Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.84 KB, 41 trang )

+ MỞ BÀI
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, môi trường đầu tiên họ được tiếp xúc
đó là gia đình. Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp con người hình thành
nhân cách, gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng
mẹ cho đến hết cuộc đời mỗi con người chúng ta đều mong muốn sẽ tìm thấy
hạnh phúc và sự yêu thương trong chính tổ ấm của mình. Tuy vậy, với sự phát
triển của xã hội, gia đình và những gì tốt đẹp quanh nó đang giảm sút đi những
chức năng và vai trò quan trọng. Gia đình đã và đang xuất hiện những tranh chấp,
cải vả, những vô xát, đánh đập nhau, nó khiến cho những thành viên trong gia
đình phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là bạo
lực gia đình.
Bạo lực gia đình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế
giới, hậu quả để lại của nó cũng hết sức nặng nề. Ngày càng có nhiều người trở
thành nạn nhân của nó, tuy nhiên dạng bạo lực này rất khó nhận biết và vì thế rất
khó kiểm soát bởi nó được bọc dưới lớp vỏ là “quan hệ gia đình”. Gần đây đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình và hầu hết các quốc gia cũng
đã dành sự quan tâm khá đặc biệt đến vấn đề này bằng cách quy định các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình trong pháp luật quốc gia mình. Việt
Nam cũng đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình vào ngày 21/11/2007
và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của
hành vi bạo lực gia đình đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng, chống bạo
lực gia đình và ý nghĩa của các quy định này trong việc bảo vệ quyền lợi của các
thành viên gia đình.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành
viên trong gia đình trước nạn bạo lực.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bạo lực gia đình đang là vấn đề cấp bách, xảy ra thường xuyên và đáng


báo động ở không chỉ Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới. Và việc
nghiên cứu vấn đề này, vì thế có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên để việc khai thác đề tài được tập trung và đạt được hiệu quả, tác giả
bài viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
- Những vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành
vi bạo lực gia đình tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình .
- Giới thiệu về một số văn bản pháp lý quy định về các biện pháp pháp
lý phòng chống bạo lực gia đình va ý nghĩa của các văn bản này.
- Nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành
viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình.
Bố cục khoá luận :
Mở đầu.
Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
1.1 Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên thế giới.
1.2 Khái niệm bạo lực gia đình.
1.3 Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó.
1.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với việc
phòng chống bạo lực gia đình.
Chương 2.Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình.
2.1 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo Luật HN &GĐ
2000.
2.2 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên
trong gia đình.
Chương 3. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia
đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.
3.1 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia
đình.
3.2 Biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.

Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
1.1 Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới.
Gia đình, nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi để nuôi dưỡng mỗi con người
thành những người tốt trong xã hội. Nhưng hiện nay hạnh phúc của mỗi của mỗi
gia đình đang ngày càng bị đe dọa bởi tình hình bạo lực trong gia đình hiện nay
đang xảy ra khắp nơi trên thế giới và với nhiều hình thức tinh vi, nó xãy ra ở
khắp mọi nơi, không phân biệt chủng tộc, tầng lớp, màu da, trình độ văn hóa hay
địa vị xã hội, từ những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như châu Âu, châu
Mỹ đến những nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn như các nước châu Phi...
nạn bạo lực gia đình vẫn đang hoành hoành, diễn ra khắp hang cùng ngõ hẽm,
trong từng tổ ấm gia đình.
Theo số liệu điều tra năm 2000 của Ủy ban dân số Mỹ, hơn ½ phụ nữ Mỹ (
khoảng 588.490 người) chiểm khoảng 85% nạn nhân bạo lực gia đình, có khoảng
103.220 người chiếm khoảng 15% tổng số nạn nhân bạo lực trong gia đình là
nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của người chồng đối với
người vợ tăng 20%, với chồng tăng 3%, trung bình mỗi ngày có khoảng 3 người
phụ nữ bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ độ tuổi 20 – 59%
thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60% người thường
xuyên phải chịu những đấm đá, chữi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng cả về
thể xác lẫn tinh thần.(Theo Vietnam.net cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2001 ).
Còn ở Pháp, theo số liệu của Bộ nội vụ Pháp năm 2001, cứ 15 ngày lại có
3 phụ nữ Pháp bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ Pháp trong
độ tuổi 20 đến 59 thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60%
người thường phải chịu những đấm đá, chửi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng
nề cả về thể xác lẫn tinh thần.(Theo Giadinh.net cập nhật ngày 16 tháng 5 năm
2002).

Trên đây là một số dẫn chứng về tình trạng bạo lực diễn ra trên thế giới.
1.1.2. Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, bạo lực gia đình cũng
đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh trên tất cả các vùng miền,
tỉnh, thành phố của Việt Nam. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ
ngày 1/1/2000 đến 31/12/20005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và
giải quyết sơ thẩm 352.647 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó có
khoảng 180.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi
chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Thêm vào đó, Ủy ban các
vấn đề xã hội cũng đã tiến hành khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố và kết quả cho
thấy, hàng năm có 2,3% gia đình có hành vị bạo lực gia đình về thể chất, 25% gia
đình có hành vị bạo lực về tinh thần và 30% cặp vợ chồng xãy ra hiện tượng ép
buộc quan hệ tình dục ( theo Giadinh.net, cập nhật ngày 3 tháng 6 năm 2006).
Còn Bộ Công An thì cho biết, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày lại có một
người chết liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có 14% vụ giết
người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1113 vụ, trong đó có 39 vụ chồng giết
vợ, 8 vụ vợ giết chồng), chỉ riêng đầu năm 2006, tỉ lệ này là 30,5% (26/77 vụ)
( Theo Giadinh.net, cập nhật ngày 21 tháng 4 năm 2006). Một số vùng miền
thuộc các tỉnh cũng tiến hành các cuộc khảo sát riêng về bạo lực gia đình. Ví dụ,
một trung tâm y tế huyện ở Đồng Bằng sông Cửu Long, trong năm 2005 đã tiếp
nhận 98 ca tử vong, trong đó gần 50% là thanh niên, nguyên nhân chủ yếu là do
bố mẹ rầy la từ quan hệ nam nữ. Hay như báo cáo của Công an một huyện miền
núi ở Tây Bắc, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 10-20 vụ tự tử bằng lá
ngón, do nguyên nhân chủ yếu là bị chồng ngược đãi, vì chồng có vợ hai hay tảo
hôn . Bên cạnh đó tình trạng con cái say rượu về hành hung bố mẹ già cũng
không phải là hiếm, thậm chí do như thế nên có nhiều trường hợp cha mẹ phải tự
tử hoặc thậm chí phải giết con. (Theo Vietnamnet, cập nhật ngày 26 tháng 5 năm
2007). Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam,
năm 2005 đã cho thấy, khoảng 20-25% các gia đình có lực gia đình trên cơ sở
giới, cứ 6 người phụ nữ lại có một người là nạn nhân của bạo lực gia đình ( Theo

Giadinh.net c ập nh ật ng ày 3 th áng 6 n ăm 2006).
Theo như những kết quả trên, có thể khẳng định rằng, tình trạng bạo lực
trong gia đình ở nước ta đã đến lúc báo động. Bạo lực gia đình đang x ảy ra ở tất
cả mọi nơi, ở hầu hết tất cả các đối tượng có trình độ và nhận thức khác nhau, nó
đã và đang để lại những hậu quả nặng nề, tác động xấu đến sự phát triển của xã
hội, cao hơn nó là sự vi phạm đến quyền con người, xâm phạm nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm, sự tự do và c ó khi là cả tính mạng con người.
Tất cả những điều này đã đặt Việt Nam đứng trước yêu cầu là phải sớm
ban hành một đạo luật riêng, hoàn chỉnh để ngăn chặn và sớm chặn đứng tình
trạng này
1.2. Khái niệm bạo lực gia đình.
Hiên nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định một cách chính thức
về khái niệm “Bạo lực gia đình”. Vì vậy, khi xem xét về khái niệm này, chúng ta
có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ:
- Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ xã hội :
Hiện nay nhận thức của xã hội về vấn bạo lực gia đình vẫn còn rất hạn
chế, phần lớn người dân vẫn chưa có cái nhìn đầy đủ, chính xác về bạo lực gia
đình. Mỗi tầng lớp, mỗi thế hệ lại có những cách nhìn khác nhau về bạo lục gia
đình. Có người hiểu đơn giản rằng bạo lục gia đình chỉ là hành vi xâm phạm về
thể chất giữa giữa các thành viên trong gia đình, cũng có nhiều cá nhân cho rằng
bạo lực gia đình bao gồm cả bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần xảy ra
giữa các thành viên trong gia đình.Đa phần mọi người không nhận thức đươc
hành vi bạo lực tình dục và vì thế ít hiểu được bạo lực tình dục cũng là một hình
thức của bạo lực gia đình.
Như vậy,nhìn từ góc độ xã hội mỗi cá nhân có một cách nhìn khác nhau
về khái niệm bạo lực gia đình.
-Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ giới :
Trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc về xóa bỏ nạn bạo lực gia đình với
phụ nữ 1993 đã nêu ra khái niệm bạo lực đối với phụ nữ, theo đó “Bạo lực đối
với phụ nữ là hành vị bạo lực trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có thể dẫn đến sự xâm

hại về thể chất, tình dục, tâm lý và sự đau khổ cho người phụ nữ, kể cả việc đe
dọa có những hành vi như vậy”. Theo như định nghĩa này thì khái niệm “Bạo lực
đối với phụ nữ” hay “bạo lực trên cơ sở giới’ sẽ có nội dung rộng hơn khái niệm
“bạo lực gia đình”, vì bạo lực gia đình thì chỉ có các hành vi xâm hại diễn ra
trong khuôn khổ gia đình.
Theo tinh thần của Công ước về loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ
nữ (CEDAW) thì bạo lực gia đình được hiểu là sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ
hình thức nào trên cơ sở giới làm tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến quyền,
lợi ích, tâm lý và sự phát triển của các thành viên trong gia đình.
Vạy từ góc độ giới có thể hiểu bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi nào
của các thành viên gia đình đối với nhau trên cơ sở giới tính , được biểu hiện
dưới những hình thức nhất định,có khả năng gây hoặc đe doạ gây ra những thiệt
hại nhất định về thể chất, tinh thần, kinh tê, làm tước đoạt, hạn chế quyền tự do
cơ bản của con người trong gia đình.
- Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ pháp luật.
Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi bạo lực hay đe dọa có hành vi bạo lực
xãy ra giữa các thành viên trong gia đình. Đó có thể là hành vi bạo lực về thể chất
như giết người, đánh đập, hành hạ, đó có thể là hành vi bạo lực tinh thần như
chữi bới, hăm họa, hạn chế tài chính, đó cũng có thể là hành vi bạo lực về tình
dục như: cưỡng ép tình dục, tội loạn luân. Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới
thì nạn bạo lực gia đình cũng gắn với các tập tục truyền thống như tục phá thai,
tục giết trẻ sơ sinh...
Thuật ngữ bạo lực gia đình lần đầu tiên được sử dụng trong báo cáo của
Hội nghị Phụ nữ Quốc tế 1980 tại Copenhagen, báo cáo kêu gọi “Cần phải ban
hành và thực hiện luật pháp về ngăn ngừa bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ
nữ”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ bạo lực gia đình hay bạo hành trong gia đình mới
được sử dụng trên các báo cáo, tạp chí và trong các công trình nghiên cứu gần
đây. Tuy nhiên thuật ngữ này mới được sử dụng nhiều để chỉ những hành vi
ngược đãi về thể chất có tính chất nghiêm trọng mà chưa được sử dụng nhiều để

chỉ về các hành vi bạo lực tình dục hay bạo lực tinh thần trong gia đình.
Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định “Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Đồng thời
tại Điều luật phòng chống bạo lực gia đình cũng đã liệt kê chi tiết 9 hành vi được
coi là bạo lực gia đình.
Khái niệm bạo lực gia đình gắn liền với khái niệm thành viên gia đình , bởi
vì bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình. Vì thế tại khoản 1 Điều 2
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định “thành viên gia đình là những
người gắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi
dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”.Quy định này phù
hơpj với quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật HN & GĐ 2000.
Như vậy.hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là 3 yếu tố quan trọng tạo nên
gia đình. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều mối quan hệ tuy không thuộc một
trong 3 yếu tố trên nhưng họ vẫn được coi là các thành viên gia đình với nhau.
Ví dụ: bố mẹ chồng với con dâu; anh, chị, em, họ; cô, dì, chú, bác với các cháu...
Nếu họ cùng sống với nhau trong một gia đình thì họ sê được coi là các thành
viên gia đình.
1.3 Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó.
Bạo lực gia đình xuất hiện cùng với sự ra đời của thiết chế gia đình và nó
là vấn đề chung cho tất cả các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Bạo lực gia
đình có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào, giữa bất kỳ thành viên nào trong gia đình.
Theo các nghiên cứu gần đây về bạo lực gia đình kết luận rằng, bạo lực gia đình
xuất hiện bởi các nguyên nhân sau đây :
- Nguyên nhân lịch sử :
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng quyền lực, vị thế của người đàn
ông trong gia đình đã tồn tại lâu đời và dai dẳng trong quan hệ gia đình của hầu
hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phương Đông. Sự bất bình đẳng giữa vợ
chồng bắt nguồn từ truyền thống gia trưởng của người đàn ông và tư tưởng an
phận, chấp nhận hành vi bạo lực của người vợ. Điều đó giải thích tại sao bạo lực

trong gia đình xảy ra rất nhiều nhưng nạn nhân chủ yếu lại là phụ nữ . Đây là một
nguyên nhân mang tính lịch sử đúng như nhận định của Ph.Anghen “Trong 3
hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại thì quan hệ bất bình đẳng
giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực có tính chất lịch sử, xã hội của
những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu giữa vợ và chồng.( Tác phẩm Nguồn gốc gia
đình của chế độ Tư hữu và nô lệ ).
- Nguyên nhân kinh tế :
Sự biến đổi của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bạo
lực gia đình. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình thì nguyên
nhân kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
bạo lực gia đình. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, người ta phải lo nghĩ đến miếng
cơm manh áo và điều họ quan tâm nhất là làm sao dể đảm bảo cho gia đình đủ
chi tiêu. Nhũng diiều đó khiến cho các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy
mệt mỏi, căng thăng, dễ cáu bẳn, họ cũng không có thời gian quan tâm đến cách
ứng xử, thái độ, tình cảm của các thành viên khác trong gia đình, có nhiều trường
hợp chỉ vì kinh tế gia đình khó khăn mà vợ chồng trở nên lục đục, ông bà, cha
mẹ, con trở nên bất hoà, người đàn ông dễ sinh ra cờ bạc, rượu chè, còn phụ nữ
thì cũng tỏ ra khó chịu. Vì thế, từ cả những điều nhỏ nhặt trong gia đình cũng có
thể xảy ra xô xát khiến gia đình trở nên lục đục, bầu không khí gia đình căng
thẳng.
Ngoài ra khi nền kinh tế gia đình khá giả, cuộc sống gia đình đựơc cải thiện
thì cũng không ít các thành viên trong gia đình có sự thay đổi về thái độ đối với
các thành viên khác trong gia đình. Nhiều cặp vợ chồng, khi cuộc sống gia đình
còn khó khăn thì luôn thương yêu, hoà thuận với nhau, nhưng khi trong gia đình
đã có của ăn của để thì lại trở nên lục đục, bất hòa, nhiều khi người đàn ông còn
đánh đập,ruồng rẫy vợ con. Khi người chồng là người có thu nhập chính thì họ
thường tỏ ra coi thường vợ, nhiều người còn coi vợ như một kể ăn bám, họ
thường cho mình quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đinh. Ngược lại khi
người vợ là trụ cột nuôi sống gia đình thì người chồng lại lo sợ mình thấp kém,
sợ uy quyền của mình trong gia đình bị giảm sút, vai trò của mình trong gia đình

sẽ bị lu mờ và lúc này cách thức cứu vãn mà rất nhiều người đàn ông lựa chọ la
sử dụng bạo lực với vợ mình và các thành viên khác trong gia đình.Đối với
những người đàn ông coi trọng sỹ diện như thế này thì cách tốt nhát dể ngăn chặn
bạo lực xảy ra là sự mềm mỏng, cư xử đúng mực từ phía người phụ nữ để người
chồng trong gia đình không cảm thấy sỹ diện đàn ông bị tổn thương.
- Nguyên nhân từ các chính sách xã hội :
Hiện nay bạo lực gia đình xảy ra rất nhiều nhưng vẫn cò rất thiếu các văn
bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, các văn bản có hiệu lực đang thi hành
hiện nay như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật HN &GĐ 2000 hầu hết mới
chỉ quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền và nghỉa vụ giũa các thành viên trong gia
đình mà chưa co sự quan tâm thích đáng đến việc quy định các chế tài đối với các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì chua có một hệ thống
chế tài đủ cứng rắn, nên bạo lực gia đình có cơ hội phát sinh. Bên cạnh đó là sự
thờ ơ của các cấp chính quyền trước nạn bạo lực, các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình thì đa phần hoạt động không có
trách nhiệm, nặng về tính hình thức, khi nạn nhân bạo lực gia đình kêu cứu yêu
cầu được giúp đỡ can thiệp khi các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan phần
lớn tỏ ra không quan tâm và để mặc cho nạn nhân bạo lực gia đình tự giải quyết.
Người dân còn nhận thức rất mơ hồ về bạo lực gia đình nhiều người thậm chí
không biết mình có quyền được bảo vệ khỏi sự đánh đập, hành hạ họ, họ chưa ý
thức được bảo vệmình như thế nào. Thế nhưng công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình còn rất hạn chế.
Những chính sách xã hội như chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình, cứu
trợ xã hội bên cạnh những tác tích cực cũng đã có những ảnh hưởng không tốt
đến bạo lực gia đình, làm phát sinh bạo lực gia đình. Ví dụ như việc chậm trễ
trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách đã được đề ra khiến cho
nhiều vụ bạo lực gia đình xẩy ra nhưng không được can thiệpvà giải quyết kịp
thời
Các chính sách giảm biên chế, lao động khiến cho nhiều thành viên trong gia
đình mất đi công việc, nhiều gia đình mất đi trụ cột lao động chính, nó tác động

xấu làm cho nhiều gia đình trở nên khó khăn, bạo lực gia đình cũng phát sinh từ
đấy.
- Các nguyên nhân khác :
Ngoài các nguyên nhân trên, chúng ta không thể loại trừ các nguyên nhân như
học vấn thấp, nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật... cũng là một trong số các
nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình xuất hiện sớm, và đang phát triển mạnh. Ngoài
những nguyên nhân như đã nêu trên thì ở Việt Nam còn có một nguyên nhân đặc
thù - đã góp phần làm đất sinh cho bạo lực gia đình được cơ hội phát triển
mạnh.Người phụ nữ Việt Nam kể từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về đạo làm vợ -
làm mẹ, về nhiệm vụ và bổn phận củat người phụ nữ trong gia đình , về sự chịu
đựng để giữ sự yên ấm trong gia đình. Vì thế, phụ nữ Việt Nam luôn có tư tưởng
cam chịu “chín nhịn làm lành”, “bát đĩa trong chạn còn có lúc xô”. Họ mặc nhiên
coi các hành vi đánh đập của người chồng là chuyện bình thường, là chuyện
đương nhiên thể hiện vị thế người chủ gia đình của người đàn ông và vì thế họ tự
nguyện chấp nhận những hành vi bạo lực gia đình, nhận mọi lỗi lầm thuộc về
mình, mục đích cũng chỉ là mong muốn giữ cho gia đình được trong ấm ngoài
êm.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, tình cảm, sức khoẻ
của các thành viên trong gia đình.
- Ảnh hưởng đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình :
Từ trước dến nay người ta vẫn cho rằng bạo lực gia đình không gây ảnh
hưởng gì đến những người đã thực hiện nó.Tuy nhiên, chúng ta cầc có sự nhìn
nhận khách quan người có hành vi gây bạo lực tuy là người chủ động thực hiện
nhưng phần lớn họ thực hiện hành vi trong những trạng thái tinh thần bị kích
động, không ổn định, rất nhiều người sau khi thực hiện hành đã tỏ ra hối hận, dằn
vặt. Thế nhưng những người thực hiện hành vi vẫn thường bị gia đình, bạn bè, xã
hội lên án, coi thường, xa lánh, điều đó sẽ gây cho họ mặc cảm tội lỗi, sự khó
khăn và những trở ngại nhất định trong cuộc sống.

-Ảnh hưởng đối với nạn nhân:
Nạn nhân luôn là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Về thể
chất, bạo lực gia đình gây cho họ những giảm sút về sức khoẻ, nhiều khi là gây ra
thương tật vĩnh viễn hoặc có thể là họ sẽ bị tước đoạt về tính mạng. Về tâmlý tình
cảm bạo lực gia đình gây cho họ những suy sụt về tinh thần khiến họ mất lòng
tin, bi quan và mặc cảm, ngoài ra họ còn luôn phải sống trong trạng thái lo lắng,
căng thẳng, luôn có cảm giác bị bỏ rơi, những điều đó dễ dẫn họ đến các hành vi
tiêu cực như : Bỏ nhà, tử tự, và mắc vào các tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng đến gia đình:
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng xấu đến gia đình nói chung và các thành
viên gia đình nói riêng. Những hành vi bạo lực gia đình có thể làm tiêu tan đi
hạnh phúc của gia đình khiến gia đình không thể thực hiện tốt các chức năng
quan trọng của mình. Một gia đình không thể cùng nhau phấn đấu xây dựng, phát
triển kinh tếkhi gia đình ấy thường xuyên xẩy ra cãi vã, đánh đập, các thành viên
trong gia đình không yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Gia đình không thực hiện
việc giáo dục con cái trở thành người con tốt, khi bản thân những thế hệ đi trước
trong gia đình như ông bà, cha mẹ lạikhông đối xử tốt với nhau,những đứa con
sống trong môi trường gia đình như vậy rất dễ bị tổn thương, khiến chúng dễ mất
đi niềm tin vào cuộc sống và cảm thấy chán nản mất chỗ dựa, những điều này
ảnh hưởng rất lớn dến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em khiến các
em dễ rơi vào cạm bẫy của cuộc sống. Khi không thực hiện được một trong ba
chức năng đó thì gia đình không còn giữ được những ý nghĩa, thiêng liêng, cao
đẹp của nó.
- Ảnh hưởng đối xã hội
Hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến những người xung
quanh, gây mất trật tự công cộng. Khi bạo lực gia đình xảy ra, Nhà nước phải tiêu
tốn tiền của và công sức để làm rõ, ngăn chặn, xây dựng pháp luật để phòng
chống bạo lục gia đình. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình cho
thấy bạo lực gia đình làm tổn thất 2 – 3 % GDP mỗi năm, trong Văn kiện Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo đã được Thủ Tướng Chính

Phủ phê duyệt năm 2002 để xác nhận bạo lực gia đình làmột rào cản đối với sự
phát triển của Việt Nam.
Như vậy, bạo lực gia đình có những tác động xấu đến bản thân ngườicó hành
vi gây bạo lực, nạn nhân và các thành viên khác trong gia đình, cho xã hội.
1.4. Mối quan hệ giữa việc bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với
việc phòng chống bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của các thành
viên tronggia đình mà pháp luật đã quy định. Hành vi bạo lực gây cho các thành
vien gia đình sự tổn thương, lo lắng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tình
cảm của các thành viên, làm giảm sút năng lực phát triển của họ. Vì thế, phòng
chống bạo lực gia đình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền và
lợi ích của các thành viên trong gia đình. Ngược lại những nguyên tắc bảo vệ
quyền của các thành viên trong gia đình mà pháp luật đã quy định sẽ là cơ sở
pháp lý để thực hiện công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình.

Chương 2. Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các
thành viên gia đình.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo luật HN & GĐ
2000.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt. Vì thế gia đình có một vị thế và vai trò rất lớn, gia đình vừa vừa
là cơ sở, vừa là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đã luôn dành cho gia đình một
sự quan tâm đặc biệt và đã có rất nhiều quy định thích hợp để điều chỉnh vấn đề
này.
Ngay trong bản hiến pháp 1992 đã quy định “Gia đình là tế bào của xã hội,
Nhà nước bảo hộ HN & GĐ. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một
vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái
thành công dân tốt, con cái có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữ các con” - Điều 64 Hiến

pháp 1992.
Luật HN & GĐ 2000 đã quy định một chương riêng từ Điều 47 đến điều
60 về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó Điều 49 đã
quy định một cách chung nhất về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Đó là:
1. Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ
quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình,
đóng góp công sức. tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp
với thu nhập, khả năng thực tế của mình.
Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc,
giúp đỡ nhau, quyền và lợi ích hợp pháp của cá thành viên khác trong gia
đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia
đình chăm sóc, giúp đỡ nhau, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam.
2.1.1 Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng xác lập nên quan hệ gia
đình. Khi nam nữ kết hôn trở thành vợ - chồng họ sẽ được xác lập những quyền
đồng thời gánh vác các nghĩa vụ giữa họ với các thành viên khác trong gia đình,
giữa họ với nhau.
Vợ chồng có trách nhiệm cùng nhau chung sức để vun đắp cho tổ ấm gia
đình mà họ đã gây dựng. Luật HN&GĐ 2000 đã quy định “Vợ chồng chung thủy,
yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”( Điều 18). “Vợ, chồng tôn trọng
và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau;cấm vợ, chồng có hành vi ngược
đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.” ( Điều 21).
Mục đích của hôn nhân luôn là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ và bền vững. Muốn được như vây thì điều cơ bản là vợ chồng trong quan
hệ hôn nhân phải biết thương yêu, chung thủy với nhau, biết dành cho nhau sự
quý trọng, gĩư gìn nhân phẩm, uy tín cho nhau. Điều đó được thể hiện qua những

hành vi, cách xử sự giữa vợ chồng với nhau trong cuộc sống thường ngày, bên
cạnh đó vợ chồng không được phép thực hiện những hành vi ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm nhau. Vợ, chồng trong cuộc sống gia đình phải đối xử với nhau bằng
tình cảm, họ co trách nhiệm quan tâm, khuyên bảo lẫn nhau nhưng không ai có
quyền ép buộc hay có những hành vi khác xâm phạm đến những quyền, lợi ích
chính đáng của vợ hoặc chồng.
Ngoài ra một quy định rất quan trọng trong quyền và nghĩa vụ giữa vợ,
chồng đó là vợ chồng “ bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình” ( Điều 19). Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trên cơ sở
nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng là quyền bình đẳng trên mọi phương diện. Thể hiên trong việc vợ
chồng bàn bạc, thỏa thuận và cùng nhau quyết định các vấn đề chung của gia
đình, đó là các vấn đề như: Chăm sóc giáo dục con cái, vấn đề sử dụng định đoạt
tài sản chung của vợ chồng, chỉ trong một số những trường hợp nhất định khi vợ
hoặc chồng không đủ điều kiện hay có sự ủy quyền giữa vợ, chồng cho nhau thì
vợ hoặc chồng mới có quyền đưa ra các quyết định mà không cần sự đồng ý của
người còn lại. Ngoài ra vợ chồng cũng cần có sự bàn bạc giúp đỡ tạo điều kiện
cho nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người ( Điều 23).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×