Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.91 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung
bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng hoà nhập với nền kinh tế trong khu
vực và nền kinh tế Thế Giới. Tiền lương là một trong những vấn đề khó khăn
và phức tạp, luôn luôn thay đổi để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời là
nguồn tái tạo sức lao động và đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động. Nếu giải quyết tốt mối quan hệ tiền lương giữa người lao
động và người sử dụng lao động thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển
khuyến khích được người lao động hăng say lao động sản xuất, phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Để có
thể tồn tại và phát triển trước những cạnh tranh gay gắt của thị trường, doanh
nghiệp phải đổi mới và lựa chọn cho mình các hình thức trả lương sao cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội.
Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần xi măng và xây
dung Quảng Ninh nơi em đang thực tập được khởi công và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 9/1997. Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh khác tiền lương luôn là vấn đề cần phải đổi mới và hoàn thiện cho phù
hợp với điều kiện thực tế. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu nghiên cứu và
tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên nhà máy, đặc biệt là cán bộ
phòng tổ chức lao động tiền lương. Em thấy các hình thức trả mà nhà máy
đang áp dụng còn có một số hạn chế cần phải hoàn thiện.
Bằng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại
trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS - TS. Trần
Xuân Cầu - giảng viên trường ĐHKTQD và các cán bộ nhân viên phòng tổ
chức lao động tiền lương và một số phòng ban nhà máy em đã lựa chọn
chuyên đề tốt nghiệp đề tài về: “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà
1
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng
Ninh".
Qua đây em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của
PGS. TS Trần Xuân Cầu - giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân, sự
đóng góp quý báu của cán bộ công nhân viên Nhà máy – Công ty đã giúp em
hoàn thành đề tài này.
Chuyên đề được chia thành 3 phần chính sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tiền lương
Phần 2: Đánh giá thực trạng các hình thức tả lương tại Nhà máy xi
măng Lam Thạch .
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại
Nhà máy xi măng Lam Thạch .
3
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao
động trong doanh nghiệp:
1. Khái niệm tiền lương:
- Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, chịu tác động mang
tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao
động, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động.
- Tiền lương danh nghĩa: Là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà
họ đã đóng góp.
- Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người
lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng góp một

khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định.
(- TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương
tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ).
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động
trong doanh nghiệp:
Việc tính toán và trả công lao động là một vấn đề phức tạp gây tranh cãi
và thường xuyên phải điêù chỉnh, sửa đổi sao cho hợp với từng thời kỳ phát
triển của doanh nghiệp. Bởi không có chế độ tiền lương nào hoàn hảo, thoả
mãn được cùng hai lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động luôn muốn hưởng lương cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống
nhưng công việc lại phải nhàn hạ, điều kiện làm việc phải thuận lợi. Ngược lại
người sử dụng lao động lại muốn khai thác và tận dụng tối đa khả năng của
người lao động, nhưng lại muốn bỏ ra phần chi phí sử dụng lao động thấp
5
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhất có thể được. Do đó nhà nước phải luôn luôn sửa đổi, bổ xung, ban hành
chế độ tiền lương mới để doanh nghiệp vận dụng, trả lương tương xứng cho
người lao động, dung hoà giữa hai lợi ích của người sử dụng lao động và
người lao động.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có
những đặc thù riêng trong sản xuất kinh doanh và cũng có những hình thức trả
lương khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp
mình. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những tồn tại trong công tác xây
dựng đơn giá tiền lương và lựa chọn hình thức trả lương cho ngưòi lao động.
Do đó các doanh nghiệp luôn mong muốn khắc phục những tồn tại và hoàn
thiện các hình thức trả lương cho đơn vị mình với mục đích:
Phát huy tiềm năng trong mỗi cán bộ công nhân viên, kích thích,
khuyến khích họ làm việc tận tụy có năng suất, chất lượng và hiệu quả, mang

lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp mới có điều
kiện cải thiện đời sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương của người lao
động thực sự trở thành giá cả sức lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Làm
cho họ yên tâm công tác, tin tưởng và gắn bó sự nghiệp của mình với sự
nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
Các hình thức trả lương phải gắn với kết quả lao động thực tế, nhằm
đáp ứng mức lương thoả đáng cho người lao động, từ đó họ quan tâm đến
thành quả lao động của mình, tự giác làm việc, nâng cao trình độ tay nghề,
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp.
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Trong thực tiễn sản xuất và trong quan hệ lao động tồn tại hai hình thức
trả lương phổ biến đó là: Hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức
trả lương theo thời gian.
7
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc lựa chọn hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện
lao động và yêu cầu của sản xuất.
1. Trả lương theo thời gian.
- Khái niệm:
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào
mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân
viên chức. (- TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền
lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ).
- Công thức tính: TL
TG
= ML x T
LVTT

Trong đó:
TL
TG
:Tiền

lương thời gian
ML: Mức lươngứng với các bậc lương trong thang lương, bảng lương.
T
LVTT
: Thời gian làm việc thực tế.
- Đối tương áp dụng:
+ Công chức viên chức.
+ Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ Những người làm công tác quản lí, chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không thể tiến
hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do
việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm,
không đem lại hiệu quả thiết thực.
- Điều kiện áp dụng:
+ Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác.
+ Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp cuả công việc.
Trong thực tế trả lương thời gian có 2 chế độ: Chế độ trả lương thời
gian giản đơn và chế độ trả lương thời gian có thưởng.
9
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1 . Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng...)
- Khái niệm:

Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền
lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc, chức vụ
hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê
Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã
hội ).
- Công thức tính: TL
TG
= ML
CB
x T
LVTT
Trong đó:
TL
TG
: Tiền Lương thời gian.
ML
CB
: Mức Lương cấp bậc.
T
LVTT
: Thời gian làm việc thực tế.
Có 3 chế độ trả lương theo thời gian đơn giản:
- Chế độ trả lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm
việc.
- Chế độ trả lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm
việc thực tế.
- Chế độ trả lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng.
1.1.1. Chế độ trả lương tháng:
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ

tháng của công nhân viên chức. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường-
Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ).
- Đối tượng áp dụng:
Chủ yếu áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc trong khu vực
nhà nước.
- Công thức tính: ML tháng = ML
CB,CV
+ Các khoản phụ cấp (nếu có)
- Ưu, nhược điểm:
11
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính.
+ Nhược điểm: Còn mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với
hiệu suất công tác của từng người.
1.1.2. Chế độ trả lương ngày:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương ngày là chế độ tiền lương tính theo mức lương cấp
bậc, chức vụ và số ngày làm việc thực tế.
- Đối tượng áp dụng:
Công nhân viên chức trong các cơ quan đơn vị có thể chấm công và
hạch toán ngày công chính xác cho từng cán bộ công nhân viên.
- Công thức tính:
ML
Ngày
= MLtháng / Ngày chế độ trong tháng
Tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:
Tiền lương = ML
Ngày

x số ngày làm việc thực tế
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm bớt tính bình quân trong trả lương, có tác dụng
nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng.
+ Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả trong ngày làm việc.
(TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên
công - Cao đẳng lao động xã hội ).
1.1.3. Chế độ trả lương giờ:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương thời gian theo giờ là chế độ tiền lương thời gian trả
cho số giờ làm việc thực tế.
- Công thức xác định:
ML
giờ
=ML
Ngày
/ Giờ chế độ
- Ưu nhược điểm:
13
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Ưu điểm: khắc phục tính bình quân trong việc trả lương theo tháng và
theo ngày. Năng cao hiệu quả sử dụng thời gian trong ngày làm việc.
+ Nhược điểm là: Việc áp dụng đòi hỏi phải tính toán chấm giờ công
chính xác.
(TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên
công - Cao đẳng lao động xã hội ).
1.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:
- Khái niệm:

Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiền
lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ
tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao...
- Đối tượng áp dụng:
Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ, làm việc phục
vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị... Ngoài ra còn áp dụng cho
công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao,
tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
- Công thức tính:
TL
TG
= ML x T
LVTT
+ Tiền thưởng
- Ưu điểm: Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác
thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do vậy khuyến khích người
lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó cùng
với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng
được mở rộng hơn.
15
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên
công - Cao đẳng lao động xã hội ).
2. Trả lương theo sản phẩm.
- Khái niệm:
Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số

lương sản phẩm hay công việc đảm bảo chất lượng quy định, do một hay một
nhóm công nhân đã hoàn thành.
- Đối tượng áp dụng:
cho công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người
lao động có thể trực tiếp sản xuất.
- Điều kiện áp dụng:
+ Phải xác định đơn giá sản phẩm chính xác.
ĐG =( L
CBCV
+ PC) M
TG
Hoặc: ĐG = L
CBCV
+ PC / M
SL
+ Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc.
- Công thức tính:
Lsp

=

=
n
i 1
( Qi x Đ
g
i)
Trong đó:
Lsp: Lương theo sản phẩm.
Qi: Khối lượng sản phẩm i sản xuất ra.

Đ
g
i: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i.
i: Số loại sản phẩm i.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa
tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi
và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công
nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động.
17
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền
nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao
động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến
việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến
công việc của tập thể.
2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm hay
chi tiết sản phẩm đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản
xuất trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối,
công việc có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản
phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
- Công thức tính:
TL

SP
= Đ
g
x Q
Trong đó:
TL
SP
: Tiền lương sản phẩm của công nhân
Q

: Khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
+ Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa
tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi
và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công
nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động.
Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền
nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao
động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến
19
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến
công việc của tập thể.
2.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lươngcăn cứ vào
số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể hoàn thành và đơn giá tiền
lương của đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc.

- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này áp dụng để trả cho một nhóm lao động thường áp
dụng đối với những công việc đòi hỏi tập thể công nhân cùng thực hiện, có
định mức thời gian dài, khó xác định kết quả của từng cá nhân.
- Công thức tính đơn giá tiền lương:
ĐG =

=
n
i 1
( L
CBCV
+ PC) x M
TG
Hoặc: ĐG =

=
n
i 1
(L
CBCV
+ PC )/ M
SL
- Tiền lương sản phẩm tập thể:
TL
SP
= ĐG x Q
Sau khi xác định được tiền lương cho tập thể thì tiến hành chia lương
cho từng công nhân. Tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn một trong hai phương pháp chia lương sau:

* Chia lương theo giờ – hệ số: Tiến hành qua 3 bước:
- Bước 1: Quy đổi giờ thực tế làm việc của từng công ở từng bậc khác nhau
ra số giờ làm việc của công nhân bậc 1.
TL
qđ CNi
= HSL
CNi
x T
LVTT CNI
- Tính tiền lương 1 giờ theo hệ số bằng cách lấy tiền lương cả tổ chia cho
tổng số giờ hệ số của cả tổ đã tính quy đổi.
21
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tính tiền lương cho từng công nhân bằng cách lấy tiền lương thực tế của
một giờ nhân với số giờ làm việc.
* Chia lương theo hệ số điều chỉnh: Làm 3 bước:
- Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân.
TL
TGTT CNi
= ML
TG CNi
x T
LVTT CNi
- Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh (H
đc
) cho cả tổ bằng cách lấy tổng tiền
lương thực lĩnh chia cho số tiền lương thực tế nhận được.
- Bước 3: Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh và

tiền lương đã cấp bậc của mỗi người.
TL
SP CNi
= H
đc
x TL
TGTT CNi
* Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương:
- Bước 1: Tính điểm quy đổi của từng công nhân.
Điểm quy đổi = Điểm được bình x HSL cấp
của từng CN của từng CN bậc CN của họ
- Bước 2. Tính tiền lương sản phẩm cho một điểm quy đổi:
TL
SP 1 điểm quy đổi
= TL
SP của nhóm
/ Điểm quy đổi của nhóm
- Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng người:
TL
SP CNi
= TL
SP 1 điểm quy đổi
x Điểm quy đổi của một CN
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm
nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời
quan tâm đến nhau hơn để giúp nhau cùng hoàn thành công việc, khuyến
khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản.
+ Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết
định tiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá

nhân.
2.3. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
23
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Khái niệm:
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân
phụ (công nhân phục vụ) căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính
hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động giao cho
công nhân chính.
- Đối tượng áp dụng:
Chỉ áp dụng đối với công nhân phục vụ, phụ trợ mà công việc của họ
có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thành số lượng và chất lượng
của công nhân chính làm lương sản phẩm mà họ phục vụ.
- Tính đơn giá:
ĐG
P
= ( L
CBCNP
+ PC) x M
TG
Hoặc: ĐG
P
= (L
CBCNP
+ PC )/ M
SL
- Tính lương sản phẩm gián tiếp:
TL

SP
= ĐG
P
x Q
Trong đó:
TL
SP
: Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
ĐG
P
: Đơn giá tiền lương phục vụ.
Q : Sản lượng thực hiện trong tháng của công nhân chính.
Ngoài ra: Tiền lương thực tế của công nhân phục vụ còn được tính theo công
thức:
L =
Đ
g
x L x I
n
M
Trong đó:
I
n
: Là chỉ số hoàn thành năng xuất lao động của công nhân
chính
- Ưu, nhược điểm:
25
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính
tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
+ Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất
lao động của công nhân chính. Do vậy tiền lương của công nhân phụ nhiều
khi không phản ánh đúng kết quả lao động của công nhân phụ.
2.4. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
- Khái niệm:
Là chế độ tiền lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm
trong giới hạn mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn gía bình thường còn
tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo
đơn giá luỹ tiến.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất
hoặc khi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn tại
ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan,
góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
- Công thức tính:
TL
lt
= Đ
g
Q
I
+ Đ
g
x k( Q
1
– Q
0
)

Trong đó:
TL
lt
: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.
Đ
g
: Đơn giá cố địng tính theo sản phẩm.
Q
1
: Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
Q
0
: Sản lượng đạt được mức khởi điểm.
k: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm của hình thức tiền lương này: Là khuyến khích công nhân
tăng nhanh số lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nên
phạm vi áp dụng chỉ đối với khâu chủ yếu của dây chuyền hoặc vào những
27
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
27
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thời điểm nhu cầu thị trường về loại sản phẩm đó rất lớn hoặc vào thời điểm
có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế.
+ Nhược điểm: áp dụng chế độ này rễ làm cho tốc độ tăng tiền lương
lớn hơn tốc độ tăng năng xuất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ
tiến.
2.5. Chế độ trả lương khoán.
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ

vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương quy định trong hợp
đồng giao khoán.
- Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được
chi tiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác hoặc
những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải
giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời
gian nhất định.
- Công thức tính:
TL
I
= Đ
gk
x Q
I
Trong đó:
TL
I
: Tiền lương thực tế công nhân nhận được.
Đ
gk
: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
Q
I
: Số lượng sản phẩm được hoàn thành.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời
hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên với hình thức lương này thì khi tính toán đơn
giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho

công nhân nhận khoán.
2.6. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng.
- Khái niêm:
Là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp với các hình thức tiền
thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định.
29
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
29
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đối tượng áp dụng:
Đối với công nhân làm lương sản phẩm mà công việc có yêu cầu đòi
hỏi thực sự để góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch
của đơn vị.
Công thức tính:
L
SPt
= L +
L
(m.h)
100
Trong đó:
TL
SPt
: Tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: Tiền lương trả theo đơn giá cố định.
m: Tỷ lệ % tiền thưởng.
h: Tỷ lệ % hoàn thành vựơt mức sản lưọng được tính thưởng.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực học hỏi làm việc,
tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng.

+ Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng và tỉ lệ thưởng nếu
xác định không chính xác hợp lí sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ
lương.
PHẦN 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH :
1. Sự hình thành và phát triển nhà máy xi măng Lam Thạch.
Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần Xi măng và xây
dựng Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở nhu cầu SXKD của công ty Xi
măng và xây dựng Uông Bí dựa trên các văn bản pháp quy của nhà nước như:
Phương án phát triển xi măng đến năm 2000 của bộ Xây dựng trình thủ
tướng chính phủ phê duyệt tại công văn số: 848/BXD-KH ngày 14/7/1993 với
chỉ tiêu đạt 20 triệu tấn năm 2000.
31
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
31
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương trình 3 triệu tấn/năm của bộ xây dựng.
Báo cáo khả thi của công ty tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây
dựng của bộ xây dựng về việc xây dựng nhà máy xi măng Lam Thạch Uông
Bí Quảng Ninh.
Căn cứ vào các kết quả điều tra tự nhiên, tài nguyên kinh tế xã hội và
nhu cầu về tiêu thụ xi măng trong khu vực vùng Đông bắc nói chung và tỉnh
Quảng Ninh nói riêng. Ngày 8/5/1995 UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy xi măng Lam Thạch.
Tên giao dịch hiện nay: Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ
phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
Địa chỉ: Xã Phương Nam – Uông Bí – Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 855292 . Fax: 033 856468.

Giấy đăng kí kinh doanh số: 112 478 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp
ngày 14/04/1998.
33
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
33
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy xi măng Lam Thạch .
Cơ cấu tổ chức Nhà máy xi măng Lam Thạch theo mô hình trực tuyến
chức năng, tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá sản xuất các cung
đoạn (các phân xưởng sản xuất).
Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà máy xi măng Lam Thạch
GIÁM ĐỐC
NHÀ MÁY
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kĩ thuật cơ điện an toàn
Phòng TC HC tổng hợp
Phân xưởng Cơ điện
Phân xưởng Nguyên liệu
Phân xưởng Lò nung
Phân xưởng Thành phẩm
Phòng kĩ thuật công nghệ KCS

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính tổng hợp nhà máy)
35
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
35
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Giám đốc nhà máy là người đại diện pháp nhân của nhà máy, chịu
trách nhiệm cao nhất về tất cả các quyết đinh SXKD của mình trước pháp luật
và trước Giám đốc công ty.

* Phó Giám đốc nhà máy: là người thực hiện những nhiệm vụ do Giám
đốc giao, điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh các phòng ban phân xưởng
sản xuất trong nhà máy, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được
giao.
* Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: Nhiệm vụ tham mưu giúp Giám
đốc quản lí nhân lực, lao động tiền lương các chế độ chính sách đối với người
lao động.
* Phòng kĩ thuật cơ điện an toàn: Quản lí vật tư thiết bị tổ chức lập kế
hoạch và chỉ đạo các phân xưởng thực hiện kế hoạch sửa chữa định kì, sửa
chữa thường xuyên, nghiệm thu và quyết toán vật tư các công trình sửa chữa
trong nhà máy. Thực hiện kiểm tra công tác an toàn lao động trong nhà máy .
* Phòng kĩ thuật công nghệ KCS: Chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ hệ
thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam 6260- 1997 và hệ thống
quản lí chất lượng Iso 9001-2000 về quy trình sản xuất xi măng PC B30 và
PC HS 40. Phân tích và giám sát các loại nguyên liệu và vật liệu đầu vào tổ
chức kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn bộ các bộ phận trong dây truyền sản
xuất xi măng.
* Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào,
thực hiện các công đoạn xay và nghiền bột đảm bảo theo đúng phối liệu cung
cấp đủ bột phối liệu đảm bảo chất lượng theo hệ thống quản lí chất lượng Iso
9001-2000 các thành phần hoá để cung cấp cho lò nung Clinke.
* Phân xưởng lò nung Clinke: có nhiệm vụ nhận bột từ Xilô đảo đồng
nhất và cấp liệu đủ cho lò nung. Thực hiện cung đoạn vận hành lò nung tạo ra
37
SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7
37
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Clinke đảm bảo chất lượng đưa vào Xilô chứa kho ủ phục vụ cho công đoạn
nghiền xi măng.
* Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ nhận nghiền chộn các phụ gia

tạo ra xi măng đóng bao đảm bảo chất lượng, phân loại sản phẩm nhập kho
nhà máy.
* Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ quản lí hệ thống điện nước, xe,
máy, thông tin cung cấp phục vụ cho toàn bộ nhà máy. Thực hiện công tác
bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt các thiết bị máy móc đảm bảo cho công tác sản
xuất xi măng được diễn ra liên tục thông suốt.
3. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Nhà máy xi măng Lam Thạch.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG NHÀ MÁY XI MĂNG LA-->

×