Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 12 trang )

thuc tien giai quyet tranh chap ve tai san giua vo va chong khi ly hon
Lời nói đầu
Pháp luật Việt Nam quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có
thẩm quyền xét xử, Luật tổ chức Toà án nhân dân cũng quy định thẩm quyền xét
xử của các cơ quan Toà án (Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân huyện...) theo
đó Toà án nhân dân tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án do Toà án
nhân dân huyện xét xử có kháng cáo, kháng nghị.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc xét xử các vụ án ly hôn nói chung và
việc phân chia tài sản (tài sản có xảy ra tranh chấp) nói riêng tại các bản án của
Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh - chủ yếu là các bản án phúc thẩm, em đã chọn đề
tài " Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài giữa vợ và chồng khi ly hôn" tại Toà
án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Chuyên đề đợc viết dựa trên những kiến thức mà em đã tiếp thu đợc tại tr-
ờng Đại học Luật Hà Nội, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các bản án đã xét xử, qúa
trình thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Với
các phơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh dữ liệu em đã phân tích
và làm rõ các căn cứ pháp luật để chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn. Đồng
thời cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết tại địa phơng, vơí hy vọng khắc phục
đợc những hạn chế này trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý
thuyết đợc học tại nhà trờng và thực tiễn xét xử có những điểm khác nhau và do
quá trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất địnhDo đó, em rất mong sự thông cảm,
giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.

Gvhd:le thi ha svth:hoang thi my thuong
1
thuc tien giai quyet tranh chap ve tai san giua vo va chong khi ly hon
I. những Căn cứ pháp luật để Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Căn cứ Bộ luật Dân sự


Trớc hết để có thể chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Toà án đã căn cứ
vào các quy định của Bộ luật Dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với khối tài
sản đem ra phân chia. Theo Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 1995 và nay là Điều 219
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về sở hữu chung của vợ chồng :
"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công
sức của mỗi ngời; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc
theo quyết định của Toà án."
Theo qui định của pháp luật, khối tài sản chung của vợ chồng đợc tính là
tài sản của hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau hôn nhân. Nh vậy hai vợ chồng có
quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nào đó
trong khối tài sản chung. Nếu khi vợ chồng ly hôn tại Toà án mà hai bên không
thoả thuận phân chia đợc tài sản thì Toà án sẽ quyết định trên cơ sở qui định của
pháp luật.
2. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản hớng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và Gia đình của Nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2000 và các văn bản hớng dẫn đã đặt ra nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì "Việc chia tài
sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận đợc thì yêu cầu Toà
án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó ".
Nh vậy, Điều luật này chỉ đặt ra vấn đề chia tài sản chung, còn không quy định
việc phân chia tài sản riêng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình chung
sống có nhiều tài sản riêng đã đợc đa vào sử dụng chung. Việc xác định đâu là tài
sản riêng, đâu là tài sản chung đối với cơ quan xét xử là một công việc khó khăn.
Gvhd:le thi ha svth:hoang thi my thuong
2

thuc tien giai quyet tranh chap ve tai san giua vo va chong khi ly hon
Đặc biệt là đối với động sản do các bên không có đủ căn cứ để chứng minh rằng
đó là tài sản riêng của mình và tài sản riêng đó là bao nhiêu. Cũng theo nguyên tắc
của Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia Đình tại khoản 2 việc chia tài sản chung theo
nguyên tắc là chia đôi, nhng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản,
công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản
này. Nh vậy, trong trờng hợp cả hai vợ chồng đều là lao động có thu nhập và thu
nhập của hai vợ chồng tơng đối ngang bằng nhau thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc "
tài sản chung của vợ chồng đợc chia đôi" . Tuy nhiên, trong thực tế có không ít tr-
ờng hợp khối tài sản đó là do một bên tạo lập nên, vì vậy đặt ra vấn đề chia khối
tài sản đó nh thế nào để có thể đảm bảo quyền lợi của ngời tạo lập khối tài sản
đó đồng thời cũng đảm bảo đợc quyền và lợi ích của bên kia. Trong trờng hợp này
đòi hỏi cơ quan xét xử phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ và hỏi tại phiên toà để có
thể làm rõ công sức đóng góp của các bên để có thể đa ra quyết định đúng đắn,
hợp tình hợp lý để hai bên sau khi ly hôn không có sự thù hằn, căm ghét, nó có thể
là những nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu sau khi ly hôn.
Thông thờng khi chia tài sản của vợ chồng các hội đồng xét xử thờng áp
dụng khá linh hoạt các điểm b, c, d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình
để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên khi ly hôn.
- Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ phức tạp hơn nếu nh trong
thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng chung sống với gia đình ( sống cùng với cha, mẹ và
các anh chị em), khi đó nếu khối tài sản chung đó có thể xác định theo phần thì
phần tài sản của vợ chồng đợc trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo khoản
2 Điều 96 Luật Hôn và Gia đình vấn đề chia tài sản của vợ chồng sẽ phức tạp hơn
nếu nh trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng sống chung với gia đình (sống cùng
với cha, mẹ và các anh chị em ), khi đó nếu nh khối tàI sản chung đó có thể xác
đinh theo phần thì phần tài sản của vợ, chồng đợc trích ra từ khối tài sản chung đó
để chia (theo k2Đ16) còn nếu không xác định đợc theo phần và cũng không thoả
thuận đợc với gia đình về phần tài sản của vợ chồng đóng góp thì sẽ yêu cầu Toà
án giải quyết. Trong trờng hợp này cũng đòi hỏi Toà án phải xác định rất cụ thể

công sức đóng góp của từng thành viên trong gia đình để có thể tách phần tài sản
của vợ chồng ra để phân chia.
Gvhd:le thi ha svth:hoang thi my thuong
3
thuc tien giai quyet tranh chap ve tai san giua vo va chong khi ly hon
- Vấn đề quyền sử dụng nhà, đất của vợ chồng khi ly hôn. Vẫn theo nguyên tắc
tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc bên đó, vì vậy khi ly hôn quyền
sử dụng đất riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó theo Đ97 Luật Hôn Nhân và
Gia Đình năm 2000. Tuy nhiên việc xác lập quyền sử dụng đất của cá nhân ở Việt
Nam trớc năm 2003 (trớc khi ban hành luật đất đai hiện hành) có nhiều bất cập,
các văn bản chồng chéo không rõ ràng minh bạch vì vậy để xác định ai có quyền
sử dụng một lô đất nào đó là rất khó khăng mà các cơ quan xét xử đã gặp phải
không chỉ trong việc chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn mà cả trong các
vụ việc dân sự khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Thông thờng để căn cứ
vào các điều 95, 96, 97,98,99 của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình và các văn bản h-
ớng dẫn thì sẽ không giải quyết đợc thấu đáo và triệt để các vấn đề liên quan đến
quyền sử dụng đất khi ly hôn. Vì vậy, các cơ quan xét xử thờng phải căn cứ vào
các quy định của Luật Đất đai và Luật Dân sự để giải quyết, để xác định ai có
quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó là tài sản chung hay tài sản riêng, công
sức đóng góp của mỗi bên vào tài sản đó nh thế nào (trong trờng hợp đó là nhà
thuộc sở hữu riêng của một bên).
II- Thực tiễn chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Toà
án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
1- Khái quát về tình hình ly hôn tại Bắc Ninh.
- Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, mật độ dân c đông, điều kiện kinh tế xã hội tơng đối
phát triển so với cả nớc. Cùng với sự phát triển kinh tế (tốc độ tăng tởng kinh tế
trên 10% từ năm 2001-2005) thì các vấn đề xã hội cũng đợc đặt ra trong đó có vấn
đề quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nh
con đối với bố mẹ, vợ chồng với nhau có phần xuống cấp trong một bộ phận
không nhỏ của dân c. Trong xã hội ngày nay, khi mà mọi ngời đều quan tâm tới

yếu tố kinh tế và không còn chăm lo nhiều tới gia đình mình nữa. Sự quan tâm,
chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình giờ đây đợc thay thế bằng việc tính
toán làm ăn kinh tế, đôi khi là chơi bời truỵ lạc đã làm cho mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình không còn chặt chẽ. Sự cách biệt giữa thu nhập của
vợ và chồng, sự ảnh hởng của yếu tố văn hoá ngoại lai, sự xâm nhập của những
Gvhd:le thi ha svth:hoang thi my thuong
4
thuc tien giai quyet tranh chap ve tai san giua vo va chong khi ly hon
quan niệm không đúng đắn, sự nhận thức cha đầy đủ và không thấu đáo về hậu
quả của việc ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ đó là một số các nguyên nhân trong
rất nhiều các nguyên nhân làm tình trạng ly hôn ở Việt Nam nói chung và ở Bắc
Ninh nói riêng gia tăng.
- Việc mâu thuẫn trong gia đình hiện nay ngày càng gia tăng, và ngày càng có
nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn. Sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn nếu
xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn
nhân không đạt đợc thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi hai vợ chồng đã ly hôn
sẽ đặt ra một số vấn đề nh nuôi con chung, vấn đề cấp dỡng cho con, và một vấn
đề quan trọng đợc đặt ra là chia khối tài sản chung của vợ chồng tạo lập đợc trong
thời kỳ chung sống với nhau. Sau khi xem xét các đơn kháng cáo, kháng nghị mà
Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận đợc về việc yêu cầu xét xử phúc thẩm các vụ
án hôn nhân và gia đình em nhận thấy lý do kháng cáo của các bên chủ yếu là cho
rằng bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp dới về việc chia tài sản là cha
hợp lý và yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần quyết định chia tài sản
của vợ chồng. Vì vậy có thể thấy rằng việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân là rất phức tạp và đó là mối quan tâm hàng đầu của các cặp vợ
chồng khi ly hôn.
2- Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Năm 2003, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nhận đơn kháng cáo của 37
vụ án xin ly hôn đợc giải quyết tại các Toà cấp huyện trong tỉnh, trong đó có 21
đơn kháng cáo yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần chia tài sản của bản

án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải quyết và ra quyết định phúc thẩm 37 vụ
trong đó có 15 vụ Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần nội dung về tài sản và công
nợ so với bản án sơ thẩm.
Năm 2004 Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận đợc 46 đơn kháng cáo của các
bên trong vụ án xin ly hôn. Trong đó có 32 đơn kháng cáo yêu cầu Toà án xem xét
lại phần chia tài sản của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải quyết và ra
quyết định phúc thẩm 46 vụ trong đó có 20 vụ Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần
nội dung về tài sản và công nợ so với bản án sơ thẩm.
Gvhd:le thi ha svth:hoang thi my thuong
5

×