Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.18 KB, 114 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hoá vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hoá là nét đặc trưng riêng mà chỉ con
người mới có được, nhờ đó, thế giới con người khác với phần còn lại của thế
giới. Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra và có vị trí, vai trò to lớn
trong cuộc sống của con người đối với sự tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc, là cửa ngõ của khu vực Tây
Bắc. Vị trí này khiến Hoà Bình trở thành đầu mối giao thông quan trọng nối
liền các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc với vùng châu thổ sông Hồng. Do những
thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cách đây hàng vạn năm, đất
Hoà Bình được con người cổ xưa chọn làm nơi sinh sống. Cho tới hiện nay,
nhiều bằng chứng khảo cổ học về dấu tích cư trú của loài người trong thời kỳ
cổ đại, với nhiều di chỉ thuộc “văn hoá Hoà Bỡnh”, tồn tại từ cuối Pleistocene
đến giữa Holocene, từ khoảng 30.000 năm đến 4.000 năm cách ngày nay.
Tỉnh Hoà Bình là một trong các tỉnh ở miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống, với 15 dân tộc sinh sống. Chính sự đa dạng về tộc người
này đã tạo nên nền văn hoá Hoà Bình phong phú, đa dạng và mang bản sắc
riêng, cùng với các di sản văn hoá vật thể ở trên, tạo nên sắc thái đa dạng và
phong phú của các di sản văn hoá phi vật thể
Tháng 11/1979 công trình thuỷ điện Hoà Bỡnh đã được khởi công và
sau 15 năm xây dựng, tháng 12/1994 công trình cơ bản hoàn thành. Công
trình thuỷ điện Hoà Bình không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia nói
chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng; mà nó cũn cũn thổi vào nền văn hoá Hoà
Bình một sức sống mới; đó là văn hoá vùng hồ, với sự kết hợp giữa các di sản
truyền thống và đương đại, tạo nên một quần thể di tích có sức thu hút du
1
khách, mang lại những giá trị sinh thái, xã hội và văn hoá cho du khách thông
qua những điểm nhấn vô cùng đặc biệt và thú vị, với sự kết hợp hoạt động
bảo tồn di sản với khai thác, sử dụng chúng trong quá trình phát triển du lịch


vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình
Tỉnh Hoà Bình còn là một tỉnh miền núi có trình độ phát triển còn thấp
nhưng lại đang sở hữu thắng cảnh vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình nổi tiếng
không những ở trong nước, trong khu vực, mà còn mang tầm quốc tế, tuy
nhiên, quá trình khai thác và sử dụng di sản văn hoỏ vựng hồ trong những
năm qua đã đặt ra những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần hoàn chỉnh
hơn nữa hoạt động bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản văn hoỏ vựng hồ
thủy điện, phục vụ phát triển du lịch. Bảo tồn cái gì; bảo tồn như thế nào; ai là
chủ nhân của tiến trình bảo tồn đó. Từ tiềm năng di sản để tạo nên các sản
phẩm du lịch, các vấn đề về quản lý di sản và phát triển du lịch sẽ được vận
dụng ở đây như thế nào… Với những lý do trờn, tụi chọn đề tài “Quản lý di
sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình” làm luận văn Cao học của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về di sản vùng hồ thuỷ điện
Hoà Bình như: Đền Thác Bờ - Lễ hội đền Thác Bờ (trong cuốn Địa danh Lịch
sử Văn hoá Du lịch và Thương mại 2007), đền Thác Bờ (Địa chí Hoà Bình
của NXB Chính trị Quốc gia, 2005), Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - Tượng
đài Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đài tưởng niệm những người đã hy sinh trong
quá trình xây dựng thuỷ điện Hoà Bình - nơi lưu giữ bức thư thế kỷ (thuỷ điện
Hoà Bình công trình thế kỷ - NXB Lao Động 2003) ….
Những công trình nghiên cứu, bài viết đứng từ nhiều góc độ nhìn nhận
khác nhau, cách tiếp cận khách nhau như dân tộc học, lịch sử, văn hoá … tất
cả những công trình nay từng bước giúp ta nhận diện các di tích văn hoá cũ và
mới trong quần thể di sản văn hoá vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình một cách dễ
2
dàng hơn; tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về di sản
vùng hồ Hoà Bình gắn với việc phục vụ phát triển du lịch.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu phục vụ cho luận văn, tác
giả nhận thấy một số tài liệu công trình nghiên cứu phù hợp với yêu cầu đề ra
sẽ tiếp tục kế thừa để từng bước làm sáng tỏ các giá trị di sản văn hoá vùng hồ

Hoà Bình.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1 Tìm hiểu thực trạng bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá vùng hồ
thuỷ điện Hoà Bỡnh trên cơ sở điều tra, khảo sát các di tích vật thể và phi vật
thể thuộc vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình.
3.2 Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng các di sản văn hoá vùng hồ
Hoà Bình cho phát triển du lịch.
3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo tồn và phát
huy di sản vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình phục vụ phát triển du lịch.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Các vấn đề về bảo tồn di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình, bao gồm
các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể và nghệ nhân.
4.2 Các vấn đề về sử dụng và phát huy di sản phục vụ công tác phát
triển du lịch thuộc trung tâm du lịch nhà mỏy… và của người dân
4.3 Các quan điểm, tầm nhìn, định hướng cho bảo tồn và phát huy di
sản văn hoá vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình phục vụ cho phát triển du lịch
4.4 Phạm vi nghiên cứu
4.4.1 Phạm vi về không gian: nghiên cứu các di sản văn hoá và di sản
thiên nhiên thuộc vùng hồ thuỷ điện hiện nay, trong đó tập trung vào các di
sản văn hoá truyền thống, di sản văn hoá tộc người, di sản văn hoá mới trong
khu vực vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình.
3
4.4.2 Phạm vi về thời gian: Đề tài xin giới hạn vào việc nghiên cứu
trong thời gian từ năm 2003 đến 2008, với thời gian là 5 năm, vừa phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, vừa phù hợp với nguồn dữ liệu hiện có.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát - thâm nhập
- Phương pháp mô tả dân tộc học

- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đánh giá swot
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Từ trường hợp về vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, luận văn đã góp phần
vào việc đánh giá hiện trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hoỏ vựng lũng hồ
thuỷ điện phục vụ phát triển du lịch, một đề tài chưa có tác giả nào khai thác
và nghiên cứu. Ngoài giá trị tư liệu, luận văn là một minh chứng cho việc áp
dụng các lý thuyết về quản lý di sản vào phát triển du lịch bền vững trong bối
cảnh của Việt Nam và tỉnh Hoà Bình, xõy dựng các giải pháp phát triển cho
một điểm đến của du lịch Việt Nam.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bố
cục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về di sản và quản lý di sản văn hoá vùng hồ
Thuỷ điện Hoà Bình
Chương 2: Hiện trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hoỏ vùng hồ cho
phát triển du lịch
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển
du lịch di sản vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÒ DI SẢN, QUẢN LÝ DI SẢN
VÙNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ BèNH
1.1 KHÁI NIỆM DI SẢN VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HOÁ
1.1.1 Khái niệm di sản trong luật di sản văn hoá
Di sản văn hoá là tài sản do các thừ hệ đi trước để lại, có vai trũ vụ
cựng quan trọng trong diễn trình văn hoá của một dân téc nói riêng, và hiểu
theo nghĩa rộng là của cả nhân loại nói chung. Phần mở đầu của luật di sản
văn hoá của Việt Nam đã viết: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá
của cộng đồng cỏc dân téc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá

nhân loại, có vai trò to lớn trong sù nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhõn dân ta”[24,tr.5].
Để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá trước hết cần phải hiểu thừ nào là
văn hoá. Đa số học giả hiện nay cho rằng, văn hoá là tổng thó những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của
mình còng được xem là di sản văn hoá và “Giá trị tinh thần và vật chất của
văn hoá thừ giới hay mét quốc gia, một dân téc để lại: di sản văn hoỏ”; tuy
nhiờn phải những gì có giá trị mới được công nhận là di sản [52,tr.254].
Luật sè 214 ngày 1/7/1975 của Nhật Bản vò bảo vệ di sản văn hoá là
mét minh chứng. Khái niệm di sản văn hoá ở đây được hiểu là: Những nhà
cửa, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, những tác phẩm nghệ thuật thực
dụng, những công trình có khắc chữ, các kho sách cổ điển, những tài liệu cổ
và những sản phẩm văn hoá vật thể khác đều có giá trị lịch sử và nghệ thuật
cao của đất nước; bao gồm những khu vực đất đai và những vật liệu khác, gắn
bó với nhau chặt chẽ và được đóng góp một giá trị tương đương, những mẫu
vật khảo cổ và những hiện vật lịch sử khác có giá trị khoa học được gọi là di
5
sản văn hoá vật chất. Nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng trong sân khấu, âm
nhạc, nghệ thuật ứng dụng và những sản phẩm văn hoá phi vật chất khác, đều
cho đất nước một giỏ trị lịch sử, nghệ thuật được gọi là di sản văn hoá phi vật
chất.
Những phong tục tập quán về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, những tín ngưỡng,
lòng tin tôn giáo, hội hè , những cuộc trình diễn dân gian, cùng y phục, dụng
cụ, nhà ở và những đồ dùng khác, trong phạm vi này đều cần thiết cho việc
tìm hiểu những thay đổi về đời sống của nhân dân Nhật, gọi là các di sản văn
hoá dân gian.
Những đồi mộ cổ, vỏ sò, vỏ hến, những mộ cổ, những phong cảnh cung
điện, những pháo đài, lâu đài, những ngôi nhà lớn và những cảnh quan khác
đều có một giá trị lịch sử khoa học lớn. Những vườn, cầu, cống, bãi biển, đồi
núi và các cảnh quan đẹp khác; những động vật, những cây cỏ và những

nguồn địa chất và mỏ đều có một giá trị cao về khoa học được gọi những
cụng trình lưu niệm [49,tr.14].
Hay công ước về bảo vệ Di Sản văn hoá và thiên nhiên thế giới
(Conservation Concerning the protection of the World cultural and Natural
Heritage) của UNESCO năm 1972 những loại hình được coi như là “di sản
văn hoỏ” và “di sản thiên nhiên” đều có đặc điểm chung là “có giá trị nổi
tiếng toàn cầu” (“ Which are of outstanding universal value”) [62].
Luật di sản văn hoá Việt Nam tại điều 1 đã nêu rõ di sản văn hoá “bao
gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hoỏ, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác ở nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” [23,tr.6].
6
Đây có thể xem là khái niệm về di sản văn hoá được sử dụng chung
nhất ở nước ta hiện nay, hoàn toàn tương tù nh khái niệm di sản văn hoá được
sử dụng trên thế giới. Điều đó có nghĩa di sản văn hoá cũng là của cải, là tài
sản quốc gia và mọi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn.
Nh vậy, di sản văn hoá tồn tại dưới 2 dạng: di sản văn hoá vật thể và di
sản văn hoá phi vật thể. Theo điều 4 chương I Luật di sản văn hoá Việt Nam:
di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hoá khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ
công truyền thống, trí thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá Èm thực, về
trang phục truyền thống dõn tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoỏ, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử văn hoỏ, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia.
Tuy nhiên, sự phân định này cũng chỉ mang tính tương đối, nhằm để

nghiên cứu những những đặc tính riêng của từng di sản, còn trang thực tế yếu
tố vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau cùng tồn tại để làm nên giá
trị của một di sản. Khi đó di sản văn hoá phi vật thể là linh hồn, là cốt lõi, là
biểu hiện tinh thần của di sản văn hoá vật thể; cũn cỏi hiện hữu, cái làm nên
di sản văn hoá vật thể thì tồn tại như là biểu hiện vật chất của di sản văn hoá
phi vật thể Êy.
Cũng vì thế người ta cũn cú cỏch phân loại thứ hai là căn cứ trên giá trị
của di sản để phân chóng thành những nhóm di sản có giá trị đặc biệt quan
trọng cấp quốc gia và nhóm di sản có tầm quan trọng cấp địa phương.
7
Những di sản có tầm quan trọng cấp quốc tế là những di sản văn hoá
thế giới hoặc là những di sản được nhà nước lập hồ sơ gửi UNESCO xem xét
công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Nhúm các di sản thuộc cấp quốc gia bao gồm những di sản được xếp
hạng di tích quốc gia quan trọng, một sè làng nghề truyền thống nổi tiếng,
những lễ hội lớn mà tầm ảnh hưởng của nó vượt khỏi phạm vi một tỉnh hay
một vùng.
Nhúm các di sản thuộc cấp địa phương bao gồm những di tích văn hoá
lịch sử được xếp hạng cấp địa phương mà tầm ảnh hưởng và thu hót của
chúng không vượt qua khỏi giới hạn tỉnh hoặc huyện, thị xã.
Dù phân loại thế nào chăng nữa, các di sản văn hoá có những điểm
chung đó là:
- Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hoá của mét quốc gia, một
dõn tộc.
- Tính lịch sử với những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại
sinh ra chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng.
- TÝnh truyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không
chỉ bản thân di sản mà cả những giá trị phi vật thể đi cùng với chóng cũng
được truyền sang thế hệ sau bằng mô phỏng, phát triển và sáng tạo mới trên
nền của di sản cũ.

- Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới tác động khác nhau dễ dàng bị
hư háng, bị phá huỷ và bị mai một đi do những tác động khác nhau của con
người, điều kiện thời tiết, các phản ứng hoá học… Trong quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước cha ông ta đã sáng tạo và để lại hàng nghìn di tích có
giá trị. Tuy nhiên nhiều di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ
mai một vì nhiều nguyên nhân như: sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, nhận
8
thức chưa đầy đủ về giá trị của di tích. Vì vậy vấn đề cấp thiết đang đặt ra là
phải hoạch định chiến lược, nhanh chóng xây dựng các chính sách và giải
pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích ở Việt Nam nói
chung và Hoà Bình nói riêng. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương trong đó có hoạt động của ngành du lịch.
1.1.2. Quản lý di sản và phát triển.
Có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về quản lý, xuất
phát từ hiệu quả và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan
tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý. Tuy vậy,
tất cả những khái niệm về hoạt động quản lý đều tập trung vào hai vấn đề cơ
bản sau:
- Quản lý là một hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Quản lý là phương thức làm cho những hoạt động hoàn thành với hiệu
quả cao bằng và thông qua những người khác.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, mét tổ
chức. Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay mét nhóm người
cộng đồng người hay một tổ chức nhất định.
Quản lý phải là một quỏ trình liờn tục có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý sao cho sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và
thông lệ hiện hành.

Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý nh sau:
9
“Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp
và các quy định có tính pháp lý ”
Nội dung cơ bản của quản quản lý hiện nay cũng có nhiều học giả, nhà
nghiên cứu đưa ra nhiều nội dung song tập trung nhất vẫn là nội dung cơ bản
sau: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo (điều khiển), kiểm tra.
Cấp độ quản lý cũng có hai cấp độ cơ bản sau:
- Quản lý cấp vĩ mô - dưới góc độ văn hoá: Quản lý văn hoá vĩ mô.
- Quản lý cấp vi mô (chuyên ngành) - Dưới góc độ văn hoá: Quản lý
các cấp nh: Thư viện, bảo tàng, nghệ thuật, di tích, danh thắng…
Nh vậy quản lý di sản nhìn dưới góc độ văn hoá cũng chính là bảo tồn
và phát huy di sản.
1.1.3 Cân bằng giữa bảo tồn và phát huy di sản.
Nh trờn đã trình bày, quản lý là quá trình hoạt động có mục đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục địch nhất định.
Mục đích ở đây chính là thông qua quản lý để bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản văn hoỏ. Bảo tồn không có nghĩa là “hoài cổ, hoài niệm” có
tính chiêm ngưỡng đơn thuần mà bảo tồn để phát triển, phát huy. Trong phát
triển, phát huy có phát huy về giá trị tinh thần (giáo dục giá trị truyền thống
cội nguồn, bản sắc) và một điều hết sức quan trọng chớnh là phát triển và phát
huy về giá trị kinh tế (tăng trưởng kinh tế trong tỉ trọng nền kinh tế).
Sự tăng trưởng và phát triển Êy không tự di sản làm nên mà phải thông
qua yếu tố du lịch. Thông qua hoạt động du lịch trên cơ sở những giá trị của
di sản (về tham quan, dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, sản phẩm du lịch…) để
tăng cường nguồn thu, phát triển kinh tế. Sự phát triển và tăng trưởng Êy
10
muốn bền vững phải thông quan hoạt động quản lý. Đó là sự tác động của chủ
thể (hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) đến đối tượng quản lý (di sản

đến các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác các giá trị của di
sản).
Về nguyên tắc, sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hoá chịu sự
chi phối sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trường nhưng chất lượng của nó
không phải chỉ là những “giỏ trị” trao đổi bình thường mà phải là những “giỏ
trị văn hoỏ” đích thực (giá trị nhận thức, nhân bản, thẩm mỹ…). Cái tạo nên
“đặc sản” độc đáo, lý thó cho sản phẩm Êy đồng thời là cái có thể đáp ứng tốt
nhu cầu văn hoá tinh thần của các loại du khỏch… Vì vậy, để thực sự có chất
lượng và có đủ khả năng phát triển bền vững có sức cạnh tranh cao đối với
các sản phẩm du lịch (thông qua di tích, danh thắng) mang lại những giá trị cả
về kinh tế và văn hoá tất yếu phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với
di sản văn hoá trong phát triển du lịch và ngược lại.
Với ý nghĩa đó chúng ta có thể đưa ra khái niệm cân bằng giữa bảo tồn
và phát huy di sản nh sau:
Là quá trình tác động liên tục của chủ thể (Nhà nước: Bé Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá Thông Tin và Du Lịch,
các ngành hữu quan, chính quyền các cấp) lên đối tượng quản lý (di sản văn
hoỏ, các tổ chức cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác di sản) bằng hoạch
định cơ chế, chính sách, bằng pháp luật, bằng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra để
nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di sản (cả giá trị tinh
thần lẫn giá trị kinh tế) thông qua hoạt động du lịch và ngược lại.
Sự cân bằng giữa bảo tồn và phát huy di sản là vô cùng quan trọng vì
bảo tồn và phát huy là sự tương tác qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Nếu thiếu một
trong hai vế chúng ta sẽ thấy một là sẽ không thu hót được khách du lịch
11
(không phát triển được kinh tế); hai là nếu chỉ có phát huy mà không chú ý
đến bảo tồn thì di sản văn hoá sẽ dần xuống cấp và có nguy cơ biến mất.
1.1.4. Quản lý di sản bền vững.
Ở nước ta di sản văn hoá (các di tích, danh thắng) gắn bó mật thiết với
hoạt động du lịch. Có thể xem di sản là cơ sở, là nguồn lực để phát triển du

lịch. Các lễ hội lớn tại các địa điểm di tích, danh thắng thường thu hót lượng
khách lớn tham quan, thưởng ngoạn, lễ bái, cầu phóc, cầu tài, cầu léc, cầu
tự… Bởi lẽ di sản văn hoá vật thể luôn luôn chứa đựng trong mình những giá
trị vô hình, nơi con người gửi gắm được đức tin và tôn thờ một đáng thiêng
liêng nào đó, là không gian văn hoá cho nhân dân trong những ngày lễ hội
truyền thống, lễ hội tôn giáo. Những di tích lịch sử cách mạng là nơi hướng
mọi người tìm về cội nguồn, tìm về quá khứ hào hùng của dõn tộc. Đõy cũng
là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đối với di sản văn hoá phi vật thể
thì tự thân nú cũng đã mang trong mình thông điệp của quá khứ và khi tham
gia vào đời sống văn hoá hiện tại sẽ làm cho văn hoá của mỗi dõn tộc không
bị tách rời khái truyÒn thống. Nó giữ lại những giá trị tự thân đồng thời tạo
nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi dõn tộc.
Những hệ giá trị này có tính ổn định và bền vững tương đối, có sức mạnh to
lớn đối với cộng đồng… và cũng vì thế các di sản văn hoỏ đặc biệt là (các di
tích, danh thắng) luôn được xem là nguồn tài nguyên du lịch.
Nh trờn đã trình bày, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát
triển du lịch. Thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú càng đặc
sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao bấy nhiêu.
Di sản văn hoá ở nước ta nhiều về số lượng, đa dạng về loại hỡnh nờn
đó tạo sức hấp dẫn đối với rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đi đầu
trong sự hấp dẫn du lịch là các di sản thế giới. Những tiêu chí này đáp ứng
các tiêu chí di sản thế giới theo quy định tại công ước về bảo vệ Di sản văn
12
hoá và thiên nhiên thế giới của UNESCO là những di sản phân bố trên những
không gian rộng lớn, bao gồm nhiều hạng mục công trình. Do giá trị nổi bật
toàn cầu các di sản thế giới hàng năm đón từ hàng vạn cho đến hàng triệu lượt
khách tham quan, nghiên cứu, học tập. Quan sát sự phát triển du lịch tại các
khu di sản thời gian qua chóng ta thấy rằng danh hiệu di tích cấp quốc gia
hoặc di sản thế giới đã tạo cho di sản có một sức hót mạnh mẽ đối với khách
tham quan du lịch trong và ngoài nước. Lễ đón bằng di tích quốc gia và di sản

thế giới đã trở thành những ngày hội lớn tại địa phương. Đó là dịp thuận lợi
để quảng bá hình ảnh di sản thu hót du lịch và là bước ngoặt đầu tiên của các
di sản trên con đường phát triển du lịch với tư cách là di tích quốc gia hoặc di
sản thế giới.
Khi đạt được danh hiệu di tích quốc gia, di sản thế giới, nhiều hoạt
động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản được các cấp chính quyền từ
trung ương tới địa phương, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
khách tham quan du lịch, các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, các
học giả, các nhà nghiên cứu, sưu tầm… đặc biệt quan tâm, bộ mặt di sản được
cải thiện thông qua các công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch. Nói một cách khác việc bảo tồn, gìn giữ, phát
huy giá trị các di sản liên quan mật thiết đến quá trình phát triển kinh tế của
địa phương và đất nước trong đó có ngành du lịch.
Du lịch nội địa và quốc tế cho đến nay là mét trong những phương tiện
hàng đầu để trao đổi văn hoỏ, tạo cơ hội cho mỗi người được trải nghiệm
không chỉ những gì quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại
của người khác. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và
sử dông chóng vào việc bảo vệ di sản và thiên nhiên văn hoỏ. Du lịch có thể
nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ
bằng gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ
13
phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân
tố quan trọng trong phát triển khi được quản lý hữu hiệu.
Bản thân du lịch đã trở thành một hiện tượng ngày càng phức tạp hơn,
đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,
giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ. Để thành thục được mối tương tác có lợi giữa
mong đợi và ước muốn của khách tham quan và cộng đồng chủ nhà hoặc địa
phương mà có khi là xung đột nhau - là cả một thử thách và cơ hội.
Di sản thiờn nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn
hoá đang tồn tại là những hợp lực to lớn mà một kiểu du lịch cực đoan hoặc

quản lý tồi và sự phát triển tuỳ tiện tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính
toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm liên tục
của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng
đồng chủ nhà bị xuống cấp.
Đại hội đồng ICOMOS họp lần thứ 12 ở Mexico, tháng 10 - 1999 đã
thông qua công ước quốc tế về du lịch văn hoá trong đó nhấn mạnh:
Du lịch phải đem lại lợi Ých cho cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một
phương thức quan trọng và một động lực để chăm nom và duy trì di sản và
các tập tục văn hoá của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa
phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch,
chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát
triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện được một
ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực
của di sản cho các thế hệ tương lai [26,tr.8].
Theo luật du lịch Việt Nam, “du lịch là hình thức du lịch dùa vào bản
sắc và văn hoá dõn téc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Du lịch không chỉ dùa vào văn hoá để
14
phát huy mà còn mang sứ mệnh tôn vinh văn hoỏ, bảo vệ những giá trị văn
hoá tốt đẹp của nhân loại. Đồng thời làm giàu thêm văn hoá chính bằng các
hoạt động của mình thông qua sù giao lưu văn hoá làm cầu nối cho sự tiếp
xúc, tiếp nhận những tinh hoa văn hoá của dõn tộc. Phát triển du lịch văn hoá
không chỉ đơn thuần thu được những lợi Ých kinh tế như một hoạt động kinh
doanh mà còn nhằm những mục tiêu cao cả như góp phần thực hiện những
mục tiêu phát triễn xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị các di sản văn
hoá dõn téc truyền thống, góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức về nền văn
hoá dõn téc. Tất cả các giá trị tốt đẹp của văn hoá thông qua hoạt động du lịch
có thể tạo nên sự phát triển tích cực nhất đối với con người và xã hội nhưng di
sản văn hoá tinh thần phải được khai thác tốt nhất trong hoạt động du lịch.
Kinh tế du lịch phát triển đem lại nhiều cơ hội cho sự nghiệp bảo tồn và phát

huy giá trị di sản được triển khai. Bởi vậy có thể nói kinh tế du lịch phát triển
tạo điều kiện đÓ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá của di sản. Sự
nhất quán vào cuộc của các cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương, các
ngành liên quan là cơ sở để quản lý di sản một cách bền vững.
1.2 Quản lý di sản vùng hồ thuỷ điện Hoà Bỡnh.
1.2.1 Danh thắng vùng hồ.
Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá
Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất
này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ. Sông Đà là nhánh lớn nhất
của Sụng Hồng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng
Bắc Bộ, một vùng cư dân đông đúc.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một tổ hợp công nghiệp khổng lồ với
nhiều hạng mục quan trọng như đập đất, đá, hầm dẫn nước vào tua bin, hệ
thống hầm giao thông, hầm gian máy, vận hành trạm biến áp, hệ thống kỹ
15
thuật, hệ thống bảo vệ, gian máy với tổ máy vận hành với công suất lên tới
240 MW toàn bộ công suất nhà máy đạt 1.920 MW.
Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đÊt nước,
đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước. Nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với
du khách gần xa khi đến thăm Hoà Bình. Nhà máy có nhiều hạng mục công
trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau,
đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liờn Xụ hy sinh
trên công trình hồ thuỷ điện Hoà Bình. Hồ thuỷ điện Hoà Bình với dung tích
gần 10 tỷ KM
3
và bề dài mặt hồ chạy suốt 200km nối liền với tỉnh Sơn La.
Đặc biệt năm 1995 trên một quả đồi cao cạnh đập thuỷ điện Hoà Bình, nhà
nước đã khánh thành tưởng đài Hồ Chí Minh. Đây là tượng đài về Bác Hồ có
quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều cao 18m bằng đá granit trắng.

Công trình đã trở thành một địa điểm du lịch đặc biệt không thể thiếu trong
quần thể kiến tróc văn hoá- xã hội trên Sông Đà. Ngược lòng hồ là một quần
thể di tích gồm (Bia Lê Lợi - Đền Thác Bờ), một vùng non nước mênh mang
đan xen những di tích danh thắng tạo nên một quần thể văn hoá làm say đắm
lòng người.
1.2.2 Di tích Thỏc Bờ - Bia Lê Lợi.
Trước khi xây dựng đập thuỷ điện Hoà Bình, đền Thác Bờ vị trí ở đoạn
ngang giữa của thác Bờ. Nhân dân địa phương đã chuyển đền lên cao nhường
chỗ cho khu vực lòng hồ Sông Đà.
Ở bên trái Sông Đà, đền Thác Bờ được dựng lại trên đỉnh đồi hang
Thầu thuộc xã Vầy Nưa - huyện Đà Bắc.
Ở bên bê trỏi Sông Đà, Đền Thác Bờ được dựng lại tại quả đồi thuộc xã
Thung Nai - Huyện Kỳ Sơn.
16
Tương truyền năm 1431 - 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở Mường Lễ -
Sơn La qua đoạn Thác Bờ hiểm trở đã được nhân dân địa phương giúp đỡ tận
tình, trong đó có hai bà: bà Đinh Thị Vân - người ở xã Hào Tráng và một bà
người Dao ở Mó Nẻ, xã Vầy Nưa giúp nhà vua về quân lương, phương tiện,
thuyền bè vượt thác. Khi hai bà mất vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của
hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tương truyền
mà thôi chứ thực tế cho đến nay chưa tìm được một tài liệu lịch sử nào ghi
chép về việc này.
Ngày lễ hội chính thức của đền Thác Bờ là ngày mùng 07 tháng giêng
âm lịch hàng năm. Trong đền hiện có 38 pho tượng lớn nhỏ trong đó có 02
pho tượng đồng. Các pho tượng này hiện đã được sửa chữa, bổ sung làm mới
một phần.
Đến với đền Thác Bờ du khách đi bằng đường thuỷ từ bến Cảng lên
đập thuỷ điện Hoà Bình, khoảng 01h đồng hồ ngồi trên thuyền thưởng ngoạn
phong cảnh làng hồ Sông Đà mênh mông, kỳ thó, thuyền sẽ đưa du khách đến
hai ngôi đền “Chỳa Thỏc Bờ” nói trên.

Bia Lê Lợi (Bia cổ Hào Tráng)
Theo sách Đại Nam nhất thống trớ, Lê Thái Tổ khi qua đõy đã làm một
bài thơ và bài tiểu dẫn ước kia, bia Lê Lợi ở núi đỏ bờn Thỏc Bờ thuộc xã
Hào Tráng - huyện Đà Bắc đề rằng:
“Năm Nhâm Tý 1432 Thuận Thiên thứ 05, tháng 03 ngày tốt ta đi
đỏnh đốo Cỏt Hón về đây làm một bài thơ để đời sau được biết về đạo lý
đánh giặc. Bọn phân nghịch Mường Lễ mặt người dạ thó, nếu ngang
ngạnh không chịu theo đức hoá thì phải dẹp ngay cho dứt. Ta chẳng ngại
gì hiểm trở và sơn lâm chướng khí. Nh thế là vì lo nghĩ đến sinh linh trong
17
thiên hạ. Còn phương lược ra quân thì hai đạo Thao - Đà. Đường thuỷ là
đường tiến binh tốt nhất”.
“Đường hiểm gập ghềnh không ngại khó
Tuổi già, ta vẫn còn tấm gan sắt đá
Nghĩa khí quét sạch ngàn đám mây mù
Trỏng tâm san cách muôn trùng núi
Phải trù liệu phương lược làm tốt việc biên phòng
Phải toan tính sao cho xã tắc dài lâu yên ổn
Ba trăm khúc thác ghềnh nguy hiểm - lời nói Êy kể chi, nay ta chỉ thấy
nước chảy thuận dòng”[7,tr.607].
Khi tiến hành ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
toàn bộ khu vực Thác Bờ thuộc lòng hồ Sông Đà bị ngập nước. Để bảo tồn di
tích Sở Văn hoá Thông Tin Hà Sơn Bỡnh đó di chuyển Núi Thơ (Bia Lê Lợi)
về bảo quản tại bảo tàng Hoà Bình.
1.2.3 Di tích tượng Bác - đài tưởng niệm những người có công xây dựng
thuỷ điện - Bức thư thế kỷ.
Tượng đài Bác Hồ - công trình thuỷ điện Hoà Bỡnh được khởi công
xây dựng vào ngày 08-01-1996, sau hơn một năm thực hiện chính thức khánh
thành long trọng vào ngày 01-02-1997. Tượng đài Bác Hồ lấy ý tưởng từ năm
1962 khi Bác Hồ về thăm Hoà Bình chỉ tay xuống dòng sông Đà hung dữ và

nói “Phải biến thuỷ tặc thành thuỷ lợi”. Mục đích cuối cùng là phải chinh
phục dòng sông có lợi Ých lâu dài cho toàn dân. Tác giả Nguyễn Vũ An -
Giảng viên Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội đã thực hiện hình tượng Bác Hồ
theo ý tưởng đó. Tượng cao 18 m (kể cả bệ) ở tư thế đứng trên cao (đỉnh đồi
ông Tượng cao 182 m so với mực nước biển) nhìn xuống, bàn tay phải chỉ về
18
vùng đất mọc lên công trình thế kỷ. Phía dưới chân tượng đài là bệ đứng được
ghi bốn câu thơ nổi tiếng của Bác:
“”Không có việc gỡ khú
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nờn”
Ở phần dưới bệ tượng, dưới bài thơ nhiều hoa võn cỏch điệu tượng
trưng cho sóng nước Sông Đà, phía trên sau chõn Bỏc là hình ảnh đám mây
hồng bồng bềnh hoà quyện với những đám mây của thiên nhiên thường xuyên
xuất hiện ở đây làm cho hình tượng Bác nổi lên hoành tráng, nên thơ giữa
vùng sông nước mây trời hùng vĩ.
Toàn bộ khối tượng được làm bằng chất liệu bê tông granite (siêu cao)
không bị ố mốc, không bị phong hoá, mài mòn với thời gian. Tượng có trọng
lượng hơn 400 tấn, móng lớn của tượng được khoan trụ sâu xuống đỉnh núi
10m, đường kính 2,5m. Khi khoan gặp đá gốc mới dừng lại.
Tác giả phần kết cấu công trình là kỹ sưu Ngô Thanh Cẩn (Bộ xây
Dựng), phần tổng thể kiến trúc do kiến trúc sư trưởng người Nga V.M
SERBRIANS - KI đảm nhiệm. Để đảm bảo công trình ở trên cao, một phương
pháp chống sét độc đáo do khoa Hệ Thống Điện - Trường ĐHH Bách Khoa
Hà Nội đưa ra. Đó là giải pháp sử dông ba điểm tiếp diện trước đặt ở đỉnh
tượng và vai tạo ra sù an toàn mà không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của tác
phẩm.
Phối hợp với trường ĐH Bách Khoa là đơn vị cú các tác giả của hệ
thống chống sét đường dây 500 KV Bắc Nam. Phần chiếu sáng mà bằng cả

tấm lòng, tình cảm thiêng liêng với vị lãnh tụ kính yêu , người cha già của
dõn tộc Việt Nam.
19
Tượng đài Bác Hồ đứng trên đồi cao khu vực thuỷ điện Hoà Bình, là
một kiểu tượng hết sức hoành tráng mang đầy đủ ý nghĩa: Công trình vĩ đại,
tư tưởng sâu sắc. Chúng ta đã thực hiện được lời dạy của Bác Hồ thành hiện
thực. Dòng điện ở nơi đõy đó toả sáng đi khắp mọi miền đất nước, mang ánh
sáng văn minh và no Êm hạnh phóc đến với mọi nhà.
Nhà máy thuỷ điện Hoà bình rất đỏng tự hào là một công trình có ý
nghĩa về Kinh tế - chính trị - văn hoá to lớn của tỉnh Hoà Bình cũng như của
đất nước ta. Đây cũng là địa chỉ văn hoỏ tiên tiến và khu công nghiệp hiện đại
đang thu hót được nhiều du khách bốn phương về hội tụ, chiêm ngưỡng mét
công trình vĩ đại và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Đài tường Đài tường niệm những người có công xây dựng thuỷ điện.
Thuỷ điện Hoà Bình ngày nay dưới tượng đài Bác Hồ có đài tưởng
niệm 168 người con Việt Nam - Liờn Xô cũ ngã xuống cho dòng điện Sông
Đà toả sáng. Sự hi sinh của các đồng chí đã tạc vào lịch sử xây dựng đất
nước, trí tuệ và lồng quả cảm đó sẽ mãi mãi toả sáng cùng với dòng điện Sông
Đà soi rọi tới tương lai. Đó cú một nhà bảo tàng thuỷ điện Hoà Bình trong đó
có nhúm hiện vật độc đáo. Đó là phiến bê tông ngăn sông, nơi lưu giữa bức
thư của những người xây dựng thuỷ điện Hoà Bình gửi tới các thế hệ mai sau
mà tới ngày 01 tháng 01 năm 2100 mới được lật mở. Đó là nhóm máy khoan,
máy đào đã lập nên kỳ tích mở đường trong lòng núi đá ở mức kỷ lục Việt
Nam cả về âm độ lẫn cao độ với cốt O O.
Với mét công trình mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn lao như thuỷ
điện Hoà Bình, hàng năm thu hót hàng chục vạn người tham quan du lịch thì
việc chú ý đến giá trị Văn hoá của nã cần có sự quan tâm đặc biệt. Điều cần
thiết trong những năm đầu thế kỷ XXI là phải xây dựng phương án xả lũ hạ
lưu để đối phó với tần suất lũ một phần vạn. Đồng thời hoàn chỉnh tổng thể
cảnh quan. Cần xây dựng gấp rút những hạng mục công trình Văn hoá du lịch

20
xung quanh đồi ông Tượng, toàn bộ đồi Ba Vành, khu vườn hoa bờ trỏi Sụng
Đà, khu lõm viờn dọc đường lờn Bớch Hạ, Cảng Hoà Bỡnh trờn hồ Sông Đà,
có như vậy công trình thuỷ điện Hoà Bình mới thật sự là địa danh văn hoá-
Kinh Tế của thế kỷ XXI.
1.2.4 Các di sản văn hoá của cỏc téc người thiểu số: Mường, Thỏi,
H’Mụng, Tày, Dao.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phía Bắc và Tõy giỏp tỉnh Phú Thọ và Sơn La, Phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Hà Tây và Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình Và Thanh Hoá. Vị trí
này khiến cho Hoà Bình trở thành đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các
tỉnh thuộc vùng Tây Bắc với vùng Đồng Bằng Sông Hồng Đông Bắc và Bắc
Trung Bộ. Hiện nay Tỉnh hoà Bỡnh có 11 huyện thị trong đó có 02 huyện
vùng cao còn lại đều là những huyện thị miền núi.
Hoà Bỡnh cú 832.543 dõn (thỏng 7/2009). Theo kết quả chính thức
điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hoà Bình chỉ có 786.964 người.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dõn
tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh)
chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người tày
chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra có người Hoa sống rải rác ở
các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống ở Ngọc Lương, Yên
Thuỷ; nhưng năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện sống phân tán ở cỏc
xó Yờn Trị, Ngọc Lương và Phú Lai, huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, cũn cú một
số người thuộc cỏc dõn tộc khỏc chủ yếu do kết hôn với người Hoà Bình công
tác ở các tỉnh miền núi khác
Nhắc tới các di sản văn hoỏ các téc người thiểu số Hoà Bình người ta
thường nói đến bộ sử thi đồ sộ của người Mường “Đẻ đất đẻ nước” tiếp đến
21
là Mo Mường. Mo Mường có những giá trị to lớn cả về văn hoá nghệ thuật
lấn giá trị nhân văn. Cùng với Mo Mường nhiều giá trị văn hoỏ khác như: Lễ

hội, nghệ thuật cồng chiêng, trang phục (nổi bật nhất là chiếc cạp váy
Mường). Kiến trúc, Èm thực và đặc biệt là lịch Mường… đã đóng góp một
vai trò đáng kể trong kho tàng văn hoá của cỏc dõn tộc anh em trên dải đất
hình chữ S này.
Nếu nh người Mường có bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” thì người Thái
cũng có một tác phẩm đồ sộ: Ẳm ệt. Dõn ca Thái là một loại hình nghệ thuật
đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt nam cùng với truyện cổ và các
loại hình văn hoỏ khác. Trong nghệ thuật của người Thái có lẽ nổi bật hơn cả
là các điệu xoố. Xoố Thỏi phong phú với nhiều điệu. Ngoài ra người Thỏi cũn
cú một số lễ hội tiêu biểu nh: Lễ cóng cơm mới, lễ hội chá chiờng…
Người Dao (ở Hoà Bỡnh cú Dao tiền và Dao Quần chẹt) đóng góp vào
văn hoá tỉnh Hoà Bỡnh cỏc sinh hoạt nghi lễ phong phú của mình như: làm
chay, cấp sắc, lễ hội, các trang phục áo, quần, váy, mũ, với những tua, ngù,
các vòng vàng, bạc đeo trên tay, cổ và vai. Đặc biệt là người Dao có lễ hội
cấp sắc là một trong những lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất trong tín ngưỡng
và văn hoỏ dân gian của người Dao Quần Chẹt. Lễ đặt tên - cấp sắc (đằng mai
sẩy cò - thênh sẩy cò). Lễ hội này thuộc gia đình nhưng cả họ và cả làng cùng
chung sức thực hiện. Ngoài ra người Dao quần Chẹt cũn cú một số sinh hoạt
tín ngưỡng nhưng lại mang đậm tính lễ hội đó là Tết nhảy nhưng thường được
tổ chức vào thời gian trước tết âm lịch và người tham gia trong nghi lễ chỉ là
đàn ông, phụ nữ chỉ tham dự và phục vụ.
Người Mụng thỡ góp vào những điệu khèn say đắm lòng người vào các
dịp hội hè hay những dịp sinh hoạt của thanh niên nam nữ. Người Mụng cú lễ
“úa nhô đang”. Lễ “úa nhô đang” là lễ giỗ của người Mông Đen ở xã Pà Cò.
22
Lễ này do ông trưởng dòng họ tổ chức. Đây là một lễ giỗ có quy mô lớn nhất
trong dòng họ. Người Mụng cũn cú tục cướp vợ rất độc đáo.
Có thể nói cho đến thời Pháp thuộc tuy có những lối sống, phong tục,
tập quán và những sinh hoạt văn hoỏ nghệ thuật riêng song chủ nhân văn hoá
của Hoà Bình là những người tiếp nối truyền thống văn hoá Hoà Bình trong

quá khứ.
1.2.5. Các di sản khảo cổ học.
Trống đồng là một thứ tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông
để lại cho chóng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh văn hoá việt
Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ
nhiều trống đồng nhất trong cả nước. Tại Hoà Bình, trống Đồng Sông Đà là
chiếc trống được phát hiện sớm nhất do phó sứ Muliờ tỉnh Hoà Bình lấy được
tại nhà người vợ goá của viên quan lang Mường vựng Sụng Đà vào năm
1887. Sau đó trống đồng sông Đà được đưa về Pháp trưng bày tại hội chợ
quốc tế Pari năm 1889.
Hiện nay trống đồng sông Đà được lưu giữ tại bảo tàng Ghimờ thuộc
cộng hoà Pháp. Trống có đường kính mặt trống 78cm, cao 61cm và cũn khỏ
nguyên vẹn. Đây là trống loại I theo phân loại của Heger và là trống Đông Sơn
nhóm A kiểu I, theo sự phân loại của các tác giả nghiên cứu về trống Đông
Sơn.
Cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, kể cả trống Sông Đà
tại Hoà Bỉnh đó cú tới 20 chiếc trống đồng được người Pháp phát hiện. Bên
cạnh ý nghĩa nghiên cứu khoa học không thể không kể đến chủ tâm vơ vét
báu vật từ thời thuộc địa đưa về chính quốc của nhiều quan chức thực dân.
23
Từ sau năm 1945, đặc biệt là từ sau năm 1960 tại Hoà Bỡnh đó phát
hiện và lưu giữ khoảng 66 chiếc trống đồng. Theo sự phân loại của Heger -
mét học giả người Áo đưa ra từ năm 1902 trống đồng Hoà Bình được xếp
vào loại trống Heger II. Heger đó dựa vào tài liệu nghiên cứu hàng trăm trống
đồng của các khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới để làm căn cứ phân
loại. Cỏch phõnloại này của ụng đó được số đông học giả trên thế giới còng
nh các nhà khoa học Việt Nam chấp nhận trong việc nghiên cứu về trống
đồng Việt Nam nói chung, trống đồng Hoà Bình nói riêng.
Trống loại Heger II ở Hoà Bình chiếm số lượng lớn (trên 100 chiếc).
Những trống thuộc nhóm A, B (xuất hiện sớm nhất) là trống lớn, hoa văn trang

trí theo xu hướng hình học hoá. Trống nhóm C là trống có nhiều sáng tạo hơn
cả về tạo dáng và trang trí hoa văn. Nhóm trống này mang nhiều dấu Ên của
thời đại, tiêu biểu cho Việt Nam thời phong kiến tự chủ. Nhóm D có kỹ thuật
đúc “ba giê dọc”, mỏng, dẻo, Ýt bị ụxy hoỏ. Cỏc hoa văn trang trí trên trống
Heger II khá phong phú, đi từ xu hướng hình học hoá, cách điệu hoá đến xu
hướng tả thực và ở giai đoạn cuối lại quay về lối trang trí hoa văn hình học hoá.
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, trống đồng Heger II xuất hiện
và phát triển trong một thời gian dài, phõn bố trông một thời gian khá rộng
bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, Vùng núi Ninh Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An, ngày nay tập trung ở cỏc vựng cư trú người Mường. Các nhà
nghiên cứu sử dông thuật ngữ “Không gian Mường” (Giáo sư Trần Quốc
Vượng) để xác định sự phân bố của trống đồng Hoà Bỡnh. Dù ngày nay vấn
đề tìm hiểu, kết luận một cách chính xác nguồn gốc (kỹ nghệ chế tạo, mục
đích chế tạo, chủ nhân sử dụng…) chưa có được lời giải đáp thoả đáng song
sự hiện diện của loại trống đồng Heger II (chủ yếu) trờn vựng cư trú của
Người Mường trong gần mét thiên niên kỷ là một bằng chứng hùng hồn của
truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo của nền văn hoá, văn minh
Việt cổ. Với ý nghĩa đó trống Heger II có thể gọi là trống Mường.
24
Sự hiện diện của trống đồng Heger II trong “không gian Mường”, trong
đời sống tâm linh, văn hoá, tín ngưỡng cũng như ý nghĩa, vai trò xã hội của nã
trong cộng đồng dõn tộc Mường và Việt Mường đủ để xác định vị trí của
trống đồng trong nền văn hoá Hoà Bình nói riêng và trong tiến trình lịch sử
của quốc gia nói chung.
Tóm lại trống đồng Heger II là một hiện tượng văn hoỏ, lịch sử quan
trọng trờn vựng đất cư trú của người Mường mà trước kia đã từng là một khối
Việt - Mường chung để tiếp tục duy trì, phát triển ngay cả sau khi khối Việt -
Mường phân tán.
Trống đồng Heger II hay là trống đồng Việt - Mường là một cứ liệu
lịch sử quan trọng gắn liền với tiến trình phát triển của nền văn hoá Việt cổ, là

một bộ phận cấu thành dòng chảy lịch sử - văn hoá Việt Nam không thể chia
tách.
Tìm hiểu trống đồng Việt - Mường là nhằm vén lên bức màn thời gian
soi rọi thêm lịch sử dân téc và các công việc bền bỉ, lâu dài, tâm huyết, thận
trong, vô tư… để có thể thêm một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn, logic
hơn về nền văn minh Việt cổ.
Tổ hợp di vật tại Hoà Bình, đa số các địa danh khảo cổ là hang động
hoặc núi đá phân bố trong vùng núi đá vụi. Cỏc hang động này cao, rộng, khô
và thoáng. Là địa điểm cư trú lý tưởng cho cư dân tiền sử Hoà Bình. Tại các
hang động người ta phát hiện ra vết tích của bếp, dấu tích của nghệ thuật
(những vết khắc hình lá cây, hình động vật trên xương, trờn đỏ…) và đặc biệt
nhất, đặc trưng nhất của văn hoá Hoà Bình là tổ hợp các di vật bao gồm đá,
đồ xương và đồ gốm, trong đó chủ yếu là di vật đá. Di vật đá có số lượng lớn
và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu để từ đó tìm hiểu đặc trưng, kỹ nghệ của
văn hoá Hoà Bình. Đó là việc sử dụng đá quậy sông, suối để chế tỏc cụng cụ.
Tổ hợp công cụ đá Hoà Bình phong phú và ổn định trong một số loại hình
25

×