Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề kiểm tra học kì 2 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.94 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS 19/8
Lớp : 6…. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II SỬ 6
Họ và tên : ………… Thời gian : 45 phút
Điểm Lời phê của giáo viên
I/Phần trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 (1, điểm):
Ghi chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô đứng trước câu sau:
Năm 179 TCN Triệu Đà chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Đứng đầu châu là thái thú, đứng đầu quận là thứ sử.
Mùa xuân Năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội).
Sau khi lên làm vua, Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ các luật
pháp hà khắc cùng các loa dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.
Câu 2 ( 2 điểm): Điền các sự kiện lịch sử tương ứng vào các mốc thời gian sau
Thời gian Sự kiện lịch sử
179 TCN
111TCN
42 - 43
248
II/ Phần tự luận : 7 điểm
Câu 1: (4 điểm)
Trình bày diễn biến trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 ? Qua đó em rút ra
sự chủ động, độc đáo sáng tạo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền?
Câu 2 : (3 điểm)
Trình bày những thành tựu về kinh tế của Chăm-pa ? Quan hệ giữa người Chăm với
người Việt gần gũi như thế nào?
Hết
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM SỬ 6
Phần trắc
nghiệm
Nội dung Điểm
Câu 1


Năm 179 TCN Triệu Đà chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và
Cửu Chân.
Đứng đầu châu là thái thú, đứng đầu quận là thứ sử.
Mùa xuân Năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn
( Hà Tây).
Sau khi lên làm vua, Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân,
bãi bỏ các luật pháp hà khắc cùng các lao dịch nặng nề của chính
quyền đô hộ.

Câu 2
Thời gian Sự kiện lịch sử
179 TCN Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược
111TCN Nhà Hán thay nhà Triệu cai trị nước ta
42 - 43 Cuộc kháng chiến chống quân Hán của Hai Bà
Trưng
248 Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Phần tự luận
*) Diễn biến : (2 điểm) mỗi ý 0,5 điểm
- Vào cuối năm 938, đòan quân xâm lược của Lưu Hoằng thao đã kéo
vào cửa biển nước ta…….
- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào
cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên…….
- Lưu hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm
mà không biết……
- Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc tòan lực lượng đánh
quật trở lại. Quân nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển……
*)Kết quả: (1 điểm)
+ Quân Nam Hán thua to. Vua Nam hán được tin bại trận và con trai tử
trận đã hốt hỏang, vội hạ lệnh thu quân về nước.

+ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
*) Chủ động, độc đáo sáng tạo: (1 điểm )
Chủ động : Bố trí trận địa mai phục để đón đánh quân xâm lược.
Độc đáo sáng tạo : Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,
lợi dụng thủy triều, dùng mưu đánh nhử….

*) nông nghiệp: ( 1,5 điểm )
- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu bò kéo cày.
- Nông nghiệp trồng lúa nước: mỗi năm 2 vụ, ngòai ra họ còn làm
ruộng bậc thang ở sườn đồi.
- Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên lên
ruộng.
- Trồng cây ăn quả, Khai thác lâm thổ sản, Biết đánh cá, làm đồ gốm
Đ
S
Đ
Đ
khá phát triển
*)Quan hệ giữa người Chăm và cư dân Việt (1,5 điểm)
- Họ quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt
- Nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam ủng hộ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân
dân Tượng Lâm.
- Đất nước Chăm –pa cổ là một bộ phận của đất nước Việt Nam ngày
nay, cư dân Chăm là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

×