Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận Chiến thuật Vận động tiến công kết hợp chốt trong chiến dịch Đắc Tô 1967

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.25 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Một nét nổi bật trong lịch sử Việt Nam chính là đất nước ta phải
đương đầu với rất nhiều kẻ thù ngoại bang xâm lược xuyên suốt tiến trình
phát triển của nó. Cái giá của nền độc lập mà dân téc này phải trả cao hơn,
nặng hơn và đắt giá hơn bất cứ một dân téc nào trên thế giới.
Dân téc Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt của vận mệnh tổ
quốc, lại tỏ ra bất khuất và mạnh mẽ hơn bao giê hết. Điều minh chứng để
lại chính là sự khẳng định chắc chắn sự tồn tại và phát triển của mét dân téc
anh hùng, một dân téc đã có lịch sử đấu tranh vò trang rất oanh liệt, một
dân téc có nền nghệ thuật quân sù không những sớm hình thành và phát
triển mà còn rất độc đáo. “Đó là nền nghệ thuật quân sự có truyền thống lấy
Ýt thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, một nền nghệ thuật quân sự đánh
thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo ở mọi thời đại. Nền nghệ thuật quân
sự Êy đã đem lại cho dân téc ta biết bao chiến công hiển hách, Bạch Đằng,
Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, v.v… mà lịch sử mãi mãi ghi tên”
1
.
Chuyên đề Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng Việt Nam
(1945-1975) do Đại tá, Tiến sĩ Hồ Khang giảng dạy đã gợi mở cho sinh
viên nhiều ý tưởng khoa học mới. Người viết bài tiểu luận này xin chọn đề
tài “Chiến thuật Vận động tiến công kết hợp chốt trong chiến dịch Đắc Tô
1967” với mong muốn có một nhận thức bước đầu về vấn đề khoa học trên.
1
Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1968, tr.5
1
I. Chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt.
Chiến dịch là tổng thể những trận chiến đấu, những đợt tác chiến
trong đó có trận then chốt, do các đơn vị thuộc nhiều quân chủng tiến hành
cùng với sự tham gia của lực lượng vũ trang địa phương theo một ý định và
kế hoạch thống nhất. Thắng lợi của những chiến dịch chớnh là kết quả cao
nhất của các trận đánh, đặc biệt là các trận then chốt trong chiến dịch.


Bên cạnh đó, chiến thuật trong nghệ thuật quân sự hiểu một cách đơn
giản là cách đánh trong từng trận. Nó chớnh là hoạt động đấu tranh vũ
trang trực tiếp với kẻ thù trên chiến trường. Về mặt bản thể luận, chiến
thuật được nảy sinh từ thực tiễn chiến đấu, từ yêu cầu phải đánh thắng một
đối tượng tác chiến nhất định trên những điều kiện cụ thể của ta. Do vậy,
chiến thuật trước hết ra đời chớnh là do nhu cầu, thực tiễn của những trận
đánh cụ thể trước khi nó là đối tượng nghiên cứu của những nhà nghệ thuật
quõn sự học. Nó rất năng động, linh hoạt, không hề dập khuôn theo những
công thức định sẵn hay dừng lại ở những kinh nghiệm đã có mà không
ngừng vận động, phát triển với nhiều hình thức phong phú sáng tạo.
Vận động tiến công kết hợp chốt là tên gọi của cách đánh mới được
hình thành trong đợt hoạt động Hè 1967 của chủ lực Tõy Nguyên. Xin dẫn
một đoạn tư liệu theo tác giả Lê Quang Lạng: Ngày 3-7-1967, tại khu vực
Đức Vinh, Đại đội 2 (Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư đoàn 1) diệt gọn một
đại đội Mỹ. Đõy là lần đầu tiên một đại đội ta diệt được một đại đội Mỹ.
Cay cú trước thất bại này, quõn Mỹ tại đồn Đức Vinh, có xe thiết giáp yểm
trợ, đánh vào trận địa Đại đội 2 để lấy xác đồng bọn. Các chiến sĩ Đại đội 2
đã biến trận địa phục kích thành điểm chốt kiên cường, thu hút giam chõn
tiêu hao địch. Đại đội 1 và 3 kịp thời vận động đến bao võy, tiến công hai
bên sườn đội hình địch. Nhờ kết hợp chặt chẽ giữa chốt giữ của Đại đội 2
và xuất kích đánh tạt sườn của đại đội 1 và 3, nên ta lại diệt gọn thêm 1 đại
đội Mỹ, đánh tan đội hình phản kớch của chúng.
2
Qua đoạn mô tả lịch sử trên, chúng ta thấy, chiến thuật Vận động tiến
công kết hợp chốt gồm có hai bộ phận: thứ nhất là “vận động tiến công”;
thứ hai là “chốt”. Hai bộ phận này được thể hiện rất cụ thể, rừ ràng ở sự
kiện hình thành nó. “Chốt” là kìm chõn, hút địch giữ chúng ở một điểm cụ
thể trên chiến trường, “vận động tiến công” là việc tổ chức, triển khai tấn
công giặc một cách chủ động theo ý ta nhằm đạt được mục đớch nhất định.
Khi hai bộ phận trên “kết hợp” với nhau, hiệu quả trận đánh sẽ được nõng

cao hơn rất nhiều.
Chiến thuật trên được hình thành một cách ngẫu nhiên đầy sáng tạo
của các chiến sĩ Đại đội 2 tại Đức Vinh khu “rừng im lặng” thuộc Gia Lai.
Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại là chiến thuật cấp tiểu đoàn, sau khi rút
kinh nghiệm sau trận đánh đó, chiến thuật này được phát triển và ứng
dụng rất hiệu quả ở cấp trung đoàn sau một thời gian ngắn ở chiến dịch
Đắc Tô 1. Điều này cho thấy tớnh hữu dụng và hiệu quả của nó trong nghệ
thuật quõn sự của chúng ta.
II. Chiến dịch Đắc Tô 1, bước phát triển của chiến thuật
“Vận động tiến công kết hợp chốt”
1. Chiến dịch Đắc Tô 1
Điều đầu tiên, cuối năm 1967, trên chiến trường Tõy Nguyên ta chưa
đủ sức đánh vào cứ điểm, cụm cứ điểm phòng ngự của quõn Mỹ.
Mục đích của chiến dịch này là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch,
phối hợp chiến trường với Quân khu 5 và chuẩn bị cho hoạt động tiến công
mùa Xuân 1968. Thời kỳ này, quân Mỹ đang thực hành chiến lược "tìm
diệt". Thấy quân ta ở đâu là chỳng dựng máy bay lên thẳng đổ quân xuống
tiêu diệt.
3
Kế thừa những kinh nghiệm từ chiến dịch Plõy Me năm 1965 và chiến
dịch Sa Thầy năm 1966, lần này ta cũng vận dụng cách dụ địch, gọi địch
vào thế trận của ta. Trận Đắc Tô 1 được mở ra trong chiến dịch mựa Đông-
1967. Đắc Tô là thung lũng như một lòng chảo án ngữ ngã ba đường 14 và
đường 18, cách thị xã Kon Tum 40km về phía tây bắc. Địch xây dựng khu
vực này thành một căn cứ quân sự tương đối lớn với hai sân bay và nhiều
kho tàng, nhằm làm căn cứ xuất phát cho các cuộc hành quân của chúng ra
vùng ba biên giới. Ở phía tây nam Đắc Tô là vùng rừng núi trùng điệp có
độ cao trung bình 800m, gồm nhiều điểm cao nằm ở bờ tõy sụng Pô Kụ tạo
thành lá chắn thiên nhiên che chở cho Đắc Tô. Từ các dãy núi bên bờ tõy
sụng Pô Cô ta có thể bố trí hỏa lực khống chế toàn bộ Đắc Tụ-Tõn Cảnh,

có cao điểm 875 là nơi ta chọn để tổ chức trận quyết chiến chiến dịch. Địa
hình khu tác chiến tuy không rộng, nhưng có đầy đủ các yếu tố để mở
chiến dịch cấp sư đoàn. Lực lượng của ta có Sư đoàn 1 gồm Trung đoàn 66,
Trung đoàn 174, Trung đoàn 320 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 24,
Trung đoàn pháo 40 cùng lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum phối hợp chiến
đấu.
Bé Tư lệnh chiến dịch Đắc Tô 1 gồm: Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo,
Tư lệnh; Đại tá Trần Thế Môn, Chính uỷ; Đại tá Cao Văn Khánh, Phó tư
lệnh; Thượng tá Bùi Nam Hà, Tham mưu trưởng; Thượng tá Đặng Vũ
Hiệp, chủ nhiệm chính trị.
Bộ chỉ huy chiến dịch phán đoán, khi ta cho đơn vị pháo binh đỏnh
khờu ngũi thỡ địch có thể cho bộ binh ra đánh đuổi bộ phận khờu ngũi của
ta, kết hợp với dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống phía sau đội hình
đơn vị khờu ngũi của ta để bao vây tiêu diệt. Nếu đơn vị đổ bộ bằng máy
bay lên thẳng này bị ta đỏnh, thỡ chỳng lại đổ tiếp vào sâu hậu phương của
ta để đánh phá hậu phương ta và cắt đứt liên hệ giữa bộ đội đang chiến đấu
với hậu phương.
4
Sơ lược diễn biến chiến dịch :
Dựa vào kinh nghiệm phán đoán quy luật, thủ đoạn hành động của
địch, mưu kế và thế trận của ta như sau:
Ở dãy cao điểm Ngọc Bơ Biêng và Ngọc Tang, ta bố trí Tiểu đoàn 6,
Trung đoàn 24 độc lập, được tăng cường 2 khẩu sơn pháo 75mm, 2 khẩu
ĐKZ 75mm, 6 khẩu cối 82mm của Trung đoàn pháo binh 40. Đây là trận
địa chốt hiểm yếu của chiến dịch, nằm ngay sát tuyến phòng thủ của địch,
có nhiệm vụ khống chế căn cứ Đắc Tô và sân bay Phượng Hoàng, thu hút
kìm chân tiêu hao quân địch, dụ chúng vào sâu tạo điều kiện cho Sư đoàn 1
đánh trận then chốt. Đằng sau bộ phận đỏnh khờu ngũi, ở cao điểm Ngọc
Dơ Lang, ta bố trí Trung đoàn 320, tiếp đến đằng sau Ngọc Dơ Lang, ta bố
trí Trung đoàn 174 ở cao điểm 875 và Trung đoàn 66 ở cao điểm 823 đánh

vào cạnh sườn và bảo vệ cỏnh trỏi cho Trung đoàn 174 để đón đánh quân
đường bộ của địch.
Đây là khu quyết chiến và cao điểm 875 là điểm quyết chiến. Trung
đoàn 320 tùy theo tình huống diễn ra, khi cần đánh quặt lại phía sau đội
hình tiến công của địch vào cao điểm 875; đông và đông bắc Tân Cảnh có
thể triển khai lực lượng đánh vào sau lưng đội hình địch, hỗ trợ cho hướng
chủ yếu của chiến dịch. Với địa hình như vậy rất thuận lợi cho ta thực hành
mưu kế điều địch đến nơi ta chọn sẵn để tiến công tiêu diệt. Trong khi ta
triển khai lực lượng chiến dịch quân địch vẫn không phát hiện được gì.
Khi quân ta mở cuộc tiến công vào hướng Đắc Tô, quy luật và thủ
đoạn của địch về cơ bản diễn ra như ta dự kiến. Ta điều địch từng bước vào
thế trận của ta. Ngày 3-11, lực lượng pháo binh đỏnh khờu ngũi được lệnh
nổ súng vào căn cứ Đắc Tô. Bị đòn bất ngờ nên địch bị thiệt hại rất nặng.
Lữ 3 của Sư 4 Mỹ cho hai tiểu đoàn tiến công đường bộ vào trận địa khờu
ngũi của ta ở Ngọc Bơ Biêng và cho trực thăng đổ bộ quân xuống đằng sau
trận địa khờu ngũi của ta ở khu vực Ngọc Dơ Lang, hòng bao vây tiêu diệt
5
ta. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, dựa vào công sự vững chắc, ta giữ vững
trận địa.
Không đẩy được ta ra khỏi trận địa khờu ngũi, lại bị đánh ở mũi bao
vây. Bị đòn đau, Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Sài Gòn vội vã điều gấp Lữ
đoàn dù 173 Mỹ từ Phỳ Yờn lờn Đắc Tô tăng cường cho Sư 4 Mỹ để đối
phó. Nhiệm vụ của Lữ đoàn dù 173 Mỹ còn đánh vào hậu phương, cắt đứt
liên hệ giữa tuyến trước với tuyến sau của ta, hòng bao vây và tiêu diệt các
lực lượng phía trước của ta và giải tỏa cho Tân Cảnh.
Lữ đoàn dù 173 dùng hai cánh làm hai mũi tiến công vào hậu phương
ta. Một mũi đổ bộ bằng trực thăng đánh vào cao điểm 875, và một mũi theo
đường bộ từ căn cứ Plõy Cần đánh vào sườn bắc cao điểm 875. Đồng thời
chỳng cũn sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá ác liệt suốt ngày đêm
vào khu vực tây nam Đắc Tô.

Lữ đoàn dù 173 sau khi chiếm lĩnh tuyến xuất phát ở Plõy Cần-Bến
Hét, liền tung một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn, mở một mũi tiến công bằng
trực thăng xuống chân cao điểm 875 và một mũi tiến từ Plõy Cần từ cao
điểm 823-Ngọc Cam Liệt vào cao điểm 875 để hỗ trợ, phối hợp với mũi
trực thăng và đánh chiếm điểm cao 875. Cánh quân này tiến vào tới sườn
trái tuyến thứ ba thỡ chỳng đó nhảy ngay vào cái lưới đã được giăng sẵn,
vào ngay thế trận quyết chiến của ta. Một tiểu đoàn dự đó bị tiêu diệt. Để
cứu nguy cho một số ít tàn quân còn sống sót chạy thoát, và lấy thương
binh, lấy xác, Bộ tư lệnh dã chiến 1 quân Mỹ phải cấp tốc điều động Sư
đoàn kỵ binh bay được máy bay lên thẳng đưa tới trận địa. Nhưng sau đó
quân ta liền mở trận đánh giành giật với địch và cuối cùng bằng chiến thuật
vận động tiến công kết hợp chốt ta đã chiếm lại được điểm cao này. Trong
khi đó, ở phía sau lưng trận địa địch, một bộ phận chủ lực cùng bộ đội địa
phương và du kích của ta cũng mở các mũi tiến công vào sườn đông và
đông bắc Đắc Tụ-Tõn Cảnh. Cuộc phản kích của địch bằng các lực lượng
6
tinh nhuệ của chiến trường đã bị đánh bại. Chiến thuật phòng ngự cơ động,
có chiều sâu, thủ đoạn phản kích ngăn chặn từ xa có nhiều bậc thang của
quân Mỹ đã bị giáng một đòn nặng nề. Địch bị thương vong lớn, chúng
phải điều một tiểu đoàn của sư không vận ở An Khờ lờn để hỗ trợ Lữ dù
173 lấy xác địch ở chân cao điểm 875 và rút chạy vào ngày 20-11-1967.
2. Chiến thuật “Vận động tiến công kết hợp chốt” trong chiến
dịch
Phòng ngự giữ điểm chốt
Trong trận đánh lúc 13
h
30’ ngày 3 tháng 11, khi một tiểu đoàn Mỹ đổ
bộ bằng trực thăng xuống trảng tranh, cách trận địa của đại đội 11 khoảng
400-500m, sau đó tiến lên đỉnh Ngọc Bờ Biêng, chúng vấp phải chốt của
tiểu đội 7 lóc 15

h
30’. Bị đánh bất ngờ, đại đội đi đầu của tiểu đoàn địch bị
thương vong nặng phải lùi ra, bá lại xác chết và trang bị, tiểu đội 7 của đại
đội 11 thu 3 sóng AR15. Ngày 4 tháng 11 tiếp tục đẩy lui 8 đợt tiến công
của địch. Ngày 5-11-1967, một đại đội bộ binh Mỹ bất ngờ ập đến trận địa
chốt thứ 2 của đại đội 11 ở Ngọc Tang. Thế là địch và ta dùng lưỡi lê, báng
súng, lựu đạn đánh giáp lá cà. Ta đã tiêu diệt được 70 tên Mỹ. Cùng với
những trận đánh của bộ binh, đại đội pháo binh 1 đó dựng 2 khẩu sơn pháo
75mm bắn phá Đắc Tô. Trung đội ĐKZ ở Ngọc Tang cựng lỳc vừa chặn
địch tràn xuống, vừa bắn vào sân bay đã gây thiệt hại cho địch. Trung đoàn
320 và trung đoàn 66 chặn đánh quân địch ở điểm cao 724, 823 và pháo
kích vào Ngọc Rinh Rua, diệt hơn 300 tên, tiêu diệt và tiêu hao 3 đại đội
Mỹ, bắn rơi 2 trực thăng
2
. Như vậy, từ ngày 3 đến 10-11-1967, các phân
đội nhỏ của ta kiên cường chống giữ các điểm cao, chốt chiến dịch được
giữ vững, một số trận chiến đấu đã diễn ra.
2
số liệu trên www. Dongduongthoibao.com
7
Những trận đánh phòng ngự chiến thuật cấp tiểu đội, trung đội đã đem
lại hiệu quả, vừa diệt được nhiều sinh lực, vừa kéo hót được địch phản kích
vào sâu trong trận địa của ta, tạo điều kiện cho chủ lực chiến dịch tiến công
tiêu diệt lớn quân địch ngoài căn cứ của chúng.
Chiến dịch Đắc Tô 1 hoàn thiện và khẳng định hiệu quả hình thức
chiến thuật: “Vận động tiến công kết hợp chốt”.
Từ ngày 5-11, các chốt của ta đã ngăn chặn, ghìm chân, nhử địch vào
sau khu trung tâm, tạo điều kiện cho Trung đoàn 320 và 66, trong các ngày
6, 7-11 đánh thiệt hại nặng 3 đại đội Mỹ, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, loại
khỏi vòng chiến đấu 300 tên tại khu vực điểm cao 724, 823, Ngọc Rinh

Rua. Cùng các trận ác chiến của bộ binh, pháo binh ta từ Ngọc Bơ Biêng
bắn phá căn cứ dã chiến Sư đoàn 4 bé binh Mỹ và sân bay ở Đắc Tô 2, phá
huỷ kho đạn 1100 tấn, 3 máy bay C130 chở quân, diệt và làm bị thương
hàng trăm Mỹ-nguỵ.
Lữ đoàn dù 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống cao điểm 823,
845, 882 trờn dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải sư đoàn
bộ binh 1 của ta, để tiến lên chiếm cao điểm 875. Ta liền tập trung từng
trung đoàn đánh tiêu diệt trên khu quyết chiến Ngọc Cam Liệt và Ngọc Dơ
Lang. Trong ngày 11-11, đã diễn ra hai trận tác chiến của hai trung đoàn do
sư đoàn trực tiếp chỉ huy, hình thành trận vận động tiến công xuất sắc ở
khu vực điểm cao 823, diệt gọn 4 đại đội dù thuộc lữ đoàn dù 173 và sư
đoàn 1, sư đoàn bộ binh 4 Mỹ, giết và làm bị thương hơn 400 tên, trong đó
lữ đoàn dù 4 bị diệt gọn. Đây là trận then chốt đầu tiên của chiến dịch. Đây
cũng là trận đánh hết sức bất ngờ với địch, làm cho địch không thực hiện
được ý đồ chia cắt chiến dịch với ta. Và đúng như phán đoán của ta, Mỹ đã
đổ quân xuống khu vực Plõy Cần và Ngọc Cam Liệt, với ý định chia cắt
đội hình của ta và chúng sẽ hợp vây chiến dịch ở khu vực cao điểm 875.
8
Diễn biến những ngày đầu chiến dịch chứng minh những phán đoán
và dự kiến của ta là đúng. Ta đã nhử được lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 4 Mỹ
vào bẫy Đắc Tô. Song lần này địch ra quân dè dặt, nờn cỏc đơn vị của ta
chỉ đánh bại từng mũi và nhử chúng từng bước, không đánh được những
trận tiêu diệt lớn hơn. Trước tình thế lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 4 Mỹ bị
đánh đau. Bộ chỉ huy Mỹ buộc phải tung lực lượng dự bị gồm: hai tiểu
đoàn thuộc sư đoàn không vận số 1 và chiến đoàn dù 3 ngụy sớm vào vòng
chiến. Không quân Mỹ phải dùng mỗi ngày tới 700 lần chiếc máy bay B.52
và máy bay phản lực ném bom xuống Đắc Tô. Song với quyết tâm chiến
đấu cao, bộ đội ta vừa quyết giữ trận địa đến cùng, vừa kết hợp xuất kích
ngắn tiến công để diệt địch. Tiểu đoàn 6 Tây Ninh trờn dãy Ngọc Bờ Biờng
đó đỏnh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn 1 Mỹ, diệt 300 tên. Địch

ta xen kẽ, anh em đó bỏm những công sự, những đoạn hào còn lại, dùng
lựu đạn, lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà với địch.
Trên hướng đường 18 và đông bắc Đắc Tụ, cỏc chiến sĩ của trung
đoàn 24 chủ lực tại chỗ cùng công binh và bộ đội địa phương Kon Tum đã
tiến công vào quận lỵ Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh, chặn đánh đoàn xe vận tải
chở quân ứng cứu của địch, buộc chúng phải phân tán đối phó cả ở phía
sau. Nổi bật nhất là trận đánh của trung đoàn 24 ở Ngọc Xia (14-11), Tân
Cảnh (16-11), cao điểm 1030, 1423 và Ngọc Van (17, 19-11) đánh thiệt hại
nặng hai tiểu đoàn địch, phá hủy nhiều xe quân sự. Bị đánh cả phía trước
và phía sau, thế trận hành quân của địch hầu như bị rối loạn. Sau những cố
gắng tiến công chia cắt đội hình chiến dịch của ta ở khu vực Ngọc Cam
Liệt và Ngọc Dơ Lang không thành công, Bộ chỉ huy Mỹ buộc phải tìm
cách chiếm cho được cao điểm 875 làm bàn đạp khống chế, thực hiện đũn
đỏnh vu hồi vào sau lưng đội hình chiến dịch của ta.
Ngày 17-11, hai tiểu đoàn 1 và 2 thuộc lữ đoàn dù 173 bắt đầu tiến
công để chiếm cao điểm 875. Khi quân Mỹ chưa đến 875 đã bị trung đoàn
9
66 chặn đánh, diệt từng bộ phận; tiểu đoàn dù 2 Mỹ tiếp tục tiến lên 875.
Nhưng tại đây, đại đội 7 thuộc trung đoàn 174 của ta đã bí mật xây dựng
cao điểm thành điểm chốt kiên cố. Khi quân Mỹ tiến lên, các chiến sĩ đại
đội 7 nổ súng chặn đứng được đội hình chúng trước chiến hào, một bộ phận
xuất kích đánh tạt sườn đã tiêu diệt một số địch. Không chiếm được cao
điểm, địch lại cho từng tốp B52 và phản lực liên tiếp giội bom gần như san
phẳng ngọn đồi, rồi lại thỳc quõn tiến lên, nhưng đều bị các chiến sĩ đại đội
7 dũng cảm đánh bật xuống. Nằm trước chiến hào của ta, quân Mỹ bắn xối
xả như đổ đạn, lựu đạn Mỹ ném vào chiến hào, chiến sĩ ta nhặt ném trả lại.
Có tổ 3 người đã lập công xuất sắc diệt 102 tên Mỹ. Ngày 19-11, trong lúc
địch đang bị kìm chặt ở khu vực 875, ta hạ quyết tâm dùng trung đoàn 174
từ các hướng đã chuẩn bị sẵn, thực hành trận vận động tiến công tiêu diệt
hoàn toàn tiểu đoàn dù 2 của Mỹ. Xác Mỹ nằm la liệt trên trận địa. Một số

tên sống sót cụm lại dưới chân cao điểm đều bị pháo binh ta bắn diệt. Ngày
20, bộ đội ta diệt thêm một số, bắn rơi 12 máy bay lên thẳng khi chúng đến
lấy xác đồng bọn. Đến ngày 27-11, tại cao điểm 875 lại diệt gọn một đại
đội dù Mỹ. Bộ chỉ huy Mỹ phải cho máy bay ồ ạt lên ném bom xăng trong
một phạm vi rộng, để tiêu hủy xác chết và xóa dấu vết bại trận.
Như thế là mưu kế dụ địch từng bước vào thế trận của ta đã thành
công. Sau 17 ngày đêm liên tục chiến đấu, ta đã đánh quỵ 1 lữ đoàn Mỹ,
đánh bại 2 tiểu đoàn và 2 đại đội Mỹ, đánh tiêu hao nặng 4 tiểu đoàn Mỹ, 2
tiểu đoàn ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 4.092 tên, phá hủy 15 khẩu pháo,
32 xe quân sự, bắn rơi 38 máy bay
3
.
Thủ đoạn chiến thuật mới của địch là trước khi tiến hành phản kích
(phản đột kích) bằng đổ bộ đường không, quân Mỹ dùng hoả lực phi pháo
đánh phá mãnh liệt để “dọn bãi” cho quân đổ bộ. Để đánh bại chiến thuật
3
Hoàng Minh Thảo, Chiến dịch tiến công Đắc Tô 1- Vận động tiến công kết hợp chốt,
www.quandoinhandan.org.vn Ngày 30 tháng 03 năm 2005
10
Êy, ở Đắc Tô 1, ta sử dụng các chốt phòng ngự nghi binh, kéo dồn địch vào
khu quyết chiến để các đơn vị lớn đứng chân ở 1 nơi khác vận động đến
tiêu diệt. Tiêu biểu nhất là trận đánh của trung đoàn 174 ở cao điểm 875
chiều 19 tháng 11 và kéo dài vài ngày sau đó.
III. Một vài nhận xét
1. Như đã trình bày ở trên, mỗi chiến thuật trong mỗi trận đánh là sản
phẩm của thực tiễn chiến đấu. Nó rất năng động, ninh hoạt, không rập
khuôn theo những mẫu thức định sẵn hay chỉ dừng lại ở những kinh
nghiệm đã có mà không ngừng phát triển với nhiều hình thức phong phú
sáng tạo. Chiến tranh mà ta tổ chức là chiến tranh nhân dân tổng lực. Chính
thực tiễn chiến đấu sẽ sáng tạo và bổ sung cho kho tàng lý luận quân sự

những chiến thuật cách đánh sáng tạo.
2. Chiến dịch Đắc Tô 1 là chiến dịch đỏnh quõn Mỹ có hiệu suất cao
nhất từ trước đến thời điểm đó. Qua chiến dịch này, bộ đội Tõy Nguyờn đó
sáng tạo và hoàn thiện chiến thuật “Vận động tiến công kết hợp với chốt”
để bộ đội ta có thể đánh liên tục dài ngày dưới phi pháo ác liệt của địch
giành thắng lợi, mở ra khả năng đánh tiêu diệt những đơn vị quân Mỹ,
ngụy từ cấp tiểu đoàn trở lên trên chiến trường và sáng tạo những nét phát
triển mới về Nghệ thuật chiến dịch.
Lần đầu tiên trên chiến trường Tõy Nguyờn, ta đã dùng mưu lừa được
2 lữ đoàn Mỹ và một lữ đoàn thiếu quân ngụy ra nơi ta chọn sẵn, để đánh
bại chiến lược “tìm diệt” của Mỹ và ta đó đỏnh thiệt hại nặng một lữ đoàn
cơ động chiến lược của Mỹ, làm cho quân Mỹ từ đó rất e ngại tiến sâu vào
khu căn cứ của ta.
3. Khái quát về chiến thuật trên, tác giả Lê Quang Lạng đưa ra 3 điểm:
“Một là, trong trận đánh phải bố trí lực lượng chốt có nhiệm vụ nhử địch
vào sâu trận địa bố trí sẵn của ta, kìm giữ và tiêu hao chóng; Lực lượng vận
11
động tiến công từ nhiều hướng, nhanh chóng, cơ động đến tiến công tiêu
diệt địch theo phương án đã định. Cả hai lực lượng đều phải nắm vững tư
tưởng chiến lược tiến công.
Hai là, đối với lực lượng ở chốt có thể dùng Ýt binh lực, tăng thêm
hoả lực, nhưng phải có lực lượng dự bị để thay thế khi cần thiết. Cách đánh
ở chốt phải lấy đánh gần là chủ yếu, phải khéo nghi binh, lừa dụ địch,
nhưng không để lé trận địa quá sớm. Chỉ có đánh gần mới làm cho chúng
hoảng sợ, hạn chế được hoả lực máy bay và pháo binh địch, làm cho địch
bộc lé những sơ hở để lực lượng vận động đánh vào bên sườn và phía sau
đội hình địch đang tiến công vào chốt.
Ba là, lực lượng vận động tiến công phải được bố trí ở vị trí thích hợp,
tiện cơ động ra các hướng và phải chuẩn bị đường cơ động ra khu vực tác
chiến chủ yếu theo phương án xác định. Để cơ động đúng thời cơ, người

chỉ huy phải tổ chức thông tin liên lạc thông suốt giữa các lực lượng và
thành phần tham gia trận đánh, để hợp đồng chặt chẽ trước và trong quá
trình chiến đấu. Thời cơ xuất kích tốt nhất là lúc chốt đã chặn đứng đội
hình tiến công của địch, đội hình địch đang bị ùn lại, hiệp đồng bị rối loạn,
nhưng vẫn cay có lao vào tiến công tiếp, bộc lé những sơ hở bên sườn và
phía sau. Quá trình vận động xuất kích phải giữ được bí mật để đến thật
gần địch, hình thành thế bao vây, chia cắt, bất ngờ nổ súng đánh gần tiêu
diệt địch”
4
.
4. Từ thực tiễn, đến khái quát lý luận, rồi lại từ lý luận Êy, đưa nó vào
thực tiễn để kiểm chứng lại, đó là con đường nhận thức của tư duy. Tuy
nhiên, trên thực tế, con đường đó lại không đơn giản chút nào. Thời gian để
đưa những khái quát lý luận vào thực tiễn chính là thước đo về tính hiệu
quả và độ chuẩn xác của nã.
4
Lê Quang Lạng, Chiến dịch Đắc Tô 1 và sự góp phần hoàn thiện chiến thuật vận động tiến công kết hợp
chốt, T/c Lịch sử quân sự, số 6, tháng 11&12 năm 2003, tr. 23
12
Từ trận đánh của đại đội 2, tiểu đoàn 7, trung đoàn 66 ở Đức Vinh
ngày 3-7-1967, cho đến Chiến dịch Đắc Tô 1 ngày 3-11-1967, chỉ hơn 4
tháng, chiến thuật Vận động tiến công kết hợp chốt đã từ chiến thuật với
quy mô tiểu đoàn đã được nâng lên cấp trung đoàn. Tính hiệu quả quả nó
đã được khẳng định và chứng minh.
5. Sự phối hợp yếu tố vận động tiến công và yếu tố phòng ngự, lấy yếu
tố phòng ngự bổ sung tích cực cho hiệu quả chiến đấu của trận đánh là nét
nổi bật của chiến thuật Vận động tiến công kết hợp chốt. “Đắc Tô 1” đã
cho thâm nhập vào tiến công những yếu tố tích cực của phòng ngự, tạo
nhân tố phòng ngự để phục vụ cho tiến công. Sù sáng tạo và vận dụng hiệu
quả Êy được vị Tư lệnh chiến dịch xuất sắc Hoàng Minh Thảo (lúc đó là

Trung tướng) qua chiến dịch Đắc Tô đã góp phần hoàn thiện và khẳng
định. Về vai trò của vị tướng hiền minh
5
này, như Neil Sheehan, tác giả Mỹ
trong “Sự lừa dối hào nhoỏng” đã nhận xét đây là những chiến thuật “đỏnh
vào đầu rắn”, “lỳc nào cũng mới vì sử dụng bất ngờ”, được sáng tạo và dẫn
dắt bởi “một trong những tướng tài nhất của Cộng sản là Hoàng Minh
Thảo.
5
Chữ dùng của Nhà báo Vũ Cao Phan trong bài viết Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng hiền
minh đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng ngày 1-12-2005, Webside www. antgct.cand.com.vn
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Văn Tiến Dũng, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bước ngoặt lớn,
Nxb ST, H. 1989
2. Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam,
Nxb Quõn đội nhõn dõn, H. 1968
3. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quõn sù, Chiến dịch tiến công
Đắc Tô 1967, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1996
4. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sù, Cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, những sự kiện quân sù, Nxb
Quân đội nhân dân, H. 1988
5. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sù, Lịch sử nghệ thuật
chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp,
chống Mỹ (1945-1975), tập 2 và tập 3, Nxb Quân đội nhân dân,
H. 1994
6. Lê Quang Lạng, Chiến dịch Đắc Tô 1 và sự góp phần hoàn
thiện chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, T/c Lịch sử
quân sự, số 6, tháng 11&12 năm 2003
7. Vũ Cao Phan, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng hiền

minh, đăng trờn báo An ninh thế giới cuối tháng ngày 1-12-
2005, Webside www. antgct.cand.com.vn
14

×