Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 21 trang )

Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái ý thức xã hội ra đời và tồn tại sau
hình thái phong kiến. Bên cạnh những mặt hạn chế, tiêu cực chủ nghĩa tư bản
gõy ra cho con người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp nhất định
trên lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Chủ
nghĩa tư bản ra đời từ thế kỉ XV cho đến nay đã trải qua ba thời kì phát triển :
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhõn, chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thế kỉ XX là giai đoạn chủ nghĩa tư bản
thực hiện hai cuộc biến chuyển lớn từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang
chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền tư nhõn bắt đầu chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản thế kỉ XX cũng vừa mang những đặc điểm
chung của chủ nghĩa tư bản thế giới vừa mang những đặc điểm riêng biệt.
Thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản trải qua bốn giai đoạn phát triển : cuối
thế kỉ XIX đến 1917, giai đoạn hai từ 1917 đến 1945, giai đoạn ba từ 1945
đến 1973, giai đoạn bốn từ 1973 đến cuối XX.
Vậy đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản như thế nào? thể hiện ra
sao trong từng giai đoạn? Đề tài “ Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
thế kỉ XX” sẽ góp phần làm sáng rừ vấn đề này.
Trong những năm gần đõy, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về lịch
sử Nhật Bản. Có rất nhiều cuốn sách như “ Lịch sử Nhật Bản” của Phan
Ngọc Liên ; “ Chớnh sách kinh tế Nhật Bản” của G.C. Ailen 2 tập, xuất bản
năm 1988; “ Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh : Sự phát triển và cơ cấu” ba
tập, “ Kinh tế chớnh trị Nhật Bản”, “ Kinh tế chớnh trị Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới” (Phạm Hưng Long, xb năm 1922)… Nhưng tất cả các cuốn
sách này chủ yếu chỉ đề cập đến tình hình kinh tế, chớnh trị, xã hội Nhật Bản
mà chưa có cuốn sách nào đề cập đến đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nhật
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa


Lịch sử
1
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Bản thế kỉ XX. Nhưng những cuốn sách trên đã cung cấp cho em những tài
liệu quý bỏu để hoàn thành bài tập này.
Để hoàn thành bài tập này, em sử dụng hai phương pháp chớnh là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra cũn sử dụng một số
phương pháp khác như phương pháp phõn tích, so sánh, tổng hợp.
Đối với những nhà sư phạm, thầy cô giáo trong tương lai thì việc hoàn
thành bài tập này góp phần quan trọng trong việc giảng dạy tốt lịch sử Nhật
Bản chương trình lịch sử thế giới 12 ở trường THPT.

Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
2
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

PHẦN NỘI DUNG
Khi tìm hiểu đặc điểm chủ nghĩa tư bản Nhật Bản thế kỉ XX, em có thể
chia làm bốn giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm nổi bật.
1. Giai đoạn cuối XIX đến 1917
Đõy là giai đoạn chủ nghĩa tư bản Nhật bản bước sang giai đoạn độc
quyền. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, và những thập niên đầy thế kỉ XX,
chớnh phủ Maygi không những duy trì những cải cách có từ sau khi lật đổ
Tôkugaoa mà cũn tiến hành nhiều cải cách mới. Những cuộc cải cách mới
này diễn ra toàn diện trên tất cả các mặt : chớnh trị, quõn sự, kinh tế, văn hoá,
giáo dục đặc biệt là cải cách kinh tế, xã hội nên cũng làm cho xã hội biến đổi

toàn diện. Cuộc cải cách này làm cho Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc
hậu trở thành một nước tư bản có một nền công nghiệp phát triển và hiện đại.
Những thay đổi về cơ chế chớnh quyền và sự ra đời của hiến pháp đã
hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Từ những năm 70 đặc biệt là từ
giữa những năm 80 trở đi, nền kinh tế Nhật bản phát triển vượt bậc, với tốc
độ như Lênin nhận xét rằng sau 1874, Đức phát triển nhanh hơn Anh và Pháp
ba, bốn lần; Nhật Bản phát triển nhanh hơn Nga chín, mười lần.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản và lúa gạo tăng hơn trước rất
nhiều. Sở dĩ như vậy vì ruộng lúa được tự do mua bán, chủ đất được phát thẻ
ruộng, người canh tác được tự do gieo trồng những gì cần thiết phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và trao đổi trên thị trường. Điều này đã kích thích nông dân
tăng diện tích gieo trồng, cải tiến công cụ, cải tiến kĩ thuật để tăng năng suất.
Tuy nhiên, nhiều nông dân chỉ có mảnh đất nhỏ mà vẫn đóng thuế nặng. Đó là
nguyên nhân làm cho nông nghiệp phát triển không kịp với công nghiệp.
Trong ngành công nghiệp, vào thời gian đầu, Nhật Bản thiếu vốn, kĩ
thuật, phải vay các nước tư bản và dựa vào nguồn thu nhập nông nghiệp, nên
sức mạnh không nhiều. Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật 1894, nước Nhật
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
3
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

đã giành được thời cơ thuận lợi bởi Nhật để phát triển số tiền bồi thường
chiến tranh khoảng 345 triệu yên giúp Nhật có số vốn đầu tư cơ bản ban đầu
được ưu tiên dùng vào phát triển công nghiệp quõn sự. Năm 1896, Nhật xõy
dựng khu liên hợp sắt thép Yaita lớn nhất nước Nhật với số vốn 19 triệu yên.
Ở công xưởng pháo binh Ôsaka đã có lò luyện thép với kĩ thuật hiện đại,
xưởng thuốc nổ đac sản xuất loại thuốc nổ không có khói.
Ngành công nghiệp nhẹ cũng sớm phát triển đặc biệt là ngành xe sợi và

dệt vải, lụa. Số xí nghiệp dệt ngày càng tăng. Năm 1867- 1877 mới có 470 xí
nghiệp thì 1886 tăng lên 760 cùng máy móc và kĩ thuật dệt tiên tiến chõu Âu
được đưa vào. Từ 1889 đến 1903, ngành dệt đã cho ra đời 7,5 triệu kilôgam
lụa sống mỗi năm.
Do sớm phát triển giao thông và hệ thống thông tin liên lạc và do sản
phẩm công, nông nghiệp (nhất là gạo) đều tăng nên nội thương khá phát đạt.
Nhật Bản xõy dựng được một đội tàu buôn hiện đại có thể đi biển xa thay cho
những tàu buồm thời Tôkugaoa, các tàu này do Nhật Bản chế tạo hay mua
của nước ngoài. Năm 1896, tổng trọng tải thương trường Nhạt Bản là
128.000 tấn, đến 1904, tăng lên 60.000 tấn. Với đội tàu buôn này, người Nhật
đã tự đảm đương được việc ngoại thương.
Sang đầu thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản lại có bước tiến nhảy vọt.
Công nghiệp nặng phát triển mạnh và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn,
nhất là luyện kim. Trong thời gian ngắn, sản lượng gang của Nhật Bản tăng
gần 10 lần (năm 1896 : 26000 tấn, năm 1923 là 243.000 tấn). Sản lượng thép
năm 1895 là 1000 tấn, năm 1913 là 225.000 tấn. Khu gang thép Yaota sản
xuất 53% sản lượng gang và 83% sản lượng thép của cả nước. Đõy chớnh là
cơ sở để cho công nghiệp đúc súng hạng nặng và công nghiệp đóng tàu phát
triển. Lúc này, Nhật Bản có thể đóng được tàu chiến tối tõn với trọng tải
10.000 tấn và gần như tự trang bị cho quõn đội hiện đại của mình.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
4
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Cônng nghiệp điện cũng phát triển mạnh cả về mặt thuỷ điện và nhiệt
điện. Năm 1902, có 62 công ty kinh doanh về điện, năm 1908 có 114 công ty
với số vốn tăng từ 10.340.000 yên lên 51.710.000 yên. Số động cơ hơi nước
dùng trong các nhà máy tăng nhanh. Từ 1893 đến 1903, số nhà máy dùng

động cơ hơi nước tăng gấp đôi.
Về ngoại thương, ngạch xuất khẩu 1893 là 89 triệu yên, năm 1913 tăng
lên 632 triệu. Ngạch nhập khẩu năm 1893 là 88 triệu yên, năm 1923 là 729
triệu yên.
Do sự phát triển kinh tế như vậy, nên Nhật Bản trở thành một cường
quốc thê giới vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thu nhập quốc dõn tăng 3
lần từ 1890 đến 1912 và Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, các tổ chức liên hiệp giữa các ngành
xuất hiện. Năm 1885 ra đời tổ chức liên hiệp giữa các ngành đóng tàu với
nghành vận tải - Hội bưu thuyền Nhật Bản. Năm 1889, thành lập Hội dệt Đại
Nhật Bản. Những công ty này cạnh tranhy mạnh mẽ có hiệu quả với hàng
ngoại đang tràn vào Nhật Bản do thuế quan thấp. Năm 1907, ngành sản xuất
vải lụa có 66 công ty độc quyền. Trong ngành dệt cũng xuất hiện những
tơrơt. Riêng công ty “ đế quốc” đã chiếm 90 % số vốn. Trong các ngành sản
xuất đường, giấy, rượu, xà phòng… đều xuất hiện các công ty độc quyền.
Tư bản ngõn hàng ở Nhật cũng nhanh chóng tập trung. Vào đầu thế kỉ
XX tập trung ngõn hàng Mitsui, Mitsubisi lũng đoạn hơn 50% tổng số vốn.
Sự phát triển tập trung theo khuynh hướng dung hợp giữa tư bản ngõn hàng
với tư bản công nghiệp là đặc trưng trong quan hệ điều đình sản xuất và huy
động vốn của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn lũng đoạn. Quyền lực kinh tế và
quyền lực chớnh trị đang có xu hướng hợp lại lũng đoạn cả nền kinh tế lẫn
chớnh trị Nhật Bản.
Việc xuất khẩu tư bản cũng được bắt đầu. Sau 1895, những tập đoàn tư
bản đã tăng cường xuất khẩu vốn ra bên ngoài, tiến hành khai thác tài
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
5
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX


nguyên, nhõn lực với những điều kiện tốt nhằm tạo nên lợi nhuận tối đa. Nhật
Bản lập các nhà máy đường, dệt vải và sản xuất các mặt hàng thiết dụng ở
Đài Loan, Thượng Hải, Nhật cũng đặc biệt quan tõm tới việc kinh doanh
đường sắt ở Trung Quốc, Triều Tiên, lập ngõn hàng ở nước ngoài để tiện việc
điều vốn kinh doanh, khai thác.
Như vậy, cũng như nhũng nước tư bản phương Tõy, Nhật Bản với tốc
độ phát triển kinh tế của mình trong 30 năm cuối thế kỉ XIX đầu XX, cũng
bước vào giai đoạn độc quyền và tham gia vào cuộc chiến tranh giành thị
trường thế giới.
Sau chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Nhật Bản thắng, Nga công
nhận chớnh quyền Nhật Bản ở Triều Tiên, Lữ Thuận, Đại Liên, Xakhalin.
Với xu thế đó, Nhật Bản đã hăm hở lao vào cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất. Bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất(1914), chớnh phủ Nhật đã
tích cực thực hiệnnghĩa vụ liờn minh của mình với Anh, Nga. Trên thực tế,
Nhật đã lợi dụng cuộc xung đột giữa hai nhúm đế quốc (Anh, Pháp, Nga và
Đức, Áo, Hung, Italia) để hoàn thành việc chiếm lónh thổ Trung Quốc. Ngày
23/8/1914, Nhật tuyên chiến với Đức, Nhật đã đưa quõn vào chiếm Thanh
Đảo thuộc bán đảo Sơn Đông- khu vực ảnh hưởng của Đức ở Trung Hoa.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mang lại cho Nhật những quyền lợi
lớn về kinh tế và tài chớnh. Lợi dụng các nước đang trong cuộc chiền ở chõu
Âu, Nhật đã tranh thủ xuất khẩu hàng hoá (trước hết là hàng dệt) sang thị
trường chõu Âu(Trung Quốc là trọng tõm) và bắt đầu xõm nhập thị trường
chõu Âu và chõu Phi. Ngành đóng tàu và hàng hải của Nhật đã phát huy tác
dụng tối đa. Trong chiến tranh thế giới lần này, thu nhập của thương thuyền
Nhật tăng lên 10 lần.
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật là người thắng trận,
nghiễm nhiên ngồi vào ghế của kẻ thắng trận ở hội nghị Vecxai (1919) và hội
nghị Oasinhtơn (1921) để giành nhiều quyền lợi hơn nữa.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử

6
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Như vậy, trong giai đoạn này, đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa tư
bản là chủ nghĩa tư bản Nhật chuyển sang giai đoạn độc quyền.
2. Giai đoạn 1917-1945:
Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới tình hình thế giới có
những biến động lớn : chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh xuất hiện,
chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng lên cao sau cách
mạng tháng mười Nga… Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản
cũng có những nét riêng, song cũng phản ánh nhiều nét chung của thế giới.
2.1. Từ 1917-1923:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gõy ra cho nhiều nước hậu quả to lớn,
tuy nhiên Nhật Bản ra khỏi chiến tranh không bị thiệt hại gì. Hoà ước Vecxai
đã chia cho Nhật làm chủ vùng bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, làm chủ
các đảo Thái Bình Dương phớa Bắc đường xích đạo, trở thành uỷ viên của
Hội Quốc Liên. Có thể nói đõy là cuộc chiến tranh “ tốt nhất” trong lịch sử
Nhật Bản, vì tham gia quõn sự thì ít mà được lợi lộc thì nhiều.
Do chõu Âu trở thành bói chiến trường nên Nhật Bản ra sức xuất khẩu
hàng hoá vào thị trường chõu Á. Xuất khẩu của Nhật Bản tăng lên 4 lần, từ
799 triệu yên năm 1914 lên 3243 triệu yên năm 1919. Từ chỗ nợ nước ngoài
1,1 tỷ yên năm 1920, dự trữ vàng và ngoại tệ đã đạt hơn 2 tỷ yên, tăng 6 lần
trong vòng 6 năm.
Sau chiến tranh, công nghiệp Nhật Bản ngày càng tập trung mạnh mẽ
hơn. Những công ty độc quyền xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó tiêu biểu
là công ty Mitsui với tiền vốn 7 tỷ yên chỉ huy 214 xí nghiệp lớn, công ty
Mitsubixi vời tiền vốn 4 tỷ yên và chỉ huy 50 xí nghiệp lớn. Chớnh vì vậy,
quyền lực của giới tư bản độc quyền ngày càng được tăng cường và củng cố
trong bộ máy nhà nước vốn cũn mang nhiều tàn tích phong kiến Nhật Bản.

Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
7
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Sau Minh Trị duy tõn 1868, chớnh quyền Nhật Bản là chớnh quyền của giai
cấp đại tư sản liên minh với giai cấp phong kiến quý tộc địa chủ. Thiên
Hoàng lúc này vừa là một địa chủ lớn vừa là một nhà tư sản kếch sù.
Tuy nhiên, nông nghiệp Nhật Bản vẫn bị tàn dư phong kiến đè nặng.
Nền kinh tế nông dõn vẫn ở trong tình trạng sa sút nghiêm trọng và phá sản.
Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng nhanh làm cho đời sống người dõn lao
động cực khổ và đã giấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Năm 1920-1921,
Nhật Bản lâm vào khủng hoảng. Nền kinh tế tụt dốc so với trước đõy, nhiều
công ty bị thua lỗ, nhiều nhà kinh doanh bị phá sản, mắc nợ. Chủ nghĩa đế
quốc Nhật lại gặp phải những khó khăn ở trong nước do cuộc đấu tranh của
nhân dân và cả những khó khăn cả bên ngoài do cuộc đấu tranh của các dân
tộc thuộc địa, phụ thuộc và do có sự chèn ép của các đế quốc khác. Giới tài
phiệt Nhật Bản tạm thời thắng thế giới quân phiệt trong những năm sau chiến
tranh, cố gắng ổn định tình hình kinh tế bằng cách bành trướng thế lực kinh tế
ra bên ngoài. Nhật Bản đã nhân nhượng Mĩ ở hội nghị Oasinhtơn, nhưng vẫn
cố gắng phát triển kinh tế ở Món Chõu và thị trường Trung Quốc rộng lớn.
2.2. Từ 1924-1929:
Trong những năm 1924-1929, Nhật bản là một cường quốc trong hệ
thống tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ. Đến 1926, sản lượng công nghiệp đã
vượt mức trước chiến tranh. Trong khảng 10 năm (1919-1929) sản lượng
thép từ 800 nghìn tấn tăng lên đến 2 triệu tấn, các công ty lũng đoạn càng
khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế và chủ nghĩa tư bản càng tập
trung mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nhưng đấu hiệu sự suy yếu về kinh tế và tài chớnh của Nhật

xuất hiện sớm hơn các quốc gia khác, hàng hoá Nhật Bản bị đẩy lựi ra khỏi
thị trường chõu Á, và trở thành một nước nhập khẩu quá mức, nhiều công ty
bị thua lỗ. Đến 1927, phần lớn các xí nghiệp Nhật chỉ cũn sử dụng 20-25%
công suất máy móc.Từ 1926-1928, số công nhõn công nghiệp giảm sút gần
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
8
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

10%. Số người thất nghiệp là 1 triệu người. Nông dõn bị bần cùng hoá, sức
mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
Như vậy, Nhật Bản đã phát triển vào những năm chiến tranh và thời
hậu chiến trở thành một quốc gia của thế giới. Tuy nhiên, sự ổn định của
Nhật Bản những năm sau đó lại diễn ra chậm chạp, ngắn ngủi và bấp bênh
hơn các nước tư bản chủ nghĩa khác. Chớnh sách đối nội, đối ngoại của
chớnh phủ Nhật Bản tỏ ra mềm dẻo hơn trong những năm đầu, nhưng lai tăng
tớnh chất phản động, hiếu chiến trong những năm cuối của thập niên 20.
2.3. Từ 1929-1939:
.Năm 1929, trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ cuộc sản xuất
thừa. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng và sõu sắc nhất trong lịch sử tồn tại của chủ nghĩa tư bản kể từ
khi ra đời cho đến những năm 30 của thế kỉ XX. Cuộc khủng hoảng đã giáng
những đũn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.
Khủng hoảng xảy ra trầm trọng nhất là trong nông nghiệp vì nông
nghiệp Nhật phụ thuộc vào thị trường ngoài nước. Sản xuất công nghiệp nặng
giảm sút nhanh chóng. Năm 1930, sản lượng gang sụt xuống 30%, thép sụt
47%. Các sản phẩm công nghiệp, tơ sống (chiếm gần 45% tổng số xuất khẩu
của Nhật) sụt xuống 84%. Mậu dịch đối ngoại năm 1930 so với 1925 giảm
30%, năm 1931 so với 1930 lại giảm tới 20% và đến 1933 càng giảm sút

nghiêm trọng. Nếu như trước 1933, Nhật đã chiếm 1/2 thị trường bông, vải,
sợi ở Ấn Độ, hàng hoá Nhật xõm nhập Ai Cập, Inđônờxia, Trung Nam Mĩ thì
đến 1933 đã bị đế quốc Âu, Mĩ cạnh tranh và vấp phải hàng rào thuế quan
chặt chẽ.
Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp vì sự bần cùng hoá nhõn dõn lao
động vì giá nông phẩm bị giảm xuống, mõu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
Năm 1929 có 276 cuộc bói công nổ ra, năm 1930 có 907 và 1931 có 998
cuộc bói công. Cuộc khủng hoảng đã đẩy mạnh thêm quá trình tập trung sản
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
9
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

xuất. Quá trình tập trung ở Nhật mang đặc điểm khác các nước TBCN ở chỗ
nó xuất hiện các tổ hợp tài chớnh do các thế lực phong kiến kiểm soát (gọi là
Daibatxư). Trong đó, Mítubisi, Mitxưi và Sumitômô là hùng mạnh nhất,
chúng đã kiểm soát các công ty trong lĩnh vực tài chớnh, khai khoáng, công
nghiệp và các lĩnh vực hiện đại khác của nền kinh tế. Theo thống kê, vào
1931, năm ngõn hnàg tài phiệt (Mitsui, Mitsubisi, Xumitơma, Đaichi,
Yaxuđa) chiếm 38% số tiền gửi của các ngõn hàng toàn quốc và tiền gửi ở 7
ngân hàng lớn. Như vậy, chỉ nội 12 ngõn hàng lớn nhất đã độc chiếm 57% và
phần cũn lại tiền gửi ở 682 ngõn hàng khác trong toàn quốc. Về than, hai
nhúm tài phiệt Mitsui và Mitsubisi chi phối 50% sản xuất. Về công nghiệp
nặng, trước khi khủng hoảng, xí nghiệp của chớnh phủ chi phối 50% tổng sản
lược nhưng đến 1933 (với đạo luật 7/1933), các xí nghiệp chớnh phủ và tư
nhõn sát nhập, giới tài phiệt chi phối 90% tổng sản lượng. Bản thõn Nhật
Hoàng cũng có nhiều cổ phần trong công ty Mitsubisi. Trong nội bộ giai cấp
tư sản Nhật cũng mõu thuẫn kịch liệt. Nhúm tư bản cũ chủ trương đần dần
đưa vốn xõm nhập nước ngoài, lập khu ảnh hưởng rồi đạt ách đô hộ. Nhúm

tư bản mới, chủ trương đưa quõn xõm chiếm thuộc địa.
Đõy cũng là giai đoạn chủ nghĩa phát xít được hình thành ở Nhật Bản.
Chế độ phát xít của Nhật là do bọn quõn phiệt phản động thực hiện, cho nên
đặc điểm của chủ nghĩa phát xít Nhật Bản là ở chỗ nó lợi dụng rộng rói bộ
máy quõn sự và cảnh sát của chế độ quõn chủ Nhật Bản. Trong quá trình thiết
lập chế độ phát xít đã diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ giũa hai tập đoàn có
bản chất giống nhau, nhưng đường lối xõm lược khác nhau. Qúa trình thiết
lập chủ nghĩa tư bản phát xít ở Nhật diễn ra tương đối chậm chạp, kéo dài từ
1929 đến 1939 và có thể chia làm hai giai đoạn : 1929-1936 và 1936-1939.
trong quá trình đó bọn phát xít đã vấp phải cuộc đấu tranh của nhõn dõn Nhật
Bản, đồng thời nhõn dõn Trung Quốc cũng đã giáng cho quõn xõm lược
những đũn thất bại nặng nề.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
10
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

2.4. Từ 1939-1945:
Trong những năm 1939-1945, hoạt động kinh tế của Nhật Bản chủ yếu
chú trọng các ngành công nghiệp quõn sự nhằm phục vụ cho chiến tranh. Khi
chiến tranh thế giới nổ ra, trong thời gian đầu lợi dụng các đế quốc khác đang
mắc bận chiến tranh ở chõu Âu, nhất là Pháp và Hà Lan bị phát xít Đức đánh
bại, để tiến quõn vào Đông Nam Ấ, nhằm chiếm những thuộc địa “ không có
người coi” của pháp và Hà Lan. Và chỉ trong vòng 6 tháng quõn đội Nhật đã
bành trướng và làm chủ một khu vực rộng lớn với diện tích 4 triệu km
2
gồm
những vùng đất đai trù phú, hơn 150 triệu dõn với những nguồn lợi lớn.
Nhưng giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, với sự tham chiến của Mĩ,

Liên Xô và nhiều lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới, phe phát xít Đức,
Ý, Nhật càng bị đẩy lựi và rơi vào thế thất bại. Ở chõu Á, Nhật bị thất bại
trong õm và kế hoạch thực hiện “ Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật thất bại, một trang sử mới mở ra
cho nước Nhật.
Như vậy, đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa tư bản Nhật thời kì này
là mang tớnh chất quõn phiệt, hiếu chiến, và nền kinh tế phục vụ chiến tranh.
3. Giai đoạn 1945- 1973:
Đõy là giai đoạn Nhật Bản khôi phục kinh tế sau chiến tranh và giai
đoạn thần kì Nhật Bản.
3.1.Từ 1945-1951:
Sau chiến tranh Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi mặt, thị trường bị
thu hẹp, nguyên liệu và lương thực trong nước rất nghèo nàn, cho nên những
năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ở trong tình trạng khó khăn
nghiêm trọng. Nhật Bản phải dựa vào viện trợ kinh tế của Mĩ dưới hình thức
vay để phục hồi lại tiềm năng của mình. Trong những năm 1845-1950, kinh
tế Nhật Bản phát triển chậm chạp phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng
cũng nhờ vào sự giúp đỡ, đầu tư của Mĩ, nền kinh tế Nhật được phục hồi
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
11
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

trong những năm 1950-1951. Đặc biệt, lực lượng chiếm đóng SCAP (chỉ huy
tối cao của bộ tổng tư lệnh quõn đội đồng minh chiếm đóng Nhật Bản) đã
thực hiện đồng thời ba cuộc cải cách lớn : thủ tiêu tập trung kinh tế mà trọng
tõm là giải thể các Đaibatsu nguồn gốc thúc đẩy Nhật Bản thực hiện chiến
tranh xõm lược, thứ hai là cải cách ruộng đất với nội dung là chuyển quyền
sở hữu phát canh cho tá điền, thứ ba là dõn chủ hoá lao động được thực hiện

thông qua các đạo luật về lao động. Những cải cách này đóng vai trò chuẩn bị
cho sự tăng trưởng kinh tế sau này của Nhật Bản.
3.2.Từ 1951-1973.
Và từ 1951 trở đi, sau khi Mĩ phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên,
công nghiệp Nhật phát triển hơn hẳn nhờ những lợi nhuận khổng lồ do thực
hiện những đơn dặt hàng của Mĩ, như chuyên chở quõn đội, cung cấp trang bị
cho quõn đội Triều Tiên… Bước sang những năm 60, khi Mĩ gõy ra cuộc
chiến tranh xõm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội phát triển
nhanh chóng, đuổi kịp và vượt các nước Tõy Âu, vươn lên hàng tứ hai (sau
Mĩ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Về tổng sản phẩm quốc dân, trong những năm 1960-1969, Nhật Bản
tăng trung bình hàng năm 10,8% (trong đó Anh tăng 2,7%, Mĩ 4,8%, Pháp
5,2%, CHLB Đức 5,2%). Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật mới
đạt 20 tỉ đụla, bằng 60 % CHLB Đức (33,7 tỉ đô la) bằng 1/3 của Anh (59 tỉ
đụla), bằng ẵ của Pháp (39 tỉ đô la) và bừng 1/17 của Mĩ (349,5 tỉ đô la),
nhưng đến năm 1966, Nhật Bản đã vượt Pháp, năm 1967 vượt Anh, và 1968
vượt CHLB Đức, vươn lên hàng thứ hai sau mĩ với 183 tỉ đô la. Đến 1971,
tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng lên 224 tỉ đụla. Như thế, chỉ trong
khoảng hơn 20 năm (1950-1971), tổng sản phẩm quốc dân tăng lên hơn 11 lần.
Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất then chốt, đồng thời cung là lĩnh vực
sản xuất mạnh nhất trong nền kinh tế Nhật. Tốc độ phát triển trung bình hàng
năm là 15,9% gầp khoảng 6 lần tốc độ phát triển của Mĩ, hơn 5 lần Anh, 3 lần
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
12
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

của Pháp, gấp đôi CHLB Đức. Từ 1960, tốc độ phát triển của Nhật là 13,5%,
Mĩ là 5,7%, Anh là 2,7 %, Đức 6,4 %, Pháp 5,6%. Đến đầu những năm 70,

Nhật dẫn đầu các nước về sản lượng tàu biển, xe máy, máy khõu, máy ảnh,
máy thu thanh, vô tuyến, kớnh hiển vi, điện tử. Đứng thứ hai về sản lượng
thép, ôtô, xi măng các sản phẩm hoá chất chủ yếu như chất dẻo, nhựa tổng
hợp, cao su tổng hợp, axit sunphurich, sản lượng hàng dệt, giấy báo, xe đạp,
đồng hồ, đồ chơi.
Ta có thể đi sõu vào ngành công nghiệp cơ khí để thấy rừ những sự
phát triển này. Công nghiệp cơ khí là một ngành công nghiệp quan trọng bậc
nhất trong nền kinh tế sau chiến tranh. Nó không những đảm bảo trang bị
máy móc, thiết bị cho các ngành kinh tế mà cũn là nguồn xuất khẩu chớnh
của Nhật. Chỉ trong 13 năm(1960- 1973) những sản phẩm chủ yếu của ngành
này đều tăng 20 lần như ngành sản xuất ô tô du lịch, máy cắt gọt, kim loại.
Ta có thể xem bảng số liệu sau:
Sản phẩm năm 1960 1965 1970 1973
Máy công cụ
Máy cắt gọt kim loại 80ng 90ng 257ng 213ng
Máy kéo 5ng 21ng 81ng 142ng
Máy bơm 41ng 57ng 108ng 125ng
Thiết bị điện sinh hoạt
Máy lạnh 908ng 2313ng 2631ng 2928ng
Máy truyền hình đen trắng 3,6tr 4,2tr 12,5tr 12,4tr
Máy truyền hình màu 61tr 61tr 8,8tr
Máy thu thanh 9tr 22,9tr 32,6tr 24,5tr
Máy ghi âm mô nô 0,5tr 6,1tr 24,6tr 37,6tr
Máy ghi âm etêriô 1,2tr 3,2tr 4,5tr
Ôtô-xe con 165ng 696ng 3178ng 4471ng
Xe tải 309ng 1160ng 2064ng 2610ng
Xe buýt 8ng 19ng 47ng 41ng
Về nông lâm ngư nghiệp. Trong những năm 1967-1969, sản lượng lương
thực đạt 14 triệu tấn/ năm, nhà nước chỉ cần nhập thêm 17% là đủ thoả mãn nhu
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa

Lịch sử
13
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

cầu trong nước. Trong chăn nuôi, Nhật Bản cũng tự lực được 2/3 nhu cầu thịt
sữa, riêng ngành đỏnh cá của Nhật Bản rất phát triển, chỉ đứng sau Pờru.
Về ngoại thương, chỉ trong 21 năm (1950-1971), tổng ngạch ngoại
thương đã tăng 25 lần, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần
Lúc này, quá trình tập trung tư bản không chỉ phát triển trong sản xuất
mà cũn phát triển trong lĩnh vực ngõn hàng. Đến cuối những năm 60, Nhật đã
trở thành một trong những nước tư bản phát triển, có nhiều công ty độc quyền
cỡ quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Đầu những năm 60, Nhật mới có 8 trong
tổng số 200 công ty lớn nhất trong thế giới tư bản thì năm 1973 tăng lên 23.
Nếu năm 1968, Nhật mới chỉ có 1 công nghiệp doanh thu trên 2 tỉ đô la đứng
hàng thứ 10 trong số 10 công ty doanh nghiệp lớn nhất thế giới tư bản không
kể Mĩ thì cuối 1969 số công ty loại này tăng lên 4, trong đó công ty thếp
Nippon-Steel Cooproratino doanh thu trên 3 tỉ đôla, quy mô ngang với công
ty sản xuất thép lớn bậc nhất thế giới tư bản US Steel Cooproratino của Mĩ.
Sự thay đổi đó không những không kỡm hóm được sự phát trieenr của
tập đoàn tư bản tài chớnh, ngược lại nó cũn tạo điều kiện cho qúa trình dung
hợp giữa tư bản độc quyền ngõn hàng và tư bản độc quyền công nghiệp, hình
thành tư bản tài chớnh. Thống trị nền kinh tế Nhật Bản lúc này là 6 tập đoàn
tài chớnh lớn: Mitsubisi, Sumitômô, Mitsui, Fùi, Daichi, Sanwa. Trong đó
mạnh nhất là Mitsubisi, Sumitômô và Mitsui. Thế lực của các tập đoàn tư bản
tài chớnh này lớn hơn rất nhiều so với các tập đoàn tư bản tài phiệt của Nhật.
Riêng 3 tập đoàn tư bản đầu sỏ trên kiểm soát 206 công ty lớn, thu hút 1/3
tổng số công nhõn, công nghiệp chế biến, với tổng số vốn trên 10,7 ngàn tỉ
yên, chiếm 400% tổng số vốn của tất cả các công ty lớn trên 1 tỷ yên. Số tư
bản của mỗi tập đoàn này sẽ chi phối lớn gấp nhiều lần nếu tớnh cả vốn các

công ty chúng tham dự.
Các tập đoàn tư bản tài chính Nhật, sau chiến tranh ngày càng xâm nhập
vào bộ máy nhà nước thành công cụ phục vụ đắc lực cho lợi cho của chúng.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
14
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Trước hết chúng thông qua các tổ chức kinh tế để tác động tới nhà nước, trong
đó 4 liên đoàn quan trọng của tư bản tài chính liên đoàn các tổ chức kinh tế có
ảnh hưởng mạnh nhất, một chính sách quan trọng nào đó về kinh tế, đặc biệt là
về kinh tế đối ngoại của nhà nước mà không có sự tham gia trước hoặc sự thoả
mãn của tổ chức này. Các tập đoàn còn đưa các đại diện của mình vào các cơ
quan nhà nước đặc biệt là các cơ quan kinh tế duy trì những sự tiếp xúc thường
xuyên với chính phủ thông qua các uỷ ban kinh tế khác nhau. Kết quả của chủ
nghĩa tư bản Nhà nước ở Nhật Bản được tăng cường, nhà nước trở thành công
cụ quan trọng phục vụ các tập đoàn tư bản tài chính Nhật thống trị kinh tế trong
nước và bành trướng thế lực ra bên ngoài.
Như vậy, ta thấy rằng trong những năm 50 kéo dài cho tới những năm
70 là thời kì Nhật Bản có những biến đổi thần kì về kinh tế, ở trong nước
cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới.Những biến đổi này có tớnh
liên tục và tăng nhanh về mặt lượng. Cho đến khủng hoảng dầu lửa 1973, nền
kinh tế Nhật Bản đã không có sự thay đổi bất thường nào và vẫn tiến theo
con đường phát triển thẳng tắp.
Túm lại, từ một địa vị chưa đáng kể trước chiến tranh và rất khó khăn,
nguy kịch trong những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản đã đạt
được sự phát triển nhanh chóng về vượt bậc mà dư luận phương tõy thường
suy tôn là “ thần kì Nhật Bản”. Thực ra, sự phát triển nhanh chóng vượt bậc
này của nền kinh tế Nhật Bản có những nguyên nhõn khách quan, chủ quan

của nó. Đó là do Nhật Bản giải quyết được vấn đề về vốn và duy trì được vấn
đề tích luỹ về vốn, Nhật biết lợi dụng vốn của Mĩ để phát triển công nghiệp
then chốt và ít chi tiêu về công nghiệp quõn sự. Nhật biết “chen lách” để giải
quyết vấn đề thị trường, xõm nhập thị trường các nước khác. Nhật Bản biết
lợi dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất, cải
tiến kĩ thuật và hạ giá thành hàng hoá. Trong khi các đế quốc khác dồn sức
vào việc nghiên cứu và sản xuất hàng quấn ự, thì Nhật Bản tập trung nghiên
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
15
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

cứu và sản xuất hàng tiêu dùng, hướng vào mục . Tiền lương của công nhõn
Nhật thấp nhất trong các nước tư bản công nghiệp phát triển., trong khi đó
thuế khoá lại nặng nề.
Như vậy, đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này là
tập trung phát triển kinh tế dõn dụng, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế, và đã khắc phục được hậu quả chiến tranh, đưa nước Nhật thoát khỏi hậu
quả chiến tranh và được xếp vào mấy quốc gia đứng hàng đầu về trình độ
phát triển khoa học- kĩ thuật.
4. Giai đoạn 1973 - cuối XX:
Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản trong giai đoạn này là sự phát
triển kinh tế theo chiều sõu.
Khủng hoảng và phát triển kinh tế, hai điều này dường như là mõu
thuẫn song là những hiện tượng xảy ra xen kẽ nhau trong nền kinh tế Nhật
Bản từ hai thập kỉ gần đõy.
Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 là đũn chí mạng
giáng vào nền kinh tế Nhật Bản, vì ở thời điểm đó, nước này phải nhập khẩu
90% nhu cầu năng lượng. Cuộc khủng hoảng này làm cho sản xuất trong

nước bị đình đốn, năng suất lao động bị giảm sút mạnh, tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong năm 1974 giảm tới 0,2% và đất nước rơi vào tình trạng kinh tế
khó khăn nhất, kể từ những năm đầu sau chiến tranh. Từ 1973-1975, ước
tớnh 1/3 thiết bị nhà máy ngừng hoạt động, các ngành truyền thống (công
nghiệp nặng, hoá chất, sắt, thép, đóng tàu, công nghiệp gỗ, bột giấy, công
nghiệp dệt) lõm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, mấy năm sau vẫn phục
hồi được mức trước khủng hoảng.
Trước tình hình đó, từ 1975 chính phủ Nhật Bản đưa ra hàng loạt các
biện pháp để phục hồi kinh tế, như: nâng lã suất, giảm đầu tư công cộng, giải
quyết đồng thời cả lạm phát và phát triển sản xuất, trên cơ sở thực hiện việc
chuyển cơ cấu công nghiệp từ phát triển các ngành cần nhiều nguyên liệu sang
các ngành tốn ít nguyên liệu và đòi hỏi chất xám nhiều hơn. Chính sách bảo
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
16
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

tồn và tiết kiệm năng lượng cùng với những cố gắng tạo ra các nguồn năng
lượng mới có thể tỏi táo được, đã góp phần đáng kể vào việc phục hồi kinh tế
Nhật Bản. Bên cạnh đó, chính phủ cũng có những chính sách khuyến khích
tăng thị trường trong nước, tìm thị trường mới ở bên ngoài và tăng xuất khẩu
sang các nước nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Đẻ chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sõu, Nhật Bản
đã có những thay đổi trong chớnh sách khoa học, kĩ thuật. Nhật đã chuyển từ
vay mượn thành tựu nước ngoài sang tự đảm bảo những kĩ thuật và công
nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kĩ thuật trên cái nền khoa học của
mình. Chớnh phủ đã đầu tư mạnh vào khoa học kĩ thuật. Chi phí cho nghiên
cứu khoa học chế tạo và thí nghiệm từ đầu năm 70 đã vượt Pháp, Anh, từ
giữa những năm 70 đã vượt CHLB Đức, đứng thứ hai trong thế giới tư bản

sau Mĩ. Nhờ các hướng phát triển khoa học kĩ thuật và những thành tựu đạt
được, từ cuối những năm 70, đầu những năm 80, trong nền kinh tế Nhật Bản
đã bắt đầu hình thành cơ cấu công nghệ mới mà điều chủ chốt không chỉ là
mở rộng quy mô áp dụng kĩ thuật điều khiển học và công nghệ tin học mà
cũn là hình thành tổ hợp các quá trình đang biến đổi nền kinh tế Nhật Bản
sang một mô hình tăng trưởng kinh tế mới.
Trong sản xuất, Nhật Bản đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp
đóng tàu, luyện thép, ôtô, ti vi màu, chất bán dẫn điện tử tiêu dùng, người
máy…và hiện đang tranh chấp vị trí hàng đầu với Mĩ trong các ngành công
nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như tia lade, khai thác vũ trụ, khai thác đại
dương, công nghệ sinh học…
Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành “ siêu cường tài chớnh
số 1” thế giới. Nhật Bản đã thay thế cộng hoà Liên Bang Đức, trở thành nước
có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần của Mĩ và 1,5 lần của
CHLB Đức. Tớnh đến tháng 6/1988, tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản
chiếm 36% của thế giới, trong khi đó Mĩ chỉ chiếm 14%. Trong số 500 ngõn
hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có tới 98 ngõn hàng với tổng số vốn là 3,95
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
17
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

nghìn đôla, Mĩ có tới 115 ngõn hàng với số vốn dự trữ là 1,51 nghìn tỉ đô la.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, chiến lược chủ yếu của của Nhật Bản trong
hoàn cảnh này là chuyến sang sản xuất nước ngoài, nhất là các nước đang
phát triển, và như thế Nhật Bản có thể tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp
mới có kĩ thuật cao, có đủ sức cạnh tranh với các nước khác. Và cho đến cuối
những năm 80, nhờ tốc độ phát triển cao và ổn định hơn các nước phát triển
công nghiệp khác. Nhật Bản tiếp tục tự khẳng định được là một siêu cường

thứ hai về kinh tế thế giới sau Mĩ.
Về tổng sản phẩm quốc dõn,sản xuất công nghiệp và nhiều chỉ tiêu
kinh tế khác, Nhật Bản vẫn vượt trên các nước Tõy Âu và chỉ thua Mĩ. Năm
1989, tổng sản phẩm quốc dõn của Nhật là 3.300 tỉ đôla, bằng 65% so với
5.100tỉ đôla của Mĩ. Phần của Nhật Bản chiếm trong tổng sản phẩm quốc dõn
toàn thế giới cũng tăng từ 8,6% năm 1980 lên 15% năm 1989, cũn của Mĩ
giảm từ 36% năm 1960 xuống cũn 23% năm 1989.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ những hạn chế và nhược
điểm: Sự mất cõn đối trong nền kinh tế (giữa công nghiệp và nông nghiệp),
sự tập trung vốn vào ba trung tõm công nghiệp lớn: Tôkiô, Osaka, Nagôia tạo
nên một nước Nhật hiện đại và một nước Nhật lạc hậu đối lập nhau. Những
khó khăn về năng lượng, nguyên liệu và lương thực (hầu hết phải nhập từ
nước ngoài), Sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Tõy Âu và sự vươn lên của các
nước công nghiệp mới cũng là một thách thức đối với Nhật Bản.
Từ những năm cuối của thập kỉ 80 trở lai đõy, Nhật Bản đang chuyển
từ tiếp nhận khoa học công nghệ sang sáng tạo khoa học công nghệ để học
tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Nhật Bản đang thực hiện các dự án khoa
học- kĩ thuật với quy mô lớn trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhõn, công
suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhõn dự kiến sẽ đạt tới 50 triệu kilôoát,
bằng 22% tổng công suất điện lắp cả nước vào 2000, và đạt 72 triệu kilôoát-
bằng 27% vào 2010. Những lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng mới
khác gồm việc hoá lỏng và hoá khí than đá, nhiệt điện và pin mặt trời cũng
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
18
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

đang được theo đuổi. Các kĩ thuật tiết kiệm năng lượng cũng đang được tiếp
tục nghiên cứu, phát triển công nghiệp vũ trụ. Nhật Bản cũn hợp tác với Liên

Xô và Mĩ trong việc đưa người vào vũ trụ, tiến hành triển khai chương trình
đưa tàu con thoi của chớnh mình loên quỹ đạo vào đầu thế kỉ XXI.
Như vậy, đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản trong giai
đoạn này là sự phát triển kinh tế theo chiều sõu. Chớnh vì sự chuyển đổi này
mà nền kinh tế Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, và trở thành một trong
những nước đứng hàng đầu thế giới. Trong tương lai, Nhật Bản cũn tiến xa
hơn nữa, Việt Nam chúng ta muốn vươn lên sáng vai cùng các quốc gia khác
thì cần phải học hỏi kinh nghiệm của quốc gia “ mặt trời mọc này”

PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, trong thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản đã trải qua bốn giai
đoạn phát triển với những bước thăng trầm khác nhau, những bước phát triển đó
đã tạo nên đặc điểm riêng, phong cách riêng của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản.
Ngày nay, Nhật Bản là quốc gia phát triển mạnh về kinh tế, đời sống
văn hoá ở mức cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Với xu thế toàn cầu
hoá đang diễn ra mạnh mẽ, ta cần học tập kinh nghiệm của các nước ngoài để
giảm thời gian phát triển kinh tế, đuổi kịp các nước phát triển. Và trong quá
trình đó, Nhật Bản là một quốc gia gần gũi về địa lí lại gần gũi về văn hoá thì
chúng ta không thể bỏ qua.
Học tập kinh nghiệm thì ta phải lựi về quá khứ của Nhật Bản, xem họ
làm được gì, chưa làm được gì để từ đó vận dụng một cách sáng tạo, linh
hoạt vào điều kiện cụ thể của nước ta. Và thế kỉ XX là thế kỉ Nhật Bản có
nhiều biến đổi và phát triển mạnh mẽ, là giai đoạn thần kìg nên ta cần phải
phõn tích và tỡm hiểu rừ.
Lịch sử Nhật Bản thế kỉ XX đã ghi nhận những đóng góp to lớn của
nhõn dõn Nhật Bản vào sự phát triển trên mọi lĩnh vực của nhõn loại: kinh tế,
văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật…đồng thời cũng lên án những hành
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
19

Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

động tàn ác, dã man của bọn quõn phiệt hiếu chiến. Sự gặp gỡ của nhõn loại
tiến bộ với nhõn dõn Nhật Bản trong quá khứ, hiện tại và tương lai về một
cuộc sống hoà bình, hữu nghị,văn minh tiến bộ là điều kiện quan trọng cho
việc cùng nhau nhận thức một cách công bằng, đúng đắn, khách quan lịch sử
đất nước này, rút ra những bài học quý bỏu cho việc đẩy mạnh sự phát triển
những quy luật của lịch sử.
Tỡm hiểu về chủ nghĩa tư bản Nhật Bản thế kỉ XX cũn giúp chúng ta
có cái nhìn đúng đắn về những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa tư bản
đối với lịch sử thế giới. Và đối với những người giáo viên tương lai, giúp
chúng ta giảng dạy tốt phần Nhật Bản trong sách giáo khoa lịch sử thế giới
lớp 12 chương trình THPT.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
20
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haya Kama, Lịch sử Nhật Bản, NXB đại học sư phạm, Hà Nội, 1957
2. Hữu Ngọc, Chõn dung văn hoá, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.
3. Lê Văn Sang, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kì, NXB KHXH, Hà Nội, 1998
4. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXBGD, Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-1975, NXBGD, Hà
Nội, 1986.
6. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh, Đỗ Thanh
Bình, Lịch sử Nhật Bản, NXBVHTT, Hà Nội, 1995.
7. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Cõu chuyện thần kì về kinh tế Nhật Bản

1950-1970, Bản dịch của VNTTX, tháng 4/1971.
8. Phạm Gia Hải (chủ biên), Phạm Hữu Lư, Đặng Thanh Tịnh, Nguyễn Hồng
Liên, Lịch sử thế giới cận đại (1871-1918), NXBGD, Hà Nội 1992.
9. Takasupa Nakurura, Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, sự phát triển và
cơ cấu, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội, 1988.
10. Vì sao kinh tế Nhật Phát triển nhanh và những mặt hạn chế của nó, NXB
Sự thật, Hà Nội, 1977.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
21

×