Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

luận văn Giáo dục - Đào tạo ở thủ đô Hà Nội (1954 -1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 87 trang )

mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Trước đây do nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dõn tộc, và
nhiều lý do khách quan, chủ quan khác mà trong suốt một thời gian dài, lịch
sử Việt Nam thiên nghiên cứu về lịch sử ngoại xâm. Mỗi khi nhắc đến lịch
sử, người ta thường chỉ nghĩ đến chiến tranh, xung đột đến tinh thần kháng
chiến chống ngoại xâm của dõn tộc.
Ngày nay, trong điều kiện thống nhất đất nước, độc lập, hoà bình, phát
triển, đổi mới, trong xu thế hội nhập quốc tế, lịch sử Việt Nam bên cạnh việc
tiếp tục nghiên cứu về lịch sử ngoại xâm, còn đặc biệt quan tâm, chú trọng
đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục. Đảng và nhà nước ta
coi giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, giáo dục là quốc sách.
Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát
triển của một quốc gia. Giáo dục đào tạo đang trở thành động lực chính của
sự phát triển kinh tế, xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi con người
trong cuộc sống, của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Vì thế, bất kì quốc gia
nào cũng rất coi trọng giáo dục - đào tạo.
Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo, Hồ Chủ Tịch đã nhấn
mạnh: “Vỡ lợi Ých mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm phải
trồng người”, “khụng có giáo dục, không có cán bộ, thì không nói gì đến kinh
tế, văn hoỏ”.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để xây dựng và bảo
vệ chế độ dân chủ cộng hoà, việc cấp bách đặt ra cho dõn tộc ta là phải tiêu
diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bác đã nói: “Một dõn
tộc dốt là một dõn tộc yếu”, trong khi mét trong những hậu quả nặng nề mà
thực dân Pháp để lại cho nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là
con số hơn 90% đồng bào ta mù chữ.
1
Từ 1945 đến nay, đất nước ta tiếp tục trải qua muôn vàn khó khăn thử
thách; 9 năm kháng chiến trường kì chống Pháp (1946 – 1954), hơn 20 năm
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất nước nhà (1954 – 1975), tiến


hành đổi mới đất nước, khắc phục khủng hoảng, kiên trì mục tiêu độc lập
dõn tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội , song bất luận hoàn cảnh nào, Đảng,
Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng đến giáo dục - đào tạo.
Hiểu được vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của giáo dục - đào tạo,
cũng như trước khoảng trống về lịch sử giáo dục - đào tạo trong nghiên cứu
lịch sử dõn tộc, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì
1954-1965” làm đề tài khoá luận của mình.
Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế – chính trị, văn hoá - giáo dục của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, nhân dân Hà Nội, cũng
như nhân dân cả nước ta đang hướng về Hà Nội, chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010). Được sống trong không khí tự hào
chung này, đồng thời lại được gắn bó, học tập dưới mái trường Đại học sư
phạm Hà Nội, đang từng bước thực hiện ước mơ trở thành nhà giỏo…,cho
nờn tìm hiểu về Hà Nội ngàn năm văn hiến,về chặng đường lịch sử giáo dục-
đào tạo Hà Nội ,chính là lÝ do tôi chọn đề tài “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì
1954-1965”.
Giáo dục là một trong những điểm mạnh, điển hình của thủ đô, được
coi là bộ mặt giáo dục của cả nước. Giáo dục Hà Nội đã đóng góp lớn lao cho
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trên con đường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ 10 năm đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã sớm trở thành
tấm gương điển hình, xứng đáng là thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
10 năm đó (1954 – 1965), giáo dục - đào tạo Hà Nội đã được khôi phục, xây
dựng với hệ thống quy mô tương đối hoàn chỉnh. Đó là thời kì có tính chất
đặt nền móng, cơ sở nền tảng cho sự phát triển ở các thời kì sau.
2
Nghiên cứu giáo dục Hà Nội thời kì 1954-1965, sẽ giúp ta hiểu được
về nền giáo dục trước và sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
hiểu thêm về Hà Nội, về truyền thống hiếu học của thủ đô, của dõn tộc Từ
đó ta càng tự hào về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,thủ đô, trái tim của cả

nước .
Từ việc tìm hiểu giáo dục Hà Nội (1954-1965) còn để lại cho chóng ta
những bài học, những suy nghĩ về sự nghiệp giáo dục ngày nay.
Với những lý do cơ bản trên, chúng tôi quyết định lùa chọn đề tài:
“Giỏo dục ở Hà Nội thời kì 1954-1965” làm khoá luận tốt nghiệp đại học.
2.Lịch sử vấn đề
Lịch sử Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội nói chung, Giáo dục - Đào tạo ở
Hà Nội giai đoạn 1954 đến 1965 nói riêng, đã được các tác giả, các nhà sử
học Việt Nam nghiên cứu, nhưng không nhiều. Số sách báo viết về vấn đề
này còn hạn chế.
Theo thông tin của sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội, hiện nay
sở chỉ có một cuốn duy nhất viết riêng cho lịch sử ngành. Đó là bản sơ khảo:
Bách khoa thư giáo dục Hà Nội (xưa và nay), do ban biên tập Bách khoa thư
Hà Nội biên soạn năm 1995. Tuy nhiên tư liệu này vẫn chỉ được lưu hành nội
bộ. Hiện nay, sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đang chuẩn bị viết lại, viết hoàn
chỉnh một tác phẩm cho lịch sử của ngành Giáo dục thủ đô xưa và nay.
Trong các nguồn tư liệu, tài liệu có: Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản
Việt Nam thành phố Hà Nội (1954-1975),Lê Mậu Hãn, nhà xuất bản Hà
Nội,1995.; Lịch sử thủ đô Hà Nội, Trần Huy Liệu-Nhà xuất bản Hà Nội ,
2000. Hà Nội 20 năm chiến đấu và xây dựng, và một số tài liệu khỏc. Cỏc
tài liệu này đều đề cập đến Giáo dục - Đào tạo ở thủ đô Hà Nội (1954 -1965),
nhưng còn sơ lược.
3
Năm 2004, nhà xuất bản chính trị quốc gia, đã xuất bản cuốn Hà Nội
50 năm thành tựu và những thách thức trên đường phát triển ,Viện Khoa học
xã hội Việt Nam. Trong đó, có khá nhiều bài viết về sự nghiệp giáo dục thủ
đô, trong 50 năm xây dựng và phát triển (1954-2004); bài: 50 năm phát triển
sự nghiệp khoa giáo Hà Nội-thành tựu và triển vọng (GS.TS Đỗ Nguyên
Phương Uỷ viên trung ương Đảng, trưởng ban khoa giáo trung ương);bài:
“Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội 50 năm xây dựng và trưởng thành” (của

Nguyễn Tiến Đoàn-Uỷ viên thường vụ thành uỷ giám đốc sở Giáo dục - Đào
tạo Hà Nội)…Nhưng những bài báo cáo này chỉ chủ yếu khai thác ,làm nổi
bật thành tựu của nghành giáo dục thủ đô trong thời kì đổi mới, còn ở thời kì
sau năm 1954 đến trước thời kì đổi mới ,thì chỉ nói mấy nét chung chung,
bằng vài con số sự kiện về tình hình khó khăn ,và thành tựu của nó.
Trong tác phẩm Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ,Trần Quốc Vượng, nhà xuất bản Quân đội nhõn dõn,2004,tỏc giả cũng
chỉ đưa ra một vài nhận xét khái quát những thành tựu bước đầu của ngành
giáo dục Hà Nội, trong giai đoạn 1954-1965. Bởi lẽ, cuốn sách này không
nhằm nghiên cứu cụ thể về hệ thống, chương trình, qui mô đào tạo …,lịch sử
của nghành giáo dục thủ đô.
Như vậy, các tác phẩm trờn đó giành một phần bàn về lĩnh vực Giáo
dục - Đào tạo thủ đô từ sau năm 1954 , nhưng giai đoạn (1954-1965) còn rất
khái lược và chủ yếu nêu lên thành tựu và vấn đề cơ bản của Giáo dục - Đào
tạo thời kì đổi mới.
Nhìn chung, Giáo dục - Đào tạo Hà Nội nói chung và lịch sử Giáo dục
- Đào tạo Hà Nội ở thời kì 1954-1965 nói riêng ,đã được một số cơ quan, tập
thể, cá nhân nghiên cứu. Họ đã để lại một số tài liệu quan trọng để có thể tiếp
tục tìm hiểu về vấn đề này. Song chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ,
có hệ thống, khách quan, cụ thể về giáo dục ở Hà Nội thời kì 1954-1965
4
-mười năm đầu hoà bình tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền
móng, cơ sở cho sự phát triển ở các giai đoạn sau.
Chúng tôi hy vọng với việc nghiên cứu: “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì
1954-1965” của mình sẽ là một sự đóng góp , dù rất nhỏ, vào những trang sử
về giáo dục ở Hà Nội, về nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong 10 năm đầu
tiên thực hiện, của thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển, thành tựu, khó khăn

của giáo dục Hà Nội từ 1954-1965.
3.2.Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung:Với đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu những vấn đề
sau:
+ Bối cảnh lịch sử của Hà Nội, thực trạng của nền giáo dục thủ đô
trong những năm đầu hoà bình lập lại.
+ Sù quan tâm chỉ đạo của Đảng , Nhà nước và ban lãnh đạo thành phố
đối với sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo Hà Nội - thủ đô nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
+Tìm hiểu quá trình xây dựng bước đầu của nghành giáo dục thủ đô về
;chương trỡnh,qui mụ,chất lượng đào tạo,hệ thống giáo dục và hệ thống cỏc
trưũng, cựng đội ngò giáo viên. Quá trình xây dựng đú luụn bám sát vào chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước,phự hợp với điều kiện của từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.
+Đề tài còn đề cập đến những thành tựu , hạn chế và những bài học
kinh nghiệm rót ra từ thực tiễn giáo dục Hà Nội (1954-1965).
- Về thời gian:Trong khoá luận này ,chúng tôi tập trung tìm hiểu nền
giáo dục- đào tạo của Hà Nội , từ sau 10 /10 /1954 đến năm 1965.
5
- Về không gian: Đề tài tìm hiểu về các nghành ; bình dân học vụ – Bổ
túc văn hoá; nhà trẻ – mẫu giáo, phổ thông cấp I, II, III, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề (các trường trực thuộc thành phố Hà Nội quản lí).
4. Nhiệm vụ của đề tài
Qua việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dùa vào các
nguồn tài liệu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Khôi phục và dựng lại quá trình phát triển của hệ thống giáo dục ở
Hà Nội từ 1954-1965.
- Trình bày những kết quả, thành tích cũng như những khó khăn, hạn
chế của Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội thời kì 1954-1965. Tác động của nó
đối với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, trong 10 năm đầu xây

dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “thủ đô Hà Nội phải là thành phố
gương mẫu”. Đồng thời là sự tác động của nó đối với sự phát triển giáo dục
thành phố Hà Nội nói riêng và với cả nước nói chung.
5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1.Nguồn tư liệu
- Các tư liệu có tính chất lý luận:
+ Các tác phẩm của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước như: Hồ Chủ
Tịch, Trường Chinh
+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), nghị quyết Hà
Nội trung ương Đảng.
+ Những chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục của Bộ Giáo dục -
Đào tạo, của sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội.
- Các tài liệu tham khảo
+Các bài viết về lịch sử giáo dục- đào tạo Việt Nam .
+ Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội từ
1954-1965 như: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, Lịch sử thủ đô Hà Nội
6
(Trần Huy Liệu), Bách khoa thư giáo dục Hà Nội (xưa và nay) của sở Giáo
dục - Đào tạo thành phố Hà Nội
+ Các thông tin từ sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội (phòng
truyền thống của sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội).
+Thông tin trờn cỏc trang website trên mạng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài ,chúng tôi dựa trờn phương luận Macxớt trong
nghiên cứu lịch sử .Phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic là hai phương
pháp chủ đạo trong nghiên mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu khoá luận này.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp :phõn tớch,tổng hợp
để thấy được mối liên hệ ,sự tác động qua lại giữa giáo dục với tình hình
kinh tế ,xã hội và bối cảnh lịch sử ở Hà Nội ,miền Bắc nước ta thời kỡ đú.
- Các phương pháp: thống kê, đối chiếu, so sánh cũng được sử dụng, để

thấy được quá trình phát triển của Giáo dục Hà Nội qua các giai đoạn 1954-1965.
- Chúng tụi cũn dựng phương pháp phỏng vấn khi đến sở Giáo dục -
Đào tạo Hà Nội tra cứu thông tin tư liệu.
6. Những đóng góp của đề tài
Thực hiện nghiên cứu đề tài này,với mục đích khôi phục lại bức tranh
khái quát về giáo dục ở Hà Nội, trong 10 năm đầu hoà bình tiến lên chủ nghĩa
xã hội (1954-1965),luận văn còn nhằm tìm hiểu về nội dung, chương trình,
biện pháp giáo dục, hệ thống trường líp, qui mô đào tạo, cùng những thuận
lợi, khó khăn và kết quả, hạn chế của nú.Tỡm hiểu vị trí, vai trò của giáo dục
Hà Nội ở giai đoạn này, đối với sự nghiệp giáo dục của Hà Nội trong mấy
chục năm qua, cũng là một vấn đề được luận văn đề cập đến. Từ đó, rót ra bài
học kinh nghiệm, nhằm làm tốt hơn công tác Giáo dục - Đào tạo ngày nay.
7. Bố cục bài luận văn
7
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Bối cảnh lịch sử của Hà Nội và những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước, của thành phố Hà Nội về phát triển văn hoá giáo dục sau
khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Chương II: Giáo dục Hà Nội trong những năm khôi phục và bước đầu
phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội (1954-1960).
Chương III: Giáo dục Hà Nội từ 1961-1965.
Chương I
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA HÀ NỘI VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG LỚN
CỦA ĐẢNGVÀ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ PHÁT
TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC SAU KHI MIỀN BẮC
HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG
1. Kháng chiến chống Pháp kết thúc. Hiệp định Giơnevơ về việc
lập lại hoà bình ở Việt Nam, thủ đô được giải phóng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và hiệp định Giơnevơ về việc
lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết (21/7/1954), đã đánh dấu sự kết thúc

thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì 9 năm chống Pháp của nhân dân ta.
Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kì cách mạng
mới: Thời kì thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Miền Bắc, làm hậu phương lớn cho miền Nam hoàn thành cách
mạng dõn tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà, tiến tới cả
nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Việt Nam còn làm nghĩa vụ quốc tế
với Lào và Campuchia.
Theo qui định của Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội còn nằm trong vùng tập
kết 80 ngày của quân đội Pháp. Cũng như trên toàn miền Bắc, trước khi rút
quân, thực dân Phỏp đó cướp bóc, phá hoại Hà Nội về mọi mặt. Song cùng
8
với nhân dân miền Bắc, nhân dân Hà Nội đã đấu tranh quyết liệt, đũi Phỏp thi
hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, chống mọi hành vi phá hoại cách
mạng của chúng, chuẩn bị chu đáo, toàn diện để tiếp quản thủ đô.
Ngày 10/10/1954 thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
Ngày 01/ 01/1955, 25 vạn dân thủ đô đã tiến hành cuộc mít tinh lớn tại
vườn hoa Ba Đình, chào đón chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và
chính phủ về thủ đô sau 9 năm xa cách.
Hà Nội trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, trái tim của cả
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bắt đầu công cuộc khôi phục cải tạo, xây
dựng và bảo vệ thủ đô theo con đường xã hội chủ nghĩa. Điều đó có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tiến trình thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng chiến lược
của miền Bắc nói riêng, của cả nước nói chung. Trong tiến trình Êy, thời kì
đầu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với việc đặt nền móng, tạo cơ sở, tiền
đề cho sự phát triển ở giai đoạn sau.
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội Hà Nội sau khi lập
lại hoà bình (10/10/1954).
2.1. Tình hình chính trị
Hà Nội trước ngày giải phóng, diện tích chỉ có 152,2 km
2

, với 380.000
dân (4;20)
Để gây khó khăn cho ta trong việc tiếp quản, ngày 20/8/1954, thực dân
Phỏp cựng tay sai và bọn Việt gian, đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan công sở
của chúng đến ngày 15/9/1954 phải đóng cửa.
Ngày 22/8/1954, Pháp ra lệnh bắt tất cả công nhân viên chức kĩ thuật,
kĩ sư, bác sĩ, nhà buôn lớn phải di cư vào Nam. Chóng mang theo hoặc đốt
các hồ sơ quớ hiếm. Những gì có thể mang đi là chúng vơ vét sạch, còn lại thì
đốt phá, biến thành đống đổ vỡ. Khi tiếp quản, có tới 25/37 công sở bị thiệt
9
hại nặng nề về tài sản. Cho nên ta phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền của
để khôi phục.
Ngoài việc phá hoại cơ sở vật chất, kẻ thù còn thực hiện chính sách
thâm độc, bằng mọi cách dụ dỗ, lừa bịp, cưỡng Ðp người dân đi Nam.
Chính sách di dân của Mĩ – Diệm đã lôi kéo, cưỡng bức đến 2.000
công chức cũ ở Hà Nội và 7.373/ 30.000 người dân Hà Nội và các tỉnh về Hà
Nội ghi tên di cư đã đi Nam (16;4).
Đây là một trong những tổn thất lớn đối với ta.
Không những thế, Mĩ và Phỏp cũn cài lại ở Hà Nội, Hải Phũng cỏc cơ
quan tình báo của chúng, tiếp tục hoạt động ,điều tra tình hình Hà Nội (nhất
là từ 10/10/1954) có tới 23 đảng phái lớn nhỏ khác nhau, lén lút hoạt động,
tuyên truyền, xuyên tạc các chính sách của chính phủ ta, “kờu gọi” dân đi
Nam, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, gây cho dân chúng tâm lý hoang
mang, lo sợ
Trong vô vàn khó khăn, chúng ta lại có những thuận lợi: Nhân dân đã
thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than , phấn khởi tin tưởng vào Đảng, tin vào chế độ
mới.Toàn Đảng,toàn quân và toàn dân đoàn kết, quyết tâm xây dựng, bảo vệ
chế độ mới.
Trong số đụng cỏc công chức người Việt của bộ máy chính quyền cũ ở
lại Hà Nội, cùng hơn 200 sĩ quan, hơn 2.000 hạ sĩ quan của chế độ cũ được ta

lưu dụng, do sù quan tâm giáo dục của cách mạng, dần dần họ đã vững tin
theo Đảng, tích cực góp sức cùng toàn thể nhân dân khôi phục, phát triển
thành phố trong chế độ mới, nhất là trong những ngày đầu giải phóng . Ta đã
phải tích cực vận động, tổ chức cho họ học tập chính trị, giáo dục động viên,
giúp đỡ họ xoá bỏ mọi e ngại và mọi mặc cảm với chế độ mới.
Trung ương Đảng, Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến Hà Nội. Ngay
trong ngày giải phóng (10/10/1954), chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: sau cuộc
10
biến đổi lớn, việc phục hồi lại đời sống bình thường sẽ phức tạp khó khăn.
Nhưng chính phủ cố gắng, quyết tâm , toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm
nhất trí góp sức với chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó
khăn và đạt mục đính chung: làm cho Hà Nội thành một thủ đô yên ổn, tươi
đẹp và phồn vinh, “thủ đô Hà Nội phải là thành phố gương mẫu”.
Thực hiện chủ trương, chính sách của trung ương Đảng, của nhà nước
và vâng lời dạy của Hồ Chủ Tịch, ngay sau ngày giải phóng, Hà Nội đã bắt
tay ngay vào việc ổn định tình hình , xây dựng hệ thống chính trị xã hội, giữ
vững trật tự an ninh.
Đến ngày 21/11/1957, các tầng líp nhân dân thủ đô phấn khởi tham gia
bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên sau ngày
thủ đô giải phóng. Trên 97% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Hội đồng nhân dân đã
bầu Uỷ ban hành chính thành phố gồm 11 vị do bác sĩ Trần Duy Hưng làm
chủ tịch(14;36).
Trong 10 năm (1957-1964), Hà Nội đã khôi phục, cải tạo và xây dựng
với tinh thần tự lực, sáng tạo. Sau giải phóng, Hà Nội đã trải qua những cuộc
thay đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa để trở thành thủ đô
một nước Việt Nam mới.
2.2.Tỡnh hình kinh tế.
Nhỡn một cỏch tổng quát, trước ngày giải phóng, Hà Nội có một nền
kinh tế sút kém, lạc hậu. Nó là một nền kinh tế thuộc địa điển hình, rất manh
mún, nhỏ bé, què quặt về mọi mặt. Nền kinh tế Êy còn chịu hậu quả của 9

năm chống Pháp tàn phá, cùng sự phá hoại trước khi rút quân của chúng, làm
cho sản xuất kinh doanh đỡnh đốn.Tỡnh trạng đú đó để lại những hậu quả to
lớn mà Đảng bộ phải giải quyết sau khi tiếp quản thành phố.
Từ Hội nghị Giơnevơ họp đến ngày tiếp quản,nhõn dõn Hà Nội tiếp
nhận :"58 xe vận tải các loại, 250 sóng, 35 tán đạn12 tấn mỏy múc,3 tấn
thuốc,4 tàu thuỷ, 6 mỏy vụ tuýến điện, 20 máy điện thoại,một tàu cuốc và 8
11
xà lan. Tất cả các đầu máy xe lửa và đại bộ phận máy móc ,nguyên vật liệu
của nhà ga Hà Nội ,xưởng cơ khí bưu điện ,nhà máy điện của nhiều , xí
nghiệp công sở khác đều được công nhận, kiên quyết đấu tranh không cho
địch di chuyển hoặc phỏ hỏng''(23;139).
Đảng bộ Hà Nội chủ trương, tiến hành cải cách ruộng đất ở ngoại thành,
phục hồi và bước đầu phát triển kinh tế. Ngay trong tháng 9/1954, nghị quyết
Bộ chính trị nêu rõ: “Sau đình chiến, chúng ta sẽ đứng trước một nhiệm vụ to
lớn trong công tác là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc
dõn”. “Trong thời kì khôi phục trước hết cần nắm vững việc phục hồi công
thương nghiệp, chia ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất
của địa chủ. Căn cứ vào nghị quyết của Bộ chính trị và các chỉ thị của Ban
chấp hành trung ương thành uỷ, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác cải cách ruộng
đất, phục hồi và bước đầu phát triển kinh tế. Đời sống vật chất của nhõn nhõn
thủ đô dần dần ổn định và cải thiện. Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất,
cùng với tình trạng chung của miền Bắc, bên cạnh những thắng lợi thu được,
Hà Nội cũng mắc phải những sai lầm thiếu xót nghiêm trọng, đến 1956, công
tác sửa sai mới được tiến hành. Trong công nghiệp, thành phố đã khôi phục,
xây dựng được thêm nhiều cơ sở. Điều đó không chỉ có ý nghĩa cho việc phát
triển, cải tạo kinh tế Hà Nội ở giai đoạn sau, mà nú cũn tác động đến sự phát
triển của nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, văn hoá và giáo dục
2.3. Tình hình văn hoá- xã hội
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ
thuật nước ta. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đa số tri thức, văn nghệ sĩ Hà

Nội đi theo kháng chiến, phục vụ kháng chiến, chỉ còn số nhỏ ở lại. Do đó,
văn hoá thành phố không còn lực lượng sung sức. Khi đến tiếp quản, "thành
phố chỉ có 3 đoàn nghệ thuật sân khấu (Kim Chung, Kim Phụng, Lạc Việt)
chủ yếu diễn rạp chiếu bóng, 140 hiệu sách, 100 hiệu ảnh, 159 nhà in, đài
phát thanh quán sứ, phòng thông tin Tràng Tiền"(Báo cáo của Uỷ ban thành
12
phố về "Tình hình Hà Nội năm 1954".Lưu trữ Văn phòng UBND thành
phố.Hồ sơ 2/1954).
Về khoa học, không có công trình nào lớn. Ta tiếp thu 12 cơ sở: các
viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, 3 trường dạy nghề, trường
viễn Đông Bác Cổ, Viện bảo tàng Louis Jinot, thư viện trung ương bị Pháp
mang đi rất nhiều sỏch quớ hiếm. Một số nhà trí thức lớn cóng đi Nam hoặc
sang Pháp.
Những tàn dư của xã hội thuộc địa trải qua 8 năm chiến tranh để lại rất
nặng nề. Những độc hại của văn hoá thực dân nô dịch đã làm cho văn hoỏ
dõn tộc bị mai một dần đi. Đời sống nhân dân, nhất là nông dân gặp vô vàn
khó khăn và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân, hàn gắn vết thương
chiến tranh là nhiệm vụ bức thiết nhất.
Khôi phục và phát huy tinh hoa văn hoỏ dõn tộc, xoỏ bỏ tàn dư, hủ tục
lạc hậu của văn hoá thực dân phong kiến, tiếp thu có chọn lọc văn hóa- khoa
học kĩ thuật tiên tiến của thế giới, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo nhân dân thủ đô bước vào thời kì khôi phục,
cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy mới mẻ. Đó thực sự là cuộc cách
mạng toàn diện, vô cùng khó khăn, chưa có tiền lệ trong lịch sử thủ đô nhằm
cải tiến chế độ xã hội cũ xây dựng chế độ xã hộ mới, mang lại phồn vinh,
hạnh phóc, tự do, thực sự cho nhân dân “Thủ đô Hà Nội phải là thành phố
gương mẫu”, để nhân dân cả nước hướng về.
3. Tình hình giáo dục ở Hà Nội sau hoà bình (10/10/1954)
3.1. Khái quát giáo dục ở Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội cũng như nhiều địa

phương khác trong cả nước, còn tồn tại dưới chế độ nửa thực dân nửa phong
kiến.
13
Khi xâm lược, cai trị thuộc địa, thực dân Pháp đã nhận thức ngay, về
vai trò quan trọng của việc sử dụng giáo dục làm công cụ phục vụ đắc lực
cho cuộc khai thác, áp bức bóc lột dân bản xứ.
Trong báo cáo ở hội nghị thuộc điạ Paris 1906 có chi tiết nói rằng: “chỉ
chinh phục đất đai thì không đủ mà còn cần phải chinh phục tâm hồn nữa”.
Và những người Pháp cũng luôn nhấn mạnh: “Phải thuyết phục và lôi kéo lớ
trớ và trái tim (của những con người bản xứ) cũn đú bằng mọi cách đầu tiên
làm cho khiếp đỏm” (Pourville), giáo dục là một công cụ mạnh nhất và chắc
chắn nhất trong tay kể đi chinh phục” (Eluro).
Rõ ràng, thực dân Phỏp đó thấy rõ sự cần thiết phải đặt vấn đề giáo dục
những người bản xứ lên hàng đầu, của công việc cấp thiết nhất của sự xâm
chiếm thuộc địa. Lẽ như G.Hardy nói: “Sau khi người lính đã hoàn thành sự
nghiệp của mỡnh thỡ đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp của họ”.
Thực dân Pháp đề cao giáo dục ở thuộc địa, thế nhưng chính sách giáo
dục của chúng ở Việt Nam lại nhằm mục đích duy trì và củng cố sự bóc lột
và thống trị của chúng, chứ hoàn toàn không nhằm một chút nào vào việc mở
mang dân trí, truyền bá văn minh như chúng thường khoe khoang cả.
Thực dân Phỏp đó chủ trương “làm cho ngu dân để trị”. Chúng hạn chế
mở các trường học, các trường học Pháp được mở chỉ nhằm đào tạo nhân lực
phục vụ cho chính quyền cai trị của Pháp ở nước ta. Phỏp cũn dựng trường
học để đầu độc cả thế hệ thanh thiếu niên bằng tư tưởng kì thị dân téc, xa rời
cuộc sống thực tế của đồng bào, xa rời vận mệnh của tổ quốc.
Chính sách giáo dục của thực dân Phỏp đó đẩy 90% dân số Hà Nội vào
cảnh mù chữ; song kẻ thù không thể chinh phục được con tim và khối óc của
người dân Hà Nội, người dân Việt Nam. Không phải tất cả những người được
đào tạo trong các trường học Pháp mở đều phục tùng chính quyền thực dân.
Mà chính những ngôi trường đó lại tạo điều kiện cho ta tiếp xúc với sự tiến

bộ của phương Tây, đồng thời thấy rõ hơn bộ mặt thật của kẻ thù.
14
Thời Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Hà Nội nói
riêng có sự thay đổi, chuyển biến từ Nho học sang Tây học, có sự củng cố qui
mô trường líp, nội dung giáo dục. Đã có nhiều người lấy được bằng sơ đẳng
tiểu học Pháp – Việt, bằng thành chung, tó tài Đó là minh chứng cho truyền
thống hiếu học của người dân Hà Nội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 19/ 8/ 1945, nhân dân Hà Nội đã nhất
tề nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, đưa Cách mạng Tháng
Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hà Nội trở thành
thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
15
3.2. Giáo dục ở Hà Nội từ sau cách mạng tháng 8 đến trước ngày
giải phóng (10/ 10/1954).
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân
dân, nền giáo dục nô dịch, phản động của thực dân Pháp bị xoá bỏ, nền giáo
dục mới của nước Việt Nam độc lập được xây dựng ở thủ đô và trong cả
nước.
Nền giáo dục mới có mục đích cao cả là “ tồn trọng nhân phẩm, rèn
luyện chí khí, phát triển tài năng” của mọi người để phục sự đoàn thể và góp
phần vào cuộc tiến hoá chung của nhân loại” (Trích: Bản tuyên bố của giáo dục
10/ 1945 đăng trờn “Giỏo dục tân san” sè 1/1945).
Hà Nội đó cựng cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển
sự nghiệp giáo dục của mình. Nhưng khi nhân dân đang nô nức xây dựng
chính quyền mới, ngành giáo dục thủ đô đang tích cực trong phong trào “diệt
dốt” và chuẩn bị trường líp, bàn ghế, đón nhận học sinh bước vào năm học
mới với nền giáo dục mới, thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta,
gây hấn ở nội thành Hà Nội.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và chính phủ đã khẩn trương
chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ở thủ đô. Việc tổng di chuyển các khu tàng, xí

nghiệp, các cơ quan của Đảng, chính phủ ra khỏi Hà Nội được tiến hành.
Người già, trẻ em được tổ chức đi tản cư về các tỉnh lân cận. Học sinh theo
gia đình tản cư ra các vùng an toàn để tổ chức học hành cùng con em nhân
dân địa phương.
Trong 9 năm kháng chiến, Hà Nội tạm thời nằm trong ách chiếm đóng
của thực dân Phỏp. Dự vậy, người dân Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu
trong lòng địch về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, quân sự.
Phong trào diệt dốt vẫn ngấm ngầm phát triển trong các tổ chức kháng chiến
đoàn thể quần chúng.
16
Từ năm 1948, nguỵ quyền mở lại trường học làm công cụ phục vụ học
tập cho chính quyền bù nhìn và là nơi bắt lính.
Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống chính sách văn hóa
nô dịch, chống quân sự hoá học đường, chống bắt lính phát triển mạnh từ
năm 1950 cho đến ngày thủ đô hoàn toàn giải phóng (10/ 10/ 1954).
3.3. Giáo dục ở Hà Nội sau ngày giải phóng 10/ 10/ 1954
Trước 10/ 10/ 1954, Hà Nội phải gánh chịu hậu quả nặng nề của một
nền giáo dục thuộc địa, của 9 năm bị Pháp chiếm đóng và 80 ngày bị chúng
phá hoại.
Ngày giải phóng, ta tiếp quản hệ thống giáo dục phổ thông chỉ có các
cơ sở hành chính của khu gia đình Hà Nội. Nó gồm các Ty tiểu học nội ngoại
thành, Gia Lâm, Ty thanh niên và bình dân giáo dục nội ngoại thành, và các
trường: 4 trường công, 42 trường tư hệ trung học, 11 trường công, 97 trường
từ hệ tiểu học. Điều kiện vật chất của trường líp không đầy đủ, thiếu bàn ghế,
líp học ở các trường tiểu học, thiếu dụng cụ thí nghiệm ở các trường trung
học. Hơn 50% giáo viên đi Nam. Nạn mù chữ của nhân dân vẫn rất trầm
trọng. Cả thành phố có tới 7 vạn người không biết chữ (14;112). Có hai hệ
thống giáo dục phổ thông song song tồn tại. Hệ thống 9 năm của ta ở vùng tự
do cũ và hệ thống trung tiểu học 12 năm của địch để lại. Tư tưởng của giáo
viên từ vùng tự do cũ chuyển về và cả những giáo viên ở lại Hà Nội đều có

diễn biến phức tạp. Họ đều cần được giáo dục - đào tạo. Trong số đó, địch
còn cài lại một số Ýt phần tử phá hoại.
Như vậy, cũng như tất cả các lĩnh vực hoạt động khác, khi bước vào
thời kì mới, giáo dục ở Hà Nội phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Đó là hậu
quả của một thành phố vốn là thuộc địa, lại vừa trải qua 9 năm chiếm đóng
của thực dân Phỏp, cựng việc phá hoại của chúng trước khi rút quân, cho nên
ngay khi thủ đô được giải phóng, trung ương Đảng, Nhà nước và Đảng bộ
thành phố Hà Nội đó lónh đại nhân dân bắt tay ngay vào việc khôi phục kinh
17
tế (1954 – 1957), bước đầu phát triển kinh tế – văn hoá (1957-1960), thực
hiện kế hoạch 5 năm (1960-1965). Đó là 10 năm đầu đi lên chủ nghĩa xã hội
(kể từ sau hoà bình lập lại) của Hà Nội nói riêng và của toàn miền Bắc Việt
Nam nói chung.
Như Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết
cần có những con người xã hội chủ nghĩa muốn có người xã hội chủ nghĩa
phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa"(11;116). Trong đó, để có con người xã hội
chủ nghĩa thì nhiệm vụ giáo dục phải đặt lên hàng đầu. “Vỡ lợi Ých mười
năm phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm phải trồng người”. Thấm nhuần lời
dạy của Bác, nhận thấy rõ vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ thủ đô, bảo vệ nước nhà, Đảng bộ Hà Nội đã chú trọng đẩy
mạnh công tác giáo dục cựng cỏc lĩnh vực khác, nhằm tạo nên sức mạnh tổng
hợp để Hà Nội xứng đáng là thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mà từ
1976 là thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, của thành phố Hà
Nội về phát triển văn hoá giáo dục sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Sau ngày giải phóng, cả nước ta nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa
đế quốc là Mĩ cùng tay sai đại diện cho phong kiến và tư sản mại bản đang
thống trị ở miền Nam.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội; giữa

chủ nghĩa xã hội với con đường chủ nghĩa tư bản miền Bắc.
Do đó, nhiệm vụ của cách mạng và giáo dục trong giai đoạn mới, cụ
thể là: hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi kinh tế quốc phòng, cải tạo xã
hội chủ nghĩa nhằm chuẩn bị đưa miền Bắc chuyển lên giai đoạn cách mạng
xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam, tiến tới thống
nhất đất nước.
18
Giáo dục đảm nhận nhiệm vụ, mau chóng nâng cao trình độ văn hoá
cho nhân dân, nhất là cán bộ, công nông, quân đội nhằm nâng cao giác ngộ
xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện học tập và tiếp thu khoa học kĩ thuật; đào tạo
hàng vạn cán bộ trung, cao cấp cho sự nghiệp cách mạng trước mắt và lâu
dài.
Trong nghị quyết Trung ương lần VII (3/ 1955), Đảng ta đã nêu rõ cần:
(3;65)
- Chấn chỉnh và củng cố giáo dục phổ thông.
- Thống nhất hai hệ thống giáo dục.
- Bồi dưỡng cán bộ giáo dục và tư tưởng chính trị.
- Bổ túc văn hóa cho cán bộ.
- Tiếp tục phát triển bình dân học vụ.
Nghị quyết Trung ương lần 8 và 12 của Đảng cũng nhấn mạnh đến vấn
đề đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục,
vấn đề dân lập trong giáo dục.
Thời kì 1954 – 1957 được xác định là thời kì giáo dục trải qua một quá
trình, để hình thành từng bước đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa trên lý
luận và trên thực tiễn.
Trong quá trình phấn đấu xây dựng nền giáo dục dõn tộc dân chủ và
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, ngành giáo dục thủ đô luôn được các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, dìu
dắt, chỉ bảo một cách cụ thể từ mục đích, nội dung đến phương châm,
phương pháp của nền giáo dục. Đó là yếu tố quan trọng, có tác dụng soi sáng

những quan điểm giáo dục của Đảng và cổ vũ, động viên toàn ngành giáo dục
thủ đô, nêu cao tinh thần, khắc phục khó khăn chủ động sáng tạo, thực hiện
đương lối giáo dục của Đảng, đưa sự nghiệp giáo dục ở Hà Nội phát triển liên
19
tục, mạnh mẽ và vững chắc ở tất cả các ngành học , cấp học, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước.
Những ngày đầu hoà bình lập lại, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà
nước và thành phố Hà Nội đối với ngành giáo dục về cơ bản vẫn dựa trờn
đường lối giáo dục đã đưa ra từ sau ngày giành độc lập (Tháng Tám năm
1945). Nó được xây dựng theo 3 nguyên tắc mà “Đề cương văn hoỏ” năm
1943 của Đảng cộng sản Đông Dương đã đề ra: “Dõn tộc, khoa học, đại
chỳng”. Nguyên tắc này được kết hợp với đường lối Giáo dục xã hội chủ
nghĩa mà Đảng, Bác Hồ đã chỉ rõ. Trong cuộc nói chuyện với học sinh, giáo
viên trường cấp III Chu Văn An (31/ 12/ 1958) Bỏc đó giải thích: “Nhà
trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi
với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm”. Các thầy cô giỏo, cỏc chỏu cần
luôn luôn bồi dưỡng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh tiêu diệt cá nhân
chủ nghĩa. Bác mong các thày cô giáo đoàn kết cố gắng, tiến bộ hơn”(9;116).
Mục đích giáo dục của chúng ta nhằm đào tạo học sinh thành những
công dân tốt, những cán bộ tốt để phục sự quốc gia”.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (5/ 9/ 1945), Bác viết
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dõn tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(9;23).
Đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ về nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa ở thủ đô cũng như đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà,
không chỉ được thực hiện ở một thời điểm lịch sử năm 1945, hay sau năm
1954, mà đó là đường lối chiến lược của nền giáo dục chủ nghĩa xã hội được
dân ta phấn đấu, thực hiện trong hơn 60 năm qua. Và tuỳ theo tình hình của
mỗi thời kì phát triển của lịch sử đất nước, mà Đảng, Nhà nước, thành phố

Hà Nội có những sách lược, nhiệm vụ cụ thể phù hợp.
20
Ngày 18/ 12/ 1954, trong buổi nói chuyện với học sinh trường trung
học Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương về mục đích học tập, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là
người chủ tương lai của nước nhà, muốn xứng đáng vai trò của người chủ thì
phải học tập".
Học bõy giờ với học dưới chế độ thực dân phong kiến khác hẳn nhau.
“Học để phụng sự ai? Học để phục sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho
dân giàu, nước mạnh, tức là làm tròn nhiệm vụ của người làm chủ nước nhà”
Trong 10 năm đầu xây dựng (1954 – 1965), điểm đáng chú ý là Hà Nội
đã thực hiện tốt chủ trương cải cách giáo dục lần hai (1956), từng bước hoàn
thành nhiệm vụ giáo dục mà Đảng, Nhà nước đề ra, chỉ đạo kịp thời trong các
hội nghị Trung ương và trong Đại hội III (1960) của Đảng. Từ khi xây dựng
đến nay, nền giáo dục chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã tiến hành các cuộc cải
cách giáo dục chính: lần I (1950), lần II (1956), lần III (1979), lần IV (1982),
lần V (2004) và Hà Nội luôn được coi là trung tâm, là thành phố gương mẫu.
Ở Hà Nội, từ ngày giải phóng hai hệ thống giáo dục phổ thông tồn tại.
Phần lớn các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, một vài
trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm. Hà Nội đã chuẩn bị các
điều kiện để thực hiện đề án của Bộ giáo dục sáp nhập hai hệ thống giáo dục,
lập ra hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Sở giáo dục - đào tạo Hà Nội
luôn quán triệt tư tưởng, đường lối của Trung ương và Đảng bộ thành phố. Bí
thư thành uỷ Hà Nội trong những năm 1956 - 1965 là ông Trần Lâm, và giám
đốc sở giáo dục - đào tạo thành phố Hà Nội năm 1956 là ông Nguyễn Đình
Dụ, người đó cú những đóng góp, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giáo dục
thủ đô, trải qua 10 năm đầy khó khăn thử thách. Hiện nay sở Giáo dục - đào
tạo cũng như toàn ngành giáo dục Hà Nội vẫn đã và đang kế thừa sự nghiệp
của những người đi trước, tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ: thủ đô Hà
Nội phải là thành phố gương mẫu, xứng đáng là thủ đô nước Cộng hoà xã hội

21
chủ nghĩa Việt Nam, xứng đáng với tên gọi Hà Nội ngàn năm văn hiến, mà
cả nước đang hướng về kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 -
1020).
Trong thời kì 1956 - 1965, giáo dục Hà Nội cơ bản thực hiện theo nội
dung cải cách giáo dục lần II (1956), với mục tiêu: “Đào tạo, bồi dưỡng thế
hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt,
những công dân tốt, trung thành với tổ quốc, những người lao động tốt, cán
bộ tốt của nhà nước, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến
lên xây dựng xã hội ở nước đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà, trên
cơ sở độc lập và dân chủ”(16;69). Thực hiện phương châm “Liờn hệ lý luận
với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội”.
Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện bao gồm 4 mặt: đức dục, trí
dục, thể dục, mĩ dục. Trong đó lấy “Trớ dục” là cơ sở, đồng thời tăng cường
giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đức cũng trên cơ sở coi trọng giảng dạy tri
thức có hệ thống. Coi trọng phương pháp giáo dục; tăng cường thực hành,
tăng cường giê lao động sản xuất, chú ý nhiều hơn đến ứng dụng tri thức vào
đời sống.
Xây dựng chương trình sách giáo khoa mới nhằm cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, bồi dưỡng cho học sinh những tư
tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng
Thực hiện giáo dục phổ thông 10 năm 3 cấp học. Tổ chức thi hết cấp I,
II và tốt nghiệp cấp III. Giới hạn độ tuổi đi học Ýt nhất là 7 tuổi tròn.
Cải cách giáo dục năm 1956 đòi hỏi xóa bỏ tận gốc tàn dư của nền giáo
dục cũ, đưa chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn thực tiễn, theo sự chỉ đạo
từ trung ương xuống. Nó cải tạo mô hình giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhất là
theo mô hình của Liờn Xụ.
22
Nhìn chung, Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội đó cú chủ trương
đường lối kịp thời, đúng đắn về xây dựng, phát triển giáo dục - đào tạo, đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ của thủ đô, đất nước trong thời kì mới.
Tiểu kết:
Giáo dục - đào tạo ở Hà Nội trước cách mạng tháng 8/ 1945, chủ yếu
mang đặc điểm của nền giáo dục phong kiến - thực dân.
Khi cách mạng tháng 8/ 1945 thành công, Hà Nội trở thành thủ đô của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, là trái tim mà triệu người dân Việt Nam
hướng về. Hoà chung với không khí của cả nước, Hà Nội bắt tay vào phong
trào thi đua diệt giặc dốt, phát triển cỏc lớp bình dân học vụ.
Trong kháng chiến chống Pháp, giáo viên và học sinh Hà Nội tản cư ra
vùng tự do tổ chức việc học hành. Đồng thời, dưới ách chiếm đóng của thực
dân Pháp, một hệ thống giáo dục của ngụy quyền được mở lại.
Năm 1950, Hội đồng chính phủ đề xướng cải cách giáo dục, giáo dục
Hà Nội đó cú những bước phát triển mới, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh
mẽ của hệ thống trường líp, chất lượng giáo dục, đội ngò giáo viên và cán bộ
quản lý sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng vào năm 1954.
Sau ngày tiếp quản, tình hình Hà Nội rất khó khăn, phức tạp toàn diện,
bởi hậu quả của thời kì Pháp thuộc, của 9 năm kháng chiến và sự tiếp tục phá
hoại của thực dân Pháp. Nhưng trong niềm vui dưới chế độ mới và nền hoà
bình lập lại, nhân dân thủ đô đã đồng sức đồng lòng khắc phục khó khăn,
từng bước ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội, khôi phục kinh tế, phát
triển văn hoá giáo dục. Giáo dục đặc biệt được quan tâm, bám sát với mục
tiêu kinh tế, chính trị văn hoá, gắn với nhiệm vô chung của đất nước, của
miền Bắc và của thủ đô Hà Nội thời kỡ đú.
23
Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo đề ra đường lối,
chủ trương đúng đắn về sự phát triển văn hoá giáo dục thủ đô, để thủ đô xứng
đáng là trung tâm, bộ mặt của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Chương 2
GIÁO DỤC HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM KHÔI PHỤC VÀ BƯỚC
ĐẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI (1954 - 1960)

2.1. Chương trình đào đạo, hệ thống giáo dục ở Hà Nội giai đoạn
1954-1960.
Hoà bình lập lại, các cơ sở giáo dục ở thủ đô, cán bộ ngành giáo dục
cùng nhân dân chuẩn bị khẩn trương mở lại các trường líp. Ngày 15/ 10/
1954, các trường tiểu học đã được mở lại ở Hà Nội. Ngày 20/ 10/1954, các
trường trung học Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương mở cửa. Bốn vạn
học sinh thủ đô nô nức tới trường, góp phần ổn định hoạt động bình thường
của thành phố, tạo niềm tin thêm vững trong các tầng líp nhân dân thành phố.
Các cán bộ giảng dạy, giáo viên, nhân viên cũ dưới thời kì Hà Nội bị tạm
24
chiếm ở lại, đều được đăng kí, sắp xếp nơi làm việc và được tổ chức nghiên
cứu về đường lối chính trị, giáo dục mới.
Cỏc líp bổ túc văn hóa, mầm non, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề
trong không khí tưng bõng của cả nước, cũng nhanh chóng mở cửa.
2.1.1. Giáo dục tiểu học đường (nhà trẻ, mẫu giáo, líp vỡ lòng)
Giáo dục tiểu học đường là bậc học đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân bao gồm các loại hình nhà trẻ - mẫu giáo, do ngành giáo dục quản lý, thu
nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi để chăm sóc giáo dục toàn diện, đặt nền móng
đầu tiên cho việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ, chuẩn bị những
điều cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học. Nhà trẻ - mẫu giáo là bước
quá độ giữa gia đình và nhà trường, là sự phối hợp nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ em giữa gia đình và xã hội, làm sao cho trẻ vẫn ở dưới bàn tay âu yếm của
người mẹ, nhưng đồng thời hàng ngày được tiếp xúc với các trẻ khác và xã
hội xung quanh.
Líp mẫu giáo có nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ về tâm lý và tri thức tối
thiểu để tránh được mọi ngỡ ngàng đột ngột khi bước vào líp một bậc tiểu
học. Giáo dục mầm non là một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp đào
tạo thế hệ trẻ thành những con người mới, xã hội chủ nghĩa, tiến hành một
các liên tục trong các nhà trẻ và cỏc lớp mẫu giáo cho trẻ từ 2 tháng đến 6
tuổi.

Nhiệm vụ của nhà trẻ, trường mẫu giáo ở Việt Nam được đặt ra với 3
nhiệm vụ cơ bản:
Thứ nhất: Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, nhằm
hình thành, phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện.
Thứ hai: Tuyên truyền và hướng dẫn cho các bậc cha mẹ những tri
thức khoa học về nuôi dạy trẻ.
25

×