Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Chính sách đôi ngoại của Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.52 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hòa Pháp là một cường quốc về kinh tế, tài chính, khoa học –
công nghệ ở châu Âu cũng như trên thế giới. Pháp là một trong những
nước có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của
Liên minh châu Âu (EU) và được coi là một trong những trụ cột của Liên
minh này. Pháp không chỉ là quốc gia lớn về diện tích (547.030 km²) và
dân số (56 triệu dân), mà còn là nơi khởi phát những trào lưu tư tưởng
tiến bộ của nhân loại. Vì thế, từ lâu nước pháp đã có ảnh hưởng quan
trọng đến đời sống chính trị của châu Âu và thế giới.
Thế kỷ XV đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của châu Âu với cao
trào Phục hưng bắt nguồn từ Pháp đã “xé toang” màn đêm Trung cổ bao
phủ lục địa này suốt 10 thế kỷ. Sự trỗi dậy của những tự do trong nghệ
thuật làm cho nền văn hóa châu Âu phát triển rực rỡ. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa hình thành làm thay đổi sâu sắc bộ mặt nền kinh
tế châu lục. Những biến chuyển đầy ấn tượng đó đã thu hút toàn bộ sự
tập trung của thế giới về phía lục địa châu Âu mà nước Pháp là nơi hội
tụ những biểu hiện sống động nhất của quá trình vận động ấy. Với
những cuộc cách tân trong văn học, nghệ thuật, hội họa, tôn giáo, kiến
trúc, sự phát triển của công nghiệp, thương mại và giao thông…đã sớm
tạo ra quyền lực và vinh quang cho nước Pháp, đồng thời tạo tiền đề cho
1
sự đăng quang những giá trị Pháp vào thế kỷ XVIII – thế kỷ Ánh sang –
một dấu son rực rỡ trong lịch sử châu Âu và lịch sử thế giới cận đại.
Đại cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789 làm rung chuyển châu
Âu và thế giới, tôn vinh thêm những giá trị tư tưởng của dân tộc Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, thời kỳ đế quốc Pháp chiếm được nhiều thuộc địa nhất,
đặc biệt là ở châu Phi, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Dưới nền Cộng
hòa thứ III liên tục có cuộc xung đột biên giới…Tuy vây, nước Pháp ngoài
vai trò từng là trung tâm văn hóa kinh tế - chính trị của châu Âu thế kỷ


XVII, XVIII, bằng sức mạnh quân sự, họ đã giành được ảnh hưởng bá
quyền quốc tế trong thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, phát xít Đức đã nhanh chóng
đánh bại nước Pháp (1940) và thôn tính toàn bộ nước này vào năm
1942. Năm 1944, dưới sự lãnh đạo của Tướng Charles De Gaulle, tổ chức
“Nước Pháp tự do” lưu vong tại Lodon từ năm 1940 đã cùng các lực
lượng kháng chiến trong nước đấu tranh chống phát xít Đức và giải
phóng đất nước. Năm 1959 Charles De Gaulle lên nắm quyền khai sinh
nền cộng hòa thứ V. Ông thực thi chính sách trao trả độc lập cho các
nước thuộc địa của Pháp và tham gia tích cực vào Cộng đồng châu Âu,
khôi phục lại sự ổn định về chính trị và kinh tế, vì vậy vị trí của Pháp tại
Tây Âu được củng cố. Đến năm 1969, De Gaulle từ chức, các đời tổng
thống tiếp theo là Georges Pompidon (1969 - 1974) và Valery Gicard
S’Estaing (1974 - 1981) đã tiếp tục thực thi các chính sách của De Gaulle.
Công cuộc hiện đại hóa nước Pháp diễn ra với tốc độ nhanh dưới thời
tổng thống Francis Mitterand thuộc Đảng Xã hội Pháp (1981 - 1995). Từ
năm 1995 đến 2007 Tổng thống Pháp là Jacques Chirac, lãnh tụ Đảng
Tập hợp vì nền cộng hòa (RPR). Tổng thống hiện nay là…
2
Có thể nói một cách khái quát, từ nền Cộng hòa thứ V đến nay, chính
sách đối ngoại của Pháp luôn trung thành với mục tiêu chiến lược là
khôi phục địa vị và uy danh nước Pháp trên trường quốc tế. Trong
những bối cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau con đường để đạt tới mục
tiêu đó cũng khác nhau. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Pháp luôn
thể hiện tầm chiến lược dài hạn do dựa trên một số nền tảng, trụ cột có
tính bền vững cao: đó là sự độc lập thông qua các chính sách ngoại giao
hạt nhân, chính sách châu Âu, chính sách ảnh hưởng và chính sách văn
hóa. Hiện nay trong bối cảnh quan hệ quốc tế vận động nhanh chóng và
ngày các phức tạp tạo nên những biến đổi khôn lường, thì hoạt động của
nước Pháp trong cộng đồng quốc tế cũng trở nên phức tạp. Những yếu

tố đó khiến cho việc phân tích, tổng hợp và nghiên cứu, cập nhật những
diễn biến trong chính sách đối ngoại của Pháp là không thể thiếu đển
nhận thức, hiểu đúng về chính sách đối ngoại của Pháp nói riêng và hệ
thống chính sách đối ngoại của các nước lớn hiện nay nói chung.
Từ những trình bày nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “chính
sách đối ngoại của Pháp sau chiến tranh lạnh và quan hệ Viêt - Pháp”,
không chỉ có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và khoa học, mà còn mang
tính chất thực tiễn sâu sắc đối với nước ta.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu: đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung chính sách
đối ngoại của Pháp sau chiến tranh lạnh, thực trạng quan hệ Việt – Pháp
trên các lĩnh vực từ năm 1991 đến nay; từ đó dự báo triển vọng quan hệ
Việt – Pháp và đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả
mối quan hệ này trong thời gian tới.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: phân tích những nhân tố chủ yếu
tác động đến chính sách đối ngoại của Pháp và quan ệ Việt – Pháp sau
chiến tranh lạnh. Phân tích nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của
Pháp thời kỳ sau chiến tranh lạnh.Phân tích chính sách đối ngoại của hai
nước đối với nhau và thực trạng quan hệ Việt – Pháp trên các lĩnh vực.
Từ đó đưa ra dự báo triển vọng của quan hệ Việt – Pháp và đề xuất
những khuyến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ này trong tương lai.
3. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài có cấu trúc gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp sau chiến
tranh lạnh
Phần thứ hai: quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Pháp từ sau chiến
tranh lạnh đến nay.
4

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CỘNG HÒA PHÁP
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CỘNG HÒA PHÁP.
1. Bối cảnh thế giới và châu Âu sau chiến tranh lạnh.
1.1 Bối cảnh thế giới:
Những đặc điểm thế giới tác động đến việc hoạch định chính sách
đối ngoại của Cộng hòa Pháp
Thế giới thơi kỳ sau chiến tranh lạnh nổi lên một số đặc điểm có tác
động ở các mức độ khác nhau đến việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Cộng hòa Pháp. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ở trạng thái
vận hành rất phức tạp. Có thể nói, thế giới đang ở trong một buổi giao thời
5
đầy biến động, đầy bất chắc và khó xác định. Có thể khái quát tình hình đó
với 6 đặc điểm cụ thể như sau:
o Đặc điểm thứ nhất: chủ nghĩa xã hội hiện thực, phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế đang ở thời kì thoái trào, những những mâu thuẫn cơ
bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức mới.
o Đặc điểm thứ hai: cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước
phát triển nhảy vọt, đạt được những thành tựu to lớn. các nước lớn và các
nước nhỏ đều đứng trước nguy cơ thách thức, do đó phải điều chỉnh chiến
lược và chính sách của mình.
o Đặc điểm thứ ba: toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn
ngày càng nhiều các nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát
triển và các tập đoàn tư bản quốc gia chi phối, chứa đựng những mâu
thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có mặt hợp tác vừa có
mặt đấu tranh.
o Đặc điểm thứ tư: nguy cơ chiến tranh bị hủy diệt bị đẩy lùi, song chiến
tranh cục bộ, xung đột sắc tộc. tôn giáo, khủng bố, chạy đua vũ trang vẫn
xảy ra ở nhiều nơi, khu vực gây căng thẳng trên thế giới.
o Đặc điểm thứ năm: quan hệ các nước lớn, nhân tố ảnh hưởng to lớn đến

quan hệ thế giới.
o Đặc điểm thứ sáu: nhân loại đang đứng trước những vấn đề toàn cầu hết
sức cấp bách (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh tật, bùng nổ dân
số, khủng bố…) đòi hỏi sự hợp tác chung của cộng đồng quốc tế để từng
bước giải quyết.
Cùng với những đặc điểm chủ yếu trên, thế giới vận động theo nhiều
xu hướng đan xen phức tạp, trong đó nổi lên các xu thế cơ bản trong quan
hệ quốc tế sau:
• Thứ nhất: hòa bình ổn định hợp tác và phát triển là một xu thế lớn, phản
ánh những đòi hỏi bức xúc của các dân tộc trên thế giới.
• Thứ hai: các quốc gia lớn, nhỏ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình hợp
tác, liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế, chính trị, thương mại và nhiều
6
lĩnh vực khác. Hợp tác ngày càng tăng những canh tranh cũng gay gắt và
quyết liệt.
• Thứ ba: các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, đấu tranh
chống can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền về nền văn hóa
dân tộc, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế.
• Thứ tư: các nước XHCN, các Đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng
cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên quyết đấu tranh vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
• Thứ năm: các nước có thể chế chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu
tranh trong cùng tồn tại hòa bình.
Những đặc điểm và xu thế trên đã quy định tính đa phương, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Đặc điểm
quan trọng là tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày
một gia tăng, trước hết là kinh tế, khi nước nào hay bất cứ nhóm nước nào
không thể tự giải quyết được những vấn đề chung của thế giới, đồng thời
mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực hoạt động trở
thành xu thế tất yếu.

1.2 Bối cảnh khu vực châu Âu từ năm 1991 đến 2011 và khái quát về
Liên minh châu Âu (EU)
Bối cảnh châu Âu:
- Về chính trị, an ninh: chiến tranh lạnh kết thúc, đường ranh giới hệ tư
tưởng làm chia rẽ châu Âu thành Đông - Tây không còn nữa và châu Âu
nằm trong xu thế chung là hợp tác phát triển và cạnh tranh. Có thể thấy
điều này qua việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU) cùng với việc phát
triển quan hệ xuyên Đại Tây Dương Mỹ - Âu và hợp tác Âu – Á (ASEM),
đặc biệt là việc mở rộng EU sang phía Đông Âu. Những mâu thuẫn dân
tộc, xung đột sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ trước kia nay có cơ hội bùng
nổ. Nhìn chung châu Âu những năm đầu sau chiến tranh lạnh nổi lên
những nguy cơ đe dọa an ninh khu vực do trật tự Ianta đổ vỡ trong khi
7
trật tự thế giới mới lại chưa định hình. Một trong những vấn đề gây lo
ngại nhất sự tan vỡ của siêu cường hạt nhân Liên Xô là Nga, Ucraina,
Belarut và Cazacxtan. Bên cạnh đó là tình hình mất ổn định ở Liên Bang
Nga những năm đầu sau chiến trạnh lạnh kết thúc. Ngoài ra, còn phải kể
đến sự xuất hiện và lan tỏa rất nhanh các nhân tố mất an ninh mới có
nguồn gốc chủ yếu từ sự tan rã của Liên Xô và Liên bang Nam Tư như tội
phạm có tổ chức, di dân bất hợp pháp, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội
phạm ma túy…làm cho các biện pháp giải quyết vấn đề an ninh châu Âu
không chỉ bó hẹp trong biện pháp thuần túy quân sự như trước. Mặc dù
có xuất hiện nhiều vấn đề mới xong nhìn chung từ giữa thập niên 90 đến
nay, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chính của châu Âu. Theo
đuổi mục tiêu hoàn thành liên kết kinh tế và định hình một châu Âu
chính trị mới. “Chiến lược Lisbon” được xây dựng cho thời kỳ đến năm
2010 của EU đã xác định làm cho Liên minh châu Âu trở thành nền kinh
tế năng động có tính cạnh tranh cao nhất với khả năng phát triển bền
vững có việc làm nhiều hơn, tổ chức trong một xã hội gắn kết chặt chẽ.
- Về kinh tế: theo GDP, điều kiện sống của và mức sống của nhóm người

nghèo nhất vẫn cao hơn nhiều so với nhóm người nghèo ở các lục địa
khác. Sự chênh lệch về tài sản của các quốc gia Tây Âu có GDP và mức
sống cao thì nhiều nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng sau sự tan rã của Liên Xô và Nam Tư. Từ năm 2008 trở lại đây,
khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo
sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng
khoán khuynh đảo. Vòng xoáy của cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc,
đến nay các nền kinh tế thế giới nói chung, các nước EU nói riêng vẫn
đang phải vật lộn chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc “đại
suy thoái kinh tế” toàn cầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử với mức
thâm hụt ngân sách và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục. Kinh tế của các nước
8
EU đứng trước rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm sút, sản
xuất trì trệ, thất nghiệp gia tăng, thâm hụt ngân sách và khủng hoảng
nợ công của nhiều nước đang ở mức báo động, vượt xa nhiều so với quy
định của Hiệp ước Mastricht. Cuộc khủng hoảng nợ công của các nước
EU cùng với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cứu trợ kinh tế vẫn đang tiếp
tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của khu vực
- Về văn hóa: sự phân chia thành các vùng văn hóa và ngôn ngữ trong
châu Âu ít mang tính chủ quan hơn là phân chia về mặt địa lý và nó thể
hiện mối liên hệ về văn hóa của con người ở đây.
Vài nét về Liên minh châu Âu
EU là một trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ và văn
hóa hàng đầu thế giới, một thực thể có vị thế quan trọng trong đời sống
quốc tế hiện đại. EU có 2 trên tổng số 5 ủy viên thường trực HĐBA LHQ, 4
trên tổng số 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) nằm trong lòng
EU. Eu còn là cái nôi của 2 cuộc cách mạng công nghiệp và đổi mới công
nghệ, có nền tảng vững chắc về phát triển triển xã hội, phúc lợi cộng
đồng, có truyền thống lâu đời về văn hóa, đa dạng về dân tộc và là một
trong những cội nguồn của văn minh nhân loại cới hai nền văn minh rực

rỡ Hy Lạp và Lã Mã.
Sự liên kết Tây Âu được bắt đầu bằng sang kiến của Ngoại trưởng
Pháp Robert Schuman ngày 9/5/1950. Ông cho rằng: than, thép là hai
nguyên liệu thiết yếu để chế tạo vũ khí và phục vụ vông nghiệp, chúng lại
được phân bố tập trung ở vùng biên giới nước Đức và Pháp, cần phải
đặt quyền quản lý than và thép trong một tổ chức quốc tế mở cửa để làm
dịu bớt mối quan hệ cang thẳng và tạo bầu không khí hòa bình, hưu nghị
giữa hai nước, phục vụ cho mục đích tối thượng là phát triển kinh tế.
Sáng kiến này lập tức được 6 nước Tây Âu (Đức, Pháp, Lúc-xăm-bua, Hà
Lan, Bỉ, Italia) hoàn toàn hưởng ứng. Ngày 18/4/1951, tại Paris, 6 nước
9
đa họp hội nghị và ksy kết “Hiệp ước Paris” cho ra đời “Cộng đồng Than
Thép châu Âu” (ECSC) – một tổ chức tiền thân của EU hiện nay.
Để thúc đẩy châu Âu phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu nội tại,
ngày 25/3/1957, 6 nước trong Cộng đồng Than Thép châu Âu lại nhóm
họp ở Roma và kết quả là “Hiệp ước Roma” được ký kết để thành lập
“Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử
châu Âu (EURATOM).
Với triển vọng sáng sủa, EU có sức hấp dẫn không những đối với các
nước châu Âu mà còn đối với các nước khác. Hiện nay, trải qua nhiều lần
kết thành viên mới, EU có 28 thành viên là những nước có chủ quyền,
trải rộng từ Đại Tây Dương tới biển Ban Tích ở phía Bắc, Địa Trung Hải
ở phía Nam. Quy mô tiềm lực và vị thế của EU được tăng cường mạnh
mẽ. Tổng GDP của EU – 27 là 17,57 nghìn tỷ USD, thị trường nội địa
được mở rộng với khoảng 4.422.773 km² và dân số khoảng 500 triệu
người, chiếm 7,3% dân số thế giới.
Ngày nay, EU trở thành một thực thể lớn thứ 3 thế giới với 3% diện
tích và ¼ sự giàu có toàn cầu. Vị thế của Liên minh châu Âu: với tầm vóc
như vậy, EU có được vị thế quốc tế mới trong thế kỷ 21. Các yếu tố tạo
nên vị thế của EU trong thế kỷ 21 bao gồm:

Sức hấp dẫn của một trung tâm kinh tế - thương mại, một thị
trường thống nhất 500 triệu người tiêu dùng.
Đồng tiền chung châu Âu Euro: EU đang phấn đấu cho đông Euro có
vị trí là một đối trọng quan trọng với đồng đô la Mỹ trong trảo đổi
thương mại và dự trữ ngoại tệ trong nền kinh tế thế giới.
Chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính sách an ninh phòng
thủ chung châu Âu
Tuy nhiên, vị thế và vai trò của EU cũng có những hạn chế sau:
Về thể chế: mặc dù là một tổ chức khu vực có mức độ thể chế hóa
cao nhưng EU còn xa mới trở thành một thực thể thống nhất bởi EU là
tập hợp của các quốc gia có nhiều sự khác biệt về điều kiện lịch sử, chính
10
trị, kinh tế và văn hóa với những lợi ích riêng phức tạp thậm chí mâu
thuẫn.
Về kinh tế - xã hội: mô hình kinh tế - xã hội châu Âu chưa tạo ra tư
thế cạnh tranh vượt trội so với các trung tâm khác như Mỹ và Nhật Bản.
Về quốc phòng an ninh: Năng lực quân sự yếu kém, chưa tự chủ
được trong đảm bảo an ninh, khả năng đối phó giải quyết khủng hoảng
còn hạn chế, ngay cả trong chính lãnh thổ châu Âu, trong khi đó các
nước thành viên liên tục chịu sức ép cắt giảm ngân sách quốc phòng để
tập trung vào vấn đề kinh tế - xã hội.
EU là liên kết khu vực và nhất thể hóa ở trình độ cao nhất hiện nay.
Hơn nửa thế kỷ phát triển, EU đã đạt được những bước phát triển về
chiều sâu với số lượng các thành viên từ 6 tăng lên 28 nước, với nội hàm
phát triển xuất phát từ lĩnh vực than và thép dần chuyển sang các lĩnh
vực liên kết khác, với việc xây dựng thị trường nội địa duy nhất, lưu
hành đồng tiền chung Euro và quá trình hoàn thiện thể chế chính trị.
Năm 2010 là năm đánh dấu giai đoạn 10 năm thực hiện Hiệp ước Lisbon
nhằm hình thành một khuôn khổ hợp chính sách về chính trị, kinh tế, xã
hội trong giai đoạn trung hạn 10 năm để đưa EU trở thành một khu vực

kinh tế tri thức có khả năng cạnh tranh trên thế giới, có việc làm đầy đủ
và sự liên két xã hội rộng rãi hơn.
EU đang nỗ lực trở thành một khu vực mở rộng của hòa bình, ổn
định, thịnh vượng và tăng cường lực để đối mặt với những thách thức
mới đang ngày càng có dấu hiệu bất ổn trên thế giới. Bên cạnh đó, EU
cũng là trung tâm tài chính lớn trên thế giới, có tiếng nói quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại như hợp tác và phát triển,
môi trường sinh thái, ngăn ngừa xung đột…Tuy nhiên hiện nay EU cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế và xã hội mà điển hình là những bất đồng quan điểm giữa các
nước lớn trong những vấn đề chung của xã hội, nạn nhập cư, mất an
11
ninh phi truyền thống, thất nghiệp, khủng hoảng nợ công…Chênh lệch
trình độ kinh tế giữa các nước thành viên là một trong những thách thức
đối với quá trình nhất thể hóa EU, đồng thời dễ làm nảy sinh những bất
đồng chia rẽ trong liên kết nội khối.
2. Tình hình nước Pháp.
Nước Pháp theo chế dộ Nghị viện – Tổng thống. Theo Hiến pháp
năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế. Đó là
người đảm báo các thể chế vận hành tốt. La người đứng đầu quân dội,
chịu trách nhiệm cho độc lập, dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền
trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng thống có thể đưa ra
trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên thực tế,
Tổng thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương
hướng của chính sách đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, cũng
như các thành viên của chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng, và chủ trì
Hội đồng Bộ trưởng.
Theo số liệu thống kê của IMF năm 2010, Pháp hiện là nền kinh tế
đứng thứ 5 trên thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức). GDP
của Pháp năm 2010 đạt 2145 tỉ USD, đứng thứ 10 trên thế giới; GDP trên

đầu người của Pháp Năm 2010 đạt 33 100 USD/ người, đứng thứ 39
trên thế giới
1
. Kinh tế Pháp chủ yếu là một nền kinh tế dịch vụ, là một
nền kinh tế mở, chiếm vị trí quan trọng trong trao đổi thương mại quốc
tế: nước xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 5 trên thế giới (với 402 tỷ eruro,
4% thị phần thế giới) sau Đức, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản
2

Pháp là một trong những nước sang lập ra EU và khu vực đồng
euro. Nền kinh tế của Pháp là một trụ cột của thị trường chung châu Âu.
Chính phủ Pháp nhận định rằng mặc dù Pháp giữ một vị trí đáng them
muốn trong nền kinh tế thế giới song nước Pháp cần làm sao cho hoạt
1 Central Intelligence Agency (US), France sur CIA factbook, https:// www.cia.gov
2 Livre blanc sur la politique étranère et européenne de la France 2008 – 2020. La France et l’Europe dans le
mond sous la Presidence d’Alain Jupe et de Louis Schuweitzer, p.34
12
động kinh tế đối ngoại của Pháp thích ứng với những tiến triển của môi
trường quốc tế, nhất là quá trình TCH, để thu được nhiều lợi ích nhất.
Tuy nhiên ở phạm vi toàn cầu, so với nhiều nước công nghiệp phát
triển khác thì nước Pháp thu được ít lợi ích hơn từ sự tăng trưởng của
các nước mới nổi. Trong khi Mỹ trên phạm vi toàn cầu luôn đứng trong
số 3 nước xuất khẩu hàng đầu, Pháp chiếm thị phần khá khiêm tốn 2,3%
ở các nước mới nổi và 1,15% ở Đông Á, chỉ khoảng 10% các luồng đầu
tư của Pháp sang các nước mới nổi, trong khi các nước này chiếm 1/3
đầu tư trên thế giới
3
.
Từ năm 2008 trở lại đây, nền kinh tế Pháp găp nhiều khó khăn
trong việc đối phó với khủng hoảng và suy thoái toàn câu. Cho đến nay,

cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng vẫn
chưa khắc phục được, sản xuất trong nước đình trệ, nạn thất nghiệp
tăng lên. Năm 2010, tăng trưởng của Pháp chỉ đạt 0,9%
4
. Tỷ lệ thất
nghiệp của Pháp ở mức độ cao so với các nước phát triển (năm 2009 tỷ
lệ thất nghiệp ở Pháp là 9,5). Đặc biệt, vấn đề nợ công đối với Pháp hiện
cũng là một vấn đề nan giải.
Trước tình hình như vậy, Chính phủ Pháp đã và đang thực hiện
chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước…gây
ra nhiều tiêu cực về mặt xã hội. Tuy nhiên theo đánh giá của đại bộ phận
các nhà kinh tế học có uy tín trên thế giới thì nếu thực hiện tốt thì cũng
phải 5, 6 năm nữa chính sách này mới thực sự thu được kết quả như
mong đợi.
Cho dù nước Pháp có những vấn đề và khó khăn trong nước như
vậy, song Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài vẫn nhấn mạnh vị thế, vai
trò của Pháp trên trường quốc tế: “Vị thế của Pháp trong thời gian qua,
mặc dù có những khó khăn nhưng chừng mực nào đó cũng được củng
3 Livre blanc sur la politique étranère et européenne de la France 2008 – 2020. La France et l’Europe dans le
mond sous la Presidence d’Alain Jupe et de Louis Schuweitzer, p.36
4 Văn Anh, nước Pháp 2010 với nhiều biến động, />13
cố. Hiện nay, Pháp làm Chủ tịch nhóm G20 và sau đó là Chủ tịch Nhóm
G8. Thời gian qua, Pháp đã đưa ra nhiều sáng kiến trong họat động đối
ngoại đối với châu Âu và thế giới, do đó, vai trò của Pháp về mặt đối
ngoại không suy giảm. Trong nội bộ nước Pháp, tuy có một số vấn đề
giữa người dân Pháp với chính phủ Pháp, nhưng về đối ngoại, Pháp vẫn
củng cố được vai trò của mình tại châu Âu cũng như trên thế giới”.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CỘNG HÒA
PHÁP SAU CHIẾN TRANH LẠNH.
1. Mục tiêu chính sách đối ngoại

Tư tưởng xuyên suốt chi phối chính sách đối ngoại của Pháp từ thời
De Gaulle đến nay luôn là khôi phục địa vị và uy danh của nước Pháp. Dù
trong bất kì thời điểm nào, hoàn cảnh nào, mục tiêu chính sách này cũng
không thay đổi, nó định hình nên các bước đi đối ngoại tiếp theo của
Cộng hòa Pháp.
2. Nguyên tắc đối ngoại cơ bản
Nguyên tắc đối ngoại cơ bản của Pháp là độc lập tự chủ, đoàn kết
và quảng bá những giá trị văn hóa, văn minh Pháp trên trường quốc tế.
Độc lập tự chủ luôn là nguyên tắc số một trong mỗi hành động đối
ngoại của Pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc Pháp tiếp tục
tiến hành chính sách ngoại giao hạt nhân độc lập, tích cực hoạt động
trong các cơ chế liên kết khu vực và quốc tế như Liên minh châu Âu (EU),
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng các nước sử dụng tiếng
Pháp (Francophonie),…Pháp còn tiến hành nhiều động thái chính trị và
quân sự tại các điểm nóng trên thế giới như Bắc Phi, Trung Đông nhằm
bảo vệ các lợi ích chiến lược và khẳng định tính độc lập về ngoại giao
của mình.
Nguyên tắc đoàn kết đem lại cho Pháp nhiều thành công trong đối
ngoại thời kỳ chiến tranh vẫn tiếp tục được khẳng định. Đối với Pháp,
các tổ chức quốc tế thực sự mang lại cho họ không ít cơ hội để chứng tỏ
và thực hiện uy lực của mình đối với thế giới. Đặc biệt, sau chiến tranh
14
lạnh, hoạt động của Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, EU, NATO, Tổ
chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE)…đang tỏ ra có hiệu quả quan
trọng.
Như vậy nguyên tắc độc lập và nguyên tắc đoàn kết ngày càng gắn
kết với nhau. Đoàn kết là điểm tựa để tạo thế độc lập và ngày càng ảnh
hưởng tới thành công của những bước đi ngoại giao lớn của Pháp. Khi
nào ý chí độc lập và ảnh hưởng của Pháp còn, khi ấy nguyên tắc này còn
giữ nguyên tính thời sự và giá trị của nó.

Nguyên tắc hành động hướng đến việc quảng bá những giá trị văn
hóa, văn minh Pháp, trên thực tế xuất phát từ tư tưởng xuất khẩu
những giá trị tinh thần vốn đã tồn tại từ thời kỳ phong kiến và trở thành
bước đột phá dưới đế chế Napoleon. Hiện tai, nguyên tắc này đóng góp
tích cự vào công tác đối ngoại của Pháp. Bộ ngoại giao Pháp năm 1999
vẫn khẳng định: “cuối cùng, yếu tố dẫn dắt đất nước Pháp trong các
hoạt động ngoại giao của mình chính là tham vọng được thấy những giá
trị văn hóa Pháp – những giá trị đó được các thể chế quốc tế ghi nhận
một cách trang trọng – đăng quang khắp nơi trên thế giới”
5
. Sự phát
triển của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, sự giao thoa văn
hóa Đông – Tây như một xu thế quốc tế đã tạo điều kiện cho các chương
trình, dự án văn hóa được thực hiện, góp phần tích cực cho chính sách
khôi phục ảnh hưởng văn hóa, văn minh Pháp
3. Nội dung chính sách đối ngoại của Pháp.
Chính sách đối ngoại được coi là công cụ hàng đầu để đảm bảo an
ninh đối ngoại nước Pháp. Nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại
của Pháp sau chiến tranh lạnh được thể hiện trên một số điểm sau:
Thứ nhất: tiếp tục các định hướng ngoại giao truyền thống, trong
đó nước Pháp vẫn duy trì ngoại giao hạt nhân.
Trong khi vẫn cam kết theo nguyên tắc độc lập dân tộc và quan tâm
đến việc bảo vệ các lợi ích của mình trên thế giới cũng như tôn trọng các
5 France Ministere des affaires étrangères, Javier 1999, tr. 92
15
giá trị dân chủ, nước Pháp đặc biệt chú trọng đến chính sách quốc phòng
an ninh của mình. Sách trắng quốc phòng và an ninh quốc gia của Pháp
đã chỉ ra rằng nước Pháp giữ một tầm nhìn riêng về vấn đề an ninh quốc
gia mà theo đó Pháp quan tâm trước hết đến mối quan hệ giữa an ninh
quốc gia và an ninh quốc tế, đặc biệt là tác động của các mối nguy cơ

ngày càng đa dạng đến từ bên ngoài. Quan niệm về quốc phòng của
Pháp, được xác định trong pháp lênh ngày 7/1/1959, giao cho chính
sách quốc phòng của Pháp ba mục tiêu sau:
Một là, bảo vệ các lợi ích sống còn của đất nước mà bao gồm trước
hết là sự an toàn của nhân dân, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tự do thực
hiện chủ quyền của Pháp. Đặc biệt, nước Pháp cũng phải đảm bả việc
bảo vệ lợi ích chiến lược ở phạm vi quốc tế, thông qua việc tham gia
ngăn ngừa các xung đột, duy trì hoặc tái thiết hòa bình, tôn trọng pháp
quốc tế và các giá trị dân chủ thế giới. Về cơ bản, các lợi ích chiến lược
này nhằm duy trì hòa bình trên lục địa châu Âu và các vùng lân cận (Địa
Trung Hải, Trung Đông), và tại các khu vực quan trọng đối với hoạt động
kinh tế và tự do trao đổi của Pháp.
Hai là, hoạt động cho sự phát triển xây dựng châu Âu và cho sự ổn
định của châu lục. Duy trì thứ hạng của Pháp trên thế giới phần lớn phụ
thuộc vào khả năng ảnh hưởng của Pháp đối với việc xây dựng châu Âu
và đối với tương lai phát triển của châu Âu. Sự lựa chọn của châu Âu này
có lý do cả về chiến lược và kinh tế. Pháp thừa nhận tầm quan trọng của
mối liên hệ giữa châu Âu và Mỹ và phấn đấu đạt được một sự chia sẻ tốt
hơn về trách nhiệm giữa hai bên trong việc giải quyết các vấn đề an ninh
thế giới, phục vụ cho những sứ mệnh gìn giữ hòa bình hoặc giải quyết
khủng hoảng.
Ba là, thực hiện quan niệm toàn diện về quốc phòng. Quan niệm
quốc phòng toàn diện của Pháp dựa trên cơ sở lý luận là sự an ninh và
ổn định của một nhà nước phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh quân sự
16
và cảnh sát, mà còn phụ thuộc không chỉ vào sự tổ chức xã hội, hệ thống
giáo dục và cách thức huy động tình đoàn kết quốc gia và quốc tế. Như
vậy, an ninh dân sự đảm bảo việc bảo vệ cho nhân dân, duy trì trật tự
công cộng và tính liên tục của Nhà nước. Nó bao gồm cả việc ngăn ngừa
và bảo vệ đối với các nguy cơ về tự nhiên và công nghệ lớn, bảo mật các

cơ sở và các mạng lưới nhạy cảm. Cuối cùng, nó giám sát việc phân bổ
hợp lý, các nguồn lực trong thời kỳ khủng hoảng
6
.
Trên cơ sở đó, Pháp xúc tiến đổi mới cơ quan quốc phòng và hệ
thống ra quyết định chính trị - quân sự của mình với mục tiêu phát triển
một nền quốc phòng độc lập để bảo vệ nước Pháp chống lại các mối đe
dọa và những nguy cơ trong một thế giới TCH và phụ thuộc lẫn nhau mà
cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 là một minh chứng.
Nước Pháp phải sẵn sàng để đối phó với các mối đe dọa trực tiếp (chủ
nghĩa khủng bố, chạy đua vũ trang, vũ khí hủy diệt hàng loạt) hoặc gián
tiếp (đặc biệt ảnh hưởng của các cuộc xung đột khu vực chưa được giải
quyết hoặc là những biến chuyển khó lường ở các khu vực chiến lược
nhạy cảm).
Việc làm này theo quan điểm của chính giới Pháp là do xuất pát từ
tình hình an ninh phức tạp của châu Âu và thế giới, trước hết là do mưu
toan nắm giữ và phổ biến các loại vũ khí tối tân mà các nước lớn, nhất là
Mỹ, vẫn tồn tại nhằm duy trì sức mạnh quân sựu; thêm vào đó là việc
xuất hiện “các nước hạt nhân mới” càng tăng thêm mối lo ngại cho thế
giới. Pháp thực thi chính sách hạt nhân, chỉ duy trì ở mức “vừa đủ” nhằm
“răn đe” các thế lực sử dụng nó để uy hiếp nền ngoại giao độc lập của
Pháp và tiếp tục giữ khoảng cách với ô hạt nhân của Mỹ.
Ngoại giao quốc phòng Pháp, thông qua phát triển các mối quan hệ
quốc phòng và an ninh với các đối tác nước ngoài như đối thoại chiến
lược, trao đổi thông tin, trợ giúp hoặc hợp tác quân sự…tham gia vào
6 Ministere des Affaires étrangères de la France, Defense et security,
17
công việc phòng ngừa tình báo và hành động đã cấu trúc nên thiết kế và
mô hình quân đội Pháp.
Thứ hai: đẩy mạnh chính sách phát huy ảnh hưởng.

Đẩy mạnh chính sách ảnh hưởng, theo đó Pháp vẫn chủ trương duy
trì mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó với những nước thuộc thế giới thứ ba
chủ yếu thông qua hoạt động viện trợ và phát triển nhân đạo cũng như
các hoạt động của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp. Các hoạt
động này hình thành lên một kênh ngoại giao quan trọng, vừa gây ảnh
hưởng vừa chuyển tải những mục tiêu văn hóa.
Hiện nay Pháp là nước có hệ thống các cơ quan ngoại giao lớn thứ
hai trên thế giới (sau Mỹ) với khoảng 160 đại sứ quán và 197 lãnh sự
quán có mặt khắp các châu lục. Nước Pháp cũng có đại diện thường trực
tại 17 tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc (ONU), Tổ chức an ninh và
hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chứ lương thực và nông nghiệp Liên Hợp
Quốc (FAO)…Bộ Ngoại giao và châu Âu của Pháp hiện có khoảng 16.500
nhân viên có mặt ở châu Âu và trên toàn thế giới nhằm thực hiện các sứ
mệnh ngoại giao: bảo vệ các lợi ích của Pháp ở nước ngoại, hỗ trợ các
công dân Pháp bên ngoài lãnh thổ nước Pháp, đồng thời quảng bá hình
ảnh nước Pháp và góp phần mở rộng ảnh hưởng của Pháp trên toàn thế
giới.
Cách đây hớn 1 thế kỷ, chính Pháp là nước khởi xướng ra việc xây
dựng một mạng lưới trung tâm văn hóa để truyền bá văn minh, văn hóa
Pháp trên toàn thế giới. Đó là một mạng lưới các viện, các trung tâm,
các cơ sở hoạt động dưới sự điều hành của Viện trao đổi văn hóa Pháp
(Liên hợp Pháp – Alliance Francaise). Ngày nay mạng lưới này gồm có
144 cơ sở văn hóa có mặt trên 90 quốc gia và một mạng lưới 283 viện
trao đổi văn hóa Pháp.
Hoạt động hợp tác giáo dục và khoa học công nghệ cũng phát triển
rất mạnh. Một mạng lưới trường học bằng tiếng Pháp ở nước ngoài đac
được thiết lập với 252 cơ sở giáo dục. Pháp cũng thành lập hơn 200 chi
18
nhánh giáo dục đại học ở các nước thuộc Tổ chức Pháp ngữ và tăng
cường quan hệ hợp tác giáo dục đại học với các đối tac lớn như Đức, Mỹ.

Hiện có khoảng 250 000 lưu học sinh nước ngoài đang theo học tại
Pháp
7
.
Việc quảng bá hình ảnh nước Pháp trên các phương tiện thông tin
cũng được coi trọng. Trong đó phải kể đến các kênh truyền thôn TV5, RFI
(Radio France Internationale) và France 24 là những kênh đối ngoại
phát huy hiệu quả cao.
Thứ ba: đối với Mỹ, Pháp tỏ ra mềm dẻo hơn nhưng vẫn đề cao
chính sách đối ngoại độc lập của mình.
Trong lịch sử Pháp luôn tự hào với vai trò cường quốc và những
ảnh hưởng quốc tế lâu đời của mình. Do vậy, Pháp luôn muốn khẳng
định bản sắc riêng và vị trí lãnh đạo của mình, không thoải mái trước
những ảnh hưởng không thể phủ nhận của Mỹ trên thế giới cả về kinh tế,
chính trị và văn hóa. Điều này chứng minh cho những hành động độc lập
đôi lúc còn rất quyết liệt của Pháp đối với vai trò của Mỹ trong NATO,
ONU và những hoạt động can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông khiến
cho quan hệ hai nước có những lúc căng thẳng.
Trong quan hệ quốc tế, Pháp thừa nhận vai trò của Mỹ trong việc
giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị toàn cầu và các xung đột quốc tế,
những đóng góp và ảnh hưởng của Mỹ ở các tổ chức quốc tế; tích cực
tham gia cùng với Mỹ trong các chiến dịch của NATO ở Ban – căng,
Apganixtan…nhưng Pháp chỉ chấp nhận “đứng bên cạnh”, ngang hàng
với Mỹ chứ không chấp nhận “theo đuôi” Mỹ.
Thủ tướng Sarkozy chủ trương cải thiện mối quan hệ với Mỹ theo
chiều hướng thân thiện, hợp tác song vẫn giữ tính độc lập như tuyên bố
của ông với tạp chí “chính trị quốc tế”: “tình bạn giữa châu Âu và Mỹ là
một điều cần thiết đối với sự cân bằng thế giới. Nó sâu sắc, chân thành
7 Ministere des Affaires étrangères de la France, La politique étrangère, egfrance-onu-
geneve.org

19
và bất diệt. Nhưng tình bạn, đó là ở bên các bạn của mình khi mà họ cần
bạn và có thể nói cho họ sự thật khi họ sai lầm. Tình bạn, là sự tôn trọng,
sự hiểu biết, sự trìu mến, nhưng đó không phải là sự phục tùng. Tình bạn
chỉ có được thực sự nếu như người ta được tự do. Tôi muốn một nước
Pháp tự do và một châu Âu tự do. Tôi đề nghị những người bạn Mỹ của
chúng ta để cho chúng ta được tự do; tự do được làm bạn của họ”.
Những tuyên bố đó ngay lập tức được chuyển thành các quyết định
có tính bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Pháp đối với Mỹ.
Quan hệ Pháp – Mỹ nồng ấm hơn về nhiều mặt…tuy nhiên vẫn tồn tại
một số bất đồng xung quanh một số vấn đề quốc tế như vai trò của Mỹ
trong cuốc chiến tranh chống lại sự biến đổi khí hậu và chính sách tiền tệ
của Mỹ…
Thứ tư: EU được đặt ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại
của Pháp.
Châu Âu là “ưu tiên tuyệt đối” trong chính sách đối ngoại của
Pháp. Tổng thống N. Sarkoxy đã xác định: “xây dựng châu Âu là ưu tiên
tuyệt đối của chính sách đối ngoại Pháp. Không có EU mạnh và năng
động, nước Pháp cũng không thế đối phó có hiệu quả với ba thách thức.
Khống có một châu Âu với vai trò mạnh, thế giới sẽ thiếu đi một cực đảm
bảo sự cân bằng cần thiết”. Do đó Pháp tích cực thúc đẩy quá trình nhất
thể hóa châu Âu. Nước Pháp luôn là một trụ cột, giữ tiếng nói quan
trọng, có sang kiến mới sẵn sàng nhiệt tình đi đầu thực hiện những sứ
mệnh trọng đại của Liên minh.
Hành động trong khuôn khổ EU đã trở thành một nguyên tắc tuyệt
đối trong chính sách đối ngoại của Pháp, trên các lĩnh vực như gìn giữ
hào bình, tôn trọng luật pháp quốc tế về hợp tác song phương. Một chính
sách đối ngoại chung về an ninh quốc phòng cũng từng bước được phát
triển thông qua các hành động chung đối với các vấn đề quốc tế chính
20

yếu, việc thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình của EU và xây dựng
một chiến lược an ninh châu Âu.
Là một trong những nước lớn xét trên nhiều khía cạnh, Cộng hòa
Pháp những năm sau chiến tranh lạnh cũng có những điều chỉnh nhất
định trong chính sách đối ngoại của mình nhằm mở rộng vai trò, ảnh
hưởng trong một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành,
trong đó có mục tiêu “khôi phục địa vị và uy danh nước Pháp” trong trật
tự thế giới hiện đại. thực tiễn những năm qua cho thấy, Cộng hòa Pháp
đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại khác nhau như: điều chỉnh quan
hệ có tính độc lập và cân bằng hơn với các nước lớn chủ chốt; xác lập vai
trò của một trong hai đàu tàu của EU với tư cách là một trong những
trung tâm quyền lực thế giới; tăng cường hoạt động trong các tổ chức
đa phương…nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán và xuyên suốt này.
Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Pháp sau chiến
tranh lạnh đã đem lại cho Pháp một số thành công nhất định. Tuy nhiên,
quá trình thực hiện mục tiêu “khôi phục địa vị và uy danh nước Pháp”
trong bối cảnh thế giới hiện nay diễn biến phức tạp và sự canh tranh gay
gắt của các nước lớn khác, nước Pháp vẫn còn đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức về trước. Để vượt qua được những khó khăn, thách
thức này nước Pháp, một mặt phải khăng định hơn nữa vai trò của mình
trong việc giải quyết những vấn đề lớn của thế giới ngày nay; mặt khác,
phải xây dựng EU thành một trung tâm hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực
mà trong đó Pháp là một trong hai đầu tàu của tổ chức này.
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT – PHÁP TỪ SAU CHIẾN TRANH
LẠNH ĐẾN NAY
I. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT – PHÁP
1. Khái quát quan hệ Việt – Pháp trước năm 1991
Quan hệ Việt – Pháp đã diễn ra từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XVI –
XVII, những nhà truyền giáo Pháp đã đến Việt Nam mang theo một tôn
giáo mới vào nước ta. Một bộ phận dân chúng Việt Nam đã đón nhận và

21
tin theo. Tuy nhiên Hiệp ước Versailles năm 1787 đã không làm cho mối
quan hệ Việt – Pháp gần gũi và thân thiện hơn, trái lại nó là mầm mống
cho một ý đồ câm lược và làm cho nhân dân Việt Nam phái mất gần 100
năm để chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Năm 1858 thực dân
Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở
đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam. Sau rất nhiều khó khăn đến năm
1884 Pháp mới cơ bản xâm chiếm xong Việt Nam về lãnh thổ. Pháp đã
biện minh cho sự có mặt ở Việt Nam như là người mang “sứ mệnh khai
hóa” nhưng thực chất Đông Dương chỉ là “một bong hoa đẹp nhất” trong
các thuộc địa của Pháp, là nơi cung cấp nhân tài và vật lực cho nước
Pháp.
Từ giữa thế kỷ XIX cho đến năm 1954, Xứ Đông Dương thuộc Pháp
trong đó có Việt Nam. Mối liên hệ duy nhất giữa hai nước chỉ đơn thuần
là mối quan hệ giữa một kẻ đi xâm lược với nhân dân một dân tộc đang
ngày đêm không ngừng đứng lên chống lại kẻ xâm lược. Sức mạnh của
lòng yêu nước đã đưa nhân dân Việt Nam hai lần quật khởi giành độc
lập, tự do từ tay Pháp. Đó là Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Chiến
thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneve chấm dứt
chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Sau Hiệp định Geneve, mặc dù chiến tranh Việt – Pháp đã kết thúc
nhưng quan hệ giữa hai nước không mấy tốt đẹp do mối quan hệ đồng
minh chồng chéo, phức tạp của thời kỳ chiến tranh lạnh và cuộc chiến
tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian diễn ra
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Cộng hòa Pháp
bằng kinh nghiệm từng trải của mình đã không ít lần cảnh báo đế quốc
Mỹ về một thất bại không thể tránh khỏi ở Việt Nam. Pháp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức Hội nghị Pari về chấm dứt chiến
tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết
22

nhất là sau khi Việt Nam thống nhất, Pháp đã nhanh chóng ý thức được
vai trò của Việt Nam đối với việc thâm nhập vào châu Á của mình.
Giai đoạn từ 1954 đến năm 1973, quan hệ hai nước mới chỉ dừng
lại ở cấp Tổng đại diện. Thời kỳ này Việt Nam vừa hoàn thành cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp vừa tiếp tục phải đương đầu với âm
mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, nên các hoạt động ngoại giao 2 nước
không có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên Pháp luôn tỏ thái độ quan
tâm và ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Lâp
trường của chính phủ Pháp trong vấn đề này là phản đối chính sách can
thiệp của chính quyền Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính sự can thiệp này
là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm dứt mọi hành động leo
thang quân sự trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 12/4/1973 Pháp chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Kể từ đây quan hệ Việt – Pháp bước sang một trang mới. Trong bối
cảnh quốc tế và khu vực lúc bấy giờ, khi cuộc chiến tranh lạnh và trật tự
thế giới hai cực Ianta chưa kết thúc, việc hai nước chính thức đặt quan
hệ ngoại giao với nhau thể hiện sự nỗ lực rất cao của hai bên. Đây là sự
kiện hết sức quan trọng, mở ra một bước ngoặt mới như một điều kiện
tiên quyết để quan hệ hai nước được khai thông và phát triển. Điểm hạt
nhân trong chính sách đối ngoại của Pháp đối với Việt Nam thời kỳ này
đã được thể hiện khá rõ nét, đó là thái độ nhất quán ủng hộ sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, mong muốn tăng cường quan hệ với
Việt Nam.
Tuy hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 song cho
đến trước năm 1991, do bị chi phối bởi cuộc chiến tranh lạnh và trật tự
hai cực Ianta nên quan hệ hai nước không tránh khỏi những hạn chế và
chưa đáp ứng được mong muốn của hai bên. Từ năm 1989 trở đi, quan
hệ Việt – Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đi đầu các nước phương Tây
trong khai thông quan hệ với Việt Nam. Năm 1989 hai nước ký hiệp định
23

khung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đầu năm 1990, Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp R.Dumas thăm Việt Nam. Pháp cũng nối lại viện
trợ phát triển chính thức cho Việt Nam, thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh
vực, hỗ trợ Việt Nam giải tỏa quan hệ với các tổ chức tài chính và tiền tệ
quốc tế, ủng hộ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU. Có thể
nói giai đoạn 1973 – 1991, quan hệ Việt – Pháp tuy có không ít những
thăng trầm nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định. Các
hiệp định được ký kết đã mở đầu và là nền tảng quan trọng trong việc
phát triển quan hệ giữa hai quốc gia này.
Tóm lại, mặc dù trong quá khứ quan hệ giữa hai nước có những
thăng trầm, có lúc là kẻ thù của nhau, nhưng cả Việt Nam và Pháp đã
cùng vượt qua những mặc cảm trong quá khứ để đưa quan hệ hai nước
ngày càng nồng ấm lên bằng việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy
khác nhau về trình độ phát triển, và gặp không ít những rào cản nhưng
từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, xuất phát từ lợi ích của chính mình,
mối quan hệ giữa hai nước có những bước phát triển tốt đẹp. Quan hệ
Việt – Pháp không chỉ dừng lại ở mối quan hệ song phương mà còn diễn
ra trong khuôn khổ của các mối quan hệ đa phương thông qua các tổ
chức và diễn đàn khu vực, thế giới như EU, ASEAN, APEC…Những thành
tựu bước đầu đạt được trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế,
văn hóa – giáo dục…kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến
năm 1991 chính là tiền đề, là sự khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ giữa
hai quốc gia sau này.
2. Pháp trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của Pháp.
2.1 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Pháp
Trong bối cảnh thế giới Toàn cầu hóa là một cách rộng lớn và sâu
sắc hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ chiến lược
phát triển quốc gia đã trở thành một xu thế không thể cưỡng lại và là
24

một nhu cầu tất yếu của nhiều nước trên thế giới. Trước những đổi thay
của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng ta đã kịp thời đổi mới nhận
thức về tình hình thế giới và khu vực, chuyển từ cách nhìn thế giới chỉ
dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn nhận toàn diện hơn,
coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển của Việt Nam. Sự
chuyển biến tư du quan trọng trong lĩnh vực quốc tế và đối ngoại là quan
điểm “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế, lấy việc “nâng cao
vị thế đất nước” và đảm bảo “lợi ích quốc gia dân tộc” là nguyên tắc tối
cao của hội nhập, “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.
Trên cơ sở đó Đảng ta đã từng bước hoàn thiện “đường lối đối
ngoại độc lâp, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển”; thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng
cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng
hòa bình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Việt Nam là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, là thành viên
tích cực có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trong những năm gần đây quan hệ Việt Nam – Pháp, đặc biệt là
quan hệ kinh tế đang có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hứa
hẹn. Pháp đang là nước đứng đầu châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt
Nam với hàng trăm dự án. Do vậy, Việt Nam luôn coi việc phát triển hữu
nghị với Pháp là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình nhằm
tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương và thiết lập trên thực tế
khuôn khổ quan hệ Việt – Pháp hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn
diện, lâu dài trong thế kỷ XXI.
Quan hệ Việt – Pháp là mối quan hệ có bề dày trong lịch sử. Mặc dù
hai nước là hai quốc gia có chế dộ chính trị - xã hộ và trình độ phát triển
khác nhau, lại cách xa nhau về mặt địa lý và còn lưu giữ nhiều dấu ấn
25

×