Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.43 KB, 91 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước
hào hùng của dân tộc ở đâu ta cũng thấy hình ảnh những người phụ nữ Việt
Nam "anh hùng bất khuất , trung hậu đảm đang" luôn vượt lên khó khăn thử
thách để khẳng định bản thân và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung.
Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất là truyền thống nổi bật của chị
em đã hình thành từ khi tổ tiên ta bắt đầu dựng nước. Trải qua quá trình phát
triển lâu dài, liên tục, đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp
công nhân ra đời do Hồ Chí Minh lãnh đạo thì truyền thống quý báu đó càng
được bồi dưỡng, phát huy một cách đầy đủ, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong
cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đồng chớ Lờ Duẩn trong tác phẩm “Vai trò cuả phụ nữ Việt Nam
trong giai đoạn mới của cách mạng” đã từng nhận xét: “…đâu đâu cũng có mặt
chị em phụ nữ, những người gan vàng, dạ sắt không hề khiếp sợ, không chịu
cúi đầu, hiên ngang đến cùng để cứu nước, cứu nhà. Hàng vạn nữ thanh niên
ngày đêm lăn lội trên khắp nẻo đường của đẩt nước, xông pha lửa đạn, phá
bom nổ chậm, sửa chữa cầu đường, giữ vững mạch máu giao thông, phục vụ
tiền tuyến. Những người vợ, những bà mẹ… hiến dâng những người thân yêu
nhất của mình cho Tổ Quốc. Sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - căn
cứ địa cách mạng của cả nước, có một phần rất quan trọng là sức mạnh của
người phụ nữ đã vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ nước nhà". Hay chính bản
thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói: “ nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai
miền Nam –Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta".
Điều đó chứng tỏ: người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của lịch sử xã hội. Do đó công tác nghiên cứu lịch sử phong trào phụ
nữ có ý nghĩa rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với công tác
nghiên cứu lịch sử dân tộc. Nó góp phần làm sáng tỏ, cụ thể, sinh động lịch sử
mỗi địa phương và lịch sử toàn dân tộc.
Trong bối cảnh cả nước đang anh dũng chống Mỹ cứu nước, người phụ
nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đã biết đoàn kết nhau lại, phát huy khả năng bản


thân, biến phong trào của mình trở thành một bộ phận khăng khít của phong
trào chung, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Ở miền
Nam, chị em trực tiếp tham gia chiến đấu chống địch, giành độc lập dân tộc,
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Còn ở
miền Bắc, chị em hăng say thi đua sản xuất, xây dựng hậu phương Xã hội chủ
nghĩa vững mạnh, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền
Nam anh hùng. Để giành được những thành tựu to lớn ấy chị em các địa
phương trên toàn miền Bắc đã không quản ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ở Tuyên Quang, hoà chung khí thế lao động và chiến đấu sục sôi của cả
dân tộc, quân và dân Tuyên Quang cũng không ngừng phấn đấu giành nhiều
thành tích trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) trên tất cả các lĩnh vực:
quân sự, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, ổn định chính trị, nâng
cao chất lượng đời sống nhân dân. Góp phần công lao không nhỏ trong số đó
là những người phụ nữ địa phương thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Suốt
chặng đường dài 1965- 1975, phụ nữ các dân tộc Tuyên Quang đã chiến đấu,
hy sinh anh dũng để xõy dựng Chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ. Với những khẩu hiệu: “Tay cày tay sỳng”, “tay búa tay
sỳng”, “vừa sản xuất vừa chiến đấu”,… chị em đã không những giỏi việc
nước mà còn đảm việc nhà. Từ trong phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu và
phục vụ chiến đấu giỏi đã xuất hiện hàng chục ngàn chị em là chiến sỹ thi đua,
lao động tiên tiến, chiến sỹ quyết thắng, phụ nữ ba đảm đang, …Nhiều cá nhân
và tập thể có thành tích xuất sắc đã được nhà nước, các cấp, các ngành tặng
thưởng huân chương lao động, huân chương chiến công, cờ luân lưu, bằng
khen,… Đặc biệt, chị em còn vinh dự được nhà nước tặng huân chương lao
động hạng 3. Vì vậy công tác tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào phụ nữ
Tuyên Quang sẽ có tác dụng bổ sung nguồn kiến thức, làm cụ thể, sâu sắc hơn
những cống hiến của quân và dân tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến kéo dài hơn
20 năm ấy. Từ đó tạo cơ sở để dựng lại bức tranh chân thật nhất về cuộc kháng
chiến chống Mỹ của quân và dõn Tuyờn Quang. Đồng thời góp phần tô thắm

những trang sử vẻ vang chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân
cả nước.
Mặt khác, nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ cũn giúp trình bày một
cách logic quá trình hoạt động và những cống hiến lớn lao của các thế hệ phụ
nữ trong tỉnh với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Qua đó thêm thấu
hiểu lòng yêu nước thiết tha, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, vượt lên
gian khổ hy sinh của các me, các chị. Chiến thắng mà quân và dõn Tuyờn
Quang giành được trong kháng chiến chống Mỹ ở một góc độ nào đó chính là
sự chiến thắng của lòng nhân ái trước bạo lực phi nghĩa. Do đó nó khẳng định
nguồn sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong đó có lực lượng đông
đảo phụ nữ, khẳng định truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh
dũng của các thế hệ phụ nữ Tuyên Quang.
Ngoài ra việc nghiên cứu này cũn giỳp thế hệ trẻ Tuyên Quang hiểu sâu
sắc hơn truyền thống cách mạng của chị em phụ nữ tỉnh nhà. Từ đó hình thành
ở họ lòng tự hào, ý thức bảo vệ và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên xây dựng
quê hương giàu mạnh , xứng đáng với truyền thống hào hùng của các bà, các
mẹ, các chị.
Với những lý do như trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phụ nữ Tuyên
Quang trong kháng chiến chống Mỹ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử vấn đề:
Đề tài “Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ” không phải
là một đề tài hoàn toàn mới mà đã được nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, các
tác phẩm nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề hoặc
còn tản mạn ở nhiều cuốn sách khác nhau nên chưa mang tính hệ thống.
Cuốn “Truyền thống cách mạng phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (1937-
2001)” được Hội liên hiệp Phụ nữ Tuyên Quang biên soạn và phát hành năm
2003 là cuốn sách đầu tiên chính thức đề cập đến vấn đề này. Nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau trong đó có việc thiếu nguồn tư liệu mà cuốn sách mới
chỉ dừng lại ở việc trình bày truyền thống cách mạng mà thôi. Vấn đề phụ nữ

Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ đã hoạt động cách mạng như thế
nào? Những cống hiến của họ đối với sự nghiệp chung là gì? chỉ được đề cập
đến một cách sơ lược, rời rạc ở từng năm khác nhau chứ chưa có sự liên kết
thành vấn đề lớn. Do đó, chưa làm nổi bật được vai trò của họ đối với sự
nghiệp cách mạng của địa phương nói riêng nói riêng và của cả dân tộc nói
chung.
Ngoài ra vấn đề còn được nhắc đến trong một vài cuốn sách khác như:
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”, “Tuyờn Quang-lịch sử kháng chiến
chống Mỹ(1954-1975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Việt Nam
qua các thời đại”,… Tuy vậy, tất cả các cuốn sách này chỉ đề cập vấn đề ở mức
độ sơ lược hoặc rất vụn vặt.
Như vậy, tựu trung lại có thể thấy: vấn đề “Phụ nữ Tuyên Quang trong
kháng chiến chống Mỹ” mặc dù đã được đề cập đến trong một số tác phẩm
nhưng chưa mang tính hệ thống, khoa học. Trong khi đó, đây lại là một vấn đề
lý thú và rất quan trọng nên cần phải được nghiên cứu, nhìn nhận đúng mức.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Vấn đề được chọn nghiên cứu ở đây thuộc về lịch sử điạ phương mà cụ
thể là phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đề tài sẽ
nghiên cứu, phân tích và làm nổi bật đóng góp của các thế hệ phụ nữ tỉnh nhà
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trờn cỏc lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hoá giáo dục và tư tưởng; trong việc hoàn thành các nhiệm vụ mà cách
mạng đề ra.
Phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung vào những cống hiến của phụ nữ
Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954-1975).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Nguồn tài liệu thành văn: bao gồm các tài liệu của Trung ương và địa
phương như: “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” - NXB KHXH, “Phụ nữ Việt
Nam qua các thời đại” - NXB KHXH, “Phong trào phụ nữ ba đảm đang trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” - NXB Phụ nữ, “Lịch sử kháng chiến

chống Mỹ cứu nước(1954-1975)” - Viện LSQSVN, “Miền Bắc Việt Nam
trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược” - NXB Sự Thật. Các cuốn
sách của địa phương như: “Truyền thống cách mạng phụ nữ tỉnh Tuyên
Quang(1937-2001)”, “Tuyên Quang-lịch sử kháng chiến chống Mỹ(1954-
1975)”, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”; các tài liệu tuyên truyền, vận
động, học tập của Tỉnh hội phụ nữ Tuyên Quang; các báo cáo tổng kết phong
trào ba đảm đang, các phong trào thi đua của Tỉnh hội,…
Ngoài ra, chúng tôi còn khai thác các nguồn tư liệu khác từ các nhân
chứng lịch sử, hồi ký cá nhân của các vị lão thành cách mạng.
5. Đóng góp của đề tài:
Việc nghiên cứu về phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975) sẽ giúp bổ sung, hoàn thiện nguồn kiến thức về đóng góp của chị
em phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống. Từ đó, người đọc có được cái nhìn tương đối toàn diện
về vai trò của phụ nữ địa phương ở thời kỳ này. Đồng thời, góp phần làm cụ
thể, sinh động hơn nguồn tư liệu của địa phương về lịch sử phong trào phụ nữ
tỉnh, khẳng định những cống hiến vĩ đại và vai trò quan trọng của chị em đối
với sự phát triển của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cung cấp nguồn tài liệu cho công tác
giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phổ thông tại Tuyên Quang.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước,
lòng tự hào về truyền thống anh hùng cuả địa phương. Từ đó, tạo động lực, ý
chí quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống ấy.
6. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương
chính:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo
Xã hội Chủ nghĩa, củng cố hậu phương, chống chiến tranh phá hoại lần I (1954
- 1968)

Chương 3: Phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ chống chiến tranh phá
hoại lần II, chi viện cho miền Nam giành toàn thắng (1969-1975)

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYấN QUANG
I. Điều kiện tự nhiên – xã hội
1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt
Nam, nằm trải dài từ 21.29’ đến 21.42’ vĩ bắc và 104.50’ đến 105.36’ kinh
đông. Phía bắc tỉnh giáp với Hà Giang, phía Nam giáp với Phú Thọ, phía Đông
giáp với Thỏi Nguyờn và Cao bằng, phía Tây giáp với Yờn Bái.
Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 5.800 Km2 trong đó có
73.2% là đồi núi, còn lại 20% là đất nông thôn, 6.8% là các loại đất khác. Thổ
nhưỡng nơi đây dễ bị xói mòn, đa phần là ít thấm nước, có nơi có đá vôi, đỏ xít
hay đất sét.
Cũng giống như nhiều tỉnh miền núi khác địa hình Tuyên Quang tương
đối phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi
trùng điệp có xen lẫn các thung lũng sâu. Càng đi về phía Bắc càng thấy nhiều
núi cao trên 100m như: núi Chàm Chu, núi Pia – Phương, Pia – Hộc, nỳi
Khuổi Ma, Khuổi Phầy, núi Thanh Tương … Nhưng càng xuống phía Nam địa
hình càng bằng phẳng hơn với đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng nhỏ ven
sông suối như: thung lũng Tuyên Quang, đồng bằng Sụng Lụ, sụng Gâm, sụng
Phú Đỏy …
Như vậy có thể nói địa hình Tuyên Quang gồm 2 vựng khỏ rõ nét là
vùng núi cao phía Bắc rộng 291.497 ha, chiếm hơn 50% diện tích toàn tỉnh với
độ cao trung bình vào khoảng 600m so với mực nước biển và vựng phớa Nam
có độ cao trung bình thấp hơn.
Tuyên Quang may mắn được thiên nhiên ưu đãi ban cho một nguồn tài
nguyên khoáng sản đa dạng phong phú. Với 73.2% diện tích là đồi núi và thảm

thực vật nhiệt đới dày, tươi tốt thuộc nhiều chủng loại, nguồn tài nguyên rừng
của tỉnh có thể nói là vô cùng đa dạng phong phú với nhiều loại gỗ quý: đinh,
lim, sến, táu, … tập trung chủ yếu ở vùng núi cao phía Bắc. Ngoài ra ở đây cũn
cú cỏc loại đặc sản: nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, hổ báo, gấu, trăn,… và
nhiều động vật quý hiếm khác của quốc gia cũng như của thế giới.
Đất đai của tỉnh chủ yếu là đất Ferarit ít màu mỡ, có tính chua, khó thấm
nước nhưng dễ bị rửa trôi, do đó không thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu,
cây lương thực. Tuy nhiên tiềm năng kinh tế của Tuyên Quang không chỉ có
vậy, ẩn dưới lớp đất chua ấy là vô vàn khoáng sản quý hiếm: vàng, kẽm, thiếc,
mangan, cao lanh, đá vôi, cát sỏi … Từ nguồn khoáng sản sẵn có này Tuyên
Quang có đủ điều kiện để đẩy mạnh ngành khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây
dựng, làm giàu cho địa phương.
Tuyên Quang có hệ thống sông suối chằng chịt với nhiều suối và sông
lớn nhỏ: Sụng Lụ, Sụng Gâm, Sụng Phú Đỏy, sụng Năng … Trong đó lớn nhất
là sụng Lụ, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà Giang vào địa phận Tuyên
Quang rồi xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng, sụng Gâm tạo nên thành phố
ngã ba sông Việt Trỡ. Sụng Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi đi qua
Cao Bằng, Hà Giang thì đổ vào địa phận Tuyên Quang. Ngoài ra những con
sông khác như sụng Phú Đỏy, sụng Năng và hàng trăm các con ngòi lạch nhỏ
tạo nên một mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi dày đặc đã
đem lại cho tỉnh nhiều nguồn lợi. Trước hết, nó là nguồn cung cấp nước tưới
dồi dào cho nền kinh tế trồng trọt của người dân. Sau đó cung cấp thức ăn,
thực phẩm cho cộng đồng dân cư sinh sống, đồng thời cũng là một tuyến
đường giao thông quan trọng của tỉnh nối liền với Hà nội, Hà Giang và các
tỉnh trung du đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh đó với ưu thế về độ dốc, lượng nước
và sức nước, sông ngòi còn là nguồn cung cấp điện lâu dài cho đời sống nhân
dân và mọi hoạt động của tỉnh thông qua nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên mặt
trái của nó là độ dốc lớn, nhỏ hẹp, lắm thác ghềnh dẫn đến khó khăn cho việc
đi lại bẳng đường thuỷ. Đặc biệt, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét, ngập lụt
gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Nằm trong khu vực Đông Bắc của Tổ quốc do đó khí hậu Tuyên Quang
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới rừng núi, lượng mưa trung bình hàng
năm lớn, độ ẩm cao. Một năm có 2 mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Trong đó mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình
vào khoảng 28ºC, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 với nhiệt độ trung
bình vào khoảng 16ºC nhưng cũng cú lỳc xuống đến 10ºC. Khí hậu có sự thay
đổi thất thường, liên tục nên hay gây ra những trận lũ to hoặc lốc mạnh. Môi
trường rừng núi nóng ẩm cũng là tác nhân gây ra các bệnh thấp khớp, sốt rét,
bướu cổ hoặc tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh khác phát triển lan tràn, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Song nguồn lợi mà kiểu khí
hậu này mang lại cũng rất lớn. Thảm động thực vật có môi trường thuận lợi để
phát triển với rất nhiều loại cây, con thú quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như:
rừng cây dược liệu, cây công nghiệp, hổ, báo, lợn rừng …
Như vậy có thể nhận thấy rằng rừng và khoáng sản là 2 thế mạnh lớn
nhất của Tuyên Quang. Điều kiện tự nhiên của tỉnh vừa mang đặc điểm chung
của các tỉnh miền núi phái Bắc lại vừa có những nét khác biệt riêng của mình.
Trong đó không thể phủ nhận rằng điều kiện tự nhiên đó gõy không ít khó
khăn cho quá trỉnh phát triển đi lên về mọi mặt của Tỉnh. Nhưng cũng chính nó
lại tạo ra những ưu thế, thuận lợi đặc biệt cho sự nghiệp đổi mới phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn chi phối ảnh
hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, phương thức sản xuất
của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh. Do đó tựu chung lại cũng góp phần tạo ra
những nét đặc trưng văn hoá – xã hội của Tỉnh.
2. Tình hình kinh tế - xã hội – văn hoá
Yếu tố điều kiện tự nhiên và khí hậu có tác động mạnh đến sự phát triển
kinh tế của Tuyên Quang. Địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn cộng với kiểu khí
hậu nhiệt đới ẩm làm cho tài nguyên rừng có điều kiện phát triển một cách đa
dạng phong phú. Do đó nông nghiệp và lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế của Tỉnh. Ngược lại công nghiệp, thủ công nghiệp lại có mức độ
phát triển thấp hơn.

Đối với kinh tế nông nghiệp, 73.2% diện tích là đồi núi vì vậy đất canh
tác của tỉnh hầu như bị chia cắt làm nhiều mảnh nhỏ, manh mún, không có
đồng bằng rộng lớn đặc biệt là vùng núi cao phía Bắc. Toàn tỉnh chỉ có một vài
đồng bằng nhỏ như Đồng bằng Sụng Lô (thị xã Tuyên Quang), đồng bằng Yên
Sơn (Sơn Dương), còn lại chỉ là những bãi soi, bãi bồi, mảnh ruộng nhỏ ven
sông suối hoặc ven cỏc chõn nỳi. Song do diện tích nhỏ hẹp nờn cỏc đồng
bằng này chủ yếu trồng lúa và hoa màu bằng phương pháp thủ công chứ không
thể áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do đó năng suất đem lại tương
đối thấp. Sản lượng lương thực thu được hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu
của người dân trong Tỉnh. Vì vậy Tuyên Quang vẫn phải nhập lúa gạo từ các
tỉnh miền xuôi lên. Ở những vùng núi cao người dân canh tác trờn cỏc thửa
ruộng bậc thang, họ trồng lúa nương và các cây lương thực khác. Sản phẩm lúa
nương đã trở thành đặc sản có giá trị kinh tế đối với đồng bào nơi đây. Những
hoạt động kinh tế này đã xuất hiện từ rất sớm và là nét đặc trưng của Tỉnh.
Việc tận dụng đất đai đưa vào sản xuất như trên vừa giúp đồng bào chủ động
trong việc cung cấp lương thực cho gia đình, giải quyết nạn đói đồng thời góp
phần bổ sung vào nguồn lương thực còn thiếu hụt của Tỉnh, ổn định đời sống
nhân dân. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tạo ra một nền kinh tế tự cung tự
cấp đóng kín, tạo nên rào cản cho hoạt động giao lưu buôn bán giữa các làng
bản, vùng miền trong và ngoài Tỉnh, dẫn đến tình trạng duy trì nhiều phong
tục, tập quán lạc hậu không phù hợp với thực tế, cản trở sự nghiệp đổi mới và
phát triển toàn diện đưa miền núi theo kịp miền xuôi của Đảng cũng như của
Tỉnh.
Ngoài cây lương thực và hoa màu ra, nhân dân trong Tỉnh còn trồng một
số cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh như: chè, quế, xả, cam, dứa …
Sản phẩm chè của Tuyên Quang đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước cũng như một số thị trường nước ngoài đem lại nguồn thu ổn
định cho Tỉnh. Bà con cũng nuôi một số loại gia súc, gia cầm như trõu, bũ, lợn,
gà … nhưng chủ yếu là để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và làm
thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày nên ít có giá trị kinh tế.

Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tuyên Quang có đủ
điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến trong đó tiêu biểu là chế
biến chè. Nhà máy chè Tân Trào (Sơn Dương) đã sản xuất được nhiều loại sản
phẩm khác nhau như chè đen, chè xanh, chố dõy, chố đắng … cung cấp cho cả
thị trường trong và ngoài nước đem lại nguồn kinh tế lớn cho Tỉnh đồng thời
góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng
thất nghiệp của xã hội. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, các dân tộc Tuyên
Quang còn biết làm nhiều nghề thủ công khác. Từ thời Pháp thuộc người Pháp
cũng đã từng khẳng định: “kỹ thuật của họ cũng khéo, biết làm rèn, đồ đồng,
bạc, làm dao, súng (súng kíp, súng hoả mai, ), làm lưỡi cày, làm đồ nữ trang
do họ tiện lấy”, “họ cũng thông thạo làm các dụng cụ gia đình, làm đồ nữ
trang bằng bạc, tuy thô sơ nhưng rất đặc sắc”. Họ cũng biết thêu dệt các mặt
hàng làm từ sợi lông, sợi lanh và vải nhuộm. Từ nguồn nguyên liệu có sẵn
trong rừng, từ thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên và
chiến đấu chống kẻ thù, từ lòng yêu quê hương đất nước cộng với tâm hồn
nhạy cảm và đôi bàn tay khéo léo họ đã tạo nên những đường nét tinh xảo
duyên dáng, hoa văn sinh động trên những tấm vải thổ cẩm, trang phục, hàng
mây tre đan và đồ trang sức. Những sản phẩm này chính là cách thể hiện cụ
thể, sinh động nhất cho nền văn hoá của mỗi dân tộc sống trong tỉnh nhưng do
tính chất của nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp đóng kín nên chưa trở thành
những mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Như đã nói ở trên, rừng và khoáng sản là thế mạnh của Tỉnh do vậy nó
có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Tuyên Quang. Nghề trồng, khai thác và
vận chuyển lâm sản là một trong những nghề xuất hiện sớm và đem lại lợi
nhuận cho đồng bào. Sản phẩm gỗ chủ yếu cung cấp nguyên liệu các nhà máy
giấy như: nhà máy giấy Bãi Bằng, … Lợi nhuận mang lại là nguồn động viên
lớn cho nhân dân tích cực trồng rừng lấy nguyên liệu cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên nó cũng lại đặt ra những vấn đề nóng bỏng cần giải quyết đối với
các cấp lãnh đạo, đó là nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích
rừng trong toàn Tỉnh, gõy tỏc động xấu đến nhiều mặt khác của xã hội trong đó

có nạn lũ lụt, bão lốc, ô nhiễm môi trường, …
Nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có dưới lòng đất cũng là thuận lợi
lớn cho ngành khai khoáng vốn đó cú từ thời pháp thuộc tiếp tục phát triển với
một số mỏ lớn như: mỏ thiếc, mỏ kẽm ở Sơn Dương …
Từ lâu Tuyên Quang đã được biết đến như là một địa điểm du lịch hấp
dẫn bởi vì nơi đấy có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều lễ
hội độc đáo như: cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thỏi, Lỏn Nà Lừa, Nha
Công an Trung ương, thuỷ điện Na Hang, Thác Mơ, suối nước nóng Mỹ Lâm,
lễ hội Lồng Tồng, … Đó là những thuận lợi cơ bản cho ngành dịch vụ du lịch
phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Tỉnh
chưa thể khai thác triệt để tiềm năng này để làm giàu cho nhân dân, làm giàu
cho Tỉnh nhà đồng thời đưa nét văn hoá quê hương đến với bạn bè bốn
phương.
Về mặt xã hội: tính đến ngày 01/04/1999 dân số toàn tỉnh đạt 675.100
người trong đó có hơn 20 dân tộc anh em khác nhau như: Kinh, Tày, Thái,
Dao, Cao Lan, Sán Dỡu, Nùng, Hơ Mông. Pà Thẻn, Bố Y, Hoa, Giấy …
Nhưng đông nhất vẫn là dân tộc Kinh chiếm hơn 50% và Tày chiếm hơn 20%.
Mật độ dân cư trung bình là 100 người/Km2. Hệ thống giao thông thuỷ bộ của
Tỉnh do được quan tâm, chăm lo xây dựng, sửa chữa nên ngày càng phát triển
và hoàn thiện hơn. Quốc lộ 2 là con đường huyết mạch nối Tuyên Quang với
Hà Giang và các tỉnh thành phố khác ở miền xuôi. Ngoài ra cũn cú quốc lộ 37
(trước đây là tuyến đường 13A) nối từ Bờ Đậu – Thỏi Nguyờn qua Tuyên
Quang và sang Yờn Bỏi, tuyến đường 112 từ Thị xã Tuyên Quang đi Sơn
Dương – Vĩnh Yên, đường 174 và đường 176 kéo dài từ Km 31 (Thái Sơn,
Hàm Yên) qua Chiờm hoỏ lờn Na Hang và từ đó có thể lên Hà Giang, Cao
Bằng … Những trục đường chính này đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc cơ động lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực từ Đông bắc sang
Tây bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là những
trục đường chính, ngoài ra cũn cú những đường liờn thụn, liên xã, đường dân
sinh đa phần đã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá do đó rất thuận tiện cho việc

đi lại giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế giữa cỏc vựng trong tỉnh hay giữa tỉnh
với bên ngoài.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt cũng là một thuận lợi lớn cho tuyến giao
thông, đường thuỷ của tỉnh. Sụng Lụ là tuyến đường thuỷ duy nhất nối Tuyên
Quang với Hà Giang, Hà Nội và các tỉnh trung du đồng bằng Bắc bộ. Sụng
Gâm nối liền các huyện Na Hang, Chiờm Hoỏ với thị xã Tuyên Quang. Cả hai
con sông này với ưu thế rộng và sâu có thể cho phép tàu xuồng loại nhỏ đi lại
dễ dàng góp phần làm cho việc vận chuyển hàng hoá, lực lượng trong thời
chiến cũng như thời bình được cơ động. Các con sông nhỏ khác vừa có tác
dụng là đường giao thông vừa là nguồn cung cấp thức ăn, nước tưới cho các
đồng bào trong Tỉnh.
Sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế của Tỉnh đang có những bước phát
triển vượt bậc, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Năm học
1998-1999 toàn tỉnh có 280 trường phổ thông, 3 trường trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được quan
tâm. Năm 1998 Tuyên Quang có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 7 bệnh viện cấp huyện
và 144 trạm y tế với hơn 1.730 giường bệnh và 1.246 cán bộ y tế trong đó có
284 bác sỹ. Hiện nay trang thiết bị y tế hiện đại đang được đầu tư cho các bệnh
viện, trạm y tế. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được mở rộng đến
từng thôn bản, đảm bảo giúp nhân dân có nếp sống vệ sinh sạch sẽ, phòng
bệnh tật.
Về mặt văn hoá: nhìn chung trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn
thấp. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 toàn tỉnh có đến trên 90% dân số
mù chữ. Từ sau cách mạng đến nay, nhờ đường lối, chính sách đúng đắn và sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, dân trí của đồng bào được từng bước nâng
cao. Tuyên Quang đã hoàn thành phổ cập Giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở, hiện đang phấn đấu phổ cập trung học phổ thông. Tuy nhiên, do một vài
nguyên nhân mà hiện tượng tái mù chữ vẫn xảy ra. Ở những vùng cao, vựng
sõu, vựng xa, dân cư sống thưa thớt, không tập trung, kinh tế xã hội kém phát
triển, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn được duy trì, nhận thức của bà con

còn thấp kém. Do đó, dễ bị bọn xấu lợi dụng lôi kéo, kích động gây mất trật tự
an ninh, gây khó khăn cho công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền. Vì vậy, công tác tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước được chính quyền Tỉnh đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh.
Trong đời sống tín ngưỡng, tinh thần: đồng bào các dân tộc Tuyên
Quang chủ yếu theo Phật giáo, Đạo giáo, thờ thần, thờ cúng tổ tiờn… với
nhiều nghi lễ tôn giáo độc đáo. Sự đa dạng, phong phú trong tín ngưỡng, tụn
giỏo của họ chính là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa tín ngưỡng truyền
thống với các tôn giáo du nhập từ nơi khác về sao cho vừa học hỏi tiếp thu
được cái mới vừa gìn gĩư và phát huy được nét đặt trưng của riêng mình.
Như vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố địa lý, tự nhiên có vai trò rất
quan trọng tác động đến xu thế phát triển và trình độ thực tế về mọi mặt kinh tế
- văn hoá – xã hội của Tỉnh. Địa hình đồi núi chiếm lỷ lệ lớn, nguồn tài nguyên
phong phú cộng với kiểu khí hậu rừng nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho kinh
tế nụng-lõm nghiệp và khai thác khoáng sản phát triển. Trên cơ sở của các di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong tỉnh, Tuyên Quang đã mạnh dạn đầu tư
vào ngành dịch vụ du lịch và thực tế đã gặt hái được những thành công nhất
định, song vẫn chưa phát huy triệt để được tiềm năng sẵn có. Kinh tế khởi sắc đã
có tác dụng thúc đẩy văn hoá, xã hội phát triển theo. Trình độ dân trí của đồng
bào được nâng cao một bước, hệ thống trường lớp được đầu tư phát triển cả về
số lượng và chất lượng, đảm bảo người học được đến trường đúng độ tuổi. Nhờ
đó tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác
tuyên truyền vận động đưa chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước vào cuộc sống được đẩy mạnh. Do đó, hạn chế được tình trạng người dân
bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục, kích động gây mất trật tự xã hội. Đồng thời củng cố
vững chắc hơn nữa lòng tin vào Đảng và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Mặt
khác còn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống,
bản sắc dân tộc, tăng cường giao lưu học hỏi bạn bè, làm giàu thêm văn hoá của
dân tộc mình nói riêng và của Tỉnh nhà nói chung. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên
cũng quyết định truyền thống lịch sử và vị trí của Tỉnh nhà trong tiến trình lịch

sử dân tộc.
II. Truyền thống lịch sử
Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là “trấn biờn” che chở cho “kinh
trấn”, là tấm lá chắn cho kinh thành. Do đó, từ xa xưa Tuyên Quang đã phải
đương đầu với các cuộc tiến quân xâm lược đất nước ta của những kẻ ngoại
bang. Vì vậy, nhân dân Tuyên Quang cũng có bề dày truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tại đây đã từng diễn ra các trận đánh oanh
liệt của quân dân ta chống lại giặc phương Bắc. Phụ nữ Tuyên Quang với đức
tính nhân ái, trung hậu đã vừa đảm đang chăm lo việc nhà vừa tham gia lo việc
nước, cung cấp nhân lực, vật lực phục vụ việc vây đánh thành Ung Châu, kiềm
chế cuộc tấn công xâm lược của quân Tống (1075), chống quân xâm lược
Nguyờn Mụng (1285), chống quân Minh, truy đuổi quân Thanh (1789).
Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cuộc sống của người phụ nữ
càng trở nên khốn khó, cơ cực dưới hai tầng áp bức phong kiến và thực dân.
Tiếp tục phát huy truyờn thống lâu đời, phụ nữ Tuyên Quang tham gia đấu
tranh chống thuế, đình công, bãi thị, phản đối chính sách thống trị của Pháp.
Mặt khác, phụ nữ Tuyên Quang lại lo hậu cần, đảm bảo tiếp tế cho quân ta tiêu
diệt địch tại Hoà Mục (nay thuộc Yên Sơn), vây hãm chúng tại thành nhà Mạc
(thuộc thị xã Tuyên Quang).
Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam phụ nữ Tuyên Quang đã tập hợp nhau lại để đấu
tranh giải phóng giai cấp, giải phóng bản thân. Những năm đầu thập kỷ 30 phụ
nữ toàn tỉnh tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh trực diện với bọn thống
trị dưới nhiều hình thức khác nhau như: chống sưu, thuế, lãn công Trong đó,
điển hình là cuộc đấu tranh chống thuế của nhân dân thôn Khe Thuyền, xã Văn
Phú, huyện Sơn Dương diễn ra vào năm 1935. Kết quả đã làm cho tên chủ đồn
điền Roay-đơ-ba phải nhượng bộ. Tiếp đó là hai cuộc đình công của hàng trăm
chị em cùng công nhân mỏ than Tuyên Quang năm 1938 và cuộc đình công
của công nhân đoàn thuyền sắt năm 1939 buộc bọn chủ phải chấp nhận tăng
lương, cải thiện đời sống cho công nhân.

Sở dĩ phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển mạnh mẽ được như vậy
là có một phần công lao to lớn của những người phụ nữ dũng cảm đó nuụi giấu
cán bộ trong nhà, đã lấy gia đình mình là cơ sở liên lạc, tổ chức các cuộc hội
họp, cất giấu tài liệu của cán bộ Việt Minh như vợ chồng ông Ninh Văn Kiến.
Tại nhà ông, chi bộ mỏ than – chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên
Quang được thành lập vào ngày 20/03/1940 với 1/7 đảng viên của chi bộ là nữ.
Đồng chí Trần Thị Minh Châu đã rất năng nổ, tích cực vận động chị em phụ
nữ. Nhờ đó số lượng phụ nữ trong tỉnh được giác ngộ ngày càng tăng. Họ hăng
hái với phong trào do chi bộ Mỏ than tổ chức, hăng hái tham gia vào các đội
cứu quốc và tự vệ để đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, lấy đất lập đồn điền.
Đầu 1944, phân khu Nguyên Huệ được thành lập ở Thỏi Nguyờn sau đó
chuyển về vùng Thanh La, Trung Yên, Sơn Dương nay thuộc Minh Thanh,
Sơn Dương. Chị em phụ nữ ở đây đóng góp công sức dựng lán trong rừng làm
nhà ở cho cán bộ, quyên góp lương thực, thực phẩm nuôi cán bộ, bảo vệ bí mật
và sự an toàn của các cơ quan lãnh đạo phân khu. Tiếp đó, chị em băng qua lửa
đạn, hiểm nguy để làm liên lạc cho cán bộ, cùng nhân dân đấu tranh chống
địch khủng bố.
Sự kiện Nhật đảo chính Phỏp đờm 09/03/1945, chỉ thị “Nhật – Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”, cao trào kháng Nhật cứu nước, khởi
nghĩa giành chính quyền từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa do Trung ương
Đảng đề ra đã nhanh chóng đến được với những người dân Tuyên Quang yêu
nước, ái mộ Cách mạng.
Đêm 10/03/1945, với sự lãnh đạo của phân khu ủy Nguyễn Huệ, dưới lá
cờ đỏ sao vàng do bà Nghiêm Thị Nhất may, lực lượng vũ trang cách mạng và
nhân dân xã Thanh La (nay là Minh Thanh, Sơn Dương) đã khởi nghĩa giành
chính quyền thành công. Ngay sáng hôm sau, ngày 11/03/1945 chị em phụ nữ
trong vùng nô nức tham gia cuộc mít tinh trước đình Thanh La để chào mừng
sự ra đời của Uỷ ban Cách mạng lâm thời xã. Tiếp đú,chị em hoà mình vào
đoàn quân tiến sang giải phóng cỏc xó lõn cõn và huyện lỵ Sơn Dương. Từ
tháng 3 đến tháng 6-1945 lần lượt các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tất

cả các huyện trong tỉnh nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi. Cỏc chõu, phủ
cách mạng được thành lập như: Tự Do, Kháng Địch (Sơn Dương); Khánh
Thiện (Chiờm Hoỏ); Xuõn Trường (Na Hang); Hồng Thỏi (Yờn Sơn); Toàn
Thắng (Hàm Yên); Quyết Thắng (Yên Bình). Trong Uỷ ban Cách mạng lâm
thời đó cú sự tham gia của nhiều chị em. Phụ nữ trở thành một lực lượng xung
kích trong các đội quân giải phóng, các đội tự vệ vũ trang, trong công tác tuyên
truyền vận động nhân dân vào mặt trận Việt Minh, quyên góp lương thực nuụi
quõn, cứu giúp những người bị đói hoặc luyện tập quân sự để canh gác bảo vệ
xóm làng mới giải phóng.
Tháng 5 – 1945, Bác Hồ chuyển từ Pác Bú – Cao Bằng về Tân Trào –
Sơn Dương và chọn đây làm căn cứ trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng
cả nước. Bà Lương Thị Khanh và chồng là ông Nguyễn Tiến Sự đã vinh dự
được phục vụ Bác trong những ngày đầu Bác mới về Tân Trào. Suốt thời gian
Bỏc cựng các vị lãnh đạo sống và làm việc tại Tân Trào, nhân dân các dân tộc
nơi đây đặc biệt là phụ nữ đã tích cực thực hiện các chính sách của mặt trận
Việt Minh, nhiệt liệt ủng hộ cách mạng, tham gia canh gác, giữ gìn bí mật, bảo
vệ Bác Hồ và Trung ương, phục vụ chiến đấu đánh bại các cuộc hành quân càn
quét của quân Nhật vào vùng giải phóng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Mặt
khác hội viên hội phụ nữ cứu quốc còn tham gia rải truyền đơn, diễn các vở
kịch có nội dung yờu nước, bí mật may cờ Tổ quốc, nuôi giấu cán bộ, vận
động quyên góp thuốc men, giấy bút cho chiến khu. Đặc biệt chị em còn làm
rất tốt công tác địch vận, tuyên truyền giải thích cho lính dõng, lính bảo an
thấy rõ lẽ phải của cách mạng, thấy được bản chất xấu xa lừa bịp của quân
Nhật. Từ đó, lôi kéo họ ngả về phớa cỏch mang, làm cho lực lượng của ta trở
nên đông đảo và mạnh mẽ hơn.
Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào từ ngày
13/08/1945 – 15/08/1945 quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, lệnh tổng khởi nghĩa
được ban ra. Ngay lập tức tại Tân Trào, từ ngày 16-17/08/1945 Đại hội Quốc
dân họp và quyết định bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng tức Chớnh phủ lâm

thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 16/08/1945,các đơn vị vũ trang tập
kết chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tại Tỉnh lị Tuyên Quang. Lúc này
sụng Lụ đang vào mùa lũ lớn, chị em phụ nữ Tuyên Quang đã dũng cảm chèo
thuyền đưa tự vệ, bộ đội qua sông, áp sát các mục tiêu cố thủ của Nhật và bọn
tay sai.
Đêm 16 sáng ngày 17/08/1945 khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã
Tuyên Quang bùng nổ. Nhờ công tác binh vận được chuẩn bị chu đáo mà
nhiều binh lính địch đã ra đầu hàng, cai liờn khoỏ giá súng, mở cổng cho quân
giải phóng vào chiếm trại lính bảo an. Do đó, tới 5h sáng ngày 17/08/1945
quân ta đã làm chủ toàn bộ thị xã, quân Nhật chỉ còn co cụm lại cố thủ trong
khu vực thành nhà Mạc. Từ ngày 17 – 21/08/1945, trong khi ta bao vây chặt
trại lính Nhật ở thành nhà Mạc, chặn đánh quân tiếp viện của chúng từ Phú
Thọ lên và từ Hà Giang xuốg thì chị em phụ nữ tổ chức cuộc tuần hành uy hiếp
tinh thần quân Nhật, tham gia phục vụ cơm nước cho quân giải phóng. Kết quả
đã buộc Nhật phải rút về Hà nội, Uỷ ban Cách mạng lâm thời Tỉnh Tuyên
Quang được thành lập, toàn bộ tỉnh được giải phóng, nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang bước vào 1 thời kỳ mới - thời kỳ độc lập tự do.
Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng dưới
danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã kéo theo bè lũ tay sai phản động tiến vào
nước ta nhằm tiêu diệt Đảng ta, chống phá mặt trận Việt Minh, lật đổ chính
quyền Cách mạng để thay vào đó là một chính quyền tay sai phản động của
mình. Lúc này vận mệnh đất nước rơi vào tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo
sợi túc”, 3 nhiệm vụ cần kíp lập tức được đề ra là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt,
diệt giặc ngoại xâm.
Cụ thể đối với nhiệm vụ diệt giặc đói: chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính
phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất cứu đói. Hưởng ứng lời kêu gọi
trên Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện
lạc quyên cứu đói. Ở khắp mọi thôn xóm, các bà, các mẹ, các chị tích cực
tuyên truyền vận động nhân dân tăng gia sản xuất, nhường cơm sẻ áo cứu giúp
những người đói rách hay gặp hoàn cảnh khó khăn. Những hũ gạo cứu đói

được lập ra trong mỗi gia đình đã đem lại hiệu quả cứu đói cao. Ngoài ra chị
em phụ nữ cũng thực hiện theo các khẩu hiệu “tất đất tác vàng”, “khụng một
tấc đất bỏ hoang” … tận dụng thời gian, nhân lực và đất đai giúp nhau hạt
giống, cây giống để trồng lương thực rau màu. Đặc biệt, trong “tuần lễ vàng”
từ ngày 17 – 24/09/1945 đã xây dựng "quỹ độc lập" và nền tài chính quốc gia,
các tầng lớp phụ nữ Tuyên Quang với tấm lòng và nhiệt huyết cách mạng đã
đóng góp tiền của thậm chí cả hoa tai, nhẫn, vòng kỷ niệm cho quỹ, vận động
các chị em khác cùng tham gia. Nhờ đó toàn tỉnh đã quyên góp cho “quỹ độc
lập” được 130 lạng vàng, 7650 lạng bạc, góp phần nhỏ của mình vào công
việc xây dựng quỹ quốc gia.
Đối với nhiệm vụ diệt giặc dốt: phụ nữ các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
cũng hăng hái tiến quân vào mặt trận này bằng nhiều cách khác nhau. Một mặt
các chị quyết tâm theo học và học rất chăm chỉ các lớp bình dân học vụ, mặt
khác động viên chồng con và những người thân cũng tham gia. Những chị em
biết chữ tình nguyện dạy cho những chị em chưa biết gì. Hội viên hội phụ nữ
nào cũng đều trở thành cô giáo, thành chiến sỹ diệt giặc dốt. Các lớp bình dân
học vụ được mở ở mọi nơi, đảm bảo tạo điều kiện cho người dân ở mọi độ tuổi
trình độ khác nhau đều có thể tham gia. Phong trào học chữ diễn ra rầm rộ
dưới nhiều hình thức khác nhau: học viết lên bảng lên tường, lờn lỏ chuối, lên
mặt đất, ở đường đi, ở cổng chợ, ở nhà, ở ngoài đồng lúc nghỉ trưa, nghỉ giải
lao… Thậm chớ cũn cú quy định: người nào biết chữ thì được vào chợ bằng
cổng chính, người nào không biết chữ thì phải vào bằng cổng phụ. Do vậy,
trình độ của chị em ngày một nâng cao, nhiều chị em đã trưởng thành từ các
lớp bình dân học vụ.
Đối với nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm: ta tích cực tuyên truyền giải thích
cho nhân dân hiểu và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với Tưởng
song vẫn sử dụng lực lượng quần chúng để chống các thủ đoạn hành động phá
hoại của địch như: với tư cách là người chủ, có chính quyền, tránh xung đột
với chúng đồng thời làm vườn không nhà trống để bảo vệ tính mạng tài sản
của nhân dân. Trước áp lực đấu tranh cách mạng mạnh mẽ của quần chúng

nhân dân, ngày 29/08/1945 quân Tưởng đã rút về xuôi kéo theo cả bọn Việt
Quốc, Việt Cách phản động. Khi địch đã rút quân, ta nhanh chóng củng cố
chính quyền, phát triển Đảng, Mặt trận Việt minh và các tổ chức cứu quốc, xây
dựng lực lượng vũ trang địa phương đảm bảo làm tốt công tác xây dựng và bảo
vệ chính quyền Cách mạng.
Song song với việc hưởng ứng các chỉ thị, nghị quyết và lời kêu gọi của
cấp trên, chị em phụ nữ Tuyên Quang cũng rất tích cực củng cố và phát triển tổ
chức hội của mình. Năm 1947, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang được
thành lập. Ban đầu số lượng cán bộ và thành viên cũn ớt nhưng chỉ sau một
thời gian ngắn hội đã xây dựng được cơ sở của mình ở các cấp huyện, thị và
một số khu phố của thị xã, thị trấn. Tinh thần và ý thức của hội viên được nâng
cao. Chị em vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà, vừa đấu tranh anh dũng vừa
phục vụ chiến đấu chu đáo, đóng góp hàng vạn ngày công giúp vận chuyển
hàng hoá tài liệu, xây dựng lán trại cho các cơ quan Trung ương, nuôi giấu và
bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong các ngày 8 và 9/11/1947 hàng chục nữ dân
quân, tự vệ đã tham gia vận chuyển đạn pháo từ Đoan Hùng qua Hiên rồi men
theo dãy núi Là, tắt qua Thắng Quân để xây dựng trận địa mai phục trên sông
Lô. Nhờ đó, quân dân Tuyên Quang đã đập tan cuộc tấn công lớn lên vùng căn
cứ địa Việt Bắc của địch vào mùa đông 1947 bằng những chiến thắng vang dội
tại Bình Ca – 13/10; Sụng Lô-11/10. Quân địch kinh sợ đã gọi trận Sụng Lụ là
“biển lửa khe lau” và Tuyên Quang là “cỏi nghĩa địa khổng lồ”. Cuối
12/1947 chiến dịch Việt Bắc của Pháp thất bại hoàn toàn, địch vấp phải những
thiệt hại nặng nề. Hơn 1.000 quân, 10 ca nô, tầu chiến, 1 máy bay đã bị ta tiêu
diệt trong chiến dịch sụng Lụ oai hùng. Đồng chí Vừ Nguyờn Giỏp trong bài
Nhật lệnh đọc tại buổi duyệt binh đã nêu rõ: “ba mươi năm trước đây, tỉnh
Tuyên Quang đã là thủ đô lâm thời của vùng giải phóng mới xây dựng. Ngày
nay Tuyên Quang cùng Phủ Đoan, Bình Ca, Khe Lau … trên bờ sụng Lụ đó
anh dũng chiến thắng thuỷ quân và lục quân của thực dân Phỏp”.
Tháng 5/1949 Pháp huy động 70 lính Âu – Phi, 400 lính nguỵ mở chiến
dịch càn quét tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại cơ sở kinh tế, ngăn chặn

đường tiếp tế từ trung du lên căn cứ địa Việt Bắc với trọng tâm chiến dịch là
cuộc hành quân Pômôn thọc sâu vào vùng căn cứ địa Tuyên Quang. Phụ nữ
Tuyên Quang một lần nữa lại cựng quõn – dân trong tỉnh làm cuộc tiêu th
kháng chiến lần 2, vận động thanh niên tòng quân, làm tốt công tác hậu
phương quân đội. Từ đó nâng cao tinh thần và sức mạnh chiến đấu của chiến sĩ
ngoài mặt trận, góp phần không nhỏ vào thành tích chung: diệt gần 200 tên
địch, bắt sống 30 tên, làm bị thương 20 tên, đánh tan chiến dịch càn quét của
địch.
Phụ nữ Tuyên Quang cũng rất hăng hái đi dân công, vận tải quân lương,
vũ khí, tiếp tế cho tiền phương phục vụ các chiến dịch quân sự như: Biên Giới,
Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Tây Bắc, Điện Biên Phủ,…
Riêng chiến dịch Lao- Hà (1949 - 1950) thường xuyên có 600 dân quân Tuyên
Quang làm công tác tải lương, tiếp tế và đảm bảo giao thông thông suốt. Chiến
dịch Tây Bắc – 1952 tỉnh ta đã huy động 3 đợt dân công với 9762 lượt người
đi phục vụ trong đó 1/3 là nữ. Chiến dịch Đụng Xuõn 1953 – 1954 mà đỉnh
cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Tuyên Quang huy động 56.196 lượt
người đi dân công, chiếm khoảng 43% dân số, cung cấp cho tiền phương
6.456.955 kg gạo, 52770 kg thịt trâu, 914 kg thịt bò, 41.657 kg thịt lợn, 10.
890 kg lạc, 11.282 kg đỗ xanh. Những đóng góp đầy tình nghĩa trên của nhân
dân Tuyên Quang cùng với tấm lòng của nhưng người Việt Nam yêu nước
khác trở thành nguồn động viên lớn cho quân đội ta đánh mạnh, thắng mạnh,
làm nên chiến thắng lịch sử Điờn Biờn Phủ chấn động địa cầu, kết thúc cuộc
kháng chiến trường kỳ 80 năm chống Pháp của dân tộc, đưa toàn thể nhân dân
ta bước vào một thời kỳ mới, đưa lịch sử dân tộc bước sang trang mới với vô
vàn chiến công mới.
Như vậy: Kể từ khi phong trào cách mạng bắt đầu được xây dựng ở
Tuyên Quang (1937) cho tới khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng
lợi (7/1954) phụ nữ Tuyên Quang đã có rất nhiều đóng góp quan trọng cho sự
phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, chị em trở thành một khối thống nhất có sức mạnh phi thường được gắn

kết chặt chẽ bởi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần đoàn kết. Chị em đã
không ngừng học hỏi, trưởng thành về mọi mặt, cống hiến tài năng, sức lực
của mình cho sự nghiệp chung, vươn lên khẳng định vị trí – vai trò của mình
trong xã hội. Thông qua các hoạt động cụ thể dưới nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, chị em phụ nữ Tuyên Quang đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi
của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc, phát huy tích cực
truyền thống vẻ vang lâu đời của mình trong suốt chiều dài lịch sử tỉnh cũng
như lịch sử dân tộc.
CHƯƠNG II
PHỤ NỮ TUYấN QUANG TRONG THỜI KỲ KHÔI PHỤC KINH
TẾ, CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦNG CỐ HẬU PHƯƠNG, CHỐNG
CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN 1 (1954 - 1968)
I. Khôi phục kinh tế
Sau hiệp định Giơnevơ (20/07/1954) miền Bắc Việt Nam được hoàn
toàn giải phóng, nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ độc lập tự do, khôi phục
kinh tế, cải tạo và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, biến miền Bắc trở thành hậu
phương vững chắc cho cuộc đấu tranh, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Tháng 9/1954 Hội nghị Bộ Chớnh trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
họp và chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách trước mắt của miền Bắc là: “hàn gắn
vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế”.
Trong bối cảnh toàn miền Bắc hăng say sản xuất, khôi phục kinh tế vì sự
nghiệp chung của dân tộc như vậy, đầu năm 1955 Hội nghị kiểm điểm công tác
lãnh đạo sản xuất trong năm 1945 của tỉnh Tuyên Quang được tổ chức. Hội
nghị đã vạch rõ nhiệm vụ cần kíp của quân dân trong tỉnh nhà là: kiên quyết
đẩy mạnh sản xuất để chống đúi, phũng đúi, cải thiện dân sinh, củng cố và phát
triển kinh tế, góp phần củng cố miền Bắc, ủng hộ miền Nam, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
1. Trong sản xuất nông nghiệp:
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành nông nghiệp, tỉnh uỷ Tuyên
Quang đã chỉ rõ: nhiệm vụ của năm 1955 là “ra sức phục hồi kinh tế tài chính,

trọng tâm là phục hồi nông nghiệp, chủ chốt là sản xuất lương thực, hàn gắn
vết thương chiến tranh, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu quốc gia, dần dần nâng
cao mức sống của nhõn dõn.”. Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, chị
em phụ nữ tỉnh vượt qua khó khăn gian khổ có mặt ở khắp nơi, ra sức khôi
phục lại diện tích gieo trồng bằng nhiều biện pháp khác nhau: khai hoang,
phục hoỏ,… Mặt khác chị em tiến hành làm cỏ, gỡ hàng rào thép gai và mìn,
kéo cày thay trâu bò, dốc sức chống hạn, chống úng, phục hồi và ổn định
nhanh chóng việc đồng áng.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tỉnh đội phát động tuần lễ
chống hạn. Chị em tham gia đóng góp 2290 công, sửa chữa được 290 nương
dẫn nước tưới cho 71 mẫu ruộng, sửa chữa 78 cống, 1 mương dài 350 m và
gánh hàng ngàn gánh nước cứu lúa bị hạn. Bước sang năm 1956 chị em đóng
góp được 17.852 cụng, gỏnh 213646 gánh nước tưới mạ, góp 1825 công bắt
sâu và 203663 công phục vụ cải tiến kỹ thuật góp phần tích cực vào thắng lợi
của cả 2 vụ sản xuất chiờm mựa, đưa năng suất từ 88kg/ sào (1955) lên 136
kg/sào (1956). Trong năm 1955 nạn đói cơ bản được khắc phục, sản xuất nông
nghiệp đã phục hồi rõ rệt, diện tích cây lương thực tăng so với 1954.
Những kết quả đạt được như trên tạo cơ sở cho năm 1956 tiếp tục giành
nhiều thắng lợi lớn hơn. Năm 1956 thu hoạch đạt mức cao nhất trong 3 năm
tiến hành khôi phục kinh tế. Toàn tỉnh gieo trồng được 21983 ha lúa, thu
47995 tấn thóc, trồng được 5713 ha hoa màu, 790 ha cây công nghiệp. Cùng
với phát triển trồng trọt chị em còn tận dụng các sản phẩm thừa của sản xuất
nông nghiệp để giúp nhau chăn nuôi gia súc gia cầm trong gia đình, đảm bảo
nguồn thực phẩm sẵn có, phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Đầu năm 1957 phong trào thi đua thực hiện lời kêu gọi sản xuất của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được các cấp hội đứng ra phát động tổ chức. Vụ chiêm năm
đó chị em áp dụng triệt để kỹ thuật ngõm phõn chõn mạ, làm cỏ bỏ phân, cấy
nhỏ dảnh để vừa tiết kiệm giống vừa đảm bảo năng suất cao. Tiếp tục phát huy
những kinh nghiệm đã thu được từ vụ chiêm, sang vụ mùa phụ nữ góp 72.692
công chống hạn, đảm bảo diện tích gieo cấy đạt 97% kế hoạch, cấy nhỏ dảnh

được 554 mẫu 6 xào, ngõm phõn chõn mạ được 193 mẫu, 100% diện tích lúa
được bón phần và làm cỏ 1 – 2 lần.
Để hưởng ứng phong trào sản xuất trong nông nghiệp đang diễn ra sôi
nổi, một phong trào khác tiếp tục được phát động: phòng trào làm phân bón
ruộng cung cấp cho việc trồng cấy cây lương thực và hoa màu. Trong toàn
tỉnh, từ cụ già đến em nhỏ, phụ nữ các dân tộc đều hăng hái tham gia. Riêng
phụ nữ huyện Na Hang thu nhặt được 319.159kg phõn cỏc loại, huyện Yên
Sơn chị em làm được 1.519.689kg phân chuồng. Thậm chí chị em tiểu thương
và thợ thủ công ở thị xã Tuyên Quang và thị trấn Vĩnh Lộc – Chiờm Hoỏ cũng
tham gia. Kết quả: thu nhặt được 30585kg phõn cỏc loại cho hợp tác xã nông
nghiệp. Những kết quả mà phong trào này mang lại đó giỳp cho bà con nông
dân chủ động trong sản xuất, đảm bảo bón phân đúng kỳ hạn và đủ số lượng,
làm cho lúa tốt, cho năng suất cao. Công tác thuỷ lợi cũng rất được quan tâm vì
đây là một yếu tố quan trọng tác động đến việc có tăng được diện tích và năng
suất lủa của toàn tỉnh hay không. Vì vậy ngoài việc duy trì, phát triển cách làm
truyền thống như: dùng cọn nước, gầu sòng, đập nước, mương phai, chị em
còn tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn như: mương phai Kim
Thắng hoàn thành năm 1951 với chiều dài 8.992m, đảm bảo tưới tiêu cho 545
mẫu lúa chiêm, góp phần cứu đói hàng năm cho 6.472 nhân khẩu của 3 xã An
Tường, Kim Thắng, Ỷ La. Hàng triệu ngày công của chị em phụ nữ đã đổ ra
đồng ruộng để gánh nước chống hạn. Ở Sơn Dương và Yên Sơn – hai huyện bị
hạn hán nghiêm trọng nhất trong vụ mùa 1958 đó cú 1.391 phụ nữ tham gia
chống hạn, trên công trường thủy lợi Trung La thường xuyên có 250 phụ nữ
tham gia lao động, cỏc xó Thanh La, Trung Yên, Vĩnh Lợi có 450 chị em góp
4.850 công đào mương, đắp hố, ao; tỏm xó khỏc cũng có hàng ngàn chị em
góp 13.201 cụng gỏnh 20.283 gánh nước chống hạn cho lúa. Những nỗ lực
không ngừng trên của chị em đã cứu hạn được 99,26% kế hoạch về diện tích,
93% kế hoạch về sản lượng, tạo nguồn động viên tinh thần to lớn cho phong
trào sản xuất của quần chúng tiếp tục phát triển.
Từ năm 1958 trở đi Tuyên Quang cùng với toàn miền Bắc bước vào giai

đoạn cải tạo Xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chủ
trương hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của các
tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất
nước. Theo chủ trương chung ấy, tỉnh uỷ Tuyên Quang cũng kịp thời ra chỉ thị
nêu rõ “ ra sức củng cố và phát huy những thành tích đạt được trong 3 năm
đồng thời tuỳ từng mặt, từng vùng mà có kế hoạch phát triển lên một bước
nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao dần đời sống kinh tế, chính trị và văn
hoá của các dân tộc lờn thờm một bước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và vất
chất để tạo điều kiện thuận lợi góp phần xây dựng quê hương tiến dần lên xã
hội chủ nghĩa và góp phần vào công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước…”.
Thực hiện theo chỉ thị này, đầu vụ mùa năm 1958, hợp tác xã nông
nghiệp đầu tiên của tỉnh được thành lập tại thôn Dàm, xã Tứ Quận, huyện Yên
Sơn. Toàn bộ 100% hội viên phụ nữ trong thôn đều vào hợp tác xã. Hình thức
tổ chức sản xuất này nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Công
tác vận động, giải thích, tuyên truyền, thuyết phục các chị em khác cũng như
quần chúng nhân dân của các nữ hội viên được quan tâm xúc tiến, làm cho
“nhân dân các dân tộc quyết tâm theo Đảng đi lên con đường hợp tác hoá xã
hội chủ nghĩa”, quyết tâm lao động sản xuất theo kế hoạch và hướng dẫn của
cán bộ, Đảng viên về việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng giống mới,…
làm tăng năng suất. Ở các huyện thị, hội phụ nữ phối hợp với phòng nông
nghiệp tổ chức các hội thi cấy để trao đổi kinh nghiệm và động viên phong
trào. Trong cỏc nụng – lâm trường, ban nữ công kết hợp với công đoàn tổ chức
vận động phụ nữ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tham gia vào công tác
quản lý nông – lâm trường,… nhằm đạt hiệu quả lao động cao. Thu hoạch nhờ
đó đã không những cung cấp đủ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn đảm
bảo nuụi quõn và có dự trữ quốc gia, hoàn thành kế hoạch năm 1960. Riêng
đối với phong trào chăn nuôi, tỉnh hội và các huyện tiến hành mở lớp tập huấn
kỹ thuật cho gần 200 cán bộ hội cấp cơ sở để chị em tích cực giúp đỡ nhau
phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kết quả: năm 1960 đàn lợn của tỉnh đạt
13.619 con, tình hình sản xuất lương thực và hoa màu được phục hồi và bước

đầu có sự tăng tiến về số lượng và chất lượng; góp phần hoàn thành nhiệm vụ
chung của toàn tỉnh trong tình hình mới: xây dựng quê hương, góp phần củng
cố miền Bắc, đồng thời ủng hộ tinh thần và sẵn sàng chi viện sức người, sức
của cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam.
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp, đề
ra đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà đồng
thời chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với cuộc cách mạng trong
sản xuất, trách nhiệm giải phóng phụ nữ của Đảng ta, tạo điều kiện thuận lợi để
chị em tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào hoạt động sản xuất và quản lý
nhà nước. Tiếp đó, 3/1961 Trung ương hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát
động phong trào thi đua 5 tốt là: lao động sản xuất, tiết kiệm tốt, chấp hành
chính sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị, văn hoá kỹ thuật tốt; xây

×