Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận môn đàm phán Đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh giữa công ty cổ phần cơ khí ô tô Hòa Bình và công ty Nissan của Nhật Bản.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 17 trang )

Môn: Đàm phán ký kết hợp đồng Kinh Tế và Kinh doanh quốc tế
Tên học viên: Phạm Thị Thu Hằng
Mã học viên: CH190352
Lớp: CH19B
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Đề bài: Lấy một tình huống về đàm phán để ký kết một hiệp định quốc tế
hoặc một tình huống nói về hợp đồng kinh doanh quốc tế để phân tích những
khía cạnh như: mục đích của cuộc đàm phán, bối cảnh đàm phán, lựa chọn
nhân sự trong đàm phán, chương trình nghị sự của cuộc đàm phán, những
vấn đề xung đột trong đàm phán, chiến lược chiến thuật của đàm phán, kết
quả của đàm phán.

LỜI NÓI ĐẦU
1
Đàm phán kinh tế và kinh doanh quốc tế có vai trò rất lớn trong cuộc sống
của chúng ta. Bất cứ một hoạt động gì muốn đạt được thành công đều phải
thông qua đàm phán. Vì vậy việc đàm phán đã trở nên rất quan trọng đòi hỏi
các nhà đàm phán phải có sự khéo léo, am hiểu tình huống đàm phán cũng
như có tác phong làm việc chuyên nghiệp và xử lý mọi tình huống.
Ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có sự tham giam của đàm phán như đàm phán
ký kết hợp đồng kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương….
Trên đây chúng ta sẽ được tìm hiểu một tình huống đàm phán ký kết hợp
đồng kinh tế giữa hai công ty về thành lập công ty liên doanh. Tất cả nội
dung của cuộc đàm phán sẽ được xoay quanh những lợi ích mà hai công ty
muốn thỏa thuận cũng như nghĩa vụ giữa họ khi hợp đồng được ký kết.
2
Tình huống đàm phán: Đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh giữa
công ty cổ phần cơ khí ô tô Hòa Bình và công ty Nissan của Nhật Bản.
a) Mục đích của cuộc đàm phán:


Công ty cổ phần cơ khí ô tô Hòa Bình và công ty Nissan của Nhật Bản
đàm phán thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam chuyên về sản xuất phụ
tùng ô tô các loại.
Cuộc đàm phán này nhằm mục đích đó là hai bên sẽ đưa ra được những
thỏa thuận cụ thể về tên công ty liên doanh được thành lập, về nguồn vốn
đóng góp và lợi nhuận giữa các bên.
Đồng thời các bên sẽ thỏa thuận về chi phí đào tạo lao động làm việc tại
liên doanh cùng việc chuyển giao công nghệ, kênh phân phối tiêu thụ sản
phẩm.
b) Bối cảnh của cuộc đàm phán:
Bối cảnh bên ngoài của cuộc đàm phán:
Ngành công nghiệp ô tô đã và đang trở thành một ngành được các nước trên
thế giới quan tâm và đặt trong tâm phát triển.
Một số nước đang phát triển ngành công nghiệp ô tô như Mỹ, Nhật Bản với
các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên các nước cũng đang có xu
hướng mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển để tận dụng các khả
năng về vốn và kỹ thuật của nước mình.
Bối cảnh bên trong của cuộc đàm phán :


) Bên phía Việt Nam:
Thuận lợi:
Việt Nam có ưu thế lớn về môi trường lao động, tay nghề lao động và chi
phí lao động.
3
Với một thị trường hơn 80 triệu dân như hiện nay, cộng với sự phát triển khá
nhanh trong thời gian qua, VN đang là một thị trường có sức hấp dẫn rất lớn
ở khu vực Đông Nam Á. Người Việt Nam rất thông minh, giới công nhân kỹ
thuật tiếp thu công nghệ khá nhanh, chỉ cần một vài lần là họ làm thành thục.
Ngoài lợi thế về lao động, Chính phủ Việt Nam đã bãi bỏ thuế chuyển lợi

tức khi doanh nghiệp chuyển lợi tức về nước, trong khi đó một số nước vẫn
áp dụng thủ tục này rất rườm rà..
Chi phí lao động thấp là yếu tố quyết định
Các công ty Nhật cho rằng, nhân công tại Việt Nam, gồm lương tháng
của công nhân, kỹ sư và cán bộ quản lý cấp trung gian, gần như ở mức thấp
nhất trong khu vực. Đây là chi phí có tính cạnh tranh cao của Việt Nam và
thực ra là một trong những yếu tố có tính quyết định khi các công ty Nhật
Bản xem xét kế hoạch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chi phí lao động
thấp nhất trong các nước Đông Nam Á là lý do tại sao Việt Nam được chọn
là “cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba”.
Chi phí lao động do đó không phải là yếu tố quan trọng duy nhất khi
tuyển dụng lao động, thay vào đó chất lượng lao động (đặc biệt là năng suất
và trình độ đã qua đào tạo) và an ninh lao động (các vấn đề về đình công và
các tranh chấp liên quan đến lao động) có vai trò đáng kể trong các quyết
định tuyển dụng.
Lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh với công nghệ và thiết
bị hiện đại.
Họ rất khéo léo, thông minh, tiếp thu nhanh những hướng dẫn của chúng
tôi chứng tỏ ý thức, tác phong công nghiệp của công nhân và các phương
tiện bảo hộ lao động được trang bị khá đầy đủ. Trình độ nguồn nhân lực của
4
Việt Nam có khả năng đáp ứng được các nhà đầu tư nước ngoài trong thế kỷ
21. Nói về con người, các nhà đầu tư nước ngoài tin rằng lao động Việt Nam
có thể học được, chịu khó học,có kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của họ. Cho
nên rẻ và tốt về lao động chính là hai thế mạnh nhất để chúng ta có thể tiến
nhanh vào thế kỷ 21”.
• Việt Nam có lực lượng lao động năng động và mạnh mẽ
• Người lao động tuy có tay nghề còn thấp nhưng khả năng học tập
cao. Nếu có người hướng dẫn thì người lao động có khả năng
nâng cao tay nghề.

• Lao động Việt Nam có nhiều sáng tạo, làm việc chăm chỉ
• Việt Nam có tháp dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân
công rẻ.
• Kỉ luật người lao động ở Việt Nam chưa cao phần lớn do lực lượng
lao động từ nông thôn, chưa qua đào tạo tay nghề. Vì vậy để giữ
vững kỉ luật trong lao động ta có thể hướng dẫn tuyên truyền để
người lao động hiểu rõ nhằm nâng cao tính kỉ luật trong công việc.
• Với tư cách một thành viên ASEAN nằm ở vị trí chiến lược, Việt
Nam có thể đóng vai trò như chiếc cầu nối cho Nhật Bản củng cố
và nâng cao mối quan hệ của mình với khối này.
Khó khăn:
Về lao động:
Kết quả điều tra của tổ chức ngoại thương Nhật Bản đã chỉ ra rằng,
Trung Quốc và Ấn Độ có thể cung cấp nhiều lao động trình độ cao hơn một
số nước Đông Nam Á với trình độ từ kỹ sư trở lên. Tuy nhiên, các kết quả
nghiên cứu cho thấy, khả năng cung cấp lao động tại một số khu vực ở
Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan hiện rất hạn chế.
5
Đối với lao động của Việt Nam, điểm mạnh nhất thuộc về lĩnh vực gia
công công nghệ thông tin. Trong 5 nước có lợi thế nhất là Trung Quốc, Việt
Nam, Philippines, Ấn Độ và Hàn Quốc, đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin
của Việt Nam có lợi thế về chi phí thấp (thấp hơn 20-30% so với nhân viên
công nghệ thông tin ở Trung Quốc), kỹ năng ở mức chấp nhận được. Tuy
nhiên, xét về độ cạnh tranh thì đội ngũ nhân viên công nghệ của Việt Nam
lại kém cạnh tranh hơn, trong đó có khả năng sử dụng ngoại ngữ, trong đó
có tiếng Nhật.
Bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ Việt Nam và các
bên liên quan cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp và các tổ
chức giáo dục, dạy nghề để có thể tạo dựng nguồn nhân lực có kỹ năng phù
hợp yêu cầu công việc. Cụ thể như ngoại ngữ, các kỹ năng thực hành và thái

độ ứng xử, tác phong công nghiệp phù hợp với môi trường công nghệ hiện
đại, giải quyết tình trạng cung có vẻ lớn nhưng không đáp ứng được yêu cầu
của các nhà tuyển dụng hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn trong thời
gian gần đây như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thâm hụt ngân
sách gia tăng và nguy cơ về mất ổn định tiền tệ… Trong 6 tháng đầu năm
2008 chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2008 tăng 20,34% theo
số liệu của Tổng cục Thống kê (cùng kỳ năm trước tăng 7%). Tuy nhập siêu
đã giảm trong vài tháng trở lại đây, nhưng nhập siêu hàng hóa 6 tháng đầu
năm nay ước đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng
184,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam ở hạng 91 do chỉ số "tiếp cận thị trường" chỉ đạt 112/118, còn
chỉ số về hàng rào thuế quan đứng ở vị trí 114/118 (thấp nhất trong các nước
6

×