Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

luận văn thạc sĩ Nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.8 KB, 121 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của văn minh nông nghiệp lúa nước, từ hàng
ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn
Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của các nghề thủ công - trong đó có
nghề đúc đồng - qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần tạo nên một diện mạo
kinh tế, một bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng làng xã người Việt.
Đồng gắn bó với nhân dân ta trong suốt trường kỳ lịch sử. Đây là chất
kim loại quý và “thiêng” dùng để đúc tượng thờ và nhiều đồ tế khí. Không chỉ
thế, sản phẩm đúc đồng còn gắn bó với sinh hoạt đời thường của con người từ
xa xưa cho đến ngày nay mà sự bền vững của nó đã vượt lên trên sức phá hoại
của thời gian. Với giá trị kinh tế to lớn, giá trị văn hóa sâu sắc trong đời sống
xã hội, đồng đã được mệnh danh cho cả một thời đại lịch sử của nhân loại -
Thời đại đồ đồng.
Sự xuất hiện của đồ đồng trong sinh hoạt gia đình, trong các hoạt động
văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng, một
nghề thủ công truyền thống được ra đời từ rất sớm. Nghiên cứu nghề và làng
nghề thủ công truyền thống nói chung, nghề đúc đồng nói riêng chúng ta
không chỉ thấy ở đó bản tính cần cù, sự khéo léo, khả năng sáng tạo tuyệt vời
của ông cha mà chúng ta còn tìm thấy và kế thừa những tinh hoa văn hoá,
những kinh nghiệm sản xuất cổ truyền vô cùng quý báu của dân tộc, từ đó
phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, lòng tự hào dân tộc, sức sáng tạo trong lao
động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới.
Là một nghề thủ công truyền thống nhưng so với nghề gò, đúc đồng ở
Đại Bái (Bắc Ninh), hay đúc đồng ở Ngũ Xã (Hà Nội)…, nghề đúc đồng ở xã
Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên chưa thực sự được quan tâm
nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học và hệ thống. Kể từ năm 2000, khi các
nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phát hiện ra hệ thống
làng đúc đồng cổ nằm trên phạm vi cánh đồng hoang hoá thuộc khu vực Ao
Chai của làng Rồng, xã Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên thì việc tìm hiểu
1


nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng được chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Đây
là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, giúp chúng ta có
thêm những nhận thức về bức tranh kinh tế, về lịch sử - văn hóa của một vùng
làng nghề riêng biệt. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn về nghề đúc đồng cổ
truyền của dân tộc, nhận thấy vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội
qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Việc nghiên cứu nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng còn có ý nghĩa đóng
góp cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương xã Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng
Yên. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,
biên soạn, giảng dạy, học tập môn lịch sử địa phương trong các nhà trường,
góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, nâng cao
ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá cổ truyền - di sản quý giá của dân tộc.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, cùng với mong muốn
được tìm hiểu nghề thủ công cổ truyền, các sản phẩm truyền thống trên quê
hương Hưng Yên - nơi từng được nhắc đến với câu ca dao: “Thứ nhất kinh
kỳ, thứ nhì Phố Hiến”- tôi quyết định chọn đề tài: “Nghề đúc đồng ở xã Đại
Đồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Truyền thống và hiện đại” làm nội
dung nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ sử học của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng được
các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực sử học, văn hoá học, dân tộc học, kinh tế, du
lịch… quan tâm tìm hiểu. Từ sau năm 1954 đến nay đã xuất hiện nhiều công
trình khoa học nghiên cứu (từ khái quát đến cụ thể) về các làng nghề truyền
thống, trong đó có nghề đúc kim loại - nghề đúc đồng.
Năm 1957, với tác phẩm "Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp
Việt Nam" [8] tác giả Phan Gia Bền đã đề cập một cách khái quát về thủ công
nghiệp Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, đồng thời cũng nêu được
đặc điểm riêng của nghề thủ công nước ta.
Năm 1977, nhóm tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh,
Nghiêm Đa Văn trong tác phẩm “Truyện các ngành nghề” [11]…đã lược tả về

2
lịch sử hình thành và phát triển của một số ngành nghề thủ công khác nhau ở
Việt Nam như nghề làm gốm, lụa, đúc đồng… Các tác giả đã khẳng định
nghề thủ công ở Việt Nam ra đời từ sớm, trong đó có kỹ thuật đúc đồng phát
triển rực rỡ vào thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Tuy nhiên tác giả mới dừng
lại ở việc trình bày về ông tổ của nghề là chính, còn quy trình sản xuất của các
ngành nghề chưa được đề cập đến một cách toàn diện và sâu sắc.
Trong các năm 1985, 1987 và 1995, công tác tìm hiểu và nghiên cứu
các nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bước đầu đã được
triển khai trên một phạm vi rộng. Với sự đóng góp công sức và trí tuệ của các
nhà nghiên cứu địa phương, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Hưng đã lần lượt
ra mắt bạn đọc 3 tập “Nghề cổ truyền” [23] do Tăng Bá Hoành làm chủ biên.
Nội dung tập 1, 2 của bộ sách đã mô tả lần lượt 36 nghề cổ truyền của tỉnh Hải
Hưng, trong đó nghề đúc đồng ở Đại Đồng được tác giả đề cập những nét khái
quát về quy trình sản xuất, tuy nhiên đây mới chỉ là những phác thảo ban đầu.
Năm 1988, trong tác phẩm "Những bàn tay tài hoa của cha ông" [13]
hai tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc đã đề cập đến nhiều nghề thủ
công như gốm, đúc đồng, thêu, mộc, tiện, luyện sắt… Riêng nghề đúc đồng
thì các tác giả chỉ mới trình bày những nét chung nhất, đặc biệt nhấn mạnh về
tổ sư nghề đúc đồng ở Hưng Yên.
Năm 1991, với tác phẩm "Làng Vó và nghề đúc đồng truyền thống"
[20] tác giả Đỗ Thị Hảo đã trình bày khá đầy đủ về nghề đúc đồng của địa
phương, về con người với các phong tục, tập quán mang đậm nét một làng
quê Việt Nam của người dân làng Vó (Bắc Ninh). Tác giả cũng đã phác họa
về vai trò của nghề đúc đồng trong đời sống kinh tế văn hóa của dân Làng Vó,
đồng thời xác định vị trí của nó đối với đời sống của nhân dân địa phương
trong hiện tại và tương lai.
Còng trong năm này, Nguyễn Hồng Phương với Khóa luận tốt nghiệp
Đại học “Cầu Nôm - Làng buôn xứ Bắc” [51] đã lược tả khá đầy đủ từ lịch sử
hình thành đến các hoạt động buôn bán đồng nát của làng Cầu Nôm (thuộc xã

3
Đại Đồng), tác động của nó đối với các phong tục tập quán, tôn giáo tín
ngưỡng của làng. Tác giả cũng đã nêu lên được những nét đặc trưng của làng
buôn Cầu Nôm so với các làng buôn khác ở đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 1997, trong tác phẩm “Thành hoàng Việt Nam” [73] các giả Phạm
Minh Thảo, Trần Thị An … đã đề cập đến truyền thuyết về vị thần thờ tại
đình làng Lộng Thượng xã Đại Đồng, vị tổ sư của nghề đúc đồng được nhân
dân địa phương thờ phụng.
Năm 1998, có thể nói "Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam" [87]
của tác giả Bùi Văn Vượng là cuốn sách viết về làng nghề thủ công một cách
toàn diện nhất. Tác giả đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghề
truyền thống, đề cập đến vị trí của làng nghề thủ công truyền thống trong lịch
sử Việt Nam, trình bày cụ thể nhiều nghề thủ công như đúc đồng, kim hoàn,
dệt, gốm… và đưa ra những kiến nghị về công tác bảo tồn và phát triển nghề.
Năm 2000, tác giả Đào Hoài Giang với Luận văn “Làng nghề thủ công
truyền thống ở huyện Đông Sơn - Thanh Hoá trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945” [18] đã viết một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát
triển của ba nghề thủ công truyền thống: gốm, đúc đồng, chạm khắc đá ở
huyện Đông Sơn - Thanh Hoá. Tác giả đã nêu được những tác động của nghề
thủ công đối với đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của người dân địa phương.
Năm 2001, với tác phẩm “Bảo tồn và phát triển các ngành nghề” [53],
tác giả Dương Bá Phượng đã nghiên cứu tương đối công phu về việc bảo tồn
và phát triển các làng nghề của Việt Nam. Tác giả đã nêu lên những tiềm
năng, hạn chế và xu hướng vận động của các làng nghề trong tiến trình Công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Năm 2004, báo cáo khảo sát "Vùng đúc đồng cổ truyền Văn Lâm" [79]
của Trung tâm tiền sử Đông Nam Á và Bảo tàng tỉnh Hưng Yên đã lược tả về
nghề đúc đồng cổ truyền dưới dạng tổng hợp về một chuỗi làng nghề đúc
đồng. Đối với nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng, báo cáo chỉ mới phác hoạ
sơ lược trong bức tranh các làng nghề của huyện Văn Lâm - Hưng Yên và kỹ

thuật đúc cổ truyền.
4
Năm 2005, thông qua việc khảo tả đình Đại Đồng, chùa Đại Đồng “Báo
cáo khảo sát làng Nôm xã Đại Đồng huyện Văn Lâm - Hưng Yên” [61], đã
xác định những tượng thờ (bằng đồng) và những đồ dùng trong tế lễ là sản
phẩm đúc đồng của nhân dân xã Đại Đồng. Báo cáo có đề cập đến tính cấp
thiết của việc phát triển làng nghề, bảo tồn làng Việt cổ ở xã Đại Đồng.
Nghề thủ công truyền thống còn được đề cập đến trong các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Vài nét về truyền thống công
nghiệp Việt Nam thế kỷ XIX” [33], “Làng nghề truyền thống và những vấn
đề cấp bách đặt ra” [71], “Một số vấn đề của làng nghề truyền thống Việt
Nam hiện nay” [30], “Quan hệ giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp trong các
làng nghề ở miền Bắc Việt Nam” [82]….Nội dung các bài viết trên đã khẳng
định sự đa dạng phong phú của nghề truyền thống ở Việt Nam, đồng thời nêu
lên thực trạng của các ngành nghề, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm bảo
tồn và phát triển nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá cổ truyền kết hợp
với tinh hoa văn hoá hiện đại.
Nhìn chung, nghề thủ công truyền thống ở nước ta đã được tìm hiểu,
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có một công trình nào phản ánh đầy đủ quá trình phát triển của nghề, làng
nghề và đóng góp của nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Với Luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề
mà giới nghiên cứu chưa đề cập đến hoặc mới nhắc đến với những nét khái
quát nhất. Chúng tôi cũng hy vọng rằng thông qua nội dung luận văn với sự
trình bày một cách hệ thống, phản ánh hoàn chỉnh sự xuất hiện nghề, quy trình
sản xuất và những tác động của nghề đúc đồng đối với nhân dân Đại Đồng sẽ
góp phần bổ khuyết cho những khoảng trống về lịch sử các ngành nghề thủ
công truyền thống tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

5
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - truyền thống và hiện đại”, trong đó tập
trung nghiên cứu nghề đúc đồng ở ba làng: Lộng Thượng (làng Rồng) chuyên
đúc chuông, đỉnh, tượng và các vật có bề dày lớn; làng Xuân Phao (Pheo);
làng Văn Ổ (Ã) chuyên đúc các đồ vật chứa đựng có thành vách mỏng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu Nghề đúc đồng trong phạm vi xã Đại
Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu nghề đúc đồng từ quá trình hình
thành, phát triển đến ngày nay.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua khảo sát thực địa và nghiên cứu các nguồn tài liệu, Luận văn dựng
lại một cách tương đối hoàn chỉnh, hệ thống từ quá trình hình thành đến hình
thức tổ chức, quy trình sản xuất của nghề đúc đồng cổ truyền ở xã Đại Đồng,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nêu bật các đặc trưng cơ bản về sản phẩm,
kỹ thuật của nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng.
Xác định vai trò, vị trí của nghề trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
của người dân địa phương, đồng thời nêu lên một vài hạn chế, khó khăn của
nghề. Từ đó, đưa ra một số giải pháp thích hợp góp phần bảo tồn và phát triển
làng nghề đúc đồng truyền thống. Trên cơ sở nghiên cứu, nội dung Luận văn
cũng góp phần vào công tác giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền
thống quê hương; yêu lao động, lao động sáng tạo; có ý thức học tập và biết
kế thừa kinh nghiệm truyền thống của cha ông- tinh hoa văn hoá dân tộc.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Tiếp cận đề tài này, chúng tôi gặp không Ýt khó khăn về nguồn tư liệu,
đặc biệt là nguồn tư liệu cổ xác định nguồn gốc cư dân, lịch sử hình thành
làng xã Đại Đồng và sự ra đời của nghề đúc đồng. Xã Đại Đồng được thành
lập từ bao giê? Ai là người khai cơ lập nghiệp và sinh sống đầu tiên ở đây? Tư

liệu bi ký, gia phả hầu như không còn. Để xác định thời điểm ra đời của nghề
đúc đồng chúng tôi chủ yếu dùa vào tư liệu khảo cổ học. Nhìn chung nguồn tư
6
liệu hết sức tản mạn vì vậy buộc chúng tôi phải đối chiếu so sánh, kiểm tra độ
tin cậy của thông tin.
Cơ sở tư liệu mà chúng tôi sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra là:
4.1.1. Nguồn tài liệu thành văn
- Đó là các bộ chính sử, địa lý học lịch sử do các sử gia phong kiến biên
soạn như: Đại Việt sử ký toàn thư [35], Lịch triều hiến chương loại chí [10],
Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hưng Yên) [30], hoặc các cuốn Địa phương chí
như: Hưng Yên địa chí [65], Địa chí Hà Bắc [69]… Ngoài ra là nguồn tư liệu
sưu tầm được ở địa phương như:
- Văn bia: ở đình, chùa trong xã Đại Đồng
- Thần tích, thần sắc : ở thôn Văn Ổ, Xuân Phao, Lộng Thượng …[84]
- Các luận văn, các bài viết đăng trên tạp chí, các sách liên quan trực
tiếp hay gián tiếp đến đề tài.
4.1.2. Nguồn tài liệu vật chất
- Các sản phẩm bằng đồng còn lưu giữ trong các đình, chùa, nhà thờ ở
Đại Đồng như đình Đại Đồng, chùa Đại Đồng; đình, chùa Lộng Thượng;
nghĩa trang huyện Văn Lâm …
- Di vật đồng ở khu di tích khảo cổ học Ao Chai.
- Sản phẩm đồng ở cửa hàng bán đồ đồng của ông bà Hoằng Thắm,
thôn Lộng Thượng.
- Lò đúc đồng của các gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Bổng, Phạm
Văn Chân (đúc sanh); Nguyễn Văn Nhiên (đúc ninh); Dương Văn Ban (đúc
đỉnh); Dương Hồng Thắm (đúc chuông)…
- Ga xe lửa: Đồng Xá, Lạc Đạo nằm trên địa bàn xã Đại Đồng, trước
đây là nơi trung chuyển đồ đồng đi các vùng miền trong cả nước.
- Chợ Cầu Nôm - trung tâm buôn bán đồng nát và các sản đồng trước đây.
4.1.3. Nguồn tài liệu dân gian

Để bổ sung cho thêm cho nguồn tư liệu trên, chúng tôi đặc biệt chú ý
đến nguồn tư liệu dân gian truyền miệng, lời kể của các nghệ nhân cao tuổi về
sự tồn tại và phát triển của nghề, những câu chuyện dân gian phản ánh về lịch
sử hình thành làng xã Đại Đồng, những bài ca dao, những câu thành ngữ…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương
pháp sử học kết hợp với điền dã dân tộc học từ việc sưu tầm các tư liệu thành
7
văn lưu trữ tại các thư viện, các Viện nghiên cứu ở Hà Nội và địa phương đến
việc tiến hành một số đợt khảo sát thực địa tại các thôn đúc đồng ở xã Đại
Đồng; nghiên cứu trao đổi với các cơ quan tỉnh, huyện, xã, thôn; gặp trực tiếp
các nghệ nhân, các cụ cao tuổi có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về
nghề đúc đồng để thu thập tư liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu làng nghề thủ công chúng tôi còn sử dụng phương pháp
giám định các văn bản, phân tích thành phần sản phẩm. Trên cơ sở những số
liệu, tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp, so sánh, đối chiếu để
tìm ra những tư liệu tin cậy nhất phục vụ nội dung của Luận văn.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Lần đầu tiên nghề thủ công cổ truyền - Nghề đúc đồng ở xã Đại
Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được luận văn nghiên cứu một cách có
hệ thống, góp phần khôi phục lại thực trạng của nghề từ khi xuất hiện đến
nay. Trong đó nêu rõ quy trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của
làng nghề, đặc biệt là kỹ thuật đúc. Từ kỹ thuật đúc các đồ vật chứa đựng có
thành vách mỏng đến các vật có bề dày lớn, thấy rõ tính kế thừa và phát triển
nghề thủ công đúc đồng.
- Luận văn nêu được vai trò quan trọng của nghề đúc đồng cổ truyền
trong đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân địa phương. Từ đó thấy
được vị trí của nó trong làng nghề thủ công truyền thống dân tộc.
- Luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát
triển nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên).

- Luận văn cung cấp nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử
địa phương về làng nghề truyền thống, là nguồn tư liệu cho những người
nghiên cứu tiếp theo.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên.
Chương 2: Nghề đúc đồng cổ truyền ở Đại Đồng.
8
Chương 3: Nghề đúc đồng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của
nhân dân địa phương.
9
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN VĂN LÂM
TỈNH HƯNG YÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Từ thủ đô Hà Nội, xuôi theo quốc lộ số 5, khoảng chừng 15km đến
chân cầu vượt Như Quỳnh, rẽ tay trái theo đường xe lửa Hà Nội - Hải Phòng
khoảng 3km, chóng ta vào địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên - nơi đã và đang tồn tại một số làng nghề đúc đồng cổ truyền và buôn bán
đồng nát.
Phía Bắc, Đại Đồng giáp xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh, nơi có làng Rí (nay là làng Đào Viên) xưa kia là một làng đúc đồng nổi
tiếng chuyên đúc những sản phẩm thờ cúng cao cấp, tinh xảo và quý giá, đặc
biệt họ có biệt tài về đúc tượng đồng. Phía Nam giáp xã Phan Đình Phùng,
phía Đông giáp xã Việt Hưng, chủ yếu làm nông nghiệp, phía Tây giáp xã Chỉ
Đạo, ở đây có làng Đông Mai (Hè) trước đây cũng khá nổi tiếng về làm nghề
đúc đồng và nghề nặn khuôn. Phía Bắc của xã hiện có con sông chảy qua, tới
thôn Văn Ổ (Ã) khoảng 3km thì cụt hẳn. Qua khảo sát trên thực địa, kết hợp

với việc tìm hiểu các địa danh lịch sử và theo truyền ngôn của các bậc cao
niên ở địa phương cho biết thì đây chính là con sông Dâu xưa. Trải qua những
biến thiên của thời gian, nay con sông này không còn đóng vai trò là tuyến
giao thương đường thủy nữa, nhưng dấu tích của dòng sông cổ còn được nhận
thấy qua một số địa danh ở khu vực này, đó là tên gọi hai chiếc cầu: cầu Gáy
(cầu Ngui) và cầu Đá (cầu Nôm - cầu bắc qua sông chảy qua làng Nôm).
Sông Dâu xưa có lẽ rất rộng, nên người địa phương còn gọi là sông Cái. Hiện
nay, sông còn có tên gọi là sông Rí hoặc sông Nôm. Sở dĩ có tên gọi như vậy
là vì sông chảy qua hai làng: làng Rí (xã Nguyệt Đức - Thuận Thành - Bắc
Ninh) và làng Nôm (xã Đại Đồng). “Thời Lý, Trần sông Rí là một dòng sông
lớn thuyền bè lưu thông dễ dàng. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên -
10
Mông (thế kỷ XIII), sông Rí cùng với sông Thiên Đức (sông Đuống) là huyết
mạch giao thông nối liền hai vùng chiến lược của nhà Trần: Thăng Long và
Lục Đầu. Sông Rí có một đoạn chảy qua làng Nguyệt Đức nên cũng được gọi
là sông Nguyệt Đức” [79; 3]. “Trong những thế kỷ trước, con sông này là
tuyến giao thông đường thủy nối trung tâm Dâu xưa (Lũng Khê - Luy Lâu)
với Thăng Long” [50; 7]. Nhờ tuyến giao thông thủy quan trọng này mà ở hai
bên bờ sông này sớm hình thành những làng nghề đúc đồng. Từ trung tâm đúc
đồng Lũng Khê (Luy Lâu), các sản phẩm của nghề đúc tỏa đi khắp mọi miền.
Nguyên liệu phục vụ cho nghề đúc từ các nơi tụ về đây cũng được vận chuyển
theo tuyến đường này.
Khoảng đầu thế kỷ XX, Đại Đồng có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng chạy qua dài gần 4km. Sự phát triển và hệ thống giao thông đường bộ
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đại Đồng mở rộng tiếp xúc với các địa phương
trong hoạt động sản xuất kinh tế và giao lưu văn hóa. Đại Đồng có đường
giao thông hợp từ đường số 5 đi song song với đường sắt xuống tới Cẩm
Giàng - Hải Dương. Ga Lạc Đạo và ga Đồng Xá nằm ngay trên địa phận của
xã. Đường số 19 là đường giao thông huyết mạch quan trọng, đường số 196
chéo qua đầu xã phía Tây là đường liên tỉnh Hưng Yên - Bắc Ninh, có đường

liên huyện chạy qua giữa xã và các đường liên xã nối Đại Đồng với Việt
Hưng, Lương Tài, Chỉ Đạo và xã Phan Đình Phùng huyện Mỹ Hào. Đây là
địa bàn chiến lược quan trọng không chỉ về kinh tế, chính trị mà cả về quân sự
vì Đại Đồng nằm ở giữa Hà Nội và Hải Phòng, sát Bắc Ninh, thông liền với 4
huyện khác. Nằm ở đầu mối các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện và gần
với đường quốc lộ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đại Đồng đã góp
phần làm nên chiến công to lớn “Sấm đường 5 vang dội và đường sắt kiên
cường”. Mạng lưới giao thông thuỷ, bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sù giao
lưu buôn bán giữa các vùng miền với chợ Nôm. Mỗi khi có phiên chợ Nôm
nhân dân ở các xã Lạc Đạo, Như Quỳnh, Đình Dù lại mang các sản phẩm
11
nông nghiệp đến bán và mua. Mặt hàng mà họ buôn bán trao đổi nhiều nhất là
đồng nát và các sản phẩm đồ đồng. Vì thế, chợ Nôm trở thành nơi cung cấp
chủ yếu nguyên liệu đồng cho các làng đúc trong xã và các vùng lân cận.
Nằm ở phía Đông của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, xã Đại Đồng có
diện tích tự nhiên là 80.296 ha; chiều dài của xã là 4km; chiều rộng, chỗ rộng
nhất là 2km. Đại Đồng có đất đai màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc. Theo
điều tra dân số năm 2005, toàn xã có 2.100 hé, 8.578 khẩu, tập trung ở 9 thôn
hầu hết đều làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra Đại Đồng còn có
nhiều ao, hồ để thả cá, chăn nuôi gia cầm như gà, ngan, vịt…
Bên cạnh nghề nông là chính thì trên địa bàn xã Đại Đồng đã và đang
tồn tại một làng buôn nổi tiếng xứ Kinh Bắc xưa - làng Cầu Nôm, chuyên
buôn bán đồng nát và các sản phẩm đúc đồng. Hoạt động tấp nập của chợ Cầu
Nôm xưa cũng như nay đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu
thụ đồng, góp phần duy trì nghề đúc đồng cổ truyền và ngày càng phát triển.
Qua quá trình biến thiên của lịch sử, địa giới hành chính ở Đại Đồng có
nhiều thay đổi. Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
đạo Bãi Sậy. Huyện Văn Lâm thuộc đạo Bãi Sậy gồm 7 tổng 54 xã của 3 huyện
Văn Giang, Gia Lâm, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh), huyện lỵ đặt tại xã Nghĩa Lộ.
Trong đó, tổng Đồng Xá gồm: Bắc Hoa, Đại Đồng, Hậu Trường, Hữu Môn,

Mỹ Xá, Nguyệt Hồ, Sầm Khúc, Tân Nhân, Tân Thị, Thục Cầu [67; 25]. Xã Đại
Đồng thuộc tổng Đồng Xá.
Đầu năm 1946, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bỏ đơn vị tổng,
phủ. Ngày 06/6/1947, Liên bộ Nội Vụ - Quốc Phòng đã ra Nghị định số
79/NĐ/NV-QP quyết định chuyển huyện Văn Lâm thuộc về tỉnh Bắc Ninh.
Đến ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ra Nghị định số
167/NĐ/NV-QP quy định huyện Văn Lâm sát nhập vào tỉnh Hưng Yên dưới
sự điều hành của Uỷ ban kháng chiến khu III.
Năm 1948, xã Đại Đồng thành lập gồm 9 thôn: Bùng Đông, Văn Ổ, Xuân
Phao, Lộng Thượng, Đại Từ, Đồng Xá, Đại Bi, Đình Tổ, Đại Đồng (Cầu Nôm).
12
Tháng 7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58/QĐ-CP hợp nhất
huyện Văn Lâm, Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ. Đến tháng 2/1979, Hội đồng
Chính phủ ra quyết định hợp nhất huyện Văn Mỹ và Văn Yên thành huyện Mỹ
Văn. Đến tháng 9/1999, huyện Văn Lâm được tái lập gồm 11 đơn vị xã, thị trấn.
Từ đó đến nay, xã Đại Đồng trực thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2. LỊCH SỬ VĂN HOÁ LÀNG XÃ ĐẠI ĐỒNG
1.2.1. Vài nÐt về sự hình thành xã Đại Đồng
Đại Đồng - Văn Lâm nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để cư dân Việt
cổ đến khai phá lập làng từ rất sớm.
Từ thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Văn Lâm ngày nay thuộc bộ
Dương Tuyền. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc,
vùng đất này thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ; thời Trần thuộc huyện
Tế Giang, phủ Kiến Xương; thời Hậu Lê là phủ Thuận An thuộc trấn Kinh
Bắc. Đến thời Nguyễn chia lại địa giới hành chính, tách 5 tổng của huyện
Thuận An và 2 tổng của huyện Siêu Loại lập ra huyện Văn Lâm [5; 6].
Qua tìm hiểu các bản thần tích còn lưu giữ tại đình, chùa xã Đại Đồng,
trong đó bản thần tích ở đình Cầu Nôm và đình Đại Từ có đề cập đến quá
trình lập làng xã. Cả hai bản thần tích này được sao từ bản chính do Đông các

Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Theo nội
dung bản thần tích tại đình làng Nôm được sao lại từ năm Vĩnh Hựu thứ 6
(1740) và năm Khải Định thứ 7 (1922) cho biết thì đây là một trong những
nơi thờ đức thánh Tam Giang. Bấy giờ, vào thời Đông Hán khi Hai Bà Trưng
phất cờ khởi nghĩa, Tam Giang đã chiêu mộ quân sĩ, tham gia khởi nghĩa và
được cử làm Điện tiền Đô chỉ huy sứ tướng quân. Một lần, khi đem quân đi
đánh giặc đến trại Đồng Cầu, trang Đồng Xá, huyện Siêu Loại, thấy có một ụ
đất lớn hình long hổ ôm Êp, sơn thuỷ quan quanh, liền cho quân sĩ lập đồn
phòng thủ, làm lễ cáo trời đất và xuất quân đi đánh giặc Hán. Đây là một cứ
liệu để suy đoán, ngay từ đầu công nguyên, vùng đất Đại Đồng đã có cư dân
13
sinh sống và vùng đất này đã có một vai trò lịch sử trong công cuộc chống
giặc ngoại xâm.
Nội dung thần phả đình làng Đại Từ, xã Đại Đồng cho biết: Thời 12 sứ
quân (thế kỷ IX - X), vùng Siêu Loại là địa bàn cát cứ của Lý Khuê (tức Lý
Lãng Công). Trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã cử tướng
Lưu Cơ (Lưu Kỳ) về vùng Siêu Loại. Sau này, Lưu Cơ được dân trong vùng
thờ làm Thành hoàng. Nội dung các bản Thần tích cho thấy sự tụ cư khá sớm
trên vùng đất này, có thể là vào thời đầu Công nguyên. Từ thế kỷ XV trở đi,
cư dân ở đây đã khá mật tập và trù phú. Nội dung tấm bia (sè 3) dựng ở chùa
Linh Thông được soạn năm Chính Hoà thứ 21 (1700) đã phản ánh điều
đó.Với lợi thế giao thông thuỷ, bộ, lại là vùng có nhiều làng nghề đúc đồng
nổi tiếng, cộng đồng cư dân Đại Đồng đã sớm đi vào ổn định và từng bước
phát triển.
Xã Đại Đồng ngày nay được hình thành trên cơ sở hai xã Lộng Đình và
Tùng Xá thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An trấn Kinh Bắc.
Theo “Lịch sử Hà Bắc”[25], xã Lộng Đình dưới thời Nguyễn thuộc
tổng Đồng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Xã có 6 làng:
Văn Ổ (Ã), Xuân Phao (Pheo), Lộng Đình (Rồng), Đình Tổ (Tó), Cự Đình,
Bùng Đông. Trong xã này, chỉ có hai làng Cự Đình và Đình Tổ là chuyên làm

nông nghiệp, còn lại bốn làng đều có nghề đúc đồng cổ truyền. Xưa kia, nói
đến sản phẩm gia dụng và các đồ thờ cúng bằng đồng của Lộng Đình thì ai
cũng biết đó là sản phẩm của bốn làng Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông, Lộng
Thượng. Trong bốn làng này làng Lộng Thượng, có tên nôm là làng Rồng có
trình độ nghề đúc cao nhất. Theo như lời kể của các cụ già, Rồng có hàm ý
con Rồng. Rất có thể, người xưa căn cứ theo thế đất của làng nằm trên rẻo cao
thềm sông, chạy uốn lượn ven sông Rí như hình con rồng mà đặt tên. Ngay tại
làng Rồng hiện còn ngôi chùa mang tên Long Lư tự, đối diện bên kia sông Rí
thuộc đất làng Rí, xã Đề Cầu (Bắc Ninh) hiện có chùa Bạch Long. Tên làng
được nôm hoá từ “Long” sang “Lộng”.
14
Cũng như Lộng Đình, xã Tùng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An,
trấn Kinh Bắc có nhiều thôn, trong đó có thôn Kiều Tùng. Theo Bia Sùng tạo
Linh Thông tự bi ký còn lưu tại chùa Linh Thông (chùa Nôm) thì thôn Kiều
Tùng nay là làng Nôm. Dưới thời Lê - Trịnh, có lẽ do kiêng huý Trịnh Tùng
nên tên làng đổi thành thôn Đồng Cầu, xã Đồng Xá và vẫn thuộc các huyện,
phủ trên. Sau này, huyện Siêu Loại và một số huyện khác tách khỏi Kinh Bắc
cắt sang tỉnh Hưng Yên, làng Nôm mang tên là Đại Đồng, nhưng từ trước đến
nay dân gian vẫn quen gọi là làng Cầu Nôm vì có cầu đá bắc qua sông Rí,
đoạn chảy qua làng. Làng Nôm, trong trung tâm Ngũ Xã, xưa kia là làng buôn
sầm uất. Người làng Nôm thường lấy hàng đúc trong vùng đi bán khắp nơi,
rồi thu gom đồng nát về bán lại hoặc đổi cho làng đúc. Nhờ hoạt động buôn
bán mà làng Nôm giàu có nhất trong Ngũ Xã.
Trên nền tảng truyền thống Êy, trải qua hàng chục thế kỷ mảnh đất Đại
Đồng ngày nay đã có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển chung của xã
hội. Từ một vùng đất bùn lầy, sú vẹt quanh năm ngập lụt, người dân Đại
Đồng đã bỏ biết bao bao mồ hôi công sức cải tạo, để hôm nay, Đại Đồng trở
thành một làng quê giàu đẹp, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của một làng
quê thuần Việt. Trong làng hiện còn lưu giữ được nhiều nếp nhà cổ (5 ngôi
nhà cổ, 7 nhà thờ họ được xây dựng cách ngày nay trên dưới 100 năm).

Đường làng quanh co, lát gạch nghiêng và đường đất. Bờ rào dâm bụt, mây
leo, ô rô và tường đất. Luỹ tre cạnh hồ nước, ao làng. Cây đa cổ thụ và những
cây lưu niên toả bóng mát…
Theo dòng chảy của lịch sử, cư dân ở Đại Đồng ngày một đông đúc
hơn. Năm 1930, dân số xã Đại Đồng có 677 hé, 2.476 nhân khẩu; năm 1939,
có 735 hé, 2.918 nhân khẩu; năm 1950 có 819 hé, 3.265 nhân khẩu và đến
năm 2005 có tới 2.100 hé, 8.578 nhân khẩu [6; 10]. Để tồn tại và phát triển,
người dân Đại Đồng luôn kề vai sát cánh bên nhau đấu tranh chinh phục thiên
nhiên và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ xóm làng và xây dựng cuộc sống.
Trong quá trình Êy đã tạo nên truyền thống đoàn kết, gắn bó thương yêu đùm
15
bọc lẫn nhau trong tình làng, nghĩa xóm… Có thể nói, Đại Đồng là vùng đất
có lịch sử lâu đời. Từ thuở xa xưa, nơi đây đã là điểm dừng chân của nhiều
bậc hiền tài giúp dân dẹp loạn cứu nước cứu làng, rồi nhập cư nơi đây cùng
nhân dân bản địa khai hoang, mở đất tạo lập xóm, làng.
Cùng với các thế hệ nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác. Ngày nay,
Đại Đồng đã trở thành một vùng quê đông vui, trù phú, nơi hội tụ của gần 40
dòng họ lớn nhỏ. Với những nét riêng, chung của từng thôn xóm đã hình
thành nên bản sắc riêng của quê hương Đại Đồng trong dòng chảy lịch sử của
dân tộc…
1.2.2. Đời sống văn hoá tinh thần
Nằm trong vùng văn minh sông Hồng rực rỡ, từ xa xưa nhân dân Đại
Đồng đã không ngừng xây dựng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền
thống văn hoá của quê hương mình. Nhiều phong tục tập quán của Đại Đồng
đã nói nên bản sắc văn hoá riêng của làng quê Việt Nam, những nét riêng biệt
đó lại được hoà quyện vào truyền thống văn hoá dân tộc Việt, tạo nên nền
tảng vững chắc trong tâm hồn người Việt Nam. Nét đẹp trong đời sống văn
hoá của nhân dân Đại Đồng được tạo nên bởi phong cách lễ nghi, phong tục
tập quán cổ truyền, bởi sự cố kết bền chặt giữa các gia đình, dòng tộc, xóm
giềng tương thân tương ái. Sự đoàn kết gắn bó đó được thể hiện trong sinh

hoạt, giao lưu văn hoá, kinh tế, trong hôn nhân, trong quan hệ tình làng, nghĩa
xóm…
Từ xa xưa, các làng xã ở Đại Đồng đã hình thành nên truyền thống văn
hoá, vừa có nét đặc trưng của yếu tố bản địa, vừa phản ánh những giá trị văn
hoá riêng của dân tộc Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, ông cha ta đã đúc rút
được một hệ thống kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong quản lý xã hội
để truyền thụ cho các thế hệ con cháu. Biểu hiện của nó là sự ra đời của các
loại hình văn hoá dân gian, hương ước, khoán ước của làng xã. Các làng ở Đại
Đồng như: Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông, Lộng Thượng, Cầu Nôm… đều lập
hương ước riêng của làng mình. Hương ước góp phần xây dựng quy chế của
16
làng xã, bảo vệ an ninh thôn xóm, đồng thời gắn kết trách nhiệm của các thành
viên trong các dòng họ đối với làng xã. Bên cạnh bảo vệ thuần phong mỹ tục,
xây dựng nông thôn, hương ước còn có những điều khoản quy định riêng về
ma chay, cưới hỏi, hội hè, đình đám…buộc mọi người dân phải thực hiện.
Cũng như bao làng quê khác ở nông thôn Việt Nam, cùng với sự hình
thành cộng đồng cư dân làng xã, dần dần các lễ thức sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng tôn giáo cũng hình thành và phát triển. Đại Đồng có địa giới hành
chính gần với Bắc Ninh, là nơi tín ngưỡng Phật giáo xuất hiện sớm và phát
triển mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Trước kia, Đại Đồng
thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, do vậy đại đa số nhân
dân trong xã theo đạo Phật. Duy nhất có nhân dân xã Đình Tổ theo đạo Thiên
chúa giáo từ năm 1915. Thời điểm tín ngưỡng Phật giáo du nhập vào Đại
Đồng, hiện không có đủ cứ liệu chứng minh, chỉ biết rằng ở Đại Đồng hầu hết
các thôn đều có chùa, ngôi chùa xuất hiện sớm nhất là chùa “Linh Thông cổ
tự” hay “Linh Thung cổ tự”, tiếc rằng ngôi chùa hiện chỉ còn phế tích. Chùa
xây dựng từ bao giờ, hiện chưa thể xác định. Theo Sùng tạo Linh Thông tự bi
ký vào thời Lê trung hưng, niên hiệu Chính Hoà thứ nhất (1680), vua Lê Hy
tông đã cho trùng tu xây dựng lại trên nền đất cũ của chùa. Thôn Lộng
Thượng có chùa Lộng Thượng. Theo lạc khoản khắc trên quả chuông treo ở

chùa thì chùa được xây dựng vào năm Quang Trung thứ nhất (1789). Xưa kia,
chùa không chỉ là nơi diễn ra các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung
tâm sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng làng xã. Ngày nay, chùa làng vẫn là
nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của cả làng xã. Ngày hội làng, tết Nguyên
đán, ngày rằm, mồng một hàng tháng nhân dân trong xã vẫn tấp nập đến chùa
hương khói lễ bái. Ngoài thờ Phật, nhân dân Đại Đồng còn có đời sống sinh
hoạt tín ngưỡng khá phong phú. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo huyết
thống trong các gia đình, dòng tộc, và cao hơn cả là tục thờ cúng mang tính
cộng đồng làng xã như: thờ Tổ nghề - người đem nghề về dạy cho dân làng,
thờ Thành hoàng - vị thần hộ mệnh của cả cộng đồng làng xã. Các vị thần
17
được thờ có cả thiên thần và nhân thần, song dù là đối tượng nào thì theo thần
tích, các vị Thành hoàng đều là những người có công đánh giặc cứu dân, giúp
tạo dựng quê hương. Thành hoàng là vị thần đem lại điều phúc lành cho dân,
diệt ma trừ tà bảo hộ cho cả cộng đồng làng xã, bởi vậy Tổ nghề và Thành
Hoàng được dân làng thờ phụng với nghi lễ trang trọng, thiêng liêng và thành
kính nhất.
Trước kia, ở Đại Đồng, cả bốn thôn Lộng Thượng, Xuân Phao, Văn Ổ,
Bùng Đông làm nghề đúc đồng đều thờ chung một tổ nghề Khổng Minh
Không, nhưng điều đặc biệt là hiện nay ở cả bốn thôn này không có thôn nào
có nhà thờ tổ nghề và tục thờ tổ nghề hiện chỉ còn ở làng Lộng Thượng.
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao xã có tới bốn thôn làm nghề đúc đồng
mà chỉ còn thôn Lộng Thượng có tục thờ tổ nghề? Giải thích điều này các cụ
trong xã cho biết : Trước Cách mạng tháng Tám 1945, cả bốn thôn này đều
thuộc xã Lộng Đình, trong bốn thôn chỉ thôn Lộng Thượng là thôn có tay
nghề cao hơn cả vì vậy được tôn làm anh cả, theo quy định làng nào có tay
nghề cao nhất thì được xây đền thờ tổ nghề. Mặt khác, nói về nghề đúc dụng
cụ đun nấu thì làng nắm giữ bí quyết tay nghề cao nhất lại là thợ đúc làng Hè
(Chỉ Đạo, Văn Lâm), do vậy ba thôn Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông không
có nhà thờ tổ nghề. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ tổ, ngày rằm tháng giêng âm

lịch thì các làng bên kéo đến dự đông đủ. Theo lời kể của các cụ thì đền thờ tổ
nghề có ở Lộng Thượng từ những năm 80 cuối thế kỷ XIX. Trước đó, Lộng
Thượng chưa xây dựng đền thờ Tổ nghề thì hàng năm dân làng nghề đúc
đồng Đại Đồng đặc biệt là làng Lộng Thượng lại phải sang làng Đào Viên
(tên xưa là Đề Cầu - làng Rí) để lễ tổ nghề. Hai làng này có tục kết chạ, họ
Dương của làng Rồng và họ Dương làng Rí có quan hệ thân tộc với nhau. Do
chiến tranh, loạn lạc, đền thờ và tượng thờ tổ nghề bị phá huỷ vào những năm
1945 - 1950. Tháng 10/2000, nhân dân thôn Lộng Thượng đã đúc lại tượng
Khổng Minh Không, phối thờ tại đình làng.
18
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa, vào ngày rằm
tháng riêng hàng năm dân trong làng lại tổ chức giỗ tổ nghề. Vào ngày này,
dân làng có ai đi làm hay buôn bán ở xa quê dù bận đến đâu họ cũng tranh thủ
về dự giỗ tổ nghề. Ngày giỗ tổ, theo tục lệ làng cử một người cao tuổi, khoẻ
mạnh, gia đình song toàn, kinh tế khá giả vào đền lau chùi ngai thờ (lễ mộc
dục). Trước khi lau ngai cũng phải làm lễ nhưng chỉ có hương và hoa quả,
trầu, rượu. Ngoài rằm tháng chạp, chỉ ngày lễ Tổ tức rằm tháng giêng mới
được bỏ vải điều ra để dân làng thắp hương tưởng niệm.
Ngoài ngai, bệ thờ còn đặt bộ ngũ sự: bát hương, đỉnh, hạc, nến, tất cả
đều bằng đồng. Rằm tháng chạp chỉ được lau bụi bám bên ngoài ngũ sự chứ
không được đánh bóng. Sau này vì hương khói và thời gian, bộ ngũ sự đã đổi
từ màu vàng thành màu đen nâu. Bộ ngũ sự này do người làng đúc từ khi xây
đền.
Ngày rằm tháng Giêng hàng năm là lễ giỗ Tổ nghề chính thức. Ngoài ra
một tháng đôi lần làng mở cửa cho mọi người kể cả người làng đi xa có dịp về
quê lễ tổ. Từ ngày mồng 4 đến 14 tháng giêng, các gia đình mang hương hoa
đến lễ tổ nhân dịp đầu năm.
Vào dịp lễ tổ, dân làng mổ một lợn, con lợn này được phân công cho
mét gia đình nuôi từ sau ngày lễ tổ năm trước, vì làng có hai giáp (Giáp Đông
và Giáp Đoài), nên các giáp thay nhau cử người nuôi lợn. Mức tối thiểu lợn

cúng phải có trọng lượng 50kg. Các gia đình trong Giáp khi được được phân
công thường ngầm có sự ganh đua nhau cho nên cứ năm sau thường lợn to
hơn năm trước, dù chỉ là vài cân. Lợn cúng khác lợn thường từ khâu chăm
nuôi; cho ăn đầy đủ, thức ăn ngon, sạch. Chuồng nuôi cũng phải sạch, không
được nói hỗn với “ông ỷ”(lợn cúng tổ được gọi là ông ỷ). Mỗi khi “ông ỷ” trái
gió, trở trời chỉ cần ra nhà thờ lễ là “ông” khái ngay?.
Lợn giỗ tổ được gọi là lợn đãi quan viên. Ai có lợn thì được làng ban
cho phẩm oản ba cân (5 cái) và ba cân giò lợn cho người nuôi. Người nuôi lợn
sẽ nhận phần giò Êy rồi căn cứ số đinh trong làng để cắt ra làm nhiều miếng
19
gọi là “léc”. Khi chuẩn bị xong, người phụ trách lễ giỗ tổ đánh một hồi trống
mời các gia đình đến nhà thờ để nhận lộc. Nhận lộc, mọi người bao giờ cũng
so sánh với năm trước, vì thế mà người nuôi “ông ỷ” rất tự hào.
Trong ngày lễ tổ làng quy định, không cứ lý do gì, nếu lợn năm sau nhỏ
hơn lợn năm trước thì phẩm oản ba cân thuộc về người nuôi lợn năm trước,
nghĩa là “kỷ lục” chưa bị phá. Nhưng về sau thấy sự ganh đua lớn, khó khăn
cho những gia đình nghèo nên làng phá bỏ lệ này.
Ngày lễ tổ, tiên chỉ của làng là người được dâng lễ đầu tiên gồm hương
hoa và rượu. Sau đó đến lượt đại diện 2 giáp, mỗi bên 3 người chứng kiến, rồi
đến gia đình được nuôi “ông ỷ”, mọi người trong gia đình sắp xếp theo thứ tự
cha, mẹ, con trai, con gái. Bài văn cúng không dài nhưng chủ nhà phải học
thuộc từ trước để khấn cho trôi chảy. Đại ý bài cúng là: “Hôm nay nhân lễ
nguyên tiêu, dân làng không quên ơn tổ, có nén nhang gọi là tấm lòng thành
của người sau… “ Uống nước nhớ nguồn”. Phần gia đình con nhờ tổ ăn nên
làm ra, mọi người khoẻ mạnh cũng nuôi được một “ông” hôm nay mong tổ
chứng giám, nhận lễ và phù hộ cho cả làng”. Sau lễ này mọi người về nhà
mới được sờ vào đất để làm khuôn hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá bằng
đồng, cũng có nơi gọi đó là lễ khai cân.
Người chủ lễ tổ không phải là tiên chỉ (khác với người được thắp
nhang, dâng lễ đầu tiên). Làng có hai giáp: Đông và Đoài thì mỗi năm người

giáp này và giáp kia thay nhau chủ lễ, song phải chọn người có uy tín.
Việc tổ chức giỗ tổ nghề hàng năm đã có ảnh hưởng rất tốt tới thế hệ
trẻ, giáo dục cho mọi người trong thôn xã luôn có tinh thần giữ gìn và phát
triển nghề truyền thống của cha ông. Tiếc rằng, đến nay lễ tổ nghề không còn
được tổ chức như trước nữa mà lễ giỗ tổ lại được tổ chức đồng thời với các
nghi lễ thờ Thành hoàng làng tại đình làng. Các gia đình đến ngày giỗ tổ
thường tổ chức cúng tại gia đình sau đó dâng hương tại đình. Hy vọng rằng
một ngày nào đó, chính những người con của các làng nghề đúc đồng Đại
Đồng sẽ khôi phục lại truyền thống lễ Tổ nghề long trọng và thành kính như
20
xưa, bởi điều này sẽ giúp cho thế hệ trẻ thấu hiểu đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Không những thế, việc thờ cúng Tổ
nghề còn giúp cho lớp trẻ biết trân trọng những tinh hoa văn hoá dân tộc, từ
đó có ý thức giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Bên cạnh hoạt động lễ Tổ nghề như trước đây thì ngày nay, hàng năm,
nhân dân xã Đại Đồng vẫn duy trì các dịp sinh hoạt văn hoá truyền thống, tổ
chức các ngày hội làng. Hội làng của các thôn có khác nhau về thời gian tổ
chức và nghi thức đón rước, nhưng nhìn chung hội làng thường tổ chức vào
mùa xuân, sau tết Nguyên đán.
Thôn Văn Ổ, Xuân Phao, Bùng Đông, Lộng Thượng hội làng được tổ
chức từ ngày mồng 4 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Họ cùng
thờ Ba vị đại vương và Mộ chúa phu nhân (xem thêm phần phụ lục IV). Hội
làng được tổ chức long trọng linh đình, lễ đón rước diễn ra tưng bừng, đông
vui, nhộn nhịp thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Từ ngày mồng 4 đến
ngày mồng 8 tháng giêng, ngày nào cũng vậy, bắt đầu từ 8 giờ sáng, người
già dẫn đầu đám trai rước kiệu ra Nghè Ã (Văn Ổ), rồi lại rước về đình.
Người rước kiệu gồm một nửa của Giáp Đông, một nửa của Giáp Đoài, đó là
những trai tráng từ 18 đến 20 tuổi, không nhất thiết phải chưa vợ. Trong đoàn
rước, ngoài kiệu bát cống ra còn có một trống (hai người khiêng, một người
đánh), một thanh la, một tù và. Ngày mồng 8 tháng giêng làng rước kiệu cũng

giống như các ngày trước, nhưng đoàn rước lần này có vai trò “đối ngoại”:
rước sang làng Đào Viên (làng Đề Cầu xưa) giao lưu. Số lượng người tham
gia buổi rước do làng cắt cử và giao cho một người cao tuổi có uy tín và nuôi
được “ông ỷ” đãi quan viên (tất nhiên phải có nghề làm ăn phát đạt) dẫn đầu.
Đoàn rước sang mời chạ (làng Đào Viên) sang Lộng Thượng dự hội làng.
Đoàn rước ở lại qua đêm, sáng mồng 9 mới về. Bữa tiệc mà làng Đào Viên
tiếp chạ (làng Lộng Thượng) phải đảm bảo: Một đĩa thịt thủ (bắt buộc), lòng,
gan, một món rau sống, hai bát nấu, một bát sào. Cỗ đóng 5 người. Ngày
mồng 10, làng Đào Viên lại rước qua Lộng Thượng và mời chạ Lộng Thượng
21
sang dự hội làng. Làng Lộng Thượng làng bên “chạ” ngày mồng 10 tháng
giêng, làm hội to nhất có mổ lợn. Khi làm cỗ cũng chỉ đóng 5 người. Cả làng
Lộng Thượng có bao nhiêu suất đinh được ra đình ăn cỗ bấy nhiêu, còn
những người ở làng khác không ra đình thì được cấp phát phần mang về nhà
ăn tại nhà.
Ngoài “ông ỷ” được phân công nuôi trong lễ tổ, ngày mồng 10 tháng
giêng còn có lợn của trai làng đến tuổi trưởng thành (từ 16 đến 18 tuổi). Có
năm số lợn này có tới năm con, phần vì người trưởng thành nhiều, phần vì có
người năm trước khó khăn phải xin khất lễ vào đám và sang năm thì làm bù
số lợn này. Vì vậy, không nhất thiết năm nào cỗ bàn cũng như nhau, có năm
làng ăn cỗ kéo dài cả tuần lễ.
Trong hội làng, chủ tế là người giáp Đông hoặc giáp Đoài. Người làm
chủ tế phải thông thạo từ việc đọc văn tế đến việc điều hành các nghi lễ.
Người chủ tế bên giáp Đông bao giờ không làm việc được nữa (quá già yếu
hoặc chết) mới chuyển sang người giáp Đoài. NÕu vì lÝ do ốm thì phải người
thay thế, bên giáp Đoài không chịu trách nhiệm. Khi người giáp Đoài được
làm chủ tế cũng như vậy, không quy định niên hạn.
Khi tế có hai hàng người mặc lễ phục: áo dài màu xanh bằng sa tanh có
thêu chim phượng hoặc chữ thọ (không được thêu rồng, không được dùng
màu vàng), quần màu trắng cũng bằng sa tanh và đi giầy vải (được đặt riêng).

Trong quá trình tế lễ mọi nghi thức được thực hiện theo hiệu lệnh trống. Do
vậy, giữa người chủ tế và người đánh trống phải có sự phối hợp nhịp nhàng.
Ngoài người chủ tế và người đánh trống, hai hàng gồm 14 người, mỗi giáp 7
người. Tuỳ theo lời xướng của chủ tế mà người tế “bái”, “vái” hoặc đi vòng
quanh chiếu được trải giữa đình.
Nội dung bài văn tế thường các năm giống nhau, có mẫu sẵn nói về
công đức Thành hoàng, lòng biết ơn của dân làng với Thành hoàng và báo cáo
với Thành hoàng về đời sống dân tình hiện nay, cuối cùng là lời cầu mong
Thành hoàng phù hộ cho dân làng gặp nhiều may mắn.
22
Thường trong lễ ở đình, đàn bà con gái không được vào đình và người
được tham gia hàng “quan tế” phải Ýt nhất là 40 tuổi, song thường phải 45
tuổi trở lên. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thì đàn bà, con gái cũng được
lên đình như đàn ông, nhưng phải sau lễ tế ngày mồng 8 tháng giêng (lễ
chính), tức khoảng từ 10 giờ trở ra.
Phần hội làng được tổ chức suốt từ ngày mồng 4 tháng giêng, buổi tối
tổ chức hát chèo, ban ngày thì đánh cờ. Những người “nhất thắng” được vào
vòng hai. Nếu như “nhị thắng” được vào vòng ba và “tam thắng” coi như vô
địch (giải nhất). Ngoài đánh cờ, còn có chơi đu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt dưới
ao, chọi gà, đấu vật Hội làng mang đậm dấu Ên văn hoá Kinh Bắc.
Ngày 12 tháng giêng là ngày giã hội. Buổi sáng, đoàn rước do tiên chỉ
làng dẫn đầu rước kiệu cùng với trống, thanh la, tù và rước đến giữa cánh
đồng sang chạ (làng Đề Cầu), bên chạ cũng có đoàn rước kiệu đến đó. Khi
nào hai đoàn rước gặp nhau, kiệu được rước quay 3 vòng trên đất trống thì
chia tay ra về. Cả hai làng đều kết thúc hội làng. Ngày đó làng mổ “ông ỷ” thứ
hai. Thực tế từ mồng 4 làng đã mổ lợn rồi, nhưng đó là lợn thường của người
trưởng thành chứ không phải lợn thờ cúng, nghĩa là không được gọi là “ông
ỷ”; (ông ỷ thứ nhất mổ ngày mồng 10 để tiếp chạ, ông ỷ thứ hai mổ ngày 12
để giã đám và ông ỷ thứ ba mổ ngày lễ tổ rằm tháng giêng).
Quan hệ làng Lộng Thượng và làng Đào Viên là quan hệ kết chạ (giao

hữu). Xung quanh làng Lộng Thượng không chỉ có Đào Viên (tức Đề Cầu), còn
có các làng nông nghiệp thuần tuý như Đại Từ, có làng đúc như Văn Ổ, Xuân
Phao và làng buôn như làng Nôm thế nhưng, chỉ có Lộng Thượng và Đào
Viên mới có quan hệ làng chạ. Đây là nguồn gốc việc thờ cúng tổ nghề đúc
đồng: cùng thờ một tổ. Vì lẽ đó mà hội làng, ma chay, cưới xin hai làng đều có
nhau và cử đoàn đại biểu qua lại chu đáo chứ không tuỳ tiện ai thích thì đi.
Trải qua thăng trầm, nghề đúc làng Đề Cầu dần bị mai một và mất hẳn,
chỉ còn làng Lộng Thượng giữ được nghề và ngày càng phát triển. Bởi vậy,
những năm vừa qua, bên chạ (Đề Cầu) muốn khôi phục lại nghề, làng Lộng
23
Thượng đã sang Đề Cầu để truyền lại. Đây là việc làm ngoại lệ ở các làng
nghề nói chung và ở Lộng Thượng nói riêng.
Như vậy, hội làng không chỉ là những hoạt động sinh hoạt vui chơi,
giải trí mà còn là hoạt động giao lưu văn hoá, thể hiện nét đẹp truyền thống
của nhân dân Việt Nam nói chung và của nhân dân Đại Đồng nói riêng. Vì
thế, nó cần được giữ gìn và phát triển để những người dân Việt Nam luôn tự
hào về truyền thống quê hương mình.
1.3. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ SỰ RA ĐỜI CÁC LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
CỦA XÃ ĐẠI ĐỒNG.
Là cư dân của đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ xưa, cư dân Đại Đồng
đều lấy nghề nông làm nền tảng kinh tế truyền thống. Hầu hết các thôn trong
xã đều sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa với phương thức độc canh.
Mặc dù làm ruộng là nghề sản xuất chính, là nguồn sống chủ yếu của các gia
đình ở nông thôn, song do phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên nên thu
nhập từ việc làm ruộng rất thấp và bấp bênh. Thêm vào đó, đồng ruộng ở Đại
Đồng không bằng phẳng, nơi cao, nơi thấp, lệch nhau khá nhiều, nơi cao thì
hạn hán, nơi trũng lại ngập úng, người dân quanh năm phải chịu cảnh “chiêm
khê, mùa thối”. Vùng cao hàng năm cấy một vụ lúa mùa, vùng trũng cấy một
vụ lúa chiêm, năng suất lúa năm cao nhất cũng chỉ đạt 40 đến 50kg/sào Bắc
Bộ. Ở Đại Đồng, ngoài làm ruộng, chăn nuôi không được phát triển vì lương

thực quá Ýt, hoa màu không có, nên cả xã chỉ có một số hộ gia đình chăn nuôi
thêm lợn gà song không nhiều.
Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đại Đồng có ruộng đất
màu mỡ, thuận lợi cho việc cấy lúa và trồng các loại cây. Trong điều kiện
thủy nông, thủy lợi đảm bảo thì sản xuất nông nghiệp ở Đại Đồng sẽ phát
triển, đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân. Song do nhiều yếu tố khách
quan tác động mà chủ yếu là tác động của thiên nhiên nên xưa kia người dân
Đại Đồng nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thì đời sống sẽ gặp rất nhiều
khó khăn. Chính vì vậy, người dân ở một vài làng trong xã đã tự tìm đến một
24
số nghề phụ, mong thoát khỏi cảnh đói nghèo và thêm công ăn việc làm trong
những lúc nông nhàn, trong đó tiêu biểu là nghề đúc đồng.
Luận văn này chỉ đề cập khái quát đến phạm vi không gian của các làng
nghề đúc đồng ở Đại Đồng bao gồm các thôn Văn Ổ (Ã), Xuân Phao (Pheo),
Bùng Đông, Lộng Thượng (Rồng).
Trong xã có nhiều nghề nhưng cả 4 thôn trên đều làm nghề thủ công
đúc đồng truyền thống và một làng chuyên buôn bán đồng nát và các sản
phẩm đúc đồng - làng Cầu Nôm.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sự khéo léo của mình, người dân
Đại Đồng đã sớm đầu tư phát triển các nghề thủ công, trong đó có nghề đúc
đồng. Nghề thủ công truyền thống đúc đồng ở Đại Đồng đã có từ lâu đời với
những sản phẩm nổi tiếng được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ở mỗi
làng có những đặc trưng về riêng sản phẩm của mình. Ngày xưa đồ gia dụng
bằng nhôm còn là của lạ, của hiếm thì mọi vật nhỏ từ cái cối giã trầu của các
cụ già đến nồi nấu rượu, sanh, ninh, chảo, chậu đều bằng làm bằng đồng, vì
thế đồ đồng rất quý và được ưa chuộng. Ngay từ khi nghề mới xuất hiện
người ta đã thấy dường như có sự phân công ngẫu nhiên đối với các làng nghề
đúc đồng. Làng Rồng chuyên đúc đồ tế lễ như chuông, đỉnh, tượng…, làng
Xuân Phao, Văn Ổ, Bùng Đông chuyên đúc đồ gia dụng như sanh, ninh, chảo,
chậu… và làng Nôm thì nổi tiếng với nghề buôn đồng nát (cung cấp nguyên

liệu đồng và bán sản phẩm đồng). Từ xa xưa khi hỏi đến làng nghề đúc đồng
ở Đại Đồng dân thường nói rằng;
Đố ai biết cổng làng Rồng
Biết sông làng Ã, biết chồng bà Đô.
Làng Rồng là Lộng Thượng, xưa kia làng có hai giáp: giáp Đông và
giáp Đoài, ngày nay có 4 xóm, với 3 dòng họ, không phân biệt giàu nghèo.
Ngoài trồng lúa, làng có nghề thủ công đúc đồng. Cổng làng có từ thế kỷ XVI
được dựng bằng đồng, chứng tỏ vào thời gian này nghề đúc đồng ở đây đã
thực sự phát đạt, đồng thời cũng phản ánh lịch sử của làng, lịch sử của nghề
đúc đồng có từ trước đó rất lâu. Nghề phát triển, dân làng tập trung dựng cổng
25

×