Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận Đại cách mạng văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.07 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại cách mạng văn hóa là sự kiện nổi bật trong lịch sử nước CHND
Trung Hoa. sự kiện này được biết đến không chỉ bởi thời gian kéo dài (1966
-1976) mà còn bởi quy mô và ảnh hưởng của nó nữa. “Đại cách mạng văn
hóa” đã làm đảo lộn tất cả trật tự đời sống- xã hội, chính trị, văn hóa…. của
nhân dân Trung Quốc. Ngày 1.10.1949 Nước CHND Trung Hoa ra đời đã mở
ra mét trang sử mới cho đất nước Trung Quốc với những sự kiện khởi đầu
của công cuộc khôi phục và phát triển đát nước. Mười năm xây dựng chế độ
mới (1949-1958) đã đem lại nhiều thành tựu lớn cho Đảng và nhân dân
Trung Quốc, những tưởng từ đây ước mong được sồng yên ổn hòa bình của
nhân dân sẽ thành hiện thực, nhưng chăng bao lâu sau khi Mao Trạch Đông
chính thức đưa ra đường lối " ba ngọn cờ hồng'' 1958 Trung Quốc đã từng
bước bị lún sâu vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. “Đại cách mạng văn
hóa” là minh chứng rõ ràng và tiêu biểu nhất cho sự khủng hoảng đó. Có thể
xem đại cách mạng văn hóa là "vết thường trầm trọng'' đối với đất nước, con
người Trung Quốc không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần, không chỉ gây
tác động tức thời mà còn gây lên những hệ quả sâu sắc, lâu dài cho tới mãi
sau này
Mười năm đại cách mạng văn hóa đã tàn phá không thương tiếc những
thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã tạo dựng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh
tế,chính trị , văn hóa - xã hội….về chính trị tình trạng tranh chấp quyền lực
giữa các phe phái trong nội bộ Đảng đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột
sâu sắc, phức tạp thậm chí dãn tới sự tàn sát khốc liệt lẫn nhau. Cục diện hỗn
loạn, đau thương đó kéo dài đã gây ra những tổn thất cực kì to lớn đối với
Trung Quốc còng từ nguyên nhân trên nền kinh tế còng không được quan tâm
thích đáng, bắt đầu có sự phát triển lệch lạc chệch hướng, mang lại tác hại rõ
nét cho đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, “cách mạng văn hóa” còn phá hoại
1
nặng nề nền văn hoá Trung Quốc, để lại nhiều di hại có ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống tinh thần của nhân dân Trung Quốc suốt một thời gian khá dài.


“ Đại cách mạng văn hoá” có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử Trung
Quốc. Tìm hiểu sự kiện lịch sử nổi bật này người nghiên cứu không chỉ hiểu
rõ về những tác động sâu sắc của nó mà quan trọng hơn là thấy được sức
mạng vươn lên của nhân dân sau bão táp cách mạng, đặc biệt là sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi đại cách mạng văn hoá
chấm dứt (1976). Sauk hi “bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt tình hình chính trị ổn
định trở lại, đến tháng 12/1978 héi nghị trung ương Đảng cộng sản Trung
Quốc lần thứ 3 khoá XI mở đầu cho công cuộc khôi phục, củng cố lại đất
nước. Chỉ sau 10 năm(1978-1988) nền kinh tế Trung Quốc lại phục hồi và
tăng trưởng nhanh. Thành tựu đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
cộng sản Trung Quốc và sức mạnh vươn lên của toàn thể nhân dân Trung
Quốc từ quá khứ đau thương
“Đại cấch mạng văn hoá” có tầm ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với
Trung Quốc mà còn tác động to lớn đến một số quốc gia khác trong đó có
Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứua về đại cách mạng văn hoá, người viết hi
vọng sẽ có thêm cơ sở để hiểu rõ thêm về một số sự kiện có liên quan đến
nước ta và cả tình hình thế giới xảy ra trong cùng thời gian với đại cách mạng
văn hoá Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại,
đất nước này đã tạo lập nên lịch sử của mình với những thành tựu đáng tự
hào. Tìm hiểu về văn hoá Trung Quốc luôn là công việc đòi hỏi rất nhiều sự
kiên trì, tỉ mỉ, và một niềm đam mê thực sự. Từ xưa đến nay, nó đã luôn là
đề tài cuốn hót rất nhiều nhà nghiên cứu. Với niềm đam mê riêng của mình,
người viết đã mạnh dạn lùa chọn đề tài nghiên cứu về lịch sử đất nước này
mà trước hết là tìm hiểu về hậu quả của đại cách mạng văn hoá. Việc nghiên
cứu này đồng thời cũng giúp củng cố thêm kiến thức cho bản thân mình. Với
2
những lÝ do trên, người viết quyết định chọn những hậu quả lâu dài của đại
cách mạng văn hoá làm đề tài nghiên cứu cho bài tập của mình
2. Đối tượng nghiên cứu

Là cuộc “đại cách mạng văn hoá” diễn ra ở Trung Quốc từ năm 1966
đến 1976, trọng tâm là tìm hiểu về hậu quả của nó. Nghiên cứu để có cái nhìn
khách quan và đánh giá đúng về cách mạng văn hoá và they được vị trí cũng
như tầm ảnh hưởng của nó đối với lich sử Trung Quốc
3. Lịch sử vấn đề
Hiện nay ở Việt Nam còng nh trên thế giới, đề tài cách mạng văn hoá
Trung Quốc đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Điều đó cũng đã thể hện rõ nét trong những sách, báo, tài liệu nghiên cứu mà
chúng ta khai thác được.
Trong cuốn” lịc sử Trung Quốc”, NXB giáo dục, năm 2001, các tác giả
Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, khi đề cập đến giai đoạn “cách mạng
văn hoá” thì chủ yếu đi sâu khai thác nguyên nhân và tiến trình “ cách mạng”
còn hậu quả của nó thì trình bày một cách khá sơ lược. Do vậy chúng ta chưa
they rõ được mức độ tàn phá còng nh hậu quả lâu dài của “ đại cách mạng
văn hoá”
Trong cuốn “ lịch sử hiện đại Trung Quèc” , NXB chính trị quốc gia,
năm 2004, tác giả Nguyễn Huy Quý cũng đã chỉ ra được một số hậu quả của
“Đại cacýh mạng văn hoá” trên nhiều phương diện như: kinh tế, chính trị,
văn hoá,… còn các nội dung khác như bối cảnh, nguyên nhân, …không đề
cập đến
Tác phẩm “ số phận các dân tộckhông phải là Hán téc ở nước cộng hoà
nhân dân Trung Hoa” của tác giả T. R. Ra khi mốp, NXB khoa học xã hội,
Hà Nội, 1982, Viết về đời sống cực khổ của các dân téc không phải là Hán
téc trên đất nước Trung Hoa dưới chính sách đồng hoá của Mao Trạch Đông.
Mặc dó tác phẩm mang tính chủ quan khá rõ nét song vẫn là nguồn cung cấp
3
cho chóng ta nhiều tư liêu quý về các dân téc Ýt người Trung Quốc trong một
thời kì lịch sử đau thương trên đất nước vĩ đại này
Bên cạnh đó, chúng ta còn tiếp cận được với các tài liệu, sách, báo
khác tuy có đi sâu tìm hiểu về “ đại cách mạng văn hoá” song chủ yếu chỉ

tập trung ở một khía cạnh nào đó. Ngoài ra, một số tài liệu còng đã tập hợp
được nhiều bài bình luận về “ đại cách mạng văn hoá” nhưng thể hện rõ nét ý
kiến chủ quan,
Nh vậy, có thể thấy rằng hiện nay đã có khá nhiều sách, báo, công trình
nghiên cứu đề cập đến đề tài “ đại cách mạng văn hoá” Trung Quốc. Tuy
nhiên, trong số đó, chúng ta vẫn thật khó khăn để tìm được một công trình
nghiên cứu hay một tác phẩm nào thực sự đi sâu tìm hiểu riêng biệt, hệ thống
và đầy đủ về đÒ tài này
4. Phạm vi nghiên cứu
“Đại cách mạng văn hóa” không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đối với Trung
Quốc mà còn tác động đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Từ khi “ Đại cách
mạng văn hoá” diễn ra cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều nước
tìm hiểu về sự kiện lịch sử này. Tuy đứng trên lập truờng, quan điểm khác
nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều có một điểm chung là đánh giá “
Đại cáh mạng văn hoá” ở mặt tiêu cực nhiều hơn mặt tích cực. Điều đó càng
chứng tỏ “ đại cách mạng văn hoá” là một cuộc tàn phá chứ không phải là
một cuộc cách mạng thông thường. Quốc gia nghiên cứu đề tài này nhiều
nhất chính là Trung Quốc- nơi phát sinh ra kiện lịch sử. Các nhà nghiên cứu
Trung Quốc đã đi sâu phân tích, đánh giá từng chi tiết nhá nh: bối cảnh,
nguyên nhân, hậu quả,…và đưa ra những bài bình luận sâu sắc về vấn đề này
Với giới hạn một bài tập rèn luyện kĩ năng thu hoạch, xử lí tư liệu và
tập dượt nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của bài viết này là:
+ Về phạmk vi không gian: chủ yếu là Trung Quốc, ntgoài ra còn bao
gồm các quốc gia khác trên thế giới có liên quan cụ thể là các nước lớn (Mĩ,
4
Liên xô) các nước thuộc khu vực lân cận với Trung Quốc ( Đông Nam á,
Đông Bắc á) các nước xã hội chủ nghĩa,…
+ Về phạm vi thời gian: Bài viết tập trung nghiên cứu khoảng thời gian
diễn ra “ đại cách mạng văn hoá” từ năm 1966 đến năm 1976. Ngoài ra, vì có
những nội dung liên quan, trong quá trình nghiên cứu, người viết có mở rộng

phạm vi thời gian về trước năm 1966 hoặc sau năm 1976 (điều này có thể
nhận thấy rất rõ ở phần nghiên cứu về hậu quả của cách mạng văn hoá)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lô gích kết hợp với phương pháp lịch sử và một số
phương pháp liên ngành khác
Phần nội dung
Chương I: Bối cảnh, tiến trình của “ đại cách mạng văn hoá”
1.1 “Đại cach mạng văn hoá” là gi?
Theo luận điểm của Mao Trạch Đông “ Đại cách mạng văn hoá” là một
cuộc “cách mạng” nhằm phát động quảng đại quần chúng một cách công
khai, toàn diện, từ dưói lên trên nhằm đạp tan lực lượng phản động, vì theo
Mao Trạch Đông là đã có một lực lượng phản động theo chủ nghĩa tư bản
trong chính phủ, quân đội, và nhiều giới thuộc lĩnh vực văn hoá đã hình thành
một “Bộ tư lệnh của giai cấp tư sản [(29).10] ở trung ương. Do đó cần thực
hiện “ đại cách mạng văn hoá” để xoá bỏ lực lượng này. Luận điểm này được
khái quát thành “ lí luận về tiếp tục làm cách mạng trong chuyên chính của
giai cấp vô sản” [(29), 10],tại đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Trung
Quốc (tháng 4/1969).
1.2. Bối cảnh
1.2.1. Bối cảnh trong nước
Cuộc nôi chiến lần thứ 3 (1946-1949) giữa Đảng cộng sản Trung Quốc
với Quốc dân đảng kết thúc, thắng lợi thuộc về Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ngày 1.10.1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Thắng lợi của
cuộc cách mạng dân téc, dân chủ Trung Quôc năm 1949 là một trong những
5
sự kiện to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới kể từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai. Đối với dân téc Trung Quốc, thắng lợi này đã kết thúc
hơn 100 năm Trung Quốc bị tư bản nước ngoài thống trị, chấm dứt 30 năm
nội chiến của cuộc cách mạng dân chủ mới đưa 1/4 dân số thế giới bước vào
ngưỡng cửa của kỉ nguyên mới- kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa

xã hội. Sau thắng lợi lớn đó Đảng, và Nhà nước Trung Quốc lãnh đạo đất
nước đi theo đường lối đúng đắn, bắt dầu công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước và đã đạt được rất nhiều thành tựu về mọi mặt đặc biệt là về kinh tế.
Từ năm 1956 khi cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển mạnh mẽ
thì nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và những người lãnh đạo Nhà nước bắt
dầu nảy sinh những bất đồng trên các vắn đề về đường lối xây dựng chủ nhĩa
xã hội cũng như các vấn đề quốc tế. Tình trạng bất ổn định của Trung Quốc
thực sự bắt đầu từ năm 1958 khi Mao Trạch Đông chính thức phát động
đường lối “ ba ngọn cờ hồng”. Đường lối này bao gồm: “đường lối chung”,
“đại nhảy vọt” (trong công nghiệp) và “công xã nhân dân” (trong nông
nghiệp). Đường lèi “ba ngọn cờ hồng” là sự biểu hiện của tư tưởng duy ý trí,
nóng vội, chủ quan, muốn đót cháy giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Đường lối này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra trầm trọng làm 30ntriệu người chết, đồng
ruộng bị bỏ hoang, các nhà máy, xí nghiệp phảI đóng cửa vì thiếu nguyên
liệu…
Hậu quả của đường lối “ba ngọn cờ hồng” buộc các nhà lãnh đạo
Trung Quốc phải tìm biện pháp để khắc phục. Trước tình hình khẩn cấp, Hội
nghị TƯ Đảng cộngn sản Trung Quốc đã họp ở Vũ Xương vào tháng 12 năm
1958. Hội nghị đã thành lập các tổ sửa sai để sửa chữa những sai lầm do
đường lôi ba ngọn cờ hồng” gây nên và cử Lưu Thiếu Kì thay Mao Trạch
Đông làm chủ tịch nước. Từ đây trong nội bộ Đảng cộng sản và Nhà nước
Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng và tranh chấp quyền lực rất quyết liệt,
phức tạp giữa các phe phái. Mở đầu là sự công kích của Bành Đức Hoài tại
6
hội nghị Lư Sơn (Giang Tây) vào tháng 7,8 năm 1959 nhằm vào Mao Trạch
Đông, sau đó là sự phản công của phái thân Mao chống lại Bành Đức Hoài
đưa Lâm Bưu lên giữu chức Bộ trưởng bộ quốc phòng. Đỉnh cao của cuộc
tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Quốc là cuộc “ Đại cách
mạng văn hoá” diễn ra từ tháng 5. 1966 đến tháng 10 năm 1976.

b. Hoàn cảnh quốc tế
Tình hình thế giới thời điểm này đang chuyển biến mạng mẽ với các
sự kiện quan trọng. Chủ nghĩa xã hội đang dần trở thành một hệ thống, chủ
nghĩa tư bản không còn là thể chế chính trị duy nhất tồn tại nữa. Sau khi Liên
bang cộng hoà xã họi chủ nghĩa Xô Viết chính thức được thiết lập, đây được
coi là đòn tấn công trực diên đầu tiên vào phe tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã
hội- xã hội lí tưởng cho nhân dân lao động không chỉ tồn tại trên lí thuyết mà
đã trở thành thực tiễn. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù còn nhiều
khó khăn song nhân dân Liên Xô với tinh thần tự lực tự cường đã tiến hành
công cuộc khôI phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho chủ
nghĩa xã hội. Với các kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã thu được nhiều thành tựu
mới trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự,…nên đã củng cố
lòng tin của quần chúng về mô hĩnh xã hội mới xứng đáng là thành trì vững
chắc của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa lúc này, phong trào đấu tranh giải phóng
dân téc ở các nưpức thuộc địa và phụ thuộc đang phát triển mạnh mẽ, gây
nên những tổn thất nặmg nề cho kẻ đI xâm lược. Phong trào đấu tranh giải
phóng dân téc phát triển đưa đến kết quả là nhiều quuốc gia được giảI phóng
tiêu biểu là sự kiện 17 quốc gia ở Châu Phi được độc lập năm 1960 (còn gọi
là năm Châu Phi) có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh trên thế
giới. Tiếp theo Liên Xô, một số quốc gia sau khi giành được độc lập cũng đi
theo con đường xã hội chủ nghiã như: Việt Nam, Cu ba,…có thể thấy rằng
hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc này đã trở nên hùng mạnh hơn klúc nào, là
mối đe doạ đối với phe tư bản chủ nghĩa
7
Giai đoạn từ 1950 đến 1973 các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nh vò
bão về kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự,…tiêu biểu là Mĩ, Nhật Bản và Tây
Âu, làm xuất hiên 3 trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất thế giới
Trên thế giới lúc này tồn tại song song hai hệ thống chính trị đối lập
nhau là xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và tư bản chủ nghĩa đứng đầu
là Mĩ. Trwocs sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội và phạm vi ảnh hưởng của

Liên Xô, Mĩ và các nước tư bản phương Tây rất lo sợ, phảit tìm biện pháp đối
phó. Vào tháng 3 năm 1947 tổng thông Mĩ Truman đọc diễn văn trước quốc
hội chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa. Với cuộc “chiến tranh lạnh” Mĩ đã tăng cường thành
lập các căn cứ quân sự và khối quân sự trên toàn cầu. Mĩ còn liên minh chính
trị, quân sự với Nhật, liên minh quân sự Tây bán cầu chiã mòi nhọn vào Liên
Xô và các nước xã họi chủ nghĩa khác. Mĩ còn ra sức chạy đua vũ trang để
chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa… Nh vậy, việc Mĩ phát động cuộc “chiến tranh lạnh” đã làm cho
tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng, phức tạp.
Trước khi “đậi cách mạng văn hoá” diễn ra, Trung Quốc chịu sự tác
động rất lớn của tình hình thế giới, trong đó có cả tác động tích cực cũng như
những tác động tiêu cực. Mặt tích cực sẽ thúc đẩy nhân dân Trung Quốc nỗ
lực xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt. Mặt tiêu cực là làm xuất hiện
trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc tư tưởng chủ quan, nóng vội, đối
cháy giai đoạn… gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Trung Quốc.
“Đại cách mạng văn hoá”bùng nổ không phải là một lẽ ngẫu nhiên mà đó là
một quá trình tích hợp của nhiều yếu tố, trong đó mâu thuẫn nội tại có vai trò
quyết định, còn tình hình thế giới có tác dụng thúc đẩy “đại cách mạng văn
hoá” diễn ra nhanh chóng hơn. Song cả hai yếu tố đều quan trọng bởi sự hỗ
trợ của chúng quyết định đến quy mô, thời gian và hậu quả của toàn bộ sự
kiện lịch sử này.
1.3 Tiến trình đại cách mạng văn hóa
8
cuộc đại cách mạng văn hóa diễn ra từ tháng 5 năm 1966 đến tháng 7
năm 1976 được chia lam 3 giai đoạn cụ thể
3.1Giai đoạn thứ nhất (16.5.1966 - Đại hội IX của Đảng Cộng sản
Trung Quốc 4.1969)
Đây là giai đoạn khởi đầu cho cuộc đại cách mạng văn hóa. Dấu hiệu
của việc phát động thể hiện qua Hội nghị mở rộng củ Bộ chính trị 5.1966

theo chỉ thị của chủ tịch Mao Trạch Đông ngày 16.5.1966 , Hội nghị đã
chính thức phát động cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản (gọi tắt là cách
mạng văn hóa). Hội nghị Bộ chính trị mở rộng tháng 5.1966 do Lưu Thiếu Kì
chủ trì. Hội nghị nhận định ở Trung ương và các địa phương đang có một loạt
cán bộ lãnh đạo văn hóa đi theo giai cấp tư sản, chống Đảng , chống CNXH.
Thông cáo của hội nghị kêu gọi ''giương cao ngọn cờ đại cách mạng văn hóa
vô sản, vạch trần lập trường tư sản, phản động cùa những học giả đầy quyền
uy, phê phán triệt để tư tưởng tư sản phản đọng của chúng thể hiện trong các
giới học thuật, giáo dục, báo chí, văn nghệ, xuất bản , giành lạ quyền lãnh
đạo lĩnh vực văn hóa từ tay bọn chóng " [(7),339]. Hội nghị đã thành lập
Tiểu tổ cách mạng văn hóa gồm Trần Bá Đạt (ủy viên Bộ chính trị, tổ
trưởng), Khang Sinh (cố vấn ), Giang Thanh , Trương Xuân Kiều (tổ phó) và
các thành viên: Vương Lực, Quan Phong, Thích Bảo Vũ. Diêu Văn
Nguyên… Trên thực tế, Tiểu tổ cách mạng văn hóa này đã thay thế Bộ chính
trị và Ban bí thư điều hành mọi công việc của Trung ương Đảng
Bản thông cáo của Hộ nghị Bộ chính trị mở rộng (thông tư 16.5) đã
làm dấy lên một làn sóng chính trị mạng tính chất bạo lực và vô chính phủ
trong cả nước. Đại Học Bắc Kinh trở thành nơi châm ngòi cho sự biến nay.
Đầu tháng 8 -1966 tại hội nnghij Trung ương XI khóa VIII , Mao Trạch Đông
đã phê phán Lưu Thiếu Kì cử đội công tác về đại học Bắc Kinh là "đứng trên
lập trường của giai cấp tư sản !" Mao trạch Đông nhiệt liệt ủng hộ hoạt động
chống đối của học sinh, sinh viên bấy giê được tổ chức thành Hồng Vệ Binh"
nổi dậy chống đối các cấp lãnh đạo, cho rằng '' tạo phản chống bọn phản
9
động là có lý''.Ngày 18- 8 1966 , Hội nghị Trung ương XI khóa VIII Đẩng
Cộng sản Trung Quốc chính thức thong qua quyết định của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về đại cách mạng văn hóa vô sản
(gọi tắt là ''nghị quyết 16 điều'').Đây là văn kiện chính thức đàu tiên của Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản TRung Quốc về cách mạng văn hóa.
Sau đó cuộc ''đại cách mạng văn hóa vô sản '' tràn khắp đất nước.Tất cả các

trường trung học và đại học ở Bắc KInh đều thành lập các tổ chức Hồng vệ
binh, phong trào Hồng vệ binh nhanh chóng lan ra cả nươc. Ngày 18-8
khoảng 1 triệu quần chúng thủ đô Bắc Kinh mít tinh tại quảng trường Thiên
An Môn chào mừng ''đại cách mạng văn hóa vô sản''
Hồng vệ binh là đội quân do Mao Trạch Đông thành lập , thành phần
chủ yếu là những học sinh, sinh viên ở các trường trung học và đại học. Đội
quan này có vai trò bảo vệ công lý , mang nhiệt huyết cách mạng đi khắp đất
nước xóa bá '' những cái cũ'' nhằm mạng lại hòa bình cho đất nước. Sở dĩ có
tên gọi là ''Hồng vệ binh'' bởi do quan niệm của Mao Trạch Đông cho rằng
những lý tưởng cao đẹp, tương lai của đất nước Trung Quốc đẹp như một
màu hồng và Hồng vệ binh có trách nhiệm cao cả là phải mang lại màu hồng
Êy cho đất nước. Tổ chức của Hông vệ binh rất chặt chẽ, đứng đầu là Mao
Trạch Đông, dưới Mao gồm các sư đoàn, bên dưới sư đoàn có các đội quân
của tỉnh ,huyện, địa phương, cuối cùng là các đội quân nhỏ được chỉ đạo từ
cấp trên.Đúng như tên gọi của nã - Hồng vệ binh, trong suốt tiến trình ''đại
cách mạng văn hóa vô sản có quyền hành rất lơn. Đội quân này mang theo
tinh thần'' làm phản có lý'' tỏa đi khắp nước tiến hành đấu tè , đập phá ''tiêu
diệt sạch sành sanh'' tư tưởng cò , văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ
….Họ xông vào chùa chiền, nhà thờ ,đập phá tượng phật, tượng thánh…
nhưng nghiêm trọng nhất là Hồng vệ binh lợi dụng ''đại cách mạng văn hóa
vô sản'' để bắt bớ, đấu tố bức hại nhiều cán bộ ưu tó của Đảng và Nhà nước.
Lưu Thiếu Kì, Đặng Tiểu Bình Trở thành mục tiêu tấn công sè một của ''đại
cách mạng văn hóa vô sản''. Cuộc đáu tố bức hại Lưu Thiếu Kì là một điển
10
hình cho sự tàn nhẫn.Ngoài ra, các vị lãnh đạo cao cấp lão thành của Đảng,
Nhà nước và quân đội như : Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân…cũng bị bức
hại ở những mức độ khác nhau.
Nhằm củng cố và khẳng định ''thành công của đại cách mạng văn hóa
vô sản'' từ ngày 01 đến 24-4-1969. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành
Đại hội IX. Tham dự đại hội có 1512 đại biểu, tại đại hội Mao Trạch Đông

đọc diễn văn khai mạc hi vọng ''đại hội này sẽ là một đại hội đoàn kết, một
đại hội thành công,sau đại hội sẽ giành được thắng lợi hơn nữa trong cả
nước !'' [(7),343]. Sau đó , Lâm Bưu đọc báo cáo chính trị tư tưởng chỉ đạo là
'' tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản''… Đại hội IX của Đảng
Côngj sản Trung Quốc đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới gồm 170 ủy
viên chính thức và 109 ủy viên dự khuyết, chủ tịch Đảng là Mao Trạch Đông,
phó chủ tịch là Lâm Bưu…
Từ sau Đại hội IX, ''đại cách mạng văn hóa vô sản'' chuyển sang giai
đoạn ''đấu, phê, cải''. Lâm Bưu, Giang Thanh lợi dụng các biện pháp làm
trong sạch Đảng để trấn áp, loại trừ các địch thủ của mình.
3.2 Giai đoạn thứ hai (từ đại hội
ở giai đoạn thứ nhất., đại cách mạng văn hóavôo sản mới chỉ dùng lại
ở những chủ trương, âm mưu của những kẻ muốn chiếm đoạt quyền l ợi
riêng cho mình , đó chỉ là bước mở đầu-cân nguyên của nhữngmâu thuẫn
xung đột tvề sau.Tuy trong nội bộ Đảng cộng sảnTrung quốc đã diễn ra cuộc
tranh giành quyền lực bằng việc đấu tố, bức hại nhiều cán bộ ưu tó của
Đảng,các tổ chức Hồng vệ binhcũng thể hiện khá đúng bản chất của nó ,song
phải đén giai đoạn sau thì mức độ quyết liệt của đại cách mạng văn hóa vô
sản mới bộc lé rõ. Sự xung đột, tranh chấp quyền lựcphát triển đến đỉnh
điểm.Lúc này đấu tranh giữa ai víi ai,lí do vì sao vàkết quả như thế nào đã
trở nên công khai rõ ràng hon giai đoạn đầu
11
Trong giai đoạn này diễn ra sự kiện tập đoàn phản cách mạng Lâm
Bưu âm mưu làm chính biến vũ trang đẻ nắm quyền lực tối cao (từ năm,
1970 đén 1971).Lâm Bưu sau khi được bầu làm phó chủ tịch Đang đã tập
hhowpj xung quanh mình những nhân vật hàng đầu trong quân đội : Hoàng
vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng),Ngô Pháp Hiến (Tư lệnh không quân),
Lý Tác Bằng (tư lệnh hải quân)…Sau khi phe cánh đã mạnh ý đồ nắm quyền
lực cao nhất của Lâm Bưu thể hiện ở đề nghị tái lập chức chủ tịch nước ,
nhưng Mao Trạch Đông phản đối.Quan hệ Mao -âm bắt đầu rạn nứt , Lâm

Bưu quyết định tiến hành đảo chính.Mao Trạch Đông đã sớm nhận được
nguồn tin tình báo về âm mưu của Lâm Bưu. Từ ngày 14 tháng 8 năm 1971
Mao Trạch Đông tiến hành chuyến đi xuống các tỉnh miền nam Trung Quốc.
Tập đoàn Lâm Bưu cảm thấy chuyến đi này của Mao là mối đe dọa với họ.
Lâm Bưu lập tức chuẩn bị kế hoạch đảo chính với hai phương án đã vạch sẵn.
Phương án thứ nhất là ám sát Mao Trạch Đông khi qua Thượng Hai , đòng
thời ra tay tại Bắc Kinh sau đó tuyên bố Lâm Bưu lên thay thế.Phương án thứ
hai là : nếu kế hoạchk ám sát thất bại thì rút xuống Quảng Châu thành lập
Trung ương riêng.Nhưng âm mưu và kế hoạch của Lâm Bưu đã bị lé. Mao
Trạch Đông nhờ đó đã làm thay đổi tình thế, kế hoạch ám sát của Lâm Bưu
thất bại,phải chuyển sang phương án thứ hai là rút xuống Quảng Châu.
Nhưng phương án này cũng đã bị Chu Ân Lai biết và ngăn chặn.Lóc 1h50
phót sáng ngày 13 tháng 9 năm 1971 trong tình trạng nguy cấp Lâm Bưu
cùng gia đình lên máy bay, bay theo hướng bắc.Nhưng vừa bay khỏi lãnh thổ
Trung Quốc thì rơi xuống lanh thổ Mông Cổ. Lâm Bưu cùng gia đình và
toàn bộ đoàn tùy tùng đều tử nạn. Sau này, vụ đảo chính này thường được gọi
là '' sù kiện 13 tháng 9''.
Sau '' sự kiện 13 tháng 9'' mét cuộc '' chỉnh phong'' phê phán Lâm Bưu
được triển khai.Lâm Bưu bị phê phán là ''phần tử xét lại'' có hoạt động chia rẽ
bè phái. Sau đó , Chu Ân Lai chủ trì công tác hàng ngày của Trung ương
Đảng, một số đồng chí khác như: Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Vương
12
Chấn…. cũng được khôi phục lại chức vụ. Tuy vậy, sai lầm của ''đại cách
mạng văn hóa vô sản'' vẫn không được nhận thức và sửu chữa.
Từ ngày 24 đến 28 tháng 8 năm 1973, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Báo cáo chính trị tại Đại hội
lên án tập đoàn phản động Lâm Bưu, phân tích tình hình và nhiệm vụ của
Đảng. Báo cáo chính trị vẫn quán triệt quan điểm'' tiếp tục cách mạng dưới
nền chuyên chính vô sản '', kiên trì ''đại cách mạng văn hóa vô sản'', nhấn
mạnh tính chất lâu dài của đấu tranh trong nội bộ Đảng …như vậy, tại Đại

hôi X của Đảng Cộng sản Trung Quốc ,những sai lầm của ''đại cách mạng
văn hóa vô sản'' vẫn chưa được nhận thức và sửa chữa.Đại hội đã đưa Vương
Hồng Văn lên giữ chức phó chủ tịch Trung ương Đảng.Nhóm Giang Thanh,
Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn kết thành'' bè lũ
bốn tên'' (tứ nhân bang) báo hiệu mét chuỗi xung đọt quyết liệt ngay sau đó
trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
3.3 Giai đoạn thứ ba (từ Đại hội X tháng 8. 1973 đến tháng 10.1976)
Từ sau Đại hội X đấu tranh trong nội bộ Đảng vẫn tiếp tục gay gắt,
chủ yếu là giữa phái cực tả (bè lò bốn tên) với lực lượng chính thống trong
Đảng phần lớn là những cán bộ lào thành, tiêu biểu là Chu Ân Lai.Với nội
dung tán thành Tần Thuỷ Hoàng và không tán thành Khổng Tử, tư tưởng
''phê Khổng '' của Mao Trạch Đông vữa xuất hiện thì ngay lập tức nó bị bọn
Giang Thanh lợi dụng để phát động phong trào '' phê Lâm, phê Khổng''. Hội
nghị Trung ương II khoá X của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 1-1975 )
đã bầu Đặng Tiểu Bình làm phó chủ tịch Ban chấp hành Trung ương , uỷ
viên thường vô Bộ chính trị.Cho đến lúc này ,Chu Ân Lai và Đặng Tiểu
Bình đã trở thành trụ cột của bộ máy nhà nước.
Ngày 8 tháng 1 năm 1976 Chu Ân Lai từ trần. Ngày 21 tháng 1 ,Mao
Trạch Đông và bộ chính trị quyết định cử Hoa Quốc Phong giữ chức Thủ
tướng và chủ trì công tác hàng ngày của Trung ương Đảng. Ngày 04 tháng 04
năm 1976 có khoảng 2 triệu lượt người tới quảng trường Thiên An Môn dâng
13
hoa tưởng niệm cố Thủ tướng Chu Ân Lai. Ngay tối hôm đó , Hoa Quốc
Phong triệu tập cuộc họp Bộ chính trị. Hội nghị quyết định ngay trong đêm
đó dọn hết các vòng hoa đi chỗ khác và được Mao Trạch Đông phê chuẩn,
lập tức các vòng hoa được dọn đi. Sáng hôm sau quần chúng rất phẫn nộ, dẫn
tới cuộc xung đột giữa quần chúng với cảnh sát và dân binh.Ngay sau đó lực
lượng bảo vệ được điều đến bao vây quảng trường , giải tán đám đông. Tối
ngày 07 tháng 04 , Bé chính trị họp lên án'' hoạt động phản cách mạng'' trên
quảng trường Thiên An Môn và theo đề nghị của Mao Trạch Đông, Hội nghị

quyết định cử Hoa Quốc Phong làm phó chủ tịch thứ nhất Ban chấp hành
Trtung ương Đảng và Thủ tướng chính phu, cách mọi chức vụ trong Đảng và
chính quyền của Đặng Tiểu Bình.
Ngày 09 tháng 09 năm 1976 Mao Trạch Đông từ trần. Ngay sau khi
chủ tịch Mao Trạch Đông từ trần nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn
ra cuôc đấu tranh quyền lực phức tạp và quyết liệt
14

×