Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.16 KB, 42 trang )

Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử loài người đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chiến
tranh với rất nhiều hình thái và diễn biến, cùng với những hệ quả khác nhau
đối với sự phát triển của xã hội loài người. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai
siêu cường Xô và Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây (1947 – 1989) là một cuộc
chiến tranh khác lạ, không bởi chỡ vỡ cái tên của nó mà còn cả vì hình thái,
diễn biến, cách đánh giá và nhận định về tác động của nó đối với cục diện thế
giới. Trong đó, một vấn đề quan trọng, trung tâm của cuộc chiến là việc giải
quyết vấn đề Đức trở thành một đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm,
nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới với nhiều quan điểm, nhận định
khác nhau.
Sau chiến tranh thế giới II, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu
trong quan hệ quốc tế là vấn đề nước Đức, thủ phạm chính gây nên chiến
tranh. Việc giải quyết vấn đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhất
sau chiến tranh, đồng thời cũng trở thành một “duyờn cớ” để làm bùng nổ
cuộc chiến tranh lạnh giữa siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây.
Mặc dù cùng thống nhất với nhau trong chủ trương “tiờu diệt tận gốc chủ
nghĩa phát xít Đức” nhưng trong quá trình thực hiện chủ trương này, Xô – Mĩ
đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt, không thể nào điều hòa nổi. Với âm mưu
biến Tây Đức thành tiền đồn “ngăn chặn” các nước đi theo chủ nghĩa cộng
sản do Liờn Xụ đứng đầu, Mĩ và các nước Tây Âu đã ra sức thực hiện âm
mưu chia cắt nước Đức, không ngừng tăng cường bánh trướng ảnh hưởng của
mình tại đây; Trong khi đó, Liờn Xụ và các nước chủ nghĩa xã hội lại muốn
tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóa nước
này, xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ bị nước Đức tấn công một lần nữa như trong
lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới. Vì thế, nước Đức, nơi khởi đầu của hai
1


Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

cuộc chiến tranh thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thành điểm nóng
nhất trong quan hệ quốc tế, của việc tranh chấp giữa Xô và Mĩ, lại trở thành
“duyờn cớ” cho một cuộc chiến tranh mới bùng nổ ngay sau khi chiến tranh
thế giới II vừa mới kết thúc, chiến tranh lạnh; hay nói như một nhà nghiên
cứu thì “ trung tâm của chiến tranh lạnh là ở Châu Âu, và trung tâm của Châu
Âu là ở nước Đức”. Không ở đâu và không ở nơi nào, chiến tranh lạnh giữa
hai siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây lại căng thẳng và diễn
biến phức tạp như ở nước Đức. Cho nên, tìm hiểu về chiến tranh lạnh thì
không thể không tìm hiểu về vấn đề Đức, hay nói cách khác, thông qua vấn
đề Đức, có thể thấy được những nét diễn biến chủ yếu của chiến tranh lạnh.
Chớnh vì những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Những
diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối
Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945” làm đề tài tiểu
luận, kết thúc chuyên đề của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Do là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc chiến tranh lạnh
giữa hai siêu cường Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tõy nờn vấn đề Đức sau
chiến tranh thế giới thứ II thu hút được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều học giả trên khắp thế giới với nhiều nhận định, quan điểm đỏnh giá rất
khác nhau. Có thể kể đến một sổ công trình nghiên cứu ở Việt Nam, cũng
như trên thế giới sau đây:
Tác giả Phạm Giảng với tác phẩm “Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến
tranh thế giới thứ II đến năm 1954” do Viện sử học xuất bản đã đề cập một
cách khá chi tiết đến những nội dung chủ yếu của việc giải quyết vấn đề Đức
sau chiến tranh thế giới II đến năm 1954, cũng là giai đoạn diễn ra những sự
kiện quan trọng nhất, là thời điểm mà cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô
– Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức diễn ra phức tạp

và quyết liệt nhất.
2
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Tác giả Nguyễn Anh Thái trong tác phẩm “Cuộc chiến tranh lạnh sau
chiến tranh thế giới thứ II (1947 – 1989)” in trong cuốn sách “Một số
chuyên đề lịch sử thế giới” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm
2003, cũng đã tạo nên một bức tranh sinh động, đầy đủ về vấn đề Đức từ sau
chiến tranh thế giới II đến khi kết thúc năm 1990. Từ đó, tác giả đó giỳp
người đọc hiểu được những đặc trưng cơ bản nhất, quan trọng của cuộc chiến
tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn
đề Đức.
Tác giả người Trung Quốc, Trương Tiểu Minh trong tác phẩm “Chiến
tranh lạnh và di sản của nú” được Nhà xuất bản chính trị Quốc gia ấn hành
năm 2002 cũng đã đề cập được lịch sử của vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế
giới II trong bức tranh chung của cuộc chiến tranh lạnh, cũng như trong mối
liên hệ với các sự kiện khác của cuộc chiến tranh “kỡ lạ” này.
Tác giả J.B. Dorusell trong tác phẩm “Lịch sử ngoại giao” do Nhà
xuất bản học viện quan hệ quốc tế xuất bản năm 1995, trong khi đề cập đến
chính sách ngoại giao của Mĩ và Liờn Xụ sau chiến tranh thế giới II đã cung
cấp cho người đọc những tư liệu quan trọng để có thể hiểu rõ hơn về những
diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông –
Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945.
Các công trình nghiên cứu trờn đó trình bày một cách khá toàn diện về
những nội dung quan trọng của vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới II đến
nay. Vì vậy, trong khuôn khổ của một bài tập chuyên đề, tác giả chỉ mong
muốn có thể hệ thống lại những nội dung quan trọng nhất của vấn đề, đồng
thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tác giả tập trung vào việc tìm hiểu
những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh thế
3
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

giới II đến năm 1990 khi nước Đức thống nhất trở lại. Trong đó, đặc biệt là
những chủ trương, chính sách của Mĩ và Liờn Xụ có liên quan đến nước Đức
để hình thành nên bức tranh về cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ,
hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu về những sự kiện của việc giải quyết vấn đề
Đức sau chiến tranh thế giới II đến năm 1990 với những giai đoạn phát triển
thăng trầm khác nhau; những chính sách của Mĩ và Liờn Xụ từ năm 1945 đến
1990 có liên quan đến nước Đức nói riêng và trong toàn bộ giai đoạn này nói
chung, cũng như tác động của những chính sách này đến tình hình nước Đức
trong thời điểm đó và các giai đoạn sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để sưu tầm và phân tích tài liệu:
+ Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ Nghiên cứu sơ sở lý luận về quan hệ quốc tế của các tác gia kinh điển.
- Sử dụng phương lịch sử, phương pháp lụgớc:
+ Phương pháp lịch sử là phương pháp được sử dụng trong quá trình
sưu tầm và lựa chọn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm rừ
cỏc yếu tố như : Sự kiện, thời gian, nhân vật…
+ Phương pháp lụgớc được sử dụng trong quá trình sắp xếp các tư liệu,
các vấn đề theo một trình tự khoa học nhất nhằm thể hiện rõ nội dung của đề tài.
5. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm có hai chương.

Cụ thể như sau:
Chương 1: Cuộc đối đầu Xô – Mĩ và việc chia cắt nước Đức từ sau
chiến tranh thế giới II đến năm 1949.
4
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Chương 2: Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô và Mĩ, hai khối
Đông và Tây xung quanh vấn đề Đức từ thập niên 50 đến thập niên 90 của
thế kỉ XX.
NỘI DUNG
Chương 1
CUỘC ĐỐI ĐẦU XÔ – MĨ VÀ VIỆC CHIA CẮT NƯỚC ĐỨC TỪ
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NĂM 1949
1. Khái quát về cuộc chiến tranh lạnh
Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, trong quan hệ quốc tế nảy
sinh nhiêu mâu thuẫn và bất đồng mới, đặc biệt là hai siêu cường Xô – Mĩ,
hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập nhau là TBCN và XHCN.
Chính những bất đồng này, cộng với môi trường quốc tế sau chiến tranh và
nhu cầu bảo đảm, mở rộng lợi ích quốc gia mà mối quan hệ đồng minh giữa
Mĩ và Liờn Xụ trong chiến tranh thế giới II bị thay thế bằng quan hệ đối đầu
căng thẳng trong một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh lạnh.
Đến ngày nay, việc định nghĩa và nêu lên những đặc trưng của chiến
tranh lạnh vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong các học giả trên
toàn thế giới. Trong đó, khái niệm “chiến tranh lạnh” do Baruch, tác giả của
kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu
tiên trờn báo chí Mỹ ngày 26.7.1947 được khá nhiều người đồng ý. Theo đú
thỡ cuộc chiến tranh lạnh là “chiến tranh không nổ sỳng, khụng đổ mỏu”
nhưng “luụn ở tình trạng chiến tranh” nhằm “ngăn chặn” rồi “tiờu diệt” Liờn
Xụ. Tuy nhiên, trong định nghĩa về chiến tranh lạnh này cũng còn nhiều vấn

5
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

đề gây tranh cãi: Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa các nước xã hội chủ nghĩa do
Liờn Xô đứng đầu và các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu là hình thức
chiến tranh đặc biệt, trong một thời gian nhất định thể hiện sự đối đầu giữa
hai siêu cường, hai khối Đông – Tây được khởi phát từ sau chiến tranh thế
giới thứ II, cụ thể là ngay từ 1945 và chính thức bùng nổ vào năm 1947. Đặc
trưng của nó là sự liên kết bền chặt giữa các thành viên mỗi khối (Mỹ và các
nước TBCN, Liờn Xụ và các nước XHCN) cũng như sự căng thẳng, tác động
mạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ giữa hai phe, song chưa có chiến tranh
nóng, nghĩa là chưa xảy ra đối đầu trực tiếp có vũ trang giữa hai siêu cường
Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây.
Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỉ từ năm 1947 đến 1989.
Trong cuộc chiến này, cả hai bên đều ra sức chạy đua để lôi kéo đồng minh
và xây dựng các tổ chức quân sự, kinh tế, chính trị của mình. Từ đó hình
thành trên thế giới hai khối kinh tế, quân sự đối lập nhau là khối kinh tế, quân
sự của các nước xã hội chủ nghĩa do Liờn Xụ đứng đầu và khối kinh tế, quân
sự của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu. Hai khối này mỗi khối lại
có hệ tư tưởng riờng, cú lập trường riêng và cạnh tranh gay gắt với
nhau.Trong hơn 40 năm ấy, chiến tranh lạnh diễn biến hết sức phức tạp, có
những lúc căng thẳng tới đỉnh điểm, song cú lỳc lại hòa hoãn với sự thương
lượng giữa đôi bên nhằm tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt mà
nếu nổ ra sẽ không có kẻ thắng người thua.
Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô và Mĩ, hai khối Đông và
Tõy đó chi phối hầu hết các mối quan hệ quốc tế trong thời gian này, đã để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia bị lôi vào guồng quay
của nó. Tiêu biểu nhất cho việc này là nước Đức, nơi mà cuộc chiến giữa hai
siêu cường Xô và Mĩ, hai khối Đông và Tây luôn luôn ở trong tình trạng căng

thẳng nhất, quyết liệt nhất.
6
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

2. Việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới II.
Nước Đức vốn là một nước có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
Dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác, truyền thống ấy đã phần nào tạo ra
điều kiện biến nước Đức thành nơi phát sinh của hai cuộc chiến tranh thế
giới, gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho loài người.
Sau chiến tranh thế giới II, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu là
vấn đề nước Đức, thủ phạm chính gây nên chiến tranh. Việc giải quyết vấn
đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhất sau chiến tranh, đồng thời
cũng trở thành một “duyờn cớ” để làm bùng nổ cuộc chiến tranh lạnh giữa
siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây. Mặc dù cùng thống nhất với
nhau trong chủ trương “tiờu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức” nhưng trong
quá trình thực hiện chủ trương này, Xô – Mĩ đã bộc lộ những mâu thuẫn gay
gắt, không thể nào điều hòa nổi. Với âm mưu biến Tây Đức thành tiền đồn
“ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, Mĩ và các nước Tây Âu đã ra sức thực hiện
âm mưu chia cắt nước Đức, không ngừng tăng cường bánh trướng ảnh hưởng
của mình tại đây; Trong khi đó, Liờn Xụ và các nước chủ nghĩa xã hội lại
muốn tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóa
nước này, xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ bị nước Đức tấn công một lần nữa như
trong lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới. Vì thế, nước Đức, nơi khởi đầu
của hai cuộc chiến tranh thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thành
điểm nóng nhất trong quan hệ quốc tế, của việc tranh chấp giữa Xô và Mĩ, lại
trở thành “duyờn cớ” cho một cuộc chiến tranh mới bùng nổ ngay sau khi
chiến tranh thế giới II vừa mới kết thúc - chiến tranh lạnh; hay nói như một
nhà nghiên cứu thì “ trung tâm của chiến tranh lạnh là ở Châu Âu, và trung
tâm của Châu Âu là ở nước Đức”. Không ở đâu và không ở nơi nào, chiến

tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ, giữa hai khối Đông và Tây lại căng
thẳng và diễn biến phức tạp như ở nước Đức.
7
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, nước Đức bại trận. Các hội nghị
quốc tế được triệu tập bàn về việc thanh toán chiến tranh và tổ chức lại hòa
bình ở Đức và thế giới. Ba cường quốc Anh, Mỹ, Liờn Xụ thống nhất tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít Đức, duy trì một nước Đức thống nhất và toàn vẹn cả
về kinh tế lẫn chính trị, tạo điều kiện cho người dân Đức được xây dựng một
cuộc sống hòa bình. Đây là một việc làm quan trọng có tính chất quyết định
vận mệnh của nhân dân thế giới và nhân dân Đức. Các quyết định quan trọng
của chủ trương này được đề ra chủ yếu trong hai hội nghị Ianta tháng 2.1945
và Hội nghị Pụxđam thỏng 8.1945.
2.1 Những thỏa thuận trong Hội nghị Ianta về vấn đề Đức.
Đầu năm 1945, cục diện chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn
chót. Nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống
phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc phải giải
quyết: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái
Bình Dương; Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh; Việc phân chia
khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và
phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liờn Xụ, Mĩ, Anh đã họp ở
Ianta (Liờn Xụ) từ ngày 4 đến 12-2-1945 dưới sự đại diện của những người
đứng đầu ba nước này (Xtalin – Rudơven - Sớcsin). Hội nghị đã thống nhất ý
kiến về việc tiếp tục chiến tranh để đánh bại phát xít Đức trờn cỏc chiến
trường và buộc nước Đức phải đầu hàng vô điều kiện. Liờn Xụ, Mĩ, Anh
cũng thống nhất về việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa quốc xã
ở Đức để đảm bảo sau này Đức sẽ không thể phá hoại hòa bình thế giới nữa.

Cũng tại Hội nghị này, ba nước đã thỏa thuận về việc chia khu chiếm đóng ở
Đức sau ngày Đức đầu hàng, thành lập Hội đồng đồng minh đóng ở Bộclin
(thủ đô của Đức) và đã thỏa thuận về việc Đức phải bồi thường sau chiến
8
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

tranh. Hội nghị Ianta đã thông qua những nghị quyết quan trọng về chính trị
và quân sự, quét sạch chủ nghĩa quân phiệt Đức và dân chủ hóa nước Đức.
Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, các nước Đồng minh đã
thống nhất về chủ trương và kế hoạch buộc nước Đức phát xít phải đầu hàng
vô điều kiện sau khi bị đánh bại hoàn toàn. Theo kế hoạch đã thỏa thuận, lực
lượng của ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân chia. Có
thể sẽ có một Hội đồng trung ương được lập ra nhằm quản lí và kiểm soát
phối hợp gồm các tư lệnh của ba nước với trụ sở chính đóng tại Bộclin. Bên
cạnh đó ba nước thống nhất việc mời Pháp nhận kiểm soát một khu vực và là
thành viên thứ tư của Hội đồng, trong đó ranh giới khu vực kiểm soát của
Pháp sẽ được bốn chính phủ quyết định thông qua đại diện của mình tại Hội
đồng tư vấn châu Âu.
Một trong những mục tiêu không thay đổi của các nước là tiêu diệt chủ
nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, làm cho Đức không bao giờ có
thể xâm hại nền hòa bình thế giới một lần nữa; quyết giải trừ và xóa bỏ toàn
bộ cơ sở quân sự Đức, thủ phạm phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, tiêu diệt
toàn bộ cơ sở quân sự Đức, phá hủy hoặc kiểm soát tất cả các khu công
nghiệp Đức phục vụ chiến tranh; tất cả các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng
trị một cách công minh, nhanh chóng đưa ra yêu cầu bồi thường vật chất các
thiệt hại chiến tranh do Đức gây ra; xóa bỏ các đảng phát xít và chủ nghĩa
quân phiệt sẽ được loại bỏ khỏi các cơ sở công cộng và đời sống văn hóa,
kinh tế Đức; cùng nhau thực hiện biện pháp cần thiết cho hòa bình và ổn định
thế giới tương lai. Họ tuyên bố không có ý định tiêu diệt dân tộc Đức song

chỉ khi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt bị thủ tiêu tận gốc thì
người Đức mới có hi vọng có được một cuộc sống ổn định và một vị trí xứng
đáng trong cộng đồng các dân tộc sau chiến tranh thế giới II.
9
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Về sự bồi thường thiệt hại chiến tranh, các nước đã xác định mức độ
thiệt hại do Đức gây ra với các nước Đồng minh và thống nhất cho rằng Đức
có nhiệm vụ bồi thường vật chất trong phạm vi có thể. Những nước được
nhận bồi thường đầu tiên là những nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của
cuộc chiến tranh, đồng thời có công lớn trong việc đánh bại phát xít Đức.
Việc bồi thường có thể tiến hành bằng ba hình thức: thanh toán một lần từ tài
sản quốc gia của Đức, cung cấp hàng hóa hàng năm trong thời hạn nhất định
hoặc sử dụng nhân công Đức. Một Hội đồng chuyên giải quyết việc bồi
thường thiệt hại chiến tranh sẽ được thành lập. Hội đồng này sẽ bàn bạc về
phạm vi và biện pháp bồi thường thiệt hại do Đức gây ra đối với các nước
Đồng Minh. Hội đồng bao gồm đại diện của các nước Liờn Xụ, Mĩ và Anh sẽ
được thành lập tại Matxcơva trong thời gian thích hợp.
Chớnh phía Mĩ, dưới sức ép mạnh mẽ của nhân dân thế giới, trong lúc
chiến tranh thế giới sắp kết thúc thắng lợi, đã phải thông qua những nghị
quyết của Hội nghị Ianta. Trong thực tế, chính phủ Mĩ, Anh không muốn thi
hành nghị quyết này, chỉ có chính phủ Liờn Xụ là đã thi hành đúng đắn.
Sau Hội nghị Ianta, quân đội phát xít Đức dần dần bị hai mặt trận
Đông - Tõy xiết chặt lại ngay trên lãnh thổ Đức. Đến đầu tháng 5/1945, quân
đội Liờn Xụ đó gải phóng BộcLin. Quân đội Đức cũng trong lúc đú đó đầu
hàng ở Bắc nước Ý và Tây Bắc nước Đức. Đêm ngày 8, rạng sáng 9/5/1045,
Đức buộc phải kí văn kiện đầu hàng các nước Đồng minh. Chiến tranh chống
phát xít Đức và các nước chư hầu ở châu Âu đã chấm dứt với những thắng lợi
vĩ đại thuộc về nhân dân Liờn Xụ và nhân dân các nước Đồng minh.

Cùng bắt tay nhau trong mặt trận đồng minh chống phát xít nhưng ba
nước Liờn Xụ, Mĩ, Anh lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau trong chiến
tranh cũng như trong các hội nghị hòa bình sau chiến tranh, tiêu biểu là Hội
nghị Pụxđam.
10
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

2.2 Những thỏa thuận ở Hội nghị Pụtxđam về vấn đề Đức
Sau chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn
đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và vấn đề
kết thúc chiến tranh ở Viễn Đụng. Đỏnh chiếm được nước Đức, các nước
Đồng minh đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất của họ. Việc tiếp theo là
phải tìm được một giải pháp lâu dài cho tương lai của nước Đức. Vì vậy, thủ
lĩnh của ba cường quốc Mĩ, Anh và Liờn Xụ đó gặp nhau từ ngày 17/7 đến
2/8/1945 ở Pụtxđam (Đức) trong bối cảnh vô cùng thuận lợi cho họ. Đây là
sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước Đức.
Trong Hội nghị cấp cao Pụtxđam đó diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt,
phức tạp giữa Liờn Xụ, Mĩ và Anh trên tất cả các vấn đề quốc tế đã được nêu
lên. Cuối cùng, Hội nghị đã thỏa thuận thông qua những nghị quyết quan
trọng có lợi cho hòa bình và cách mạng thế giới.
Trong các cuộc gặp gỡ, các nước Đồng minh không phải lúc nào cũng
có ý kiến thống nhất. Mĩ và Anh tỏ ra khó chịu về những gì Liờn Xụ đó tự ý
tiến hành trên khu vực họ chiếm đóng. Có thể nói rằng, sau khi kẻ thù chung
của khối Đồng minh là phát xít Đức đã bị tiêu diệt, những mâu thuẫn vốn có
giữa các nước có quyền lợi khác nhau, giữa các trật tự kinh tế khác nhau,
giữa các hệ tư tưởng khác nhau có dịp bộc lộ một cách rõ nét.
Trọng tâm của Hội nghị Potxđam thực chất là thảo luận để ra quy định
cuối cùng về việc lập lại trật tự thế mới ở Đức sau chiến tranh. Kết quả của
các cuộc hội đàm tại Hội nghị Potxđam được đúc kết trong một thông báo

chung được gọi là Hiệp ước Potxđam. Hiệp ước này bao gồm các quy định cụ
thể về chính trị, kinh tế nước Đức. Tương lai của nước Đức được quy định rất
cụ thể trong Hiệp ước, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng là cơ
sở pháp lí buộc các nước phát xít khác thực hiện trách nhiệm bồi thường
chiến tranh đối với các dân tộc bị thiệt hại.
11
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Mục đích chủ yếu của Hiệp ước Pụtxđam là rút kinh nghiệm từ bài học
lịch sử của hai cuộc chiến tranh thế giới, đề ra những biện pháp nhằm ngăn
chặn không để cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ III có thể bị châm ngòi
bởi Đức. Nhằm mục đích đú, cỏc nước Đông minh quyết định:
- Tiêu diệt hoàn toàn, triệt để, loại trừ tận gốc dễ chủ nghĩa phát xít và
chủ nghĩa quân phiệt Đức;
- Xóa bỏ sự tập trung ở mức độ cao của các thế lực kinh tế độc quyền
dưới mọi hình thức và tước bỏ quyền lực của chúng;
- Đập tan Đảng công nhân XHCN dân tộc Đức (Nazi) cùng các cơ
quan trực thuộc nó, giải tán tất cả các tổ chức phát xít để đảm bảo rằng nó sẽ
không phục hồi bằng bất kì hình thức nào, ngăn cấm mọi hoạt động hoặc
tuyên truyền mang tính phát xít và quân phiệt.
- Hủy bỏ toàn bộ hệ thống luật pháp phát xít, cơ sở của sự tồn tại và
tội ác của nhà nước phát xít Đức;
- Trừng phạt tội phạm Nazi và tội phạm chiến tranh;
- Làm trong sạch đời sống văn hóa, chính trị, tinh thần trên toàn lãnh
thổ nước Đức;
- Chuẩn bị cho việc xây dựng cuộc sống chình trị Đức trên cơ sở dân
chủ, làm tiền đề cho nền hòa bình vững chắc ở châu Âu và vị thế của nước
Đức trong cộng đồng các dân tộc tự do và hòa bình thế giới.
Hiệp ước cũng nêu những biện pháp cụ thể nhằm tổ chức bộ máy hành

chính nhằm quản lí và điều hành nước Đức: Hội đồng kiểm soát Đồng minh
(chính thức hoạt động 30.8.1945) là cơ quan cao nhất, chỉ huy toàn bộ các
hoạt động diễn ra tại Đức. Trên toàn nước Đức sẽ diễn ra cuộc bầu cử dân
chủ để thiết lập các cơ quan hành chính địa phương, các đảng chính trị mang
tính dân chủ được phép và được khuyến khích thành lập; trước mắt chưa
12
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

thành lập chính phủ trung ương của Đức; việc mở các phiên tòa xét xử tội
phạm chiến tranh…
Về kinh tế, trước hết cần chia nhỏ kinh tế Đức nhằm xóa bỏ những thế
lực kinh tế độc quyền Đức; chủ yếu là phát triển nông nghiệp và các ngành
công nghiệp sản xuất hàng dân dụng nội địa; kinh tế Đức của bốn khu vực
được coi là một khối thống nhất, chỉ được phát triển hạn chế và chịu sự kiểm
tra của Đồng minh…
Về vấn đề bồi thường chiến tranh: Việc bồi thường nhằm mục đích đền
bù những tổn thất chiến tranh mà Đức đã gây ra trờn cỏc nước Đức xâm lược.
Đồng thời, chế độ bồi thường cũng là một biện pháp để thực hiện giải pháp
nước Đức và hướng nền kinh tế Đức phát triển theo đường lối hòa bình. Các
nước Đồng minh chiếm đóng ở Đức sẽ tiến hành tịch thu các thiết bị, máy
móc của nền kĩ nghệ Đức để dùng vào khoản bồi thường. Liờn Xụ sẽ giải
quyết các yêu cầu bồi thường của mình bằng cách lấy những máy móc ở
những khu vực mình chiếm đóng và các khoản vốn của Đức ở nước ngoài.
Còn những yêu cầu của Mĩ, Anh, Pháp phải được giải quyết bằng cách lấy ở
các khu vực họ chiếm đóng các khoản vốn của Đức nằm trong tay họ.
Như võy, dự có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng cả ba
cường quốc Đồng minh đều thống nhất được với nhau về nguyên tắc chính
sách đối với nước Đức sau chiến tranh. Mặc dù vậy vẫn có những điểm thể
hiện sẽ có khả năng xuất hiện những bất đồng giữa ba nước này.

Cùng với Thỏa thuận Ianta, Hiệp ước Pụtxđam là biện pháp chống lại
các đế quốc hiếu chiến trong chiến tranh thế giới thứ II và bộ phận cấu thành
quan trọng của những nguyên tắc chung của công pháp quốc tế dân chủ ngày
nay. Những thỏa thuận này đã đặt cơ sở cho việc kết thúc chiến tranh thế giới
thứ II và các vấn đề trong quan hệ quốc tế thời hậu chiến; là cơ sở cho một
chính sách đảm bảo nền hòa bình thế giới vững chắc; thiết lập một trật tự thế
13
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

giới mới sau chiến tranh thế giới II; đồng thời mở ra một cơ hội cho nước
Đức làm lại từ đầu sau khi chế độ phát xít đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
3. Cuộc đối đầu Xô – Mĩ và việc chia cắt nước Đức từ sau chiến
tranh thế giới II đến năm 1949.
3.1 Âm mưu của Mĩ và chủ trương của Liờn Xụ về vấn đề Đức sau
Hiệp ước Pụxđam.
Sau chiến tranh, liên minh chống phát xít nhanh chóng tan rã, thay thế
bằng sự cạnh tranh, mâu thuẫn với nhau giữa các nước thắng trận. Chiến
tranh thế giới thứ II đã làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng ở châu
Âu và trên thế giới. Nước Đức quốc xã, trung tâm và cũng là một cường quốc
ở châu Âu đã bị đánh tan. Các nước khác, kể cả Anh và Pháp đã quá mệt mỏi
và bị tàn phá nghiêm trọng vì chiến tranh. Hai cường quốc vượt lên và mạnh
hơn tất cả các quốc gia khác là Liờn Xụ và Mĩ, trở thành hai siêu cường duy
nhất. Chính điều này, cùng với môi trường quốc tế sau chiến tranh thế giới II
với sự xuất hiện của những khoảng trống quyền lực ở Đông Âu và nhiều nơi
khác; sự đối đầu về ý thức hệ giữa hình thái xã hội TBCN và XHCN mà hai
nước là những lực lượng đứng đầu hai hệ thống, cùng với tham vọng có thể
mở rộng hơn quyền lợi và lợi ích quốc gia… mà từ quan hệ đồng minh trong
chiến tranh, hai nước chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng, tranh chấp với
nhau trong các vấn đề quốc tế. Trong đó, bên nào cũng coi cái được của đối

phương là cái mất của mình, coi hành vi uy hiếp của đối phương đối với đồng
minh của mình là hành động uy hiếp đến an ninh của bản thân mình. Điều
này được thể hiện rất rõ trong thái độ và hành động của cả hai nước sau Hiệp
ước Pụxđam.
3.1.1 Âm mưu của Mĩ
Sau hội nghị Pụxđam, lo ngại trước uy tín chính trị và ảnh hưởng của
Liờn Xụ trờn trường quốc tế ngày càng mở rộng sau chiến thắng vĩ đại của
14
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Liờn Xụ trước chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật, Mĩ toan tính đề ra các kế
hoạch nhằm “ngăn chặn” ảnh hưởng của Liờn Xụ, nhằm lôi kéo các nước dân
chủ mới được thành lập vào vòng ảnh hưởng của Mĩ và nhằm sử dụng lực
lượng chớnh trị chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, trong đó có Đức để
chống lại Liờn Xụ. Mĩ coi Liờn Xụ là vật cản chủ yếu đối với chính sách toàn
cầu của Mĩ. Từ giữa năm 1945, Mĩ đẩy mạnh tham vọng muốn chỉ duy nhất
Mĩ có được những độc quyền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở
Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng là nơi có cơ sở kinh tế - kĩ thuật to
lớn. Mĩ đã tiến hành chính sách mở cửa (Open door), trên danh nghĩa là tự do
thương mại, thực chất là phục vụ cho chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ. Mĩ
không muốn phân chia phạm vi quyền lợi với Liờn Xụ và cũng chẳng hề lưu
tâm đến kế hoạch tái thiết đất nước và vấn đề an ninh sau chiến tranh của
Liờn Xô: Mĩ từ chối yêu cầu 10 tỉ đụla tiền bồi thường chiến tranh của Đức
phải trả cho Liờn Xô từ khu vực do Mĩ kiểm soát; cậy thế độc quyền vũ khí
hạt nhân để ép buộc Liờn Xụ làm theo ý muốn của Mĩ trong các vấn đề ở
Châu Âu. Khi không khuất phục được Liên Xô, Mĩ tìm cách củng cố địa vị
của Mĩ ở đây, lấy Đức làm trung tâm: Mĩ muốn trước hết là chiếm giữ các thị
trường, sau đó củng cố vị thế của tư bản tư nhân trong phạm vi ảnh hưởng
của mình. Mọi hình thức sở hữu xã hội hóa bị bóp chết, như đã xảy ra trong

khu vực chiếm đóng của Mĩ ở Đức. Ngoài ra, chớnh sách đảm bảo an ninh
của Liờn Xụ ở Đông Âu, bao gồm cả phần lãnh thổ nước Đức do Liờn Xụ cai
quản làm cho Mĩ cảm thấy bất ổn và càng tập trung hơn vào các khu vực Mĩ
quan tâm ở Tây Âu và nước Đức, nhằm hạn chế đến mức tối đa việc “mở
rộng ảnh hưởng” của Liờn Xụ ở những khu vực này, cụ thể: Ngay sau khi
chiến tranh kết thúc, họ ngừng không cung cấp vật tư cho Liờn Xụ và phản
đối việc tháo dỡ cỏc xớ nghiệp của Đức ở khu vực của họ, ngăn cản việc vận
chuyển các máy móc này về Liờn Xụ từ tháng 5/1946, trong khi việc tháo dỡ
các xí nghiệp của Đức được Hiệp ước Pụtxđam quy định vừa là để trả bồi
15
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

thường chiến tranh, vừa là nhằm xóa bỏ nền công nghiệp chiến tranh của Đức
và giảm sản xuất công nghiệp Đức xuống còn 50% so với thời kì 1935. Bên
cạnh đó, Mĩ còn sợ rằng một khi không còn quân đội của họ đóng ở châu Âu
thỡ chõu Âu sẽ bị Liờn Xụ, tức chính quyền cộng sản kiểm soát và điều đó
chắc chắn sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Như vậy, dường như các nước phương Tây, đặc biệt là Mĩ vừa sợ một nước
Đức hiếu chiến quá mạnh, vừa sợ sự lớn mạnh của phong trào cộng sản quốc
tế do Liờn Xụ đứng đầu nên sau Hội nghị Pụtxđam họ vừa muốn làm tan rã
nước Đức vừa muốn tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liờn Xụ trước hết là
ở khu vực châu Âu, từng bước xây dựng vị trí và ảnh hưởng của Mĩ ở khu
vực này. Vì thế, vấn đề Đức trở thành trung tâm, trọng điểm trong chiến lược
của nước Mĩ vào thời điểm này.
3.1.2 Chủ trương của Liờn Xụ trong vấn đề Đức.
Do những yếu tố như vị trí địa lý, chính trị, hoàn cảnh lịch sử, địa vị
quốc tế và nhiệm vụ xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến
tranh, nên chủ trương của Liờn Xụ trong vấn đề Đức sau hội nghị Pụxđam là
bảo đảm an ninh, đặc biệt là an ninh phía Tây đất nước, tránh nguy cơ một

lần nữa phải đối đầu với chiến tranh từ hướng này. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất
của Liờn Xụ trong giai đoạn này là “tiờu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít,
dân chủ hóa nước Đức”, bảo đảm Đức sẽ không bao giờ có thể xâm lược
Liờn Xụ một lần nữa. Từ đó, Liờn Xụ chủ trương thực hiện nghiêm chỉnh
những thỏa thuận đã đạt được trong hai hội nghị Ianta và Pụxđam về vấn đề
Đức: Chia nước Đức thành các khu vực khác nhau do quân đồng minh chiếm
đóng, đòi bồi thường chiến tranh ở mức cao, nghiêm trị tội phạm chiến tranh
phát xít, thực hiện dân chủ hóa chính trị và các hoạt động trong đời sống xã
hội… Bên cạnh đó, cũng cần phải tính đến “tham vọng” của Liờn Xụ trong
việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Đức – biến nước này thành một
nước đi theo chủ nghĩa xã hội như Liờn Xụ, như Stalin đã nói: “Chiến tranh
16
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

lần này khác với trước kia bởi bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế
độ của mình ở đó. Không thể khác được”. Chính những chủ trương này đã
làm cho nước Mĩ cảm thấy lo ngại về việc “thỳc đẩy chính sách bành trướng
Nga Sa hoàng” ở Đức nói riêng và các Đông Âu nói chung.
Như vậy, có thể khẳng định lại rằng, sau Hội nghị Pụxđam, mặc dù đã
đạt được một số thỏa thuận chung trong việc giải quyết vấn đề Đức, nhưng cả
Mĩ và Liờn Xụ đều theo đuổi những tính toán của riêng mình. Trong đó, chỉ
có Liờn Xụ là thực hiện tương đối đầy đủ những thỏa thuận đó, góp phần tiêu
diệt hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Đức, trung lập và dân chủ hóa nước này;
trong khi Mĩ tìm mọi cách trì hoãn, không thực hiện những biện pháp đó kớ
để xây dựng và thiết lập địa vị của mình tại đây, âm mưu chia cắt lâu dài
nước Đức, biến nước này trở thành tiền đồn “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản
ở Châu Âu. Chính sự khác biệt này đã làm cho nước Đức vốn chỉ tạm thời bị
chia làm cỏc vựng khác nhau do quân đồng minh kiểm soát, bỗng nhiên bị
chia cắt thành hai nước Đức riêng biệt với hai chế độ chính trị xã hội hoàn

toàn đối lập nhau sau chiến tranh thế giới II.
3.2 Sự ra đời của hai nước Đức mâu thuẫn và đối lập nhau.
Sau khi phát xít Đức đầu hàng theo quy định của Hội nghị cấp cao
Ianta và Hội nghị cấp cao Pụtxđam, bốn nước Liờn Xụ, Mĩ, Anh, Pháp tạm
thời chiếm đóng nước Đức và toàn bộ chính quyền ở Đức bị tạm thời chuyển
sang tay nhà đương cục 4 nước chiếm đóng. Khu vực chiếm đóng của Liờn
Xụ ở miền Đông nước Đức với diện tích là 107.900 km2 và dân số
17.603.578 người. Khu vực chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp ở miền Tây nước
Đức với diện tích 248.400 km2 và dân số là 51.469.000 người. Thủ đô Bộclin
nằm ở Đông Đức, nhưng cũng chia thành khu vực chiếm đóng của 4 nước
Liờn Xụ, Mĩ, Anh, Phỏp. Đụng Bộclin do Liờn Xụ chiếm đóng với diện tích
17
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

407,9 km2, dân số khoảng 120 vạn người; Tõy Bộclin do Mĩ, Anh, Pháp
chiếm đóng với diện tích 480 km2, dân số khoảng 220 vạn người.
Ở Đông Đức do Liờn Xụ kiểm soát, các lực lượng dân chủ được sự
giúp đỡ của Liờn Xụ đó cương quyết thi hành đầy đủ những điều đó kớ kết
giữa các nước Đồng minh ở Ianta và Pụtxđam. Cỏc lực lượng quân sự, các tổ
chức vũ trang và các tổ chức phát xít khác đều bị giải tán, hoặc bị tiêu diệt
toàn bộ. Bọn phát xít bị truy bắt và đem ra xử, tài sản của chúng cũng bị tịch
thu. Đến năm 1948 đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng
phát xít.
Trái lại, ở khu vực chiếm đóng Tây Đức, 3 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp
dung túng, nuôi dưỡng những lực lượng quân phiệt phát xít đã ngóc đầu trở
dậy.Ở khu vực Anh chiếm đóng, các tổ chức quân đội phát xít còn tồn tại
dưới hình thức “nhúm sản xuất”, những “tổ cụng tỏc”. Cỏc nhúm và các tổ
này đều do các sĩ quan Đức quốc xã điều khiển. Ở khu vực Mĩ kiểm soát, các
tổ chức quân sự phát xít vẫn được duy trì dưới hình thức “cỏc tổ chức thể

thao” có huấn luyện viên Mĩ huấn luyện về quân sự. Căn cứ hải quân Kiel
vẫn còn nguyên như cũ (theo báo cáo của ngoại trưởng Liờn Xụ ở Hội nghị
ngoại trưởng Matxcơva 10/3/1947). Hầu hết những tên phát xít tích cực trước
kia và bọn tội phạm chiến tranh đã dần dần được thả ra. Hoạt động của các
Đảng và các tổ chức dân chủ bị hạn chế. Những cuộc khủng bố công khai
chống Đảng Cộng sản đã xảy ra ở Tây Đức. Trong khi đó, chính quyền chiếm
đóng của Mĩ, Anh, Phỏp đó công khai ủng hộ các Đảng phái tư sản và địa
chủ của Đức phát xít và các Đảng này dần dần nắm lấy chính quyền ở Tây
Đức.
Về mặt kinh tế, ở ba khu vực do Mĩ, Anh, Pháp kiểm soát, những máy
móc ở các xí nghiệp quân sự không được tháo ra. Các xí nghiệp sản xuất vũ
khí quân sự vẫn được giữ nguyên. Các công ty độc quyền được giải tán một
18
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

cách giả tạo bằng cách thành lập nhiều công ty mới, đặt dưới quyền quản trị
của những tay chủ công nghiệp cũ trước đây đã đứng ra tổ chức nền kinh tế
chiến tranh cho Hitle.
Bên cạnh đó, đi ngược lại với văn bản và tinh thần của hiệp ước
Pụtxđam quy định về việc cần thiết phối hợp hành động chung giữa tứ cường
chiếm đóng ở Đức, Mĩ và Anh đã tiến hành kí kết hiệp ước riêng rẽ nhằm
hợp nhất về kinh tế giữa hai khu vực Mĩ - Anh để rồi tiến tới hợp nhất về
hành chính và chính trị sau này, thực chất là quy định việc chia cắt nước Đức:
Trong năm 1947, hai khu vực Mĩ, Anh đã đẩy mạnh việc xúc tiến hợp nhất về
chính trị với một hiệp định mới được kí kết ngày 29/5/1947 để thành lập “Hội
đồng kinh tế” hợp nhất hai khu…
Đứng trước những hành động này, Liờn Xụ tiến hành triệu tập Hội
đồng ngoại trưởng bốn nước Anh, Pháp, Mĩ và Liờn Xụ để xúc tiến giải
quyết vấn đề Đức ở hai cuộc hội nghị Maxcơva (từ 10/3 đến 24/4/1947) và

Luân Đôn (từ 2/11 đến 5/12/1947). Trong hội nghị, Liờn Xụ chủ trương
thành lập ngay các cơ quan hành chính trung ương của Đức để phụ trách các
ngành công nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, ngoại thương cũng như
nông nghiệp theo như Hiệp ước Pụtxđam đó quy định. Việc thành lập các cơ
quan này sẽ đảm bảo sự thống nhất cho nền kinh tế Đức và chuẩn bị xây
dựng bộ máy nhà nước Đức thống nhất. Đối lập với thái độ của Liờn Xụ, lập
trường của các nước phương Tây rất lập lờ hòng đánh lừa dư luận. Đoàn đại
biểu Mĩ đã bỏ qua những nhiệm vụ tiêu diệt các công ty độc quyền và kiểm
soát vùng Rua, bỏ qua việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và tổ chức lại
nhà nước Đức trên cơ sở dân chủ và hòa bình. Bên cạnh đó, Anh và Mĩ còn
đưa ra những điều kiện hết sức vụ lớ, đũi Đụng Đức phải cung cấp thực phẩm
cho vùng công nghiệp Rua, cho Anh, Mĩ vào kiểm soát. Các nước phương
Tây còn đưa ra đề nghị nhằm thủ tiêu hàng rào quan thuế để tư bản Mĩ, Tây
Đức và các cường quốc phương Tây khác đầu tư vào Đông Đức và được
19
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

quyền tự do hoạt động ở khu vực này. Điều này đã bị Liờn Xụ đó ra sức phản
đối.
Sự phá hoại việc giải quyết đúng đắn vấn đề Đức theo các Hiệp ước
quốc tế Ianta và Pụtxđam đó chứng tỏ rằng các chính phủ Mĩ, Anh, Phỏp đó
cùng nhau âm mưu đi theo con đường chia cắt nước Đức và biến Tây Đức
thành căn cứ chiến lược của tập đoàn đế quốc phương Tây do Mĩ cầm đầu để
chuẩn bị chiến tranh chống Liờn Xụ và các nước Trung - Đông Âu ở trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa.
Quá trình này càng được Mĩ mở rộng hơn sau khi Tổng thống Truman
chính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh chống lại Liờn Xụ và các nước
XHCN ở Đông Âu, dẫn tới sự ra đời của hai nước Đức riêng biệt, đối lập
nhau năm 1948 - 1949.

Ngay sau khi hội nghị Luân Đôn đi đến chỗ bế tắc không giải quyết
được vấn đề gỡ, cỏc nước phương Tây liền triệu tập một hội nghị riêng rẽ ở
Lụn Đụn gồm Mỹ, Anh, pháp, Bỉ, Hà Lan, và Lucxambua để bàn việc chia cắt
nước Đức, chế độ khai thác vùng Rua, chế độ chiếm đóng mới ở Tây Đức,
việc cải cách tiền tệ ở Đức. Ngày 2/6/1948, Hội nghị đã đưa ra bản tuyên bố
nêu rõ ý định quyết tâm chia cắt nước Đức của các nước phương Tây.
Sau Hội nghị, ngày 18/6/1948, tại các khu vực Tây Đức và Tõy Bộclin,
Mỹ, Anh, Phỏp đó tiến hành cải cách tiền riêng rẽ, hi vọng lợi dụng việc này
để lũng loạn nền kinh tế Đông Đức. Ngay hôm đầu tiên sau khi bắt đầu dùng
tiền mới ở các khu vực miền Tây, hàng loạt tiền vô giá trị ở phía Tây đã tràn
ngập sang Đông Đức. Cải cách tiền tệ ở khu vực phía Tây như giọt nước làm
tràn đầy cốc, đã xóa đi mọi hi vọng duy trì nhất thể hóa kinh tế nước Đức và
tìm ra một giải pháp nhằm giải quyết những bất đồng giữa các lực lượng
Đồng minh.
20
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Những hành động riêng rẽ của các nước phương Tây đã đòi hỏi chính
phủ Liên Xô phải thi hành ngay những biện pháp cần thiết nhằm duy trì hòa
bình và an ninh ở châu Âu, bảo vệ sự thống nhất nước Đức và nền kinh tế
Đông Đức. Để bảo vệ nền kinh tế khỏi bị tan rã, Ban Quân chính Liờn Xụ ở
Đức đã bắt buộc phải thi hành những hạn chế về vận tải trong việc thông
thương giữa các khu vực miền Tây và miền Đông cũng như giữa Đông và
Tõy Bộclin. Đồng thời, ở Đông Đức cũng tiến hành cải cách tiền tệ dân chủ
để góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế ở vùng này.
Các nước phương Tây đã vịn vào việc Liờn Xụ hạn chế vận tải giữa
các miền và các khu vực Beclin để thổi bựng lên cái gọi là “cuộc phong tỏa
Beclin”. Không dừng lại ở đó, ngày 6/7/1948, các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp
gửi công hàm cho Liờn Xụ đũi hủy bỏ những hạn chế đã được quy định trong

việc đi lại với Tây Beclin. Đồng thời, các nước phương Tây mà chủ yếu là
Mĩ đã thực hiện cái gọi là “cầu hàng khụng” để “cứu nhân dõn tây Beclin
khỏi thảm họa”, làm cho tình hình thế giới và châu Âu thêm căng thẳng.
Mùa hè năm 1948, Đại sứ các nước phương Tây ở Matxcơva đến hội
đàm với ngoại trưởng Liờn Xụ để chấm dứt tình hình căng thẳng xảy ra ở
Beclin. Sau đó, ngày 5/5/1948, Liờn Xụ tự mình chủ động hủy bỏ những hạn
chế giao thông giữa Bộclin và các khu vực miền Tây Đức chỉ với điều kiện là
Hội đồng ngoại trưởng bốn nước phải họp lại để giải quyết vấn đề Đức.
Chính phủ Liờn Xụ cũng không đòi hỏi phải áp dụng một đồng mác thống
nhất giữa Đông và Tõy Bộclin, vỡ vấn đề này sẽ được xét tại kì họp sắp tới
của Hội đồng ngoại trưởng.
Trái lại với các hành động thiện chí của Liờn Xụ, cỏc nước phương
Tây do Mĩ đứng đầu gấp rút hoàn thành kế hoạch thành lập quốc gia Tây Đức
riêng rẽ của họ. Để thi hành những quyết nghị của Hội nghị Luân Đôn tháng
2/1948 về việc thành lập quốc gia Tây Đức, ba tư lệnh quân đội Mĩ, Anh,
21
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Pháp ở ba khu chiếm đóng đã cùng với các nhà cầm quyền các bang ở Tây
Đức tiến hành hội nghị ở Phorenpho vào tháng 7/1948. Hội nghị này quyết
định triệu tập vào đầu tháng 9/1948 một quốc hội lập hiến gọi là Hội đồng
nghị viện gồm các đại biểu của nghị viện các bang để dự thảo Hiến pháp cho
quốc gia Tây Đức. Ngày 8/4/1949 ba chính phủ Mĩ, Anh, Phỏp đó kớ kết
nhiều văn bản quan trọng về vấn đề Đức. Mục đích của các hiệp định này là
nhằm trao trả quyền quản trị nước Đức cho quốc gia Tây Đức sẽ thành lập và
trong bước đầu công nhận cho Tây Đức có quyền tự trị phù hợp với chế độ
chiếm đóng ở vùng này. Tuy thế, ba chính phủ Mĩ, Anh, Pháp vẫn còn nắm
lấy quyền lực tối cao, có thẩm quyền sửa đổi lại mọi quy định về lập pháp và
hành chính của nhà cầm quyền Đức. Ngoài ra, Mĩ, Anh, Pháp vẫn còn giữ

quyền kiểm soát vùng công nghiệp ở vùng Rua, kiểm soát ngành ngoại
thương và hoạt động ngoại giao của Tây Đức và kể cả thay mặt Tây Đức kí
kết các hiệp định quốc tế. Đồng thời các lực lượng vũ trang đóng ở Tây Đức
được hoàn toàn tự do đi lại dưới danh từ “bảo đảm an toàn” hay “thi hành
những nhiệm vụ quốc tế”. Bất kì lúc nào các tư lệnh quân đội của các nước
phương Tây cũng có thể được quyền kiểm soát các cơ quan của Tây Đức.
Đồng thời ở Tây Đức cũng được thành lập “Ủy ban đồng minh tối cao” có
thẩm quyền về mặt dân sự để tiếp xúc thường xuyên với chính phủ Tây Đức.
Tiến thêm một bước nữa trong âm mưu chia cắt nước Đức, tháng
5/1949 Anh, Pháp, Mỹ tiến hành thành lập một hiến pháp, đưa ra dự thảo
hiến pháp cho việc thành lập cộng hòa liên bang Đức. Ngày 14/8/1949, ở các
khu vực miền Tây đã tiến hành bầu cử Quốc Hội riêng rẽ. Tháng 9/1949
chính phủ của nước Cộng hòa liên bang Đức được thành lập, đánh dấu sự ra
đời của một nước Đức hoàn toàn riêng rẽ, không bao gồm phần đất phía đông
do Liờn Xụ kiểm soát.
Trước tình hình đú, Liờn Xụ cũng tập hợp các tổ chức dân chủ ở Đông
Đức để họp đại hội nhân dân và thông qua bản dự thảo Hiến phỏp. Thỏng
22
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

10/1949 nước Cộng hòa dân chủ Đức cũng được thành lập. Đây được coi như
một đòn đánh mạnh vào hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới, làm thất bại âm
mưu ngăn chặn và thống trị thế giới của Mỹ. Nước Cộng hòa dân chủ Đức ra
đời là một sự kiện quan trọng, một bước tiến trong quá trình củng cố hệ thống
XHCN; đồng thời cũng đánh dấu việc hình thành nên hai nước Đức riêng rẽ,
đối lập nhau, cùng tồn tại ở Châu Âu.
Như vậy, vấn đề Đức sau chiến tranh lạnh đã bị các cường quốc, trong
đó chủ yếu là Mĩ và Liờn Xụ làm cho trở nên vô cùng phức tạp, mà đỉnh cao
của nó là việc xuất hiện hai nước Đức riờng ré, theo hai chế độ chính trị đối

lập nhau: Cộng hòa dân chủ Đức đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, được
sự hậu thuẫn của Liờn Xụ; Cộng hòa liên bang Đức đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa, cấu kết chặt chẽ với Mĩ và các nước phương Tây. Điều này tạo
nên sự chia cắt lâu dài nước Đức và gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế, chính trị của toàn nước Đức; làm ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp hòa
bình của nước Đức nói riêng và của Châu Âu, thế giới nói chung.
23
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Chương 2
CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH GIỮA HAI CỰC XÔ – MĨ, HAI KHỐI
ĐÔNG – TÂY XUNG QUANH VẤN ĐỀ ĐỨC TỪ THẬP NIÊN 50
ĐẾN THẬP NIÊN 90 CỦA THẾ KỈ XX
1. Việc tái vũ trang lại Tây Đức và sự hình thành hai khối quân sự
đối lập.
Để tiến thêm một bước trong việc thống trị thế giới và chống lại các
nước xã hội chủ nghĩa thông qua cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ đã lần lượt thành
lập các khối quân sự để chống lại Liờn Xụ và các nước xã hội chủ nghĩa
khác. Trong số đó, sự ra đời của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là
Nato là khối quân sự lớn và quan trọng nhất của Mĩ. Ngày 4/4/1949, Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12 nước, bao gồm Mĩ và các nước TBCN ở
Châu Âu kí kết tại Oasinhtơn. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/8/1949,
thời hạn hết hiệu lực là 20 năm. Trong đó, Mĩ năm quyền lónh đạo, biến khối
Nato trở thành một công cụ của chính sách bành trướng của Mỹ, chống lại
Liờn Xụ và các nước XHCN khác.
Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (1950 – 1953) đã làm nổi bật “lỗ hổng
về quân sự” ở Tây Âu, và do đó đã khiến chính phủ Mĩ phải chính thức gợi ý
vấn đề tái vũ trang nước Đức tại Hội đồng Đại Tây Dương tháng 9/1950. Đó
là một bước tiến mới trên con đường tái vũ trang Tây Đức, phục hồi chủ

nghĩa quân phiệt Đức, phục hồi chủ nghĩa phục thù Đức, tạo điều kiện cho
Tây Đức thành lập quân đội, phát triển kinh tế phục vụ chiến tranh, chèn ép
các nước Tây Âu khác, chia cắt lâu dài nước Đức do Mĩ tiến hành. Đến đầu
năm 1954, Mĩ các nước TBCN phương Tây kí kết hiệp ước Paris nhằm tái vũ
trang lại Cộng hòa liên bang Đức và đưa nước này tham gia vào Nato, trở
thành “một lực lượng xung kớch” chống lại Cộng hòa dân chủ Đức, Liờn Xụ
và các nước Đông Âu khác.
24
Bài tiểu luận Nguyễn Mạnh Quỳnh - K54B
Lịch sử

Trước tình hình trờn, Liờn Xụ, Cộng hòa dân chủ Đức và các nước
Đông Âu khỏc đó tổ chức hội nghị ở Vacsava từ ngày 11 đến ngày
14.5.1955, thành lập nên tổ chức Hiệp ước Vacsava của các nước XHCN
nhằm làm đối trọng với Nato của các nước TBCN do Mĩ đứng đầu.
Ngay sau khi thành lập, cả hai khối quân sự trên đều tích cực tiến hành
chạy đua vũ trang, bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Trong
đó, nòng cốt nhất là Mĩ và Liờn Xụ: Mĩ đã đưa hàng chục vạn quõn đũng ở
Cộng hòa liên bang Đức, được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại; trong khi
Liờn Xụ cũng đưa hàng vạn binh sĩ với trang bị hiện đại, bao gồm cả vũ khí
hạt nhân của mình sang đóng ở các nước Đông Âu, chủ yếu là ở Cộng hòa dân
chủ Đức. Điều này làm cho ở hai nước Đức lúc này xuất hiện một lực lượng
quõn sự khổng lồ, lúc nào cũng ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ.
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, cuộc chạy đua vũ trang giữa NATO và
VASAVA đạt đến đỉnh cao, thể hiện qua bảng số liệu sau:
1. Vũ khí thông thường Khối Vacsava Khối Nato
Quân số 5.373.100 3.660.200
Xe tăng 59.470 30.609
Pháo các loại 71.876 57.660
Máy bay chiến đấu 7.876 7.130

Tàu ngầm 228 200
Tàu chiến các loại 102 499
2. Vũ khí hạt nhân chiến lược
Tên lửa ICBM 1398 1018
Tên lửa SLBM 922 672
Máy bay chiến lược 160 518
25

×