Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Lạnh lùng như Buffet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.45 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán:
Lạnh lùng như Buffet
Warren Buffett sinh năm 1931 ở một thị trấn nhỏ tên là Ohama. Gia đình ông có mối quan tâm
lớn đến thị trường chứng khoán.
Ông học được bài học lớn đầu tiên về đầu tư chứng khoán vào năm 11 tuổi khi
“gà” cho người chị của mình đầu tư toàn bộ “tài sản” riêng (100 đôla) mua 3 cổ
phiếu (với giá 38 đôla/cổ phiếu) của một công ty nhỏ. Giá cổ phiếu công ty này
sau đó tụt giảm mạnh và người chị đã rất lo sợ, muốn bán ngay để gỡ gạc lại
chút vốn còm, trong nỗi ân hận nghe lời đứa trẻ xui dại.
May thay, giá cổ phiếu đó đã tăng trở lại và cậu bé đã vội bán với giá 40 đôla/cổ
phiếu, thu lãi được chút đỉnh cho người chị sau khi trừ phí giao dịch. Điều làm
ông bực mình nhất là giá cổ phiếu đó còn tăng lên đến 100 đôla sau một thời
gian ngắn. Đứa trẻ Buffett đã phải chịu thua áp lực của khách hàng, nhưng cậu
ta cũng học được một bài học có giá trị từ đây.
Khi đã thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, Buffett hiếm khi nói cho khách
hàng biết ông đang làm gì với tiền của họ bởi vì điều này chỉ làm họ lo lắng
thêm - và chỉ ngăn cản ông đưa ra những quyết định lạnh lùng, tỉnh táo để
tăng thêm lợi nhuận cho họ.
Ở tuổi thanh niên, đang học tại Đại học Pennsylvania, Buffett đã tích góp đủ tiền
để đầu tư mua đất tại Nebraska. Tư tưởng thích kiếm tiền từ thuở bé đã làm ông
không dừng ở đây. Ông đã liên hệ để trao đổi ý tưởng với và xin làm việc cho
Benjamin Graham, lúc đó đang điều hành một doanh nghiệp đầu tư 4 người, có
lẽ là “tiệm đầu tư” đầu tiên cho đến lúc đó.
Graham là người khởi xướng cho khái niệm tìm kiếm các giá trị ẩn tàng. Ông
chú mục vào 2 chỉ tiêu chính: tỷ trọng hàng tồn kho trên doanh thu và tỷ trọng
nợ trên vốn góp cổ đông. Graham từ chối đầu tư vào các công ty có nợ nhiều
hơn vốn cổ đông. Ông cũng tin rằng có thể tìm ra những công ty mà giá trị ròng
của nó không phản ánh qua giá trị cổ phiếu.
Buffett hấp thu những tư tưởng này của Graham, cũng như của Phillip Fisher -
một nhà đầu tư rất thành công. Ông này quan tâm đến trình độ quản lý của lãnh
đạo doanh nghiệp thể hiện qua các tài khoản và tỷ lệ tồn kho. Fisher có một


nguyên tắc mà Buffett không bao giờ quên: Nhà đầu tư vào một công ty nào
đó chỉ nên làm hậu thuẫn cho các nhà quản lý giỏi của công ty, chứ không
được tự mình quản lý công ty đó.
Ở tuổi 25, Buffett đã thuyết phục thành công hàng xóm của mình ở Ohama góp
100.000 đôla (tương đương với 1 triệu đôla giá hiện tại) vốn đầu tư với mình.
Ông thỏa thuận với các đối tác là sẽ mang lại ít nhất 6% lãi, và ông sẽ được
hưởng 25% trên số lãi vượt mức 6% này.
Trong một bức thư gửi các đối tác, ông viết: “Tôi không thể cam đoan về kết
quả đầu tư với các ông, nhưng tôi có thể và xin cam đoan rằng: (i) các khoản
đầu tư của chúng ta sẽ được lựa chọn trên cơ sở giá trị; (ii) mô thức đầu cơ của
chúng ta sẽ cố gắng làm giảm thiểu thua lỗ vốn vĩnh viễn (chứ không phải
thua lỗ danh nghĩa trong ngắn hạn)”.
Buffett đã mang lại cho các đối tác hơn 6% lợi nhuận. Những đối tác đầu tiên
này đều đã trở thành triệu phú. Ước tính có đến 52 người ở ở Ohama đã thành
triệu phú nhờ đầu tư với Buffett trong một vài năm đầu tiên.
Tuy nhiên, năm 1969, Buffett quyết định thời vận của mình đã chấm dứt, trong
bối cảnh thị trường chứng khoán trở nên nóng bỏng trong suốt thập kỷ 60, làm
cho nhiều loại chứng khoán trở nên quá đắt đỏ. Ông rút lui khỏi thị trường và
phải khổ sở với hiện thực là hầu như không còn đầu tư chứng khoán nữa.
Sự rút lui này quả là đúng lúc, và ông đã không bị mất tiền trong cơn suy thoái
của thị trường năm 1973-74. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mua chứng khoán
với giá thấp cho đến tận cuối năm 1974.
Khi Buffett trở lại thị trường, ông nói cảm giác lúc đó “như một gã đàn ông lạc
vào chốn cấm cung toàn phụ nữ”, khi có quá nhiều cơ hội. Tất cả những khỏan
đầu tư mới sau này, chủ yếu là ngành truyền thông, đều rất thành công.
Có thể lý giải một phần động cơ đầu tư của ông vào ngành truyền thông là bắt
nguồn từ truyền thống gia đình (cha và ông của Buffett đều là những nhà sản
xuất, biên tập báo chí). Nhiều trong số ý tưởng đầu tư của ông cũng bắt nguồn từ
cái gốc gác dân “tỉnh lẻ” của mình. Ông ghét những công ty nào hay thay đổi cái
hay cách thức họ đang làm. Sự ổn định là một dấu cộng. Những cái tên lớn ở Mỹ

cũng vậy. Vì thế 2 trong số những khoản đầu tư thành công của ông là Coca
Cola và Walt Disney, 2 biểu tượng của Mỹ.
Nhìn từ khía cạnh tâm lý học thì Buffett là một con chiên của chủ nghĩa hình
thái. Ông nhấn mạnh rằng bạn phải tập trung vào các ưu điểm của một
công ty trong một khối tổng thể, thay vì chỉ nhìn vào, ví dụ, cái giá mà mình
sẽ thu được khi chia nhỏ và bán các tài sản khác nhau của nó.
Một trong những ví dụ về tư tưởng này là việc ông đầu tư vào American
Express. Năm 1982, hãng này bị thua lỗ lớn vì vướng vào một vụ tai tiếng liên
quan đến dầu trộn salad. Giá cổ phiếu của nó giảm mạnh từ 62 USD xuống còn
35 USD. Thiên hạ đồ rằng hãng này sắp bị phá sản, và báo chí thì liên tục đổ
thêm dầu vào lửa.
Buffett nhìn sự việc lạnh lùng hơn. Ông phân tích các ngành kinh doanh cơ
bản của hãng này – du lịch, thẻ tín dụng, séc lữ hành. Những lĩnh vực này
không bị ảnh hưởng bởi vụ tai tiếng trên. Là một người theo chủ nghĩa hình
thái, ông nhìn toàn bộ hãng và cho rằng nó vẫn tốt. Thị trường đã quá hoảng sợ
và phóng đại mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Ông đã mua rất nhiều cổ
phiếu của hãng này và trong vòng ít năm, giá của nó đã tăng từ 35 USD lên 189
USD.
Một trong những tư tưởng chính của Warren Buffett là cuối cùng thì giá trị
thực của cổ phiếu sẽ được phản ánh qua giá thị trường. Thủ thuật ở đây là
phải nhìn ra được giá trị thật của nó trước người khác, rồi mua rẻ - và sau đó
phải sẵn sàng chờ đợi thời cơ. Tất nhiên nhìn ra được giá trị thực của cổ phiếu
không phải đơn giản vậy - và ông không bao giờ tiết lộ các phép tính chi tiết ông
sử dụng để đánh giá giá trị thực của một công ty và dự đoán giá của nó sẽ lên
đến bao nhiêu.
Tuy vậy, cũng cần biết rằng Buffett có một số kiêng kỵ. Ông thừa nhận rằng có
“vận đen” trong một số ngành như bán lẻ. Gốc gác “nhà quê” cũng làm ông rất
lo ngại với cổ phiếu nông nghiệp vì ông biết rõ là nhà nông thường có mức tồn
kho lớn, một điều mà Graham tối kỵ.
Khi đã trở thành người nổi tiếng, Buffett luôn nhấn mạnh sự bình dị của mình.

Ông sống ở Ohama trong ngôi nhà ông mua từ những năm 50. Dưới đây là một
trong số những phương châm của ông được nhắc đến nhiều nhất:
- Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền
- Nguyên tắc 2: Không bao giờ được quên nguyên tắc 1
Và một câu nói mang tính tôn giáo: “Thị trường như Chúa cứu giúp những ai tự
cứu giúp mình. Nhưng khác với Chúa, thị trường không tha thứ cho những ai
không biết phải làm gì”.
Những câu nói trên củng cố thêm hình ảnh bình dị của Buffett như bất kỳ một
người Mỹ bình thường nào khác. Tuy vậy, nhiều người biết rõ đây là một hình
ảnh bị bóp méo đôi chút. Không phải ngẫu nhiên có tác giả đã đặt tên cho cuốn
sách của mình về Buffett là “The Midas Touch” (tạm dịch: “Cái chạm của
Midas”).
Những nguyên tắc đầu tư của Buffett xem ra có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện
được chúng thì phải có toàn bộ sự nhiệt thành, cam kết, và sự tập trung cao độ
vào thị trường, một năng lực tính toán hơn người, và sự tiếp cận với những
thông tin mà bình thường là điều bất khả đối với những ai ít có các quan hệ.

×