Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

luận văn thạc sĩ Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam và mối quan hệ khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.86 KB, 99 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Phù Nam là vương quốc có trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình
lịch sử - văn hóa của Đông Nam Á. Ra đời và tồn tại trong khoảng bảy thế
kỷ, trong thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ III - V) Phù Nam giữ vị trí quan trọng
trên con đường thương mại trên biển từ Ấn Độ Dương sang biển Đông, nó
trở thành một “trung tâm liên vùng” đồng thời là một “trung tâm liên thế
giới”. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển khá cao, Phù Nam dần mở rộng
cương giới lãnh thổ của mình ra một vùng rộng lớn, từ địa vị của một
vương quốc, Phù Nam vươn lên trở thành đế quốc cổ đại đầu tiên ở Đông
Nam Á, kiểm soát con đường buôn bán qua khu vực này. Trên thực tế, vị
thế “trung tâm liên thế giới” của Phù Nam còn tỏa rạng trên cả phương diện
văn hóa và tôn giáo. Phù Nam là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ
vào Đông Nam Á và có thể coi là trung tâm liên thế giới đầu tiên của khu
vực đồng thời là nơi nối thông mạng lưới riêng có của Đông Nam Á với thế
giới bên ngoài. Với vị thế đặc biệt đó, rõ ràng sự ra đời và phát triển rực rỡ
của vương quốc Phù Nam là một mốc son, không chỉ có ý nghĩa cho riêng
nó mà còn là sự mở đầu và mở đường cho cả vùng Đông Nam Á. Sự suy
vong của nó không phải là sự kết thúc mà là sự mở ra một thời kỳ phát triển
mới và do đó nó làm nên một bước ngoặt của lịch sử.
Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận lãnh thổ của vương quốc
Phù Nam, điều đó có nghĩa Nam Bộ Việt Nam cũng là một bộ phận lịch sử,
văn hóa của vương quốc Phù Nam. Không những vậy, Nam Bộ Việt Nam -
không gian tồn tại chủ yếu của văn hóa Óc Eo, có thể là bộ phận sớm nhất,
phát triển nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam và vương quốc Phù
Nam. Vì vậy, trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam hiện nay khảo cổ học đã
phát hiện được nhiều dấu tích vật chất của vương quốc Phù Nam. Đó là
1
những dấu tích của lịch sử, văn hoá còn xót lại khẳng định sự hiện diện của
vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.
Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vật chất của vương quốc


Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam sẽ cung cấp cho ta những tri thức lịch sử,
văn hóa quan trọng. Trên cơ sở đó giúp ta phục dựng lại một phần lịch sử,
văn hóa của vương quốc Phù Nam, cho chúng ta có cái nhìn khách quan và
toàn diện hơn về vương quốc này.
Thông qua những di sản vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được
cho ta biết những nét cơ bản về đời sống vật chất, những thành tựu vật chất
mà cư dân của Phù Nam đã đạt được trong mấy thế kỷ đầu Công nguyên.
Mặt khác việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vật chất của vương
quốc Phù Nam cũng giúp ta hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử của vùng
đất Nam Bộ thời kỳ vương quốc Phù Nam. Nhưng trên hết là ý nghĩa chính
trị trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta ở vùng đất Nam
Bộ hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Lịch sử, văn hóa Phù Nam là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên
cứu. Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của
Phù Nam đã được công bố. Dưới đây tác giả xin điểm qua những tác phẩm,
công trình nghiên cứu tiêu biểu có đề cập tới những nội dung có liên quan
tới vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
Thư tịch cổ Trung Quốc là tài liệu đầu tiên ghi chép về Phù Nam
trong đó có thể kể tới các tác phẩm như: Tam quốc chí “Ngô thư”, Tấn thư,
Nam Tề thư, Tùy thư, Lương thư, Nam sử, Tống thư, Tân Đường thư…Các
tài liệu này đã có những ghi chép về những sự kiện lịch sử và văn hóa của
Phù Nam. Tuy nhiên những ghi chép về Phù Nam còn rất tản mạn, thiếu hệ
thống nên những tri thức cung cấp cho ta về những sự kiện lịch sử và văn
2
hóa Phù Nam còn rất hạn chế, nhiều chỗ không rõ ràng. Nhưng đây là
nguồn tài liệu gốc, vô cùng quý giá đối với các nhà nghiên cứu trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Phù Nam. Sau này, tác giả Lê
Hương trên cơ sở dịch và tập hợp trích dẫn từ thư tịch cổ Trung Quốc có
liên quan tới Phù Nam đã cho ra đời cuốn sách “Sử liệu Phù Nam” xuất bản

năm 1974.
Các học giả người Pháp là những người đầu tiên nghiên cứu về Phù
Nam một cách hệ thống trong đó không thể không nói tới G. Coedes với
cuốn sách “Lịch sử cổ đại các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông” xuất bản
năm 1944. Dù còn một số hạn chế nhưng đây là tài liệu rất có giá trị nghiên
cứu về Đông Nam Á cổ đại nói chung, Phù Nam nói riêng. Cuốn sách đã
làm rõ những nét cơ bản của lịch sử Phù Nam. Đặc biệt tác giả đã nêu ra
các quan điểm khoa học về quá trình du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Đông
Nam Á, trong đó có Phù Nam. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã thể hiện rõ
quan điểm của mình trong việc đánh giá vai trò, ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ đối với lịch sử và văn hóa Đông Nam Á.
L. Malleret là một nhà khảo cổ học đồng thời là một nhà nghiên cứu
tài năng. Ông là người trực tiếp tham gia vào việc khai quật di chỉ văn hóa
Óc Eo. Dựa trên nguồn tài liệu khảo cổ học từ cuộc khai quật này, L.
Malleret đã viết cuốn “Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long” (L’Archeo
logie Du del ta du Mekong) gồm 4 tập xuất bản từ 1959 đến 1963 ở Paris.
Tác phẩm này đã được Giáo sư Lương Ninh giới thiệu trong một số bài viết
của mình. Đây là một công trình khoa học đồ sộ và rất có giá trị. Trong tác
phẩm, tác giả đã tập hợp nguồn tài liệu vật chất được phát hiện trong các di
tích khảo cổ và sắp xếp lại một cách hệ thống. Tập III (Paris - 1962) có
nhan đề “Nền văn hóa Phù Nam” trên cơ sở nguồn tài liệu khảo cổ học, khi
xem xét mối quan hệ giữa văn minh Óc Eo và văn hóa Phù Nam ông khẳng
3
định văn minh Óc Eo là văn hóa vùng duyên hải của quốc gia cổ Ấn Độ hóa
- Phù Nam. Tuy nhiên, bộ sách mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và hệ
thống hóa nguồn tài liệu hiện vật phát hiện được ở các di chỉ khảo cổ đã
được khai quật, nhiều vấn đề như nguồn gốc, niên đại, chủ nhân của những
hiện vật được tìm thấy chưa được làm rõ. Sau này, cũng tại chính các di chỉ
khảo cổ học này các nhà khoa học của Việt Nam đã khảo sát lại và phát
hiện thêm được nhiều hiện vật và di tích mới, cùng mang nội dung của một

nền văn hóa đã phát triển rực rỡ - văn hóa Óc Eo.
Ở Việt Nam, Giáo sư Lương Ninh là người có nhiều năm nghiên cứu
về Phù Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về lịch sử,
văn hóa Phù Nam. Cuốn “Vương quốc Phù Nam”, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2009 có thể coi là thành quả nhiều năm
nghiên cứu của ông về Phù Nam. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta các cơ
sở lịch sử và khoa học trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa Phù Nam. Ở
phần IV mang tên “Văn hóa Phù Nam” tác giả đã tập trung đi sâu vào phân
tích các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Phù Nam là văn bia và tượng Phù
Nam, do đó tác giả chưa làm nổi bật được tính toàn diện của văn hóa Phù
Nam nói chung, văn hoá vật chất của Phù Nam nói riêng.
Cuốn “Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam” Kỷ yếu Hội thảo
khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004) của
Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà xuất bản Thế giới, 2008 là tập hợp
những bài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà nghiên cứu trong nước tìm
hiểu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Cuốn sách đã cung cấp
cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về văn hóa Óc Eo, vương quốc Phù Nam
và mối quan hệ lịch sử, văn hóa giữa chúng. Các nhà nghiên cứu đều thống
nhất rằng vương quốc Phù Nam ra đời trên cơ sở vật chất của văn hoá Óc
Eo mà không gian tồn tại chủ yếu của nền văn hoá này là Nam Bộ Việt
4
Nam. Trên quan điểm thống nhất các bài nghiên cứu đã cung cấp cho chúng
ta những cơ sở khách quan, khoa học, những quan điểm mới đúng đắn về
văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
Luận án tiến sĩ Lịch sử “Nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng
bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” của tác giả Lê Thị Liên, Hà Nội,
2003, là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp, giới thiệu, đánh giá và
phân tích kỹ những hiện vật điêu khắc thể hiện nội dung Phật giáo và Hinđu
giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. Trên cơ sở những đặc
điểm của các hiện vật tác giả cũng đã chỉ ra những mối liên hệ giữa chúng.

Tuy nhiên tác giả lại chưa làm rõ được chủ nhân của những hiện vật điêu
khắc đó mà chỉ trên cơ sở định niên đại, làm rõ đặc điểm và nội dung thể
hiện của chúng mà xếp chúng vào các nhóm tượng, sản phẩm điêu khắc thể
hiện nội dung Phật giáo và Hinđu giáo.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu đã được đăng
trên các tạp chí chuyên khảo như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học…cùng nhiều bài giới thiệu,
nghiên cứu trong bộ sách “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” cũng đề
cập tới nhiều nội dung có liên quan tới các sản phẩm văn hóa vật chất của
vương quốc Phù Nam.
Những cuốn sách và bài viết đó là những tài liệu lịch sử quý giá giúp
tác giả tìm hiểu về nền văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.
Tuy nhiên, những tác phẩm và bài viết đó mới chỉ đề cập đến những nội
dung khác nhau liên quan đến văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam ở
Nam Bộ Việt Nam mà chưa trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về vấn
đề này. Chính điều đó đã gợi mở hướng nghiên cứu cho tác giả khi tiến
hành làm luận văn của mình.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là những dấu tích văn hóa
vật chất của vương quốc Phù Nam đã được phát hiện ở Nam Bộ Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ thế kỷ I tới thế kỷ VII, tức thời gian tồn tại của vương
quốc Phù Nam, từ khi Phù Nam được thành lập (thế kỷ I) đến lúc Phù Nam
bị diệt vong (thế kỷ VII).
Không gian: Nam Bộ Việt Nam.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu:
Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên nguồn tài liệu là các cuốn

sách đã xuất bản nghiên cứu về văn hóa Phù Nam của các tác giả trong và
ngoài nước; các bài viết, bài nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí
chuyên khảo cùng nghiên cứu về nội dung này.
- Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành làm đề tài tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, trong đề
tài cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp
miêu tả, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp của đề tài.
- Hệ thống hoá những tài liệu vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện
được về văn hoá Phù Nam và bước đầu đánh giá những hiện vật đó trong
mối quan hệ lịch sử, văn hoá với vương quốc Phù Nam.
- Đề tài “Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam” sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn về vương quốc Phù Nam đặc biệt là
trên lĩnh vực văn hóa vật chất.
6
- Đề tài cung cấp cho chúng ta những tri thức về lịch sử và văn hóa
của vùng đất Nam Bộ Việt Nam trong thời kỳ vương quốc Phù Nam và
những đóng góp của văn hoá Phù Nam trong nền văn hoá chung của các
dân tộc Việt Nam cũng như của khu vực.
- Đề tài hoàn thành sẽ trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
tìm hiểu về văn hóa vật chất của Phù Nam nói chung, văn hoá vật chất của
Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng.
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Khái quát lịch sử và văn hóa Phù Nam.
Chương 2: Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam và
mối quan hệ khu vực.
7

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA PHÙ NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam.
1.1.1. Phù Nam thời sơ kỳ (Thế kỷ I - III).
Về việc lập nước Phù Nam có khá nhiều tài liệu phản ánh trong đó
thư tịch cổ Trung Quốc là nguồn tài liệu ghi chép đầy đủ và chi tiết hơn cả.
Trong Tấn thư có ghi chép về việc lập nước Phù Nam. “…Vua nước đó
(Phù Nam) vốn là người con gái, tên là Diệp Liễu. Thời đó có người nước
ngoài là Hỗn Hội, thờ tiên thần nằm mộng thấy thần ban cho cây cung, và
dạy là phải đi thuyền lớn ra biển.
Sáng ngày, Hỗn Hội đến đền thờ thần, được cây cung rồi theo
thuyền lênh đênh trên biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Diệp Liễu đưa
nhiều người ra chống lại. Hỗn Hội dương cung bắn, Diệp Liễu sợ hãi xin
hàng. Hỗn Hội bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước…” [44, tr. 231].
Sau này Nam Tề thư, Lương thư và bia Mỹ Sơn (3) của Champa, niên
điểm 658 C.L… cũng ghi chép về sự kiện này, tuy có khác chút ít nhưng
căn bản giống nhau và cùng nói về sự kiện lập nước Phù Nam.
Điều này cho thấy ảnh hưởng ban đầu của văn hóa Ấn Độ đối với
Phù Nam. Tuy nhiên, vai trò của văn hóa Ấn Độ chỉ là tiếp sức vào sự phát
triển tự thân đã đi gần tới việc lập quốc mà thôi. Sự ra đời của nhà nước đối
với cư dân vùng ven biển sống trên kênh, rạch chằng chịt đã không biểu
hiện bằng sự xuất hiện những thành quách, lâu đài mà bằng sự ra đời của
những thành thị buôn bán ven biển. Đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện
được 3 thành thị của vương quốc Phù Nam đó là Ba Thê - Óc Eo (An
Giang), Nền Chùa (Kiên Giang) và Nền Vua (Cà Mau). Các địa điểm này
8
được đánh giá là những trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - tôn giáo lớn
của vương quốc cổ Phù Nam.
Diệp Liễu (Liễu Diệp) kết hôn với Hỗn Hội (Hỗn Điền) sinh 7 con

trai, phân cho làm vua 7 ấp, sau đó Hỗn Bàn Huống lập kế ly dán 7 ấp, cử
binh đánh chiếm rồi cho con cháu phân chia cai trị các ấp. Bàn Huống sống
rất thọ, hơn 90 tuổi mới chết, lập con thứ hai là Bàn Bàn làm vua, giao cho
tướng Phạm Man (Phạm Sư Man) phụ giúp việc nước. Bàn Bàn làm vua
được 3 năm thì mất, người trong nước đều cử Phạm Man (Phạm Sư Man)
làm vua.
Như vậy, trong khoảng hơn một thế kỷ từ khi lập nước, Phù Nam còn
khá phân tán và chưa ổn định nên Hỗn Bàn Huống khi truyền ngôi cho con
là Bàn Bàn mới giao cho tướng là Phạm Man (Phạm Sư Man) phò tá con
mình trong việc trị quốc.
Tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam” cho rằng có hai bộ lạc là
Kurumbanagara và Naravaranagara đã tham gia vào việc lập nước Phù
Nam. Theo đó Phù Nam “ gồm 2 nhóm cư dân, nhóm ven biển, trồng lúa
nổi, sản xuất thủ công và buôn bán với nước ngoài, phong tục, ăn mặc sang
trọng, và nhóm thu hoạch lâm sản, săn voi, còn duy trì một số nếp sống và
phong tục cổ truyền. Có lẽ đây là hai bộ lạc đầu tiên kết hợp với nhau, cần
phải dựa vào nhau, bổ sung cho nhau, để cùng nhau lập nước Phù Nam,
mà tên cũ - Kurumbanagara và Naravaranagara - tượng trưng cho hai bộ
lạc gốc vẫn còn được giữ, thậm chí vẫn còn cơ sở của những nhóm nhỏ,
những bộ lạc cũ, nên tài liệu mới nói có 7 ấp và một số “tiểu vương ” [44, tr.
35].
Như một quy luật lịch sử, việc lập nước ban đầu thường là sự kết hợp
của hai hay nhiều bộ lạc sống gần nhau. Tất nhiên sự kết hợp đó có thể diễn
ra bằng con đường kết hợp hòa bình hoặc thông qua việc thôn tính, sáp
9
nhập và việc lập nước Phù Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề đặt
ra là những cư dân đầu tiên của Phù Nam là ai ?. Khảo cổ học đã tìm thấy
một số sọ trong các di tích văn hóa Óc Eo, nhưng rất tiếc số hộp sọ nguyên
vẹn để nghiên cứu còn quá ít nên các chuyên gia chưa dám đưa ra kết luận
chắc chắn. Nhưng cho tới nay, trên địa bàn phân bố của văn hóa Óc Eo ở

Nam Bộ, chưa tìm thấy sọ người Khmer và cả yếu tố Vesloid cổ tức tiền
thân của tộc người Khmer ngày nay. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định chủ
nhân của văn hóa Óc Eo là cộng đồng cư dân của vương quốc Phù Nam,
người Indonesesien hay tộc người thuộc ngữ hệ Malayo - polinésien (Mã
Lai - Đa Đảo hay Nam Đảo) mà trong thời cổ đại cư trú phổ biến trên vùng
ven biển Nam Trung Hoa, Việt Nam và hải đảo Đông Nam Á. Quan điểm
được đa số các nhà nghiên cứu ủng hộ là ngoài bộ phận người Nam Đảo
cộng đồng cư dân ban đầu của Phù Nam còn có một bộ phận người Môn cổ.
Như thế, một bộ lạc của nhóm người Núi (Môn cổ) đã rời núi, tiến xuống
gần biển, gặp người Biển - Nam Đảo, đến cộng cư vào mấy thế kỷ trước
Công nguyên, cùng nhau kết hợp yếu tố Núi và Biển, lập ra quốc gia mới
trong đó “ mỗi bộ lạc phát huy thế mạnh của mình, người Môn cổ về khả
năng chinh chiến và tổ chức xã hội, còn người Nam Đảo về khả năng buôn
bán với nước ngoài ” [47, tr. 250].
Về địa bàn ban đầu, tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam” khẳng định
“…đó hẳn là có một vùng rừng núi phía Tây, nay là đất Kirivong có nghĩa
là Dòng vua Núi, trên đoạn kéo dài của dãy núi Đậu Khấu, ở kinh độ 105
0
-
vĩ độ 11
0
, nối liền với dải đồi rừng trung lưu sông Mê Kông và chủ yếu hẳn
là có vùng đồng bằng ven biển, từ Hà Tiên ở phía Tây đến Cà Mau ở phía
Đông, trong đó có cảng thị Óc Eo. Hơn nữa, vùng đồng bằng ven biển mới
là địa bàn chủ yếu, bởi nơi đây có điều kiện tụ cư đông đúc, phát triển kinh
tế, cả nông nghiệp, đánh cá và mở cửa giao tiếp với bên ngoài , toàn
10
miền Tây sông Hậu nối với nhau từng ấp, thông ra biển, nối cảng thị với
đầu nguồn sông Hậu là sông Châu Đốc, lại nối với núi Angkor Borei.
Không nghi ngờ gì nữa, toàn bộ miền này với một hệ thống kênh nối liền,

mạch lạc, hợp lí và thông với cửa biển chính là lãnh thổ cơ bản, địa bàn
ban đầu của vương quốc Phù Nam. Những đoạn tả đường sông, vị trí trong
vịnh lớn, nhà sàn, cây dừa nước… của thư tịch cổ hoàn toàn phù hợp cảnh
quan, vị trí của nước Phù Nam. Chính ở đây chứ không thể ở đâu khác:
miền Tây sông Hậu và miền Nam Việt Nam’’ [44, tr. 37].
Về tên nước, ngay trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng có những ghi
chép không thống nhất, vì vậy đã có không ít những cách dịch và hiểu sai
về tên nước. E. Aymonier coi Phù Nam là một cách gọi khác của Phnom
Pênh và cũng chính là Chân Lạp. P. Pelliot khẳng định Phù Nam và Chân
lạp là hai thực thể khác nhau, của hai nhóm cư dân khác nhau, hơn nữa Phù
Nam có trước, đã từng là nước tôn chủ, cai trị Chân Lạp. Còn G. Coedes
cho rằng Ba Nam là nguồn gốc tên gọi của Phù Nam. Nhưng thực trên thực
tế tên nước Phù Nam xuất phát từ “một danh từ riêng - tên gọi của tộc
người – trong số các nhóm Môn cổ cư trú rải rác hầu khắp Đông Nam Á
lục địa, có một nhóm ở xa về phía Đông - Nam, ở nam Đông Dương, nam
Trường Sơn, tự gọi là người Núi - Người Vnam, Banam, là chính họ tự gọi,
do ở gần kề và đối xứng với các nhóm Người Rừng (Orang Glai), Người
Biển (Orang Laut).’’ [44, tr. 40-41]. Như vậy, quốc gia mới được lập theo
thói quen được gọi bằng tên gốc của tộc người bản địa vốn đã có cơ sở từ
trước cũng đã có tổ chức ở mức độ nhất định.
Theo G. Coedes thì Ba Phom là kinh đô của Phù Nam. Có một thực
tế tuy là dòng Núi, nhưng người Phù Nam không lập kinh đô trên núi, ở Ba
Phnom khảo cổ học không tìm thấy bất kỳ một kiến trúc nào. Còn P. Peliot
thì lại đưa ra giả thiết Ăngkor Borei là kinh đô của Phù Nam, tuy nhiên ông
11
không chứng minh gì. Sau này, P. Dupont và L. Malleret ủng hộ quan điểm
này. Những tài liệu khảo cổ học tìm được ở Ăngkor Borei đã xác nhận tính
đúng đắn trong giả thuyết của P. Peliot. Tại Ăngkor Borei các nhà khoa học
đã tìm thấy những bằng chứng thuyết phục chứng tỏ nơi đây là kinh đô của
Phù Nam. Tại đây đã phát hiện những dấu tích của những kiến trúc cổ có

quy mô khá lớn. Đặc biệt nhờ không ảnh đã nhận ra được một hệ thống giao
thông đường thủy gồm năm con kênh nối từ chân thành Ăngkor Borei với
Châu Đốc. Đồng thời vị trí của địa điểm này hoàn toàn phù hợp với những
chỉ dẫn của thư tịch cổ Trung Quốc.
1.1.2. Phù Nam thời hưng thịnh (Thế kỷ III - V).
Phải mất khoảng hai thế kỷ kể từ khi lập nước, tình trạng phân tán và
thiếu ổn định của Phù Nam mới được khắc phục. Cư dân Phù Nam trên cơ
sở phát huy những lợi thế của điều kiện tự nhiên, vị trí đắc địa của mình,
trên cơ sở một nền kinh tế, văn hóa phát triển khá cao, đã từng bước vươn
lên, từ một vương quốc trở thành một đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á. Giai
đoạn hưng thịnh của Phù Nam bắt đầu bằng việc lên cầm quyền của tướng
Phạm Man (Phạm Sư Man), đầu thế kỷ thứ III.
Sau khi Hỗn Bàn Bàn mất, Phạm Man được người trong nước tín
nhiệm cử làm vua của Phù Nam. Phạm Man đã tiến hành nhiều cuộc chiến
tranh, đánh chiếm nhiều nước, bắt họ thần phục và tự xưng là “Phù Nam
đại vương”. Phạm Man đánh chiếm các nước lân bang rồi sau đó đóng
thuyền lớn, kéo quân đi đánh khắp vùng biển lớn, chiếm được các nước như
Đô Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn, cả thảy hơn 10 nước, chiếm đất đai tới năm,
sáu nghìn lí. Phạm Man được đánh giá là nhà quân sự “dũng mãnh và có
mưu lược”. Lúc này, Phù Nam không còn là một vương quốc mà đã phát
triển thành một đế quốc. Những hiện vật khảo cổ phát hiện ở Óc Eo có niên
đại thế kỷ II, III chứng tỏ vào thời gian này nền kinh tế của Phù Nam đã khá
12
phát triển, cảng thị Óc Eo đã trở thành một đầu mối thương mại Đông -
Tây, sản vật Đông - Tây đã có mặt, cả những mặt hàng quý hiếm, chỉ dành
cho những người quyền quý hoặc rất giàu có… Trên cơ sở tiềm lực đó lại
có nhu cầu kiểm soát, mở rộng quyền lực, kiểm soát con đường thương mại
qua Đông Nam Á lúc bấy giờ nên Phạm Man đã tiến hành các cuộc chiến
quy mô mà thư tịch cổ Trung Quốc đã ghi chép lại.
Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng lãnh thổ Phù Nam ở thời kỳ hưng

thịnh bao gồm các nước Campuchia ngày nay, đồng bằng sông Mê Nam, và
sông Cửu Long. L. Finot và G. Coedes còn cho rằng cương giới của nước
Phù Nam còn tới tận vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi tìm thấy bia Võ
Cạnh ở Nha Trang. Nhưng trong thời kỳ Phù Nam phát triển hướng mà nó
muốn vươn tới chinh phục chính là “vùng trung lưu sông Mê Kông, liền với
lưu vực sông Sê Mun trên bình nguyên Khorat. Đây là nơi cư trú của các
bộ lạc Môn cổ có quan hệ tộc người họ hàng, gần gũi với người Phù Nam
Chinh phục vùng này có khó khăn do đất rộng, người thưa, Phù Nam chắc
không có đủ sức để cai quản, nhưng có thuận lợi là tiện đường ngược sông
Mê Kông, vốn đã quen thuộc, có quan hệ, có ảnh hưởng” [44, tr. 49-50]. Vì
vậy, Phù Nam đã tiến đánh và chinh phục được một bộ lạc người Môn cổ
sinh sống ở ngã ba hạ lưu sông Sê Mun và trung lưu Mê Kông, bộ lạc này
về sau lập quốc, gọi theo tên vua là Bhavapura, mà người Trung Hoa gọi là
Chenla (Chân Lạp).
Tuy nhiên, Phù Nam quan tâm hơn tới vùng ven biển phương Nam,
nơi đây án ngữ con đường thương mại qua Đông Nam Á lúc bấy giờ. Theo
thư tịch cổ Trung Quốc thì Đốn Tốn, Khuất Đô Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn,
Xích Thổ, Chân Lạp đều là “thuộc quốc”, “ki mi”, “chi nhánh”… của đế
quốc Phù Nam. Cũng thư tịch cổ đã nói tới việc Phù Nam chinh phục nước
Kim Lân nay thuộc nam Myanmar nhưng những chứng cứ khảo cổ đã
13
chứng tỏ không có dấu hiệu chắc chắn có sự cai quản của Phù Nam ở đây.
Ba nước Khuất Đô Côn, Cửu Trĩ và Điển Tôn do không có chỉ dẫn thêm
nên các học giả đoán định: Cửu Trĩ tức Câu Lợi (hay Đầu Câu Lợi) là
Takkola (Sa nhân) nay là Ta Kua Pa, một cảng ở Tây - Bắc bán đảo Mã Lai;
Điển Tôn chắc cũng là Đốn Tốn còn Khuất Đô Côn chưa xác định được.
Theo Lương thư thì Đốn Tốn cách Phù Nam hơn 3000 dặm về phía
Nam, trên một bờ biển cao, đất rộng không quá 1000 dặm…[60, tr. 273].
Chắc rằng Đốn Tốn nằm trên hạ lưu Chao Praya và phần phía Bắc bán đảo
Mã Lai, đại để từ Chanthaburi vòng qua Pra Pathom và Pong Tuyk xuống

phía Nam, đến Chumpon và eo Kra. Đây là nơi chắn ngang đường biển từ
Ấn Độ tới biển Đông, nơi họp chợ thế giới, như mô tả của thư tịch cổ, nơi
quan trọng như thế nên Phù Nam đã sớm nắm lấy quyền chi phối, cai quản.
Và “ vùng hạ lưu Mê Nam và Bắc bán đảo Malaya trước đây là nhóm 5
nước do Đốn Tốn đứng đầu, chế ngự tất cả, rồi tất cả thần phục Phù Nam,
trừ Bàn Bàn ở phía Nam, vẫn có thể đứng riêng do vị trí trung chuyển quốc
tế của nó, mà Kiều Trần Như đến đây trước khi tới Phù Nam. Vùng này là
địa bàn cư trú của người Môn cổ, của một bộ lạc Môn cổ mà “tiếng nói hơi
giống Phù Nam”. Phụ thuộc Phù Nam, nhưng cùng với Phù Nam nằm
trong quỹ đạo của con đường giao lưu kinh tế và văn hóa thế giới, vùng này
cũng phát triển phồn thịnh” [44, tr. 53].
Trong thư tịch cổ Trung Quốc có chép nước Xích Thổ là một chi
nhánh của Phù Nam trong vùng biển Nam Hải. Do đất ở kinh đô màu đỏ mà
nước gọi là Xích Thổ; vị trí được xác định là giáp Ba La Thích ở phía
Đông, Bà La Sa ở phía Tây, Kha La Đán ở phía Nam và biển lớn ở phía
Bắc, đất rộng vài nghìn dặm. Trong bút ký đi đường của Thường Tuấn có
ghi lại một hành trình gian khổ trước khi họ vào tới kinh đô của Xích Thổ.
Họ đã phải giong buồm đi trong hai tuần thả neo (nghỉ) ở đảo đối diện với
14
Lâm Ấp, rồi đi tiếp về phương nam, đến gần núi sư tử thì thấy những hòn
núi (đứng) thành chuỗi dài. Hai ba ngày sau, do bắt đầu nhìn thấy dãy núi ở
nước Lang Nha Tu, họ men theo phía Nam đến đảo Kê Lung (Lồng Gà)
thuộc nước Xích Thổ. Hơn một tháng sau thì vào kinh đô [60, tr. 291-294].
Theo tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam” thì Thường Tuấn xuống
thuyền ở bến cảng quận Nam Hải vào tháng 10 âm lịch, đi ven bờ biển
Đông, nghỉ ở cù lao Chàm (?) vòng qua phía Nam Việt Nam, đi tiếp về phía
Tây; men theo dãy đảo nhỏ từ Cà Mau tới Chanthaburi - Thái Lan, đi tiếp
đến Chumphon, đi ít ngày nữa thì tới bờ phía đông của bán đảo Mã Lai, từ
Surat Thani đến Pattani, vừa có đảo phía Đông, vừa có biển phía Bắc. Dựa
vào tài liệu dân gian thu được ở Bắc Pattani, ông khẳng định rằng nước Đất

Đỏ là có thật, nằm trên eo đất hẹp nhất của bán đảo. Nhưng không phải chỉ
có một nước mà là có 5 nước đều quy phục Xích Thổ và tất cả cùng quy
phục Phù Nam [44, tr. 64-65].
Như vậy, những nước ở phía Tây mà Phù Nam đã chinh phục hầu
như chỉ nằm gọn trên bán đảo Mã Lai. Tuy nhiên, hai nước Bàn Bàn và
Lang Nha Tu, tuy nhỏ nhưng có vị trí quan trọng trở thành “trạm trung
chuyển quốc tế” mà vẫn đứng riêng. Nhưng như thế cũng là đủ đối với Phù
Nam bởi nó đã kiểm soát được con đường huyết mạch của nền mậu dịch
hàng hải giữa Ấn Độ Dương với biển Đông.
Tất cả các nước là thuộc quốc của Phù Nam chắc đã phải nộp cống,
đây là một nguồn thu quan trọng của Phù Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là
Phù Nam đã kiểm soát được con đường mậu dịch hàng hải và chắc hẳn
được ưu tiên mua bán, vận chuyển hàng hóa. Và để đảm bảo quyền tôn chủ
của mình Phù Nam đã kiểm soát chặt chẽ các thuộc quốc, không cho quyền
tự do kinh doanh và quyền độc lập trong quan hệ ngoại giao. Cho nên triều
đình Trung Hoa chỉ biết có Phù Nam và nhóm nước phụ thuộc gồm hơn 10
15
nước, chỉ đến khi Phù Nam suy vong mới thấy xuất hiện một số quốc gia
như: Chân Lạp, Xích Thổ, Đọa La Bát Để (Dvaravati) thay thế cho Đốn
Tốn.
Quan hệ giữa nước tôn chủ Phù Nam với các nước thần phục nó
không chỉ là mối quan hệ một chiều: cống nạp và bị kiểm soát về ngoại giao
mà giữa các nước này với Phù Nam còn có mối quan hệ về kinh tế và văn
hóa. Phù Nam với địa thế đắc địa, nền kinh tế phát triển cao đã trở thành
“trung tâm liên kết vùng”, đồng thời là một “trung tâm liên thế giới”. Với vị
thế như vậy thì nguồn hàng mà Phù Nam cần có để trao đổi với các thương
đoàn của Trung Quốc, các nước Tây Á, Địa Trung Hải và đặc biệt là với
thương nhân Ấn Độ là không nhỏ. Nếu chỉ tập trung sản xuất thủ công
nghiệp, khai thác lâm sản quý hiếm trên phạm vi lãnh thổ Phù Nam cũ thì
không đủ, do đó Phù Nam cần lấy thêm nguồn hàng từ các nước phụ thuộc

mình. Những phát hiện khảo cổ ở lưu vực hạ lưu sông Mê Nam và bán đảo
Mã Lai cho biết khu vực này vào thời gian đó nền kinh tế cũng đã tương đối
phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán với bên ngoài là khá lớn. Các nhà
khoa học cũng đã tìm thấy những bằng chứng vật chất chứng minh rằng ở
khu vực có nhóm nước thần phục Phù Nam đã có sự trao đổi hàng hóa với
Phù Nam và với bên ngoài.
Như thế, đối với khu vực Đông Nam Á lục địa và bán đảo mà địa bàn chủ
yếu là các nước thần phục Phù Nam đã hình thành các tuyến buôn bán giữa các
thành thị, đô thị với nhau trong đó Óc Eo - Ba Thê đã trở thành trung tâm quan
trọng nhất, nơi gom hàng hóa để trao đổi buôn bán với bên ngoài.
Tóm lại, đầu thế kỷ III, từ thời Phạm Man sau những cuộc chinh
chiến mở rộng bá quyền ở Đông Nam Á, vương quốc Phù Nam bước vào
thời kỳ hưng thịnh. Các đời vua sau của Phù Nam như Phạm Chiên, Phạm
Tràng, Phạm Tầm, (Thiên) Trúc Chiên Đàn, Kiều Trần Như, Trì Lê Đà Bạt
16
Ma… tuy không làm được những việc “kinh thiên động địa” như Phạm
Man nhưng đã từng bước phát triển kinh tế và đặc biệt là vẫn giữ được
quyền chi phối đối với con đường mậu dịch hàng hải qua Đông Nam Á nên
vị thế của đế quốc Phù Nam vẫn được giữ vững. Ta có thể thấy rõ vị thế của
đế quốc số một, đầu tiên ở Đông Nam Á - đế quốc Phù Nam qua một số nét
cơ bản:
- Đế quốc cổ đại Phù Nam có một lãnh thổ rộng lớn lên tới 5 - 6
nghìn lí gồm hạ và trung lưu sông Mê Kông, hạ lưu sông Mê Nam kéo
xuống bán đảo Mã Lai.
- Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thương nghiệp, thủ công
nghiệp…đưa Phù Nam trở thành “trung tâm liên kết vùng” đồng thời là một
“trung tâm liên thế giới” đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
1.1.3. Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam (Thế kỷ V - VII).
Sau mấy thế kỷ huy hoàng Phù Nam dần suy yếu và lâm vào khủng
hoảng. Nước Chân Lạp có nguồn gốc từ một bộ lạc Môn cổ ở hạ lưu sông

Sê Mun, cùng với một số nước khác đã phải thần phục Phù Nam từ thế kỷ
III (thời Phạm Man) nay đã có điều kiện để xóa bỏ xiềng xích của sự cống
nạp. Chân Lạp trước kia đã phải thần phục Phù Nam đồng thời có quan hệ
nhiều mặt với nước tôn chủ, trong đó có điều kiện tiếp xúc và đã tiếp thu
văn hóa Phù Nam, văn hóa Ấn Độ qua Phù Nam. Chính nhờ thế mà bộ lạc
này đã tiến vượt lên so với các bộ lạc khác ở Khorat. Cuối thế kỷ V họ đã
có bia viết bằng chữ sanskrit và có lẽ đây cũng là thời gian họ bắt đầu lập
nước. Nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đã đem quân chinh phục lại
Phù Nam và dần thay thế vị trí của Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.
Về sự kiện Chân Lạp tấn công Phù Nam, các bộ sử lớn của triều Tùy,
Đường cho biết: Nước Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam của Lâm Ấp, nguyên
là một nước chư hầu của Phù Nam Họ vua là Sát Lợi (Ksatrya), tên là
17
Chất Đa Tư Na (Chitrasena) tổ tiên của ông đã dần phát triển quyền lực của
xứ sở. Chất Đa Tư Na đánh chiếm Phù Nam và khuất phục nước đó. Tân
Đường thư chép tỉ mỉ hơn cho biết vua Phù Nam đóng đô ở thành Đặc Mục
(Vyadhapura) - thành phố của những người đi săn, đột nhiên thành bị quân
Chân Lạp đánh phá, nhà vua phải chạy về phía nam đến thành Na Phất Na
[60, tr. 286].
Văn khắc Robang Romeas viết năm 598 ca ngợi chiến công của các
vị vua đầu tiên gồm:
1. Bhavavarman (vua sáng lập).
2. Mahendravarman cũng tức là Chitrasena, được coi là người thứ
nhất trị vì Chân Lạp.
3. Isanavarman, là con Chitrasena [44, tr.155].
Bia Ang Chumik niên điểm 667 cho biết đầy đủ thế thứ các vương
triều đầu của Chân Lạp gồm có:
- Sri Rudravarman.
- Sri Bhavavarman.
- Mahendravarman.

- Sri Isanavarman.
- Jayavarman [44, tr. 162].
Vua Bhavavarman ở ngôi trong vài chục năm cuối thế kỷ VI, cai
quản quốc gia mới lập mang tên ông (Bahavapura) ở vùng Sê Mun -
Khorat. Mahendravarman (Chitrasena) lên kế ngôi từ cuối thế kỷ VI đến
năm 624 nhân lúc Phù Nam có khủng hoảng mà tấn công kinh đô của Phù
Nam. Vua Chân Lạp chiếm được kinh đô của Phù Nam, nhưng không xây
dựng kinh đô của mình ở địa điểm này, mà chỉ xây đền, dựng bia vừa là kể
công tích vừa là để khẳng định chủ quyền.
18
Khi Chất Đa Tư Na (Chitrasena) chết, khoảng năm 624, Y Sa Na
Tiên (Isanavarman) thế tập, đóng đô ở Y Sa Na. Isanavarman không chỉ là
người xây dựng kinh đô, cho khắc một số bia mà còn là người kế tục sự
nghiệp của cha ông tiếp tục chinh phục Phù Nam và sau khi thắng các vua
Núi, ông lại chiếm hầu như mọi vùng đất cũ của Phù Nam, tiến đánh vua
Núi đến tận đỉnh núi. Như vậy, Isanavarman đã hoàn thành công cuộc chinh
phục Phù Nam.
Thư tịch cổ Trung Quốc các đời sau không ghi chép rõ Phù Nam còn
tồn tại tới bao giờ. Tân Đường thư đã ghi lại các đoàn sứ bộ của Phù Nam
được cử sang triều Đường dưới các triều vua Đường Cao Tổ niên hiệu Vũ
Đức (618 - 627) và vua Đường Thái Tông niên hiệu Trịnh Quán (627 - 649)
[60, tr. 286]. Căn cứ vào sự kiện Phù Nam đến tiến cống nhà Đường, tác giả
Lê Hương trong tác phẩm “Sử liệu Phù Nam” xác định năm 627 là năm
vương triều cuối cùng của Phù Nam sụp đổ. Giáo sư Hà Văn Tấn dẫn sự
kiện nhà sư Nghĩa Tĩnh (635 - 713) đời Đường biên soạn các sách “Đại
Đường cầu pháp cao tăng truyện”, “Nam hải ký quy nộ pháp truyện” hoàn
thành năm 691 gửi về Trường An thời Vũ Hậu, đã nhắc tới một nước có tên
là Bạt Man, mà nhà sư chưa rõ “trước gọi là Phù Nam” là năm diệt vong
của Phù Nam. Còn theo Giáo sư Lương Ninh, sau khi Chân Lạp chiếm được
kinh đô, vua Phù Nam phải chạy về phía Nam tới thành Na Phất Na và còn

tồn tại được hơn 30 năm, tới năm 649 Phù Nam mới bị diệt vong.
Như vậy, niên đại tuyệt đối nước Phù Nam bị diệt vong chưa rõ ràng
nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất Phù Nam bị diệt vong
trong thế kỷ VII.
Về nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam
có rất nhiều ý kiến được nêu ra. Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu thống
nhất có mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây:
19
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, có ghi nhận vấn đề biển lấn. Trong
khoảng 250 năm từ năm 1650 đến năm 1400 trước Công nguyên mực nước
biển đã hạ thấp: từ độ cao + 2m đã hạ thấp đến dưới mực nước biển hiện
nay là - 0,8m (tức hạ thấp tới 2,8m). Từ đây mở ra một thời kỳ mới trong
lịch sử hình thành châu thổ sông Cửu Long. Khoảng năm 550 đến khoảng
năm 1350 sau Công nguyên mực nước biển dâng cao trung bình + 0,8m.
Qúa trình biển tiến đã có những tác động nhất định tới đời sống và hoạt
động kinh tế của những cư dân Phù Nam sống ven biển, cạnh các kênh, rạch
[11, tr. 19-21]. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của vấn đề biển tiến tới đâu là
vấn đề cần bàn thêm, bởi đó là một quá trình biển tiến từ từ, diễn ra trong
một thời gian dài.
Thứ hai, sự thay đổi của con đường giao thương qua vùng Đông Nam
Á làm mất đi một lợi thế thương mại rất lớn của đế quốc Phù Nam. Từ thế
kỷ VI, VII do yêu cầu phát triển của thương mại đường biển Châu Á và do
những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải, công việc trung chuyển thuyền buôn và
hàng hóa qua eo biển Kra trở nên khó khăn nên con đường thương mại dịch
chuyển xuống phía nam bán đảo Mã Lai. Eo biển Kra dần mất đi vai trò
quan trọng trước kia của mình và do đó Phù Nam cũng mất đi một lợi thế
thương mại, mất đi một nguồn thu quan trọng, ảnh hưởng tới sự tồn vong
của đế quốc thương mại này.
Thứ ba, một số nhà nghiên cứu nói tới yếu tố chiến tranh. Rõ ràng
cuộc chiến tranh giữa nước tôn chủ Phù Nam với nước Chân Lạp là có thật.

Cuộc chiến tranh này diễn ra trong một thời gian khá dài và cuối cùng Phù
Nam sau khi phải rút về phía nam, rồi thất bại hoàn toàn. Nhưng ở đây cũng
có một vấn đề đặt ra đó là tại sao một nước phụ thuộc lại có thể đánh bại
nước tôn chủ hùng mạnh, chắc hẳn phải có nguyên nhân sâu xa nào đó xuất
phát từ phía Phù Nam.
20
Phù Nam là một đế chế gồm nhiều nước nhỏ phụ thuộc. Đối với các
nước chư hầu, Phù Nam thi hành chính sách bóc lột qua hình thức “triều
cống” lại bị quản chế về ngoại giao. Do đó, các nước chư hầu luôn mang
tâm lý bất mãn, bất phục tùng và chỉ chờ cơ hội là sẽ vùng dậy xóa bỏ xiềng
xích của tôn chủ. Càng về sau các ông vua Phù Nam chỉ lo buôn bán, tu sửa
pháp độ, tổ chức quân đội không được chăm lo đúng mức, Phù Nam dần
suy yếu. Đây là cơ hội để các nước chư hầu nổi dậy chống lại và việc Chân
Lạp vùng lên và thôn tính Phù Nam là một minh chứng. Tuy nhiên, ở đây
cũng nảy sinh một vấn đề là tại sao trong số hơn mười nước phải thần phục
Phù Nam trước kia thì chỉ thấy có Chân Lạp là đem quân tấn công khi Phù
Nam suy yếu. Vậy những nước còn lại đã thoát khỏi xiềng xích của Phù
Nam bằng cách nào ? Phù Nam chắc không để cho các nước phụ thuộc tách
ra khỏi sự quản chế mình một cách tự nhiên, hòa bình ?. Đây là vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu.
Tất cả những nhân tố trên đã tác động tới đế quốc Phù Nam, làm cho
nó từng bước suy yếu. Những thách thức mà Phù Nam phải đương đầu ngày
càng to lớn hơn, nó càng lún sâu vào khủng hoảng và cuối cùng đã bị diệt
vong trong thế kỷ VII.
1.2. Khái quát về văn hóa Phù Nam.
1.2.1. Bi ký, văn tự.
Có thể nói, bi ký là một sản phẩm văn hóa đặc biệt của Phù Nam.
Văn bia hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong việc khẳng định vị thế của đế
quốc Phù Nam, nhưng xét về phương diện văn hóa thì văn bia lại có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Bên cạnh việc ghi chép, phản ánh về các nhân vật, sự

kiện cụ thể, văn bia còn cho ta biết phần nào về đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân. Do đó, văn bia cũng cung cấp cho chúng ta những thông
tin quan trọng để ta hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa Phù Nam. Đến nay,
21
có 4 tấm bia viết bằng chữ Phạn dạng cổ đã được phát hiện, có niên đại thế
kỷ V, được xác định là của Phù Nam. Hai bia bia được tìm thấy ở gần kinh
đô của Phù Nam - Ăngkor Borei, hai bia còn lại được phát hiện ở Đồng Tháp
và An Giang. Những tấm văn khắc này do sự tác động của lịch sử, địa lý
cùng tác nhân của con người nên bị hư hại khá nhiều. Trong số 4 tấm bia chỉ
có 3 bia còn đọc được dù không thật nguyên vẹn. Những văn khắc Phù Nam
chủ yếu ghi chép về những nhân vật, sự kiện khác nhau nhưng đều phản ánh
những khía cạnh khác nhau về cuộc sống và tư tưởng của xã hội Phù Nam.
Về chữ viết, người Phù Nam đã tiếp thu chữ viết của người Ấn Độ.
Các tài liệu cho biết người Phù Nam biết đọc sách và có văn khố. Văn tự
của Phù Nam giống văn tự của dân tộc Hồ, một dân tộc ở Trung Á dùng Ấn
tự. Qua văn bia và các chữ khắc trên bùa đeo, nhẫn, vòng…chúng ta biết
được chữ viết của Phù Nam là loại chữ Brahmi, văn tự này được dùng ở Ấn
Độ trong các thế kỷ từ thế kỷ II đến thế kỷ V. Mẫu tự muộn hơn là văn tự
Bắc Ấn (Sanskrit). Thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết Phù Nam đã từng
dâng tặng thiên triều Trung Hoa cùng thời nhiều bộ sách - kinh Phật. Người
Phù Nam đã dùng chữ mà mình học được từ người Ấn Độ để khắc lời chú
lên bùa đeo, nhẫn, mặt dây chuyền…và khắc bia. Có một số nhà nghiên cứu
còn cho rằng Phù Nam có rất nhiều sách cổ khác mà ngày nay chúng ta
không còn tìm thấy.
1.2.2. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.
Vào thời đại Óc Eo, ở miền châu thổ sông Mê Kông đã hình thành và
phát triển nhiều khu đô thị rộng lớn. Số lượng và mật độ của những di tích
kiến trúc xen lẫn di tích cư trú rất lớn, phản ánh một nền văn minh đô thị
với những biểu hiện xã hội, tư tưởng và tinh thần của nó.
Thư tịch cổ Trung Quốc và tài liệu khảo cổ học đã cung cấp cho

chúng ta nhiều hiểu biết về nền kiến trúc của Phù Nam. Tiếc rằng trải qua
22
hơn mười thế kỷ với những biến đổi to lớn về lịch sử, lại đứng trong một
môi trường mà khí hậu có sự biến động lớn về nhiệt, độ ẩm nên không
còn bất kỳ một kiến trúc nào của Phù Nam còn tồn tại. Theo thư tịch cổ
Trung Quốc, các thị trấn của Phù Nam thường được xây dựng trên mặt hồ,
bên cạnh các con kênh, các công trình công cộng như đền, tháp được xây
dựng bằng các vật liệu nặng như gạch, đá, gỗ. Lương thư cũng cho biết ở
Phù Nam có tới 7 thành phố mà con cháu của Hỗn Hội và Diệp Liễu được
phân chia cai quản [60, tr. 274]. Hiện nay, khảo cổ học đã phát hiện được 3
thành thị ở miền Tây sông Hậu. Một là Óc Eo - Ba Thê ở An Giang, có thể
đó là Na Phất Na. Hai là Nền Chùa ở Kiên Giang - là tiền cảng của Óc Eo.
Ba là Nền Vua hay còn gọi là Trăm Phố. Trên đồng bằng và ở cả những
giồng đất, người ta cũng đã phát hiện được nhiều nền móng của các kiến
trúc cổ. Những kiến trúc đó bao gồm kiến trúc nhà ở, kiến trúc đô thị và
kiến trúc tôn giáo, chỗ thì nằm riêng biệt, nơi thì nằm xen kẽ với nhau. Đến
nay, chúng ta chưa biết được chính xác bình đồ và quy mô của những kiến
trúc đó. Ở vùng Ăngkor Borei khảo cổ học cũng phát hiện được nhiều di
tích kiến trúc cổ. Diện tích của khu kiến trúc này cũng rất lớn, tương xứng
với vị thế là kinh đô của một quốc gia hùng mạnh. Địa bàn của nó rộng tới
300ha, có tường thành cao, chu vi 2 - 4 km [44, tr. 44].
Điêu khắc là một trong những thành tựu quan trọng của người Phù
Nam còn để lại tới ngày nay mà chúng ta biết được qua khảo cổ học. Trên
cơ sở tiếp thu những yếu tố từ nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ người Phù Nam
đã tạo nên một nền nghệ thuật điêu khắc có trình độ cao, đạt tới sự điêu
luyện. Phù Nam là một trong những trung tâm của Phật giáo và Hinđu giáo
lớn của Đông Nam Á nên thật dễ hiểu khi nghệ thuật điêu khắc của Phù
Nam mang âm hưởng và dấu ấn đậm nét của hai tôn giáo này.
Đến nay, khảo cổ học đã phát hiện được khoảng 50 pho tượng Phật
được xác định là của Phù Nam trong đó có 17 pho bằng đá, 26 pho bằng gỗ, 7

23
pho bằng đồng, với 32 pho tượng Phật đứng (Buddhapad) [47, tr. 251]. Các
pho tượng này đều có niên đại khớp với niên đại của Phù Nam. Các pho tượng
Phật đứng được tạc theo nguyên mẫu phù điêu trên bàn thờ ở chùa hang
Adjanta số 19 thời Hậu Gupta (Thế kỷ IV - VI) ở Ấn Độ, trong đó pho tượng
Nền Chùa được tìm thấy ở Kiên Giang là pho tượng đẹp nhất.
Ngoài những pho tượng Phật giáo, ở Nam Bộ Việt Nam và Ăngkor
Borei (Camphuchia) cũng tìm thấy một số lượng khá lớn tượng Hinđu giáo
trong đó có thể kể ra như: Vishnu Óc Eo, Vishnu Gò Tháp, Vishnu Ba Thê,
Vishnu Trung Điền, Surya Tiên Thuận, Vishnu Takuapa, Sri Maha Pot,
Vieng Sra [48, tr. 284-285]. Tượng Vishnu Phnom Da được coi là tác
phẩm đẹp nhất, tiêu biểu cho dòng điêu khắc Hinđu giáo của Phù Nam.
Lương Ninh đã đặt các pho tượng Hinđu giáo của Phù Nam vào một trường
phái riêng - “trường phái Phù Nam”, hoàn toàn khác với các tác phẩm điêu
khắc khác ở khu vực Đông Nam Á. Với một số lượng lớn tượng Hinđu giáo
đã được phát hiện, có thể coi Phù Nam là trung điểm, đỉnh cao của điêu
khắc Hinđu giáo ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Ngoài ra, khi nói tới điêu khắc của Phù Nam thì không thể không kể
tới hàng ngàn mảnh vàng nhỏ, mỏng được các cá nhân hay tập thể tín chủ
thành kính đặt vào đáy trụ giới (simas) của mỗi ngôi đền - được coi là giới
hạn lãnh địa của thần thánh với mong muốn góp công đức và cầu xin được
thần linh phù hộ. Chủ nhân của những mảnh vàng này chắc đã dùng vật
nhọn khắc, vạch lên trên lá vàng những hình tượng mong muốn của mình
như hình hoa sen, hình rắn, cá, voi và các hình tượng biểu trưng cho thần
thánh mà họ tôn thờ.
Như vậy, những biểu hiện nghệ thuật của văn hóa Phù Nam tuy có mang
một số yếu tố của Ấn Độ nhưng nó vẫn xác định được những nét đặc trưng của
sắc thái bản địa, có thể phân biệt được không chỉ với Ấn Độ mà cả với những
nghệ thuật khác trong cùng một môi trường địa lý như Chân Lạp, Lâm Ấp.
24

1.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo.
Vào thời tiền sử, sơ sử và cổ đại, tục thờ người chết là biểu hiện rõ
nhất về tín ngưỡng của cư dân mà khảo cổ học đã ghi nhận được. Ở Nam
Bộ Việt Nam, một số di cốt được tìm thấy ở Cạnh Đền, Óc Eo, Gò Tháp
nhưng không quan sát được tầng văn hóa chính xác, nên chưa xác định
được tục lệ mai táng. Những mộ táng còn lại đều là những khu hỏa táng, với
dạng phổ biến gồm một phần trung tâm hình khối dựng bằng gạch, đá, gỗ
và những vật tùy táng thường là những lá vàng có khắc hình, những viên đá
quý…Trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, người Phù Nam theo
tín ngưỡng bái vật giáo với truyền thống thờ đá mà nhiều nhà nghiên cứu
cho là sự tồn tại của một “truyền thống cự thạch”. Theo Lương thư, tục
chôn người chết ở Phù Nam có bốn cách: Thủy táng (thả thi hài xuống
sông), mai táng (chôn thi hài), điểu táng (để thi hài ngoài trời cho chim ăn),
hỏa táng (thiêu xác), thân nhân chịu tang phải cạo sạch râu, tóc [60, tr. 276].
Như vậy, ở Phù Nam đã từng tồn tại nhiều tập tục trong nghi thức chôn
người chết. Đằng sau những tập tục ấy là những hình trang trí cho thấy cư
dân ở đây quan niệm cái chết như một chuyến đi, đi đến một thế giới khác.
Thế giới đó có thể là thế giới của thần linh và cái chết chính là một cách để
đi tới thế giới thần linh, ở nơi đó cuộc sống sẽ vĩnh hằng. Sự vĩnh hằng đó
cũng có thể là sự hòa nhập với thiên nhiên, chim trời, cá nước (điểu táng và
thủy táng), thăng hoa hòa nhập với thế giới bên kia bằng lửa (hỏa táng) hay
trở về với đất (mai táng).
Vào khoảng đầu Công nguyên, văn hóa Ấn Độ được truyền sang
Đông Nam Á, Phù Nam là một trong những quốc gia có điều kiện tiếp xúc
và tiếp nhận văn hóa Ấn Độ sớm nhất. Một nội dung quan trọng mà cư dân
Phù Nam đã tiếp nhận từ văn hóa Ấn Độ đó là tôn giáo, gồm cả Phật giáo
và Hinđu giáo. Qua các hiện vật phát hiện được như tượng thần Brahma
25

×