Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận Quan hệ thương mại của Malacca với Trung Quốc Giai đoạn 1400-1511

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.13 KB, 23 trang )

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1400-1511
Phạm Thuỷ
Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV
Giai đoạn 1400-1511 có ý nghĩa đặc biệt đối với vương quốc cảng Malacca.
Giai đoạn này được tính từ khi Malacca được thành lập cho tới khi nó bị Bồ Đào
Nha xâm chiếm. Tuy chỉ tồn tại độc lập trong 111 năm, nhưng Malacca đã đóng góp
vị trí quan trong trong hoạt động thương mại không những của Đông Nam Á mà còn
có ý nghĩa đối với hoạt động thương mại quốc tế. Do nằm ở vị trí điạ lý quan trọng
trên eo biển Malacca, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi cho hoạt
động thương mại và sự lãnh đạo sáng suốt của những vị vua Hồi giáo đã đưa
Malacca trở thành một trong những thương cảng quan trọng bậc nhất của Đông Nam
Á vào “Kỷ nguyên thương mại” (The Age of Commerce). Có thể coi Malacca là
“trung tâm liên thế giới”, hay là một trạm trung chuyển hàng hoá (Entrepôt), nối liền
thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam Á.
Đối với các quốc gia phương Đông thời cổ trung đại, quan hệ thương mại của
Malacca với Trung Quốc là rõ nét hơn cả. Bởi, Trung Quốc là một trong hai thị
trường lớn nhất phương Đông (Trung Quốc và Ên Độ) và là thị trường lớn nhất khu
vực Đông Bắc Á. Thông qua mối quan hệ này ta cỏ thể hiểu được phần nào về quan
hệ của các quốc gia Đông Nam Á nói chung với triều đình Trung Hoa.
1. Sự hình thành và phát triển của vương quốc cảng Malacca
Bản thân nguồn gốc của tên gọi Malacca hiện nay vẫn còn là một trong
những đề tài tranh luận của giới nghiên cứu. Có ba giả thuyết chính về nguồn gốc
của tên gọi này: thứ nhất, tên gọi Malacca xuất phát từ tên một loài cá nước mặn
(Malagas) là nguồn hải sản đánh bắt chủ yếu của cư dân đại phương; thứ hai, đó là
tên một một loại cây mọc phổ biến ở trên bán đảo này (Pokpok Melaka)
1
; và thứ ba
là tên một địa điểm (Mulagah) vốn là nơi họp mặt đầu tiên của những thương nhân
Hồi giáo A Rập ở trên quốc cảng này. Theo nhiều học giả, quan điểm thứ ba đáng bị
nghi ngờ nhiều nhất vì trong khoảng thời gian thế kỷ XV-XVI thương nhân A Rập


chưa phải là cư dân quan trọng ở Malacca
2
. Tuy nhiên, theo chúng tôi cũng cần lưu
ý đến giả thuyết này. Mặc dù thương nhân Hồi giáo Arập chưa phải là những cộng
đồng cư dân chính của thương cảng Malacca (cư dân đông đảo nhất ở Malacca
trong thời gian đó là những người Java và người Mã Lai), nhưng họ lại đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động thương mại và truyền bá Hồi giáo ở Đông Nam Á. Theo
tiếng Arập, Mulagah có nghĩa là nơi gặp mặt, là bến cảng, là điểm tụ họp (gathering
point) hay trung tâm thu gom hàng hoá (collecting center). Đó là những từ ngữ rất
hợp để miêu tả về vị trí địa lý, cũng như ý nghĩa của Malacca trong hoạt động
thương mại và tôn giáo. Hơn nữa, vương quốc Malacca là vương quốc Hồi giáo
(Sultan Malacca), người đứng đầu vương quốc cũng là người đứng đầu về tôn giáo
(Sultanate); những thương nhân đầu tiên của thương cảng này cũng là những thương
nhân Hồi giáo. Có lẽ một trong những vấn đề được bàn luận tại hội nghị Hồi giáo
lần thứ nhất trên bán đảo Malacca là đặt tên cho vùng đất này và từ Malagah đã
được chọn để đặt tên. Tuy nhiên, khi chuyển sang ngôn ngữ Mã Lai nó đã bị biến
đổi thành Malacca vừa để gần với tên gọi của eo biển Malacca vừa phù hợp và
những đặc thù của vùng đất này.
Tuy còn nhiều tranh luận về tên gọi, nhưng hầu hết các học giả đều nhất trí về
niên đại thành lập vương quốc Malacca là vào những năm 1400
3
. Người lập ra
vương quốc này là Paramesvara. Ông vốn xuất thân là hoàng tử của Palempang -
mét vương quốc ở phía nam Sumatra thần thuộc vương triều Majapahit. Trong cuộc
chiến tranh bùng nổ năm 1401 giữa vương triều Virabumi của Đông Java và vương
triều Vikaramavardhana của Majapahit, ông ta lánh nạn sang Tumasik (Singapore)
đang thần thuộc Siam. Sau một thời gian lánh nạn trên đảo, Paramesvara đã giết
người chủ của Tumasik và chiếm hòn đảo. Các chư hầu của Siam nhân cơ hội đó
hợp nhau lại tấn công vào Tumasik. Chống cự không nổi, Paramesvara bỏ chạy khỏi
đảo. Sau một thời gian sống lang thang trên biển ông ta đã tới được vùng đất mới.

Nhận thấy địa thế thuận lợi, Paramesva quyết định đóng quân, lập quốc ở đây và đặt
tên cho vương quốc là Malacca.
4
Malacca ra đời đúng vào lúc thế giới có nhưng biến động lớn. Ở phương Tây,
trước nhu cầu về những loại hàng hoá xa xỉ từ phương Đông, các nước ven biển Địa
Trung Hải đang thúc đẩy quá trình khám phá những vùng đất mới và nhu cầu tìm
kiếm thị trường. Những thương nhân Ên Độ và Tây Á trước nhu cầu khan hiếm
nguồn hàng ở châu Âu càng tích cực dong thuyền sang phía đông. Tại Trung Quốc,
dưới chính sách “đóng cửa” của nhà Minh, quan hệ thương mại với bên ngoài gặp
rất nhiều khó khăn. Thương nhân không thể tự do buôn bán tại thị trường Trung
Quốc, nên họ sử dụng Đông Nam Á như là trung gian trong trao đổi hàng hoá.
Không chỉ có thế, để bù lấp những thiếu hụt về hàng hoá của Trung Quốc, thương
nhân các vùng phải nhập thêm hàng của Đông Nam Á. Đây là cơ hội để những hàng
hoá của Đông Nam Á gia nhập vào mạng lưới thương mại quốc tế: gốm sứ, tơ lụa
của Việt Nam, Thái Lan, những sản phẩm hương liệu của quần đảo Maluku, những
mặt hàng lâm thổ sản … vì thế trở thành những mặt hàng rất có giá trị trong thời
gian này. Sự chấp nhận của thị trường thế giới đối với những sản phẩm của Đông
Nam Á đã kích thích sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở khu vực này.
Để thúc đẩy hoạt động thương mại qua eo biển, trước tiên, Paramesvara trấn
áp bọn cướp biển, bắt dân chài phải sống thành từng khu định cư và yêu cầu tất cả
tàu thuyền qua eo biển phải nhập cảng để xin giấy phép. Ông lập ra một hệ thống
các quan coi cảng gồm 4 vị được gọi theo tiếng Persian là Shahbunder. Các
Shahbunder này được chọn lùa trong 4 cộng đồng thương nhân kiểm soát hoạt động
thương mại ở đây. Mỗi mét Shahbunder có nhiệm vụ kiểm soát các thuyền từ các
hướng khác nhau. Mét Shahbunder kiểm soát thuyền từ phía đông: Trung Quốc,
Ryukyu (Lưu Cầu), Champa, Borneo và Siam; vị khác kiểm soát thuyền từ phía
nam: Java, Palembang, và quần đảo Indonesia; vị thứ ba trông coi thuyền từ các
cảng phía bắc Sumatra, Bengal, Malabar và bờ biển Cromandel của Ên Độ; vị thứ tư
chuyên để kiểm soát thuyền từ Gujarat và từ phía tây của Ên Độ. Những thương
thuyền qua lại bến cảng đều phải nép thuế với các mức khác nhau, thường thì

khoảng 6% giá trị hàng hoá. Riêng những thuyền từ phía đông tới thì không trả
bằng tiền mà bằng quà tặng. Ngoài ra, các thương nhân còn phải bán một phần số
hàng với giá ưu đãi cho nhà vua, thường thì số này chiếm tới 20% tổng số hàng hoá.
Đổi lại, thương nhân được tự do buôn bán và được pháp luật Malacca bảo vệ. Trong
bộ luật Undang - Undang của Malacca, có rất nhiều điều luật quy định cụ thể về
quyền và nghĩa vụ của những thương thuyền ra vào cảng Malacca.
Với những nỗ lực trên, chỉ trong một thời gian ngắn Paramesvara đã đưa
Malacca từ chỗ chỉ là “một cái chợ buôn bán các hàng hoá không chính đáng (có lẽ
là hàng của bọn cướp biển)”
5
thành “trung tâm thương mại quan trọng vào bậc nhất
ở Đông Nam Á”
6
. Khi đi qua thương cảng này vào đầu thế kỷ XVI, Tomé Pires, một
thương nhân Bồ Đào Nha đã phải nhận xét “ Malacca là thành phố được lập nên để
phục vụ cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế
giới vào lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầu của một mùa khác. Malacca
được bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, hoạt động buôn bán và thương mại giữa
các quốc gia trải hàng nghìn dặm đường qua các trung gian đều phải tới Malacca”
7
.
Có thể nói ở Malacca là nơi hội ngộ của những thương thuyền tới từ những miền
khác nhau của thế giới, từ khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Ryukyu, từ Tây
Nam Á có Ên Độ, A Rập, Ba Tư, Tamil… và từ các vùng khác nhau của khu vực
Đông Nam Á. Malacca vừa đóng vai trò là một trạm dừng chân, vừa là một trung
tâm tập kết và phân phối hàng hoá cho hầu hết những thương thuyền đó.
2. Quá trình “bành trướng” của người Hoa xuống Đông Nam Á
Quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á đã có bề dày lịch sử. Ngay từ
trước Công nguyên, khi hoạt động thương mại giữa Ên Độ và Trung Quốc được
thiết lập thì Đông Nam Á đóng vai trò là cầu nối giữa hai thị trường lớn nhất lúc bấy

giê. Để đáp ứng cho sự ăn chơi xa xỉ của triều đình, Trung Quốc xuất khẩu vàng và
tơ lụa, nhập về từ Ên Độ đá quý, vật lạ và đồ thuỷ tinh. Những địa điểm tập kết hàng
lúc đó chủ yếu là ở Đông Dương và bán đảo Mã Lai. Trong khi Ên Độ cố gắng gây
ảnh hưởng của mình ở bán đảo Mã Lai thì Trung Quốc đã chiếm lấy Đại Việt và tìm
cách mở rộng xuống phía nam Đông Nam Á. Khi Trung Quốc thôn tính được Đại
Việt thì đồng thời cũng kiểm soát luôn con đường thương mại thông qua bắc Việt
Nam nối với Đông Dương. Trung Quốc đã làm chủ con đường này cho tới thế kỷ X
khi Việt Nam giành được độc lập.
Vào thế kỷ VIII, thuyền mành của Trung Quốc bắt đầu viếng thăm các cảng
thị ở Đông Nam Á. Đây là loại thuyền buồm lớn không những chở được nhiều hàng
mà còn có thể tận dụng được những ưu điểm của gió mùa để vượt biển ra xa hơn.
Hàng hoá của Trung Quốc vì thế xuất hiện ngày càng nhiều ở Đông Nam Á khiến
cho những thương nhân Arập và Ên Độ không còn phải tới tận Trung Quốc mà chỉ
cần tới các cảng ở Đông Nam Á còng có thể lấy được hàng. Những hoạt động trên
biển này đã hỗ trợ cho con đường trên đất liền vốn thường xuyên bị ngưng trệ do sự
phản kháng của người Việt Nam.
Khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán
năm 938, con đường thâm nhập của người Hoa xuống Đông Nam Á trên lục địa bị
chặn đứng, do vậy thương nhân người Hoa đành phải tăng cường sử dông đường
biển để đi xuống phía nam. Điều này một mặt khuyến khích việc sử dụng những con
đường biển truyền thống, mặt khác cũng thúc đẩy việc mở ra những con đường hàng
hải mới. Con đường qua eo Malacca trong thời gian này vì thế mà trở nên nhén nhịp
hơn với thương nhân Hoa kiều.
Quá trình “bành trướng” của Trung Quốc xuống phía nam thực sự tăng mạnh
từ sau thế kỷ X. Tiêu biểu nhất là thông qua các cuộc xâm lược của quân Mông -
Nguyên trong những năm 1280-1290 xuống các nước Đông Nam Á và các cuộc
xuất dương của quan lại nhà Minh.
Năm 1258, Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất. Một trong những mục
tiêu cơ bản của cuộc xâm lược này là để khai thông con đường bộ xuống Đông Nam
Á vốn đã bị đứt đoạn vào thế kỷ X. Tuy thất bại, nhưng với vị thế của Đông Nam Á

về chính trị còng nh thương mại, các hoàng đế Mông Nguyên không từ bỏ tham
vọng của mình.
Năm 1279, khi Mông Cổ thôn tính được Nam Tống và đổi tên là triều
Nguyên đã lấy phía nam làm cơ sở cho những cuộc viễn chinh về sau. Cùng với việc
mở các cuộc tấn công xâm lược Đại Việt, nhà Nguyên còn mở các cuộc tấn công
xuống các nước Đông Nam Á khác nh Miến Điện, Chămpa, Java, và các nước trên
bán đảo Mã Lai.
Trong mét ý nghĩa nhất định, việc quân đội Mông-Nguyên gây chiến tranh
với các nước Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại ở khu vực
này. Với một đội quân đông như Mông-Nguyên thì việc cung cấp đủ lương thực,
thuốc men, quần áo đòi hỏi phải có những đoàn thuyền lương rất lớn. Do không
thể chuyên chở trực tiếp từ Trung Quốc, nên bắt buộc quân đội Trung Quốc phải
mua nhu yếu phẩm ở nhiều vùng của Đông Nam Á. Mặt khác, sau khi rút quân khỏi
Đông Nam Á rất nhiều chiến binh trong đội quân Mông-Nguyên không trở lại Trung
Quốc mà ở lại Đông Nam Á sinh sống và hoạt động thương mại. Đặc biệt, sau khi
nhà Minh lên thay với chính sách “hải cấm” những người này không còn cơ hội
được trở về quê hương nên đã dần trở thành một bộ phận quan trọng của cư dân
Đông Nam Á.
Sang tới thế kỷ XIV-XV, mặc dù nhà Minh có chính sách “cấm hải”, nhưng
vẫn không ngăn được làn sóng di cư của người Hoa xuống Đông Nam Á. Mục đích
của chính sách “cấm hải” là nhằm độc quyền hoạt động ngoại thương, ngăn chặn
những hoạt động tư thương của các thương nhân người Hoa. Chính sách này bắt
nguồn từ việc ngăn chặn cướp biển “Wako” hoạt động rất mạnh ở vùng biển Trung
Quốc, đồng thời ngăn chặn lượng vàng từ Trung Quốc chảy ra ngoài. Chính sách
này trong thời gian đầu được thực hiện triệt để đến mức triều đình không cấp giấy
phép cho bất kỳ tư thương người Hoa nào ra nước ngoài hoạt động.
Lệnh “hải cấm” cũng được áp dụng với các thương nhân ngoại quốc. Theo
quy dịnh, các thương nhân ngoại quốc nếu không được phép của chính quyền sẽ
không được cập cảng Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngành sản xuất
trong nước không đủ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của giới quý téc và một bộ

phận tầng líp trên của xã hội. Thêm vào đó, mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung
Quốc bằng chiến tranh đã không đem lại kết quả. Để giải quyết vấn đề này, nhà
Minh cùng lúc cử những hạm đội lớn viễn du xuống phía nam và thiết lập hệ thống
quan hệ thương mại triều cống.
Mục đích của những chuyến đi này là tiễu trừ nạn cướp biển đang hoạt động
rất mạnh ở “Biển nam Trung Hoa” (South China Sea), và thực hiện việc áp đặt
quyền minh chủ của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trên
thực tế, hoạt động của các hạm đội Trung Quốc đã vượt ra ngoài mục đích chính trị
mà thực hiện cả nhiệm vụ kinh tế. Trong những đợt tiến xuống phía nam, rầm ré
nhất là bảy lần xuất dương của Trịnh Hoà bắt đầu từ 1405 đến 1433.
Để khuyếch trương thế lực của mình, nhà Minh đã chuẩn bị rất chu đáo cho
mỗi chuyến đi. Một đội quân hùng hậu được cử vượt biển xuống phía nam .Theo
một số nguồn sử liệu cuộc viễn chinh lần thứ nhất có 27.000 người, những lần sau
tăng lên 37.000 người và tới 62 thuyền. Ta đã biết, đến thời Minh, kỹ thuật đóng tàu
của người Trung Quốc đã lên đến đỉnh cao. Những thuyền mành Trung Hoa không
ngừng được cải tiến để có thể đi xa bờ hơn, chở được nhiều hàng hoá và thuỷ thủ
đoàn và thương nhân hơn. Có những con thuyền có thể chở đến 500 người và khối
lượng hàng hoá có thể lên tới 500 tấn. Trong các cuộc viễn chinh của Trịnh Hoà,
thuyền của Trung Quốc được thiết kế đặc biệt vừa rộng, vừa sâu. Theo như ghi
chép, những con thuyền được sử dụng trong các chuyến đi rộng tới 517 feet dài 212
feet với 4 boong và thân tàu được chia bởi các khoang ngăn nước
8
. Các thuỷ thủ và
binh lính đều được tuyển lùa rất cẩn thận. Hầu hết họ là những người đã từng tham
gia trong quân đội Mông-Nguyên khi tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, họ là
những người rất có kinh nghiệm đối phó với khí hậu khắc nghiệt ở phương nam
còng nh những khó khăn trên biển cả.
Khoảng thời gian cho 7 lần xuất dương của Trịnh Hoà kéo dài 27 năm bắt
đầu từ 1405 đến 1433. Thường thì phái đoàn bắt đầu đi xuống phương đông vào
những tháng mùa đông, khi gió mùa Đông - Bắc thổi và trở lại phương bắc và phía

đông vào mùa hạ, khi gặp gió mùa Tây-Nam. Chính vì vậy, thời gian của mỗi
chuyến đi thường kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, từ cuộc xuất dương lần 3, khi hành
trình về phía nam càng xa hơn thì thời gian cho mỗi chuyến đi kéo dài hơn 2 năm.
Địa điểm xuất phát của những lần viễn dương là từ những thương cảng phía
nam Trung Quốc như Phóc Kiến, Quảng Châu. Sau khi rời Trung Quốc, đoàn
thuyền tới các cảng phía nam của Việt Nam, sau đó thẳng xuống bán đảo Mã Lai
hoặc tới quần đảo Java trước khi vào eo Malacca. Sau khi qua eo biển này, đoàn
thám hiểm sẽ tới các cảng phía nam của Ên Độ và tiến xa hơn về phía tây. Trên thực
tế, lịch trình của mỗi chuyến đi thương có sự thay đổi. Càng những chuyến về sau,
đoàn viễn dương càng tiến xa hơn về phía tây có khi tới các thương cảng thị trên
biển Hồng Hải, biển Đen, và thậm chí tới cực nam của châu Phi.
Ta cũng có tổng kết thời gian địa điểm mà đoàn viễn dương của Trịnh Hoà
đã đi qua theo bảng sau.
Số lần Thời gian Nơi đến Tới Malacca
Lần 1 1405-1407 Chăm pa, Java, Palempang, Sumadra, Ceylon, Calicut.
Lần 2 1408-1409 Đông Dương, Siam, Java, Malacca, Ên Độ, Canlicut, *
Lần 3 1409-1411 Chăm pa, Java, Malacca, Sumadra, Ceylon, Quilon, Canlicut, *
Lần 4 1414-1415 Chămpa, Kelantan, Pahang, Java, Palempang, Malacca, Aru, *
Sumadra, Achin, Ceylon, Kayal, Mandives, Conchin, Canlicut,
Vịnh Persian,
Lần 5 1416-1419 Chămpa, Pahang, Java, Palempang, Malacca, Sumadra, Achin,
Ceylon, Mandives, Conchin, Canlicut, Chaliyam. Hozmur, Aden,
Mogadishu (Somalia-Châu phi),
*
Lần 6 1421-1431 Malacca, Aru, Sumadra, Achin, Kayal, Ceylon, Mandives, Cochin,
Clicut, Ormur, Dijofar, Aden, Mogadisciu và Brawa ở bờ biển
châu Phi.
*
Lần 7 1431-1435 Chămpa, Surabaya, Palempang, Malacca, Achin, Weligama,
Calicut, Ormur,

*
Bảy lần xuất dương của Trịnh Hoà
Qua bảng thống kê trên ta thấy, đoàn viễn chinh của Trịnh Hoà đã qua hầu hết các
thương cảng quan trọng ở Đông Nam Á và tới cả những thương cảng lớn ở Tây
Nam Á. Để tạo thuận lợi cho các chuyến đi cần phải có căn cứ ở phía nam để làm
chỗ nghỉ chân và cung cấp lương thực, nước ngọt còng nh để tập kết hàng hoá.
Trong bối cảnh đó nhà minh đã chọn Malacca làm cơ sở quan trọng. Ta thấy, trong 7
lần xuất quân thì chỉ có lần 1 (năm 1405-1407) là hạm đội không qua eo Malacca vì
thực tế trong thời gian này nhà Minh đã cử Doãn Khánh tới Malacca rồi. Từ lần hai
trở đi, lần nào thuyền của Trung Quốc cũng ghé qua thương cảng Malacca; có khi cả
đi và về đều phải qua bến cảng này. Sau mỗi lần cập cảng Malacca, đội quân của
Trịnh Hoà đều cử người ở lại đây để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hạm đội
đi qua còng nh khi quay về. Trong thời gian giữa các chuyến đi của phái đoàn, họ
tranh thủ hoạt động buôn bán với những cư dân địa phương và với những thương
nhân qua lại thương cảng này. Hàng hoá trao đổi rất có thể là những thứ bớt xén
được trong đồ tặng phẩm mà triều đình gửi cho các nước phương nam. Cùng với
thời gian, những người Trung Quốc này đã hợp lưu với những người gốc Hoa khác
đã có mặt ở đây từ trước tạo thành một cộng đồng người Hoa ở Malacca. Tomé
Pires khi qua thương cảng này có miêu tả về “một nhóm người Trung Quốc sống ở
Kampung Cina ở bờ nam của sông Malacca. Ở đó có nhiều phụ nữ trông giống phụ
nữ Tây Ban Nha. Họ đeo những đồ trang sức bằng chì và sơn lên đỉnh của những đồ
trang sức đó. Họ được trang điểm đến nỗi mà Seville (tên gọi những đồ trang sức -
TG) gây nên một sự bất tiện cho họ”
9
.
Cho tới thế kỷ XV, người Hoa đã chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân số ở
Malacca. Số dân của Malacca vào thế kỷ XV ước tính lúc đông nhất củng chỉ 25.000
người
10
Tuy nhiên, chúng ta không có số liệu về người Hoa ở Malacca vào thời gian

này. Thông tin cho chóng ta biết vào năm 1642, khi Hà Lan chiếm Malacca, trong
đống đổ nát họ tìm thấy 2.150 cư dân, trong đó có 300 đến 400 người Hoa
11
. Tỷ lệ
người Hoa chiếm khoảng 1/6 cư dân ở Malacca. Như ta đã biết, sau khi chiếm được
Malacca, người Bồ Đào Nha sau một thời gian tàn sát người Trung Quốc đã nhận ra
rằng không thể thiếu người Hoa trong các hoạt động thương mại của mình nên đã
liên kết với họ và tạo điều kiện cho người Hoa buôn bán ở Malacca. Hơn nữa, cho
tới thế kỷ XVII, khi chính sách “cấm hải” của nhà Minh đã bị vô hiệu hoá, người
Hoa tràn xuống Đông Nam Á ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, dân số của
Malacca đến thế kỷ XVII còn Ýt hơn thế kỷ XV, chỉ có khoảng 12.000 người
12
do
việc người Hồi giáo bỏ Malacca tới các thương cảng khác. Với những biến đổi lớn
lao có lợi cho sự nhập cư của người Hoa vào Malacca như vậy, chúng ta có thể
khẳng định rằng: vào thế kỷ XV, chắc chắn tỷ lệ người Hoa so với cư dân ở Malacca
còn Ýt hơn nhiều so với tỷ lệ 1/6 vào thế kỷ XVII. Đây là hệ quả tất yếu của việc
nhà Minh thi hành chính sách “cấm hải” không cho phép thương nhân ra nước ngoài
hoạt động. Tuy chiếm số lượng khiêm tốn, nhưng với kinh nghiệm hàng hải, những
người này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán của Malacca và Đông
Nam Á.
3. Quan hệ thương mại
Như đã phân tích ở trên, người Hoa chưa phải là bộ phận dân cư chiếm số
đông ở Malacca vào thế kỷ XV. Những người đã sống ở thương cảng này chủ yếu
đã đến đây từ trước khi nhà Minh có lệnh “cấm hải” hoặc là những người đã tách
khỏi các phái đoàn của Trịnh Hoà khi đi qua thương cảng Malacca. Với chính sách
ngăn chặn tư thương của nhà Minh đã làm giảm đi vai trò của thương nhân người
Hoa trong quan hệ thương mại trực tiếp giữa Malacca và Trung Quốc. Họ chủ yếu
làm trung gian trong quan hệ giữa triều đình nhà Minh và vương quốc Malacca,
hoặc họ thiết lập quan hệ thương mại thông qua mối quan hệ với các phái đoàn của

triều đình nhà Minh và phái đoàn Malacca
Quan hệ buôn bán giữa Malacca và Trung Quốc trong thế kỷ XV-XVI chủ
yếu thông qua hai hình thức: thứ nhất, qua các hoạt động cống, tặng; và thứ hai qua
hoạt động “bất hợp pháp”của tư thương.
Đối với hoạt động thương mại thông qua cống, tặng chủ yếu diễn ra dưới
hình thức “thương mại triều cống”. Đây là hình thức thương mại diễn ra chủ yếu
trong các nhà nước phong kiến phương Đông. Hình thức này không chỉ được áp
dụng trong mối quan hệ giữa “nước lớn” đối với “nước nhỏ” (trường hợp Trung
Quốc đối với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á), mà nhiều khi nó còn diễn ra
giữa những nước không có, hoặc Ýt ảnh hưởng với nhau về chính trị (trường hợp
Ryukyu đối với các nước Đông Nam Á, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với
nhau, giữa triều đình Trung Quốc với các nước Nam Á xa xôi).
Trong mối quan hệ giữa “thiên triều” và “chư hầu”, hình thức thương mại
này diễn ra thường xuyên hơn. Tiêu biểu nhất là quan hệ giữa triều đình Trung Quốc
với Đại Việt, Triều Tiên, Nhật Bản. Trong lịch sử, các nước này thường xuyên cử
đoàn sứ giả đem theo cống vật tới triều đình Trung Quốc mỗi khi trong nước có biến
cố. Thường thì, sau khi nhận những cống vật, triều đình Trung Quốc sẽ ban quà tặng
lại sứ đoàn triều cống trước khi về nước. Khi so sánh giá trị của những cống vật đem
tặng với những quà tặng nhận được chúng ta thấy “nguồn lợi luôn luôn ở về phía các
nước chư hầu”
13
. Những nước này, qua mối quan hệ triều cống vừa có thể duy trì
được độc lập dân téc mình, lại được lợi từ những vật phẩm mà họ nhận được. Điều
này giải thích vì sao một số quốc gia xa xôi không có nhu cầu về chính trị cũng cử
sứ bộ đến Trung Quốc.
Triều đình Trung Quốc không phải không biết những “thua thiệt” của mình,
nhưng họ lại nhận được những lợi Ých cả về chính trị và kinh tế. Thứ nhất, thông
qua các mối quan hệ này các hoàng đế Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thần dân
thấy được uy quyền của mình có thể vươn tới các nước xa xôi. Thứ hai, đây là cơ
hội để cho hoàng đế và các quan lại thực hiện các hoạt động buôn bán phi chính

thức. Bởi vì, họ biết rằng phái đoàn triều cống thường đem một số lượng hàng hoá
lớn hơn nhiều số dùng để cống phẩm. Thứ ba, chế độ cống nạp đó cũng cho phép
phái đoàn ngoại giao tới các nước chư hầu để thực hiện việc buôn bán.
Với những lợi Ých từ hoạt động triều cống mà chế độ cống nạp được áp dụng
trong suốt lịch sử phong kiến phương Đông. Nó lên đến đỉnh cao vào thời Đường,
Nguyên và đặc biệt là thời nhà Minh khi chính sách hạn chế tư thương được thực
hiện triệt để nhất.
Hoạt động thương mại triều cống giữa Malacca và triều đình Trung Quốc
diễn ra từ khi Malacca được thành lập cho tới khi vương quốc này bị người Bồ Đào
Nha xâm lược vào 1511. Trên danh nghĩa, những vật phẩm mà triều đình Trung
Quốc nhận được là “cống vật” (tribute) và những thứ mà nhà vua tặng lại là “quà
tặng” (present). Tuy nhiên, khi mà những hoạt động này diễn ra thường xuyên và
với số lượng lớn các vật phẩm có giá trị thương mại thì nó đã hàm nghĩa với hoạt
động trao đổi. Những vật phẩm được đem ra trao đổi có thể hiểu nh là hàng hoá.
Ngay sau khi thành lập, nhà Minh đã thi hành chính sách “hải cấm”-“thốn bất
hạ hải” (một tấc gỗ cũng không được hạ thuỷ). Nội dung của chính sách “hải cấm”
là “cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ dành
cho các đội tàu của Hoàng đế và những nước tới thăm Trung Quốc dưới hình thức
các sứ bộ đến triều cống”
14
. Mục đích của chính sách này là muốn độc quyền hoạt
động ngoại thương, củng cố sức mạnh trong nước, ngăn cản những nguy cơ bên
ngoài có thể làm tổn hại tới sức mạnh của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, để
“bù lấp vào sự thiếu hụt các sản phẩm tiêu dùng cần thiết vốn vẫn phải nhập khẩu từ
bên ngoài đồng thời để tỏ rõ uy lực của “thiên triều” nhà Minh yêu cầu nhiều nước
láng giềng châu Á thực hiện chế độ cống nạp”
15
. Yêu cầu đó không dễ gì được chấp
nhận, nhất là đối với các quốc gia đã từng nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của
phong kiến Trung Quốc.

Nhằm phô trương sự giàu có của mình, lôi kéo các dân téc phương Nam thần
thuộc nhà Minh, Minh Thành Tổ thường xuyên cử các phái đoàn ngoại giao đến các
khu vực này. Quy mô nhất là những chuyến đi biển do Trịnh Hoà dẫn đầu đoàn
thám hiểm đến các nước phía Nam kéo dài từ 1405 đến 1435. Trong những quốc gia
mà phái đoàn ngoại giao Trung Quốc đi qua, Malacca được nhà Minh đặc biệt chú
ý. Mục đích muốn nắm lấy Malacca của nhà Minh là nhằm biến nơi đây làm căn cứ
để mở rộng ảnh hưởng xuống phía nam, ngăn chặn những ảnh hưởng của Ên Độ và
các thế lực phương tây qua eo biển Malacca; đồng thời là nơi cung cấp hàng hoá
của Đông Nam Á và Tây Nam Á cho thị trường Trung Quốc. Chính vì thế, khi
Malacca vừa thành lập vào khoảng 1400 thì ngay sau đó, năm 1403 nhà Minh đã cử
Doãn Khánh đi sứ để thần phục vương quốc này. Tiếp sau đó là hàng loạt các phái
đoàn của nhà Minh được cử tới Malacca để siết chặt quan hệ, trong đó đặc biệt là
phái đoàn của Trịnh Hoà trong suốt thời gian từ 1405 đến 1435.
Malacca cũng có những tính toán riêng của mình. Khi thần thuộc Trung Quốc
Malacca hướng đến rất nhiều mục đích. Các quốc gia Đông Nam Á sau sự kiện quân
Mông Cổ tràn xuống phía nam đe doạ nền độc lập của nhiều quốc gia đã sớm hiểu
được sức mạnh thực sự của Trung Quốc nên muốn dùa vào thế lực của Trung Quốc
để bảo hộ cho mình. Đồng thời, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, người Hoa
là những thương nhân giàu kinh nghiệm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
thương mại của Đông Nam Á, nên việc thiết lập quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc có
lợi cả về kinh tế và chính trị. Riêng với Malacca, việc thiết lập quan hệ tốt với Trung
Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn khi vương quốc này luôn nằm trong sự đe
doạ của hai đế chế lớn là Majapahit và Ayuthaya. Dù sao, khoảng cách về địa lý làm
cho sự lệ thuộc vào Trung Quốc sẽ Ýt hơn rất nhiều so với lệ thuộc vào hai đế chế
lớn lãng giềng. Minh sử cho chóng ta biết rằng, vào 1419, 1431 quốc vương
Malacca sai sứ giả tới triều đình Trung Quốc tố cáo Tiêm La (Siam) “xâm lấn nước
họ” và yêu cầu dược giúp đỡ. Mỗi lần như thế nhà Minh đều có quốc thư yêu cầu
Siam phải “hoà mục với láng giềng, không được trái mệnh triều đình”. Thậm chí
nhà Minh còn cử đội quân của Trịnh Hoà tới Malacca có ý ngăn chặn các cuộc tấn
công của Siam vào Malacca

16
. Trên thực tế, nhờ quan hệ thần thuộc với Trung Quốc
mà Malacca “đã bảo vệ Malacca trong nhiều thập kỷ”
17
. Xét về thực chất, thông qua
mối quan hệ này cả hai nước đều có lợi nên đã nhanh chóng tìm đến nhau.
Ngay sau khi lên làm vua, Paramesvara đã kêu gọi sự giúp đỡ của nhà Minh.
Lúc này triều Minh đang thi hành chÝnh sách ngoại giao “cận công, viễn giao” nên
năm 1403 phái đoàn ngoại giao của nhà Minh do Doãn Khánh dẫn đầu đã lên đường
tới Malacca. Theo Minh sử, thì lúc này nhà nước Malacca chưa được thành lập, bản
thân Paramesvara cũng chỉ là một tù trưởng. Chỉ tới năm 1405, khi phái đoàn triều
cống của Malacca theo Doãn Khánh trở lại triều đình nhà Minh và được vua Minh
phong là “Mãn-lạt-gia (Malacca) quốc vương” thì khi Êy vương quốc Malacca mới
chính thức ra đời. Thông tin trên dù còn có nhiều nghi ngờ, nhưng cũng cho ta niên
đại tương đối về thời gian thành lập vương quốc Malacca khoảng sau 1400. Quan hệ
giữa Malacca và Trung Quốc vì thế sớm nhất cũng phải sau năm 1403.
Từ Malacca tới Trung Quốc theo đường biển nếu thuận gió phải mất 2
tháng 8 ngày. Tuy nhiên, để tránh hoạt động của gió mùa vừa đi vừa về phải mất 2
năm. Chính vì thế, dù sau khi nhận được sắc phong của vua Minh, Paramesvara “rất
mừng” liền cử sứ giả theo Doãn Khánh trở lại kinh sư nhưng phải tới năm 1405 phái
đoàn đó mới tới được Nam Kinh. Nhiệm vụ của phái đoàn lần này là xin được sắc
phong của nhà Minh để cho Malacca được “đứng ngang hàng với các quận của
Trung Quốc” và “hàng năm nép cống phẩm”. Tất nhiên lời đề nghị đó đã được chấp
nhận. Nhà vua (Vĩnh Lạc) chấp nhận phong cho Paramesvara là “Mãn-lạt-gia
(Malacca) quốc vương, ban Ên, lụa màu, áo xiêm, lọng vàng”
18
và lại cử sứ đoàn trở
lại Malacca. Từ đó trở về sau, hàng năm Malacca đều sai sứ thần đến cống. Theo
tính toán của Anthony Reid từ năm 1400 tới 1510 có tất cả 31 phái đoàn cống phẩm
của Malacca tới triều đình nhà Minh. Số lượng các phái đoàn Malacca tới Trung

Quốc chỉ đứng sau Chămpa (59), Siam ( 48) và Java (50).
Từ
Năm
Java Pasai
Siam
Chămpa
Cambodia
Pahang Malacca
Brunei
Philipin
1400-09 8 3 11 5 4 3 3 2
1410-19 6 7 6 9 3 3 8 4 2
1420-29 16 5 10 9 5 2 5
1430-39 5 3 4 10 3
1440-49 7 3 9 2
1450-59 3 2 3 3
1460-69 3 1 1 4 2
1470-79 4 3 1
1480-89 3 3 3 0
1490-99 2 3 3 0
1500-10 1 2 2
Bảng thống kê các phái đoàn cống phẩm của Đông Nam Á tới Trung Quốc
từ 1400 đến 1510
19
Còn theo tính toán của chúng tôi khi dùa vào Minh sử thì, từ 1405 tới 1508
có tất cả 15 lần phái đoàn cống phẩm của Malacca tới triều đình nhà Minh. Đó là
vào các năm 1405, 1407, 1408, 1411, 1412, 1414, 1424, 1431, 1433, 1445, 1455,
1459, 1474, 1481, 1508. Tất nhiên, những năm được ghi chép là những năm quan
trọng do phía triều đình nhà Minh, hay Malacca có biến cố lớn xảy ra (như vua băng
hà, phong thái tử, chiến tranh…) đã được ghi vào chính sử. Trên thực tế, còn nhiều

năm có phái đoàn triều cống, nhưng không được sử ghi chép lại.
Đặc biệt có sự kiện đáng chú ý là năm 1431 khi phái đoàn của Malacca trên
đường tới Trung Quốc do bị Siam ngăn trở nên khi đến không mang theo cống vật,
các quan nghị bàn rằng “theo thông lệ không nên thưởng” nhưng nhà vua (Minh
Anh Tông) bảo “ Kẻ ở xa vượt mấy ngàn dặm tới đây, kêu ca sự bất bình, há rằng
không ban (thưởng) tứ ”
20
. Những ghi chép này cho ta thấy (1) theo thông lệ khi tới
triều đình Trung Quốc các phái đoàn triều cống Malacca đều phải mang theo lễ vật;
(2) Nhà Minh rất coi trọng vị thế của Malacca nên dù không mang theo lễ vật,
nhưng để tỏ dõ uy nghiêm của “thiên triều” triều đình Trung Quốc vẫn chấp nhận.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ quốc gia nào cũng được nhà Minh biệt đãi nh thế.
Những đồ cống phẩm mà phái đoàn triều cống Malacca đem tới triều đình
Trung Quốc chủ yếu là đồ mã và sản vật địa phương như: mũ mão, trân trâu, đồi
mồi, san hô, hạo đính, kim mẫu, tổn phục, vải bạch tất, vượn đen, ngựa, hươu trắng,
gà lửa, chim vẹt, phiến não, vải phương tây, tê giác, ngà voi, gấu đen, vượn đen,
hươu trắng, nước tường vi, dầu tô hạp, chi tử hoa, ô gia nê, kim ngân hương, trầm
hương, a nguỳ… Đây cũng là những hàng hoá vốn rất quý hiếm và có giá trị thương
mại cao trên thị trường Trung Quốc lúc bấy giê.
Khi tới triều đình Trung Quốc, phái đoàn của Malacca thường có rất nhiều
người, có khi lên tới hơn 450 người (năm 1411) gồm vua quan và cả các phi tần.
Theo thông lệ tất cả các thành viên của phái đoàn đều được hậu đãi. Ngoài việc
được phục vụ rất chu đáo, trong suốt thời gian ở triều đình Trung Quốc, khi về họ
còn được tặng rất nhiều vật phẩm. Cũng theo ghi chép của Minh Sử thì riêng 1411,
triều đình nhà Minh sau khi đã tiếp đãi linh đình trong suốt thời gian phái đoàn triều
cống của Malacca ở Trung Quốc, khi về họ còn được hậu đãi rất nhiều tặng phẩm
“Nhà vua ban cho vua họ hai bộ áo rồng thêu vàng, một bộ áo kỳ lân, các đồ dùng
bằng vàng, bạc, mùng màn, chăn đệm đầy đủ (…) ban cho vua họ đai ngọc nghị
trượng, yên ngựa, ban cho vương phi (tần) của y áo mũ (…) Lại ban yên ngựa, đai
ngọc, một trăm lạng vàng, năm mươi lạng bạch kim, bốn mươi vạn quan tiền giấy,

hai nghìn sáu trăm tiền đồng, gấm vóc, the ba trăm tấm, lụa một nghìn tấm, vóc vân
thêu vàng hai tấm. Tay áo thụng thêu vàng, và tấm đệm gối thêu hai bộ. Vương phi
và con cháu, cùng bồi thần trở xuống đều được đãi yến và ban cấp theo thứ bậc”
21
.
So sánh với những đồ cống vật của phái đoàn Malacca đem tới thì những tặng phẩm
họ nhận được gấp nhiều lần cả về số lượng lẫn giá trị. Điều này giải thích vì sao
Malacca vẫn duy trì chế độ cống nạp với Trung Quốc ngay cả sau khi đã trở thành
một đế chế mạnh. Khi đó, nhu cầu về chính trị thực sự không cần thiết nữa.
Trong hoạt động thương mại triều cống, không phải chỉ có riêng Malacca
được lợi. Nhà Minh có quan hệ với hầu khắp các vương quốc phiá nam: Siam, các
quốc gia ở Java, trên quần đảo Indonesia… vì thế các quốc gia này cũng vẫn muốn
duy trì mối quan hệ triều cống đó. Nếu để cho hoạt động thương mại triều cống tự
do phát triển sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ những nguyên tắc của chính sách “đóng
cửa”. Chính vì thế trong giai đoạn 1443 - 1453, triều đình Trung Quốc đã ra chính
sách hạn chế cống nạp của các nước trên quần đảo Java, tuy nhiên Siam và Malacca
vẫn được khuyến khích ở mức độ cao. Điều này chứng tỏ thái độ đặc biệt ưu ái của
nhà Minh đối với Malacca. Và “ chính sự giúp đỡ này đã giúp cho Malacca thay thế
Java nh là những trung tâm chung chuyển hàng hoá truyền thống trong hoạt động
thương mại của Đông Nam Á đối với Trung Quốc
22
.
Cần phải nhấn mạnh rằng những quà tặng của nhà Minh dành cho Malacca là
những hàng hoá có giá trị thương mại cao trên thị trường thời bấy giê. Những sản
phẩm từ tơ lụa (áo rồng, mùng màn, chăn đệm, đai ngọc, gấm vóc, the, vóc vân thêu
vàng); từ kim loại và đá quý (các đồ dùng bằng vàng, bạc, đai ngọc, nghị trượng,
ngựa, đai ngọc) và thậm chí cả tiền mặt (tiền đồng, tiền giấy, tiền bạc, vàng) là
những thứ rất xa xỉ chỉ có quan lại và vua chóa mới có điều kiện tiêu dùng. Vì
những đồ ban tặng đó số lượng nhiều, nên có thể sau khi dời khỏi Trung Quốc
chúng trở thành những mặt hàng được buôn bán trên thị trường. Nh vậy, thông qua

hoạt động triều cống với Trung Quốc, Malacca đã thực hiện việc trao đổi hàng hoá
với nước này. Mặt khác, khi những đồ cống tặng được bán trên thị trường thì
Malacca cũng đã thực hiện quan hệ buôn bán với các nước khác.
Hoạt động trao đổi hàng hoá qua hình thức cống tặng thể hiện rõ rệt hơn khi
các phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc tới Malacca.
Như đã nói, nhà Minh để khuyếch trương sự giàu có của mình, lôi kéo các
dân téc phương nam thần phục đã nhiều lần cử phái đoàn ngoại giao của mình tới
Đông Nam Á. Trong những chuyến du hành của các phái đoàn ngoại giao của nhà
Minh tới Đông Nam Á thường đem theo rất nhiều tặng phẩm có giá trị. Những tặng
phẩm này được trao cho chính quyền những quốc gia cần chiêu dụ. Sau đó, phái
đoàn nhà Minh cũng nhận lại được những quà tặng trên danh nghĩa là đồ cống tặng.
Điều đặc biệt là phái đoàn này thường yêu cầu chính quyền sở tại phải gửi phái đoàn
cống phẩm tới triều đình Trung Hoa. Nếu không tuân theo sẽ bị khuất phục bởi vũ
lực, trường hợp quốc vương của Ceylan và Sumatra là ví dụ điển hình nhất. Vị vua
của những vương quốc này đã từ chối cống vật cho Trịnh Hoà và không chịu tới
Trung Quốc. Trịnh Hoà đã tấn công vương quốc, bắt vua và giải về Bắc Kinh.
Cuộc thám hiểm của Trịnh Hoà kéo dài trong 30 năm, nhưng không phải là
một cuộc viễn du liên tục mà theo từng chuyến. Theo ghi chép có tất cả 7 lần đi về
của hạm đội Trịnh Hoà. Thời gian đi về thường là 2 năm; riêng từ lần 3 trở đi là hơn
2 năm. Điều đáng lưu ý là không phải các cuộc viễn du đó đều tới những vùng đất
mới, mà nhiều lần đỗ lại những địa điểm quan trọng. Thường thì đó là các thương
cảng lớn ở Đông Nam Á lóc bấy giê. Hơn nữa, đoàn thám hiểm của Trịnh Hoà đã tới
những khu vực mà những nơi đó vượt quá nhu cầu chính trị. Những thương cảng ở
nam Ên Độ, ở vùng Biển Đỏ, trên vịnh Persik và cả nam Phi mà phái đoàn Trịnh
Hoà đi qua chắc chắn không phải chỉ nhằm gây ảnh hưởng, mà ở đây, lợi Ých kinh
tế đã thể hiện rõ rệt hơn.
Thông qua đoàn thám hiểm của Trịnh Hoà, nhà Minh đã thiết lập quan hệ
thương mại với các nước phía nam và phía tây. Khi đi phái đoàn đem theo các sản
phẩm quan trọng của thị trường Trung Quốc nh đồng, tơ lụa, gốm sứ, hàng gia dông.
Khi về, họ đem theo đồng để cung cấp nguyên liệu thô cho ngành sản xuất đồng

thau, nhập gỗ quý để làm đồ gia dụng, nhập lưu huỳnh để làm thuốc súng và còn
nhập rất nhiều gia vị
23
. Trong 7 lần xuất dương thì 6 lần hạm đội của Trịnh Hoà qua
Malacca. Khi vượt qua eo Malacca để tới Tây Nam Á thì hầu nh cả đi và về phái
đoàn của Trịnh Hoà đều đi qua cảng thị này. Malacca đóng vai trò là trạm dừng chân
và là trung tâm tập kết hàng hoá trước khi đưa về Trung Quốc.
Ngoài phái đoàn của Trịnh Hoà thường xuyên qua lại Malacca (1408-1431),
nhà Minh còn cử nhiều quan lại của mình tới thương cảng này, chẳng hạn như Doãn
Khánh (vào 1403 và 1405); Cam Tuyên (1412); Vương Huy (1455); Trần Gia Du
(1459); Trần Tuấn (1474); Hoàng Càn Hanh (1469). Hầu hết những người này là
quan thái giám-những người lo về mặt hậu cần, y phục, y tế cho hoàng gia chứ
không phải là những đại thần chuyên lo việc chính trị. Điều này càng cho thấy mục
đích kinh tế trong mỗi chuyến đi là rất lớn. Trong quá trình đi sứ đó “các quan thái
giám điều khiển hạm đội thuyền ngoại giao và triều đình được độc quyền nhập
những hàng “cống phẩm “ và độc quyền ban phát những “phần thưởng”
24
. Trên
thực tế, những quan thái giám còn đồng thời làm nhiệm vụ của những thương nhân.
Nếu chóng ta coi những hoạt động thương mại giữa triều đình Malacca và
Trung Quốc là hoạt động “thương mại quan phương” thì ta thấy rằng quan hệ
thương mại này tồn tại dưới hai hình thức, qua hai thị trường và mang hai ý nghĩa.
Hình thức ở đây là “cống” (tribute) và “tặng”(present). Tại Trung Quốc khi phái
đoàn triều cống của Malacca tới và dâng quà cho hoàng đế Trung Hoa thì diễn ra
quá trình trao đổi: Malacca triều cống và Trung Quốc ban tặng. Điều này lại lặp lại
khi phái đoàn Trung Quốc tới Malacca. Các hoạt động trao đổi này vừa có ý nghĩa
chính trị vừa là nhằm đến mục đích kinh tế. Với tầm quan trọng của hệ thống trao
đổi phức tạp này mà trong nhiều thập kỷ Malacca và Trung Quốc vẫn duy trì nó.
Quan hệ về mặt triều chính giữa Malacca và Trung Quốc chỉ thực sự chấm dứt khi
Bồ Đào Nha chiếm Malacca vào 1511. Từ đây, quan hệ thương mại giữa Malacca và

triều đình Trung Quốc mang tính trực diện hơn, nhất là sau khi nhà Minh dỡ bỏ lệnh
“cấm hải” vào 1567. Tuy nhiên, đó lại là vấn đề của giai đoạn sau.
Một hình thức thương mại nữa diễn ra trong quan hệ của Malacca với Trung
Quốc là hoạt động tư thương. Như đã nói ở trên, nhà Minh sau khi lên cầm quyền đã
thi hành chính sách “đóng cửa” cấm tư thương không được buôn bán với bên ngoài.
Ngoại thương lúc này do nhà nước độc quyền nắm giữ. Nhưng, như thế không có
nghĩa là quan hệ tư thương với bên ngoài bị ngăn chặn triệt để. Mục đích của chính
sách “đóng cửa” này là muốn nắm độc quyền ngành thương mại hàng hải vốn nằm
trong tay các thương nhân người Hoa, củng cố quyền lực của vương triều. Tuy
nhiên, “những con thuyền từ Trung Quốc tới Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng trong
thế kỷ XV”
25
. Trong các đoàn thuyền đó có những đoàn thuyền nằm trong hoạt động
ngoại giao của triều đình Trung Quốc, nhưng cũng có rất nhiều thuyền là của các
thương nhân. Ta biết rằng, không phải chỉ đến thời nhà Minh, Trung Quốc mới thực
thi chính sách “đóng cửa” hạn chế quan hệ thương mại với bên ngoài. Trong các
triều đại Tống, Đường Trung Quèc còng thi những hành chính đó. Tuy nhiên, trong
lịch sử, từ lâu, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất cho các hàng hoá của
Đông Nam Á. Những sản phẩm của Đông Nam Á nh hương liệu, gia vị (hồ tiêu,
trầm hương, quế, nhục đậu khấu, đinh hương,…); lâm thổ sản (gỗ quý, da hưu, ngà
voi, chim cảnh ); kim loại (thiếc; bạc, chì)… đã rất phổ biến trên thị trường Trung
Quốc. Các thương nhân Triều Tiên, Nhật Bản, Ruykyu, muốn mua hàng hoá của
Đông Nam Á chỉ cần tới Trung Quốc là có thể mua được. Thế nhưng, trong chính
sử, những ghi chép về đồ cống sứ không phải là những mặt hàng đó, mà chỉ là
những đặc sản của địa phương vốn chỉ thích hợp với hoàng gia. Điều này có thể cho
phép chúng ta đặt ra giả thuyết rằng, nhiều loại hàng hoá của Đông Nam Á tới được
Trung Quốc là nhờ vào mối quan hệ thương mại. Đến thế kỷ XV, dưới triều Minh,
những hoạt động tư thương dù bị cấm đoán bởi Nhà nước, nhưng vẫn diễn ra. Điều
này có thể do rất nhiều nguyên nhân.
Trước hết là do tính không triệt để từ lệnh cấm của triều đình. Mục đích của

chính sách “đóng cửa” là muốn ngăn chặn hoạt động tư thương vốn nằm trong tay
người Hoa. Nhà Minh cũng để ngỏ khả năng cho phép các thương nhân của các
quốc gia triều cống đến buôn bán. Chính vì thế, đi theo các phái đoàn triều cống là
những thương nhân. Hoặc thậm chí chính các sứ thần, quan lại đi triều cống lại là
các tư thương. Khi đến triều đình Nam Kinh, thương nhân ở lại các bến cảng Phóc
Kiến, Quảng Châu, Macao còn sứ thần vào yết kiến Hoàng đế.
Mét lý do nữa cũng rất đáng lưu ý, đó là nạn ăn hối lé của quan lại ở các bến
cảng. Chính sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền Trung ương đối với các bến cảng
là điều kiện để cho nạn tham những hoành hành. Ở các cảng, giới quan chức đã để
cho các thương nhân tự do hoạt động buôn bán, thậm chí chính họ cũng là những
thương nhân. Trong thời gian đầu (1374-1400) các cảng Triết Giang, Phóc Kiến,
Quảng Đông bị đóng cửa, nhưng tới năm 1403 thì chúng được mở trở lại. Khi nhà
Minh chuyển đô từ Nam Kinh tới Bắc Kinh vào năm 1421 để chống lại sự đe doạ
của Mông cổ từ phía bắc có hiệu quả hơn làm cho “chính sách đối với phương Nam
của Trung Quốc hoàn toàn thụ động”
26
[25, 15]. Dưới thời Vĩnh Lạc (Yung - lo)
(1360-1424), những nguyên tắc của chính sách “đóng cửa” đã có nhiều nới lỏng.
Cho tới thế kỷ XVI, chính sách “đóng cửa” chỉ còn là hình thức. Thực tế, thương
nhân cả người Hoa và Đông Nam Á đã vượt qua những ràng buộc của chính sách
này. Thương cảng Malacca vì thế càng trở nên nhén nhịp hơn trong hoạt động
thương mại với Trung Quốc. Tư thương có thể cho thuyền từ Quảng Châu đến
Malacca theo con đường biển Chămpa và Siam. Khi binh đoàn của Albuquerque đến
Malacca năm 1511 đã thấy 5 thuyền Trung Quốc đậu ở cửa ra vào của thương cảng
Malacca
27
. Những thương thuyền đó chắc chắn là của Hoa thương vì thời gian này
Trung Quốc không còn cử các phái đoàn ngoại giao tới Đông Nam Á nữa.
Các thương nhân Trung Quốc cũng đem hàng của nước mình tới Malacca để
trao đổi buôn bán. Những hàng của Trung Quốc trong thế kỷ XV-XVI chủ yếu là

nguyên liệu như đồng, thép; hay các sản phẩm thủ công như Êm gang, bát, chậu,
kim khâu, vòng tay, hộp đựng trang sức, quạt… Khi Pires ở Malacca năm 1510, ông
đã miêu tả sự phong phú của kim loại Trung Quốc tại Malacca “đồng, sắt…những
chậu, vại (vessels) lớn bằng đồng và số lượng lớn những thứ như Êm sắt, bát, chậu;
cùng với những thứ khác như hộp, quạt, mỗi thứ có hàng trăm loại, một số chiếc
trong chúng rất đẹp và rất tốt…một số khác chất lượng kém”
28
. Những hàng hoá
này không có trong danh sách các đồ cống tặng vì thế chúng ta có thể hiểu đó là
những hàng hoá được đem đến bởi các tư thương. Những thương nhân sau khi đem
hàng tới Malacca, họ đem về thị trường Trung Quốc hương liệu, gia vị, vải vóc Ên
Độ, thuỷ tinh Arập, và những hàng lâm thổ sản khác. Chúng ta không có một số liệu
cụ thể nào về số lượng các thuyền Trung Quốc xuất dương “bất hợp pháp” nhưng rõ
ràng không thể phủ nhận rằng có hoạt động tư thương diễn ra trong suốt thế kỷ XV-
XVI.
Những phân tích trên cho ta thấy phần nào quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và
Malacca từ thế kỷ XV cho tới 1511. Mặc dù bị rất nhiều hạn chế do chính sách
“đóng của” của triều đình nhà Minh, nhưng rõ ràng hoạt động thương mại giữa
Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vẫn diễn ra ở cường độ cao. Những quan
hệ thương mại này không diễn ra dàn trải đối với nhiều quốc gia mà chủ yếu tập
trung vào những trung tâm trọng điểm. Trong những trung tâm đó, Malacca được
đặc biệt coi trọng. Quan hệ thương mại của nhà Minh với Malacca và các quốc gia
Đông Nam Á chủ yếu được thiết lập dùa trên mối quan hệ triều cống. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là triệt tiêu hoạt động tư thương. Đặc biệt từ sau năm 1430,
khi nhà Minh nới lỏng chính sách “đóng cửa” thì những thương cảng phía nam
Trung Quốc trở nên quen thuộc hơn không chỉ với các Hoa thương mà cả với
thương nhân Đông Nam Á.
Hoạt động thương mại của Malacca với Trung Quốc có thể chia thành hai
giai đoạn lớn: trước và sau những năm 1430. Trước những năm 1430, khi vị thế của
Malacca còn yếu so với các đế chế khác trong khu vực, Malacca phải thần phục nhà

Minh để củng cố sức mạnh quốc gia để bảo vệ mình, đồng thời phát huy ảnh hưởng.
trong thời kỳ này, chính sách đóng của của nhà Minh còn được thực hiện khá triệt để
nên rất cần những hàng cống phẩm từ phía nam nên đã sử dụng Malacca để cung
cấp hàng hoá. Từ sau 1430, đặc biệt là từ khi đoàn thám hiểm của Trịnh Hoà bị cấm
xuất dương và nhà Minh không cử những hạm đội lớn như thế nữa xuống phía nam,
quan hệ của Malacca và Trung Quốc có giảm đi. Lúc này, hoạt động tư thương ở
Trung Quốc đã diễn ra phổ biến hơn nên có thẻ bù lấp một phần những thiếu hụt về
hàng hoá tại thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, từ sau những năm 1430, Malacca đã
trở thành một trong những đế chế mạnh nhất ở Đông Nam Á có thể cạnh tranh với
Majapahit và Ayuthaya nên sự lệ thuộc vào Trung Quốc không lớn như trước nũa, vì
thế quan hệ thương mại cũng suy giảm đi. Trên thực tế, càng về giai đoạn sau này,
quan hệ của Malacca gắn bã mật thiết với các quốc gia phía nam của Đông Nam Á
và các quốc gia ở vùng Tây và Nam Á.
Quan hệ thương mại của Malacca với Trung Quốc chỉ là một phần trong tổng
thể nghiên cứu về quan hệ thương mại của cảng thị Malacca. Tuy nhiên qua đây
cũng phản ánh phần nào vai trò trung gian trung chuyển hàng hoá của Malacca.
Vương quốc này không tự sản xuất được những mặt hàng có giá trị thương mại cao,
nhưng nhờ vị trí thuận lợi trong hoạt động giao thương nó đã đóng vai trò là trung
gian trung chuyển hàng hoá cho các thị trường lớn trên thế giới lúc bấy giờ.ờThong
qua quan hệ với Malacca, Trung Quốc đã khắc phục được phần nào những khan
hiếm về hàng hoá và thoả mãn được một phần những tham vọng chính trị. Còn
Malacca, nhờ quan hệ với Trung Quốc mà không những giữ được độc lập mà còn
trở nên hùng mạnh. Hơn nữa, thông qua quan hệ này, Malacca đã góp phần trung
chuyển những hàng hoá của thế giới Đông Bắc Á tới các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á và sang Tây và Nam Á. Với ý nghĩa đó Malacca đã đóng vai trò là
một “trung tâm liên thế giới” của Đông Nam Á.
1
Theo truyền thuyết thì sau khi bị đánh bật khỏi Tumasik (Singapore), Paramesvara ngời khai sinh ra vơng quốc cảng
Malacca đã đáp thuyền tới vùng đất này. ông hỏi ngời hầu cận về tên gọi của cái cây mà ông cùng đoàn tuỳ tùng đang
nghỉ. Đợc biết đó là cây Pokpok Melaka, ông liền đặt tên cho vùng đất mới là Melaka (Melaka là tên gọi khác của

Malacca)
2
Kernial Singh, Sandhu, Paul Wheatley: Melaka: The Transformation of Malay Capital C: 1400-1980, Voll, II, Institue
of Southeast Asia Studies Osford University Press, 1983, p 1-2
3
Cũng có nhiều học giả không đồng ý về niên đại thành lập Malacca là vào những năm 1400: Xem D.G A. Hall: Lịch
sử Đông Nam á, Nxb Chính trị Quốc Gia, H. 2004, Tr 323
4
5
D.G A. Hall: Lịch sử Đông Nam á, Nxb Chính trị Quốc Gia, H. 2004, Tr 323
6
D.G A. Hall: Lịch sử Đông Nam á, Nxb Chính trị Quốc Gia, H. 2004, Tr 327
7
Tomé Pires: The Sume Oriental of Tomé Piré, Trans. A. Cortesao, p 256
8
Fitz Gerald.C.P: Southeast Expension of the Chinese people, Nework, 1972, p 89
9
Tomé Pires: The Sume Oriental of Tomé Piré, Trans. A. Cortesao, p 117
10
Morrison, Kathleen Junker ( ): The Malay Penisula: Crossroads of the Maritime Silk Road (100-1300 AD), Leiden,
Boston. 2002, p 45
11
Fitz Gerald.C.P: Southeast Expension of the Chinese people, Nework, 1972, p 167
12
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll II Expension and CrisisYale University
Press, London, 1993, p 73-75
13
Momoki Shiro: Đại Việt và thơng mại ở biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Trong Đông á- Đông Nam á những
vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb Thế giới, H. 2004, tr 312
14

Shigeru Ikuta: Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam á từ đầu thế kỷ II Tr.Cn đến thế kỷ XIX. Trong Đô
thị cổ Hội An, Nxb KHXH, H.1991, Tr 253
15
Nguyễn Văn Kim: Quan hệ của Nhật Bản với các nớc Đông Nam á thế kỷ XV-XVII, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
H. 2003, tr 65
16
Minh Sử quyển 325 phần Mãn Lạt gia (sách dịch), tài liệu Khoa Lịch sử, Trờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, tr 82.
17
Nicholas Tarling: The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, part II, Cambridge University Press, 1992, p 227
18
Minh Sử quyển 325 phần Mãn Lạt gia (sách dịch), tài liệu Khoa Lịch sử, Trờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, tr 80
19
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll II Expension and CrisisYale University
Press, London, 1993, p 16
20
Minh Sử quyển 325 phần Mãn Lạt gia (sách dịch), tài liệu Khoa Lịch sử, Trờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, tr 80
21
Minh Sử quyển 325 phần Mãn Lạt gia (sách dịch), tài liệu Khoa Lịch sử, Trờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, tr 80
22
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll II Expension and CrisisYale University
Press, London, 1993, p
23
Fitz Gerald.C.P: Southeast Expension of the Chinese people, Nework, 1972, p 167
24
Fitz Gerald.C.P: Southeast Expension of the Chinese people, Nework, 1972, p 95
25
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll II Expension and CrisisYale University
Press, London, 1993, p 15.
26
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll II Expension and CrisisYale University

Press, London, 1993, p 15
27
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Voll I The lands below the wind Yale
University Press, London, 1989, p 34
28
SPAFA Final Report: Consulative Workshop on Research on Maritime Shipping and Trade Network in Southeast
Asia, Bangkok, 1984, p 257

×