Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ SỐ 9-THI THỬ TN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.86 KB, 3 trang )

Đề 9
Câu I(3đ) 1. Đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta
2. So sánh về trồng cây CN lâu năm và chăn nuôi gia súc giữa vùng TDMNBB với Tây Nguyên.
Câu II(2đ) Nêu hậu quả của việc tăng DS nhanh.
Câu III(3đ) Cho bảng sau: Số dân và tỉ suất gia tăng DS tự nhiên giai đoạn 1970-2007
Năm Số dân(triệu người) Tỉ suất gia tăng TN(%)
1970 41 3,2
1979 52,5 2,5
1989 64,4 2,1
1999 76,3 1,4
2005 83,1 1,3
2007 85,2 1,1
1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi DS và tỉ suất gia tăng DS tự nhiên giai đoạn 1970-2007
2. Giải thích vì sao hiện nay tỉ suất gia tăng DSTN giảm nhưng DS vẫn tăng
Câu IV(3đ): Trình bày thế mạnh về KT-XH trong việc phát triển KT của vùng ĐBSH. Điều kiện thuận
lợi nào để ĐBSH trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Kể tên những nhân tố tự nhiên chủ yếu nhất
khiến cho ĐBSCL và ĐBSH trở thành vùng SX LT trọng điểm của cả nước.

Đáp án:
Câu I 1. Đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta
Nền nông nghiệp nhiệt đới:
ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
-Đa dạng hoá các SP nông nghiệp. Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở ĐBSH.
-Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
-Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng
thế mạnh là cây hàng năm, thâm canh, tăng vụ và NTTS; MN-TD thế mạnh cây lâu năm, chăn nuôi gia
súc lớn.
Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.


- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, CN chế biến và bảo quản sản
phẩm.
- Đẩy mạnh XK các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
Phát triển nền nông nghiệp hiện đại SX hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp
nhiệt đới:
- Nền nông nghiệp cổ truyền
- Nền nông nghiệp hàng hóa
2 So sánh
Về cây CN lâu năm:
*Giống nhau:
+ Quy mô: - Là 2 vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước (diện tích, sản lượng)
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, có các vùng chuyên canh cà phê, chè… lớn
+ Hướng chuyên môn hóa: - Tập trung vào cây CN lâu năm
- Đạt hiệu quả KT cao
+ Về ĐK phát triển: - ĐKTN: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây CN
- Chính sách đầu tư của nhà nước
*Khác nhau:
+ Về vị trí và vai trò: TDMNBB là vùng chuyên canh lớn thứ 3, Tây Nguyên: 2
+ Về hướng chuyên môn hóa: TDMNBB: Chè, Hồi, Sơn, Quế…
Cây CN ngắn ngày: Thuốc lá, đậu tương…
TN: Cà phê, cao su, chè…
Cây CN ngắn ngày: Dâu tằm, bông vải
+ Về ĐK phát triển:
Địa hình:TDMNBB: Bị chia cắt
TN: Có các cao nguyên xếp tầng, bề mặt rộng lớn, bằng phẳng
Đất đai: TDMNBB: Đất feralit trên đá phiến, gơnai và đá mẹ khác
TN: Đất bazan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung
Khí hậu: TDMNBB: Có 1 mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây cận nhiệt
TN: Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc

KT-XH: TDMNBB có DS đông, có nhiều dân tộc ít người, có kinh nghiệm trồng cây CN, cơ sở chế
biến còn hạn chế.
TN: Vùng nhập cư lớn nhất nước, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều
* Về chăn nuôi gia súc lớn:
* Giống nhau: + 2 vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:
- Có diện tích đồng cỏ: Mộc Châu (TDMNBB), Đơn Dương, Đức Trọng (TN)
- Đảm bảo LT-TP
- Dân cư có kinh nghiệm
- Nhu cầu từ các vùng phụ cận về sản phẩm chăn nuôi rất lớn
*Khác nhau:
+ Khí hậu: TDMNBB có KH nhiệt đới với 1 mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với ĐK sinh thái của trâu
TN: khí hậu cận xích đạo có mùa khô thích hợp với ĐK sinh thái của bò
+ Hình thức chăn nuôi: TDMNBB: Theo hướng chăn thả
TN: Theo hướng CN
Câu II. Hậu quả của việc DS tăng nhanh
Tich cực: DS tăng nhanh sẽ bổ sung nguồn LĐ dồi dào, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn
Mặt hạn chế của sự gia tăng DS nhanh: DS tăng nhanh trong điều kiện nền KT chậm phát triển dẫn đến
hậu quả
Đối với phát triển KT:
Tốc độ tăng DS chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng KT
Vấn đề việc làm
Sự phát triển KT chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích lũy, mâu thuẩn giữa cung và cầu
Chậm chuyển dịch cơ cấu KT ngành và lãnh thổ
Sức ép đối với phát triển XH:
Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện
GDP đầu người thấp
Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục
Sức ép đối với tài nguyên môi trường: Ô nhiễm MT; Không gian cư trú chật hẹp
Câu III 1. Tự làm
2. Tg giảm nhưng DS vẫn tăng: Do quy mô DS lớn; Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao

Câu IV Thế mạnh về KT-XH
- Dân cư đông nên có lợi thế:
Có nguồn LĐ dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong SX, chất lượng LĐ cao. Tạo ra
thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: Có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: Hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ
cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…với 2 trung
tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
ĐK thuận lợi: Tự nhiện: Tỉ lệ đât sử dụng cho nông nghiệp cao; Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào
KT-XH: Lực lượng LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Người dân có kinh nghiệm trồng lúa
Chính sách mới của nhà nước
Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh
Kể tên: Đồng bằng rộng lớn, Đất phù sa phì nhiêu, KH nhiệt đới gió mùa, Hệ thống thủy văn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×