sức mua của gần 60% dân cư nông thôn quá thấp, chưa trở
thành thị trường kích thích phát triển kinh tế.
25

×