Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.79 KB, 26 trang )

Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
MỎ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp điển hình ở khu vực Đông
Nam Á nói riêng, Châu Á nói chung với những tổ chức xã hội rất riêng,
mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước: Đó là các làng
xã. Vì thế, lịch sử phát triển của các làng xã Việt Nam trở thành một bộ
phận. một thành tố quan trọng luôn gắn liền, song hành cùng sự phát
triển của lịch sử dân tộc trong các giai đoạn khác nhau. Lịch sử của các
làng xã Việt Nam không chỉ bao hàm lịch sử chính trị, lịch sử xã hội mà
còn bao hàm cả lịch sử kinh tế. Trong đó, bên cạnh nền nông nghiệp
trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo và quan quan trọng nhất thì các
hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, các hoạt động trao đổi buôn bán
cũng chiếm một vị trí thiết yếu trong cơ cấu kinh tế của các lãng xã Việt
Nam.
Dù không thực sự nhận được coi trọng của cư dân làng xã Việt
Nam như nghề nông trồng lúa, nhưng do những điều kiện nhất định chi
phối, ở một số lãng xã ở nước ta, các hoạt động sản xuất thủ công
nghiệp lại đóng vai trò chủ yếu trong đời sống kinh tế ở địa phương, làm
xuất hiện những “làng nghề” thủ công nổi tiếng, cung cấp những sản
phẩm tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân như: Quần
áo, công cụ lao động, đồ dùng trong gia đình… Vì vậy, trong suốt tiến
trình phát triển của lịch sử dân tộc ta, đã xuất hiện rất nhiều làng nghề
thủ công nổi tiếng như: làng gốm Bát Tràng, làng trạm bạc Đồng Sâm,
làng tranh Đông Hồ…
Trong số rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng của cả nước, làng
gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) cũng là một làng thủ công nghiệp
có truyền thống lâu đời, với những nét đặc sắc rất riêng trong kĩ thuật
sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân địa phương nói riêng và cư dân cả nước nói chung, được
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 1 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B


phản ánh qua trong “Đại Nam thực lục chính biên” và nhiều tác phẩm
thơ ca khác như:
“Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên cho mình gửi cho anh với nàng”
Tố Hữu
Từ khi ra đời cho đến nay, nghề gốm sành ở Hương Canh đã trải
qua những bước phát triển thăng trầm, những thay đổi qua các giai đoạn
khác nhau của lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, làng nghề
này đang gặp phải những khó khăn và thử thách nhất định do sự “tràn
lan” của các sản phẩm công nghiệp, dẫn đến tình trạng “mai một” dần
dần nghành nghề cổ truyền quý báu này.
Trong khi ấy, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ta
hiện nay, có một nội dung quan trọng là giữ gìn và phát huy những
nghành nghề thủ công truyền thống, làm cho nó có những đóng góp
nhất định trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để
qua đó vừa thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, vừa lưu giữ được một nền văn hóa Việt Nam mang
đậm bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử và chỉ ra những
giải pháp nhằm lưu giữ, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
nói chung, làng nghề gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) nói riêng vừa
có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong giai đoạn
hiện nay. Đây cũng chính là lí do chủ yếu để em quyết định lựa chọn đề
tài “Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)” làm đề tài kết
thúc học phần của mình.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 2 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
NỘI DUNG
1. Một vài nét tổng quan về xã Hương Canh.
Hương Canh vốn là một trong ba làng Canh, bao gồm Hương
Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh thuộc tổng Hương Canh, huyện Bình

Xuyên, tỉnh Thái Nguyên dưới triều Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm
lước, đặt ách thống trị của chúng tại khu vực này, Hương Canh trở thành
lị sở chính của đạo Vĩnh Yên. Năm 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám
thành công, ba làng Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh sáp nhập trở
thành xã Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc như
hiện nay.
Hương Canh có diện tích gần 10km
2
, phía nam giáp xã Đạo Đức,
phía bắc giáp xã Quất Lưu với chiều dài khoảng 4km; phía đông giáp xã
Sơn Lôi, phía tây giáp xã Tân Phong với chiểu rộng gần 3km. Từ Hương
Canh đi thêm 9km về hướng Tây Bắc là tới Vĩnh Yên, 7km về hướng
Đông Nam là tới Phúc Yên là những trung tâm kinh tế chủ yếu của tỉnh
Vĩnh Phúc. Vì vậy, Hương Canh có điều kiện khá thuậ lợi cho việc phát
triển các sản phẩm thủ công phục vụ thị trường địa phương và các vùng
khác trong cả nước.
Một tài nguyên khác đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của
nghề làm gốm, sành ở Hương Canh chính là đất đai. Tổng diện tích đất
tự nhiên của toàn xã là 1011.78 ha. Trong đó, phân bổ như sau: Đất
nông nghiệp chiếm 596,33 ha; đất lâm nghiệp chiếm 7.10 ha; đất chuyên
dùng chiếm 182.27 ha; đất thổ cư chiếm 69,32 ha; đất chưa sử dụng
chiếm 172.54 ha. Chất lượng đất ở đây rất tốt, phù hợp với việc sản xuất
gốm và sành. Đặc biệt là diện tích đất sét và đất cao lanh, những loại đất
chuyên dùng trong việc làm gốm và sành có rất nhiều ở xã, chỉ cần gạt
bỏ lớp đất thị dày khoảng 5 đến 7 cm trên bề mặt là đã có thể khai thác
được. Ngoài ra, tại vùng đầm Vạc của thành phố Vĩnh Yên, cách xã
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 3 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
không xa cũng chứa một lượng đất sét tương đối lớn, có thể sử dụng
vào trong quá trình sản xuất của địa phương. Chính điều này đã bảo

đảm nguồn cung cấp nguyên liệu đầy đủ, thường xuyên cho sự phát
triển của nghề gốm tại địa phương.
2. Quá trình phát triển của nghề gốm, sành ở Hương Canh.
2.1 Nghề gốm, sành ở Hương Canh trong các giai đoạn lịch sử.
Nghề gốm ở Hương Canh theo tư liệu dân gian được Manh nha
xuất hiện từ thời văn hoá Phùng Nguyên. Với văn hoá Phùng Nguyên, cư
dân nguyên thuỷ nước ta đã từng bước đưa đồ gốm lên đến đỉnh cao của
nghề gốm nguyên thuỷ. Họ đã biết tạo hình và trang trí hoa văn bằng
phương pháp bàn xoay và nung gồm trong những “lò gốm” không phải là
lò. Tuy công nghệ chế tạo gốm lúc bấy giờ còn thô sơ, nhưng người thọ
gốm nơi đây đã làm ra những sản phẩm có kiểu dáng hài hoà, cân đối,
trang trí hoa văn bằng những phương pháp khác nhau, từ in dập, chải
đến khắc vạch chấm giải. Người thợ gốm chỉ bằng những que tre vót
nhọn, với tâm hồn nghệ sĩ và đôi bàn tay khéo léo, họ đã khắc vạch kết
hợp với chấm giải tạo nên những đồ án hoa văn phức tạp đối xứng với
những hoạ tiết hình chữ S, hình chữ A, hình tam giác cực kỳ sinh động.
Với sự hài hoà giữa kiểu dáng và hoa văn, đồ gốm lúc bấy giờ như
những đồ mỹ nghệ vừa có giá trị sử dụng vừa có thể thưởng ngoạn.
Đồ gốm giai đoạn Phùng Nguyên ở địa bàn Hương Canh, tuy
chủng loại chưa thật đa dạng như đồ gốm ngày nay, công nghệ chế tạo
còn thôn sơ, nhưng phong cách và hoa văn trang trí thì rất độc đáo,
không có thời nào có được, tạo ra cơ sở cho sự phát triển của các giai
đoạn sau này.
Có thể nói, với văn hoá Phùng Nguyên, từ kiểu dáng đến hoa văn
trang trí đã hình thành một phong cách riêng, mở đầu cho truyền thống
gồm Hương Canh nói riêng và gốm Việt Nam thời dựng nước nói chung.
Từ “trên đỉnh cao” Phùng Nguyên đó, qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 4 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Mun, gốm Hương Canh cũng như cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ không

ngừng được cải tiến, từ kỹ thuật bàn xoay, lò nung gốm đến nâng cao
chất lượng đất nguyên liệu, chất phụ gia theo hướng thực dụng để đồ
gốm ngày càng chắc bền thoả mãn nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao
của cư dân.
Sản phẩm chủ yếu của những giai đoạn này vẫn là những đồ đun
nấu, đồ dùng trong nhà nhưng đồ gốm luôn có những thay đổi nhỏ trong
chi tiết về kiểu dáng và hoa văn trang trí. Cũng vẫn là nồi vò bình bát
nhưng đồ gốm có khuynh hướng thấp dần, tạo dáng khoẻ khoắn. Đặc
biệt những hoa văn trang trí, nơi người nghệ sĩ gốm có điều kiện thể
hiện tình cảm, cảm hứng của mình, có những chuyển biến khá tinh tế
nhưng rõ ràng. Từ những đường nét mềm mại, uyển chuyển, những đồ
án phức tạp đối xứng trong giai đoạn Phùng Nguyên chuyển sang
những đồ án chắc khoẻ kiểu chải khuông nhạc trong giai đoạn Đồng
Đậu. Rồi tiếp đến là những đồ án hoa văn khắc vạch đậm chất kỷ hà
trong giai đoạn Gò Mun.
Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, thời đại đồng thau phát triển đến
giai đoạn cuối cùng và bước sang thời đại sắt sớm, nhiều đồ gốm được
thay thế bằng đồ đồng. Tuy vậy, đồ gốm vẫn được sử dụng rộng rãi. Phần
lớn đồ đun nấu và những đồ đựng lớn vẫn được làm bằng gốm để phục
vụ cho cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những nồi, niêu, chảo, chõ, chum,
vại, vò, choé, bình, bát… là những đồ gia dụng, đã có một số dụng cụ lao
động phục vụ cho nghề luyện kim như nồi nấu đồng, khuôn đúc đồng
bằng đất nung. Đáng chú ý là đến lúc này, đồ gốm rất ít được trang trí hoa
văn, hoa văn phần lớn được chuyển sang trang trí cho đồ đồng.
Trên cơ sở một truyền thống đã được định hình sớm và không
ngừng phát triển, trong mười thế kỷ đầu công nguyên, mặc dầu bị phong
kiến phương Bắc thống trị, nghề làm đồ gốm, sành ở Hương Canh vẫn
tiếp tục phát triển và có những yếu tố mới. Trong thời gian này, với vị trí
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 5 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B

cận kề các huyện trị quận trị, và là nơi trung tâm của đất nước, thuận
đường giao thông thuỷ bộ, nghề gốm Hương Canh tiếp tục có những
bước phát triển mới. Những khu lò gốm cổ ở Lũng Hoà và Thanh Lãng
với quy mô tập trung hàng chục, hàng mấy chục lò một nơi cho thấy quy
mô lớn cùng cấu trúc khá hoàn chỉnh của lò gốm lúc bấy giờ. Lò đã
được cải tiến đáng kể, có đủ đỉnh lò, cửa lò và ống khói. Nhiệt độ trong
lò nung được nâng cao, cho phép ra đời kỹ thuật tráng men trong giai
đoạn này.
Ngoài việc sản xuất đồ gốm, sành gia dụng phục vụ đại bộ phận
các tầng lớp nhân dân, trong giai đoạn này đã hình thành những khu lò
chuyên sản xuất đồ gốm, sành theo phong cách và kiểu dáng đồ gốm
Trung Quốc ở Hương Canh, phục vụ cho quan lại Trung Quốc và tầng
lớp trên giàu có lúc bấy giờ. Nhiều nơi trên đất Vĩnh Phúc ngày nay đã
phát hiện được những nồi vò bình bát đỉnh tráng men, một số trang trí
văn in ô vuông có con triện tròn hoặc vuông, những mô hình nhà lớp
ngói ống, chuống lợn, giếng nước v.v…có nguồn gốc từ Hương Canh, là
những đồ gốm điển hình tương tự đồ gốm của thời Đông Hán ở Trung
Quốc, hay những hình vò miệng thẳng thành dày, bụng sâu, có nhiều
núm ở vai, những bình có hình đầu gà,v.v tiêu biểu cho đồ gốm, sành
thời Lục Triều, Tuỳ, Đường. Bên cạnh đó, cũng chính trong thời này, đồ
gốm kiến trúc ra đời ở Hương Canh với các loại gạch thường, gạch múi
bưởi để xây dinh thự và mộ táng.
Đến thời Lý Trần, đồ gốm, sành trên đất Hương Canh cũng như cả
nước bước sang một giai đoạn mới, được sự cổ vũ bởi tinh thần độc lập
dân tộc sau những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi, đã có
một bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của đồ gốm men ngọc và đồ
gốm hoa nâu. Thời Lý Trần, đặc biệt là thời Lý, với việc Phật giáo được
xem là quốc giáo, chùa chiền được xây dựng khắp nơi. Cùng với chùa,
nhiều ngọn tháp cao tầng đã được xây dựng cùng với biết bao tượng
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 6 -

Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Phật bằng đất nung đã thúc đẩy nghề gốm thời này phát triển mạnh.
Những ngọn tháp nổi tiếng trên đất Vĩnh Phúc như tháp Bình Sơn, tháp
chùa Chò, tháp chùa Vũ Di là niềm tự hoà của người thợ gốm Hương
Canh nói riêng và các địa phương khác nói chung.
Bên cạnh đó là những sản phấm có chất lượng cao, trang trí tinh
xảo như: Gốm men ngọc với lối trang trí khắc chìm đã cho ra lò những
sản phẩm tuy có phần dày dặn, nhưng với nước men trong bóng lung
linh màu ngọc thạch đã tạo cho đồ gốm một vẻ quý phái đặc biệt; Gốm
hoa nâu thể hiện một bước tiến dài về kỹ thuật và nghệ thuật. Với gốm
hoa nâu, lần đầu tiêu đất sét trắng và cao lanh được sử dụng ở Hương
Canh để sản xuất ra những đồ gốm chất lượng cao, và cũng là lần đầu
tiên những hoa văn mang đậm đà phong cách dân gian được tô màu
hẳn hoi như trong hội hoạ; Gốm men ngọc và gốm hoa nâu với hai
phong cách khác nhau, nhưng đều là những đỉnh cao của đồ gốm thời
trung đại nước ta.
Đến thời Lê Nguyễn, nghề gốm nước ta nói chung và ở Hương
Canh nói riêng lại có bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Nhiều trung tâm sản xuất gồm có tính chất chuyên môn hoá được hình
thành ở khắp nơi như Bát Tràng ở Hà Nội, Thổ Hà, Phù Lãng ở Bắc
Ninh, Vân Đình ở Hà Tây, Hợp Lễ, Chu Đậu, Làng Cậy ở Hải Dương
v.v…. Riêng trên đất Hương Canh nhiều khu lò gốm cũng đã ra đời trong
giai đoạn này và cũng có tiếng vang trong vùng, thậm chí khắp nước
như Lò Cánh, lò ở xóm Hoa, ở xóm Lá … Đỉnh cao tiêu biểu nhất cho đồ
gồm thời Lê Nguyễn ở Hương Canh là gốm hoa lam. Với những đồ gốm
thành mỏng, có lớp men sáng bóng, hoa văn đẹp được trang trí trên
men và dưới men với nhiều chủng loại khác nhau, gốm hoa lam đánh
dấu một thời kỳ phát triển huy hoàng của đồ gốm ở Hương Canh trong
quá trình tồn tại của mình.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 7 -

Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Đồ gốm Hương Canh trong giai đoạn này khá đa dạng nhưng
chiếm số lượng không nhiều, các sản phẩm chủ yếu là đồ sành gia dụng
như chum, vại, chĩnh, nồi đình, ấm, chõ, chảo rang và cả tiểu sành….
Gốm sành nâu ở đây tuy không tráng men như gốm Phù Lãng nổi tiếng
nhưng với chất đất nguyên liệu dẻo quánh lại được nung trong lò có
nhiệt độ cao nên sản phẩm làm ra chắc khoẻ, chống ẩm, chống thấm tốt,
thậm chí có thể dùng để đựng axit nên đã tồn tại và phát triển suốt mấy
trăm năm và trở thành những làng nghề truyền thống. Và gốm Hương
Canh từ lâu đã đi vào tục ngữ thơ ca như:
“Sứ Mông Cái, vại Hương Canh”
“Ai về mua vại Hương Canh,
Ai lên mình gửi cho anh với nàng”
(Tố Hữu)
Nghề làm gốm, sành ở Hương Canh đến trước cách mạng tháng
Tám năm 1945 vẫn tiếp tục phát triển mạnh, cả xóm Lò Cang hầu như
sống về nghề gốm. Người giàu có thì làm đủ các khâu từ làm đất, chuốt
gốm, sửa gọt hàng mộc đến đun lò. Những gia đình ít vốn chỉ làm được
ba khâu đầu, làm xong hàng mộc rồi đem gửi lò nung. Những người quá
nghèo, không có lò, không có cả dụng cụ lao động thì đi làm thuê cho
các chủ lò. Những người thợ kỹ thuật cũng như những người thợ gốm
bình thường đều theo nghề gốm cha truyền con nối từ đời này sang đời
khác nên tay nghệ điêu luyện, làm ra những sản phẩm tốt, có chất
lượng, nổi tiếng khắp nơi. Chính nhờ có làng nghề gốm truyền thống này
mà Hương Canh trở thành trung tâm của huyện lỵ Bình Xuyên.
Thế rồi nạn đói năm 1945 và tiếp theo 9 năm kháng chiến chống
Pháp làm cho các làng gốm, trong đó có làng gốm Hương Canh sa sút
chao đảo. Không ít gia đình phải chuyển nghề; song cũng không ít gia
đình vẫn sống chết với nghề để rồi sau ngày giải phóng năm 1954, nghề
gốm Hương Canh mới có điều kiện phục hồi và phát triển. Đến năm

Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 8 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
1958, các lò gốm ở Hương Canh cũng như cả nước đi vào làm ăn tập
thể. Được sự bao cấp của nhà nước, bên cạnh việc sản xuất những mặt
hàng truyền thống nổi tiếng như chum vại, chĩnh, chậu và những đồ gia
dụng khác, Lò Cang bắt đầu sản xuất một số mặt hàng cho xây dựng,
cho công nghiệp như ống thoát nước nhà cao tầng, bình đựng axit v.v
Và các lò gốm Hương Canh ngày đêm đỏ lửa. Cuộc sống trong hợp tác
xã ngày một ổn định, phát triển, thu nhập của xã viên được cải thiện.
Những người thợ gốm lâu năm có tay nghề cao không những lo cho
công cuộc làm ăn của các lò gốm hợp tác xã mà còn đi truyền nghề cho
nhiều địa phương khác mở mang và phát triển nghề gốm.
Có thể nói, với miền đất giàu nguồn đất sét pha cát, đất sét trắng,
và nhất là sẵn cao lanh, lại ở vào vị trí thuận lợi có thể giao lưu khắp mọi
miền đất nước, nghề sản xuất gồm Hương Canh ngay từ lúc mới ra đời
đã đạt tới đỉnh cao với văn hoá Phùng Nguyên và liên tục phát triển qua
các giai đoạn lịch sử. Trong quá trình phát triển của mình, nghề gốm trên
đất Hương Canh có lúc lên lúc xuống, có lúc thuận lợi lúc gặp khó khăn,
nhưng người thợ gốm nơi đây luôn tìm tòi sáng tạo, cải tạo công nghệ
sản xuất, nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm trong ngoài nước để
sản xuất ra những sản phẩm đặc hữu như vại, tiểu sành, chum vại… có
tiếng vang khắp nước. Và cũng từ đó hình thành nên một làng gồm
truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển liên tục trên đất Vĩnh
Phúc hàng mấy trăm năm cho đến tận ngày nay.
2.2 Nghề gốm, sành ở Hương Canh trong giai đoạn hiện nay
(từ năm 1986 đến nay).
Cùng với việc chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới được Đảng ta
đề ra từ Đại hội VI tháng 12/1986, đất nước ta đã có những thay đổi
đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Với việc chúng ta đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; mở cửa hội nhập

kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới… đã tạo ra những
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 9 -
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
thay đổi đáng kể với các nghành thủ công nghiệp truyền thống nói chung
và làng gốm Hương Canh nói riêng.
Người dân Hương Canh đã từng tự hào với truyền thống của làng
gốm, sành Hương Canh với một bề dày lịch sử, với những giai đoạn
phát triển rực ỡ trong quá khứ. Nhưng hôm nay, với sự phát triển nhanh
chóng của những sản phẩm công nghiệp như đồ nhôm, đồ nhựa, vật
liệu tổng hợp có thể thay thế đồ gốm, sành; cùng với đó là sự phát triển
mạnh mẽ của kỹ thuật gốm sứ hiện đại dễ dàng lấn át đồ gốm sản xuất
theo phương pháp thủ công về số lượng cũng như chất lượng; Đó là
những đồ gốm sứ đẹp giá rẻ từ nước ngoài ồ ạt tràn vào nước ta được
bày bán khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, xâm nhập vào tận các hang
cùng ngõ hẻm, lên tận các làng bản xa xôi hẻo lánh nơi sơn cước.
Trước tình hình đó, nghề gốm truyền thống Hương Canh cũng như
nhiều làng gốm khác trên nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Vấn đề
trước mắt là làm thế nào để tồn tại trước khi nói đến phát triển. Nỗi lo âu
trăn trở này không những có trong những người trực tiếp sản xuất gốm
mà còn là những lo nghĩ khắc khoải mất ăn mất ngủ của các nhà lãnh
đạo các cấp cũng như những người chỉ đạo các ngành sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp ở địa phương.
Vấn đề này không phải đến bây giờ mới được đặt ra, mà từ bao
đời nay, trong cộc sồng thực tế, việc sản xuất gốm đã không ít lần gặp
khó khăn và người dân làng gốm đã tìm cách vượt qua. Vì vậy, muốn
tìm được lối thoát cho những làng nghề gốm truyền thống như Hương
Canh, chúng ta cần phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cùng những giải
pháp mà những người dân làng gốm nơi đây đã thực hiện trong những
bước thăng trầm trước đây.
Nhìn lại quá trình phát triển các làng nghề gốm nước ta nói chung

có thể thấy, không tính đâu xa, chỉ mấy chục năm gần đây thôi, nghề
gốm đã mấy phen lao đao. Song trước những bức bách của cuộc sống
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 10
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
và nhất là với truyền thống làng nghề đã ăn sâu vào máu thịt, nhiều gia
đình xem nghề gốm là nghiệp nhà quyết theo đuổi đến cùng, tìm kiếm
những hướng đi mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử để vừa giữ vững
được nghành nghề mà cha ông đã để lại, vừa tạo ra thu nhập để trang
chải cuộc sống hiện tại.
Một ví dụ điển hình cho việc thích nghi này là trước việc nhà nước
chủ trương xoá bỏ bao cấp, hợp tác xã Hương Canh giải thể, kinh tế thị
trường thời mở cửa bung ra, đồ gốm thủ công không thể nào cạnh tranh
nổi với đồ gốm sứ hiện đại và đồ nhôm, đồ nhựa đã làm cho nghề gốm
Hương Canh một lần nữa lại gặp khó khăn và sa sút nhanh chóng.
Nhưng nhân dân Hương Canh đã nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế thị trường, làm cho cuộc sống của đại bộ phận nhân dân trở nên
khá giả, nhu cầu ngói hoá nông thôn đòi hỏi gạch ngói ngày càng nhiều,
nên nhiều gia đình ở Hương Canh đã chuyển hướng sang sản xuất
gạch ngói và giàu lên nhanh chóng. Cả thị trấn Hương Canh lúc bấy giờ
như một công trường thủ công sản xuất gạch ngói. Đến năm 1994, toàn
Hương Canh đã có hơn 800 lò ngói, mỗi lò làm hằng chục vạn viên một
năm. Ngoài ra, còn hàng trăm hộ không chuyên môn, chỉ làm ngói mộc
và nhận ra công cho các chủ lò. Sản phẩm gói Hương Canh nhanh
chóng chiếm được sự chấp nhận của thị trường, Hương Canh trở thành
nơi cung cấp ngói cho nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, từ miền
xuôi đến miền ngược, từ miến Bắc đến miền Nam. Dân Hương Canh
giàu lên bằng nghề làm gạch ngói nhưng nghề gốm, sành truyền thống
nơi đây lại sa sút nghiêm trọng, có thể nói là thoi thóp, bị chính những
người dân địa phương “bỏ quyên”.

Nghề sản xuất gạch ngói thủ công cũng chỉ phát triển mạnh được
vài năm thôi là gặp ngay khó khăn. Nào là ô nhiễm môi trường sống, nào
là thiếu đất nguyên liệu, phải đi mua đất từ xa về, giá thành lên cao, làm
sao có thể cạnh tranh nổi với gạch sản xuất trong lò tuy nen của Liên
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 11
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
hiệp gốm sứ Hợp Thịnh cách đó không xa, mỗi năm sản xuất vài triệu
viên; thị hiếu của người dân thay đổi khi cuộc sống của họ ngày càng
được nâng cao, khiến họ có điều kiện lựa chọn nhưng sản phẩm mới
như tấm lợp brôximăng hay tấm lợp bằng nhựa tổng hợp…trong khi ngói
Hương Canh bị mất tín nhiệm vì mỏng và nhẹ rất dễ vỡ, dễ mủn và mất
màu. Và thế là nghề sản xuất thủ công ở Hương Canh lại lâm vào bế tắc
mới. Cả làng gốm giờ đây, ngoài một ít gia đình vẫn tiếp tục sản xuất
gạch ngói thủ công, chỉ còn một vài nhà sản xuất đồ sành truyền thống
trong thế cầm cự thoi thóp. Quả là một bức tranh khá ảm đạm cho làng
gốm Hương Canh.
Tuy vậy, cái quan trọng là trong làng vẫn còn một số người, một số
gia đình vẫn quyết tâm sống chết với nghề do cha ông để lại. Và đặc biệt
là làng vẫn còn một số thợ già lão luyện có bàn tay khéo léo tuyệt vời
cũng một lớp thợ trẻ chỉ mới vào nghề vài năm thôi mà đã thành thạo
như trong gia đình nhà ông bà Thanh – Nhạn, ông bà Mỹ - Ty hay ông
bà Nhạn - Tình, có thể đảm đương được công việc trong một tương lai
không xa, có nhiều triển vọng nối được nghiệp nhà. Chính tấm lòng thiết
tha với một làng nghề truyền thống của người dân ở Hương Canh và sự
có mặt của một số thợ gốm, già có, trẻ có thành thạo và tâm huyết và
nghề là cái vốn vô cùng quan trọng và quý giá để tìm lối thoát cho các
làng gốm nơi đây.
Đứng trước thực trạng trên, cũng như nhu cầu lưu giữ và phát
triển một làng nghề truyền thống quý báu, thực hiện chiến lược phát

triển kinh tế của chính phủ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc và chính quyền
Hương Canh đã có nhiều biện pháp và chủ trương mới. Ngày 17/1/2006
được sự nhất trí của UBND tỉnh, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các cơ quan chức năng như: Bộ
Công nghiệp, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cùng nhiều chuyên gia, nghệ
nhân và các doanh nghiệp ở Hương Canh… tổ chức buổi hội thảo nhằm
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 12
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
đánh giá lại và tìm giải pháp khôi phục nghề gốm Hương Canh. Đây là
buổi Hội thảo có quy mô lớn nhất ở Vĩnh Phúc từ trước đến nay về nghề
gốm, nhằm kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các thành
phần kinh tế có tâm huyết tham gia tìm giải pháp và tích cực đầu tư
nhằm khôi phục và phát triển nghề gốm Vĩnh Phúc. Tại buổi Hội thảo,
đại diện lãnh đạo UBND Tỉnh đã nêu rõ quyết tâm, tạo điều kiện tối đa
cho việc phát triển các làng nghề và đề nghị các cơ quan chức năng
phối hợp với các địa phương đẩy mạnh các biện pháp để phát triển làng
nghề. Đại diện Bộ Công nghiệp cũng đã phân tích kỹ những yếu tố để có
thể phát triển làng nghề một cách bền vững, và đề xuất định hướng phát
triển nghề gốm tại địa phương. Các nhà nghiên cứu, nghệ nhân và các
doanh nghiệp… cũng đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu và mong muốn
nghề gốm sớm được khôi phục và phát triển.
Thực hiện những chủ trương đã nêu ra trong cuộc hội thảo trên,
nhiều biện pháp mới được tiến hành. Trong đó, trước hết phải giải quyết
vấn đề nguyên liệu và nhiên liệu. Không có hoặc thiếu hai thứ đó thì
đừng nói gì đến sản xuất gốm. Như các phần trên đã nói, Vĩnh Phúc có
nguồn đất sét trắng rất phong phú ở Quất Lưu, Bá Hiến và đặc biệt là ở
Đầm Vạc cách trung tâm Hương Canh không xa lại có chất lượng tốt.
Đất sét Đầm Vạc có độ mịn cao lại dẻo có thể dùng để sản xuất đồ gốm
và gạch ngói rất tốt. Hơn nữa, Vĩnh Phúc lại là một tỉnh giàu đất cao

lanh. Các mỏ cao lanh phân bố ở Lập Thạch, Tam Dương và Vĩnh Yên.
Trong đó, có trữ lượng và chất lượng cao hơn cả là mỏ cao lanh Định
Trung, có thể dùng để sản xuất đồ gốm sứ và gạch chịu lửa. Vĩnh Phúc
lại có than nâu ở Lập Thạch, than bùn ở Hoàng Đan, Hoàng Lâu huyện
Tam Dương.
Bên cạnh đó, lực lượng kĩ thuật của xã cũng rất đông đảp có thể
đáp ứng được nhu cầu khôi phục và phát triển của nghề thủ công truyền
thống của địa phương. Những người thợ cũ như cụ Tụ 80 tuổi, bà Mão
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 13
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
85 tuổi, bà Tý Lai 78 tuổi…vẫn rất tâm huyết với nghề; thợ chuốt như bà
Lai Long, bà Trung Đào, bà Liên, bà Nhạn Thanh… cũng ngày càng
thành thạo và tinh xảo hơm trong quá trình sản xuất hiện nay. Tuy nhiên,
vấn để quan trọng hơn hiện nay là đội ngũ thợ kĩ thuật này phải không
ngừng trau dồi khiếu thẩm mĩ của mình, nghiên cứu việc ứng dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng
năng suất lao động; nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều hơn nữa các mặt
hàng cổ truyền, với chủng loịa và mẫu mã phong phú, có giá thành hợp
lý, đủ sức cạnh tranh với hàng nhôm nhựa, hàng sứ đang được bày bán
khắp nơi.
Như vậy, Hương Canh đã có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi
dào; lại có sẵn những người thợ tâm huyết, có tay nghề cao, đó là
những điều kiện chủ quan cần thiết để phát triển nghề gốm truyền thống
nơi đây theo một hướng mới, phù hợp với tình hinh kinh tế thị trường
hiện nay.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện chủ quan cần thiết nhưng chưa
đủ trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Muốn triển khai mở rộng
được nghề gốm, sành truyền thống cần phải có những sản phẩm đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội. Nói như các nhà

kinh doanh hiện nay là phải có đầu ra, phải sản xuất những cái gì xã hội
cần, chứ không phải sản xuất những cái gì mình có.
Vì vậy, trước hết những người làm gốm nơi đây phải tìm hiểu rất kĩ
thị trường, tìm ra những sản phẩm có khả năng tiêu thụ, nghĩa là cần
phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước trong giai đoạn
hiện nay và những năm sau này để bảo đảm khả năng phát triển của
nghề trong một thời gian dài, tránh tình trạng “ăn nóng” của việc làm
gạch ngói trước kia.
Sống trong một xã hội ngày một văn minh như hiện nay, những đồ
sành gia dụng dân giã như chum vại, chĩnh, chậu và cả tiểu sành, tuy
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 14
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
vẫn có đối tượng yêu cầu, nhưng rõ ràng không nhiều. Không thể cả
làng gốm Hương Canh chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng sành như
trước đây, và cũng không thể đua nhau sản xuất gạch ngói thủ công như
vài năm gần đây được. Vậy thì các làng gốm truyền thống nên sản xuất
cái gì đây và tổ chức sản xuất như thế nào?
Đây là một bài toán hắc búa, nhưng không phải không thể tìm ra
lời giải nếu như cả nhân dân và nhà nước cùng hợp sức với nhau.
Về đáp số cho bài toán này đã có những bài học nhãn tiền. Như ở
làng gốm Bát Tràng, không phải một thời đã bị sự cạnh tranh khốc liệt
của đồ gốm sứ Trung Quốc và Hải Dương đó sao? Nhưng rồi họ đã
nghiên cứu thị trường trong ngoài nước, đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên
tiến, kể cả lò sấy bằng gas; đầu tư nâng cao tay nghề và cả kỹ thuật lẫn
nghệ thuật, cử người đi đào tạo ở các trường đại học Mỹ thuật công
nghiệp, đại học Bách khoa v.v…. Và kết quả là họ đã sáng tạo ra được
những sản phẩm gốm mang đậm đà tính dân tộc. Họ vừa sản xuất hàng
gia dụng đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước, vừa sản xuất
hàng xuất khẩu theo yêu cầu của nước ngoài. Và kết quả là chỉ sau vài

năm làng gốm Bát Tràng đã trở thành một trung tâm sản xuất gốm sầm
uất của cả nước và được khách nước ngoài tín nhiệm.
Nếu Bát Tràng là hàng gốm tráng men, không giống với gốm
Hương Canh, thì Thổ Hà và Phù Lãng có sản phẩm gần với gốm truyền
thống Hương Canh hơn cũng cho ta những kinh nghiệm quý báu. Thổ
Hà và đặc biệt là Phù Lãng họ đã cải tiến công nghệ sản xuất và đa
dạng hoá sản phẩm. Một mặt họ vẫn sản xuất đồ sành và sành tráng
men gia dụng như trước đây, mặc khác họ đã đầu tư vào sản xuất đồ mỹ
nghệ chất lượng cao và họ đã có hàng xuất khẩu. Nếu em nhớ không
lầm thì đã có một phim phóng sự ngắn giới thiệu về bước phát triển mới
của làng gốm Phù Lãng chiếu trên truyền hình, góp phần quảng bá
thương hiệu gốm nơi đây rất tốt.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 15
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Đấy là những kinh nghiệm của “người ta”. Nhưng ở ngay làng gốm
Hương Canh, trong quá trình mầy mò tìm lối thoát cho làng nghề cũng
đã có những kết quả tốt đẹp bước đầu rất đáng khích lệ. Đó là sự yêu
nghề, quyết tâm với nghiệp nhà của vợ chống bác Nguyễn Thanh cùng
sự hợp tác làm ăn với nghệ sĩ Lê Duy Ngoạn đã sản xuất thành công
một số hàng trang trí nội thất và một số hàng mỹ nghệ độc đáo, được
người tiêu dùng chấp nhận, đánh giá cao. Em đã có may mắn ngắm
nhìn những sản phẩm nghệ thuật ra lò từ lò gốm Nguyễn Thanh của họa
sĩ Lê Duy Ngoạn trưng bày tại nhà bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Trong số đó
có những tác phẩm đã được gửi đi dự triển lãm mỹ thuật tại Nhật Bản
như bức tượng “Mướp mèo”, có tác phẩm khá quy mô hoành tráng như
“Huyền thoại biên phòng” dài tới 160cm, có tác phẩm đã nhận được giải
thưởng trong các cuộc triển lãm trong nước như tượng “Con Rồng” đạt
giải ba cuộc triển lãm toàn quốc năm 2000, hay tượng “Điệp khúc con
trâu” được giải nhì năm 2001. Tác phẩm “Tuổi già” cũng khá đẹp. Có thể

nói những bức tượng đất nung này là những thử nghiệm bước đầu
thành công để mở ra một hướng đi mới cho các làng nghề truyền thống
nơi đây.
Cũng ở làng gốm Hương Canh, nhân cuộc hội thảo khoa học về
văn hoá Đồng Đậu kỷ niệm 40 năm phát hiện di tích Đồng Đậu đã làm ra
một chiếc bình gốm đất nung khá mỏng trang trí văn khuông nhạc kiểu
làn sóng, phỏng hoa văn tiêu biểu cho giai đoạn văn hoá Đồng Đậu để
tặng các đại biểu tham gia hội thảo. Việc làm này vừa có ý nghĩa làm
quà lưu niệm vừa có ý nghĩa thử nghiệm tìm một hướng đi. Hướng sản
xuất đồ lưu niệm bằng đất nung với màu đỏ hồng hay nâu làm cho đồ
gốm có vẻ thô sơ nguyên thuỷ rất đáng được lưu ý. Đối với đồ gốm lưu
niệm, đồ thô mộc đôi khi gây được ấn tượng hơn là đồ gốm tráng men.
Chiếc bình tặng phẩm trên được làm ra với ý đồ tốt, mặc dù sản phẩm
làm ra theo thiểu ý của các nghệ nhân là chưa đạt yêu cầu. Trước hết là
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 16
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
về kiểu dáng, như phần trên đã trình bày, trong di chỉ khảo cổ Đồng Đậu,
Lũng Hoà ở Vĩnh Phúc, chúng ta đã phát hiện được nhiều bình bát hay
chạc gốm có kiểu dáng cân đối hài hoà như bình miệng loe rộng hình
ống nhổ, bình miệng vuông đáy tròn hay những chiếc bát chân cao hình
cốc, bát chân cao kiểu mâm bồng và chạc gốm với nhiều kiểu dáng khác
nhau rất đẹp, tuy đã mấy ngàn năm tuổi, song cho đến nay chúng vẫn có
dáng dấp hiện đại. Còn chiếc bình tặng phẩm có dáng dấp một chiếc vò
hơn là bình và không giống một loại hình nào đã được phát hiện trong
các di tích khảo cổ ở Vĩnh Phúc cả. Còn về hoa văn trang trí, tuy có mô
phỏng văn khuông nhạc kiểu làn sóng trong văn hoá Đồng Đậu, nhưng
hơi đơn giản và có phần thô thiển. Chính vì vậy mà để phát triển các sản
phẩm của Hương Canh theo hướng này, cần phải có những giải pháp cụ
thể nhảm khắc phục những hạn chế trên.

Như chúng ta đã biết, đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên tuy công
nghệ chế tạo còn thô sơ, kiểu loại còn có phần đơn giản, nhưng về hoa
văn trang trí thì phải nói là tuyệt vời, không một thời nào sánh kịp. Đặc
biệt là những đồ án hoa văn khắc vạch chấm giải phức tạp đối xứng
trang trí trên bình bát gây cho người xem một cảm giác hài hoá, phức
tạp mà không rối rắm, có nhịp điệu mà không đơn điệu, công thức mà
không gò bó, vừa phóng khoáng vừa trang trọng rất đáng được trang trí
trên đồ gốm hiện nay. Trong các di tích Đồng Đậu và Thành Dền đã phát
hiện được khoảng chục tượng trâu bò gà nhỏ xíu sinh động, thể hiện
theo mảng khối khá hiện thực được xem là những tác phẩm nghệ thuật
tạo hình sớm nhất đã được phát hiện trên đất nước ta cũng rất đáng
được mô phỏng làm đồ lưu niệm.
Hướng sản xuất những đồ gốm giả cổ, cùng những sản phẩm
dùng làm mặt hàng lưu niệm rất đáng được chú ý, quan tâm phát triển
trong thời gian tới; nhất là khi những làng gốm trên đất Vĩnh Phúc, trong
đó có Hương Canh đều nằm gần hoặc trên đường đến các khu du lịch
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 17
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
như Đại Lải, Tam Đảo hoặc các điểm du lịch khác trong cả nước nên
hứa hẹn sẽ có một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, lâu dài, có thể mở
ra một hướng đi mới cho nghề gốm ở Hương Canh trong giai đoạn hiện
nay. Hướng sản xuất đồ gốm giả cổ này không những nhiều trung tâm
làng nghề nước ta đã làm mà cũng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, nó vừa làm sống lại các làng nghề thủ công truyền thống, vừa phục
vụ cho các khu du lịch.
Một hướng đi, một biện pháp khác cẩn được sự quan tâm của các
cấp chính quyền, chính là việc sắp tới, Việt Nam sẽ hội nhập AFTA với
các nước trong khu vực Đông Nam Á và thực hiện những cam kết đầy
đủ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cùng nhiều hiệp định

thương mại với các nước trên thế giới khác. Đây sẽ một là áp lực không
nhỏ đối với việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và khu vực.
Vậy, các sản phẩm truyền thống và doanh nghiệp làng nghề trong nước
như Hương Canh có đứng vững được không? Bởi theo như một đại
diện của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, “hiện nay, các làng nghề
Việt Nam hoạt động hầu như không có nhạc trưởng”. Vì thế, để nghề gốm
Hương Canh được khôi phục và phát triển ổn định, lâu dài, có thể cạnh
tranh được với sản phẩm của các nước trong khu vực, khi Việt Nam
tham gia hội nhập AFTA và WTO, một số chuyên gia cho rằng, cần phải
sớm thành lập một số doanh nghiệp “đầu tàu”. Ngoài nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp này còn phải thực hiện
nhiệm vụ giữ gìn và phát triển làng nghề, đồng thời chịu trách nhiệm
trước cơ quan chức năng của Tỉnh về sự phục hưng của nghề gốm,
sành Hương Canh…
Trên đây chỉ là một vài ví dụ có tính chất gợi cho hướng sản xuất
đa năng của các làng nghề truyền thống. Tìm hướng đi cho sự thành
công của một vài lò gốm đã khó thì việc tìm hướng phát triển cho cả một
làng nghề càng khó gấp bội. Sự phát triển của làng nghề gốm trong
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 18
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
nước cũng như nước ngoài cho thấy, một số đồ gốm đã và sẽ được đồ
nhôm, đồ nhựa, đồ inox thay thế, nhưng đổi lại, đồ gốm cũng có thể dần
dần chiếm lĩnh một số lãnh vực trong nghệ thuật như tượng đất nung,
phù điều gốm, đĩa gốm trang trí, tranh gốm, v.v… ngày càng được dùng
phổ biến, và đặc biệt là ở một số nước tiên tiến đồ gốm được ứng dụng
dần dần vào thay thế một số bộ phận kỹ thuật.
Vì vậy, rõ ràng trên cơ sở chuyên sản xuất đồ sành trước đây, các
làng nghề gốm truyền thống như Hương Canh phải chuyển hướng sang
sản xuất đa năng như bên cạnh đồ sành truyền thống, có thể phát triển

sản xuất đồ gốm thường; đồ gốm gia dụng, đồ gốm mỹ thuật, đồ gốm
tráng men, đồ gốm trang trí nội thất, và thậm chí có thể sau này sản xuất
cả đồ sứ vì Vĩnh Phúc là một tỉnh giàu đất cao lanh, có thị trường tiêu
thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước.
Để làm được việc đó cần phải có một tổ chức điều hành hẳn hoi.
Không thể để các gia đình lò gốm tự phát muốn làm gì thì làm. Có thể,
hình thức thích hợp nhất trong tình hình hiện nay là dưới sự chỉ đạo của
chính quyền địa phương thành lập các hợp tác xã sản xuất và dịch vụ
gốm sứ theo điều lệ hợp tác xã Chính phủ mới ban hành. Chỉ có trên cơ
sở hợp tác xã mới có được một phương án sản xuất tổng hợp đa năng,
mới xây dựng được một kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, tìm hiểu được nhu
cầu của thị trường và những thay đổi của nó trong thới gian dài; Và đặc
biệt, chỉ có trên cơ sở hợp tác xã mới tập trung được vốn, gồm vốn đóng
góp, kêu gọi đầu tư, vay ngân hàng, v.v… để đổi mới trang thiết bị, hiện
đại hoá công nghệ sản xuất. Rõ ràng không thể duy trì và phát triển làng
nghề gốm truyền thống với những công cụ sản xuất thủ công lạc hậu
được. Và cũng chỉ có trên cơ sở hợp tác xã mới có đủ điều kiện đào tạo
và thu nạp cán bộ kỹ thuật công nhân lành nghề về kỹ thuật cũng như
nghệ thuật để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh
tranh với sản phẩm trong nước và trên thế giới. Cũng chỉ trên cơ sở hợp
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 19
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
tác xã mới có thể tổ chức kinh doanh một cách toàn diện, vừa sản xuất,
vừa tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Muốn làm được các điều đó, chỉ ý muốn của người dân chưa đủ,
mà cần có sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm
giúp đỡ trong từng bước đi của Liên hiệp các hợp tác xã công nghiệp và
thủ công nghiệp.
Quá trình phát triển của làng gốm truyền thống Hương Canh cũng

giống như các làng nghề truyền thống khác, sự thăng trầm là không bao
giờ tránh khỏi, cần bình tĩnh từng bước từng bước gỡ rối. May thay, gần
đây Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương làm sống lại các làng nghề
truyền thống để vừa giải quyết đời sống kinh tế, vừa bảo tồn khôi phục
nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. Phải chăng việc tìm hướng đi cho
các làng gốm truyền thống trên đất Vĩnh Phúc như làng gốm Hương
Canh cũng nằm trong hướng đi đó. Vì vậy, chúng ta có quyền hi vọng
vào sự hưng thịnh của làng gốm Hương Canh cũng như những làng
gốm khác trong cả nước trong tương lai, để chúng vẫn mãi mãi là những
làng gốm truyền thống và ngày một phát triển để tiếp nối truyền thống
gốm Vĩnh Phúc nói riêng và nước ta nói chung đã được mở đầu từ thời
dựng nước.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 20
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
KẾT LUẬN
Nhìn lại quá trình phát triển của nghề gốm, sành ở Hương Canh
qua các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay, chúng ta thấy ngay từ khi
mới xuất hiện đã có những snr phẩm nổi tiếng, có mặt ở nhiều nơi
nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau, có
lúc tưởng chừng như làng nghề đã biến mất. Tuy nhiên, đến ngày nay
nó vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục làm ra những sản phẩm gốm, sành mới
nhằm đáp ứng được những nhu cầu của thị trường… chứng tỏ nó có
một sức sống mãnh liệt, vượt qua được những thử thách to lớn của thời
gian, cũng như sự phát triển không ngừng của xã hội con người.
Xem xét một cách cụ thể thì làng nghề gốm, sành Hương Canh có
những đặc điểm riêng so với các làng nghề thủ công khác, ngay cả với
những làng cùng sản xuất một mặt hàng như Hương Canh. Nhưng nhìn
một cách tổng thể và bao quát thì “làng nghề có những lợi thế về lao
động, kĩ thuật và đội ngũ nghệ nhân. Có những kĩ thuật cổ truyền mà

đến ngày nay, máy móc công nghiệp vẫn chưa thể thay thế được. Vì
vậy, việc tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho
làng nghề phát triển nhanh, ngay cả trong điều kiện đất nước có nền
công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh vẫn là điều cần thiết, cần nhận
được sự quan tâm đặc biệt. Có thể đưa khoa học kĩ thuật mới, con
người mới có kĩ thuật vào làng nghề, từng bước hiện đai hóa công
nghiệp truyền thống ở những công đoạn cần thiết nhằm tăng năng suất
lao động, tăng giá trị thẩm mĩ, giúp cho các sản phẩm thủ công đáp ứng
được yêu cầu thị trường mà vẫn không mất đi vẻ độc đáo của dân tộc,
tiến tới đưa các nghành sản xuất thủ công truyền thống vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay”.
Việc khôi phục và phát triển nghề gốm, sành ở Hương Canh không
những đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, bảo đảm cho cuộc sống của cư
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 21
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
dân địa phương mà còn góp phần tực hiện chủ trưng của Đảng, chính
phủ ta về việc lưu giữ và phát triển các nghành nghề thủ công truyền
thống nhằm xây dựng nên một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định nghề gốm, sành ở Hương
Canh với truyền thống lâu đời của mình sẽ góp phần nhỏ bé của mình
vào “công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; vừa góp phần quan trọng
xây dựng nên nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên nền
tảng tinh thần dân tộc ta, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển kinh tế xã hội” để đưa đất nước ta “hoa Rồng” trong một tương lai
không xa.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 22
-

Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử đảng bộ xã Hương Canh, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc,
NXB Vĩnh Phúc 1988.
2. Phan Đại Doãn, Một số làng gốm ở miền Bắc, NXB Sử học, Hà Nội
1970.
3. Nguyễn Quý Đôn, Nghề gốm sành ở Hương Canh, Bào Vĩnh Phúc
số ra ngày 25/10/2001.
4. Nguyễn Xuân Lân, Làng gốm Hương Canh đợi chờ những người
tâm huyết, Báo Văn nghệ Vĩnh Phúc, số ra ngày 18/6/2002.
5. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa IX năm
2001.
6. Trang Wed http:// vinhphuc.com của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 23
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Phô lôc

Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 24
-
Nguyễn Mạnh Quỳnh – K54B
Nghề gốm sành ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) - 25
-

×