Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN:GIỮ VỞ - RÈN CHỮ CHO HS LỚP 3 (LÊ THỊ HẢO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.84 KB, 19 trang )

I.TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP BA
“GIỮ VỞ - RÈN CHỮ”.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của chữ viết:
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Rèn kĩ năng nghe-nói-đọc-
viết là nhiệm vụ của giáo viên tiểu học. Muốn học sinh học tốt môn Tiếng
Việt và các môn học khác, trước hết người thầy giáo phải xây dựng cho các
em về rèn chữ viết. Rèn chữ viết là một quá trình luyện tập không những ở
lớp Một, lớp Hai mà ở cả lớp Ba cũng rèn cho các em viết đúng và viết
nhanh. Vì vậy dạy viết là một kĩ năng mới với trẻ em nên giáo viên cần chú
trọng đến việc xây dựng các thói quen và nền nếp tốt về chữ viết.
Đối với học sinh, học viết là một quá trình phức tạp. Mỗi chữ viết đối với
các em là cả một phát minh. Muốn viết được các chữ các em phải vận dụng
óc quan sát, sự chú ý của mình để phân tích các đường nét cấu tạo thành chữ
cái, cách nối các con chữ trong một tiếng hay một từ, cách sắp xếp các từ
trong câu. Ở đây việc học đọc và học viết gắn liền với nhau. Một học sinh
đọc kém thì khó có thể viết đúng và nhanh được. Chữ viết xấu, tốc độ chậm
sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập.
2. Lý do chọn đề tài:
Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu
nói riêng của phân môn Tập viết ở lớp Ba đã được xác định trong sách giáo
khoa Tiếng Việt chủ yếu là rèn kĩ năng viết chữ. Ngoài kĩ năng rèn chữ viết,
việc giữ vở sạch cũng là bổn phận của mỗi học sinh. Nếu chữ viết xấu, vở lại
nhớp, trình bày không tốt qua mỗi trang vở có thể gây nhàm chán cho người
xem vở, đọc bài của mình.Nhất là giáo viên chủ nhiệm khi chấm bài sẽ
không hài lòng về việc thực hiện không tốt về học sinh đó.
Việc giữ vở, rèn chữ đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học
sinh. Chính vì vậy trong Quyết định ban hành quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (ngày 04


tháng 5 năm 2007 số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT) cũng đã nêu rất rõ yêu cầu
giáo viên tiểu học phải viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ
vở sạch và viết chữ đẹp. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ
viết và vở viết của học sinh rất xấu, trình bày bẩn.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba Giữ vở - Rèn chữ”.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH * GV: LÊ THỊ HẢO
SKKN ĐẠT LOẠI C CẤP HUYỆN – NĂM HỌC :2009 - 2010
Cuối bậc tiểu học, yêu cầu tối thiểu học sinh cần phải đạt được là đọc thông
viết thạo mặt chữ, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong học tập và giao
tiếp.
Tuy nhiên chữ viết cần phải đẹp, đó là điều không ai không mong
muốn.Vì vậy rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học chính là góp phần rèn
luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần
kỉ luật, óc thẩm mĩ. Đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:“Chữ
viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết
cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ
luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài, đọc
vở của mình”.
Thầy giáo muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông
qua năng lực viết của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình
trong công tác giảng dạy, hình thành kĩ năng viết đúng, viết đẹp. Rèn cho
học sinh viết đúng mẫu, viết đẹp là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để
mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng
suốt đời.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Đặc điểm tình hình chung của lớp.
1.Thuận lợi :
- Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc theo dõi phong trào giữ vở,

rèn chữ.
- Học sinh có đầy đủ vở tập viết.
- Ban giám hiệu quan tâm đến lớp ngay từ đầu năm học.
- Cơ sở vật chất : bàn ghế vừa tầm, phòng học có đủ ánh sáng.
- Giáo viên có kế hoạch ngay từ tuần đầu năm học .
2. Khó khăn :
- Đa số các em chưa có ý thức về việc rèn chữ, giữ vở .
- Một số em còn viết chữ nguệch ngoạc chưa đúng mẫu qui định.
- Các em cầm bút không đúng, ngồi chưa đúng tư thế, chưa biết cách bảo
quản vở, xê dịch vở chưa đúng khi viết bài.
3. Khảo sát thực trạng :
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp “Giữ vở -
Rèn chữ” cho học sinh của lớp, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế
việc giữ vở và rèn chữ viết của học sinh lớp ngay từ đầu năm học. Qua khảo
sát tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều khó khăn về kĩ năng chữ viết, giữ vở
cụ thể là:
- Mẫu chữ viết không thống nhất, có những em chưa viết được, không xác
định được dòng kẻ.
- Các em viết sai về độ cao, chiều rộng, quan hệ giữa các nét trong chữ, các
chữ cái trong từ, thế đứng của chữ (khi nghiêng, khi ngả).
- Độ thẳng dòng của các chữ viết trên dòng kẻ, cách ghi dấu thanh không
đúng vị trí.
. Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép) :“Cậu bé thông minh”(TV3-T1 trang
4)
- Các em tập chép đoạn : “ Hôm sau … đến xẻ thịt chim ”.
Còn một số em đánh sai dấu thanh ở các chữ trong đoạn văn như : baỏ,
sư',chíêc, Đưc'Vua,…
- Học sinh thường sai vị trí dấu thanh nhiều nhất là ở các chữ : qủa, ngòai và
sai mẫu chữ nhất là những chữ dễ lẫn như : u với n, s với r, k với h.
- Viết nét nối giữa các con chữ như : ch, gh, gi, kh, tr, ng, ngh, nh, ph chưa

đúng, chưa đẹp .
- Khi viết sai các em gạch, tẩy, xoá tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng qui
định gây cho vở bẩn, nhàu nát và quăn mép vở.
- Giấy vở, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giấy, bút và mực kém
chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi, không thẩm mĩ.
- Vở ghi chép các môn học chưa cụ thể, nhiều môn học còn dùng chung
trong một quyển (ví dụ : Bài chính tả chép chung trong vở học, bài tập làm
văn chép trong vở chính tả, …); trình bày bài viết ở các loại vở không khoa
học, tuỳ tiện.
4. Nhận định nguyên nhân :
* Học sinh :
- Không có nền nếp thói quen tốt trong việc giữ vở, rèn chữ.
- Các em chưa tập trung cao độ khi viết bài, luyện viết, còn ham chơi, chưa
có óc thẩm mĩ, chưa nhận định đúng tầm quan trọng của chữ viết (viết đẹp
cũng hay, viết xấu cũng được ).
- Không chịu khó nắn nót viết chữ nên hiện tượng viết sai nét, sai chữ, hở
nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu thanh không đúng vị trí, không đúng kích cỡ,
không đảm bảo khoảng cách giữa các chữ thường diễn ra.
* Phụ huynh :
- Gia đình chưa đầu tư đúng mức về vở ghi chép các bài học, dụng cụ viết
của học sinh.
- Phụ huynh ít quan tâm về việc rèn chữ ở nhà của học sinh do phụ huynh
chưa nắm được kĩ thuật viết chữ ở bậc tiểu học.
* Giáo viên :
- Chữ viết của giáo viên chưa chuẩn mực, chưa thống nhất về kiểu dáng theo
qui định.
- Cách dạy chữ viết theo lối sao chép mẫu, không chú trọng giai đoạn tạo
chữ làm hạn chế kết quả rèn luyện kĩ năng viết chữ của học sinh.
Sau 2 năm (2007 - 2008, 2008 - 2009) kiên trì thực hiện phong trào, tôi đã
đúc kết rút ra một số biện pháp bước đầu có hiệu quả cho học sinh về giữ vở

sạch, rèn chữ đẹp. Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm
tôi xin trình bày một số biện pháp cụ thể như sau:
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Biện pháp thực hiện :
Qua thực tế giảng dạy năm học 2007- 2008 đến nay thực hiện về rèn chữ
viết đẹp và giữ vở sạch, bản thân tôi đã tìm hiểu và tham khảo nhiều tài liệu
có liên quan về luyện viết chữ đẹp của học sinh tiểu học. Tôi đã mày mò học
hỏi ở các sách báo, bạn bè đồng nghiệp xa gần, tích luỹ một số kinh nghiệm
sẵn có của bản thân để làm hành trang cung cấp cho học sinh lớp mình về
kiến thức và kĩ năng viết chữ.
Sau đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong các năm học trước và
trong năm học này:
1.1. Biện pháp thực hiện nền nếp “Giữ vở - Rèn chữ” năm học 2007-
2008:
A. Kế hoạch :
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, tôi lên kế hoạch và một số biện
pháp thực hiện của năm học 2007- 2008 cụ thể như sau :
a. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc giữ vở, rèn
chữ đó là:
+ Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một
biểu hiện của nết người.
+ Song song với việc rèn chữ, việc giữ gìn vở sao cho vở phải sạch sẽ,
phẳng phiu, không quăn góc, nhàu nát, không viết và vẽ bậy trên vở của
mình là một việc làm thể hiện một trong những chuẩn mực hành vi, đạo đức
của người học sinh.
+ Phong trào thi đua “Giữ vở - Rèn chữ” trong lớp, nhằm nâng cao chất
lượng học tập trong năm học.
+ Giúp cho học sinh luôn có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp trong suốt quá
trình học tập.

b. Chỉ tiêu chung :
* Đối với tổ: Mỗi tổ có 2 bộ vở viết sạch, đẹp để dự thi ở lớp (giữa các tổ
học tập với nhau).
* Đối với lớp : Có 2 bộ vở đẹp nhất lớp được dự thi cấp trường.
* Đối với trường: Có 5 bộ vở (5 khối để dự thi cấp huyện).
c. Kế hoạch thực hiện :
- Tuần 2 tháng 9 : Đưa ra tiêu chí giữ vở sạch, rèn chữ đẹp .
- Tuần 3 tháng 9 : Phát động phong trào giữ vở sạch và rèn chữ đẹp.
- Tuần 4 tháng 9 : Kiểm tra nền nếp giữ vở rèn chữ, chọn những học sinh có
năng khiếu về chữ viết để bồi dưỡng.
- Tuần 1 tháng 10 : Bồi dưỡng học sinh luyện viết chữ đẹp.
- Tuần 1 tháng 11 : Tham gia dự thi Vở sạch, chữ đẹp cấp trường.
- Tuần cuối của mỗi tháng : Kiểm tra vở xếp loại cả lớp.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để học sinh dự thi “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp
huyện (cuối HKI).
d. Cách thực hiện :
- Tổ chức phong trào giữ vở, rèn chữ giữa các tổ học tập trong lớp.
- Tổ chức kiểm tra, chấm vở và chữ viết của từng em cuối mỗi tháng.
- Khen thưởng kịp thời những học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp cuối mỗi
tháng và vận động, nhắc nhở những em viết chưa đẹp.
- Thường xuyên kiểm tra tư thế ngồi viết của các em trong suốt quá trình
ngồi học.
- Giới thiệu một số bộ vở mẫu đã đạt vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện
ở các năm học trước để các em noi gương học tập.
B.Tổ chức thực hiện :
1. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để học sinh luyện viết :
 Phòng học : Phải đủ ánh sáng cho học sinh ngồi học theo qui định của vệ
sinh học đường, không để ánh sáng bóng bảng lớp, học sinh không nhìn
được chữ viết trên bảng lớp.
 Bảng lớp : Có kẻ dòng phù hợp với yêu cầu của học sinh, bảng chuẩn sẽ

giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp đúng và đẹp, học sinh có
thể theo dõi nội dung bài viết của giáo viên và học sinh trình bày bài viết
trên bảng được dễ dàng.
 Bảng con của học sinh : Dùng loại bảng có kích thước 20 x 25cm, mặt
bảng có kẻ li để viết đúng độ cao của chữ. Mỗi học sinh tự sắm khăn ẩm giặt
sạch để lau bảng.
 Phấn viết bảng : Loại phấn trắng mềm, không bụi.
 Bút mực : Dùng bút mực thống nhất cả lớp một màu xanh hoặc tím.
 Giấy viết : Dùng loại giấy chất lượng tốt có kẻ dòng li rõ ràng, giấy phải
trắng.
 Bàn ghế học sinh : Cải tiến bàn ghế để các em ngồi vừa tầm thoải mái.Tỉ lệ
chiều cao của bàn ghế phải tương xứng khi ngồi, khuỷu tay của các em
ngang với mặt bàn.
2. Giúp học sinh biết chọn vở, bút và mực để viết bài :
Ngay từ đầu năm học tôi lưu ý đến học sinh về cách :
* Chọn vở : Chọn loại giấy nhẵn, trắng mặt giấy không thấm mực, có dòng
kẻ rõ.Với các em lớp dưới không nên dùng vở nhiều trang khó bảo quản.
* Chọn bút : Quán triệt các em không nên dùng bút bi, ngòi bút cứng khó
viết nét liền, chữ viết sẽ không đẹp. Nên vận động các em dùng loại bút chữ
A hoặc loại bút Dream Me: ngòi bút mềm, viết liền nét nhanh, dễ viết, chữ
đẹp. Có thể chọn cho các em dùng bút lá tre (loại bút luyện chữ đẹp), loại
bút này có đặc điểm là viết nét đậm, nét nhạt, thoạt đầu các em khó viết,
hướng dẫn các em cầm bút nghiêng theo bề rộng ngòi bút thì sẽ viết nhanh
và đẹp hơn.
* Chọn mực : Không nhất thiết phải dùng mực tím, có thể dùng mực
xanh.Tuy nhiên mực phải thống nhất ở cả lớp.
3. Rèn tư thế ngồi viết và cách cầm bút của học sinh :
a. Hướng dẫn ngồi viết đúng tư thế :
- Rèn cho các em phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào mép
bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 - 30cm, tay trái đặt nhẹ trên mặt bàn, tì nhẹ

vào mép vở để giữ cho mép vở không bị xê dịch. Hai chân đặt vuông góc
dưới bàn, hai chân thoải mái, không có chân co, chân duỗi. Cột sống luôn ở
tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Cho các em hiểu được tư thế ngồi viết không hợp lý là một trong những
nguyên nhân làm các em chóng mệt mỏi, tạo ra các căn bệnh học đường như
cận thị, vẹo xương sống, lép ngực của học sinh.
b. Hướng dẫn cách cầm bút:
- Để có thói quen viết chữ nhẹ nhàng thoải mái, trước hết học sinh cần biết
kĩ thuật cầm bút. Động tác cầm bút đúng tạo điều kiện cho các em vận động
viết thoải mái, dễ dàng. Nên hướng dẫn các em cầm bút bằng 3 ngón tay
(ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa), bàn tay phải với điểm tựa là mép cùi của
bàn tay.
Cầm bút phải thật tự nhiên, nếu cầm bút chặt quá sẽ khó vận động, còn nếu
lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn các em kĩ thuật cầm bút. Nếu coi thường
không chú ý hoặc lơ là kiểm tra động tác cầm bút mỗi khi các em viết sẽ dẫn
tới tình trạng cầm bằng 4 hoặc cả 5 ngón tay. Lúc ấy viết không còn là vận
động nhẹ nhàng của 3 ngón nữa mà là vận động của cổ tay và cánh tay làm
các em mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết sẽ không đúng và
nhanh được.
- Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ, không để ngửa hoặc úp quá,
không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từ cách ngồi viết, cách cầm
bút, cách đặt bút, viết chữ, các động tác viết từng nét chữ, con chữ, … cách
đặt vở, cách xê dịch vở. Đồng thời uốn nắn kịp thời những em có tư thế ngồi
không đúng, cầm bút sai và phải thường xuyên nhắc nhở những học sinh
này.
4. Rèn viết đúng chữ cái hoa và chữ cái thường:
a. Rèn viết chữ cái hoa:
* Tuần thứ nhất tháng 9:

- Ngay từ bài học đầu tiên : Bài Chính tả (Tập chép) : Cậu bé thông minh.
- Học sinh chép đoạn 3: TV3 –T1(trang 5).
Đa số các em viết hoa đề bài, chữ cái đầu câu, đầu đoạn tuỳ tiện, phần
đông các em đều viết hoa in. Cụ thể như sau: Cậu (đề bài); Hôm sau (đầu
đoạn); Cậu bé (đầu câu); Xin ông (đầu câu); Đức Vua (tên riêng), … Viết
như vậy nhìn bài viết không được thẩm mĩ, kiểu dáng chữ hoa in làm bài
viết cứng nhắt, chỉ có 4 học sinh viết hoa đúng.
* Qua tuần học thứ hai tôi ra bài tập như sau:
- Viết hoa 29 chữ cái (mẫu chữ kiểu 1) trên giấy khổ to có kẻ dòng li, cỡ chữ
hai dòng rưỡi li theo chữ nét đứng, nét đều. Lưu ý học sinh viết hoa chữ g và
y độ cao 4 dòng li (bài viết đính kèm ở phụ lục).
- Mẫu chữ này theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD và ĐT ngày 14/6/2002
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được phổ biến trong các
trường Tiểu học toàn quốc.
- Khổ giấy được đính trên bảng lớp (chính giữa bảng), học sinh nhìn và viết
lại theo mẫu.
- Tôi tiến hành và kiểm tra chấm chữa tại chỗ: Các em viết đúng mẫu chữ
hoa nhưng đường nét chưa đều, chữ viết cứng, không mềm mại.
* Sang tuần học thứ ba: Tôi photo bài viết trên thành các tờ, phát cho mỗi
em một tờ, học sinh tự luyện viết ở nhà.
- Cuối tháng tôi kiểm tra: Nhận xét đánh giá từng em về luyện viết chữ hoa.
* Bắt đầu từ tuần 1 tháng 10: Tôi thấy các em viết hoa đúng mẫu trong các
bài viết chính tả và các môn học khác, nhất là bài viết trong vở học.
Việc làm trên đã được phụ huynh đồng tình ủng hộ: cùng giúp giáo viên
về việc kiểm tra chữ viết của các em khi học ở nhà.
b. Rèn chữ cái viết thường:
- Đây cũng là việc làm thường xuyên của tôi luyện viết hoa kết hợp luyện
chữ cái viết thường cho học sinh, tôi cũng viết 29 chữ cái viết thường trên
dòng kẻ ở tờ giấy trắng khổ to (mẫu chữ viết đứng, nét đều) mẫu chữ theo
quyết định số 31 của BGD-ĐT ban hành (bài viết đính kèm ở phụ lục).

- Trước khi làm bài tập viết chữ cái thường, tôi cho các em biết về độ cao
của từng con chữ:
+ Loại cao 1 dòng li: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x.
+ Loại cao 1,25 li: r, s
+ Loại cao 1,5 li: t
+ Loại cao 2 dòng li: d, đ, p, q
+ Loại cao 2, 5 li: b, g, h, k, l, y.
Để nâng cao về chất lượng chữ viết, sang các tuần giữa của tháng 10, tôi tiến
hành ra các bài tập về mẫu chữ viết nghiêng, nét đều: Chữ cái hoa và chữ cái
thường (mẫu chữ theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT). Những bài
tập này tôi cũng viết trên tờ giấy khổ to có dòng kẻ li để học sinh xác định
được độ cao của 29 chữ cái đó (bài viết đính kèm ở phụ lục). Tôi còn rèn
học sinh viết hoa chữ cái theo mẫu chữ kiểu 2: A M N Q V (mẫu
chữ Quyết định số 31- BGD& ĐT).
- Tôi thường rèn học sinh viết các kiểu chữ trên qua mỗi giờ Tập viết và
những giờ học chính tả.
Ngoài ra, chữ viết của giáo viên khi chấm bài cũng được quan sát như một
loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu và rõ
ràng.
- Tổ chức cho học sinh thi viết chữ hoa đẹp, đúng mẫu sau mỗi tuần học.
5. Rèn chữ viết ở vở:
- Tôi thường xuyên theo dõi chữ viết của các em ở các môn học để hướng
dẫn, uốn nắn các em viết đúng mẫu, rõ ràng và đẹp như kiểu chữ viết ở môn
Tập viết.
- Hướng dẫn học sinh viết độ cao, chiều rộng, khoảng cách giữa các chữ
(không viết cỡ chữ lớn như lớp Một hoặc viết chữ quá nhỏ).
- Rèn chữ viết trong giờ Tập viết (chú ý học sinh yếu), tôi đến từng bàn chỉ
dẫn các em viết đều, đẹp đúng mẫu qui định của Bộ.
- Rèn học sinh viết đẹp trong giờ học chính tả cũng là việc làm thường
xuyên của tôi. Tôi quan tâm nhiều hơn so với các bài viết ở các môn học

khác, viết chính tả đẹp, ít sai lỗi thì chất lượng học tập mới đạt kết quả cao.
- Cách trình bày bài viết chính tả thường là:
+ Đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô,
kết thúc câu đặt dấu chấm; lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống
dòng, gạch đầu dòng.
+ Bài thơ: thể thơ (3 chữ, 4 chữ, 6 chữ, 7 chữ); thể thơ lục bát (câu 6, câu
8).
. Cách trình bày bài thơ 3 chữ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài thơ ở
giữa trang vở hoặc chia vở làm hai phần để viết.
. Cách trình bày bài thơ thể 4 chữ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các
chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô.
. Cách trình bày bài thơ thể 6 chữ: chữ đầu dòng thơ cách lề vở 2 ô.
. Cách trình bày thể thơ 7 chữ: chữ đầu các dòng thơ đều viết hoa và viết
cách lề trang giấy 1 ô.
Hướng dẫn các em trình bày giữa hai khổ thơ để trống 1 dòng.
+ Thể thơ lục bát (câu 6 - câu 8): chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô;
chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô.
6. Hướng dẫn cách bảo quản và trình bày vở:
Đây cũng là khâu quan trọng trong việc giữ vở, rèn chữ. Để có một quyển
vở tốt, quyển vở đó phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có đủ bìa, nhãn, không bỏ vở, xé trang, không bôi bẩn, bôi mực ra vở,
không làm quăn mép vở và quăn góc. Vở viết của học sinh chọn cùng một
loại giấy trắng và dày có dòng kẻ li rõ ràng, không nhoè mực, …
+ Trình bày bài viết sạch đẹp và chữ viết phải đúng mẫu. Vì vậy giáo viên
cần hướng dẫn:
* Cách bao vở : Ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn các em bao bìa bằng
bọc nhựa (loại nhựa ép plastic) lọai nhựa này bảo quản vở được lâu hơn.
Nên hướng dẫn các em bao thêm một trang lót bìa hoặc một trang đầu của
quyển vở để cho vở không bị sứt bìa. Mỗi quyển vở đều có nhãn, nhãn phải
dán ngoài bìa vở bên phải góc trên quyển vở hoặc dán chính giữa bìa vở.

* Cách giữ vở: Quán triệt các em không được xé bất cứ một trang giấy nào
trong vở sẽ làm cho vở mỏng đi và nghiêm cấm các em không được tẩy xóa,
bôi mực ra vở. Muốn cho vở được mới và trắng lâu giáo viên cần vận động
mỗi em mua một chiếc khăn vuông trắng, nhỏ để lau tay khi mùa nắng vết
lem do mồ hôi tay đổ ra sẽ làm cho vở bẩn và vàng cũ. Còn rất tiện cho mùa
mưa lau tay ướt khỏi làm rách vở và lem mực ra vở.
+ Hướng dẫn các em trình bày một bài viết vào vở: Qui định học sinh sử
dụng cùng màu mực (thống nhất mực xanh), ít lem hơn mực tím, nên sử
dụng bút chữ A hoặc bút Dream Me.
- Mỗi buổi học cần ghi thứ, ngày, tháng, năm. Ghi thứ thì viết hoa và viết
bằng chữ lùi vào 1 ô cách lề kẻ đỏ, ngày tháng năm thì ghi bằng số. Môn
dạy: viết lùi vào 5ô.Tên bài viết lùi vào 4 ô hoặc 5 ô tuỳ theo số chữ của tiêu
đề. Tiêu đề bài phải ghi chính giữa trang vở và viết hoa chữ đề bài. Xuống
dòng lùi vào 1 ô. Hết một bài phải kẻ cách lề đỏ 3 ô (kẻ đường kẻ dài 8 ô
vở), kẻ thẳng ở chính giữa trang vở để phân biệt sau mỗi môn học.
- Học xong buổi học, phải kẻ từ lề đỏ đến hết trang giấy.
- Hết tuần học, dùng thước kẻ từ mép vở bên trái đến cuối mép vở bên phải.
+ Hướng dẫn cách bỏ chữ viết sai: dùng thước gạch ngang một gạch lên chữ
viết sai rồi viết chữ viết đúng bên cạnh, không được tẩy xoá, không được tô
đen, cấm học sinh dùng bút xoá.
Muốn đảm bảo chất lượng dạy chữ viết cho học sinh phải tác động đến
nhiều khâu nhưng trước hết giáo viên cần ý thức được trách nhiệm của mình
để hướng dẫn các em viết chữ tốt, đúng ngay từ những bài học đầu tiên.
Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực đòi hỏi mẫu chữ của giáo viên
cũng phải đẹp và chuẩn mực. Mỗi khi trình bày bài viết trên bảng hoặc lời
nhận xét của giáo viên khi chấm bài, giáo viên không nên gạch xoá nhiều,
không nên gạch chéo lên chữ viết của học sinh, lời nhận xét trên vở của học
sinh cần phải nhẹ nhàng, dịu dàng, đúng mực.
7. Tổ chức các trò chơi rèn viết chữ đẹp:
* Thi viết đẹp, viết nhanh, viết đúng:

- Để khắc phục những lỗi học sinh thường mắc phải, tôi tăng cường trò chơi
về luyện chữ viết trong các giờ sinh hoạt cuối tuần hoặc vào các ca học thêm
buổi chiều.
.Ví dụ 1: * Em hãy viết đúng, đẹp, nhanh các khổ thơ sau:
. Bài tập đọc: “Hai bàn tay em” TV3-Tập 1 (trang 7)
- Cho học sinh tập chép 2 khổ thơ cuối.
- Yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài:

Giờ em ngồi học
Bàn tay siêng năng
Nở hoa trên giấy
Từng hàng giăng giăng.
Có khi một mình
Nhìn tay thủ thỉ
Em yêu em quý
Hai bàn tay em.
Huy Cận
Qua bài viết nhằm giúp các em biết cách trình bày một bài thơ thể 4 chữ
và biết cách trình bày giữa hai khổ thơ để trống một dòng.
Ví dụ 2: * Em hãy trình bày một bài viết trên tờ giấy in sẵn bài thơ sau:
Chị em
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
Chổi ngoan mau quét sạch thềm,
Hòn bi thức đợi lim dim chân tường.
Đàn gà ngoan chớ ra vườn,
Luống rau tay mẹ mới ươm đầu hồi.
Mẹ về, trán ướt mồ hôi
Nhìn hai cái ngủ chung lời hát ru.
Trần Đắc Trung

(Bài chính tả - Tập chép TV3 - Tập 1 trang 27)
- Yêu cầu học sinh trình bày thể thơ lục bát (câu 6 - câu 8).
Trong phần bài tập này: Qua bài viết nhằm giúp các em biết cách trình bày
bài viết theo thể thơ lục bát và giúp các em luyện viết nét nối giữa các chữ
ng,
ch, tr, th, (cụ thể trong bài có các chữ nét nối: ngủ, ngoan, chị, trải chiếu,
cho, sạch thềm, thức, chân tường, chớ, trán, chung); còn nhằm giúp các em
đánh dấu thanh đúng vị trí trên các tiếng có dấu mũ ( ^ ) đánh dấu thanh bên
phải chữ có dấu mũ.
.Ví dụ: Để, chiếu, Chổi, thềm, Luống, đầu hồi, về, mồ hôi.
- Qua các trò chơi thông qua các bài tập trên giúp giáo viên phân loại được
học sinh viết kém, viết đẹp. Từ đó, giáo viên có thể uốn nắn kịp thời giúp đỡ
học sinh yếu luyện viết đúng và nhanh hơn.Tổ chức đôi bạn học tập cử một
em học giỏi (viết đẹp) kèm một em yếu (viết kém).
.Ví dụ: Em Thuý kèm em Thọ, em Hằng kèm em Tịnh,
Trước mỗi buổi học, các em giỏi có nhiệm vụ kiểm tra bài luyện viết ở
nhà
của các bạn học yếu (viết kém), giúp các bạn học yếu biết phân biệt được từ,
của các bạn học yếu (viết kém), giúp các bạn học yếu biết phân biệt được từ,
tiếng dễ (lẫn lộn) viết sai.
8. Tổ chức khâu học tập ở nhà:
Trong quá trình giảng dạy, một biện pháp quan trọng không thể thiếu
được là khâu tổ chức học tập ở nhà.
Hằng ngày tôi đều ra bài luyện viết ở nhà cho các em, bài luyện viết
thường là đoạn văn trong các bài tập đọc đã học trong tuần có liên quan đến
bài chính tả. Tôi hướng dẫn các em luyện viết ở nhà trên vở ô li, việc làm
này nhằm giúp các em vừa viết đẹp và vừa viết đúng chính tả. Sau mỗi bài
luyện viết tôi đều kiểm tra, chấm, chữa lỗi cho các em vào các ca học thêm
buổi chiều. Những lỗi các em thường mắc là: ng và ngh, vần anh nhầm với
vầng ang,…

.Ví dụ: Tập chép bài: Âm thành thành phố (TV3 - Tập 1- trang 146).
- Cho các em chép đoạn đầu: “Hải còn đi học… đến một căn gác”.
Dẫn chứng có em viết: thanh viết thang; nghe viết nge. Đặc biệt là viết sai
cách nối các chữ cái trong từ chưa liền nét (viết tiếng thanh:viết t han h, chữ
t và chữ h không liền nét, chữ n và h cũng không liền nét), tôi kịp thời sửa
sai cho các em và cho các em viết lại nhiều lần ở bảng con hoặc giấy nháp
(viết liền nét): th, nh. Việc học tập ở lớp cũng như ở nhà tôi đều phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
9. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Qua bài kiểm tra đầu năm, một số học sinh viết chưa rõ nét Ví dụ: chữ
và chữ r không phân biệt được vì chữ r thiếu nét hất; chữ m viết n (viết thiếu
một nét); chữ n viết chữ u (chữ viết cẩu thả). Với những học sinh viết chưa
được và viết chữ cẩu thả là nỗi lo lắng của tôi. Làm thế nào để phụ huynh
quan tâm đến việc học tập của các em yếu và cần khắc phục bằng cách nào?
Lần họp phụ huynh đầu năm tôi đưa vấn đề này ra trình bày và bàn bạc với
phụ huynh để họ thấy được điểm yếu đó. Nếu một em viết chưa đúng qui
trình chữ viết, lại viết cẩu thả thì lên những lớp trên sẽ rất khó khăn cho các
em. Có thể sau này các em không thể viết được bài văn hoàn chỉnh và trình
bày đúng, đẹp .Tôi cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của phụ huynh là thường
xuyên nhắc nhở các em học tập ở nhà, kiểm tra những bài tập cô ra cho về
nhà thực hiện. Yêu cầu phụ huynh sắm đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh
và một số tập vở qui định dùng cho các môn học. Tôi thông tin cho phụ
huynh biết 6 tập vở dùng trong năm học là:
* Vở học: Viết các môn học trong ngày.
* Vở BT Toán: Để thực hành các bài tập toán SGK.
* Vở Chính tả: Dùng để chép các bài chính tả tập chép, nghe - viết; nhớ -
viết từ các bài tập đọc đã học.
* Vở Tập làm văn: Trình bày lại nội dung bài tập làm văn đã được học.
* Vở Luyện từ và câu: Ghi chép lại các bài tập có liên quan đến bài học
(cách đặt câu, trả lời câu hỏi, các từ chỉ hoạt động, từ so sánh, )

* Vở luyện viết: Dùng để chép lại các bài tập đọc đã học trong tuần, loại vở
này dùng để luyện viết ở nhà.
- Giáo viên giới thiệu một số bộ vở đạt “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp huyện để
cho phụ huynh xem. Tất cả phụ huynh đều hưởng ứng: nhiều phụ huynh gởi
tiền nhờ tôi mua giùm vở, bút cho các em.
- Sau buổi họp phụ huynh tôi nhận thấy các bậc phụ huynh đã ý thức được
việc học tập ở nhà của các em. Nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh nên khâu tổ chức học tập ở nhà của các em cũng đạt kết
quả tốt.
10. Động viên- khen thưởng:
- Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở xếp loại, giáo viên có nhận xét và động
viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh viết đẹp,
giữ vở sạch,
- Thi đua về giữ vở, rèn chữ giữa các tổ học tập trong lớp có tổng kết đánh
giá, tuyên dương kịp thời vào cuối mỗi tuần học. Chọn bộ vở đẹp nhất trong
3 tổ tuyên dương trước lớp. Giáo viên có phần thưởng cho các em bằng một
số đồ dùng học tập như: phấn viết, nhãn vở, giấy màu, tẩy, để khích lệ cho
các em luyện viết đẹp. Đây là việc làm thường xuyên của giáo viên chủ
nhiệm.
- Giữ và trưng bày những quyển vở, bài viết trình bày sạch, đẹp trong tủ của
lớp để học sinh cùng học tập, thi đua.
C. Kết quả thực hiện:
- Toàn bộ học sinh viết bút Dream Me và bút chữ A; vở viết chất lượng cao
có 5 đường kẻ, 4 dòng li, giấy không thấm, dòng kẻ đậm rõ ràng, học sinh
thực hiện đúng độ cao của chữ.
- Thực hiện nghiêm túc qui định về tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, tôi thấy chữ viết của các em có
nhiều tiến bộ so với đầu năm học.
 Kết quả:
Năm học 2007 - 2008: Em Bùi Thị Minh Thuý và em Đặng Thị Thuý

Hằng đạt giải nhất của khối 3 và hai em này đạt điểm cao nhất trong
các khối lớp từ (khối lớp 1 đến khối lớp 5) toàn trường và sau đó em Bùi Thị
Minh Thuý đạt giải về Hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp huyện.
1.2. Biện pháp thực hiện nền nếp "Giữ vở - Rèn chữ"năm học 2008 -
2009
Chỉ tiêu của trường đề ra trong năm học này: Mỗi lớp phải có 5 bộ vở sạch
và chữ đẹp để dự thi cấp trường và chọn ra mỗi khối lớp 1 bộ vở sạch - đẹp
để dự Hội thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cấp huyện.
a. Thực hiện kế hoạch:
- Qua một năm thực hiện sáng kiến biện pháp về giúp “Giữ vở - Rèn chữ”
cho học sinh, tôi nhận thấy việc học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch phải thực
hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời chúng tôi nhận được sự
quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và được sự đồng tình ủng hộ của
các bậc phụ huynh. Thêm vào đó, học sinh có hứng thú trong các giờ học,
nhất là các giờ học Tập viết, đa số các em đều chăm kể cả học sinh yếu.
Chính vì vậy năm học 2008 - 2009, tôi tiếp tục vận dụng các biện pháp trên
áp dụng cho lớp mình đang chủ nhiệm.
b. Kết quả:
- So sánh kết quả đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” của hai năm học
cho thấy chất lượng chữ viết năm sau cao hơn năm trước rất nhiều.
. Kết quả cụ thể Hội thi “ Giữ vở - Rèn chữ” do trường tổ chức vào ngày 20
tháng 12 năm 2008 lớp tôi có 5 bộ vở dự thi đó là các em:
1. Nguyễn Văn Say
2. Trần Thị Thuỳ Vương
3. Lương Bội Tuyền
4. Võ Đình Đức
5. Nguyễn Lê My
Cả 5 bộ vở đều được công nhận vở sạch, chữ đẹp. Lớp đạt giải I tập thể “Vở
sạch - Chữ đẹp” cấp trường.
* Cá nhân: Em Nguyễn Văn Say đạt giải A cấp trường và được dự thi cấp

huyện vào ngày 24/12/2008, em Nguyễn Văn Say đã đạt giải “Vở sạch -
Chữ đẹp” cấp huyện.
1.3. Biện pháp thực hiện nền nếp “Giữ vở - Rèn chữ” năm học 2009-
2010:
Năm học 2009 - 2010: Năm học “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất
lượng giáo dục”. Vì vậy nhiệm vụ dạy học của giáo viên tiểu học là dạy chữ,
dạy người. Dạy cho các em biết phân biệt được cái đẹp, cái xấu. Chữ viết có
tầm quan trọng trong môn Tiếng Việt nó có tác động lớn đến các môn học
khác. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã tìm tòi nghiên cứu nhiều tài liệu
tham khảo để có biện pháp tốt nhất để dạy học sinh viết chữ đạt ở mức độ
chuẩn và tiến tới viết đẹp và giữ vở sạch. Rút từ kinh nghiệm của hai năm
học trước (2007 – 2008, 2008 – 2009).
Năm học 2009 – 2010: Theo chỉ tiêu chung của trường: Trong năm học
này, mỗi lớp phải có 70% số học sinh đạt tiêu chuẩn học sinh “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp”. Mỗi khối lớp có một học sinh viết chữ đẹp để dự thi cấp
huyện.
Dựa vào chỉ tiêu của trường tôi đã phấn đấu dạy cho lớp mình có nhiều
học sinh viết đẹp và giữ vở sạch. Tôi đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng thời
gian dạy ở lớp.
+ Bước đầu tôi cũng tiến hành kiểm tra số lượng vở và dụng cụ học tập đã
qui định chung cho cả lớp ngay từ đầu năm học (tuần 1 tháng 8).
Qua kiểm tra vở tôi thấy các em chưa đủ số vở và chất lượng vở chưa đạt:
giấy mỏng, dòng kẻ mờ, có loại vở 4 dòng li, loại 5 dòng li, giữa các dòng
kẻ không đều (rộng, hẹp), còn về bút thì đa số dùng bút bi, ngòi bút cứng
khó thực hiện được chữ viết đẹp. Hơn nữa loại bút này khó viết liền nét.
Chất lượng vở và bút ảnh hưởng đến chữ viết.
a. Khảo sát chữ viết:
*Sang tuần 2 tháng 9 : Tôi cho học sinh chép bài “Cậu bé thông minh”.
Tôi thấy chữ viết của học sinh năm này không bằng chữ viết của các học
sinh trong hai năm học trước. Cũng trong tuần này tôi tiếp tục cho học sinh

tập chép bài “ Cô giáo tí hon”( TV3 - Tập 1 trang 17).
- Học sinh chép đoạn 1: Từ “Bé kẹp lại tóc… đến khúc khích cười chào cô”
- Giáo viên kiểm tra, chấm bài sữa lỗi chỉ có 4 em viết đúng mẫu chữ (chữ
hoa, độ cao các chữ trong tiếng, từ, câu, đoạn). Đó là em: Nguyễn Thị Ánh
Dương, Trần Thị Lệ, Nguyễn Hoàng Huyên, Phạm Thị Như Ý. Có 2 em viết
các chữ trong bài không có nét móc và nét hất (Ngọc Huy và Thu Trang).
Trên
2
1
lớp viết chữ hoa in trong đoạn văn như (Cô, Bé, Nó, Mấy). Còn 2
em viết chưa được (em Bá Hậu và Minh Thương), 6 em viết chậm (Quang
Đạt, Mĩ Kiêm, Diễm Quỳnh, Quốc Việt, Nguyên Tâm và Quang Trường).
Qua khảo sát đầu năm, riêng môn Tiếng Việt có 5 học sinh viết chữ cẩu
thả: (chữ viết không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả) và qua giảng dạy tháng
đầu tôi chấm vở và thống kê cụ thể như sau:
Thời
điểm

Xếp loại
A B

C
Tháng 1
HKI
SL % SL % SL %
7 25% 13 46,4% 8 28,6%
- So sánh với hai năm học trước, năm học này chất lượng học tập của lớp
thấp hơn. Chất lượng chữ viết cũng kém hơn so với các lớp trong khối.
b.Thực hiện kế hoạch
Sau khi kiểm tra dụng cụ học viết tôi giúp học sinh mua bút, tôi cho các em

viết loại bút Dream Me: loại bút này mực nước, màu đậm, tươi. Nét viết
mảnh, trơn, êm, mực ra đều và liên tục. Sử dụng bền, giá cả rẻ - tương
đương
với giá mua một bút bi và khi dùng hết mực có thể thay ruột bút Gel – Thiên
Long dùng được lâu hơn so với các loại bút mực khác.Và sau khi tiến hành
khảo sát chữ viết tôi phân loại học sinh làm ba đối tượng: Yếu, trung bình
và khá - giỏi. Sắp xếp chỗ ngồi theo 3 dãy bàn vào các ca học thêm buổi
chiều để luyện viết cho các em (chiều thứ năm và chiều thứ sáu) trong tuần:
+ Dãy bàn bên phải : Đối diện với bàn giáo viên dành cho học sinh yếu (viết
kém).
+ Dãy bàn chính giữa lớp: Đối diện với bảng đen dành cho học sinh trung
bình (viết chậm).
+ Dãy bàn bên trái: sát cửa chính vào lớp dành cho học sinh khá - giỏi (viết
chữ đẹp).
- Trong mỗi giờ dạy tôi luôn tìm hiểu về đặc điểm tâm lí, sinh lí của học
sinh, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cụ thể: em
Phạm
Minh Thương (học sinh cá biệt), em Lê Bá Hậu (hoàn cảnh khó khăn) và
một số học sinh chậm tiến như em: Lê Quang Đạt, Trần Thị Mĩ Kiêm, Châu
Thị Nguyên Tâm, Ngô Quang Trường, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh và em
Phạm Quốc Việt - những em này viết chậm và viết sai nhiều lỗi chính tả.
- Hết lòng giảng dạy, giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng
và trách nhiệm của một nhà giáo.
- Kiểm tra thường xuyên chữ viết ở các loại vở của các em để uốn nắn kịp
thời về cách ghi dấu thanh, dấu phụ, nét chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- Giới thiệu các bộ vở đã đạt “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp huyện năm học 2007
- 2008 (em Nguyễn Thị Minh Thuý) và năm học 2008 - 2009 của em
(Nguyễn Văn Say) để cả lớp cùng học tập nêu gương.
- Giới thiệu mẫu chữ cái viết hoa và mẫu chữ cái viết thường (Quyết định số
31/2002 QĐ-BGD & ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo) ban hành các trường Tiểu học, Pho to và cho các em luyện viết
ngay từ các tuần đầu năm học này.
c. Kết quả:
- Với những biện pháp thực hiện cho những năm học trước và kế thừa lại
cho năm học này. Học sinh cả lớp đã giấy lên phong trào thi đua giữ vở, rèn
chữ được nhiều em nhiệt tình hưởng ứng tham gia.
- Riêng khối lớp Ba năm này, lớp tôi cũng được chọn em Nguyễn Thị Thu
Trang đạt giải A cấp trường tham gia dự Hội thi “Giữ vở - Rèn chữ” cấp
huyện.
Tôi rất vui và mĩ mãn về thành quả đạt được của mình qua 3 năm liên tiếp
có học sinh dự thi “Giữ vở - Rèn chữ” cấp huyện. Đây không phải là niềm
vui riêng của bản thân tôi mà còn là nổi vui mừng - tự hào của các bậc phụ
huynh có con em tham gia dự thi “Viết chữ đẹp” ở cấp huyện.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau 3 năm giảng dạy lớp Ba đều có 3 học sinh được chọn dự thi “Vở sạch
- Chữ đẹp” cấp huyện (Bùi Thị Minh Thuý, Nguyễn Văn Say, Nguyễn Thị
Thu Trang).
Qua quá trình áp dụng những biện pháp này, trong các lần họp tổ chuyên
môn, tôi phổ biến những biện pháp trên cho các chị em trong tổ áp dụng
thực tế vào từng lớp trong khối. Kết quả cũng rất khả quan, có trên 70% số
học sinh viết đúng theo yêu cầu kĩ thuật viết của giáo viên truyền đạt. Tôi
được chọn báo cáo tham luận chuyên đề về đề tài: “Giữ vở sạch - Rèn chữ
đẹp” trong các lần Hội nghị CBGV đầu năm trước Hội đồng Sư phạm
trường. Nhờ vậy mà kinh nghiệm này đã được nhân rộng ra các khối lớp.
Các thầy, cô giáo trong trường đều hưởng ứng tham gia phong trào rèn học
sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp hằng năm đạt kết quả trong mỗi lớp có học
sinh dự thi “Giữ vở sạch -Viết chữ đẹp” cấp huyện .
- Kết quả học sinh của trường tham gia Hội thi “Giữ vở - Rèn chữ” do
Phòng giáo dục tổ chức vào những năm học, cụ thể như sau:


Năm học Thứ
tự
Họ và tên Năm
sinh
Nữ Học
lớp
Kết quả
2007 - 2008
1 Nguyễn Văn Say 2000 2/B Giải Ba
2 Bùi Thị Minh Thuý 1999 x 3/B Giải KK
2008 - 2009
1 Đặng Thị Thuỳ Hoa 2001 x 2/B Giải KK
2 Nguyễn Văn Say 2000 3/B Giải KK
3 Lê Hùng 1999 4/D Giải Nhì
4 Bùi Thị Đoan Đoan 1998 x 5/D Giải KK
2009 - 2010
1 Nguyễn Hoàng Huy 2003 1/D Giải KK
2 Ngô Thiên Trúc 2002 2/D Giải Nhì
3 Lê Hùng 1999 5/D Giải Ba
Riêng với lớp tôi, sau khi áp dụng các biện pháp trên. Trong năm học này
tôi thấy chất lượng về chữ viết của các em ngày càng một nâng lên rõ rệt qua
các lần tổng kết xếp loại vở ở từng tháng như sau:
Học kì
Tháng
thứ
Tổng số
HS
Xếp loại
A B C
SL % SL % SL %

I 28 7 25% 13 46% 8 28,6%
HKI II 28 10 35,7% 12 42, 9% 6 21,4%
III 28 14 50% 10 35,7% 4 14,2%
IV 28 15 53,6% 9 32,2% 4 14,2%
HKII V 28 20 71,4% 7 25% 1 3,6%
Qua 5 tháng thực hiện các biện pháp trên tôi đã thành công, được phụ
huynh ủng hộ. Qua cuộc họp phụ huynh cuối HKI, có nhiều phụ huynh tâm
sự với tôi về sự tiến bộ của con em mình về chất lượng chữ viết như phụ
huynh các em: Thu Trang, Hoàng Huyên, Cẩm Lai, Ánh Dương và phụ
huynh em Quốc Việt cũng rất hài lòng về chuyển biến chữ viết của con
mình. Cụ thể các bài luyện viết ngay từ đầu năm học so với kết quả bài viết
cuối tháng 1 năm 2009 (bài viết của các em đính kèm ở phụ lục).
Không chỉ những em này có chữ viết như vậy mà lớp tôi có nhiều em viết
đẹp như thế. Tôi hy vọng từ nay đến cuối học kì 2, lớp tôi sẽ có tiến triển tốt
về chữ viết, bảo quản vở sạch hơn và tin rằng lên các lớp trên các em sẽ có
chữ viết hoàn hảo hơn.
VII. KẾT LUẬN:
Biện pháp giúp học sinh “Giữ vở - Rèn chữ” ở các lớp bậc tiểu học tôi
nhận thấy đây là một việc làm thường xuyên của tất cả giáo viên tiểu học khi
trực tiếp đứng lớp. Rèn giữ vở sạch và viết chữ đẹp cho học sinh là một công
việc đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải hết sức kiên trì và nhẫn nại trong
suốt quá trình giảng dạy. Người thầy giáo muốn cho lớp mình có nhiều học
sinh viết chữ đẹp và giữ vở sạch cần phải:
- Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học.
- Nhiệt tình, tận tâm, cẩn thận, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp
tốt nhất áp dụng vào các giờ dạy Tập viết trên lớp cũng như rèn chữ viết
trong giờ học chính tả và các môn học khác. Đặc biệt chữ viết của giáo viên
phải đúng mẫu và đẹp, trình bày bài viết trên bảng phải rõ ràng, hợp lí, biết
rèn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
- Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên.

- Giúphọc sinh thấy được tầm quan trọng của chữ viết, từ đó các em yêu chữ
viết dân tộc và sáng tạo ra nhiều mẫu chữ để trang trí, phục vụ nhu cầu đời
sống cho con người trong xã hội.
- Thường xuyên tổ chức cho các em Hội thi “Viết chữ đẹp” ở tổ, lớp, trường
và tổ chức tốt các trò chơi về luyện viết chữ đẹp.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội với việc “ Luyện
nét chữ - rèn nết người” cho học sinh, góp phần giáo dục thái độ quý trọng
và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc.
VIII. NHỮNG KIẾN NGHỊ:
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy còn một vài bất cập cần
đề nghị :
1. Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập như: vở có kẻ ô, giấy trắng và dày
không thấm mực; bút luyện viết chữ đẹp (tạo nét viết thanh đậm).
- Quan tâm đến việc học tập ở nhà của các em và phải thường xuyên liên hệ
kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời uốn nắn những em
chưa thật sự chăm học.
2. Đối với nhà trường:
- Đề nghị nhà trường cung cấp cho giáo viên bảng phụ có dòng kẻ li rõ ràng
để giáo viên thực hiện tốt trong giờ dạy môn Tập viết.
3. Đối với Phòng giáo dục:
- Hằng năm nên tổ chức Hội thi “Viết chữ đẹp” cho giáo viên tiểu học. Hiện
nay thời đại áp dụng công nghệ thông tin vào trường học, vì vậy đa số giáo
viên đều soạn bài trên máy vi tính, e rằng mỗi giáo viên chúng ta sẽ không
trau giồi được nét đẹp của chữ viết dân tộc.
- Phòng giáo dục tham mưu với Công ty In Bình Định in lại vở Tập viết 3 có
loại giấy trắng và dày hơn để các em viết không bị lem mực từ trang này
sang trang kia.Vì loại vở này là công cụ đầu tiên để các em luyện viết chữ
đẹp tiến đến học tốt các môn học Tập làm văn và Chính tả.
* Với suy nghĩ và trách nhiệm của người làm công tác giáo dục, tôi mong

muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục.
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong phong trào “Giữ vở - Rèn chữ” tôi
rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm
các cấp để sáng kiến biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Mĩ Đông, ngày 15 tháng 2 năm 2010
Người nghiên cứu và viết
Lê Thị Hảo - Tổ 3
Đạt loại c cấp huyện năm học: 2009 - 2010

×