Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tiểu luận Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.36 KB, 46 trang )

Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Hương ước xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử, đặc biệt vào thế kỉ XV
hương ước trở nên phổ biến, có ở hầu khắp các làng xã Việt Nam. Hương
ước có nhiều tên gọi khác nhau như khoán ước, khoán lệ, khoán từ, hương
khoán, hương lệ, … gần với chúng ta hơn cả nó còn có tên là Quy ước làng
văn hoá - có ở hầu hết các làng văn hoá trong cả nước. Hiện nay Nhà nước ta
đang có xu hướng khuyến khích các làng xây dựng và khôi phục hương ước.
Vậy lí do gì để hương ước vốn từng bị lãng quên trong lịch sử lại được nhà
nước ta quan tâm và khuyến khích khôi phục, xây dựng?
Rõ ràng không phải vô cớ mà hương ước lại được Đảng và Nhà nước
ta hiện nay dành cho sự quan tâm đặc biệt như vậy mà vì, xét một cách tổng
quát hương ước có giá trị nhiều mặt cả về thực tiễn cũng như nghiên cứu, đặc
biệt hơn cả hương ước là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho công cuộc
xây dựng đất nước trong thời kì hiện tại, cụ thể hơn đó là vì mục tiêu xây
dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó những nét đẹp của văn
hoá truyền thống cần được phát huy. Với mong muốn đóng góp chút phần
nhỏ của mình vào việc thực hiện mục tiêu của đất nước, tác giả đề tài xin đi
sâu vào tìm hiểu, làm sáng tỏ ý nghĩa về mặt bảo vệ giá trị truyền thống trong
các hương ước cổ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao mà các làng xã hiện nay
cần xây dựng và khôi phục hương ước. Thiết nghĩ đây là một việc làm cần
thiết để giúp cho việc thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra được
dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho hương ước có thể khôi phục được vị trí, vai
trò vốn có của mình trong các làng xã.
Với lí do nêu trên tôi quyết định hoàn thành Bài tập lớn với đề tài lựa
chọn là “Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ”.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói ở trên, hương ước có giá trị nhiều mặt cả về nghiên cứu
cũng như thực tiễn. Về mặt nghiên cứu là đối tượng của nhiều ngành khoa


Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như dân tộc học, Việt Nam học, luật học,
…Khi nghiên cứu về hương ước không chỉ góp phần giúp ta dựng lại bức
tranh toàn cảnh của làng Việt cổ truyền hay cung cấp thêm cho chúng ta
nguồn tài liệu để tìm hiểu về lịch sử dân tộc qua các triều đại phong kiến mà
nghiên cứu hương ước còn giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về
văn hoá tộc người Việt, góp thêm cơ sở khoa học cho việc quản lí xã hội
nông thôn trong điều kiện hiện nay.
Với ý nghĩa tìm hiểu sâu hơn về văn hoá tộc người Việt hương ước có
nội dung chính là quy định về các mối quan hệ xã hội trong làng xã có thể
xếp vào “văn hoá chuẩn mực xã hội” theo quan niệm của các nhà dân tộc học
Xô Viết trước đây. Họ cho rằng tất cả những gì mà người Việt Nam coi là
chuẩn mực về đạo đức hay văn hoá xã hội thì đều được đưa vào hương ước.
Nếu văn hoá tộc người Việt, như nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng là văn
hoá làng xã hay được biểu hiện, được diễn biến chủ yếu trong môi trường
làng xã thì nghiên cứu hương ước giúp cho việc tìm hiểu nguồn văn hoá đó
được dễ dàng hơn, thể hiện trong ứng xử cộng đồng và nhiều mặt khác mà
hương ước phản ánh.
Với ý nghĩa thực tiễn là góp thêm cơ sở khoa học cho việc quản lí xã
hội nông thôn trong điều kiện hiện nay, có thể nói như sau: Mỗi làng Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ là một thực thể sống. Dù được các triều đại phong kiến
sắp xếp thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở, từng làng vẫn bảo lưu được
các giá trị của mình. Hàng nghìn năm các tập tục (thành văn cũng như không
thành văn) của cộng đồng cư dân Việt vẫn tỏ rõ sức sống của chúng trước các
biến cố lịch sử. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, cơ cấu tổ chức của
làng xã phong kiến bị xoá bỏ, hương ước không còn tồn tại với tư cách là một
công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong từng làng xã. Nhưng nhà nước
dân chủ nhân dân đã thi hành nhiều biện pháp, chính sách cải tạo nông thôn
cũ xây dựng một nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với

những cải biến đó nhiều mặt của tập tục làng xã đã được phát huy, nhiều mặt
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
tồn tại dưới dạng tàn dư hay “chuyển dạng”, nhiều mặt vẫn tỏ ra có sức sống
dai dẳng, có một thời gian tương như mất rồi lại sống lại. Từ năm 1989 đến
nay, trong xu hướng tái lập làng tiểu nông, tái lập phương thức quản lí làng
xã truyền thống việc “tái lập hương ước” tức soạn thảo quy ước làng đang đặt
ra nhiều vấn đề. Đi sâu nghiên cứu hương ước cổ là cơ sở khoa học cho việc
kế thừa những mặt tích cực và hợp lí, khắc phục những hạn chế và tiêu cực
góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của đất nước trong giai đoạn hiện nay là
xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Với ý nghĩa và giá trị nghiên cứu trên đây từ lâu hương ước đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà
nghiên cứu đó đã xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau và nhằm những
mục đích khác nhau có thể theo 3 hướng chính là:
2. Các tác giả đề cập đến hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng
xã. Đó là Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Ngọc Liễn,…
3. Các tác giả đề cập đến hương ước trong mối quan hệ cơ cấu tổ chức
làng xã mà những người đầu tiên là các học giả Pháp tiêu biểu là Landes,
Ory, Bouchet,…Dưới chế độ cũ cũng có một số nhà nghiên cứu chủ nghĩa đề
cập đến hương ước trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức làng xã như
Nguyễn Huyên, Toan Ánh, Nguyễn Sĩ Giác, Phan Đại Doãn,…
4. Các tác giả lấy hương ước làm đối tượng nghiên cứu và sưu tầm
như: Vũ Duy Mền, Văn Tân, Diệp Đình Hoa, Phạm Xuân Nam, Cao Biền,…
Bên cạnh đó hương ước cũng trở thành nội dung của nhiều cuộc hội
thảo được tổ chức rất quy mô nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết lần
thứ V-Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (6/1993) và Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ VIII là đi sâu nghiên cứu các hương ước nhằm “gạn
đục khơi trong”, tiến tới tái lập hương ước. Tựu chung lại quy vào 2 giai
đoạn chính sau:

1. Từ tháng 6/1993 trở về trước: Các cuộc hội thảo xoay quanh vấn
đề cơ sở và nội dung của hương ước mới; tác động, vị trí của nó ở nông thôn.
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
2. Từ tháng 6/1993 đến nay: Tập trung vào tính khả thi hay hiệu
lực thực tế của quy ước văn hoá.
Mục đích của các cuộc hội thảo trên nhằm nghiên cứu và đề ra quy chế
thích hợp với chức năng, vai trò của xã, của thôn xóm, của làng bản trong
tình hình mới.
Như vậy, hầu hết các cuộc hội thảo cũng như các công trình nghiên
cứu của các tác giả nói trên đều đã phản ánh được giá trị nhiều mặt của
hương ước như hương ước với quản lí làng xã, hương ước trong mối quan hệ
với pháp luật,…Thực hiện đề tài này tác giả không có tham vọng tìm hiểu tất
cả các mặt của hương ước mà chỉ có mong muốn tìm hiểu rõ hơn về việc bảo
vệ các giá trị văn hoá truyền thống thể hiện qua các hương ước cổ.
III. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với đề tài “Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương
ước cổ ”, đề tài này hướng tới mục đích sau.
1. Tìm hiểu nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và khái quát nội dung
của các hương ước cổ.
2. Tìm hiểu sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua các nội
dung của hương ước.
3. Xác định giá trị của hương ước cổ đối với việc phát huy các
thuần phong mỹ tục trong việc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
IV. Nguồn tài liệu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng nguồn tư liệu chính là các bản
hương ước cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung (Thanh
Hoá, Nghệ An, Huế). Có thể tin rằng đây là một nguồn tư liệu có giá trị cao
về mặt nghiên cứu đã được tập hợp một cách hệ thống và khá đầy đủ trong

các tuyển tập như: “Hương ước Nghệ An”; “Hương ước cổ Hà Tây”; “Hương
ước Thái Bình”; “Hải dương hương ước”; “Hà Nội xưa qua hương ước”,…
Ngoài ra còn có cả một số hương ước cổ được chú thích khá đầy đủ trong
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
các tác phẩm của các tác giả như Bùi Xuân Đính, Lê Đức Tiết, Vũ Duy Mền,…
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
5 Về đối tượng: Chỉ tộc người Việt sinh sống tại vùng đồng bằng
Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế.
6 Về không gian: Các bản hương ước cổ thành văn ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế được soạn thảo trong thời gian từ
giữa thế kỉ XV tới trước năm 1921.
7 Công trình nghiên cứu tập trung tìm hiểu sự bảo vệ các giá trị
văn hoá truyền thống qua các hương ước (biểu hiện và tác động đến xã hội
Việt Nam truyền thống) cố gắng đề ra một số biện pháp và cách thức bảo lưu
và phát triển những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các
hương ước cổ trong thời đại mới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
8 Phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic
9 Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, sưu tầm tài liệu
V. Bố cục đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, phần giải quyết
vấn đề được chia làm hai chương như sau:
Chương I: Khái quát chung về hương ước
Chương II: Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương
ước cổ

Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A

Lịch sử
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ HƯƠNG ƯỚC
I. Hương ước là gì? Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước
1. Hương ước là gì?
Chúng ta thường biết đến hương ước với nhiều tên gọi khác nhau như:
hương biên, hương lệ, hương khoán, hương đoan, khoán ước, khoán lệ, tục
lệ, điều ước,…
Vậy hương ước là gì?
Để trả lời câu hỏi trên đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách định
nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều đồng nhất ở một số điểm như sau:
Hương ước là một thuật ngữ gốc Hán được du nhập vào Việt Nam vào
khoảng thế kỉ XV (có thể là sớm hơn nữa) và được giữ nguyên nghĩa. Hương
ước là những quy ước, điều lệ về hầu hết các mặt của làng xã người Việt như
cách thức tổ chức và các hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã:
Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - Giáp, xóm ngõ,…các hoạt động xã hội: Hội
hè, đình đám tế lễ, tuần phòng, khao vọng, giao hiếu,…một số hoạt động
kinh tế… những quy ước, điều lệ này góp phần điều hoà các mối quan hệ xã
hội trong cộng đồng làng xã. Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ
luật pháp mà còn có ý nghĩa như một hệ thống tiểu chuẩn đạo đức. Hương
ước là những quy ước, điều lệ thành văn được viết chủ yếu bằng chữ Hán
Nôm trên nhiều loại chất liệu khác nhau có thể là giấy bản, lá đồng, hay trên
bia đá như “ Bia Trăn Tân từ lệ bi ký” dựng tại đền Trăn Tân, xã Phúc Thọ,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Bia dựng năm Hồng Đức 18 (1487) hoặc
khắc trên ván gỗ làng Thọ Trai – Hà Bắc.
2. Nguồn gốc của hương ước
Qua nhiều năm nghiên cứu cho thấy làng xã cổ truyền người Việt ở
hầu khắp các khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ và có thể ở các khu vực
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A

Lịch sử
khác như sông Mã, sông Lam,…vốn có nguồn gốc từ các công xã nông thôn
xa xưa. Các công xã nông thôn này vừa mang những đặc trưng của công xã
Phương Đông vừa mang những sắc thái riêng đó là tính chất truyền thống,
tính chất láng giềng, tính tông tộc, tính cộng đồng của công xã cực kì sâu
đậm, bền vững. Những tính chất đó còn được bảo lưu khá rõ nét ở các làng
xã người Việt sau này.
Do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng (công xã nông thôn)
cần quy định mối quan hệ giữa các thành viên với nhau và giữa các thành
viên với các tổ chức cộng đồng. Những quy định đó buổi đầu rất sơ lược, đơn
giản. Theo thời gian chúng dần được cố định thành tục lệ, tập quán truyền
khẩu từ đời nay sang đời khác. Như vậy nguồn gốc hương ước vốn từ tục dân
(lệ làng truyền khẩu) chất phác và đơn giản với nhiều biểu hiện rõ nét đa
dạng ở tục thề hay hội thề của người xưa và nhiều tục lệ khác như tục hậu
hay lệ hậu sau này.
2.1 Nguồn gốc hương ước biểu hiện ở tục thề hay hội thề của người
xưa
Tục thề là một hình thức sinh hoạt dân gian không phải là sở hữu riêng
của tộc người nào trên thế giới mà nó có tính chất xã hội và tương đối phổ biến
từ thời nguyên thuỷ. Đối với người nông dân ở vùng đồng bằng và trung du
Bắc Bộ, tục thề dân gian vốn có từ xa xưa. Lễ thề đầu tiên được truyền thuyết
khắc hoạ là lễ thệ sư trước khi xuất quân phá giặc Đông Hán của Hai Bà
Trưng. Sau sự kiện năm 557 Lý Phật Tử và Triệu Việt Vương tổ chức lễ thề
chính sử nước ta ghi chép khá nhiều về tế lễ cung đình hay quốc thề còn tục
thề dân gian thì được ghi chép khá cụ thể trong các hương ước, khoán ước.
Trong bia “Bản xã tạo lập lệ tích” năm Chính Hoà thứ 13 (1692) được
dựng ở Tam quan đình, xã Đại Lâm, tổng Phong Xá (Yên Phong, Bắc Ninh)
cho hay: Các quan viên hương lão, dân làng họp bàn để lập ra một khoán ước
mới. Theo khoán ước đó, vào tháng Giêng hàng năm dân làng sẽ cùng đồng
tâm góp sức làm cho phong hoá làng xã tốt đẹp. Khi thề mỗi người đều khấn

Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
rằng: Tôi tên này, người làng này, huyện này xin thề…
Hàng năm vào ngày 14 tháng 4 (âm lịch) theo hương ước cả làng Thụy
Khê họp thề. Một cụ già nhất làng đọc lời thề lên rồi đốt khoán hoà vào rượu,
mọi người cùng uống rượu đó rồi thề…
Qua các dẫn liệu trên cho thấy tục thề hay hội thề của người Việt trong
lịch sử của một số làng xã là một hình thức của tục lệ cổ xưa, từng đóng vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần và phần nào mang tính chất duy tâm
chủ quan. Nhưng nếu gạt bỏ tính chất duy tâm thì các lễ thề đã thể hiện sự đề
cao, khuyến khích danh dự và lòng tự trọng của con người. Lễ thề nhằm cố
kết lòng người, bảo vệ cộng đồng, làng - nước. Chính điều đó ghi nhận sự
cần thiết phải bảo lưu tục thề, lễ thề. Cùng với sự phát triển dần từng bước
của làng xã và yêu cầu củng cố cộng đồng đòi hỏi tục thề cũng như nhiều mặt
hoạt động khác cần phải được văn bản hoá. Từ đó các tục thề truyền khẩu
dần được chuyển thành tục thề, lễ thề văn bản (tục thề, lễ thề được ghi trong
các khoán ước, hương ước). Quá trình chuyển đổi đó đã chứng minh khoán
ước, hương ước có nguồn gốc từ tục dân.
2.2 Nguồn gốc hương ước biểu hiện ở tục hậu hay lệ hậu
Lệ hậu vốn khởi phát từ tục thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp
Đông Nam Á. Tục thờ cúng tổ tiên cũng khá thịnh hành trong cộng đồng
người Việt và dần được mở rộng thành lệ gửi hậu ở chùa.
Tục gửi hậu đã có từ thời Lí đến thời Trần thì phát triển rộng hơn do
đạo Phật phát triển. Tuy nhiên ở thời Trần hình thức gửi hậu mới chỉ thịnh
hành trong giới quý tộc Trần và những người giầu có, đến thời Lê sự phân
hoá giai cấp trong làng xã càng sâu sắc làm cho lệ hậu phát đạt. Nhiều người
đua nhau gửi hậu vào chùa, vào làng những mong tên mình được khắc vào
bia đá trường tồn cùng năm tháng và luôn được dân làng nhắc đến nhân dịp
giỗ hậu hàng năm với tấm lòng biết ơn trong niềm tôn vinh cao cả.
Bia “Tuế thứ Nhâm Dần niên lập đoan báo” tạo năm Bảo thái thứ 3

(1722) dựng ở xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, phủ Bắc Hà cho bà Nguyễn
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
Thị Hoảng là hậu thần vì bà đã cúng cho chùa 5 sào 3 thước ruộng và một
trăm quan tiền” [19, 298].
Như vậy tục gửi hậu vốn xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên của người
Việt sau dần được văn bản hoá. Các bản bia hậu và bia hậu còn được bảo lưu
đến ngày nay ở trong và ngoài phạm vi đồng bằng sông Hồng, là những
chứng cứ khá chắc chắn nói lên nguồn gốc hương ước và quá trình văn bản
hoá lệ làng. Bia hậu đánh dấu mốc về quá trình xuất hiện và hoàn thiện dần
từng mặt của hương ước.
3. Điều kiện để xuất hiện hương ước
3.1. Thời điểm xuất hiện hương ước
Như ta đã biết hương ước có nguồn gốc lâu đời nhất ở Trung Quốc vào
thế kỷ thứ XII dưới thời Bắc Tống ở Lam Điền (Thiểm Tây – Trung Quốc)
với “Lam Điền lã thị hương ước” ban hành rộng rãi trong thiên hạ. Từ Trung
Quốc, hương ước được du nhập trực tiếp vào các nước Đông Nam Á cận kề
từ cuối thế kỷ thứ XIV trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ
XV – khi chế độ phong kiến được xác lập vững chắc với hệ tư tưởng Nho
giáo trở thành chính thống bắt rễ trong cơ sở ở làng quê thì hương ước mới
chính thức ra đời như một hiện tượng đặc biệt trong nông thôn Việt Nam cổ
truyền. Những hương ước xuất hiện sớm nhất: Hương ước làng Quỳnh Đôi
(Nghệ An) năm 1638-1645; hương ước làng Mậu Trạch (Hải Dương) năm
1665; hương ước Dương Liễu, Quế Dương, Mậu Hoà (Hà Tây) năm 1689;
hương ước Phù Cốc năm 1689. Điều này cho thấy hương ước bắt đầu xuất
hiện như một hiện tượng đặc biệt và chỉ có ở những làng có phong tục khác
lạ vào cuối thế kỷ XV. Sang các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX càng có
nhiều làng soạn thảo hương ước nhưng không phải làng nào cũng có hương
ước. Đó là lý do cơ bản giải thích sự thiếu vắng của hước có trong bộ sưu tập
hiện nay ở nhiều làng xã.

3.2. Điều kiện xuất hiện hương ước
Có thể nói hương ra đời là kết quả của nhiều nguyên nhân và nhiều
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
điều kiện cụ thể chi phối trong đó đặc biệt lưu ý ba điều kiện cơ bản là nhu
cầu tự thân phát triển của làng xã, sự can thiệp của nhà nước quân chủ đối
với làng xã, sự xuất hiện của lớp tri thức bình dân.
Về nhu cầu tự thân phát triển của làng xã: Trên con đường phát triển
làng xã mở rộng thêm về nhiều mặt trước hết là sự ra tăng dân số và kéo theo
các vấn đề khác. Ban đầu thường có một hoặc vài họ đến một làng. Lúc này
dân cư của làng còn ít và các quan hệ xã hội còn chưa phức tạp. Các thành
viên của làng chung sống với nhau theo những tục lệ truyền khẩu đơn giản.
Nhưng khi làng xã ngày càng phát triển dân cư đông đúc dần với số dân
khoảng 2 nghìn đến 3 nghìn người trở lên thì các quan hệ xã hội ngày càng
phức tạp. Tình hình đó khiến cho những tục lệ truyền khẩu vốn đơn giản
không còn phù hợp với cuộc sống thực tại, đòi hỏi làng xã phải đưa ra những
quy định mới tỉ mỉ, chặt chẽ hơn trên văn bản. Đó chính là nguyên nhân và là
một trong những điều kiện tiên quyết để hương ước ra đời ở các làng xã.
Về sự can thiệp của các nhà nước phong kiến đối với làng xã: Trong
buổi đầu mới nhóm họp nhà nước quân chủ chưa với tay sâu tới từng làng xã.
Nhưng sau này nhà nước từng bước can thiệp về nhiều phương diện bằng
những chính sách cụ thể về ruộng đất và tinh thần nhằm cột chặt người nông
dân với khẩu phần ruộng đất nhỏ hẹp và làng xã của họ. Trong quá trình phát
triển, làng xã trong một chừng mực nào đó đã tìm cách ngăn cản, chống lại
sự can thiệp ngày càng sâu của Nhà nước phong kiến nhưng cuối cùng vẫn
bị khuất phục hay thống nhất với nhà nước. Chính trong tình hình như vậy
hương ước ra đời nhằm điều hoà lợi ích giữa làng xã và Nhà nước phong
kiến, duy trì sự thống nhất tương đối đó.
Đối với tầng lớp trí thức bình dân, muốn phiên lệ thành văn phải có
lớp Nho sĩ. Đó là những tri thức bình dân biết chữ Hán. Ở nước ta có từ thời

kì Lê Thánh Tông đến sau này khoa cử rất phát triển, nhiều người đỗ đạt cao.
Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo. Sang thế kỉ XVIII đất nước lâm vào
tình trạng phân tranh kéo dài nhiều năm. Trước tình hình thời thế hỗn loạn đó
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
nhiều Nho sĩ không ra ứng cử làm quan hoặc từ quan về sống ở quê hương.
Chính trong số Nho sĩ bình dân ấy có những người tham gia vào chức dịch
làng xã. Họ chính là những người tham gia soạn thảo hương ước, chấp bút
viết nên hương ước thay cho lệ làng truyền khẩu đã không còn đáp ứng nhu
cầu cuộc sống nơi làng mạc.
Như vậy hương ước vốn từ tục lệ của dân làng. Khi làng xã ở buổi sơ
khai tục lệ vốn đơn giản và truyền khẩu. Sau đó do qúa trình phát triển mọi
mặt của làng xã thì tục lệ truyền khẩu không đáp ứng được nhu cầu của cuộc
sống thực tại, chính trong hoàn cảnh đó hương ước ra đời. Khi xem xét điều
kiện ra đời của hương ước ngoài những điều kiện đã nêu là nhu cầu phát triển
tự thân của làng xã, sự can thiệp của nước quân chủ đối với làng xã, sự xuất
hiện của tầng lớp Nho sĩ bình dân thì phải chú ý đến những điều kiện cụ thể
của từng làng xã. Có thể nói thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, nhiều làng xã
ở đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh miền Trung, đã đảm bảo những điều kiện
để xuất hiện hương ước nhưng sự xuất hiện đó sớm hay muộn còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau.
II. Nội dung của các hương ước cổ (từ giữa thế kỉ XV đến trước
năm 1921)
1. Những quy ước liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã
hội trong làng
1.1 Những quy ước liên quan tới các thiết chế tổ chức trong làng, chức
năng quyền hạn và lề lối làm việc của từng tổ chức cũng như các thành viên
trong đó.
Các thiết chế tổ chức trong làng bao gồm: xóm, ngõ, giáp và hội đồng kì
mục lí dịch. Trong đó giáp là thiết chế giữ nhiều trọng trách trong sinh hoạt xã

hội của làng xã vừa là đơn vị quản lí nhân vừa là đơn vị phân biện lễ và phục vụ
tế lễ, rước sách, thờ cúng thành hoàng, chia ruộng đất công, phân bổ sưu thuế.
Do vậy vị trí của giáp được nhắc nhiều trong các bản hương ước.
Có thể coi các quy ước về thiết chế tổ chức này là nhằm quản lí con
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
người và làng xã theo trục ngang.
1.2 Những quy ước về thứ bậc xã hội hay thứ bậc xã hội
Bao gồm các quy ước về:
- “Lão quyền”
-“ Nam quyền”
- “ Phụ quyền”
-“ Trưởng quyền”
Đây là những quan hệ chủ đạo nhất, trội nhất, xuyên suốt đời sống làng
xã. Có thể nói đây là những quan hệ theo trục dọc mà nét nổ bật là sự phân
biệt giữa “quan viên” và “bạch đinh”, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ, giữa
“chính cư” và “ngụ cư”…
Liên quan đến những quy định về thứ bậc xã hội còn có những quy
ước về người già, việc chia cấp ruộng đất công, việc tang ma, cưới xin.
2. Những quy định về việc bảo vệ an ninh làng xã
Bảo vệ an ninh, trật tự trị an là một vấn đề thiết thân cho sự tồn tại và
phát triển của bất kì một làng xã nào. Nhận thức được điều đó nên hầu hết
hương ước của các làng xã đều có những điều khoản quy định rõ về vấn đề
này. Ngoài các điều khoản ngăn ngừa việc đánh chửi nhau còn nổi lên trước
hết ở các điều nhằm hạn chế nạn trộm cắp trong làng, ngăn chặn tệ cờ bạc,
ngăn ngừa quan hệ bất chính giữa nam và nữ,…Trong đó việc tổ chức vũ
trang bảo vệ làng xã được đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những vấn đề
sống còn và thường xuyên của từng làng nên được quy định tỉ mỉ trong hầu
hết các hương ước.
3. Những quy ước nhằm đảm bảo đời sống tâm linh của cộng đồng

Đây là các điều về tôn giáo tín ngưỡng mà việc tổ chức thờ cúng thành
hoàng là trọng tâm. Nội dung cụ thể gồm:
Lịch thờ cúng (những kì tế lễ hay cầu cúng trong các tháng hàng năm)
1. Lễ vật thờ cúng (số lễ vật, loại lễ vật)
1. Việc tổ chức biện lễ thờ cúng.
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
1. Việc tổ chức thờ cúng, rước sách
1. Việc chia biếu các lễ vật sau tế lễ
1. Những kêng kị trong các dịp tế lễ
Ngoài việc thờ cúng thành hoàng hương ước cũng có những quy định
về thờ Phật, về tổ chức các tế lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
4. Những quy ước về việc đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước
Nghĩa vụ của làng xã đối với Nhà nước phong kiến bao gồm sưu thuế,
phu dịch và binh dịch đều được quy định khá rõ trong hương ước.
Về sưu thuế có hai loại chính thức: Thuế điền và thuế đinh, các bản
hương ước đều có những điều khoản phân bổ rõ về hai loại thuế này. Hương
ước các làng đều có những điều liên quan đến việc nộp thuế, việc phạt những
cá nhân không nộp thuế hoặc lợi dụng dịp thu thuế để kiếm lời.
Sau việc sưu thuế là việc đảm bảo nghĩa vụ binh dịch được thực thi
trên các phương diện sau:
1. Phân bổ và chọn người đi làm nghĩa vụ binh dịch
1. Giúp đỡ vật chất cho gia đình có người đi lính
1. Cách đối xử với những người hoàn thành nghĩa vụ binh dịch trở
về
1. Xử phạt với những người chốn tránh nghiã vụ binh dịch
Về phu dịch thường có 2 loại: theo nghĩa vụ đối với Nhà nước và loại
phu dịch đẻ thực hiện các công ích của cộng đồng.
Ngoài các nội dung trên đây hương ước của nhiều làng còn có các điều
bảo vệ môi trường, nông nghiệp, khuyến học,…Một số làng còn đề ra cả quy

định về việc lưu giữ, bảo quản hương ước.
5. Các hình thức khen thưởng và xử phạt của hương ước
5.1. Các hình thức khen thưởng
Các hương ước đều có những quy ước về các hình thức khen thưởng
để khuyến khích dân làng thực hành theo hương ước, phát huy những giá trị
văn hoá tốt đẹp như:
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
1. Thưởng tiền hay hiện vật (chủ yếu là thóc gạo).
1. Ban thêm hay tăng vị trí ngôi thứ trong làng
1. Cho giảm bớt một số nghĩa vụ phải đóng góp đối với những người có
công.
5.2. Các hình thức xử phạt
Những người vi phạm lệ làng phải chịu một trong những hình phạt sau
1. Phạt tiền
Phạt bằng hiện vật (trâu, lợn, gà, trầu, rượu).
4. Bắt bồi thường thiệt hại
Đánh đập
1. Hạ vị trí ngôi thứ của kẻ vi phạm
2. Đuổi khỏi làng.
3. Tẩy chay đám ma.
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
Chương II
BẢO VỆ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
QUA NGUỒN HƯƠNG ƯỚC CỔ
I. Làng và các giá trị văn hoá truyền thống của làng
Hương ước, lệ làng hay quy ước làng văn hoá là một sản phẩm của
cộng đồng làng xã. Vì vậy để hiểu được sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền
thống qua nguồn hương ước trước hết chúng ta phải hiểu được làng và văn

hoá làng là gì? Từ đó chúng ta có thể thấy được sự biểu hiện của nó trong
hương ước làng.
1. Làng Việt
Làng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn
năm hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc làng xã luôn là một cộng
đồng bền chặt. Cộng đồng cư dân của làng được hình thành khởi nguồn từ
những mối quan hệ huyết tộc và láng giềng, luôn phải gắn kết chặt chẽ với
nhau để khai phá đầm lầy, hoang rậm, chế ngự thiên nhiên và chống ngoại
xâm, nhằm phát triển sản xuất đồng thời đảm bảo an ninh, sự toàn vẹn của
làng, của nước. Cũng chính từ đặc thù của quá trình hình thành và phát triển
ấy, tính cộng đồng của làng xã Việt Nam ngày càng được biểu hiện sinh động
đặc trưng văn hoá làng. Làng vừa là một cộng đồng lãnh thổ, một cộng đồng
kinh tế vừa là một cộng đồng văn hoá.
Khi xem xét biểu hiện tính cộng đồng của làng với tư cách là một cộng
đồng văn hoá chúng ta có thể thấy: Dù cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ
thừ ngày khai mở - hình thành làng xã, đặc biệt là do sự gắn bó với nhau -
vừa tự nguyện vừa bắt buộc - trong quá trình tổ chức sản xuất, cư dân các
làng xã đã cùng nhau sáng tạo và vun đắp nên một cộng đồng văn hoá của
làng. Cộng đồng văn hoá làng không chỉ ở khía cạnh sáng tạo ra các giá trị
văn hoá với những nét riêng độc đáo, mà còn là nơi bảo vệ giữ gìn và chuyển
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
giao các giá trị văn hoá truyền thống từ đời này sang đời khác.
Như vậy làng đã tồn tại với một vị trí, vai trò không thể thay đổi trong
lịch sử phát triển của dân tộc. Để xây dựng, phát triển làng trong giai đoạn
hiện nay chúng ta cần phải tìm hiểu những yếu tố làm cho làng trường tồn
cùng với thời gian. Đó sẽ là động lực cho việc thực hiện thành công mục tiêu
văn hoá của đất nước, xây dựng làng văn hoá cũng nằm trong mục tiêu đó.
Tìm những yếu tố làng truyền thống tức là đi vào nội dung của văn hoá
làng. Thuật ngữ này giờ đây được giới nghiên cứu chấp nhận và văn hoá làng

được quan niệm là thực thể trong văn hoá dân tộc. Văn hoá làng chính là cội
nguồn sức mạnh cho làng luôn vững chãi trước mọi sóng gió của thời đại.
2. Nội dung của văn hoá làng
Có thể nói ngay đó là những yếu tố làm nên truyền thống của làng.
Truyền thống đó có thể hình thành và phát triển từ rất lâu đời nhưng vẫn còn
phát huy tác dụng và gần gũi với con người ngày nay. Biết nhận ra nét văn
hoá riêng của làng hay tô điểm về mặt văn hoá cho truyền thống là đã có thể
tạo nên văn hoá làng. Cho nên những làng xã mới thành lập, mới được định
cư nếu biết hội tụ truyền thống xưa và phát huy truyền thống thì vẫn có được
văn hoá làng và phải khai thác qua nhiều bình diện khác nhau. Ở từng bình
diện ấy, trong nông thôn xưa đã xuất hiện nhiều hiện tượng văn hoá, có cái
đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống nhất định như cây đa, mái
đình, con đê, giếng nước,… Đặc biệt đó là những tập tục, những hương biên,
hương ước, xã chí là kho tri thức dân gian mang lượng thông tin cao. Đó là
kho tàng để ta khai thác được ý thức bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống
của làng xã. Có thể thấy hương ước là một đặc trưng của làng xã Việt Nam,
làng được vững mạnh là nhờ ở nét văn hoá này. Đồng thời cũng qua những
bản hương ước, hương biên rồi đi sâu vào cuộc sống của người dân trong
làng, vào vấn đề mà người xưa đã đúc kết và gọi là thuần phong mĩ tục, ta sẽ
gặp những yếu tố của văn hoá làng. Như vậy hương ước là một sản phẩm kết
tinh từ văn hoá làng. Giá trị nhân bản của nó chính là ở chỗ phản ánh sâu sắc
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
thế ứng xử trước tự nhiên cũng như xã hội của cộng đồng làng trong từng
hoàn cảnh cụ thể được đặt ra một cách bức thiết nhất, bởi nhiều nguyên do.
Cho nên hương ước ngày xưa, trên đại thể có nhiều nét tương đồng nhưng
phân tích kỹ, vẫn thể hiện rất rõ sắc thái văn hoá cộng đồng làng xã. Có thể
nói hương ước chính là văn hoá làng được văn bản hoá, là một phương tiện
để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của làng.
II. Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ

Phần lớn các dân tộc trên thế giới đều trải qua những chặng đường
lịch sử tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm hoặc lâu hơn nữa. trong
hàng ngàn năm ấy, ở mỗi dân tộc có nhiều phong tục, tập quán được hình
thành tồn tại hoặc mất đi, hoặc phát triển thành những tập quán mới. Nhưng
trong cuộc sống không phải phong tục tập quán lạc hậu nào cũng tự nó mất
đi, không phải phong tục, tập quán nào hay cũng được giữ lại. Trái lại tuỳ
theo tình hình của từng nơi, từng lúc, có lúc những hủ tục lại có dịp trỗi dậy,
các thuần phong mĩ tục lại bị quên lãng dần đi. Vì vậy cần phải có những
biện pháp để bảo vệ những thuần phong mĩ tục ấy. Một trong những biện
pháp của người Việt Nam để bảo vệ những thuần phong mĩ tục ấy là sử dụng
hương ước. Người Việt Nam trong các cộng đồng cư dân ở nông thôn rất có
ý thức trong việc sử dụng hương ước để bài trừ thói hư tật xấu của con người,
để khuyến khích mọi người trong đấu tranh nhằm hoàn thiện nhân cách, nâng
cao phẩm giá của con người. Có thể nói đây là một biện pháp sáng tạo và hữu
hiệu của nhân dân ta. Quy phạm của hương ước Việt nam về khuyến khích
nuôi dưỡng thuần phong mĩ tục bao gồm nhiều nội dung về phong cách sống,
lối sống của con người được giới hạn trọng các chữ: Hoà, hiếu, lễ, nghĩa,
trung, tín, cần, kiệm, liêm, chính, được thể hiện thông qua một số phong tục
như: Cưới hỏi, ma chay, giao lưu, ứng xử trong cộng đồng như con cái đối
với cha mẹ, ông bà, vợ chồng, học trò với thầy học, trẻ con với người lớn,
người dân với quan chức, hàng xóm láng giềng với nhau…Có thể thấy đó là
những nét văn hoá tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày mà nhân dân ta đã
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
xây dựng nên và lưu giữ nó trong hương ước, lệ làng.
1. Về hôn lễ
Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người vì vậy trong hương ước
của các làng đều có những quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến việc kết
hôn. Có hương ước trước khi đưa ra những điều quy định cụ thể đã có đoạn
trình bầy các quan điểm chính thống của làng xã về vấn đề này dưới danh

mục gọi là “hôn thuyết” hay lí thuyết về hôn nhân như:
Điều 13 hương ước xã Lô Giao, tổng Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh,
Hà Nội) có đoạn ghi: “…phương ngôn của nhân dân ta thường nói lấy vợ kén
tông, lấy chồng kén giống mà không nói gì đến tiền bạc…vợ chồng như đũa
có đôi, bằng đôi phải lứa mà không nói gì tới xấu đẹp…con gái cũng phải
cho ăn học như con giai và để dành vốn riêng cho con gái chứ không nước
nào đem con gái mà gả bán lấy tiền của nhà giàu…” [19, 109] Quan điểm
tiến bộ này vẫn còn lưu lại đến ngày nay.
Hương ước cũng quy định độ tuổi kết hôn: Điều 6 hương ước làng
Thiện Kỵ (Nghệ An) viết: “nam nữ đến tuổi lấy vợ, lấy chồng (ở đây con gái
từ 18 tuổi, con trai 20 tuổi trở lên), muốn lập gia thất thì chủ hôn phải đem lễ
vật đến đình và cau rượu để nạp cho làng” [(11), 46]. Điều 117 hương ước
thôn Yên Trai, xã Vân Canh (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội) quy định rằng: “ai
có con trai lấy vợ không ăn uống xa xỉ đến nỗi tổn hại sản nghiệp”. Điều 118
tiếp theo quy định: “Ai có con gái lấy chồng sính lễ cũng nên tòng giảm,
không được hạch sách tiền tài nạp, vấn thai, vấn danh cũng phải giản dị cho
hợp thời nghi”. Điều 107 hương ước làng Nội Châu nay thuộc quận Đống
Đa quy định: “Trong làng con trai lấy vợ, con gái lấy chồng tuỳ hai bên ăn
uống mấy nhau, không được mời làng ăn uống”. Hương ước làng Tam Lạc,
tổng Phúc Lâm nay thuộc quận ba Đình quy định: “khi nhà giai đến đón dâu
cấm không được chăng dây và đóng cửa nữa. Nếu ai không tuân thì phạt 2
hào” [(19),109].
Để đảm bảo chế độ hôn nhân chung thuỷ một vợ một chồng có nhiều
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
hương ước đã quy định rất cụ thể: Điều 121 hương ước thôn Yên Trai xã Vân
Canh, nay thuộc huyện Từ Liêm quy định: “Người nào bỏ vợ, chê chồng đi
lấy vợ khác, chồng khác, tất phải có giấy tiêu hôn tường cho Hội đồng, hộ lại
thì thủ quỹ mới được nhận tiền cheo” [(19),110].
So với nhiều hương ước cổ ở nhiều vùng khác, những hương ước ở

Huế đặc biệt chú ý đến vấn đề hôn nhân. Khoán lệ làng Phong Lai (Huế) cho
rằng, lễ giá thú nhằm tạo thành giềng mối của phong hóa. Ngoài việc dựng
vợ gả chồng để trao truyền thế hệ, nối dõi tông đường, hôn nhân còn góp
phần giữ gìn và bồi đắp “thuần phong mỹ tục”. Tính “thiêng” của hôn nhân,
trước hết đã được khẳng định để từ đó, loại bỏ các yếu tố “tục” - tính thực
dụng, như dẫn lời Trang Tử: “Sự cưới gả mà nói đến của cải, là cái đạo của
bọn mọi rợ”.
Xuất phát từ đó mà hôn lễ phải đảm bảo quy trình lễ nghi, giữ gìn
phong hóa. Việc dựng vợ gả chồng cốt phải xứng đôi vừa lứa, việc sính lễ
nên châm chước trong sáu lễ (nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, nạp tệ,
thân nghinh).
Vấn đề nổi cộm trong quy trình nghi lễ này là quan niệm môn đăng hộ
đối, nhất là ở đồ sính lễ. Hương ước Thế Lại Thượng (Phú Vang, Huế) cho là
“việc cưới gả đính ước trăm năm, không kể giàu nghèo” và quy định chi tiết:
lệ đàng trai cho tiền một đồng, đàng gái cho tiền năm hào. Sở dĩ có chuyện
này là bởi nó từng là vấn nạn chốn hương thôn, thậm chí có người còn cầm
bán ruộng đất, tài sản lớn. Điều cấm thứ nhất về hôn nhân trong hương ước
Lễ Khê (Hương Trà, Huế) là bất cứ ai cũng không được cầm bán ruộng đất,
đòi hỏi tiền bạc, áo quần một cách quá đáng. Tuy nhiên, lễ cũng không nhất
thiết phải bỏ, “không kể giàu nghèo, phải thực hiện sính lễ đầy đủ”. Còn ở
làng Phong Lai (Quảng Điền, Huế) thì “việc sính lễ là từ nhà trai, nhà gái
hoàn toàn không được yêu sách” [(25)].
Ở đây, chuyện cỗ bàn cũng được chú trọng. Hầu như các lệ làng đều
lấy phương châm “tùy gia phong kiệm” làm trọng, thể hiện sự chung vui đại
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
hỷ cùng gia đình, qua lời mời còn “cao hơn mâm cỗ”. Lệ làng Lễ Khê
(Hương Trà, Huế) quy định việc tiếp đãi khách khứa tùy vào điều kiện gia
đình nhưng không nên quá xa xỉ. Ở làng Phong Lai (Quảng Điền, Huế), đối
với gia đình khá giả thì tùy nghi, còn người nghèo khổ túng bấn chỉ dùng cau

rượu, hoặc gà vịt, không được miễn cưỡng dùng heo mà đổ nợ, gây mầm
khốn khó cho con cháu về sau. Làng An Gia (Quảng Điền, Huế), nghiêm cấm
việc hôn lễ mà tổ chức mời mọc, tiệc tùng linh đình. Còn như làng Thế Lại
Thượng (Phú Vang, Huế), nếu gia chủ thực tình muốn đãi đằng theo điều
kiện hiện có thì được, thậm chí làng còn có lễ vật chúc mừng.
Lâu nay, nhiều người nhầm tưởng, thường phê phán nặng nề cái tệ nộp
cheo làng. Thực ra, trong điều kiện khó khăn của làng quê nông nghiệp, vấn
đề quỹ phúc lợi công cộng được đặt ra với tầm quan trọng lớn lao nhưng phát
xuất từ nhiều nguồn, trong đó có nộp cheo; thậm chí ngày xưa, triều đình còn
cho phép mua quan tước, cũng là nhìn nhận dưới góc độ này. Cheo có sự
phân biệt rõ ràng giữa người trong và ngoài làng. Làng An Gia (Quảng Điền,
Huế), quy định người trong xã cưới nhau nộp mâm cau trầu rượu và tiền
1quan, 1 tiền; còn người ngoài làng phải nộp những 5 quan. Làng Lễ Khê có
lệ khắt khe hơn, nếu cưới người ngoài làng mà không nộp cheo thì sau này
con cháu trở về phải nộp, bị phạt thêm 1đồng.
Liên quan đến phong hóa là việc có thai trước, bội ước Có thai trước
hôn nhân bị đặt ra ngoài lệ làng, với nhiều hình phạt, sự miệt thị nặng nề, như
đuổi ra khỏi làng và còn liên đới trách nhiệm đến bậc tôn trưởng (cha, anh).
Ở làng Phong Lai, nếu người con trai trốn biệt thì cha anh người con gái bị
truy thu, sau ba tháng sinh, người mẹ bị đánh 30 roi “để răn dạy, hòng giữ
cho tương lai được trọn vẹn thuần phong nữ tục” [(25)]. Lý dịch trong làng
biết mà che giấu, cũng bị trừng trị. Đồng thời, sự bội ước cũng bị lệ làng phạt
vạ rất nặng.
Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hoá (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửa hoang, nếu phạm vào luân thường và
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
người đàn bà đang có tang hoặc có chồng thì phạt 12 quan tiền” [(24)].
Việc cưới gắn liền với hệ chuẩn mực đạo đức lối sống của cả một thời
kỳ và đặc biệt, có can hệ đến cả sự an nguy trong tâm lý và lối sống thuần mỹ

của cộng đồng, lại mang đậm tính thời sự: đảm bảo nghi lễ thiêng liêng, tinh
thần tiết kiệm, xã hội có tôn ti Kế thừa nét đẹp thuần mỹ từ lệ làng truyền
thống cũng là thiết thực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, hiện
đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc chốn hương thôn.
Như vậy có thể thấy chế độ hôn nhân của người Việt Nam trong các
hương ước cổ dù là miền Bắc hay miền Trung đều là chế độ một vợ một
chồng, đơn giản, tiết kiệm trong tiến hành hôn lễ. Việc nộp tiền cheo cưới
vẫn duy trì để lấy tiền nộp quỹ cho làng dùng vào việc công, nhưng không
quá nặng. Trai gái lấy vợ, lấy chồng khác làng tuy phải nộp tiền cheo nhiều
hơn lấy vợ, lấy chồng cùng làng nhưng không đáng là bao. Cũng điều 6
hương ước làng Thiện Kỵ viết: “người trong làng thì nộp tiền cheo một quan
và trầu rượu, người trong xã thì nộp một quan 2 và trầu rượu, người trong
tổng thì nộp hai quan tư và trầu rượu, người trong tỉnh hay khác tỉnh thì nộp
6 quan và trầu rượu. Tuy vậy còn tuỳ giàu nghèo, sang hèn mà châm trước
cho thoả đáng” [(11),47].
Ở Việt Nam hiện nay, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn nhưng hủ tục
trong cưới hỏi như tảo hôn, đa thê, cưới xin tốn kém. Những hủ tục này đã bị
các hương ước cổ lên án và không cho phép làm. Do đó hương ước đã có
nhiều tác dụng trong việc bài trừ hủ tục, tệ nạn trong cưới xin. Đây là một
trong những yếu tố tiến bộ của hương ước cổ mà hương ước mới cần phải
phát huy.
2. Về tang lễ
Cái chết chính là sự khép lại một chu kỳ đời người: “Tang ma là việc
cuối đời” con người lại sống ở thế giới bên kia. Con người ta sinh ra, lớn lên,
trưởng thành già lão rồi qua đời là một quy luật tất yếu không thể tránh khỏi.
Nếu như người ta vui mừng bao nhiêu trước sự ra đời của con trẻ - một thành
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
viên mới, thì người ta lại đau khổ bao nhiêu trước sự ra đi vĩnh viễn của một
người thân. Trong hương ước của làng xã Việt Nam cũng có những điều ước

quy định về vấn đề này. Trong những hương ước ấy chúng ta tìm thấy nhiều
quan điểm tiến bộ như: Điều 74 củ tục lệ Lô Giao (Đông Anh, Hà Nội) viết:
“cõi nhân sinh không sự đau đớn nào hơn là sự tử táng. Trong nhà ai gặp
cảnh ngộ ấy mà giết trâu, lợn làm cỗ bàn để mời dân làng ăn uống vui vẻ, thử
hỏi lương tâm người làm con cháu như thế có đáng không? Chắc trả lời rằng
không. Trong làng mình có người gặp cảnh ngộ ấy mà kéo nhau đến nhà hiếu
chủ ăn uống no say, nói cười vui vẻ, thử hỏi lương tâm người làm dân làng
như thế có yên không? chắc trả lời rằng không. Còn như hộ tang cho nhau là
cái nghĩa cứu giúp, cái nợ đồng lẫn mấy nhau; thói đời bạc bẽo khi có việc
bầy ra mâm cao cỗ đầy, ma to, chạp lớn lấy thế làm đủ báo đáp cho cha mẹ,
vinh hiển với hương quan, đến nỗi tốn trăm, tốn nghìn, mất nhà, mất ruộng
cũng không quản ngại. Than ôi khi cha mẹ còn sống không biết thờ, biết
nuôi, trong đạo hiếu dưỡng trăm điều không được một, đến khi các ngài tạ
thế, tế trầu nọ, tế tuần kia, để giả nợ miệng cho thiên hạ, cũng không ích gì
đền người chết mà hại đến người sống, gọi là báo hiếu thế có lạ chưa? Cũng
có người hay biết tục dở, song hoặc thói quen truyền nhiễm, hoặc e miệng thị
phi, nhầm chịu là nhầm, đổi không giám đổi. Nay thì thương hiếu nhưng làng
thương dân, thời diễn thuyết thực tỏ tường…dân ta nên bảo lưu nhất luật tuân
theo, chắc sau này nhà có tang dẫu có thiệt người nhưng không đến nỗi thiệt
của…Vậy các lệ tang định như sau này….” [(19), 112-113].
Quan điểm tiến bộ này trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho việc bãi bỏ
những hủ tục trong ma chay.
Các hương ước vùng đồng bằng Bắc Bộ rất quan tâm đến giản kiệm
trong việc tổ chức tang lễ. Hương ước làng Tây Hồ, nay thộc quận Tây Hồ, có
những điều quy định: “Tang lễ là việc buồn rầu đau đớn theo thói quen đặt tiệc
mời khách như đám hỏi vậy thực là trái nhẽ, xin bỏ thói tệ ấy đi (điều 106).
4. Tang chủ nếu giàu có muốn mời mấy người thân tộc hộ lễ
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử
thời cũng mặc lòng…(điều 107).

5. Tang chủ chỉ đãi những người hộ lễ và những người giúp
việc chứ không được mở tiệc mời làng (điều 108).
6. Trước khi chưa chôn, dân làng chỉ dùng hương hảo đến
thăm mà thôi (điều 109).
7. Hàng giáp đưa ma mà giả nghĩa lẫn nhau, chính phận
mình phải làm, trừ những người vắng nhà còn phải đi tất cả (điều 111).
8. Dù người trong giáo hay người ngoài làng cũng vậy, khi
yên táng xong rồi thời chào tang chủ ở ngay ngoài mộ địa rồi đâu về
đấy không nên về nhà uống, ăn (điều 115).
9. Làng chỉ được đem những món tiền ấy làm những việc
ích lợi chung cả làng”(điều 117) [(17),285].
Hương ước Phú Thanh (Nghệ An) quy định: “Sự tống táng, hễ người
nào có xin làng xóm đến đưa ma thì chỉ dùng trầu rượu mà thôi, còn như cỗ
bàn thì tuỳ tâm, không được yêu sách gì cả, nếu ai có yêu sách thì xóm làng
bắt phạt” [(11),46].
Cũng như các hương ước ở đồng bằng Bắc Bộ, hương ước Thừa Thiên
toát lên tinh thần “tùy gia phong kiệm” trên cơ sở đảm bảo lễ nghi, tuân thủ
tôn ti, trật tự theo điển chế phong kiến. Hương ước Phong Lai (Quảng Điền,
Huế) nhấn mạnh “tương tuất tương trợ”.
Quy định lễ tang ở làng Lễ Khê (Hương Trà, Huế) có sự phân biệt
quan và dân. Các lễ điện, lễ tế thì quan viên được dùng bò, còn thứ dân chỉ
dùng heo xôi, mỗi thứ một lễ, theo phương châm “phải kiệm ước, không
được xa xỉ”. Việc đi điếu ở làng Phong Lai thể hiện rõ thứ bậc xã hội “trọng
quan”, “trọng lão”, “trọng người có công”. Dân chủ hơn, lệ làng Thế Lại
Thượng (Phú Vang, Huế) quy định chi tiết: quan Tiên chỉ có bức trướng,
mâm cau rượu; còn lại được phân định có công lao khó nhọc thì một đôi liễn
đối bằng vải trắng và mâm trầu rượu, còn không chỉ mâm trầu rượu. Ở làng
Lễ Khê, “những người có công đức” (cúng ruộng đất, vật hạng, tiền bạc cho
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A
Lịch sử

làng xã) hoặc “nghĩa cử cao đẹp” (đắp đê điều, đường sá ), “có lòng hiếu đễ,
tiết nghĩa, trinh liệt mọi người đều biết”, được ghi danh vào Sổ khuyến thiện
của làng và khi qua đời, được làng phúng điếu chu đáo. Trường hợp này còn
được nhiều làng “bồi tế” trong lễ Xuân, Thu nhị kỳ. Tang gia bối rối nhưng
chuyện cỗ bàn cũng không kém căng thẳng.
Hương ước Thế Lại Thượng (Phú Vang, Huế) quy định việc này nhiều
ít tùy nhà, không được đòi hỏi. Ai ăn uống vô độ, nói năng bậy bạ, bày
chuyện rối loạn làm hại, gây náo động tang chủ, nhẹ thì bị trách phạt mâm
trầu rượu (quy tiền 5 hào), nặng thì trình quan xét xử. Tương tự ở làng An
Gia, “việc cỗ bàn tùy gia phong kiệm, không được yêu sách”; nếu ăn uống no
say to tiếng, quan viên lý dịch thì bị phạt 1 heo, còn dân thường bị đánh 50
roi “để nghiêm trị theo phép làng” [(25)].
Tuy nhiên, sau khi chôn cất, gia đình mới làm mâm cơm để cảm ơn bà
con. Theo lệ làng Lễ Khê, chôn cất xong, người giàu xin dùng lễ bò, thường
dân heo xôi, người nghèo khó chỉ dùng cau rượu, không ai được đòi hỏi. Còn
bạn bè làng họ thăm viếng nên tiết giảm, tang chủ tiếp đãi bằng cau trầu trà
nước. Ai vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Việc trợ tang được hương ước định rõ, tang chủ phải trình báo với
làng, họ, để được trợ táng, dễ bề viếng thăm Ở làng An Gia (Quảng Điền,
Huế), ngày đưa tang, mọi người nghe hiệu lệnh phải tập trung để trợ táng. Lệ
làng Lễ Khê quy định, những gia đình khó khăn không sắm nổi phương tiện,
lễ nghi tang ma thì được các họ góp tiền giúp sức. Nhiều nơi còn có tiền tuất,
để phúng điếu, thực ra là trợ tang. “Người làng An Gia qua đời: là quan Thủ
chỉ, được hưởng Tang điền đến mãn hạn, tiền tuất 50quan; chức dịch -
40quan; từ các vị bô lão đến các thập điểm canh - 35quan và các hạng dân -
30quan. Ngoài ra, cả những người ở lính trên 15 năm, nhà nghèo xin về, chịu
sưu thuế nhưng khi chưa đến hạn quân cấp ruộng công mà chết thì được cấp
1 mẫu Tang điền, trong 03 năm, không đợi trình quan trên” [(25)].
Một vấn đề rất tế nhị nữa là thời gian. Thông thường, lệ làng cho phép
Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A

Lịch sử
điều đó tùy thuộc việc xem ngày giờ tốt, sao cho không làm phương hại đến
cháu con, làng xóm. Hương ước Lễ Khê phân định: Người chết do các bệnh
dịch, chỉ nên để trong nhà một ngày; còn lại được một tuần, quá hạn sẽ bị
phạt và ghi tên vào Sổ răn ác.
Nghĩa địa thuộc vào hàng “cấm địa” của làng, không được lẫn lộn, lấn
chiếm. Ở làng Lễ Khê, chôn cất phải đúng nơi quy định, cấm lấy ruộng đất
công, hoặc lấn của người khác, nếu vi phạm sẽ bị phạt và bắt đổi chỗ. Làng
An Gia cũng vậy, phải chôn trong khu nghĩa địa và một số nơi ở ruộng Đồng
Khe, Đường Nước nhưng phải trình xin làng. Cấm chôn ở những nơi khác.
Một số hương ước cổ có những quy định phân biệt đối xử đối với
những người sinh thời hành vi làm trái khoán ước, làm mất danh dự của làng
xóm. Ví dụ những quan chức làng xã, những quan chức hàng xã, những tộc
biểu lợi dụng chức vụ, tham ô tài sản của công, những người đi thực hiện
nghĩa vụ mà trốn lính, những kẻ trộm cướp…thì khi chết không được hội
đồng tộc biểu và dân làng đến đưa ma. Chết mà không được làng xóm đi đưa
là một tủi nhục lớn cho gia đình. Điều này có tác dụng dăn đe rất hiệu
nghiệm. Nhưng có lẽ nhận thấy hình phạt này là hơi quá đáng nên nhiều
hương ước đã bỏ đi. Có những hương ước quy định: “Nghĩa tử là nghĩa tận.
Lúc có người trong thôn, trong giáp mất đi thì mọi người trong giáp, trong
xóm đều phả đi đưa ma, không nên điều này tiếng nọ với người quá cố”.
Điều quy định này của hương ước lại trở thành một nếp sống đẹp, một mĩ tục
cần khuyến khích trong xã hội hiện nay.
Theo quan niệm dân gian, tang ma là nấc thang cuối cùng của con người
với các thế giới. Tuân thủ, đảm bảo nghi lễ nhưng không “lấn lễ”: không khoa
trương lãng phí, không làm rối loạn trật tự xã hội , làm cho mọi người tự giác
thực hiện. Đó chính là vai trò của hương ước trong việc điều hành đời sống lễ
nghi cộng đồng, đặc biệt là trong vấn đề đầy phức tạp, tế nhị này.
Nói hương ước là nói lệ luật trong làng đối với việc tống táng tang ma
là luật tục nên cũng có lí có tình, không phải làng nào cũng như làng nào và

×