Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

luận văn vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.46 KB, 123 trang )


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triều Nguyễn (1802 – 1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong
lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm
và tồn tại trong giai đoạn đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Lần đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam một lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà
Mau được xác lập. Đây là thành quả vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn đã đặt ra cho nhà Nguyễn những
thời cơ và thách thức trong việc quản lý đất nước. Chính vì vậy, triều Nguyễn
được sự quan tâm của đông đảo các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước.
Khi nghiên cứu về triều Nguyễn đã có không ít những ý kiến trái ngược nhau,
không thống nhất khi đánh giá về công tội của vương triều này. Do đó, khi
đánh giá về triều Nguyễn chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và đánh
giá một cách toàn diện trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, ngoại giao… Do vậy, tôi chọn đề tài “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ
1802 đến 1840”, với mong muốn góp phần nghiên cứu một khía cạnh trong
kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn và hy vọng có được cái nhìn toàn diện, đầy
đủ hơn về vương triều này.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nói đến thuế nói chung và thuế
ruộng đất nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt. Bởi cơ sở kinh tế chủ yếu
của Việt Nam là kinh tế nông nghiệp. Trong đó, ruộng đất là nguồn tư liệu
sản xuất chính của quốc gia. Nguồn lợi thu được từ thuế ruộng đất là một
phần quan trọng để nuôi sống và duy trì bộ máy nhà nước. Do đó, ngay từ
sớm các nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng
đất, trong đó vấn đề tô thuế đối với các loại ruộng đất là một phần quan trọng
hơn cả.
Một số nhà kinh điển đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thuế
nói chung như LờNin định nghĩa: “Thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà
không bù lại”. Hay C.Mỏc cho rằng: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà


1

nước” [3, 7]. Theo giáo trình “Thuế Nhà nước” của trường Đại học Tài chính
- Kế toán Hà Nội thì “Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của nhà
nước đối với các thế nhân và phỏp nhõn….nộp cho ngân sách nhà nước”[3,
10]. Từ những định nghĩa trên ta thấy được tầm quan trọng của thuế đối với
Nhà nước. Do đó, bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại được đều cần có
thuế. Thuế được coi là cơ sở kinh tế, là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự
tồn tại của nhà nước. Vì vậy, thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng ra
đời là một tất yếu khách quan, nó vừa đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời thuế cũng tác động sâu sắc đến đời
sống kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, thuế ra đời khi hình thái nhà nước sơ khai đầu tiên xuất
hiện. Từ đơn giản trải qua thời gian chính sách thuế đã dần được hoàn thiện
hơn. Thời kỳ nhà Nguyễn trị vì vẫn duy trì ba sắc thuế cơ bản đó là thuế điền
(thuế ruộng đất), thuế đinh và thuế tạp dịch. Trong đó, thuế ruộng đất là một
phần quan trọng trong ngân sách nhà nước.
Vương triều Nguyễn ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cùng
một lúc phải đối phó với rất nhiều khó khăn thử thách cả bên trong lẫn bên
ngoài. Đứng trước yêu cầu khó khăn của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội
thì vấn đề củng cố, khai hoang ruộng đất để tăng cường quyền sở hữu của
nhà nước với ruộng đất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng sản lượng trong
sản xuất nông nghiệp từ đó tăng mức thu thuế trên từng loại ruộng được nhà
Nguyễn quan tâm và giải quyết. Do đó, đi sâu vào nghiên cứu chế độ ruộng
đất của triều Nguyễn nói chung và thuế ruộng đất triều Nguyễn nửa đầu thế
kỷ XIX nói riêng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và hiểu toàn diện hơn về các
mặt kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ này.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn
(1802 – 1840) sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về chế độ sở hữu ruộng
đất của nhà nước phong kiến nói chung và chế độ ruộng đất dưới triều


2

Nguyễn nói riêng. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được những nhận xét, đánh giá về
chính sách thuế của nhà nước với nhân dân lao động trong xã hội.
Xuất phát từ những lý do trờn, tụi chọn đề tài: “Thuế ruộng đất triều
Nguyễn từ 1802 đến 1840” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam,
một triều đại đã để lại cho lịch sử Việt Nam nhiều công trạng nhưng cũng
nhiều sai lầm. Đây là vương triều đã tốn khá nhiều giấy mực của giới sử học
trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhắc đến triều Nguyễn thì đó là một đề tài
hay hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của đông đảo học giả nghiên cứu
gần xa. Nghiên cứu về nhà Nguyễn đã có rất nhiều công trình được công bố,
trong đó nghiên cứu về tình hình ruộng đất hay chính sách khai hoang dưới
triều Nguyễn cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề thuế
ruộng đất dưới triều Nguyễn lại chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống và toàn diện.
Qua quá trình sưu tầm tư liệu, tôi thấy có một số nguồn tư liệu đề cập
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề mà tác giả nghiên cứu như sau:
Dưới thời phong kiến, trong số các nguồn sử liệu đề cập đến vấn đề
ruộng đất nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng, trước tiên phải kể
đến các nguồn tài liệu gốc (tài liệu chính thống) do Quốc sử Quán triều
Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự
lệ, Minh Mệnh chính yếu (3 tập), Đại Nam nhất thống trí, Quốc triều chớnh
biờn toỏt yếu, Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại
chí…
“Đại Nam thực lục”, xuất bản năm 2007 – là bộ biên niên sử do Quốc
sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sử gồm hai phần Tiền biên và Chớnh
biờn, biên soạn dưới thời Tự Đức và các đời vua sau tiếp tục bổ sung cho đến

triều vua Khải Định. Bộ sử ghi chép những sự kiện quan trọng xảy ra trên
khắp cả nước trong thời gian một năm, một tháng, một ngày. Tác phẩm cung

3

cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử quan trọng xảy ra trong cả nước trên
tất cả các mặt. Bên cạnh đó, tác phẩm còn cung cấp những tư liệu lịch sử
quan trọng và khá toàn diện giúp người đọc hiểu được chủ trương, mục đích
khai hoang của nhà nước. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến chế độ tô
thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng. Trong đó, có liệt kê những năm
vua miễn giảm thuế cho các địa phương, cách đánh thuế, mức thu tô thuế đối
với các loại ruộng đất. Đây là nguồn tư liệu gốc chính mà tác giả sử dụng chủ
yếu trong quá trình làm khóa luận. Tuy nhiên, do cách viết theo lối biên niên
cho nên những vấn đề nghiên cứu nằm rải rác ở nhiều tập sách khác nhau nờn
khú theo dõi.
Bộ “Khõm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội Các triều Nguyễn
biên soạn dưới thời Thiệu Trị (1843) và hoàn thành dưới triều Tự Đức
(1851). Bộ sách này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Trong tập III, quyển 36 - 68
của NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2005 có quyển 37, quyển 40, quyển 41 giúp
chúng ta hiểu hơn về thuế chính ngạch I, thuế chính ngạch V, trong đó có chế
độ ruộng đất, chế độ tô thuế, chính sách thuế khóa đối với ruộng đồn điền
dưới triều Nguyễn.
Tác phẩm “Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu” do Quốc sử Quán triều
Nguyễn biên soạn được NXB Thuận Hóa, Huế xuất bản in năm 1998. Tác
phẩm ghi lại những điều chủ yếu và cơ bản trong các triều Vua Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…Chớnh vì vậy chỉ cung cấp cho chúng ta
những nét khái quát về tình hình ruộng đất triều Nguyễn.
Sử học thời Pháp thuộc, chúng ta phải nhắc đến tác giả Trần Trọng
Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí

Minh, năm 2005 (in lần thứ năm). Tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ
thời thượng cổ đến khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị trên nước ta
(1902). Tác giả biên soạn lịch sử theo thứ tự thời gian các triều đại, trong
từng triều đại tác giả không ghi chép sự kiện theo trình tự thời gian mà ghi

4

chép theo từng nội dung lớn. Trong mỗi triều vua, tác giả có nhắc đến vấn đề
thuế điền, hình thức thu thuế của nhà nước. Với cách viết này của tác giả đó
giỳp người đọc dễ nhận biết nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
Tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn”
của tác giả Nguyễn Thế Anh, NXB Lửa Thiêng, xuất bản năm 1971 có trình
bày khá tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn. Tác giả ít
nhiều đề cập đến thể lệ thuế, chính sách ruộng đất công làng xó…
Từ sau Cách mạng tháng Tám, trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam, vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề ruộng đất triều Nguyễn nói riêng,
trong đó vấn đề thuế ruộng đất cũng được các nhà sử học quan tâm và nghiên
cứu, có nhiều công trình được công bố như:
Cuốn “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước
1858”, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958. Tác phẩm nghiên cứu khá toàn diện
mọi mặt của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858 về chính trị,
kinh tế, xã hội…Trong đó, tác phẩm có đề cập sơ lược đến vấn đề tô thuế
thời nhà Nguyễn trị vì về thời gian thu thuế và mức đánh thuế.
Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến các cuốn giáo trình như:
Cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, từ đầu thế kỷ XVI
đến giữa thế kỷ XIX” của tác giả Phan Huy Lê, NXB Giáo Dục, Hà Nội,
1965. Tác phẩm gồm ba phần đó là từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX.
Trong đó, ở phần III, tác giả có đề cập đến vấn đề địa tô và quy định đơn vị
đo lường tô thuế thời Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập được chi tiết về
chính sách thuế ruộng đất dưới thời Nguyễn.

Sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề
nhà Nguyễn nói chung và vấn đề thuế ruộng đất nói riêng như:
Năm 1979, cuốn “Tỡm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế
kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Tác giả
vạch ra bản chất chính sách ruộng đất của nhà nước triều Nguyễn, thiết chế
và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó. Trong đó, tác phẩm cũng đề

5

cập đến vấn đề tô thuế ruộng đất qua từng loại hình ruộng đất cụ thể. Tác
phẩm cũng đề cập đến tác động những chính sách của nhà nước đối với đời
sống của người nông dân Việt Nam. Đây thực sự là một tác phẩm có giá trị
giúp người đọc có nhiều định hướng khi nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội
nông nghiệp trong thời kỳ này.
Năm 1980, tác phẩm “Lịch sử Việt Nam, tập 2 (1427 – 1858)” của tác
giả Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, NXB
Giáo Dục. Tác phẩm có giành một số ít trang đề cập tới vấn đề tô thuế dưới
triều Nguyễn. Trong đó, có đề cập đến hình thức thu thuế.
Trong loạt bài của tác giả Vũ Huy Phúc như: “Chế độ công điền công
thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử
số 62, năm 1964. Trong đó, tác giả có đề cập đến chế độ công điền công thổ
của nhà Nguyễn và những biện pháp cụ thể của nhà nước với loại đất này,
trong đó có biện pháp đánh thuế ruộng đất công điền công thổ của nhà
Nguyễn.
Hay trong bài: “Về ruộng đất công làng xã thời Nguyễn nửa đầu thế
kỷ XIX” cũng của tác giả Vũ Huy Phúc đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử,
số 4 năm 1981. Tác giả có đề cập đến vấn đề sở hữu của nhà nước với ruộng
đất công làng xã và hình thức thu thuế với loại ruộng đất này.
Bài của tác giả Nguyễn Đức Nghinh với nhan đề: “Về quyền sở hữu
ruộng đất khẩn hoang dưới thời Nguyễn” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch

sử, số 5/6/1987 đã đề cập đến vấn đề sở hữu ruộng đất trực tiếp của nhà
nước, trong đó có vấn đề sở hữu ruộng đất đồn điền và tô thuế đối với ruộng
đất này.
Năm 1990, cuốn “Nụng dõn và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập
1” của Viện sử học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, có đề cập một cách khái
quát vấn đề thuế, địa tô và nợ lãi đối với nông dân Việt Nam, trong đó có đề
cập qua cách thức đánh thuế ruộng đất dưới triều Nguyễn.

6

Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã xuất bản tác
phẩm: “Tỡnh hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn”, NXB Thuận Hóa. Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình nông
nghiệp và đời sống nông dân dưới các vua triều Nguyễn, về chính sách khai
hoang ruộng đất trong đó vấn đề tô thế cũng được nhắc đến và minh chứng
bằng các con số sinh động.
Những năm sau đó, những bộ giáo trình thông sử như tác phẩm: “Đại
cương lịch sử Việt Nam, tập 1 từ nguyên thủy đến năm 1858” của tác giả
Trương Hữu Quýnh (chủ biên), NXB Giáo Dục, Hà Nội 2007. Sau đó là tác
phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2” của tác giả Đinh Xuõn Lõm (chủ
biên), NXB Giáo Dục, Hà Nội 2007. Năm 2008, tập thể tác giả Nguyễn Cảnh
Minh (chủ biên), Đào Tố Uyờn, Vừ Xuõn Đàn cho ra đời cuốn giáo trình
“Lịch sử Việt Nam, tập 3”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội…Đõy là những
cuốn giáo trình cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và khái quát
nhất về các đời vua triều Nguyễn trờn cỏc lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,
xã hội…Song liên quan đến đề tài chưa được đề cập nhiều và cụ thể.
Năm 2001, Bộ tài chính - Tổng cục thuế cho ra đời cuốn “Thuế Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm đề
cập khái quát về hình thức tô thuế ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đến
thời kỳ nhà Nguyễn.

Năm 2005, cuốn “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới”, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu của
các nhà sử học và nhiều nhà giáo giảng dạy lịch sử Việt Nam thời đại nhà
Nguyễn (1802 – 1945). Sự tồn tại của nhà Nguyễn suốt 143 năm trong dòng
chảy lịch sử dân tộc đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học nói riêng và
trong giới khoa học xã hội Việt Nam nói chung. Từ những cách tiếp cận khác
nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn cũng khác nhau.
Tác phẩm giúp người đọc có cái nhìn khách quan về lịch sử triều Nguyễn, tuy
nội dung của chính sách thuế ruộng đất không được đề cập nhiều song cũng

7

giúp người viết có những quan điểm và nhận định đúng đắn, khách quan hơn
về triều Nguyễn.
Năm 2008, Kỷ yếu hội thảo khoa học về Chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, tại Thanh Hóa,
thỏng 10 năm 2008, NXB Thế giới cũng giành một số ít trang viết về thái độ
của nhà Nguyễn với vấn đề ruộng đất và vấn đề ruộng đất trong đối nội của
nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Ngoài những công trình chuyên khảo kể trên cũn cú rất nhiều giáo
trình khác cũng góp phần đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề thuế ruộng
đất triều Nguyễn như cuốn: Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang
Ngọc chủ biên), cuốn Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858 (Trương
Hữu Quýnh chủ biên), giáo trình Lịch sử Việt Nam (tập 3) của Nguyễn Cảnh
Minh chủ biên….
Như vậy, từ việc điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy rằng
vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn chưa được đề cập đến một cách có hệ
thống và chưa có công trình nào nghiên cứu chuyờn sõu. Những công trình
nghiên cứu nói trên đã ít nhiều cung cấp một số nội dung về vấn đề thuế
ruộng đất triều Nguyễn, có nêu lên những nhận xét, đánh giá về chính sách

thuế của nhà Nguyễn, là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo. Do vậy,
hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, kế thừa thành quả của
người đi trước, tôi mong muốn nghiên cứu vấn đề “Thuế ruộng đất triều
Nguyễn từ 1802 đến 1840” một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu về một đối tượng cụ thể đó là:
“Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

8

* Về thời gian: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất
triều Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến hết năm 1840 tức là từ khi Gia
Long lên ngôi (1802) đến hết thời gian trị vì của vua Minh Mạng (1840).
* Về không gian: Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài
tập trung nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất được áp dụng trong cả nước
thời kỳ từ Gia Long đến Minh Mạng trị vì.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu những nét khái quát nhất về thuế ruộng đất
ở các giai đoạn trước triều Nguyễn, để qua đó hiểu được cơ sở, nền móng và
sự kế thừa của tô thuế triều Nguyễn.
Thứ hai, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung của thuế ruộng đất triều
Nguyễn dưới thời trị vì của vua Gia Long và vua Minh Mạng (1802 – 1840).
Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về thuế ruộng đất triều
Nguyễn.
Thứ ba, thông qua tìm hiểu vấn đề tô thuế ruộng đất triều Nguyễn, tác
giả có điều kiện rút ra những đánh giá, ảnh hưởng của chính sách thuế nói
chung và thuế ruộng đất nói riêng đến đời sống kinh tế - xã hội triều Nguyễn

trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1840).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu về vấn đề thuế ruộng đất triều Nguyễn (1802 – 1840),
tác giả dựa vào một số nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
- Các loại tư liệu gốc: bao gồm các bộ sử của vương triều Nguyễn biên
soạn, trong đó quan trọng nhất là bộ “Đại Nam thực lục”, NXB Giáo Dục, Hà
Nội, 2007. Bộ “Khõm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Viện sử học dịch của
NXB Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 2005. Bộ Minh Mệnh chính yếu, bộ
Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu….

9

Ngoài ra, cũn cú cỏc công trình sử học khác như “Đại Việt sử ký toàn
thư” do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn; bộ “Khõm định Việt
sử thông giám cương mục” của Quốc sử Quán triều Nguyễn; “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú; bộ “Đại Nam nhất thống trớ” của Quốc
sử quán triều Nguyễn….
- Các giáo trình, sách chuyên khảo về nhà Nguyễn.
- Các bài nghiên cứu trờn cỏc tạp chí chuyên ngành như: Nghiên
cứu lịch sử, Dân tộc học…
- Ngoài ra, một số tư liệu và thông tin về lịch sử triều Nguyễn trên
mạng Internet.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện,
tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Về phương pháp luận, tác giả dựa trên quan điểm của phương pháp
luận Macxit và quan điểm của Đảng để nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
- Về phương pháp cụ thể, khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu chính là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic.

+ Phương pháp lịch sử để dựng lại một cách khái quát về hệ thống thuế
ruộng đất triều Nguyễn trên cả nước trong thời gian 42 năm.
+ Phương pháp logic: Trên cơ sở phân tích có thể rút ra một số nhận
xét, đánh giá về chính sách thuế ruộng đất của triều Nguyễn những mặt tích
cực và hạn chế, đồng thời chỉ rõ sự kế thừa, phát huy và những điểm khác
biệt so với triều đại trước. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tác giả còn
sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh để làm sáng
tỏ vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác
như: lập bảng thống kê, so sánh đối chiếu…
5. Đóng góp của khóa luận

10

Nghiên cứu đề tài “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840”
tác giả mong muốn có một số đóng góp nhỏ khi nghiên cứu về triều đại cuối
cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam như:
Thứ nhất, khóa luận góp phần khôi phục lại một mảng bức tranh hoàn
chỉnh và có hệ thống về hệ thống thuế ruộng đất triều Nguyễn từ năm 1802
đến năm 1840, từ đó giúp người đọc thấy được sự khác biệt cũng như sự thay
đổi trong chính sách thuế của nhà nước qua hai triều đại.
Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu, khai thác nguồn tư liệu gốc và tư liệu
tham khảo người viết cố gắng dựng lại một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện
nội dung chính sách thuế ruộng đất của vương triều Nguyễn dưới thời Gia
Long và Minh Mạng. Thông qua đó, có thể rút ra một vài nhận xét, đánh giá
những mặt tích cực và hạn chế trong chính sách thuế của nhà nước.
Thứ ba, thông qua việc phõn tớch những nội dung cụ thể chế độ thuế
ruộng đất đầu triều Nguyễn, rút ra được những tác động của thuế ruộng đất
đến đời sống kinh tế, xã hội và chứng minh các phong trào đấu tranh của
nông dân đều xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là gánh nặng thuế má trong

đó thuế ruộng đất là một phần quan trọng.
Thứ tư, khi nhận thức hay đánh giá về công lao cũng như hạn chế của
một vương triều chúng ta cần có cỏi nhìn toàn diện trên tất cả các mặt về
chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, văn húa…Vỡ vậy, việc đi sâu vào
nghiên cứu đề tài thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh
Mạng (1802 – 1840), tác giả mong muốn góp phần nhỏ vào việc đánh giá
chung về nhà Nguyễn.
Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích phục vụ cho quá trình học
tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung và về
kinh tế nông nghiệp triều Nguyễn nói riêng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục phần
nội dung của khóa luận được kết cấu thành ba chương:

11

Chương 1. Khái quát về thuế ruộng đất giai đoạn trước triều Nguyễn
Chương 2. Thuế ruộng đất triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh
Mạng (1802 – 1840)
Chương 3. Tác động của chính sách thuế ruộng đất đến kinh tế - xã hội
triều Nguyễn từ 1802 đến 1840.

12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THUẾ RUỘNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN
1.1 Thuế ruộng đất thế kỷ X – XIV (triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý,
Trần, Hồ).

1.1.1 Bối cảnh lịch sử
1.1.1.1 Chính trị
Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
(năm 938), nước ta bước vào thời kì mới thời kì thống trị của “phong kiến
dân tộc”, cũng từ đây nước ta đã chấm dứt hơn một nghìn năm phong kiến
phương Bắc đô hộ. Chính quyền của họ Khúc – Ngô từng bước được thiết lập
và củng cố nền độc lập dân tộc. Từ năm 981 đến 1009, nhà Tiền Lê cai trị đất
nước và đã có nhiều biện pháp thúc đẩy việc củng cố lãnh thổ, đối phó với
ngoại xâm thống nhất nước nhà.
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, nhà Lý được thiết lập đã
mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Sau khi lên ngôi, Lý Công
Uẩn ban “Chiếu dời đô” chuyển kinh đô Hoa Lư ra Đại La, sau đổi tên thành
thành Thăng Long. Đây là một trong những sự kiện có ý nghĩa vô cùng to
lớn, nó thể hiện sự phát triển về mọi mặt của đất nước. Từ đây, Thăng Long
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Đến năm 1054, Lý Thỏnh Tụng quyết định đổi tên nước thành Đại
Việt. Nhà Lý được củng cố thêm một bước. Năm 1226, dưới sự điều khiển
của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Vương triều Lý chấm dứt sau 216 năm cầm quyền, nhà Trần được thiết lập.
Nhà Trần thay nhà Lý mở ra một thời kỳ tiếp tục phát triển cao hơn của xã
hội Đại Việt. Trong thế kỷ XIII, chính quyền nhà Trần vững vàng, năng động
và tạo ra một nền thống nhất ổn định đất nước cho đến giữa thế kỷ XIV.

13

Nhà nước Lý – Trần từng bước xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu chính quyền trung ương là vua.
Vua là người có quyền hành tối cao trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân
sự, văn hóa, ngoại giao và tôn giáo. Vua là người đại diện cho quyền thống
trị của dòng họ cầm quyền và là người đại diện cho quốc gia thay trời trị dân.

Giúp việc cho vua là một bộ máy quan lại gồm nhiều cấp bậc với các cơ quan
và chức quan chuyên trách. Nhà Trần thiết lập thể chế chính trị đó là nền
quân chủ quý tộc. Quan lại đều xuất thân từ quý tộc tôn thất nhà Trần. Bộ
máy hành chính từ trung ương tới địa phương ngày càng được củng cố và
hoàn thiện. Nhà Trần thực hiện phương thức tuyển chọn quan lại theo chế độ
nhiệm tử, khoa cử và thủ sĩ. Do đó, đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước
chủ yếu là thành phần của chính quyền nhà Trần, trong đó chủ yếu là quý tộc
họ Trần và sĩ phu Nho học tham gia. Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần mặc
dù còn học tập nhiều từ mô hình của các triều đại phong kiến Trung Hoa,
nhưng vẫn thể hiện rừ tớnh độc lập tự chủ của dân tộc trong thời đại mới.
Nhà nước Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc và mang nặng tính
quan liêu, do đó giai cấp thống trị luôn có ý thức mang lại quyền lợi cho dòng
họ cũng như bộ phận quan lại. Nhà nước đã có nhiều chính sách đãi ngộ và
tạo địa vị về kinh tế cho bộ phận hàng ngũ quan lại, quý tộc để họ trung
thành với nhà nước. Chớnh điều này sẽ chi phối đến chính sách ruộng đất của
nhà nước. Đặc biệt trong pháp luật thời Trần có xác nhận và bảo vệ quyền tư
hữu tài sản, trong đó quan trọng nhất là ruộng đất, chú trọng bảo vệ sản xuất
nông nghiệp, trong đó nguồn thu từ tô thuế ruộng đất là một phần quan trọng
duy trì và nuôi sống bộ máy nhà nước.
Năm 1400, Hồ Quý Ly ép vua Trần phải nhường ngôi cho mình và
thành lập vương triều Hồ (1400 – 1407). Ngay sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly
đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách quan trọng nhằm giải quyết tình trạng
khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thời Trần. Trong đó có những
cải cách quan trọng trong kinh tế và vấn đề tô thuế ruộng đất.

14

Trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, nhân dân Đại Việt liên
tiếp đương đầu đấu tranh chống lại các thế lực ngoại bang. Hầu như không có
một thế kỷ nào, nhân dân Đại Việt được sống yên ổn trong hòa bình. Thế kỷ

XI, nhân dân Đại Việt phải đương đầu chống lại sự xâm lược của quân Tống
(1075 - 1077); thế kỷ XIII, nhân dân Đại Việt đấu tranh ba lần kháng chiến
chống quõn Nguyờn Mụng (1258 - 1288), sang đến thế kỷ XV kháng chiến
chống quân Minh (1407 - 1428). Như vậy có thể thấy rằng, yêu cầu chống
ngoại xâm, bảo vệ đất nước đã trở thành một yêu cầu bức thiết và thường trực
của dân tộc ta trong mọi thời kỳ lịch sử. Qua đõy nó càng khẳng định thêm ý
thức về một quốc gia Đại Việt thống nhất. Trong mỗi lần kháng chiến chống
ngoại xâm, tình hình ruộng đất, sản xuất nông nghiệp lại giữ vai trò quan
trọng trong việc nuụi quõn và tổ chức quân đội.
Trong các thế kỷ X – XIV, để thắt chặt thêm mối quan hệ cũng như mở
rộng lãnh thổ, các vua Đại Việt không ngừng mở rộng lãnh thổ xuống phía
Nam. Năm 1069, vua Champa là Chế Củ dâng đất ba châu Địa Lý, Ma Linh
và Bố Chính, nhà Lý đã mở rộng miền đất phía Nam xuống đến phía Bắc
Quảng Trị ngày nay.
Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua
Champa là Chế Mân. Chế Mõn đó dõng đất hai châu Ô và Lý để làm sính lễ.
Sau này vua Trần Anh Tông đổi tên gọi của vùng đất mới là Thuận Hóa.
Sang thời kỳ nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã nhiều lần đem quân đi đánh
Champa bảo vệ phía Nam, đồng thời cú thêm lực lược chống lại các thế lực
phương Bắc. Năm 1042, vua Champa thua trận phải nộp đất Động Chiêm và
Cổ Lũy cho nhà Hồ. Sau này, nhà Hồ cho đổi tên hai chõu đú thành cỏc chõu
Thăng Hoa và Tư Nghĩa.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV lãnh thổ Đại Việt không ngừng
được mở rộng. Việc mở rộng lãnh thổ bên cạnh ý nghĩa mở mang diện tích
đất đai canh tác, phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng nó cũng đặt ra cho

15

nhà nước phong kiến Việt Nam nhiều khó khăn thách thức trong việc quản lý
cỏc vựng đất mới và duy trì sự ổn định cho đất nước.

1.1.1.2 Kinh tế
a. Nông nghiệp
Ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính của nhân dân lao động, đặc
biệt kinh tế nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu của Đại Việt. Có củng
cố và phát triển sản xuất nông nghiệp thì nhà nước mới đảm bảo nguồn lợi từ
thuế ruộng đất để duy trì nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước. Chính vì
vậy, bên cạnh công việc xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước phong
kiến ở thế kỷ X – XIV còn đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm khuyến
khích, phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu
bắt tất cả những người đào vong phải trở về quê cũ. Năm 1065, Lý Thỏnh
Tụng cho thực hiện chiếu khuyến nông vào đầu xuân, Vua thường tiến hành
cày vài đường trong lễ “tịch điền” để khuyến khích nhân dân lao động sản
xuất. Bên cạnh đó, nhà nước Lý – Trần ban hành nhiều đạo luật bảo vệ quyền
tư hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất, bảo vệ trâu bò nhằm giữ gìn sức kéo
trong nông nghiệp. Trong luật pháp nhà Lý có quy định người ăn trộm trâu
hoặc giết trộm trâu bò đều phải bồi thường trâu và phạt đánh 80 trượng [38,
143].
Bên cạnh đó, công tác trị thủy và sửa chữa đê điều cũng được nhà nước
phong kiến Việt Nam quan tâm. Luật nhà nước thời Trần coi việc xây dựng
và sửa chữa đê điều là việc của toàn dân kể cả triều đình. Năm 1077, nhà Lý
cho đắp đê sông Như Nguyệt; Năm 1108, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá từ Yên
Phụ đến Lương Yên. Nhà nước Lý – Trần còn đặt các chức chỏnh, phú Hà đê
sứ để chuyên trông coi việc đắp đê. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn
của nhà nước đối với nhân dân trong việc bảo vệ và sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước Lý – Trần – Hồ còn thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất
nông nghiệp thông qua chủ trương khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, từ
đó củng cố cơ sở kinh tế và tài chính của nhà nước. Trong đó nguồn lợi từ

16


thuế ruộng đất là một phần rất quan trọng trong những chủ trương của nhà
nước.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam rất
chú trọng và quan tâm tới công tác trị thủy, thủy lợi, có nhiều biện pháp
khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp được
ổn định, cơ sở kinh tế tài chính của nhà nước từ tô thuế được củng cố, tạo cơ
sở sức mạnh cho quốc gia trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, kinh tế nông nghiệp trong giai
đoạn này cũng có những khó khăn nhất định. Sau mỗi cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, nền kinh tế bị suy sụp và bị tàn phá nghiêm trọng. Sau
chiến tranh đất bị bỏ hoang nhiều, tình trạng chấp chiếm ruộng đất của bọn
quan lại ngoại bang diễn ra phổ biến, nhân dân phải bỏ làng mạc quê hương
đi phiờu tỏn.
Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính quốc gia, vì vậy
yêu cầu đặt ra đối với nhà nước phong kiến Việt Nam là làm cách nào để
phục hồi ruộng đất hoang hóa, khôi phục kinh tế nông nghiệp để củng cố cơ
sở kinh tế cho nhà nước, trong đó một phần thu từ thuế ruộng đất là nguồn
thu chính đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại.
Một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội
nói trên mà nhà nước phong kiến Việt Nam áp dụng đó là : tăng cường mở
rộng diện tích đất đai thông qua chính sách khai hoang, vận động và kêu gọi
nhân dân phiờu tỏn trở về sản xuất, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tóm lại, kinh tế nông nghiệp có bước thăng trầm theo những biến cố
của lịch sử dân tộc, những bước thăng trầm đó có ảnh hưởng trực tiếp tới
nguồn lợi từ tô thuế ruộng đất của nhà nước phong kiến Việt Nam, chính vì
vậy bằng mọi cách nhà nước đều có những biện pháp thích hợp để khắc phục
và ổn định sự hoạt động của bộ máy nhà nước.
b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

17


Trong giai đoạn từ thế kỷ X – XIV, thủ công nghiệp và thương nghiệp
có những bước phát triển nhất định, tạo điều kiện cho nền kinh tế Đại Việt
vươn lên một tầm cao mới. Trong đó phải kể đến một loạt các quan xưởng
được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của vua, quan trong triều đình. Hoàng
cung được ví như một hộ gia đình lớn có ruộng đất riêng lại có quan xưởng
riêng. Thời Lý – Trần, Thăng Long không những là trung tâm chính trị văn
hóa mà còn là trung tâm kinh tế của cả nước với nhiều hoạt động buôn bán
sôi nổi. Thời Lý cảng Vân Đồn là quân cảng và thương cảng diễn ra các hoạt
động trao đổi buôn bán chớnh thỡ sang thời Trần, Thăng Long vừa là nơi
buôn bán vừa là nơi làm thủ công nhưng vẫn mang vẻ “quốc tế của một đô
thành”. Bên cạnh đú cũn nhiều trung tâm buôn bán khác như: Thanh Hoa,
Lạch Trường….
Trong thời kỳ này có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống ra đời
như: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phự Lóng (Bắc Ninh) chuyên làm gốm,
Hoa Tràng (Nam Định ) chuyên luyện sắt, Làng Bưởi (Gia Lương, Bắc Ninh)
chuyờn đỳc đồng….Cỏc hoạt động thương nghiệp diễn ra rộng khắp và sôi
nổi. Sự phát triển nền kinh tế hàng húa thâm nhập vào cả nông thôn. Hiện
tượng mua bán ruộng đất diễn ra tương đối phổ biến, do đó có ảnh hưởng đến
đời sống của người nông dân.
Bên cạnh đó, sau những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ngành kinh tế
thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng bị ảnh hưởng to lớn. Sau kháng chiến
chống quõn Nguyờn – Mụng, cỏc xưởng thủ công bị tàn phá nghiêm trọng,
sản xuất bị đình đốn. Các hoạt động thương nghiệp cũng bị gián đoạn do phải
tập trung vào đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Chính thực trạng
này đã ảnh hưởng đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của quốc gia do vậy nhà
nước phong kiến càng đẩy mạnh hơn khôi phục, phát triển kinh tế nhà nước
để đảm bảo nguồn thu từ tô thuế trong đó thuế ruộng đất là một phần quan
trọng.


18

Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, bộ máy quản lý nhà nước dần
được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. Đại Việt về cơ
bản vẫn là một nước nông nghiệp. Diện tích lãnh thổ không ngừng được mở
rộng, quá trình khai hoang phục hóa ruộng đất vẫn được tiến hành. Vấn đề
nguồn lợi từ tô thuế vẫn là vấn đề mà nhà nước phong kiến Việt Nam hết sức
quan tâm nhằm ổn định tình hình chính trị trong nước.
1.1.2 Các hình thức sở hữu ruộng đất.
Trong những thế kỷ đầu độc lập, giai cấp thống trị đã lấy mô hình nhà
nước giai cấp phong kiến phương Bắc làm hình mẫu để xây dựng nhà nước
của mình. Tuy nhiên, do ý thức dõn tộc sõu sắc, lại thường xuyên phải đương
đầu với những cuộc đấu tranh xâm lược nên việc xây dựng đất nước vững
mạnh là tinh thần chung của các triều đại phong kiến Việt Nam trong giai
đoạn thế kỷ X – XIV.
Giống như nhà nước phương Đông lúc bấy giờ, Vua là người có quyền
lực tối cao của đất nước, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà Vua. Nhưng
quyền sở hữu ruộng đất của nhà vua là quyền sở hữu trên danh nghĩa, trong
thực tế sử dụng có nhiều hình thái chiếm hữu ruộng đất khác nhau và gắn liền
với chế độ tô thuế khác nhau.
Nhà nước phong kiến Việt Nam từng bước nắm lấy ruộng đất và biến
nó thành cơ sở, tạo nên nguồn thu tô thuế quan trọng và thường xuyên của
nhà nước. Trong các thế kỷ X – XIV có hình thức sở hữu ruộng đất như:
1.1.2.1 Ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước.
Thông thường có hai bộ phận cấu thành ruộng đất thuộc sở hữu nhà
nước đó là ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công của
làng xã. Bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước tồn tại như
tài sản của bản thân nhà vua và hoàng cung, một loại “tư hữu” đặc biệt mà
những hoa lợi bóc lột là của riêng hoàng đế. Bộ phận ruộng đất do nhà nước
trực tiếp quản lý có ruộng đất sơn lăng, ruộng đất tịch điền, ruộng đất đồn

điền và một bộ phận gọi là ruộng quốc khố.

19

a. Ruộng đất Sơn Lăng.
Loại ruộng này có từ thời Lý, sang thời Trần vẫn còn tồn tại. Đây là
loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà Vua. Ở cỏc vựng cú
lăng mộ nhà Vua, ruộng đất được giao cho dân cày cấy và nộp một khoản
hoa lợi phục vụ việc thờ cúng, bảo vệ lăng mộ của các vua [40, 23]. Cư dân ở
đây được miễn mọi lao dịch. Tuy nhiên, tổng diện tích của ruộng sơn lăng rất
nhỏ không có tác dụng gì đáng kể trong chế độ sở hữu ruộng đất nói chung.
b. Ruộng đất tịch điền.
Từ thời Lê Hoàn đó cú loại ruộng này, sang đến thời Lý – Trần ruộng
tịch điền vẫn được duy trì. Nghi thức cày ruộng tịch điền là hoạt động khuyến
khích sản xuất nông nghiệp. Đây là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý,
ruộng được giao cho dân địa phương cày cấy, nộp tô dùng vào việc cúng tế
trời đất, các vị thần nông hoặc dùng cho nhà vua và hoàng cung. Ruộng đất
này nhỏ hẹp nên không ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
c. Ruộng đất đồn điền.
Đây là một trong những hình thức canh tác ruộng đất có từ lâu đời,
ngay từ thời Bắc thuộc đã thấy xuất hiện dấu vết của đồn điền ở nước ta.
Ruộng đất đồn điền do nhà nước mộ dân nghèo đến khai hoang, cày cấy. Một
phần thu hoạch được chia cho các hộ cày cấy, phần còn lại nhập vào kho để
cấp lương cho binh lính. Ruộng đất đồn điền phát triển cả ở thời Lý – Trần.
d. Ruộng quốc khố.
Ruộng quốc khố hay được gọi là quốc khố điền là ruộng của nhà nước
mà hoa lợi thu hoạch được dự trữ trong kho của triều đình để dựng riờng cho
nhà vua và hoàng cung. Ruộng quốc khố đã xuất hiện ở thời Lý – Trần. Thời
Trần, ruộng quốc khố đặt ở Cảo Xã (Từ Liêm, Hà Nội) [38, 136]. Người cày
cấy ruộng này thường là tù binh hoặc người bị tù, thân phận của họ rất thấp

kém.
Như vậy, ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý không chiếm số
lượng lớn, nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể của triều đình.

20

1.1.2.2 Ruộng đất công làng xã.
Ruộng đất cụng cỏc làng xã trong những thế kỷ X – XIX còn được gọi
là “quan điền” hay “quan điền bản xã”. Loại ruộng đất này chiếm phần lớn
trong các loại ruộng đất thời kỳ này. Đối với loại ruộng đất này, nhà nước
thường giao cho các làng xã quản lý và chia cho nông dân cày cấy. Trong
trường hợp này, nông dân là người lĩnh canh ruộng đất của nhà vua và có
nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước. Ruộng đất công làng xã rộng lớn cho nên
địa tô phải nộp trên ruộng đất này cũng chiếm phần chủ yếu trong các nguồn
thu của nhà nước. Điều đáng chú ý là mặc dù ruộng đất công ở các làng xã
thuộc quyền sở hữu của nhà Vua nhưng nông dân cũng có những quyền hạn
nhất định như: ruộng đất của thôn xã nào chỉ chia cho những người ở thôn xã
đó, tùy theo phong tục của từng địa phương,khụng có tình trạng vua quan
đuổi nông dân ra khỏi làng xã của họ để chấp chiếm ruộng đất của họ trừ khi
họ phạm tội.
1.1.2.3 Ruộng đất do nhà vua ban cấp.
Có thể nói chế độ ban cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc đó cú từ
trước nhưng sang đến thời Lý chế độ này mới phát triển mạnh, dưới các hình
thức “thực ấp”, “thực phong”. Sang đến thời Trần thì kiểu ban cấp này không
còn nữa. Đối với thực ấp, nhà nước giao quyền thu tô thuế cho người được
ban cấp ruộng đất, người nông dân không bị lệ thuộc vào người được cấp
ruộng đất, có nghĩa là họ vẫn phải thực hiện chế độ lao dịch, đi lính cho nhà
nước, còn tô thuế thì nộp cho người được cấp ruộng đất. Đối với hình thức
ban cấp “thực phong” nhà nước ban cấp cả người lẫn đất. Người nông dân
phải nộp tô, chịu lao dịch đi lính cho người được cấp ruộng đất [40, 24].

Như vậy khi ban cấp thực phong, nhà nước mất quyền chi phối đối với
nông dân trong một thời gian nhất định. Chính vì vậy, nhà Lý rất hạn chế ban
cấp theo hình thức “thực phong”. Về nguyên tắc phần lớn các trường hợp
thực ấp, thực phong, ruộng đất được cấp vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà
nước, người được cấp phong chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng trong một

21

thời gian nhất định và không phải là ruộng đất tư. Tuy nhiên chỉ có trường
hợp đặc biệt, nhà vua ghi rõ việc ban cấp ruộng đất vĩnh viễn thì ruộng đất
mới trở thành ruộng đất tư. Đơn cử như trường hợp vua Lý Thỏi Tụng cấp
vĩnh viễn cho Lê Phụng Hiểu hơn nghìn mẫu ruộng làm tư điền để biểu
dương công lao [38, 138].
Dưới thời nhà Trần còn có hình thức “thái ấp”. Đây là chính sách ban
cấp ruộng đất và bổng lộc cho các vương hầu, quý tộc Trần. Với hình thức
ban cấp thái ấp người nông dân được cấp còn bị lệ thuộc theo quan hệ nông
nô, nô tỳ với người được phong cấp ruộng đất. Về thực chất, thái ấp là vùng
đất riêng của các quý tộc Trần.
Bên cạnh đó ruộng đất nhà chùa cũng là một loại ruộng do nhà nước
ban cấp cho các nhà chùa. Bộ phận ruộng đất này tồn tại khá phổ biến vào
thời kỳ đầu của chế độ phong kiến Việt Nam, nhất là dưới thời Lý, Trần khi
Phật giỏo đó phát triển đến giai đoạn toàn thịnh và trở thành chính giáo của
nước ta thời kỳ đó.
1.1.2.4 Ruộng đất tư nhân
Dưới thời Lý chế độ sở hữu tư nhân đã phổ biến và phát triển. Trong
các văn bản pháp quy nhà nước đã ban hành những luật công nhận quyền tư
hữu ruộng đất. Bên cạnh đó, nhà nước còn công khai khẳng định quyền mua
bán ruộng đất của các tầng lớp xã hội. Qua đây có thể thấy được nhà nước đã
thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Đến thời nhà Trần, ruộng đất tư hữu còn phát triển thêm một bước.

Việc mua bán ruộng đất chẳng những diễn ra giữa tư nhân với nhau mà diễn
ra cả giữa nhà nước với tư nhân. Tháng 6 năm 1254, triều đình ra lệnh “bán
ruộng công, mỗi diện là năm quan tiền cho nhân dân làm của tư” [38, 201].
Việc làm này của triều đình nhà Trần đã mở rộng cho ruộng đất tư hữu phát
triển và sự thay đổi của các chủ sở hữu.
Mặt khác, nhà Trần còn cho vương hầu, quý tộc được phép chiêu mộ
dân nghèo phiờu tỏn đi khai hoang để lập điền trang riêng. Đây là một đặc

22

quyền mà nhà vua dành cho các vương tước, công chúa, phò mã, cung tần.
Ruộng đất đã khai phá được đều coi là ruộng đất tư. Chính vì vậy, điền trang
thời Trần là biện pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định tính chất loại hình sở
hữu ruộng đất phong kiến quý tộc thời đó.
Mặc dù, vua Trần vẫn nói đất đai trong nước đều là của vua nhưng trên
thực tế, chỗ nào đắp đê lấn vào ruộng đất tư của dân đều phải đo đạc, giá trị
thành tiền và được đền bù [40, 26].
Túm lại, trong các thế kỷ X – XIV, các loại hình sở hữu ruộng đất đã
được hình thành và phân chia khá rõ ràng. Các loại hình sở hữu ruộng đất này
đều là nguồn thu chính trong ngân sách của nhà nước phong kiến Việt Nam,
chính vì vậy nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề tô thuế từ ruộng đất.
1.1.3 Thuế ruộng đất của các nhà nước phong kiến Việt Nam (X –
XIV).
Theo Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông, do Phan Ngọc Liên chủ
biên, các tác giả định nghĩa thuế điền như sau: “Thuế điền – thuế đánh vào
ruộng đất dưới thời triều đình phong kiến. Hàng năm tùy theo diện tích và
loại ruộng, chủ ruộng bắt buộc phải nộp một số tiền cho nhà nước. Thông
thường mức thuế ruộng công nặng hơn tư. Mức thuế còn tùy thuộc vào từng
loại ruộng và từng thời kỳ lịch sử” [13, 410].
Các tác giả cũng đưa ra định nghĩa địa tô như sau: “Địa tô là phần sản

phẩm thặng dư do nhân dân sản xuất, nộp cho địa chủ vì lĩnh canh ruộng
đất. Người nông dân làng xã cày ruộng đất công do nhà nước phong kiến
phân cho theo chế độ quân điền cũng phải nộp tô cho nhà nước. Tô ở đây tức
là thuế ruộng. Nhà nước về mặt kinh tế trở thành địa chủ. Địa tô thời phong
kiến và thời thực dân Pháp đô hộ nước ta nhìn chung nộp bằng sản phẩm
(thúc, lỳa) cũng có khi được quy thành tiền để nộp tô (khi trong xã hội sản
xuất hàng hóa phát triển mạnh)” [13, 171].
Tô thuế ruộng đất là một hình thức bóc lột của nhà nước với nhân dân
lao động đã có từ lâu đời. Trong các thế kỷ X – XIV do đặc điểm tình hình

23

ruộng đất khá phức tạp và đa dạng nên dẫn đến những quy định khác nhau về
tô thuế. Từ thời nhà Ngô đến nhà Tiền Lê, chế độ thuế ruộng đất đó cú,
nhưng dưới thời Lý – Trần – Hồ chế độ này được quy định chặt chẽ, rõ ràng
theo đẳng, hạng đối với ruộng đất công, ruộng đất tư.
Đối với ruộng quốc khố thời Trần, mỗi người cày 3 mẫu, mỗi năm nộp
300 thăng thóc [38, 191]. Đây là một mức bóc lột khá nặng nề dưới hình thức
tô thuế hiện vật.
Đối với biện pháp ruộng đất công làng xã, năm 1242 nhà Trần định
phép tô thuế đầu tiên: “Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thúc. Cú 1 - 2
mẫu thì nộp tiền 1 quan, có 3 - 4 mẫu thì nộp 2 quan tiền, từ 5 mẫu trở lên
thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc” [38, 193]. Tuy
nhiên những con số trên vẫn chưa thể xác định chính xác đây là tô thuế ruộng
công hay tô thuế ruộng tư. Sách An Nam chớ nguyờn cú ghi: “Thời Lý –
Trần công điền có hai loại và chia làm ba hạng để đánh thuế… Ruộng thác
đao nộp thuế mỗi mẫu 1 thạch thóc, trung đẳng mỗi năm nộp thuế 3 mẫu 1
thạch thóc, hạ đẳng mỗi năm nộp thuế 4 mẫu 1 thạch thúc, cũn đối với ruộng
đất của dõn thỡ mỗi mẫu thu 3 thăng thóc ” [38, 193 - 194]. Như vậy, tô thuế
thời kỳ này chủ yếu đánh vào ruộng công. Nhân đinh cày ruộng công làng xã

phải nộp bằng thóc theo diện tích chia và thêm một số tiền nhất định. Mức tô
thuế năm 1242 do nhà nước đặt ra được xem là rất nặng, với giá ruộng đất thì
mỗi mẫu giá từ 5 – 10 quan. Như vậy, hàng năm người nông dân phải nộp số
tiền bằng từ 1/10 đến 1/5 mẫu ruộng (đối với loại chỉ có 1 mẫu) hoặc từ 1/10
đến 1/20 mẫu ruộng (đối với loại có 2 mẫu) [35, 163 - 164].
Sang thời nhà Hồ, để tăng cường sức mạnh của chính quyền trung
ương và cải thiện mọi mặt của đất nước năm 1397 Hồ Quý Ly ban hành
chính sách “hạn danh điền”. Theo đó, tất cả những chủ sở hữu tư nhân chỉ
được phép giữ lại làm của riêng một lượng diện tích ruộng không quá 10 mẫu
[38, 253]. Đây là chính sách nhằm xóa bỏ loại hình kinh tế “đại điền trang”,
một nhân tố cản trở quá trình củng cố và thống nhất tập trung quân lực của

24

nhà nước. Về thuế ruộng đất thời Hồ, trước đó nhà nước chỉ thu 3 thăng
thúc/mẫu ruộng tư, mức thuế này được đặt ra từ thời Lý, sau lần đo đạc ruộng
đất và lập sổ điền tịch đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1392. Nhà Hồ đã điều
chỉnh mức thuế ruộng tư lên 5 thăng/mẫu ruộng [38, 254]. Với loại ruộng bãi
dâu, loại ruộng có quan hệ đến sản xuất thủ công, nhà nước thu với mức từ 3
quan đến 5 quan/mẫu, tức là mức thuế được giảm 60%. Dưới thời Trần mỗi
mẫu ruộng bãi dâu nộp 7 – 9 quan tiền đồng. Nhưng sang thời Hồ nộp theo
tiền giấy (1 quan tiền đồng bằng 1 quan 2 tiền giấy), hạng thượng đẳng nộp 5
quan, trung đẳng nộp 4 quan, hạ đẳng nộp 3 quan [12, 217].
Như vậy, nhờ nguồn thu từ thuế ruộng đất mà ngân quỹ nhà nước ngày
càng nhiều, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho mở thêm các lò đúc tiền,
xưởng rèn đúc vũ khí, xưởng may quần áo cho vua quan, binh lính. Tuy
nhiên, do phải đương đầu với các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như
những năm kháng chiến chống quõn Nguyờn – Mông (thế kỷ XIII) và những
năm loạn lạc xảy ra ở giai đoạn cuối của mỗi triều đại làm cho nền kinh tế
quốc gia cú lỳc trống rỗng. Sự bất ổn về tài chính đã gây ra những biến động

trong nội bộ chính quyền và dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến.
Nhưng những triều đại kế tiếp sau được thiết lập lại đẩy mạnh tăng cường
bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế khóa nặng nề hơn.
1.2 Chớnh sách thuế ruộng đất đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XVI.
1.2.1 Bối cảnh lịch sử.
1.2.1.1 Chớnh trị.
Năm 1428, sau hơn hai mươi năm kháng chiến chống quân Minh giành
thắng lợi, Lê Lợi – vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lên ngôi
hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt, mở đầu triều đại nhà Lê (sử thường gọi là
Lê sơ). Đất nước bước vào thời kỳ yên bình, phát triển.
Sau khi nhà Lê được thành lập, các vua Lê nhanh chóng bắt tay vào
khôi phục kinh tế, chính trị trong nước góp phần xây dựng một nhà nước

25

×