Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Mam-CD Truong MN 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.04 KB, 58 trang )

Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
THỜI GIAN BIỂU
☺
Thời gian THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
6h45 – 8h
Đón trẻ – Ăn sáng – Thể dục sáng
8h10 – 9h Thể dục
Toán
GDÂN Tạo hình Văn học
MTXQ
9h – 9h 20
Vui chơi ngoài trời
9h20 – 10h
Chơi thực hành cá nhân và các nhóm ở các góc
10h – 11h
Vệ sinh – Ăn trưa
11h – 14h
Ngủ trưa
14h – 14h40
Ăn phụ – Vệ sinh
14h40 – 15h30
Hoạt động chiều
15h30 – 17h
Trả trẻ
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỈ SỐ LỚP
☺
Tháng
Tổng
số
Nữ
Dân tộc Bé ngoan Tỉ lệ


chun
Ghi chú
Kinh Hoa Khmer Số đạt Tỉ lệ
09
10
11
12
01
02
03
04
05
THEO DÕI THI ĐUA
☺
Tổ
Tổ
viên
Tháng
09 10 11 12 01 02 03 04 05
Bướm Xanh
Bướm Đỏ
Bướm Vàng
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010-2011
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 1
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2

Lớp: Mầm 2
Trường: Mầm non tư thục Hoa
Mai
I/. Đặc điểm tình hình lớp:

* Giáo viên: 1- Vương Nữ Vĩnh Tường
2- Trương Bảo Hạnh
* Trẻ:
- Tổng số trẻ: _____
+ Nam: _____
+ Nữ: _____
- Dân tộc: Kinh: _____ Hoa: _____ Khmer: _____
1. Thuận lợi:
- Giáo viên có năng lực sư phạm, yêu nghề, yêu trẻ, hiểu nhau và phối hợp khá tốt
trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Tỉ lệ nam nữ cân đối. Đa số trẻ khoẻ mạnh (số trẻ ở kênh A là…). Khả năng nhận
thức của trẻ tương đối tốt.
- Phụ huynh có trình độ văn hoá cao, rất quan tâm đến việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
- Mặc dù cùng độ tuổi nhưng trẻ có sự khác biệt về tháng (cháu sinh ở đầu năm so với
cháu ở cuối năm) nên khả năng vận động, tự xúc cơm, tự thay quần áo giữa các trẻ không
đều nhau.
- Một số trẻ cân nặng chưa đạt, khi ăn cón ngậm, ăn chậm.
- Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế. Đồ dùng học tập và đồ chơi chưa đáp ứng
được cho việc sử dụng của cô và trẻ.
II/. Mục tiêu phát triển giáo dục:
1. Phát triển thể chất:
- Cân nặng: _____ trẻ ở kênh A.
- Tạo cơ hội để thoã mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp phát triền cơ thể cân đối hài
hoà thông qua các bài tập vận động.
- Thực hiện các vận động (bật, đi, chạy, nhảy, ném… thuận thục, đúng tư thế. Phát
triển sự nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phối hợp vận động, phối hợp các giác quan và
vận động.
- Thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ (biết vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ
sinh, mặc cởi quần áo, để đồ dùng đúng nơi quy định,….).

- Có nề nếp, thói quen, hành vi trong sinh hoạt: ăn, ngủ, vui chơi.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 2
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
- Nhận biết và tránh nơi nguy hiểm, bảo đảm an toàn cho bản thân (không nghịch ổ
điện, không chạy ra đường, không chơi vật sắc nhọn,…): biết gọi người lớn khi cảm thấy
khó chịu, mệt…
- Nhận biết và phân nhóm một số loại thức ăn thông thường.
2. Phát triển nhận thức:
- Tính tò mò, tích cực tìm tòi, khám phá và phát hiện sự thay đổi của các sự vật, hiện
tượng xung quanh.
- Khả năng so sánh, phân loại các đối tượng theo 2-3 dấu hiệu cho trước, khả năng suy
luận, phán đoán, óc tưởng tượng, khả năng chú ý và ghi nhớ.
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống hằng ngày theo
cách khác nhau.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, cây cối, con vật, hiện tượng thiên nhiên
xung quanh, một số biểu tượng ban đầu về toán, sử dụng các từ so sánh, nhận biết các
hình, định hướng trong không gian và thời gian.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Khả năng nghe hiểu: thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp, chú ý lắng nghe người
khác nói, không ngắt lời, biết đáp lại phù hợp.
- Trẻ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong giao tiếp, tham gia trao đổi trong nhóm, nói về
những trải nghiệm của bản thân, cảm xúc, tình cảm và mong muốn của mình.
- Sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, giải thích, phán đoán.
- Tham gia trong các trò chơi đóng vai, đóng kịch, đóng các nhân vật trong truyện, hội
thoại phù hợp trong khi chơi.
- Tham gia vào các trải nghiệm đọc - viết ở các góc chơi, kể lại truyện, tạo ra những câu
truyện, bài thơ, bài hát đơn giản
4. Phát triển tình cảm – xã hội:
- Mạnh dạn, tự tin, chơi hoà thuận và hợp tác với bạn, quan tậm đến bạn bè.
- Có trách nhiệm và thực hiện công việc đến cùng.

- Yêu quý, quan tâm đến ông bà, bố mẹ, anh chị em, cô giáo, bạn bè qua thái độ và việc
làm.
- Nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện tình cảm một cách phù hợp.
- Chấp nhận và thực hiện một số quy định, nề nếp khi ở trường và khi ở nhà.
- Bảo vệ và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, môi trường xung quanh (không vứt rác, không
khạc nhỗ bừa bãi, không ngắt lá, bẻ cành, giẫm lên cỏ ở công viên…).
- Vui vẻ, mạnh dạn, tự tin trong biểu lộ và trình bày ý kiến của mình, nói năng lễ phép,
chào hỏI, cám ơn, xin lỗI, giúp đỡ người khác.
5. Phát triển thẫm mỹ:
- Thể hiện sự thích thú trước môi trường xung quanh và nghệ thuật.
- Yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật: âm nhạc, tạo hình, các loại
hoạt động nghệ thuật khác.
- Thệ hiện sự sáng tạo và độc đáo trong khi hát, vận động, vẽ, nặn, xé, dán, làm đồ chơi,
đóng kịch,…
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm của mình.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 3
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
III/. Phân phối thời gian thực hiện các chủ điểm dự kiến:

STT Tên các chủ điểm Số tuần thực hiện Thời gian dự kiến
1 Trường mầm non 03
2 Bản thân 05
3 Gia đình 04
4 Nghề nghiệp 05
5 Động vật 05
6 Thực vật 04
7 Phương tiện giao thông 04
8 Nước – Thiên nhiên 03
9 Bác Hồ 02
IV/. Thực hiện chăm sóc giáo dục theo mục tiêu:

1. Chất lượng:
a- Yêu cầu: trẻ tham gia học 100%, trẻ đi học đều và không có trẻ bỏ học
b- Biện pháp: Trao đổi với phụ huynh, vận động phụ huynh đưa trẻ đi học đều,
đúng giờ, nghỉ học phải xin phép
2. Chất lượng chăm sóc giáo dục nuôi dạy:
a- Yêu cầu:
- Chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh, ngoan. Tỉ lệ đạt: 100%
- Quan tâm, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ
b- Biện pháp:
- Trao đổi với phụ huynh về chế độ chăm sóc và yêu cầu cần đạt ở trẻ 3 tuổi ( lớp
mầm)
- Trao đổi về khẩu phần ăn của trẻ, các chất dinh dưỡng cần thiết trong bửa ăn và
chế độ sữa của trẻ.
- Động viên trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ăn hết suất.
- Cân đo, khám sức khoẻ đúng định kì và theo dỏi biểu đồ tăng trưởng của trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trước và sau kho ăn, sau khi tiêu, tiểu…
- Cho trẻ hoạt động ngoài trời để trẻ bđược phát triển toàn diện khả năng vận động.
Qua đó cũng phòng chống bệnh thiếu Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh vế cách nuôi dạy con theo khoa học, vận động phụ huynh
không mua quà bánh cho trẻ mang vào lớp.
- Xây dựng góc “Phụ huynh cần biết”.
3. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảng dạy:
a- Yêu cầu:
- Giảng dạy đúng chương trình, đạt 100% trẻ phát triển theo đúng yêu cầu độ tuổi.
- 100% trẻ nắm được yêu cầu bài học, hình thành được các kỹ năng cơ bản theo độ
tuổi.
b- Biện pháp:
- Thực hiện đúng chương trình, đúng lịch báo giảng.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 4
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2

- Soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp.
- Tiết dạy phải có đầy đủ đồ dùng, giáo cụ trực quan.
- Hình thành tốt các kỹ năng cơ bản cho trẻ: Hát, vỗ tay, vẽ, nặn, xé, dán,… Kỹ
năng nhận biết màu cơ bản, các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Nhận biết kích thứơc của các đồ vật, số lượng đồ vật….
- Trang trí lớp bằng các bức tranh có nội dung giáo dục như: Tranh lễ giáo, tranh
vệ sinh, tranh dinh dưỡng…
- Giáo viên thường xuyên tìm tòi, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp những
kinh nghiệm, những phương pháp dạy hay để nâng cao tay nghề.
- Tuyên truyền sâu rộng về đường lối giáo dục mầm non đến các bậc phụ huynh.
- Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, quan tâm chăm sóc trẻ chu đáo và công bằng
với các trẻ trong lớp.
V/. Phong trao thi đua:
- Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường và đoàn thể phát động
- Đăng kí các danh hiệu thi đua

GV chủ nhiệm
Vương Nữ Vĩnh Tường
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 5
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
KẾ HOẠCH THÁNG 09

CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON
I/. Chăm sóc giáo dục:
- Trò chuyện với trẻ về ngày Tết Trung Thu
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn. Biết chào hỏi khi có khách đến.
- Biết đưa tay khi muốn phát biểu, nói rõ ràng trọn câu. Biết “Dạ, thưa” khi nói.
Biết đưa và nhận bằng hai tay,
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh chung.
- Ăn hết xuất, không gây ồn ào trong giờ ngủ, ăn, học.

- Giáo dục trẻ thói quen lễ phép với người lớn trong trường học và với mọi người
xung quanh.
II/. Nề nếp thói quen:
1. Nề nếp chơi:
- Biết lấy cất đồ chơi đúng nơi qui đònh.
- Biết cách chơi, tuân thủ luật chơi.
- Biết chơi cùng bạn, nhường nhòn bạn. Không tranh giành xô đẩy bạn.
- Không gây ồn ào khi vào góc chơi
2. Nề nếp học:
- Biết ngồi ngay ngắn, chú ý học, chăm phát biểu.
- Biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô, trả lời rõ ràng trọn câu.
- Biết tham gia phát biểu cùng bạn.
3. Nề nếp tự phục vụ:
- Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi qui đònh.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân đúng kí hiệu.
- Vệ sinh trước và sau khi ăn, biết đi đúng nơi qui đònh.
- Biết giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.
III/. Nhiệm vụ của cô:
- Vệ sinh lớp, trang trí lớp theo chủ điểm. Sắp xếp lớp gọn gàng ngăn nắp
- Làm đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy theo chủ điểm.
- Soạn giảng, thực hiện chướng trình theo lòch báo giảng.
- Thao giảng, kiến tập theo lòch
- Thực hiện đúng các qui đònh về hồ sơ sổ sách lớp.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 6
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
IV/. Mục tiêu chủ đề
1. Phát triển thể chất
- Trẻ sử dụng được đồ dùng sinh hoạt trong trường mầm non: khăn, bàn chải đánh
răng, ca uống nước,…
- Giáo dục trẻ có thói quwen nề nếp tốt: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi về sinh,

biết mời bạn mời cô trước khi ăn, không nói chuyện, đùa giưỡn trong giờ ăn, giờ học,…
- Thực hiện được các vận động: bật tại chổ, bật tiến về trước, tung và bắt bóng, bật
xa,…
- Biết tên một số món ăn trong trường mầm non.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết được tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên một số bạn trong lớp trẻ đang học.
- Biết được bạn trai-bạn gái, tên tổ, các kí hiệu về màu sắc của tổ và của bản thân
trẻ.
- Nhận biết đồ dùng cá nhân, biết sử dụng và cất giữ đồ dùng đúng nơi qui đònh.
- Làm quen với bạn bè, cô giáo, đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Biết được công việc của một số người lớn trong trường: cô giáo, cấp dưỡng, lao
công
- Nhận biết, so sánh được sự bằng nhau và khác nhau giữa 2 nhóm đồ vật, so sánh
được chiều dài của 2 đối tượng,
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô
- Biết đọc thơ, kể chuyện diển cảm.
- Thuộc thơ, truyện, lời thoại các nhân vật trong truyện,…
- Mạnh dạn trong giao tiếp, biết bày tỏ suy nghỉ của mình
4. Phát triển thẩm mó
- Yêu thích ca hát, thực hiện được vận động vỗ tay theo nhòp, vỗ tay theo tiết tấu
chậm, múa,…
- Chú ý lắng ghe cơ hát, hát cùng cô,…
- Thực hiện được một số kó năng: cầm bút, di màu, lăn dọc, lăn tròn,
- Tô màu đẹp, yêu thích tạo hình,…
5. Phát triển tình cảm-xã hội
- Biết kính trọng, yêu quý cô giáo và những người thân quen trong trường
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Thể hiện được các vai chơi ở các góc.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy đònh, không hái hoa,…

- Thực hiện đúng các quy đònh của trường lớp
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 7
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
V. Ngày hội ngày lễ:
- Chuẩn bò chào mừng ngày hội “ Bé đến trương”
- Tổ chức ngày hội “Tết Trung Thu”
MẠNG NỘI DUNG
☺
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 8
- Chào mừng năm học mới
- Các hoạt động trong ngày hội
đến trường: trang trí trường, lớp,
trang phụ ngày hội, ngày lễ,…
- Tết Trung Thu
- Giới thiệu tên mình
- Làm quen với cơ và các bạn
trong lớp
- Chơi thân thiện cùng các ban
- Ngày hội “Bé đến trường”
- Các bạn trong lớp
- Các cơ, các bác trong trường
- Tên cơ giáo
- Tên cơ/bác hiệu trưởng,
hiệu phó
- Tên bác bảo về và cơng
việc của bác
- Tên bác cấp dưỡng,
nhân viên nhà bếp,…và
cơng việc của họ.
- Các khu vực trong trường

- Tên trương, lớp, các
khu vực trong trường:
+ Cổng trường, phòng
bảo vệ,
+ Sân chơi và các đồ
chơi, các khu vực chơi
với cát, nước,…
+ Phong y tế, văn phòng
+ Nhà ăn, bếp ăn
+ Khu vực các lớp học
TRƯỜNG MẦM NON
CỦA BÉ
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
MẠNG HOẠT ĐỘNG
☺
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 9
- Bật tại chổ
- Bật tiến về trước
- Đi chạy theo cô
- Thơ: Mẹ và cô
- Truyện: Đôi bạn tốt
- Truyện: Hoa mào gà
- Chơi trò chơi đóng vai cô
giáo
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm – xã hội
TRƯỜNG MẦM NON
Phát triển
nhận thức

Phát triển
thẩm mỹ
Toán
- Nhận biết so sánh 2
nhóm đồ vật
- Phân biệt đồ dùng
đồ dùng đồ chơi theo
hình dạng- kích thướt
- So sánh phân nhóm
theo dầu hiệu chung
Khám phá khoa học
- Trò chuyện về trường
mầm non
- Đồ dùng đồ chơi của
lớp
- Trò chuyện về tết Trung
thu
Âm nhạc
- Hát:
+Trường chúng
cháu là trường mầm
non
+ Cháu đi mẫu giáo
+ Rước đèn dưới
trăng
- Trò chơi âm nhạc:
Tai ai tinh
- Nghe hát:
+ Ngày đầu tiên đi
học

+ Bài ca đi học
+ Gác trăng
Tạo hình
Hoạt động chung:
- Chơi với đất nặn
- Làm quen cách
lăn dọc
- Làm quen bút chì
và giấy
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
KẾ HOẠCH TUẦN 01
☺
(Từ ngày 06/09/2010 đến ngày 10/09/2010)
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Đón trẻ-
Họp mặt
đầu tiần
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dúng cá nhân vào đúng vị trí
* Ổn định: Hát “ Sáng thứ hai”
1- Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần:
- Hôm nay là thứ mấy? Thứ bảy và chú nhật còn gọi là ngày gì?
- Trong hai ngày nhgỉ các con đã làm gì? (Chú ý cho trẻ trả lời trọn câu)
2- Nêu tiêu chuẩn trong tuần
- Ă giỏi, ngủ ngoan, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Giờ học chú ý, biết đưa tay phát biểu, trả lời trọn câu.
Kết thúc
Thể dục
sáng

* Ổn định: Tập hợp trẻ 3 hàng dọc
1- Khởi động: Trẻ đi vòng tròn và thực hiện các kiểu đi.
2- Trọng động: Đội hình 3 hàng dọc
* Giới thiệu: Chúng ta tập thể dục theo bài hát “ Trướng chúng … mầm non”
- Động tác tay: Hai tay thay nhau đưa lên cao, từ câu “ Ai hỏi… thật hay”
- Động tác chân: Hai chân thay nhau đưa ra trước, từ “ Cô là…mầm non”
- Động tác bụng: Quay người sang hai bên, từ câu “ Ai hỏi… sạch ghê”
- Động tác bật: Bật rơi tại chổ, từ câu “ Khi về… mầm non”
3- Hồi tỉnh: Trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc: Nhận xét…
Hoạt động
có chủ đích
Thể dục MTXQ Toán Âm nhạc Tạo hình Văn học
Bật tại chổ
Trò
chuyện về
trường
mầm non
Nhận biết
so sánh 2
nhóm đồ
vật
Trướng
chúng cháu
là trướng
mầm non
Chơi với
đất nặn
Thơ: Mẹ và cô
Hoạt động

ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát đồ dùng- đồ chơi. Tự giới thiệu về bản thân.
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ
Hoạt động
chiều
- Luyện thể dục sáng.
- Ôn các bài thơ, bài hát,…
Rèn thói
quen vệ
- Ôn nề nếp thói quen lấy cất đồ dùng cá nhân
- Ôn kĩ năng vệ sinh rữa mặt, tay
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 10
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
sinh dinh
dưỡng
- Dạy trẻ cách chảy răng
- Dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN 01
☺
Trẻ giới thiệu về mình
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ chú ý lắng nghe bạn giới thiệu, biết được những đặc điểm riêng của
mình để giới thiệu cho bạn biết.
- Kỹ năng: Trẻ biết nói trọn câu, nói rõ ràng.
- Giáo dục: Trẻ biết bạn trong lớp mình thì cần yêu thương giúp đỡ nhau, nhường nhịn
nhau.
II. Chuẩn bị: - Của cô: Câu hỏi gợi mở để trẻ kể về mình
- Của trẻ: Chỗ ngồi cho trẻ
III. Tiến trình:

 Ổn định-Giới thiệu: Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Khi đến trường các con được quen rất nhiều bạn, vì đều là bạn mới nên các bạn chưa
biết hết tên của nhau vì vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn tự giới thiệu về mình nhé.

Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại
- Cô đặt những câu hỏi gợi mở để trẻ có thể tự giới thiệu về mình cho bạn biết.
- Bạn tên là gì?
- Bạn là bạn trai hay bạn gái?
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Bạn học trường nào?
- Bạn học lớp nào?
- Nhà bạn có những ai?
Cô cho trẻ lần lượt tự giới thiệu về mình
Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- Giới thiệu: hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi “Kết bạn”
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cô cho trẻ chơi tự do trên sân, cô bao quát trẻ trong khi chơi.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 11
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2

Quan sát đồ dùng đồ chơi
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được tên, công dụng của đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Kỹ năng: Trả lời rỏ ràng, nói trọn câu, quan sát nhanh.
- Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
II. Chuẩn bị: - Của cô: Một số đồ dùng, đồ chơi của trẻ trong lớp, một chiếc túi
- Của trẻ: Chỗ ngồi cho trẻ
III. Tiến trình:

* Ổn định – giới thiệu: Hát “ Cháu đi mẫu giáo”
- Các bạn nhỏ khi đến trường sẽ được các cô cho chơi nhiều đồ chơi, mỗi bạn còn được
cô phát cho nhiều đồ dùng cá nhân nữa. Để cho các bạn mình biết được lớp mình cò những
đồ dùng và đồ chơi nào thì hôm nay cô sẽ cho các bạn “Quan sát đồ dùng, đồ chơi” nhé.
Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại:
- Cô lấy lần lượt các đồ chơi từ Chiếc túi kỳ lạ ra và hỏi trẻ:
+ Đây là gì? Đồ chơi này dùng để chơi ở góc nào?
+ Đồ chơi này chơi như thế nào?
- Cô lần lượt lấy một số đồ dùng trong lớp của trẻ ra và hỏi trẻ?
+ Đây là gì?
+ Đồ dùng này dùng để làm gì?
+ Đồ dùng này thường được cất ở đâu?
- Củng cố: Cô vừa cho các bạn làm gì?
Hoạt động 2: Khái quát – mở rộng
- Ngoài những đố dùng, đồ chơi này thì các bạn còn biết trong lớp mình có những đồ
dùng đồ chơi nào nữa?
* Giáo dục: Các bạn phải biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận. Khi chơi xong, dùng
xong thì phải biết để ngăn nắp, đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, không đem đồ dúng,
đồ chơi của lớp về nhà.
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập:
 Trò chơi : Thi xem ai nhanh
- Luật chơi: Nói nhanh và đúng tên đố dùng đố chơi
- Cách chơi: Cô đưa đồ dùng đồ chơi lên trẻ gọi tên đồ dùng đồ chơi. Trẻ nào gọi nhanh
và đúng đượpc cô khen.
 Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh
- Luật chơi: Đội nào mang nhiều đồ dùng hay đồ chơi về trước đội đó thắng cuộc
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng chạy lên lấy
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 12
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
một đồ vật thuộc nhóm đồ dùng hay đồ chơi theo yêu cầui của cô, rồi chạy về cuối hàng.

Bạn đứng kế sẽ tiếp tục chạy lên lấy tiếp, cứ như thế cho đến cuối hàng, đội nào bạn cuối
hàng mang đồ vật về trước đội đó thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi thử, sau đó cho trẻ chơi thật vài lần
- Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? Nhận xét
Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được vận động rượt và đuổi của mèo và chuột, mèo bắt chuột,….
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhạy, khéo léo.
- Giáo dục: trẻ biết tuân thủ đúng luật chơi. Hứng thú thám gia trò chơi.
II. Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ
III. Tiến trình:
Hoạt động 1. Giới thiệu luật chơi, cách chơi:
* Cách chơi:
- Chọn 2 bạn có sức khỏe tương đương nhau đóng vai mèo và chuột. Các bạn còn lại nắm
tay thành vòng tròn, giơ tay cao lên đầu.
- Mèo và chuột đứng tựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì
chuột chạy và mèo phải đuổi theo. Chuột chui vào loox nào thì mèo phải chui theo lỗ ấy.
- Mèo bắt được chuột thì xem như thăng cuộc, nếu không bắt được thì thua cuộc.
* Luật chơi: Mèo phải đuổi theo chuột và chui theo lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải
ra ngoài một lần chơi
Hoạt động 2. Tiến hành chơi:
- Cho trẻ chơi vài lần, mỗi lần chạy không quá 1 phút.
- Đổi vai chơi sau mỗi lượt chơi
Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được hoạt động của người thợ cưa:đẩy, kéo,….
- Kỹ năng: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vận động các cơ,
- Giáo dục: trẻ biết tuân thủ đúng luật chơi. Hứng thú thám gia trò chơi.
II. Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ
III. Tiến trình:

Hoạt động 1. Giới thiệu cách chơi:
* Cách chơi:
- Chia trẻ thành từng cặp ngồi đối diện nhau, hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau.
- Trẻ vừa đọc bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” vừa làm động tác kéo, đẩy một cách nhịp
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 13
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
nhàng theo nhịp của bài đồng dao.
Hoạt động 2. Tiến hành chơi: - Cho trẻ chơi vài lần
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 01
☺
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau để tạo thành hàng rào trường mầm non
+ Trẻ biết thể hiện lại vai cô giáo ( biết xưng cô với bạn, biết dạy bạn học…)
+ Trẻ biết sử dụng các đồ chơi lắp ghép lại thành cổng trường mầm non, cầu tuột, xích
đu
+ Trẻ biết dùng xẻng sút cát, biết ép cát vào các khuông, rồi úp ra ngoài…
- Kĩ năng:
+ Rèn cho trẻ các thao tác xếp cạnh các khối gỗ
+ Rèn thao tác lắp ghép khéo léo của đôi tay
+ Rèn cách tthể hiện vai chơi cô giáo và học trò
- Giáo dục: Trẻ biết chơi cùng bạn, biết nhường đồ chơi cho bạn, sau khi chơi xong
biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào đúng vị trí của từng góc chơi.
II- Chuẩn bị:
- Góc xây dựng Trường mầm non ( khối gổ, hoa…)
- Góc phân vai Cô giáo ( tranh truện, thơ, máy hát, dụng cụ âm nhạc…)
- Góc học tập Lằp ghép ( bộ đồ chơi lắp ghép)
- Góc thiên nhiên Chơi cát ( cát, xẻng, khuông…)
III- Tiến trình:
 Ổn định: Trường chúng cháu là trường mầm non

 Giới thiệu: Hôm nay cô và các con cùng chơi trò chơi “ Kết bạn” nha.
Hoạt động 1: Trò chơi vận động “ Kết bạn”
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ nhanh chóng tìm và nắm tay bạn lại
- Cách chơi: Trẻ tự do vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “ kết bạn, kết bạn” trẻ phải nhanh
chân chạy đi tìm một người bạn và nắm tay bạn lại
- Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi, nhắc nhỡ trẻ không chen lấn bạn
- Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
Hoạt động 2: Hoạt động góc
 Giới thiệu: Bây giờ cô và các con cùng tham quan các góc chơi của lớp mình trong
tuần này nha
- Đây là góc chơi gì? Còn đây là góc gì?
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 14
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
1- Xây dựng Trường mầm non
- Trường mầm non con đang học gọi là trường gì?
- Con thấy trường mầm non của chúng ta có gì nè?
- Các lớp học như thế nào?
- Sân trường có gì? Ngoài đồ chơi ra sân trường còn có gì nửa?
- Khi xây trường mầm non con sẽ xây những gì ?
- Chúng ta sẽ xây gì trước?
- Để trường chúng ta đẹp, có nhiều đồ chơi cho bạn nhỏ chơi con sẽ xây gì?
- Để mọi người biết dây là trường mầm non gì thì con phải đặt gì trước cổng?
* Các con nhớ là trong khi xây phải phân công ai sẽ làm những công việc gì, không
được bỏ dở chừng công việc của mình. Trong khi xây không được bước qua lại hàng rào,
và phải bảo vệ công trình xây dựng củamình nha
2- Phân vai Cô giáo:
- Khi đến trường mầm non con gặp ai?
- Thường ngày cô thường làm những công việc gì?

- Cô thường dạy các con học những gì nè?
- Ngoài học ra cô con dạy con làm những gì nữa?
- Khi chỉ dạy mà cô còn làm gì cho các con nửa?
- Vậy khi làm cô giáo con sẽ làm gì nè?
- Bạn đóng vai cô giáo sẽ xưng hô với bạn như thế nào?
- Còn bạn đóng vai con sẽ xưng hô như thế nào?
* Các con nhớ là khi chơi trò chơi cô giáo phải nhớ vai chơi của mình nha.
3- Góc chơi lắp gép:
- Ở góc chơi lắp ghép chúng ta có bộ đồ chơi gì?
- Khi chơi lắp ghép các con sẽ chơi như thế nào ?
* À mình dùng các các mẫu khối khác nhau lắp ghép lại thành cổng, đồ chơi có dạng cầu
tuột, bập bênh… nha. Các con nhớ là không tranh dành đố chơi trong khi chơi nha.
4- Góc thiên nhiên: Chơi cát
- Còn ở góc thiên nhiên các con chơi với cát, các con dùng xẻng xúc cát vào khuông soa
đố úp ra ngoài, thì các con sẽ có những đồ dùng đồ chơi rất là đẹp in trên cát đó
* Nhưng khi chơi với cát các con chú ý không dít cát vào người bạn nha.
Hoạt động 3: Trẻ chơi các góc
- Cô phân công cho trẻ vào góc chơi, tiến hành cho trẻ chơi
- Cô tham gia vào từng góc chơi, gợi ý cho trẻ chơi
- Bao quát, nhắc nhỡ trẻ trong suốt quá trình chơi. Yêu cầu trẻ tuân thử vai chơi của
mình
Hoạt động 4: Kết thúc nhận xét giờ chơi
- Cuối giờ chơi cô tập cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình và của bạn. Sau đó thu
dọn đồ chơi gọn gàng vào đúng vị trí cất đồ chơi
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 15
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
Môn: Thể dục
Bài: BẬT TẠI CHỔ
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết nhún bật bằng hai chân, rơi nhẹ nhàng bằng 2 mủi bàn chân.

- Kỹ năng: Rèn khả năng nhún bật bằng 2 chân
- Giáo dục: Trẻ trật tự nề nếp trong giờ học
II. Chuẩn bị: - Của cô: chuẩn bị giáo án, nhảy bật tại chỗ đúng
- Của trẻ: Chổ ngồi, kẻ vạch chuẩn để trẻ thực hiện, sân tập.
III. Tiến trình:
Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi chạy các kiểu theo hiệu lệnh, đội hình vòng tròn.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác 1: Hai tay thay nhau đưa lên cao (21)
- Động tác 2: Đứng kiễng chân (41)
- Động tác 3: Đứng cuối người về trước (21)
- Động tác bật: Tại chỗ.
b- Vận động cơ bản: Bật tại chỗ
- Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động Bật tại chỗ.
- Cô làm mẫu và giải thích: (2 lần):
+ Chuẩn bị: Hai tay chống hông, đứng trước vạch chuẩn.
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh thì khuỵu gối xuống lấy đà rối nhún bật người lên rồi
rơi xuống tại chỗ, khi rơi thì rơi bằng mũi bàn chân rồi cả bàn chân.
- Gọi trẻ làm mẫu lại (2l)
- Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt 2 trẻ lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô vừa dạy cho các con vận động gì?
c- Trò chơi vận động: Tín hiệu
- Giới thiệư: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi Tín Hiệu.
- Cách chơi: Các con sẽ chạy thành vòng tròn, khi cô lắc trống tiếng nhỏ thì các con
chạy chậm, cô lắc tiếng trống to các con chạy nhanh, khi cô vỗ đều trống lắc thì các con sẽ
đi đều, khi cô nói tập hợp nhanh thì các con phải chạy nhanh về hàng nha. Tổ nào xếp
hàng nhanh thì tổ đó thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi thử, sau đó chơi thật vài lần
- Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
Hoạt động 3: Hồi tỉnh: - Trẻ đi tự do, vung tay hít thở nhẹ nhàng.

Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 16
Ngày dạy: 6/9/2010
Tiết: 1
Chủ điểm: Trường MN
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động 1: Trẻ tự giới thiệu về mình
Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động 1: Trò chơi vận động: “Kết bạn”
Hoạt động 2: Trẻ hoạt động ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc lắp ghép
- Góc thiên nhiên: Cát nước
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ chơi
SINH HOẠT CHIỀU
Đọc thơ: “Bạn mới”
Luyện tập thể dục sáng.
 Ổn định – giới thiệu: Có nhiều bạn khi đến trường còn hay khóc nhè và không chịu
chơi cùng với bạn. Bây giờ cô và các bạn sẽ cùng đọc một bài thơ về những bạn mới đến
lớp và đã được bạn mình giúp như thế nào nhé.
Hoạt động 1: Đọc thơ “Bạn mới”
- Dạy đọc thơ
+ Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần
+ Mời 1 trẻ đọc lại cùng cô, chú ý sửa từ khó cho trẻ
+ Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
+ Củng cố: hỏi lại tên bài thơ

Hoạt động 2: Luyện tập thể dục sáng

 Ổn định- Giới thiệu: Để cho các bạn lớp mình tập bài thể dục sáng được đẹp hơn
thì chiều nay cô và các bạn sẽ cùng luyện tập lại bài thể dục nhé.
- Luyện tập:
+ Cô tập mẫu lại cho trẻ xem (2 lần)
+ Cô mời 1 trẻ lên tập lại
+ Cho cả lớp tập lại 2-3 lần
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 17
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
Môn: Toán
Bài: NHẬN BIẾT - SO SÁNH
2 NHÓM ĐỒ VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết so sánh nhận ra sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật Biết
dùng từ nhiều hơn – ít hơn, bằng nhau…
- Kỹ năng: Trẻ biết ghép đôi tương ứng 1 – 1.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị : - Của cô: giáo án, trống lắc,
- Của trẻ: sân bãi sạch sẽ,chỗ ngồi.
III. Tiến trình:
 Ổn định – giới thiệu: Hát hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non “
- Năm nay các bạn bao nhiêu tuổi?
- Các bạn học trường nào?
- Lớp mình có nhữngtổ nào?

- Các bạn xem, ngồi cạnh mình có những bạn nào?
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con “Ghép tương ứng 1- 1” nha
Hoạt động 1: Dạy trẻ ghép đối 1-1
- Bây giờ cô sẽ mời 1 bạn trai lên. Đây là bạn gì?
- Cô mời 1 bạn gái lên nửa nha. Đây là bạn gì?
- 2 bạn nắm tay nhau đi. À như vậy hai bạn đã thành một đôi bạn rất là đẹp rồi.

Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập
- Thế các con có thích chơi trò chơi kết bạn không? Chúng ta sẽ kết một bạn trai và một
bạn gái nha
+ Luật chơi: Mổi 1 bạn trai sẽ kết với 1 bạn gái
+ Cách chơi: Các con sẽ vừa đi chơi vừa hát, khi nào nghe cô nói kết bạn thì 1 bạn trai sẽ
kết với 1 bạn gái
- Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần. Sau đó chơi thật vài lần, cô nhận xét sau mổi lần chơi
- Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho các trẻ thi đua nhặt lá bàng trên sân trường. Chơi tự do trên sân trường.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 18
Ngày dạy: 7/9/2009
Tiết: 1
Chủ điểm: Trường MN
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
Môn: MTXQ
Bài: TRÒ TRUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được trường mầm non có những gì, có những lớp nào, có tên gì.
- Kỹ năng: Biết mêu tả bằng lời, đủ ý.
- Giáo dục: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
II. Chuẩn bị: - Của cô: Tranh ảnh về trường mầm non
- Của trẻ: Chỗ ngồi cho trẻ

III. Tiến trình:
 Ổn định - giới thiệu: Hát “Cháu đi mẫu giáo’
- Các con học trường gì?
- Trong trường các con có những gì?
- Muốn biết rõ hơn về trường hôm nay cô và các bạn sẽ cùng trò chuyện về trường
mầm non nhé!
Hoạt động 1: Quan sát, trò chuyện về trường mầm non
- Các con học trường nào? - Có những lớp học nào?
- Khi ngủ con ngủ ở đâu?
- Sân trường có những gì? - Bao quanh sân trường có gì?
- Hàng rào dùng để làm gì?
- Nơi các con đang ngồi gọi là gì? - Trong lớp học có những gì?
- Đồ chơi để chơi khi nào?
- Trong trường mầm non còn có nhà bếp để chia thức ăn, có nhà vệ sinh cho các con
rửa tay, đi vệ sinh,…

Hoạt động 2: Khái quát - Mở rộng – Giáo dục:
- Trường Mầm non là nơi chúng ta đến để được vui chơi, làm quen nề nếp học, được
gặp nhiều bạn.
- Giáo dục: muốn vui chơi, muốn học thật tốt thì lớp học, sân trường phải sạch sẽ.
- Để sân trường, lớp học sạch sẽ thì con phải làm gì?
- Hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 19
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
Hoạt động 1: Quan sát đồ dùng đồ chơi
Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động 1: Trò chơi vận động: “Kết bạn”
Hoạt động 2: Trẻ hoạt động ở các góc:

- Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc lắp ghép
- Góc thiên nhiên: Cát nước
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ chơi
SINH HOẠT CHIỀU
Làm quen bài hát: Trường chúng cháu là trường MN
Rèn nề nếp: Lấy, cất đồ dùng cá nhân đúng quy định
Ổn định – giới thiệu: Chơi trò chơi “Con thỏ”
- Thỏ rất ngoan, biết tự làm vệ sinh rồi mau chóng đến lớp. Khi đến trường thỏ biết chào
cô. Cô có một bài hát nói về các bạn nhỏ khi được đi học thì rất vui và rất yêu thích ngôi
trường của mình. Bài hát có tựa đề “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Hoạt động 1:
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Cho trẻ hát cùng cô
- Cô mời lớp, tổ, cá nhân
- Củng cố: cô vừa cho các bạn hát bài gì?
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ lấy cất và sử dụng đồ dùng cá nhân?
- Khi đến trường thì có những đồ dùng cá nhân nào?(cặp, khăn, bàn chải, ca, dép)
- Cô lần lượt hỏi tên các loại đồ dùng cá nhân của trẻ và hỏi đồ dùng đó được cất ở
đâu?
- Cô nói: mỗi bạn có những ký hiệu riêng (trên kệ, trên giá khăn…) vì vậy cần xem kỹ
rồi cất đúng vị trí.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:________________________________________
_______________________________________________________________
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 20
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________

_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
Môn: Âm nhạc
Bài: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU
LÀ TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: trẻ hát đúng nhịp nhàng theo cô, vỗ tay theo phách đúng với phách của bài
hát.
- Kỹ năng: Chú ý nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát.
- Giáo dục: Chơi đúng cách theo hướng dẫn
II. Chuẩn bị: - Của cô: đàn, đĩa nhạc, máy hát
- Của trẻ: chỗ ngồi cho trẻ
III. Tiến trình:
Ổn định - Giới thiệu: Chơi trò chơi “Con thỏ”.
- Cô có 1 bài hát nói về trường của chúng ta đó là bài hát “Trường chúng cháu là trường
mầm non” của Phạm Tuyên
Hoạt động 1: Dạy hát – Dạy vận động
* Dạy hát: bài Trường chúng cháu là trường mầm non của Phạm Tuyên
- Lần 1: Cô đàn, hát mẫu cho trẻ nghe. Trò truyện về nội dung bài hát: Các bạn nhỏ khi
có ai hỏi về trường mình học thì rất tự hào về trường mình vì khi các bạn học ở trường thì
được cô dạy nhiều điều, các bạn nhỏ nhưng rất ngoan.
- Lần 2: Cô hát và minh hoạ bài hát.
- Cho trẻ hát và sửa sai cho trẻ
- Hỏi lại trẻ tên bài hát
* Vận động theo nhạc: Vỗ tay theo phách
- Lần 1: Cô hát + vỗ tay theo phách cho trẻ xem
- Lần 2: Cô hát + vỗ tay theo phách Giải thích cho trẻ vỗ tay theo phách là vỗ như thế
nào.
- Cô cho trẻ vỗ tay theo phách (lớp, tổ, nhóm, cá nhân), cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 2: Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”

- Hôm nay các bạn học rất ngoan nên cô sẽ hát tặng các bạn bài hát “ Ngày đầu tiên đi
học”của Nguyễn Ngọc Thiện.
- Lần 1: Cô hát và trò chuyện về nội dung bài hát.Các bạn nhỏ đi học thường khóc nhè
nhưng khi được mẹ và cô vỗ về yêu thương thì không khóc nữa.Các bạn trong lớp mình
phải học chăm, đi học không khóc nhè thì mới là bé ngoan.
- Lần 2: Cô hát + minh họa.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 21
Ngày dạy: 8/9/2010
Tiết: 1
Chủ điểm: Trường MN
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
- Lần 3: Cô mở máy hát cho trẻ nghe.
- Củng cố: Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Ai nhanh nhất”
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh mới đựơc nhảy vào vòng
- Cách chơi: cô có 3 cái vòng, cô mời 4 bạn chơi, các bạn vừa đi xung quanh vòng vừa
hát, khi có hiệu lệnh của cô thì nhảy nhanh vào vòng, ai không có vòng thì ra ngoài. Cô
bớt 1 vòng rồi sau đó tiếp tục chơi, khi còn lại 1 vòng thì bạn nào nhảy vào trước sẽ là
người nhanh nhất.
- Tổ chức: cho trẻ chơi thử 1 lần sau đó chơi thật 2-3 lần.
- Củng cố: Các con chơi trò chơi?
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
Hoạt động 2: Ôn vận động “Bật tại chổ”
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động 1: Trò chơi vận động: “Kết bạn”
Hoạt động 2: Trẻ hoạt động ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc lắp ghép

- Góc thiên nhiên: Cát nước
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ chơi
SINH HOẠT CHIỀU
Bé làm quen với giấy và viết
 Ồn định – giới thiệu: Chơi trò chơi “Mẹ đi chợ”
Mẹ đi chợ mua rất nhiều thứ cho bé đến trường học trong đó có hộp bút chì màu rất
đẹp. Hôm nay cô sẽ chỉ cho các bạn cách dùng bút chì để di màu nhé.
Hoạt động 1:
 Bây giờ cô sẽ cho trẻ xem tranh cô di màu nha.
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 22
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
- Để di được màu cô cầm viết bằng tay phải và cầm bằng ba ngón tay, cô di sang phải
rối sang trái. Cô di lên trên rồi xuống dưới dùng nhiều màu để di như thế tranh của cô
sẽ rất đẹp.
- Cô cho trẻ vào bàn ngồi di màu, cô hỏi trẻ cách cầm bút khi di màu nhắc nhở trẻ cầm
viết bằng tay phải
- Cô cho trẻ tiến hành di màu tự do theo ý thích.
Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Thi xem đội nào nhanh
 Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi xem đội nào nhanh’
- Luật chơi: Đội nào về hàng nhanh nhất đội đó thắng cuộc
- Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát, khi nghe cô nói trời tối rồi, thì các con phải chạy
nhanh về hàng của mình. Đội nào về hàng nhanh nhất đội đó thắng cuộc.
- Tổ chức: Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Củng cố: Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________

_______________________________________________________________
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 23
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
Môn: Tạo hình
Bài: CHƠI VỚI ĐẤT NẶN
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được đất nặn có nhiều màu, mềm, dẻo và có thể dùng nặn được
nhiều đồ vật con vật quen thuộc
- Kỹ năng: Nhào đất, véo đất biết được các kỹ năng đơn giản như xoay tròn, lăn dọc
- Giáo dục: Trẻ không trộn các màu đất lại với nhau
II. Chuẩn bị:
- Của cô: Mẫu nặn bằng các kỹ năng đơn giản để thu hút trẻ, cho trẻ làm quen và nhận
biết tên gọi của các kỹ năng cơ bản
- Của trẻ: Đất nặn, bảng con.
III. Tiến trình:
 Ổn định – giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi với đất nặn nhé
Hoạt động 1: Gợi ý – làm mẫu
- Với đất nặn các con có thể làm được những gì?
- Các con nhìn xem cô có những thỏi đất màu gì?
- Khi các bạn muốn chơi đất trước tiên chúng ta phải nhào đất cho mềm.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem những kỹ năng đơn giản
+ Nếu các bạn muốn nặn quả cam thì sẽ thực hiện kỹ năng xoay tròn, Khi xoay tròn
các bạn chỉ xoay ở lòng bàn tay phải, các ngón tay khép lại, tay trái vịn bảng
+ Nếu các bạn muốn nặn viên phấn thì sẽ thực hiện kỹ năng lăn dọc. Khi lăn các bạn
chỉ lăn ở lòng bàn tay phải, tay trái vịn bảng.
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cho trẻ nhắc lại các kỹ năng
- Cho trẻ vào bàn chơi với đất
- Cô quan sát, hướng dẫn sửa sai kỹ năng.
- Gợi ý nội dung cho trẻ thực hiện.

Hoạt động 3: Nhận xét- Rút kinh nghiệm
- Cô vừa cho các bạn làm gì?
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 24
Ngày dạy: 9/9/2010
Tiết: 1
Chủ điểm: Trường MN
Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lớp: Mầm 2
- Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
Hoạt động 2: Ôn bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động 1: Trò chơi vận động: “Kết bạn”
Hoạt động 2: Trẻ hoạt động ở các góc:
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc lắp ghép
- Góc thiên nhiên: Cát nước
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ chơi
SINH HOẠT CHIỀU
Làm quen thơ: Mẹ và cô
Ổn định – giới thiệu: Chơi trò chơi “Con thỏ”
- Thỏ rất ngoan, biết tự làm vệ sinh rồi mau chóng đến lớp. Khi đến trường thỏ biết chào
cô. Cô cũng biết bài thơ nói về mẹ, về cô đó là bài thơ “Mẹ và cô”
Hoạt đông 1: Làm quen thơ
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần
- Cho trẻ đọc cùng cô
- Cô mời lớp, tổ, cá nhân
- Củng cố: cô vừa cho các bạn đọc bài thơ gì?
Hoạt động 2: Chơi tự do

NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
Giáo viên chủ nhiệm: Vương Nữ Vĩnh Tường 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×