Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỂU LUẬN: Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời kỳ trung đại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.57 KB, 23 trang )


1






















TIỂU LUẬN

Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời kỳ trung đại



























2





MỞ ĐẦU
Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn

Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa lớn và những thành tựu văn hóa và
các quốc gia cổ đại này đạt được đã đánh dấu một bước tiến dài của xã hội loài người trong tiến
trình phát triển của văn minh nhân loại.
Một trong bốn trung tâm văn hóa lớn đó là Trung Hoa. Mặc dù văn minh Trung Hoa được xem
là nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương
Đông thì xuất hiện muộn hơn (khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc,
cổ kính như Ấn Độ, huyền bí như Ai Cập mà văn hóa của Trung Hoa thời cổ - trung đại này
mang những sắc thái riêng và đậm màu sắc Trung Hoa (cổ - trung đại).
Một nền văn hóa phát triển rực rỡ và những thành tựu văn hóa mà Trung Hoa đem lại không
những có giá trị to lớn ở thời kì cổ trung đại mà còn có giá trị ở cả thời kì sau này. Điều này
được thể hiện rõ khi nghiên cứu và làm rõ những giá trị của những thành tựu văn hóa cũng như
sức ảnh hưởng của nó đến văn hoá của các quốc gia khá

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa và những thành tựu văn hóa Trung
Hoa thời cổ - trung đại
1.1. Khái quát về cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Trung Hoa thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Hoa đa dạng,
phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ
phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.Trung Hoa có
rất
nhiều sông trong đó có hai con
sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều
chảy theo hướng tây- đông. Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu,
tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của
nền văn minh Trung Hoa.
Lịch sử cổ đại Trung Hoa kéo dài gần 2000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến năm
221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Hoa từ lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở
rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc cả biên giới Trung Hoa chưa vượt qua dãy Vạn

lí Trường Thành ngày nay, phía tây mới đến tỉnh đông nam của tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ
bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang.
1.1.2. Lịch sử
Con người đã sinh sống ở đất Trung Hoa cách đây hàng triệu năm.
Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000
năm.
Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Hoa bước vào giai
đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Hoa chưa được ghi
chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết.
Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Hoa là ở thời kì Tam Hoàng ( Phục Hy,
Nữ Oa, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế ).
Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.
1.1.3. Dân tộc
Trung Hoa có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự
cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc
ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ).có 100 dân tộc ở Trung Hoa ngày nay, có 5 dân tộc đông người
nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.


3

Dưới thời quân chủ, ở Trung Hoa tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời người Trung
Hoa cổ đại cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa xung quanh là các tộc người lạc
hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc
Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ tinh thần tự hào dân tộc sớm hình thành từ thời cổ đại.
1.2. Những thành tựu chủ yếu của Trung Hoa thời cổ trung đại
Trung Hoa là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ - trung đại. Văn
minh Trung Hoa thời cổ - trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước phương đông.
1.2.1. Về chữ viết:
Chữ viết ở Trung Hoa cũng phát triển qua các thời kì :

Theo truyền thuyết, từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sang tạo ra chữ viết. Sự
thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Hoa mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên
mai Rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.
Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai Rùa và xương thú (chủ yếu là xương quạt của
bò) vì đó là những quẻ bói. Người Trung Hoa lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc
nhưng điều muốn bói lên vai giờ hoặc xương thú, đục lỗ lở giữa rồi nung, sau đó theo những
đường rạn nứt để đoán ý của trời đất qủy thần.
Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ:
Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm.
Chữ “ sơn” (núi) vẽ ba đỉnh núi.
Chữ “ thủy” ( nước) thì vẽ ba lần sóng.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng trên cơ sở phương
pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và âm thanh.
Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai Rùa Và xương thú có khắc chữ giáp cốt.
Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ.
Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu
thời kì này là kim văn cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Ngoài đồ đồng
chữ viết thời Tây Chu còn được viết trên trống đá thẻ tre.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là đại Triện cũng gọi là cổ văn thời Xuân
thu - Chiên quốc do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời
Tần, Lí Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với chữ của nước khác, cải tiến cách viết tạo thành
một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu Triện.
Cuối thời Tần Thủy Hoàng (221- 206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73- 49 TCN) xuất
hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác với chữ triện (còn giữ lại nhiều yếu tố tượng
hình, do đó có nhiều nét cong, nét tròn ) còn chữ lệ thì biến những nét đó thành : ngang, bằng, sổ,
thẳng, vuông khúc ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ không lâu nhưng có ý nghĩa rất quan
trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Chân tức là chữ Hán ngày nay.
1.2.2. Về văn học
Văn học Trung Hoa là một nền văn học rất phong phú và đa dạng, phát triển linh hoạt qua

mỗi thời kì lịch sử mỗi vương triều.
* Thời cổ đại
Trước khi thống nhất các vương triều, văn học thời kì này quen gọi là TiềnTần, trong nền
văn học Trung Hoa đã xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh Thi
và sở Từ
- Kinh thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Hoa, tập thơ cổ nhất của văn học
Trung Hoa được viết dưới thời Chu. Kinh thi gồm những bài thơ, ca dao, dân ca, của nhân dân
lao động và tầng lớp quý tộc (305 bài) ngoài ra có 6 bài gọi là Sinh thi (bài hát co tiếng sinh đệm
theo) có đề mục mà không có lời.
- Sở Từ là tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340-278), người nước sở, vào
thời Chiến quốc.

4

Sở từ là một thể thơ mới sau Kinh thi. Thời bấy giờ, ở vùng Giang hán lưu hành một loại
dân ca câu dài, câu ngắn với hình thức tương đối tự do, hay dùng chữ “Hề”. Khuất Nguyên đã
dung hình tức ấy để sang tác Li Tao, đó là Sở từ hay cũng gọi là “Tao thể”. Sở từ gồm Li Tao,
Cửu Chương, Cửu Ca, Thiên Vấn và Chiêu Hồn, trong đó giá trị nhất và hay được nhắc đến là Li
Tao.
Với di sản văn học để lại cho hậu thế Khuất Nguyên được khẳng định là nhà thơ vĩ đại
đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Những bài thơ tràn đầy tình cảm nồng nhiệt của ông Tao thể”
mà ông sang tạo đã làm cho sức biểu hiện thơ ca cực kì phong phú. Thủ pháp lãng mạn mà ông
vận dụng trong Li Tao đã ảnh hưởng sâu xa đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng
mạn trong văn học cổ điển Trung Hoa. Li tao đã trở thành biểu tượng của thơ ca Trung Hoa.
* Thời kì trung đại:
Văn học Trung Hoa phát triển đến đỉnh cao là ở thời kì này, với các thể loại nổi bật: Phú
(Hán), thơ (Đường), Từ (Tống), Kịch (Nguyên), Tiểu thuyết (Minh- Thanh).
Thơ Đường: chiếm vị trí nổi bật trong các thành tựu văn hóa Đường, là đỉnh cao của văn
hóa Trung Hoa và nhân loại thời bấy giờ (VII-IX),với 50000 bài thơ của 2300 thi sĩ thể hiện
bằng những quy phạm chặt chẽ. Trong hằng hà sa số các nhà thơ đó, nổi tiếng nhất là 3 nhà thơ

lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Bạch Cư Dị
+ Những kiệt tác của thơ đường tiêu biểu: “Trường hận ca” và “Tỳ Bà Hành”.
- Tiểu thuyết: đặc biệt phát triển vào thế kỉ XIV-XVIII. Thời kì này thuộc hai triều đại
Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911) bởi vậy còn gọi là tiểu thuyết Minh Thanh, hay tiểu
thuyết chương hồi, vì thể loại của nó là chương hồi, mỗi hồi ứng với một buổi kể, nhiều hồi
thành một chương, ứng với một câu chuyện. Từ đời Tống (thế kỉ 12, 13) đã xuất hiện các chuyện
kể. Thời này kinh tế thương nghiệp phát triển, nhiều đô thị lớn hình thành. Trong các hội hè
thường xuất hiện các nghệ nhân kể chuyện. Họ kể đủ thứ chuyện nhưng nhiều hơn cả là chuyện
lịch sử xa xưa, chuyện các hảo hán anh hùng đã đi vào truyền thuyết, chuyện các nhà sư đến Ân
Độ Mang kinh Phật về dịch và truyền bá, chuyện tình duyên của các tài tử giai nhân…Các nhà
văn thời Minh và Thanh đã sưu tầm các chuyện kể ấy gia công thêm bất trâu văn chương, hình
thành hàng rong hơn loạt bộ tiểu thuyết có giá trị. Trong hơn 300 bộ tiểu thuyết thời bấy giờ, có
các tác phẩm lớn và nổi tiếng:
+ Thủy Hử (Thi Nại Am): truyện kể về một số nhân vật anh hùng cuối thời Bắc Tống,
vạch trần tội ác của xã hội phong kiến; Biểu hiện lòng bất mãn và ý chí phản kháng của quần
chúng nhân dân lao động.
+ Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung): Tác phẩm được sáng tác trên cơ sở tiếp thu
thành quả kể chuyện dân gian và nghệ nhân kể chuyện, cùng những căn cứ sự thật lịch sử. Tất
nhiên, tác phẩm cũng không thiếu chỗ hư cấu, song hư cấu nhưng về cơ bản là hợp tình, hợp lí,
và đậm đà tính nghệ thuật chân thực. Cho nên, có ý kiến cho rằng, trong Tam quốc chí diễn
nghĩa “bảy phần sự thực, ba phần hư cấu”.
Tác phẩm kể lại lịch sử gần một thế kỷ- từ năm 184- 280 SCN, chủ yếu khắc họa cuộc đấu tranh
giữa ba tập đoàn chính trị: Ngụy, Thục, Ngô.
+ Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân): tác phẩm được sáng tác trên cơ sở câu truyện dân gian, với
trí tưởng tượng phong phú, lạ lùng.
Nội dung Tây Du Ký kể chuyện về Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung và thầy trò Đường Tăng,
trải qua nghìn vạn khó khăn , hiểm trở đến Tây Thiên lấy kinh.
+ Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần).
1.2.3. Sử học
Đến thời Tây Hán sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là

Tư Mã Thiên.
Với tác phẩm Sử kí, bộ thông sử đầu tiên của Trung Hoa, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch
sử 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế, trong đó chia làm năm phần là bản kỉ, biểu,
thư, thế gia, liệt truyện.

5

Tuy rằng quan điểm lịch sử của Tư Mã Thiên chủ yếu là quan điểm của giai cấp phong
kiến, nhưng qua sử kí, Tư Mã Thiên đã bộc lộ nhiều tình cảm với nhân dân, ca ngợi sự tích anh
hung và mỉa mai châm biếm những việc làm bạo ngược của bọn vua chúa.
Sau sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam- Bắc triều có hán thư của Ban Cố, Tam quốc
chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Việp …
Bắt đầu từ thời đường trên lĩnh vực sử học có hai vấn đề mới, đó là việc thành lập cơ quan biên
soạn lịch sử của nhà nước- gọi là “ sử quán” và việc ra đời những tác phẩm lớn với những thể tài
mới. Chính Quốc sử quán thời Đường đã soạn được cấc bộ sử Tấn thư, Luơng thư, Trần thư, Bắc
Tề thư, Chu thư,…Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Tông sử,
Nguyên sử, Minh sử…
Bên cạnh những bộ sử, các triều đại còn có một số tác phẩm lớn viết theo các thể tài khác như Sử
thông của Lưu Tri Cô, Thông điển của Đỗ Hữu thời Đuờng, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang
đời Tống.
Thời Minh- Thanh, cơ quan chép sử của nhà nước cũng biên soạn được nhiều tác phẩm
như: Minh thực lục, Minh sử, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh nhất thống
chí,…
Ngoài ra, những tác phẩm sử học do các sử gia khác viết theo các thể biên niên, kỉ sự bản
mạt, tạp sự, bút kí…cũng rất nhiều.
Những bộ sách trên là những di sản văn hoá vô cùng quý báu của Trung Hoa và có giá trị lịch sử
rất lớn.
1.2.4. Về Tư tưởng - Triết học
1.2.4.1. Một số học thuyết tiêu biểu của Triết học Trung Hoa cổ- trung đại
a. Thuyết Âm - Dương :

Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là
thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi
tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương
có Âm.
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá
không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát
quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát
quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau,
giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.
Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết
âm dương".
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả
mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Nói chung, cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng
rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.
Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo,
đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được
qui vào âm dương.
+ Ví dụ : về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông,
nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây,
bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong,
trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn
gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong
dương lại có mầm mống của âm.

6


+ Tư tưởng triết học về Âm - Dương :
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của
vạn vật, đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau : Âm và Dương.
+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý của sự thống
nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân
bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và
cái biến đổi.
+ Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm
- Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến đến đâu
thì Âm lùi đến đó và ngược lại, đồng thời “Dương cực thì Âm sinh”, “Âm thịnh thì Dương
khỏi”.
Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật,
phái Âm - Dương đã đưa ra cái lôgíc tất định : Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng
nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương – Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát
quái (Càn - Khảm - Cấn - Chấn -Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).
Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm
Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và
nhân sinh, xã hội như : Kiền, Khôn, Bí, Thái, Truân, Ký tế, Vị tế… Sự chú giải Kinh Dịch không
phải của một tác giả mà là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại với những xu hướng khác nhau.
Điều đó tạo ra một “tập đại thành” của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức
phong phú và sâu sắc.
b. Thuyết Ngũ hành :
Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong
thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.
Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên.
Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng
cháy, bốc lên.

Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.
Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh
và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương
thừa, tương vũ.
Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp
của sự vật.
- Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành
liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.
Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim
sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ
ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ
hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì
kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ
gìn lẫn nhau.
- Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương
khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và
mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái.
Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng
nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.

7

Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ
mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh,
do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
- Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao

gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì
không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong
khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất
nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra
sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt.
Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một
cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ.
Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo
nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân
bằng trong thiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc
không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn
chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có
con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.
c. Thuyết Bát quái :
Là lý thuyết triết học giải thích thế giới được tạo thành bởi 8 nhóm sự vật, hiện tượng khác
nhau.
Tiên thiên Bát quái là 8 quẻ thuộc về Trời, chỉ về Thiên Lý hay Lẽ Trời.
Vì lúc đó chưa có chữ viết, vua Phục Hi sử dụng các vạch để diễn tả.
Sử dụng vạch liền, vạch liên tục, tức vạch Lẽ, gọi là Cơ để tượng trưng cho phần Dương.

Sử dụng vạch đứt đoạn, tức vạch Chẳn, gọi là Ngẫu để tượng trưng cho phân Âm.
Lưỡng Nghi (Âm Dương) được tượng trưng bằng 2 vạch Dương và Âm gọi là Dương
Nghi và Âm Nghi.
+ Tứ Tượng : Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là
Thái Dương (Thái có nghĩa là đã lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một
Dương làm chủ ở dưới, nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm
lên trên Âm Nghi thì thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì
ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm.
Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu
Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương căn,
Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương. Dương sinh ở dưới thành ra Thiếu
Dương có một vạch Dương mới sinh ở dưới làm chủ. Dương trưởng ở trên thành ra Thái Dương
với hai gạch Dương là Dương đã toàn thịnh. Âm sinh ở trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới
sinh ở dưới làm chủ. Âm trưởng ở dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh.
Bát Quái là 8 Quẻ mỗi Quẻ gồm có 3 vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là
Quẻ Đơn hay Đơn Quái, dùng để diễn tả 8 hiện tượng chính của hoạt động Âm Dương trong Vũ

8

Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo thứ tự hoàn toàn theo tự
nhiên : Dương trước, Âm sau, tay mặt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau
: Càn, Đoài, Li, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Càn : Trời, Thiên. Càn vi Thiên. Dương đã thinh và Âm đã hủy.
Đoài : Đầm, ao. Đoài vi Trạch. Dương đã lớn và Âm sắp tàn.
Li : Lửa, hơi nóng. Li vi Hỏa. Dương đã lớn và Âm sắp tàn.
Chấn : Sấm, sét. Chấn vi Lôi. Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy.
Tốn : Gió. Tốn vi Phong. Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy.
Khảm : Nước, chất lỏng. Khảm vi Thuỷ. Âm đã lớn và Dương sắp tàn.
Cấn : Núi non. Cấn vi Sơn. Âm đã lớn và Dương sắp tàn.
Khôn : Đất, Địa. Khôn vi Địa. Âm đã thịnh và Dương đã hủy.

1.2.4.2. Một số trường phái tư tưởng tiêu biểu
a. Nho gia
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là
Khổng Tử (551 - 479 tr. CN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn
thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho gia
Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân
cận.
Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử)
và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về
kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị
- đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư
tưởng chủ yếu sau:
Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của
xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (gọi là Tam cương).
Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của
quan hệ thì vua - cha - chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân
quyền và phụ quyền của Nho gia.
Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy
những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một "xã hội đại
đồng". Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng - tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm -
ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có
thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên.
Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng "đại
đồng". Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ
yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì
chuẩn mực gốc là "Nhân". Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v .v.
đều là những biểu hiện cụ thể của Nhân.
Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề
chính trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt
ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất

quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông, "bản tính con
người vốn là thiện" (Nhân chi sơ, tính bản thiện). Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của
con người từ khi mới sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ .v.v.
Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị - đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên,
bẩm sinh. Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng - Mạnh) đề cao sự giáo dục con
người để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn.
Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con người vốn là
ác (Nhân chi sơ, tính bản ác). Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở thành thiện (Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí ). Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước kết

9

hợp giữa Nho gia và Pháp gia.
Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 - 479 tr.CN)
Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Một mặt,
khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên luôn luôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời. “ Trời có nói gì
đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “ cũng
như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử
Hãn, 16). Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát của ông. Mặt khác, ông
lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh). Đó là yếu tố
duy tâm khách qua trong quan điểm của ông. Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do
mệnh Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể cải
được mệnh Trời”. Hiểu biết mệnh Trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn
thiện là người quân tử. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần;
nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống.
Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển, không đặt ra
vấn đề chân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu mà có). Theo ông, tri
thức có hai loại là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ ngu”(học cũng không biết). Nghĩa
là ông đã thừa nhận có tri thức tiên thiên, có trước sự nhận thức của con người. Đối tượng để dạy

dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí” và “ngu”, nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí. Còn
không học thì rơi xuống hạ ngu. Ưu điểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì
không phân loại). Khổng Tử cũng nêu ra một số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải
đi đôi với luyện tập; học phải kết hợp với suy nghĩ; phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được
cái cốt yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quan niệm học theo lối “hoài cổ”, coi thường
tri thức về sản xuất, lao động chân tay.
Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị - xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong
học thuyết Khổng Tử. Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của
Khổng Tử là : Nhân, lễ, trí, dũng cùng với một hệ thống quan niệm về chính trị - xã hội như
“nhân trị”, “chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân”
Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình. Nhân có ý
nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ
theo trình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với nội dung khác nhau. “Sửa mình theo lẽ là
nhân”, “ Điều gì mình không muốn, đừng đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương
người là nhân” Tư tưởng bao trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người.
Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ”. Lễ ở Khổng Tử là những phong
tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật Nhà nước như: sinh,
tử, tang, hôn tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp Lễ được coi là hình thức biểu hiện của nhân.
Mặc dù kiên trì bảo vệ lễ của nhà Chu , nhưng Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và
phát triển nó lên, biến lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương. Để làm đươc
điều đó cần phải có “lễ” và “chính danh”. “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng”(Luận
ngữ, Nhan Uyên ); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đángcủa người ấy, trên
dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận
ngữ, Bát Dật, 19) Theo Khổng Tử, muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì
“danh không chính thì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự
việc không thành công thì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt
không đúng; hình phạt không đúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3). Xuất phát
từ tình hình loạn lạc của xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu lên thuyết “chính
danh”, nhưng trên thực tế, học thuyết này mang tính bảo thủ, bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà

Chu.
Để thực hiện mục đích của mình, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống
và chủ trương “thượng hiền”, dùng người không phân biệt đẳng cấp xuất thân của họ. Trong việc

10

chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự”
(Luận ngữ, Tử Lộ). Việc ông mở trường dạy học chính là nhằm mục đích đào tạo ra những người
có tài, đức tham gia vào công cuộc cai trị.
Toàn bộ học thuyết về nhân, lễ, chính danh của Khổng Tử là nhằm phục vụ mục đích
chính trị là “Đức trị”. Ông phản đối việc dùng hình phạt để trị dân vì làm như vậy, dân sợ mà
phải theo chứ không phục. Theo ông, làm chính trị mà dùng đức cảm hóa người thì giống như
sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các sao khác đều chầu đến.
*Tóm lại:
So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn
cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai
ngàn năm của xã hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ sung
và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu
biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho
như Đổng Trọng Thư (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (thời
Tống). Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng
cơ bản:
Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia
theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến;
vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ
đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính
khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh.
Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng
các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương - Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo
gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại

thành của tư tưởng Trung Hoa. Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là
Phật giáo. Sự kết hợp các tư tưởng triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho
gia đã có ngay từ thời Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử. Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới
mức nhuần nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 - 1279).
b. Đạo gia
Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr. CN). Học thuyết của ông được
Dương Chu và Trang Chu thời Chiến quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng ít nhiều khác
nhau. Những tư tưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu chủ yếu qua Đạo đức kinh và Nam
hoa kinh.
Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học thuyết về "Đạo" với những tư tưởng biện chứng,
cùng với học thuyết "Vô vi" về lĩnh vực chính trị - xã hội.
Về bản thể luận, tư tưởng về Đạo là nội dung cốt lõi trong bản thể luận của Đạo gia. Phạm trù
Đạo bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- "Đạo" là bản nguyên của vạn vật. Tất cả từ Đạo mà sinh ra và trở về với cội nguồn của Đạo.
- "Đạo" là cái vô hình, hiện hữu là cái "có"; song Đạo và hiện hữu không thể tách rời nhau. Trái
lại, Đạo là cái bản chất, hiện hữu là cái biểu hiện của Đạo. Bởi vậy, có thể nói: Đạo là nguyên lý
thống nhất của mọi tồn tại.
"Đạo" là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Nguyên lý ấy là "đạo pháp tự nhiên".
Chính trong quan niệm về "Đạo" đã thể hiện một trình độ tư duy khái quát cao về những vấn
đề bản nguyên thế giới, nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
Quan niệm về tính biện chứng của thế giới không tách rời những quan niệm về "Đạo", trong
đó bao hàm những tư tưởng chủ yếu sau:
Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc "bình quân" và "phản phục" (cân bằng và quay trở
lại cái ban đầu).

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái
này đã có cái kia.

11


Do nhấn mạnh nguyên tắc "bình quân" và "phản phục" trong biến dịch nên Đạo gia không
nhấn mạnh tư tưởng đấu tranh với tư cách là phương thức giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện
sự phát triển; trái lại, đã đề cao tư tưởng điều hòa mâu thuẫn, coi đó là trạng thái lý tưởng. Bởi
vậy triết học Đạo gia không bao hàm tư tưởng về sự phát triển.
Học thuyết chính trị - xã hội với cốt lõi là luận điểm "Vô vi". Vô vi không phải là cái thụ
động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của
"Đạo".
c. Mặc gia
Phái Mặc gia do Mặc Tử, tức Mặc Địch (khoảng từ 479 -381 tr.CN) sáng lập thời Xuân Thu.
Sang thời Chiến Quốc dã phát triển thành phái Hậu Mặc. Đây là một trong ba học thuyết lớn nhất
đương thời (Nho - Đạo - Mặc).
Tư tưởng triết học trung tâm của Mặc gia thể hiện ở quan niệm về "Phi thiên mệnh". Theo quan
niệm này thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu không phải là do định mệnh của Trời mà là do người. Nếu
người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói. Đây là quan
niệm khác với quan niệm Thiên mệnh có tính chất thần bí của Nho giáo dòng Khổng - Mạnh.
Học thuyết "Tam biểu" của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu
hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực
của nhận thức.
Thuyết "Kiêm ái" là một chủ thuyết chính trị - xã hội mang đậm tư tưởng tiểu nông. Mặc Địch
phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc, thân sơ trong học thuyết "Nhân".
Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau, không phân biệt thân sơ, đẳng cấp
Phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương diện nhận thức
luận.
d. Pháp gia
Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùng những luật lệ,
hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và củng cố
chế độ chuyên chế thời Chiến quốc.
Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ
công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời.
Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 - 233 tr. CN). Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử

dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau:
+ Về tự nhiên:
Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan mà ông gọi là
Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi. Còn mỗi sự
vật đều có "Lý" của nó. "Lý" là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái
luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó, ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ
dựa trên quy luật khách quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của "Lý", chống thái độ cố
chấp và bảo thủ.
+ Về lịch sử:
Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào
là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã phân chia sự
tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập
quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là:
- Thời Thượng cổ: Con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn.
- Thời Trung cổ: Con người đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai.
- Thời Cận cổ: Bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau.
Động lực căn bản của sự thay đổi xã hội được ông quy về sự thay đổi của dân số và của cải
xã hội.
+ Về thuyết "Tính người":
Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính người là ác, đưa ra học thuyết luân lý cá nhân vị
lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi Kẻ thống trị phải nương theo tâm lý

12

vị lợi của con người để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội.
+ Tư tưởng về pháp trị.
Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết Pháp trị,
nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng phản đối thuyết nhân trị, đức
trị của Nho giáo, phép "vô vi trị" của Đạo gia. Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố
tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là

phương tiện để thực hiện chính sách đó.
- "Pháp" là một phạm trù của triết học Trung Hoa cổ đại. Theo nghĩa hẹp, là quy định, luật lệ
có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp được coi
là một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy, pháp được coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan
để định rõ danh phận, giúp cho mọi người thấy rõ được bổn phận, trách nhiệm của mình.
- "Thế" là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể.
- "Thuật" cũng là chính danh, là phương sách trong thuật lãnh đạo của nhà vua nhằm lấy danh
mà tránh thực
1.2.5. Về khoa học tự nhiên
Cách ngày nay trên 4000 năm, khoa học tự nhiên của Trung Hoa đã có những thành tựu
rực rỡ:
* Thời cổ đại:
Thiên văn học:
Ra đời từ rất sớm và đạt được nhiều tiến bộ ở thời Xuân thu - Chiến quốc (770 – 221
TCN). Đó là sự ghi chép lại các lần nhật thực (37 lần trong vòng 242 năm ( nay đã chứng minh
được 33 lần hoàn toàn chính xác)), các vì tinh tú ( 800 vì tinh tú, trong đó có 120 vì tinh tú được
xác định). Bảng ghi chép các hành tinh của người Trung Hoa - “Cam Thạch Tinh” có từ thời
Xuân Thu, được coi là bảng ghi chép các vì sao xưa nhất thế giới.
Thế kỉ VII TCN, người Trung Hoa đã biết dung một cái “cọc” đứng để đo bóng mặt trời (gọi là
Thổ khuê), qua đó đã xác định được ngày hạ chí và đông chí, làm cho cách tính lịch ngày càng
chính xác.
Lịch:
Yêu cầu của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho người Trung Hoa biết làm lịch
từ rất sớm. Đến đời Thương, họ đã phát minh ra lịch- âm lịch( lịch kết hợp với vòng quay của
mặt trăng xung quanh quả đất với vòng quay của quả đất xung quanh mặt trời. Để tính năm,
tháng, tháng thiếu, tháng đủ, họ lấy tuần trăng tròn và trăng khuyết để tính.
Theo đó một năm được chia làm 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày.
Người đời Thương đã biết thêm tháng nhuận để cho khớp với vòng quay của quả đất xung quanh
mặt trời. Lịch pháp âm lịch, cho đến nay, vẫn còn đang được sử dụng song song với dương lịch
ở Trung Hoa( kể cả ở Việt Nam và một số nước khác ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa).

Y học :
Từ thời Chiến Quốc các thầy thuốc Trung Hoa đã biết giải phẫu cơ thể người biết nội
tạng và bộ máy tuần hoàn của người; chuẩn đoán bệnh qua bắt mạch; châm cứu, sắc thuốc để
chữa bệnh. Đặc biệt, thời kì này đã xuất hiện nhiều cuốn sách có tính chất tổng kết về Y học và
dược học, như: “ Hoàng đế nội kinh”, “ Sơn hải kinh”…
Ngoài các lĩnh vực khoa học trên, những tri thức về toán học, lý học, nông học, sinh vật
học cũng đạt tới trình độ cao.
* Thời trung đại
+ Bốn phát minh lớn
Giấy: do Do Thái Luân phát minh ra vào thời Đông Hán ( thế kỉ VIII SCN )
Đến thời Đường, kĩ thuật làm giấy đã hoàn chỉnh: pha thêm hồ bột với nhựa cây, tạo ra giấy
chắc hơn và dễ thấm mực. Giấy làm được nhiều màu khác nhau (trong khi đến thế kỉ 13 ở châu
Âu vẫn viết trên da cừu).
Nghề in
Bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu

13

Lúc đầu là in chữ liền: khắc chữ lên bảng gỗ, cứ một bảng là một tờ giấy nên rất tốn kém
Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung ( trong khi châu
Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời)
Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được truyền bá
sang Triều Tiên. Người triều đã cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi đến chữ rời bằng
đồng. Thứ chữ này lại được truyền bá trở lại Trung Hoa.
La Bàn
Có từ rất sớm, khoảng thời Tây Chu
Thời Chiến quốc ( cuối thời Đông Chu), Người Trung Hoa đã tìm ra nam châm ( từ thạch). Cửa
ra vào của cung A Phòng của Tần Thủy Hoàng có gắn một thanh nam châm rất lớn, ai mang vũ
khí đi qua sẽ bị hút lại )
Đến thời Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh ( phát hiện ra thêm tính chất sắt nhiễm từ).

Thời Nguyên: La bàn đã hoàn chỉnh ( được Crixtop Colombo sử dụng ) sau đó truyền bá
sang châu Âu, và chính nhờ hệ thống La bàn này mà người châu Âu mới thực hiện được những
phát kiến địa lí.
Thuốc súng
Phát minh rất tình cờ, ngẫu nhiên. Người Trung Hoa quan niệm con người có thể trưởng
sinh bất tử. thời Nam Bắc triều có rất nhiều đạo sĩ tìm cách chế tạo thuốc trường sinh bất tử ( từ
diêm sinh, lưu huỳnh, than củi…, họ tình cờ để lửa bén vào gây nổ ).
Đến thời Đường, thuốc nổ mới chỉ được sử dụng để làm pháo. Đến thời Tống mới dùng
để làm đạn lửa, cầu lửa.
Người châu Âu đã nhanh chống tiếp thu và sử dụng phát minh này của người Trung Hoa một
cách hữu hiệu để làm súng trường, hỏa mai…Thứ vũ khí này đã góp phần phá vỡ nền tảng
phonmg kiến ở châu Âu đẩy nhanh quan hệ TBCN (vì chỉ có dùng thuốc nổ mới có thể phá được
lâu đài của phong kiến. Thuốc súng còn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phát kiến địa lí
của châu Âu.
*Không kể bốn phát minh quan trọng, đóng góp cho nền văn minh nhân loại đã nói ở
trên, thời trung đại, trên cơ ở kế thừa những thành tựu rực rỡ của thời cổ đại, Trung Hoa đã có
những cống hiến xuất sắc cho nền văn minh của nhân loại ở các lĩnh vực toán học, thiên văn học
và y dược.
* Toán học
Từ thời hán truyền lại có quyển Cửu chương toán thuật trong đó nêu ra các phương pháp
tính ruộng tích ruộng đất theo các hình thức khác nhau, tính khối lượng đất đắp thành đào hào,
tính toán tiền khi mua bán gia súc, lương thực….Trong khi tính toán các vấn đề nói trên, sách
này đã đề cập đến một số mặt của đại số học, như phương pháp giải phương trình bậc một có
chứa nhiều ẩn số …
Đến thời Nam- Bắc triều, Tổ Xung Chi (429- 500) lại có một cống hiến lớn về toán học. Ông đã
tìm được số Pi chính xác có 7 số lẻ nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927. Phát minh này của
Tổ Xung Chi sớm hơn những nhà toán học các nước khác trên 1000 năm. Vì vậy, có học giả
Nhật Bản đề nghị gọi số Pi là “số Tổ”.
*Thiên văn học
Trung Hoa vốn có nhiều hiểu biết từ rất sớm. Từ thời Tần Hán, người Trung Hoa đã phát

minh ra nông lịch, tức là chia một năm thành 24 tiết để căn cứ vào đó nông dân biết các thời vụ
sản xúât. Đồng thời phép làm lịch ngày càng tiến bộ , do vậy từ thời Tây Hán về sau, các triều
đại đã nhiều lần điều chỉnh lịch, nên ngày một chính xác.
Nhà Thiên văn học nổi tiếng thời Đông Hán là Truơng Hành (78- 139). Ông đã biết ánh
sang của mặt trăng là nhận từ mặt trời. Ông cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ trứng mà quả đất
thì như lòng đỏ, một vòng của bầu trời là 365◦ ¼ một nửa ở trên quả đất, một nửa ở dưới quả đất.
Căn cứ theo suy nghĩ ấy của mình, ông làm một mô hình thiên thể gọi là “ hồn thiên nghi ”. Khi
mô hình này chuyển động thì các vì sao trên đó cũng di chuyển giống như tình hình thực ngoài
bầu trời.

14

Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lí- địa chất học. Ông chế được một dụng cụ đo động
đất gọi là “ địa động nghi”, có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất.
*Y dược
Từ thời Hán đã xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều sách thuốc. Thương hàn luận nói
về cách chữa bệnh thương hàn của Trương Trọng Cảnh cho đến nay vẫn là liệu tham khảo có giá
trị trong ngành đông y của Trung Hoa. Thầy thuốc nổi tiếng nhất cuối thời Đông Hán là Hoa Đào
ông là người đầu tiên ở Trung Hoa đã biết dung phẫu thuật để chữa bệnh. Ông còn chủ chương
phải luyện tập than thể cho huyết mạnh được lưu thong và chính ông đã soạn ra bài thể dục “ ngũ
cầm hí” tức là động tác bắt trước năm loài động vật là Hổ, Hươu, Gấu, Vượn và Chim
Đến thời Minh nhà Y học nổi tiếng là Lý Thời Trân. Tác phẩm Bản thảo cương mục của ông là
một quyển sách thuốc rất có giá trị tác phẩm giới thiệu 1.558 vị thuốc do người đời trước tìm ra,
và them vào 374 viên thuốc mới. Tác giả đã phan loại một cách khoa học, đặt tên, giới thiệu tính
chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì thế, sách này không chỉ là một tác phẩm dược
học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng. Sự ra đời của quyển Bản thảo
cương mục đã đẩy ngành y dược của Trung Hoa phát triển trên một bước rất lớn
.1.2.6. Về nghệ thuật.
Hai lĩnh vực đạt nhiều thành tựu là kiến trúc và hội hoạ
1.2.6.1. Kiến trúc

Những công trình kiến trúc của Trung Hoa cổ trung đại có những đặc điểm :
- Sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau và chủ yếu là vật liệu bằng gỗ
- Kiến trúc bao giờ cũng có nhiều mái, thường theo lối mái cong.
- Từng quần thể kiến trúc có hình thức độc đáo .
- Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc đại để, rung động lòng người.
- Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.
- Bố cục đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt
- Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao
- Kĩ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại
- Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. trên các công trình kiến trúc có nhiều tác phẩm điêu
khắc
- Nhìn chung thời Tần Hán, thời Ngụy Tấn, Nam – Bắc triều, thời Đường, Thời Tống và
thời Minh Thanh là những thời kì có nhiều công trinh kiến trúc tiêu biểu nhất
* Những công trình kiến trúc tiêu biểu
+ Vạn lí trường thành: do 3 nước Tần, Yên, Triệu thời Chiến quốc xây dựng nhằm ngăn
chặn thời hung Nô từ phương Bắc tràn xuống. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa đã
cho nổ 3 đoạn thành lại dài hơn 5000 km, cao từ 6- 12m rộng 5- 10m, cứ 360 m có một tháp
canh.
+ Cố đô Bắc Kinh (Tử Cấm Thành ): Xây dựng khoảng 1406- 1420 ( đời vua Vĩnh Lạc)
Cố Kinh từ đó trở thành nơi ở của 24 triều vua Minh Thanh. Hiện nay vẫn còn 100 toà cung điện,
và 8600 gian. Trong quần thể kiến trúc này lớn nhất là điện Thái Hoà ( nơi tổ chức thi đình, yến
tiệc, đón khách) và điện Trung Hoà (nơi vua và các quan chuẩn bị cho buổi thuyết triều).
+ Di Hoà Viên: một vườn hoa xây dựng cách thành phố Bắc Kinh 18km về phía tây bắc
xây dựng vào thời Minh Thanh.
+ Định Lăng: ngôi mô của vua Vạn Lịch được xây dựng trong khu thập tam lăng, ở phía
tây bắc thủ đô Bắc Kinh. Đặc điểm cách 14km/1km tường bao quanh. Khu thập tam lăng có
nhiều kiến trúc như nhà thờ nhà để bia.
* Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa gắn bó chặt chẽ với tập tục tôn giáo. Về chất liệu phần lớn các
tác phẩm điêu khắc Trung Hoa tạc bằng đá hoa cương. Nhiều bức bộ tượng nhỏ được tìm thấy

trong bức tượng người chết đời Đường. Nhiều di tích điêu khắc phật giáo cổ được giữ gìn trong
các đền thờ trong hang đá. Tìm thấy các bức tượng Phật tạc trên đá tảng. Khác với phật của Ấn
Độ siêu thoát khỏi trần tục, Phật của Trung Hoa người hơn trần thế hơn.

15

Ở Trung Hoa cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu.
Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán
( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
1.2.6.2. Hội hoạ
Hội hoạ Trung Hoa có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích
hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn
Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.
Các hang đá còn lưu lại những hình vẽ trên vách về chủ đề các lời răn của phật. Bức hoạ Trung
Hoa đặc sắc với các gam màu vàng tranh

Chương 2: Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến thế giới, chủ yếu ở Đông Bắc Á
và Việt Nam.
2.1. Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với thế giới
Trong suốt 3500 phát triển, nền văn hóa vĩ đại của Trung Hoa đã có nhiều lần vượt lên trên
nền văn hóa các nước khác. Chính người Trung Hoa đã cống hiến cho nhân loại cách sản xuất ra
giấy, kĩ thuật in ấn, chế ra thuốc nổ và la bàn. Xuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa Trung Hoa
là khát vọng trường kì hoàn thiện tư duy của nhân loại. Nhà nước xuất hiện sớm cùng với những
thành tựu lớn lao của nền văn hóa, văn hóa Trung Hoa thời cổ trung đại đã làm cho Trung Hoa
trở thành một trung tâm văn hóa quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến khu vực
Đông Bắc Á và Đông Nam Á (Việt Nam)Từ cuối thế kỉ XII đến thế kỉ XIII La bàn được truyền
sang A Rập,từ đó sang Châu Âu và đã đóng góp rất nhiều cho nghành hàng hải thế giới.
Sau thế kỉ VI kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa được truyền sangTriều Tiên,Việt Nam và
Nhật Bản. Đến thế kỉ VIII, phương pháp này qua Thổ Nhĩ Kì truyền vào A Rập, sau đó được
truyền sang châu Âu.

Kĩ thuật in ấn của Trug Hoa cũng dần được truyền sang các nước láng giềng như Triều Tiên,
Nhật Bản sau đó truyền sang A Rập và Châu Âu.
Vào thế kỉ XIII thuôc súng và vã khí mang thuốc súng của Trung Hoa đã lần lượt đưa vào Ấn
Độ, A Rập và vào cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV được truỳên sang châu Âu.
Ngoài bốn phát minh trên một số thành tựu khoa học kĩ thuật khác của Trung Hoa cũng
có ảnh hưởng nhất định đối với văn minh nhân loại. Thuật luyện đơn (bào chế thuốc) của Trung
Hoa sau khi truyền vào A Rập, đã góp phần thúc đẩy kĩ thuật chế biến thuốc của nước này phát
triển, sau đó kĩ thuật chế biến thuốc của Châu Âu lại chịu ảnh hưởng của A Rập và nền khoa học
hiện đại sau này chính là được phát triển trên cơ sở kĩ thuật chế biến thuốc ở Châu Âu thời Trung
Cổ.
Đồ sứ tinh sảo của Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới. Vào nửa cuối thế kỉ XV, kĩ thuật
làm đồ sứ của Trung Hoa đã được truyền sang Italia, mở ra một kỉ nguyên mớ cho lịch sử ché tạo
đồ sứ của Châu Âu và còn ảnh hưởng cho tới ngày nay.
Nền văn học rực rỡ và đồ sộ của Trung Hoa cũng ảnh hưởng rất lớn đến thế giới những
tác phẩm văn học nổi tiếng ( Tam quóc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thuỷ Hử, Liêu
trai chí dị, Kim bình mai), đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được học giả nước ngoài đánh
giá cao.
Nền nghệ thuật phong phú và thần bí của Trung Hoa đã khiến bao nhiêu triết gia và nghệ
thuật gia của Châu Âu thán phục. ở Thế kỉ XVIII. Nhà Khải mông tư tương Pháp Voltaire đã gọi
Trung Hoa của phương Đông là “cái nôi của nền nghệ thuật”.
Triết học Trung Hoa cung có ảnh hưởng sâu sắc ở châu Âu vào thế kỉXVII – XVIII. Triết
gia, Gottfdied Von Lebniz, người tiên phong của triết học cổ điển Đức là triết gia đầu tiên nhìn
ra tầm quan trọng của văn hoá Trung Hoa đối với sự phát triển của châu Âu.
Ở Đức, trào lưu lấy “tôn giáo triết học” thay thế tôn giáo thần học cũng chịu ảnh hưởng
của văn hoá Trung Hoa.
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Đông Bắc Á và Việt Nam
2.2.1.Ảnh hưởng của chữ viết

16


2.2.1.1. Đối với Việt Nam
Có nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ thứ I TCN, ngay
sau khi Trung Hoa chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ thứ I TCN đến
năm 938, tiếng việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho). Trong suốt
thời gian bắc thuộc với chính sách hán hóa của nhà hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt
Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với ngôn ngữ tiếng Việt.
Việt Nam trước khi chữ Hán du nhập một số học giả cho rằng người Việt cho chữ viết
kiểu nút gọi là “chữ khoa đậu”. Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu
thắt nút để trị quốc như các nhà sử học của Trung Hoa mà người Việt có văn tự riêng của mình;
bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía bắc có chữ viết ngoằn ngoèo
như lửa nên goi là chứ Hỏa tự. Tiến việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường- Khmer
của Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập
vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ I TCN, ngay sau khi Trung Hoa chiếm xong Việt Nam. Tuy
người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán
thành từ Hán - Việt. Từ đó đã có nhiều từ Hán – Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự
phát triển của tiếng hán của Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của
tiếng Hán ở chính Trung Hoa thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng củn Ngô
Quyền, Việt Nam đã độc lập và không phụ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn
ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ
được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở
Trung Hoa. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại
theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán – Việt.
Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho mình, đó là
chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể
viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường nhưng họ cũng phải sự dụng chữ Hán
chuẩn trong văn thư để tỏ lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông.
2.2.1.2. Đối với Triều Tiên
Đối với văn hóa một dân tộc, chữ viết đóng vai trò vừa là một thành tố của văn hóa, vừa
là nền tảng thúc đẩy văn hóa đó phát triển. Trong giai đoạn đầu hình thành nền văn hóa, Triều
Tiên chưa sáng tạo ra chữ viết riêng nên phải vay mượn chữ của Trung Hoa. Nhưng điều đó

không có nghĩa là họ sử dụng chữ Hán một cách bê nguyên xi mà biến đổi thành các loại chữ
phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa nước mình.
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá sớm từ thiên niên kỷ thứ hai TCN
(nhưng cũng có nhiều học giả cho rằng từ thiên niên kỉ thứ IV-V) xuất hiện các văn bản viết tay
của người Hán. Các bản viết tay được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng
chữ Hán để viết tiền Triều Tiên trở nên phức tạp cho nên các học giả người Hán đã tìm cách cải
biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên.
Vào khoảng thế kỷ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ kí âm, được gọi là Hangul hay
Chosŏngŭl, chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng
thay thế cho chữ Hán. Cho tới ngày nay Chosŏngŭl lúc ban đầu gồm 28 kí tự, sau đó còn 24 kí tự
giống như bảy chữ cái Latinh, và được dùng để kí âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏngŭl đã xuất
hiện nhưng chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong trường học.
Tóm lại, từ việc sử dụng chữ Hán, người Triều Tiên đã sáng tạo ra chữ viết cho riêng
mình. “ngôn ngữ, văn tự là ngưng kết lao động sáng tạo của dân tộc trong thời gian dài”. Còn đối
với người Triều Tiên thì đó là thành tựu quan trọng không gì sánh được trong lịch sử, văn hóa,
một minh chứng xác thực nhất cho sự ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa Trunng Hoa.
2.2.1.3. Đối với Nhật Bản
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên được gọi là Kanji và
được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật Bản và Triều Tiên vào
khoảng thế kỷ IV, V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào
Nhật người Nhật dùng chữ Hán để viết tiềng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên của người Nhật sáng

17

tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man – yogana. Hệ thống chữ viết này khá phức tạp.
Man – yogana được đơn giản hóa thành Hiragana và Katahana. Cả hai loại chữ này trải qua
nhiều chỉnh lí và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay của Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được
viết bằng bốn loại kí tự chữ hán (Kanji) chữ mềm (Hiragana) chữ cứng (Katakara) chữ Latinh
(hay Rômaji).
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm hán cổ, được

gọi là On – yomi và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun – yomi. Trong quá trình phát
triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn sáng tạo ra một số chữ ( khoảng vài trăm chữ ) và
mỗi chữ này chỉ có một cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kôkuji.
Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ
bản trong trường học và được Quốc Hội thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán
thông dụng được điều chỉnh lại gồm 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác,
dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng đẻ viết tên người được điều chỉnh
thêm, số lượng tăng lên 400 chữ các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán
thường dùng và Bảng chữ Hán dùng để viết tên người.
2.2.2. Ảnh hưởng của Văn học
2.2.2.1. Đối với Triều Tiên
Cũng như chữ viết văn học Triền Tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn học Trung Hoa
song không vì thế mà nó bị xem là “ một phụ lục của văn hoc Trung Hoa”. Ngược lại người
Triều Tiên đã tạo ra một nền văn học phong phú, đa dạng mang phong cách rất riêng và “đáng để
các đất nước trong vùng Đông Á nể trọng”.
+ Tiếp biến về mặt hình thức
Về chữ viết: trong nền văn học Triều Tiên, dòng văn học chữ Hán chiếm vị trí chủ đạo
xuyên suốt thời kì cổ trung đại. Đặc biệt từ giai đoạn vương triều Tân La các học giả Triều Tiên
xưa ca ngợi chữ Hán là “ chân thư”, là thứ chữ cao quý chữ viết đặc thù của các nho sĩ tầng lớp
trên trong xã hội. Văn học chữ Hán chiếm khối lượng lớn và đồ sộ trong toàn bộ nền văn hoc
Triều Tiên. Tuy nhiên từ sự tiếp biến về mặt chữ viết các tầng lớp dưới trong xã hội đã sử dụng
chữ IDU và chữ Hangul để sáng tác tạo nên một dòng văn học riêng biệt.
Về mặt thể loại: Triều Tiên một mặt sử dụng các thể loại sáng tác trong văn hoc Trung
Hoa, mạt khác tạo ra những thể loại mới phù hợp với phong cách của mình trong văn xuôi Triều
Tiên sử dụng các thể loại của Trung Hoa: Sử kí, truyền kì, văn biền ngẫu, tiển thuyết một cách
nhuần nhuyễn, điêu luyện. Thế kỷ XIV, xuất hiện trong văn học Triều Tiên các tác phẩm theo lối
truyền kì tiêu biểu như “ Kim ngao tân thoại” (của Kim Thời Tập). Nhưng tiếp sau đó thế kỷ XV
– XVII khi các tiểu thuyết Minh – Thanh ra đời ngay lập tức nó cũng được vận dụng để sáng tác
ở Triều Tiên.
Trong thơ ca: hầu hết các thể thơ Trung Hoa đều được sử dụng để sáng tác ở Triều Tiên.

Tuy nhiên, những thể loại văn hoc Trung Hoa không đủ để truyền tải những cảm xúc tinh tế nên
người Triều Tiên đã sáng tạo ra nhiều thể loại mới. Đặc biệt tới thời kì vương triều Cao ly,
vương triều Lý các thi sĩ Triều Tiên đã sáng tao ra thể thơ Sijo và Kasa.
Tóm lại, để đánh giá vấn đề này, xin dẫn lời nhận xét của giáo sư ngữ văn Kimyulkyu
(dại học tổng hợp Hàn Quốc): “Người Triều Tiên đã sử dụng chữ Trung Hoa và các kĩ thuâth thơ
Trung Hoa điêu luyện hơn bất cứ dân tộc không phải Trung Hoa nào khác, và đã phát triển được
một truyền thống đặc văn chương, do đó tạo nên một sự hình thành lịch sử thơ ca Hàn – Trung
lâu đời”.
+ Tiếp biến về mặt nội dung
Cũng như văn học Trung Hoa, văn học Triều Tiên phản ánh hai đề tài thơ chủ đạo là lịch
sử và cảnh thiên nhiên.
Đặc điểm độc đáo nhất trong văn học Triều Tiên là không dừng lại ở khuôn mẫu hình
tượng văn học Trung Hoa, người Triều Tiên dám mạnh dạn nói lên ước vọng, khát khao đến trần
tục của con người mà văn hoc đại lục không bao giờ dám đề cập.

18

Hay tiến xa hơn nữ, văn học Triều Tiên phản ánh đậm nét nhân tình thế thái, phản ảnh
tình yêu mang tính dục vọng mãnh liệt.
Từ sự tiếp nhận văn học Trung Hoa, Triều Tiên đã tiếp biến sáng tạo để hình thành nền văn học
độc đáo của dân tộc mình. Ở đó, những cung bậc tình cảm được trân trọng, mạnh dạn đề cập chứ
không bị gò bó kì thị như ở Trung Hoa. Do vậy, văn học ở Triều Tiên không chỉ đọc, ngâm mà
được nâng lên thành những bài hát chữ tình sâu đậm.
2.2.2.2. Đối với Việt Nam
Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp là ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Hoa với thơ ca
dân gian người Việt
+ Ảnh hưởng trực tiếp
Thơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song việc ghi
chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thế kỉ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã
được sưu tầm, hiện có khoảng 13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của

văn học Trung Hoa một cách trực tiếp. Ví dụ dưới đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ:
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền
Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền
Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân
Hai dòng đầu của bà ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế
(đời Đường). Có thể nói đây là trường hợp vận dụng văn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn,
bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu với hai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng trong các cuộc hát đối đáp ngày trước , nhiều câu mở đầu
chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn.
+ Ảnh hưởng gián tiếp
Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa một cach gián tiếp. Qúa
trình này diễn ra như sau: Lúc đầu nhứng điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học
Trung Hoa đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca
dân gian người Việt đã tiếp thu những điển tích này. Ví dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm
cua Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh _Trung Hoa). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng
những năm 60, 70 của thế kỉ XVIII. Dựa theo nó, Nguyễn Du đã viết truyện Kiều với 3254 câu
thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Hoa qua Truyện Kiều. Đây là bài ca
dao, lời chàng trai dặn dò người yêu hãy gìn giữ mối tình chung thủy.
2.2.2.3. Đối với Nhật Bản
Văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Hoa. Đặc biệt là từ khi chữ Hán có
mặt tại Nhật Bản. Ảnh hưởng của văn hoạc Trung Hoa tới Nhật Banr “phần lớn thông qua các
học tăng và phái bộ ngoại giao”nhất là sau khi thâu nhận “tư tưởng kinh điển nho giáo, việc tiếp
thu thi ca Trung Hoa đóng vai trò quan trọng đối với văn học Nhật Bản”. Từ khi chữ Hán xâm
nhập vào xã hội Nhật Bản, đã đánh dấu một bước chuyển mới trong nền văn học Nhât Bản. Một
nền văn học viết ra đời và ngày càng phát triển.
Về thơ ca viết bằng chữ Hán gồm các tuyển tập như Kaifusô ra đời năm 751, với 126
bài thơ chữ Hán làm theo thể Đường luật. Khoảng thời gian từ thế kỉ VII- VIII, nền văn học Hán
khá phát triểnở Nhật Bản.
ở đời Đường nền văn học Trung Hoa phát triển khá rực rỡ. lúc bấy giờ giao lưu Trung Hoa đã

đạt đến đỉnh cao. Nhiều nhà thơ Nhật Bản đã góp mặt trong nền văn minh Trung Hoa
Xét về quan điểm, văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn minh Trung
Hoa. Đặc biệt là quan điểm văn học phải gắn liền với đạo đức.
Xét về nội dung và hình thức. Nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản sử dụng nhiều đề tài, điển tích
Trung Hoa, thấm nhuần tư tưởng triết lí nho giáo…Ví dụ bài thơ “Hà Dương Hoa”của Thiên
Hoàng Saga (Tha Nga), vào thế kỉ thứ IX.
Từ thế kỉ trở đi, nền văn học chữ Hán ở Nhật Bản từng bước cách tân hoá và phải rẽ bước
đi theo con đường của riêng mình.

19

2.2.3. Ảnh hưởng của Nghệ thuật
2.2.3.1. Đối với Triều Tiên
* Hội hoạ
Hội hoạ Triều Tiên chịu ảnh hưởng của hội hoạ Trung Hoa từ rất sớm.Từ thế kỉ thứ IV
đã xuất hiện các bức bích hoạ theo phong cảnh Trung Hoa trên các vách lăng mộ ở phía Bắc bắc
đảo.
Đến thế kỉ thứ VII, hội hoạ Trung Hoa lại càng tác động mạnh mẽ vào Triều Tiên làm
xuất hiện dòng tranh phong cảnh.
Cũng thời gian đó phong cách tranh Phật giáo cũng được thâm nhập.
Vẫn sử dụng những kĩ thuật và lí thuyết hội hoạ Trung Hoa, song nội dung biểu hiện các bức
tranh ở Triều Tiên mang tính “tả thực cao”, nhất là tranh ở cuối thời Choson.
Các bức tranh Phật ở đây mang vẻ duyên dáng thanh tú chứ không mang vẻ huyền bí
kinh sợ như ở Trung Hoa.

* Điêu khắc
Cũng như hội họa, điêu khắc Triều Tiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các kĩ thuật điêu khắc
của Trung Hoa. Song trên nề tảng lí thuyết đó điêu khắc Triều Tiên tạo dựng của riêng mình.
Nghệ thuật điêu khắc Triều Tiên gắn liền với hinh ảnh Đức Phật
Về phong cách, từ thế kỉ VIII trở đi tượng Phật Trung Hoa có xu hướng béo, mập thậm

chí má chảy xệ xuống. do vậy chúng đã làm mất đi vòng hào quang tinh thần vốn có. Trái lại
tượng Phật Triều Tiên lại có vẻ đẹp tinh thần cao quý với khuôn mặt thanh nhã, mũi dài thẳng,
nhiều đường nét chạy dài.
* kiến trúc
Kiến trúc Triều Tiên gồm hai loại chủ đạo là kiến trúc cung đình đền chùa và kiến trúc
nhà ở thường dân. Cả hai loại đều xây dựng trên cơ sở lí thuyết về thuật phong thủy (xuất phát từ
triết học Trung Hoa) cho đến kĩ thuật, cấu trúc.
Dù vậy, kiến trúc Triều Tiên vẫn mang dáng vẻ riêng. Các công trình không bề thế, nguy nga
như ở Trung Hoa, mà hòa vào cảnh tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp thầm kín, cổ truyền.
2.2.3.2. Đối với Nhật Bản
Từ rất sớm, Nhật Bản sáng tạo cho mình nhiều loại hình nghệ thuật khá đặc sắc. Trong
khi đó, Trung Hoa là một đất nước có nền nghệ thuật phát triển lâu đời và đạt nhiều thành tựu
rực rỡ đã cung cấp cho kho tàng văn hóa nhân loại nhiều mẫu hình đặc sắc và độc đáo. Điều này,
cho phép Nhật Bản tiếp thu những yếu tố từ nghệ thuật Trung Hoa làm cơ sở thúc đẩy nghệ thuật
Nhật Bản phát triển.
Nghệ thuật Nhật bản có nhiều điểm giống với nghệ thuật Trung Hoa. Điều nay thể hiện
rất rõ ở đường nét kiến trúc đến điêu khắc, chạm trổ…nhưng có sự kết hợp tài tình với yếu tố
bản địa. Nghệ thuật Nhật Bản luôn chú ý đến vẻ đẹp tinh tê, phù hợp với vẻ đẹp tâm linh của
người Nhật
2.2.4. Ảnh hưởng của Khoa học – Kĩ thuật
2.2.4.1. Đối với Triều Tiên:
* Kĩ thuật làm giấy và kĩ thuật in:
Đến thế kỉ IV nghề làm giấy truyền sang Triều Tiên. Kĩ thuật in được xác định ra đời ở
Trung Hoa nhưng chưa rõ từ bao giờ và truyền sang Triều tiên từ khi nào. Song theo nghiên cứu,
ở triều Tiên phát hiện bản in kinh Đà La Ni, in từ năm 706-751. đây được coi là ấn phẩm cổ nhất
trên thế giới được phát hiện đến nay. Điều này chứng tỏ kĩ thuật làm giấy và kĩ thuật in từ trung
Hoa vào Triều Tiên từ rất sớm qua con đường du nhập của Phật giáo.
Kĩ thuật làm giấy và in tại Triều Tiên tiếp nhận đã phát triển hơn cả nơi xuất phát cuả nó.
Triều Tiên đã phát triển kĩ thuật lên cao hơn và hoàn thiện kĩ thuật làm giấy. bên cạnh loại giấy
được sản xuất theo cách Trung Hoa, Triều Tiên còn sang tạo ra loại giấy Hanji làm từ vỏ cấy

dâu. Do đó, nó được người nước ngoài ưa chuộng và được xuất khẩu sang Trung Hoa, Nhật Bản.

20

Với kĩ thuật in, từ kĩ thuật in ván gỗ, người Trung Hoa đã sang tạo ra cachs in chữ rời bằng đất
sét nung, nhưng khi in ra chữ hay mòn khó khô mực, chữ không sắc nêt. Trên cơ sở đó năm
1234, người Triều Tiên đã phát minh ra kiểu mẫu chữ kim loại di động chứ rời đầu tiên trên thế
giới, và phổ biến trên khắp thế giới.
* Lịch pháp
Lịch Trung Hoa truyền sang Triều Tiên vào khoảng thế kỉ I. từ việc xem xét bầu trời và
khí hậu bán đảo, Triều Tiên đã chỉnh sửa một số điểm trong lịch pháp cảu Trung Hoa thành lịch
Triều Tiên.
2.2.5. Ảnh hưởng của Tư tưởng - Triết học
2.2.5.1. Đối với Việt Nam
a. Ảnh hưởng của nho giáo Trung Hoa đến nền văn hóa truyền thống’
Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, suốt hai triều
đại Lê Nguyễn. Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Hoa, nhưng không
còn giữ nguyên trạng thái nguyên sơ của nó nữa mà có những biến đổi nhất định. Quá trình du
nhập và tiến tới xác lập vị trí Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam cũng là quá trình tiếp
biến văn hóa hết sức sáng tạo của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước, góp phần tạo nên tính đa dạng, nhưng thống nhất và độc đáo của văn hóa Việt Nam.
* Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển của xã hội cổ đại Việt Nam có những tích cực
và tiêu cực
+ Tích cực :
Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình đã góp phần xây dựng các nhà nước
phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thống trị
xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia.
Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi trọng học hành. Khổng Tử là người “học nhi bất yếm,
hối nhân bất nguyện”. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm
nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nội dung giáo dục của

Nho giáo là dạy đức và dạy tài vẫn còn có ý nghĩa. Nho giáo coi trọng đức là coi trọng cách làm
người, coi trọng con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa
con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Với phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có
thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong
nhân dân. Hiếu học là đặc điểm của Nho giáo. Hiếu học đã trở thành truyền thống văn hóa Á
Đông trong đó có Việt Nam.
Nho giáo hướng quản đạo quần chúng nhân dân vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức
theo Ngũ Thường “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh
hơn.
Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn tri
trật tư… vượt quá phạm vi cục bộ là các làng xã, thô, ấp hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra
nó góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, có tôn ty hơn… nhờ tuân theo Ngũ
Luân “Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè”.
Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ giữa người với
người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh thần trung quân, ái
quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi hỏi nhà vua
trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân.
Nhân nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đối với
nhà vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng, nhưng đối với Nguyễn Trãi và các trí thức
Việt Nam thì điều cốt yếu của nhân nghĩa là phải đem lại cho nhân dân cuộc sống thanh bình, và
đội quân chính nghĩa phải nhằm tiêu diệt những quân tàn bạo.
+ Tiêu cực :
- Không như Nho giáo Trung Hoa, tuy không coi trọng thương nghiệp nhưng cũng không
phản đối. Nho giáo Việt Nam quá coi trọng nông nghiệp mà bài xích thương nghiệp, quá chú
trọng đến tự sản, tự tiêu mà quên đi sự trao đổi mua bán, kềm hãm tính năng động, sáng tạo dẫn

21

đến quan liêu, bảo thủ trong cả kinh tế lẫn chính trị. Trong những giai đoạn đầu của chế độ
phong kiến, nó tạo sự ổn định, phát triển nhưng sau đó chính nó lại tạo ra sức ỳ quá lớn khiến đất

nước không thể phát triển.
- Nho giáo quá bảo thủ không tiếp thu những cái mới ưu việt hơn dẫn đến bị cái mới ưu
việt hơn tiêu diệt.
- Nho giáo đưa con người quá hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà không hướng
dẫn con người hướng ra bên ngoài, thực hành những điều tìm được, chinh phục thiên nhiên, vạn
vật xung quanh. Điều này làm cho nền văn minh, khoa học tư nhiên, kỷ thuật sau một thời gian
phát triển đã bị chựng lại so với nền văn minh phương Tây vốn xuất hiện sau.
Nho giáo được Việt Nam hóa, trí thức Nho giáo đã có những đóng góp đáng kể vào việc
củng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng nó lên thành những tư tưởng ổn định thúc
đẩy sự phát triển của đất nước, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc
lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lược.
Bước sang thế kỷ thứ 19, Việt Nam và các nước phương Đông phải đối đầu với sự xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc có trình độ kỷ thuật, tiềm năng kinh tế, tổ chức quân đội và chất lượng vũ
khí. Nho giáo lúc bấy giờ tỏ ra bất lực cả về tư tưởng và hành động.
Trên con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sáng suốt không thể
không gạt đi cái cốt lõi lạc hậu của Nho giáo và giữ gìn, phát huy những nhân tố hợp lý của nó
nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Nhà Nho tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không
thể chấp nhận cái chữ Trung của Nho giáo, không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của
nhân dân bị áp bức đối với chính kẻ áp bức mình. Chữ Trung ở Nho giáo là trung thành tuyệt đối
với nhà vua và chế độ phong kiến, còn ở Hồ Chí Minh, Trung là trung thành với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân, lên án chế độ phong kiến và lật đổ nhà vua.
- Nho giáo vốn coi nhân dân là những người nghèo hèn cần được bề trên chăn dắt và sai
khiến, Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là “đày tớ của dân”, phải học hỏi nhân dân, và yêu
quý nhân dân. Với tinh thần ấy, cách mạng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, biến
nhân dân thành sức mạnh vô địch để giành độc lập và xây dựng tổ quốc.
- Nho giáo đã nuôi dưỡng hàng ngàn năm tinh thần “trọng nam khinh nữ”, từ chổ khinh rẽ
phụ nữ đến chổ áp bức họ, trói buộc họ trong bếp núc gia đình. Cách mạng Việt Nam đã sớm xóa
bỏ những tử tưởng lạc hậu ấy để cho phụ nữ cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực

chiến đấu, sản xuất và quản lý đất đai.
- Nho giáo luôn quay về với quá khứ, đời này không bằng đời xưa, người ít tuổi không
bằng người nhiều tuổi. Cách mạng luôn nhìn về phía trước, đặt niền tin vào thanh niên và tiền đồ
dân tộc.
- Đảo ngược lại học thuyết của Nho giáo, nhằm mục tiêu trái hẳn với mục tiêu của Nho
giáo, Hồ Chí Minh không xóa bỏ toàn bộ nội dung của Nho giáo mà giữ lại những nhân tố hợp lý
vốn phục vụ cho chế độ cũ thành những công cụ chống lại chế độ cũ và xây dựng chế độ mới.
Với tinh thần nói trên mà trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã sử
dụng rất nhiều câu chữ của Nho giáo, nhiều kinh nghiệm giáo dục và tu dưỡng của Nho giáo,
nhiều biện pháp động viên tinh thần và ý chí của Nho giáo để cổ vũ nhân dân đứng lên chiến đấu
giành lại độc lập tự do với một khí phách kiên cường, tinh thần mưu trí và sáng tạo.
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm và đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu
sắc đến xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, ổn định, có trật tự, có
pháp luật, một quốc gia thống nhất.
2.2.5.2. Đối với Nhật Bản
Tại Nhật Bản, như trước đây tại Trung Hoa, những lý tưởng Nho giáo đã đóng một vai
trò quan trọng trong sự phát triển của triết lý đạo đức và chính trị. Điều này đã được đặc biệt là
vì vậy trong những năm hình thành của Nhật Bản (+ 6 đến 9 thế kỷ), khi Nho giáo và Phật giáo
đã được giới thiệu đến Nhật Bản từ Hàn Quốc và Trung Hoa. Hoàng tử Thánh Đức Thái tử Thái

22

Sử (+ 547-622), người đầu tiên lớn bảo trợ của Nho giáo và Phật giáo tại Nhật Bản, ban hành
một Điều 17-Hiến pháp mà được thành lập lý tưởng, đạo đức Phật giáo như là nền tảng đạo đức
của dân tộc Nhật Bản trẻ. Điều này đã phục vụ trong nhiều thế kỷ như các kế hoạch Nhật Bản
cho phép xã giao tòa án và sự đoan trang.
Nhiều sau đó, tại Nhật Bản của Thời kỳ Edo (1.600-1.868), còn được gọi là thời kỳ
Tokugawa, đạo đức Nho giáo là một kinh nghiệm phục hồi loại. Trong thời kỳ này, một hình
thức sửa đổi của Nho giáo, được gọi là Neo-Nho giáo (Jp. Shushigaku), được kháng cáo tuyệt
vời giữa các lớp chiến binh và tầng lớp quản. Neo-Nho giáo mang lại sự chú ý gia hạn đến con

người và xã hội thế tục, với trách nhiệm xã hội trong bối cảnh thế tục, và đã phá vỡ Việt từ uy
quyền đạo đức của các tu viện Phật giáo lớn mạnh.
Hầu hết các học giả hiện đại xem xét Neo-Nho giáo được các triết lý phát biểu quan trọng
của Tokugawa Nhật Bản, một trong đó có nguồn gốc với Zhu Xi (+1130-1200; Chu Hsi), một
học giả Trung Hoa trong thời gian Song phía Nam của Trung Hoa. Lời dạy của ông đã được đưa
đến Nhật Bản bằng tiếng Nhật Zen nhà sư người đã viếng thăm Trung Hoa trong lần thứ 15 và
thế kỷ thứ 16. Zhu Xi nhấn mạnh sự thống nhất "của ba creeds," sự thống nhất của ba triết lý
tuyệt vời của Phật giáo, Khổng giáo, và Đạo giáo, vốn đã cho đến khi đó được coi là loại trừ lẫn
nhau và mâu thuẫn. Điều này ba cách thống nhất đã được gọi là Sankio tại Nhật Bản (Chn. =
San Jiao), và có nghĩa là "Ba tôn giáo" Ở Trung Hoa và Nhật Bản. Tác phẩm nghệ thuật, nó đẻ ra
chủ đề ảnh được gọi là Ba Patriarchs, cùng với hai khác liên quan chủ đề (xem phần kế tiếp),
mỗi nhấn mạnh ý niệm rằng "ba creeds là một trong những" Tại Nhật Bản., một số thích một bộ
ba khác bao gồm Shinto, Khổng giáo, và Phật giáo
KẾT LUẬN
Như vậy, suất thời kỳ cổ trung đại nền văn hóa Trung Hoa phát triển rự rỡ (đặc biệt là bắt
đầu từ thời Xuân thu - Chiến quốc). Những thành tựu lớn lao trên lĩnh vực này đã làm cho Trung
Hoa Trở thành một trung tâm văn minh quan trọng ở vùng Viễn Đông và trên thế giới.
Những thành tựu văn hóa Trung Hoa cổ trung đại là nền tảng của văn hóa khoa học ngày
nay. Đó là niềm tự hào của con người Trung Hoa nói riêng và đối với thế giới nói chung. Có thể
nói ngay từ khi xuất hiện con người Trung Hoa đã có một trí tuệ, một trí óc sáng tạo tuyệt vời.
Văn hóa Trung Hoa với những tinh hoa đáng được các thế hệ sau gìn giữ và truyền bá ra thế giới.
Các nước đã tiếp thu văn hóa Trung Hoa một cách có chọn lọc dựa trên nền tảng văn hóa
vốn có của dân tộc mình tạo ra sự phong phú đa dạng nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, đồng
thời tô điểm thêm cho nền văn hóa Trung Hoa.





















23












×