Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.91 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tập trung, doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động theo
kế hoạt theo kế hoạch và giá cả được ấn định trước, do nhà nước đặt ra nên
không phải quan tâm nhiều đến việc bán hàng. Nhưng trong giai đoạn hiện
nay trước xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Đảng và nhà nước chủ
trương CNH-HĐH đất nước, đưa đất nước từ nghèo nàn lạc hậu, từ nền kinh
tế tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lí của nhà nước. Đứng trước bối cảnh này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải lập kế hoạch kinh doanh cho mình sao có hiệu quả nhất.
Mà mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận, muốn có được
điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cố gắng, nỗ lực tìm kiếm cho
mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản
phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chính vì lí do đó
mà công tác tiêu thụ sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chúng ta đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước nên nhu cầu tiêu
dùng của con người ngày được nâng lên. Nhu cầu về an toàn về thẩm mỹ
ngày càng đòi hỏi cao hơn và nó là nhu cầu tất yếu của cuộc sống , xã hội
càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp càng tăng. Đứng trước xu thế mở của nền
kinh tế công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh nói riêng
và các doanh nghiệp nói chung đang đứng trước cơ hội cũng như thách. Sự
cạnh tranh gay gắt diễn ra không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới .
Nhận thức được điều đó công ty Cổ Phần Đầu tư sản xuất và thương mại Đào
Thịnh đã từng bước thay đổi cả trong sản xuất và tiêu thụ. Trong đó hoạt động
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty là yếu tố mang tính sống còn.
Với nhận thức đó, sau một thời gian tim hiểu và nghiên cứu hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của Công ty em đã chọn đề tài:"Đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm của công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh"
1
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI GỒM 3 PHẦN:


Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐÀO THỊNH
Phần II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐÀO THỊNH
Phần III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
Trong quá trình hình thành chuyên đề em đã đươc sự góp ý chân
thành của thày cô trong khoa quản trị doanh nghiệp trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, đặc biệt là sự chỉ dẫn của thày Nguyễn Ngọc Huyền và tập thể cán
bộ trong công ty. Kết quả báo cáo chính là lời cảm ơn chân thành tới những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Do khả năng và thời gian thực tế ít nên không tránh khỏi những thiếu
xót khi viết bài này. Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô để bài viết này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
ĐÀO THỊNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
+Tên gọi : Công ty Cổ Phần thiết đầu tư sản xuất và thương mại Đào
Thịnh
+ Trụ sở Hà Nội : Ngõ 315 Phố Định Công- Hoàng Mai - Hà Nội.
Công ty được thành lập vào ngày 22tháng 11 năm 1997 là một đơn
vị kinh tế có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại ngân hàng công thương
Hà Nội
Công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh là
một đơn vị kinh tế được hạch toán độc lập. Tuy mới được thành lập
xong công ty đã có nhiều bước đi khẳng định vị thế của mình. Ngoài
chức năng kinh doanh thu lợi nhuận, công ty đã giải quyết công ăn việc

làm cho người dân nâng mức thu nhập của người dân. Từ đó góp phần
xây dựng xã hội ngày một phát triển giàu đẹp.
Tuy mới được thành lập xong công ty đã có nhiều bước đi khẳng
định vị thế của mình. Ngoài chức năng kinh doanh thu lợi nhuận, công
ty đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân nâng mức thu nhập của
người dân. Từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển giàu
đẹp.
Thực hiện kế hoạch trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà kinh tế là sử
dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong
kinh doanh. Chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển tiền vốn. Nghiêm chỉnh chấp hành
3
các chính sách chế độ và pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ hợp đồng
kinh tế ký kết với bạn hàng.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Đầu tư sản xuất và
thương mại Đào Thịnh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1Nhiệm vụ và chức năng của ban Giám Đốc
+Giám đốc: Là người đứng đầu có quyền quyết định trong mọi vấn đề
xác định chiến lược kinh doanh, kế hoạch dài hạn. điều hành mọi hoạt động
của công ty theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Giám đốc là người
đại diện toàn quyền của công ty trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
và đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và cán bộ công nhân viên về
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
+Phó giám đốc kinh doanh: Là người trợ lý, giúp giám đốc trong việc
định ra các chiến lược kinh doanh của công ty, theo dõi bấm giờ chụp ảnh cho
4
Giám đốc
PGĐ kinh

doanh
PGĐ kỹ thuật
Phòng tổ
chức h nhà
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật
Tổ kiểm tra Tổ sản xuất Tổ đóng gói
từng loại sản phẩm kể cả chi tiết hay tổng hợp để tham mưu cho giám đốc
quyết định đơn giá hợp lý.
+Phó giám đốc kỹ thuật: Được giám đốc phân công trực tiếp phụ trách
công tác và trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao như: xây dựng
và quản lý quy trình công nghệ, chỉ đạo điều hành kế hoạch sản xuất.
2.2Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Phòng tổ chức hành chính
-Bộ phận tổ chức lao động tiền lương: Có trách nhiệm quản lý về mặt
nhân sự, các vấn đề về chính sách, chế độ với người lao động, đào tạo phát
triển nguồn nhân sự, thi đua khen thưởng, thanh toán tiền lương, BHXH đến
từng cán bộ công nhân viên trong công ty
-Bộ phận hành chính : Phụ trách công việc phục vụ đời sống cho cán bộ
công nhân viên giải quyết các thủ tục hành chính, an toàn bảo hộ lao động.
Theo dõi công tác vệ sinh công nghiệp, quản lý việc sử dụng các thiết bị lao
động
-Bộ phận kiến thiết: Hoàn chỉnh tu sửa xây dựng mới các công trình cơ
sở hạ tầng của công ty.
-Bộ phận bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ trật tự an về tài sản duy trì nội
quy, quy chế công ty.

+ Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài sản của công
ty hạch toán các nhiệm vụ kế toán phát sinh, phản ánh tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh, giám sát, kiểm tra
việc sử dụng các loại vật tư, tình hình sử dụng vốn tài sản, quản lý vốn kinh
doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin định kỳ thực hiện các quy định về báo
cáo với nhà nước.
+ Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn, ký kết các hợp đồng mua bán, thực hiện nghiệp vụ lưu thông
5
đối ngoại, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận, kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch báo cáo sản xuất và quản lý cấp phát toàn bộ vật tư nguyên phụ
liệu cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Quyết toán vật
tư với khách hàng và nội bộ công ty, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý quá trình sản
xuất, xây dựng quản lý quy trình công nghệ, xây dựng định mức tiêu hao vật
tư, quản lý chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu chế tạo mẫu mã sản phẩm mới
và đưa vào sản xuất, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các công
đoạn của quá trình sản xuất, quy cách sản phẩm, tất cả các khâu từ nguyên
liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm xuất bán
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm của Công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh
4.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh.
Công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh chuyên
phục vụ các đơn đặt hàng chính là hợp đồng từ các đại lý , các cửa hàng bán
lẻ . Ngoài ra công ty còn cung cấp một số lượng lớn các thiết bị điện cho các
nhà thầu xây dựng lớn trong địa bàn Hà Nội . Sản phẩm của công ty chủ yếu
là các công tắc , ổ cắm . máng đèn …Và một số thiết bị nhà bếp , thiết bị nước
, két bạc ,
Mặc dù sản phẩm của công ty không đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng
như trình độ nhưng lại đòi hỏi người lao động phải có sự khéo léo và tay nghề

vững, khác với các sản phẩm khác sản phẩm của công ty chủ yếu là các thiết
bị đòi hỏi phải có tính tinh tế tỉ mỉ và cẩn thận , các chi tiêt sản phẩm có thể
rất nhỏ do vậy yêu cầu về lao động luôn phải có kỹ thuật tay nghề cao. Ngoài
ra do đặc tính thời vụ mùa xây dựng do vậy mà sản phẩm của công ty cũng có
phần thay đổi .
4.2. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.
6
Hội nhập là một cơ hội tốt và cũng là nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp
của Việt Nam . Do vậy cạnh tranh trở lên gay gắt và khốc liệt , đối thủ cạnh
tranh của công ty là những công ty nước ngoài như Hàn Quốc . Sản phẩm của
họ đang tràn vào Việt Nam đang là nguy cơ lớn của doanh nghiệp , sản phẩm
của họ lại là những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đẹp .
Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để xâm nhập cạch tranh vào
các thị trường của Công ty đã và đang kinh doanh. Họ có thể có những nguồn
hàng cung ứng có giá đầu vào thấp hơn, vì thế chi phí giá thành có thể thấp
nên họ có thể định giá thấp hơn giá của Công ty đưa ra.
Đứng trước tình hình đó Công ty đã tìm hiểu kĩ về các chính sách giá,
mẫu mã và tình hình tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh, chủ động tìm đến
khách hàng, có các phương án xử lí đảm bảo phục vụ tốt hơn, gây dựng uy
tín, thương hiệu cho mình trên thị trường.
4.3. Đặc điểm về khách hàng.
Khách hàng là những cá nhân hay đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế
có nhu cầu chưa được thoả mãn về hàng hoá và khả năng thanh toán để mua
hàng.
Nhu cầu của khách hàng là sự cần thiết của họ về sử dụng hàng hoá và
các dịch vụ kèm theo. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, người bán quyết
định người mua, thị trường là thị trường của người bán. Trong cơ chế thị
trường hiện nay thì người quyết định lại thuộc về người mua, thị trường là thị
trường của người mua. Trước tình hình đó Công ty đã không ngừng tổ chức
tốt công tác nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phát hiện nhucầu mới của

khách hàng để từ đó làm tiền đề cho việc bán hàng có hiệu quả.
Khách hàng mua của Công ty thường những đại lý bán buôn bán lẻ do
thị trường của công ty chủ yếu là thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận
như: Thái Bình , Hưng Yên , Bắc Ninh , .... và trung thành vào cơ chế kinh
7
doanh của Công ty. Do đó công ty luôn có các chính sách ưu đãi cho khách
hàng này để họ luôn đặt hàng.
Các chính sách ưu đãi đối với các đại lý luôn được công ty chú trọng .
Các chính sách tặng quà , khuyến mại , .. luôn được công ty thực hiện thường
xuyên . Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ chuyên chăm sóc khách hàng .
4.4. Đặc điểm về nguồn hàng cung ứng.
Nguồn hàng cung ứng là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình tiến
hành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Để có một nhà cung ứng liên tục
với giá cả hợp lí và chất lượng sản phẩm tốt thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có
sự lựa chọn và giữ mối quan hệ bền vững lâu dài. Nếu giá sản phẩm đầu vào
cao thì dẫn đến chi phí giá thành của sản phẩm tăng lên đồng nghĩa với việc
giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên một số sản phẩm đòi hỏi một số loại nguyên liệu mà trong
nước không có thì Công ty phải nhập nguyên liệu nhựa PC đòi hỏi phải có
tính thẩm mỹ và khả năng chống xước , chống tia up . Những nguyên liệu
này phải nhập từ Đức . Đây cũng là một trong những khó khăn của Công ty
khiến cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên kéo theo sức cạnh tranh
của sản phẩm giảm. Công ty đang từng bước khắc phục những khó khắn đó
bằng cách tìm những nguồn hàng thay thế để có thể giảm tối đa mức chi phí ,
tăng sức cạnh tranh cho Công ty.
4.5. Đặc điểm về cơ sở vất kỹ thuật.
Cũng như tất cả các đơn vị kinh doanh khác, với mục đích là cung ứng
hàng hoá ra thị trường. Cho nên cơ sở vật chất của công ty không ngoài mục
đích phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, với sự trợ giúp của trang thiết bị
nhằm nâng cao hiệu quả lao động đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường

4.6 Đặc điểm về lao động.
a, Về lao động.
8
Nguồn lao động , lao động của công ty chủ yếu là những lao động ở các
tỉnh lân cận như : Thái Bình , Hà tây , Hưng Yên , Hải Dương đây là những
khu vực có nguồn lao động dồi dào mặt khác chi phí cho lao động này cũng
không cao . Đây là thế mạnh để công ty cạnh tranh về chi phí , nhưng về lao
động kỹ thuật lại đòi hỏi rất cao và công ty cũng phải chi phí khá lớn cho bộ
phận công nhân này
Sau đây là bảng phân bổ lao động và trình độ tay nghề của công nhân
trong công ty Cổ Phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh.
Bảng 1.3: Bảng phân bổ lao động của công ty Cổ Phần Đầu tư sản xuất
và thương mại Đào Thịnh.
(ĐVT: Người)
Bộ phận Quản lý Kỹ thuật thợ sản
xuất
KCS
Số lượng 8 50 278 8
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trong đó: Trình độ Đại học + Cao đẳng : 12
Trung cấp : 15
Công nhân kỹ thuật : 50
- Với quy trình sản xuất theo dây truyền do đó bố trí lao động đảm
nhiệm từng vị trí dã góp phần nâng cao tay nghề của từng công nhân, mỗi bộ
phận chuyên về một công đoạn của sản phẩm từ đó giúp cho công nhân có thể
hiểu sâu hơn về các kỹ thuật trong từng công đoạn tạo điều kiện cho họ có thể
có những sáng kiến trong công việc.
- Với đặc điểm của sản phẩm là đồ thiết bị điện đòi hỏi phải có tay
nghề cao do vậy mà công nhân sản xuất là những người có kinh nghiệm và
Nam giới nhiều hơn nữ giới.

9
PHẦN II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY TRONG NĂM QUA.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần
đây
Tuy mới được thành lập, mặc dù vẫn còn nhiều non trẻ xong công ty dã
không ngừng có nhiều nỗ lực để đạt được kết quả kinh doanh tốt. Trong kế
hoạch dự án của công ty đi vào hoạt động năm 2004 dự tính đạt tổng doanh thu
3 tỷ đồng, nhưng với sự quản lý đôn đốc năng động của giám đốc, khả năng tiếp
cận khách hàng nhanh nhạy nên tính đến cuối năm 2004 tổng doanh thu là trên 4
tỷ đồng, vượt mức kế hoạch trên 1 tỷ đồng. trong năm 2005 và 2006 công ty
luôn đổi mới và tìm tòi sáng kiến đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
mức doanh thu của mình.
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động SXKD của công ty Cổ Phần Đầu tư sản
xuất va thượng mại Đào Thịnh.
( ĐVT: 1000Đ)
Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Doanh thu thuần 4.430.000 5.672.000 6.325.000
2 Giá vốn hàng bán 3.739.000 4.589.000 5.119.000
3 Lợi nhuận gộp 691.000 1.083.000 1.206.000
4 Chi phí bán hàng 342.000 469.000 450.000
5 Chi phí QLDN 111.800 250.820 240.790
6 Lợi nhuận trước thuế 237.200 363.180 515.210
(Nguồn : Phòng kế toán)
Để đánh giá được sự trưởng thành và phát triển của công ty ta có thể tìm hiểu
qua bảng so sánh trong 3 năm.
10
Bảng 1.5: Bảng so sánh kết quả kinh doanh 3 năm.
Stt Chỉ tiêu
Năm 2005/Năm 2004 Năm 2006/Năm 2005

Tương
đối(%)
Tuyệt đối
(+/-)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(+/-)
1 Doanh thu thuần 134,09 1.442.000.000đ 111,51 653.000.000đ
2 Giá vốn HB 122,73 850.000.000đ 111,56 530.000.000đ
3 LN gộp 156,73 392.000.000đ 111,35 123.000.000đ
4 Chi phí BH 137,13 127.000.000đ 95,95 -19.000.000đ
5 Chi phí QLDN 224,35 139.020.000đ 96,00 -10.030.000đ
6 LN trước thuế 153,11 125.980.000đ 141,86 152.030.000đ
(Nguồn : Phòng kế toán)
Qua bảng so sánh kết kinh doanh 3 năm trên đã phần nào cho ta thấy được sự
trưởng thành và phát triển của công ty. Cụ thể như sau:
- Về doanh thu:
+ Năm 2005 so với năm 2004 tăng 34,09% tương ứng với số tiền là
1.442.000.000đ
+ Năm 2006 so với năm 2005 tăng 11,51% tương ứng với số tiền là
653.000.000đ
Năm 2004 là năm đầu để công ty tạo mối quan hệ và lòng tin đối với
khách hàng, do đó nhiệm vụ chính của công ty không phải là lợi nhuận mà là uy
tín, chất lượng, lòng nhiệt tình cùng với sự phục vụ chu đáo. Chính với sự xác
định đúng đắn như vậy sau một năm đưa sản phẩm đến với khách hàng công ty
đã nhận thêm được rất nhiều đơn đặt hàng khác. Điều đó được thể hiện qua kết
quả doanh thu trong năm 2005 và 2006.
- Về giá vốn hàng bán:
+ Năm 2005 so với năm 2004 tăng 22,73% tương ứng với số tiền là

850.000.000đ
+ Năm 2006 so với năm 2005 tăng 11,55% tương ứng với số tiền là
530.000.000đ
11
- Về chi phí bán hàng vàv chi phí quản lí.
+ Chi phí bán hàng năm 2005 so với năm 2004 tăng 37,13% tương ứng
với số tiền là 127.000.000đ
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2005 so với năm 2004 tăng 24,35%
tương ứng với số tiền là 139.020.000
Do đây là năm thứ 2 Công ty đi vào hoạt động nên chi phí cho việc xúc
tiến bán hàng và quản lí còn nhiều điều chưa hoàn thiện. Nhưng đến năm 2006
với sự thay đổi đáng kể trong công tác quản lí và kinh nghiệm bán hàng được
nâng lên, nhờ đó các chi phí được giảm đi so với năm 2005.
+ Chi phí bán hàng năm 2006 so với năm 2005 giảm 4,05% tương ứng
với số tiền là 19.000.000đ
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006 so với năm 2005 giảm 4%
tương ứng với số tiền là 10.030.000đ
Do trình độ quản lí của doanh nghiệp ngày một hoàn thiện hơn, số
lượng sản phẩm mắc lỗi kỹ thuật được giảm mức tối thiểu, không mất nhiều
chi phí cho việc sửa chữa lại sản phẩm. Từ đó tạo được niềm tin đối với khách
hàng, giá thành sản phẩm được tăng lên cao hơn so với năm trước. Đó cũng
chính là những chính sách để công ty tự khẳng định mình trên thị trường
khách hàng
2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Thị trường Hà Nội
Thị trường Hà Nội là thị trường lớn nhất cảu công ty , sản
phẩm tiêu thụ mạnh trên thị trường này chủ yếu là : Két bạc , thiết bị nhà
bếp, đây là những sản phẩm hiện nay đang có chỗ đứng trên thị trường .
Công ty có một hệ thống đại lý lớn trên địa bàn Hà Nội , các đại lý của
công ty chủ yếu là các đại lý lớn và một số đại lý nhỏ , số lượng sản phẩm

tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội chiếm 50% số lượng sản phẩm tiêu thụ trong
12

×