Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Asean từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.5 KB, 13 trang )

Lời mở đầu
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu từ những năm 70 đã làm
thay đổi thế giới. Bắt nguồn từ nhu cầu phải hợp tác để cùng tồn tại và phát triển , xu thế
đối đầu giữa 2 cực Ianta trong chiến tranh lạnh tan vỡ từ những năm 80 của thế kỷ
trước.Các nước phát triển muốn tìm kiếm thị trường và nguyên liệu còn các quốc gia
đang phát triển cần có vốn và công nghệ. Chính vì vậy các mối quan hệ quốc tế dần trở
nên bớt căng thẳng khi mà các quốc gia muốn bắt tay lẫn nhau chuyển từ đối đầu sang
đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Trải qua
hơn 43 năm kể từ khi ra đời , Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay đã
trở thành một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế vững mạnh được đánh giá cao trong
khu vực và quốc tế. Mặc dù đã từng có những bất đồng đối với Asean trong vấn đề
Campuchia và sự bất ủng hộ của một số nước Đông Nam Á trong kháng chiến chống
Mỹ , tuy nhiên cho đến Đại hội Đảng Cộng Sản năm 1986, khi Việt Nam tiến hành đổi
mới toàn diện về kinh tế , chính trị và ngoại giao với định hướng ban đầu là Đổi mới về
quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài thì mối
quan hệ Việt Nam và ASEAN đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Cũng từ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội chúng ta từng bước mở cửa và có những hành động tích cực
trên trường quốc tế như bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với
Hoa Kỳ vào năm 1995 , gia nhập khối ASEAN năm 1995.
Kể từ Đại hội Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội
VIII (1996) , rồi Đại hội IX (2001) của Đảng chúng ta đã liên tiếp xây dựng và đổi mới
chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế của thời đại.Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
Tuyên bố chính sách của Đại hội IX đúc kết kinh nghiệm từ các kỳ đại hội trước với
phương châm : “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” ( Văn kiện đại hội IX )Trong
chính sách đối ngoại của mình đối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới
chúng ta đều thể hiện được những tinh thần nêu trên. Đặc biệt đối với tổ chức Asean bao
gồm các nước trong khu vực láng giềng chúng ta có những chính sách đối ngoại riêng
phù hợp quy tắc , chuẩn mực quốc tế , chính sách đối ngoại đối với các nước Asean của
Việt Nam có vai trò quan trọng về nhiều mặt trong chiến lược Kinh tế - Xã hội - Chính trị


- Ngoại giao. Vì vậy Đề tài nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Việt Nam với
Asean từ năm 1991 đến nay” có ý nghĩa rất sâu sắc về lý luận cũng như thực tiễn
1.Một số cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với ASEAN
Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, khi Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh tại cả
hai miền Nam, bắc nước ta bằng chiến tranh cục bộ , lúc này đã có sự tham gia của những
Đồng minh của Mỹ (trực tiếp hay gián tiếp) bao gồm trong đó một số nước ASEAN, hai
bên hầu như không có thiện cảm với nhau (trừ mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà với Indonesia ). Vào những năm 1970, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã dần được thiết
lập và phát triển cùng với thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và thống
nhất đất nước, và đặc biệt qua chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Việt Nam
Phạm Văn Đồng năm 1978, sau khi Việt Nam thống nhất và trở thành Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Các bên đã bàn đến các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh chính trị
như khả năng ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau.
Tuy nhiên các sự kiện tiếp theo liên quan đến Campuchia đã làm quan hệ hai bên
trở nên xấu đi, thậm chí đối đầu vào những năm 80 khi Việt Nam đóng quân tại
Campuchia, việc bất đồng với ASEAN sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho Việt Nam khi chúng ta
nằm “kẹp” trong khu vực Đông Nam Á nên rất dễ bị cô lâp bởi các thế lực thù địch .
Chính vì vậy khi tham gia vào ASEAN để tránh gặp phải những bất đồng cũng như tranh
chấp có thể tái diễn như trong quá khứ chúng ta có những chính sách đối ngoại phù hợp
trên cơ sở Hiến chương ASEAN
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội : Trong những năm 80 nền kinh tế thế giới vẫn
chưa thoát khỏi biến chứng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70. Trong khi
Hệ thống xã hội chủ nghĩa có nhiều bất ổn nhìn thấy , sản xuất trì trệ tại Liên Xô và Đông
Âu báo hiệu cuộc biến động chính trị sắp xẩy ra , lúc này ta lại có mâu thuẫn với đồng
minh Trung Quốc về vấn đề Cam pu chia và nhiều vấn đề chính trị phức tạo khác dẫn tới
cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ năm 1986
gặp rất nhiều khó khăn , nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm dần rồi cắt
hẳn, hợp tác thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa cũng bị dừng lại do khủng hoảng
chính trị dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và Liên Xô vào những năm
1989 – 1991. Mặc dù quá trình đổi mới toàn diện đã được triển khai và đạt được những

thành tựu nhất định nhưng lúc này nền kinh tế còn rất yếu ớt, Việt Nam vẫn chịu sự cấm
vận của Mỹ , mẫu thuẫn với Trung Quốc. Chính vì vậy mục tiêu của chính sách đối ngoại
của Việt Nam lúc này là xây dựng các mối quan hệ và từng bước đặt vấn đề hợp tác
thương mại và kêu gọi đầu tư, chú trọng đầu tiên đến các nước láng giềng khu vực bán
đảo Đông Dương và Đông Nam Á nói chung, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước
đang phát triển trên thế giới. Gia nhập Asean năm 1995 đã tạo điều kiện cho nước ta có
thể hội nhập sâu vào khu vực trên các lĩnh vực an ninh – kinh tế - chính trị
Giai đoạn từ năm 1996 trở đi , sau khi vấn đề Cam pu Chia được giải quyết việc
đối đầu giữa hai nhóm nước khu vực Đông Đương với các nước khối ASEAN lúc đó
được xóa bỏ hoàn toàn tạo ra tình hình mới có lợi cho việc hoạch định chính sách đối
ngoại đối với khu vực ASEAN. Bên cạnh đó Châu Á và Đông nam Á tiếp tục phát triển
năng động về kinh tế , nhưng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: phải khắc
phục khủng hoảng 97, bệnh dịch SARC, đòi hỏi chính sách đối ngoại vừa củng cố sự liên
kết, hợp tác trong nội bộ khối, vừa nở rộng quan hệ với bên ngoài
2.Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Asean từ 1991 đến nay.
2.1.Chính sách đối ngoại qua các kỳ Đại hội :
Giai đoạn 1991 - 1995
Mặc dù nền kinh tế nước ta trong buổi đầu đổi mới gặp rất nhiều khó khăn nhưng
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991) vẫn kiên trì thực hiện đường lối
đổi mới, bởi vì đổi mới lúc này là lối thoát duy nhất , phương hướng đổi mới lúc này tập
trung vào Chính trị bao gồm hiến pháp và tổ chức lại bộ máy nhà nước đồng thời thông
qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nhằm bình ổn xã hội,
phát triển đất nước đưa đất nước thóat ra khỏi khó khăn , đại hội đề ra kế hoạch 5 năm
1991-1995 nhằm phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên những yêu cầu bức thiết cho công
nghiệp hóa – hiện đại hóa yêu cầu những chính sách đối ngoại phải trở nên thiết thực và
cụ thể. Chính sách đối ngoại được đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng lần VII ( 1991 ) thể
hiện mục tiêu trước hết là các đối tác truyền thống và láng giềng khu vực Đông Nam Á :
- Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, Độc lập và phát triển
- Củng cố và phát triển qua hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với các nước Xã hội chủ

nghĩa , các nước anh em trên bán đảo Đông Dương, phát triển quan hệ với Đông Nam
Á
- Phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát triển
Trong giai đoạn này thì chính sách đối ngoại của của chúng ta là tạo quan hệ và ấn
tượng tốt đối với khối ASEAN, xóa bỏ hiểu nhầm tiến tới hợp tác và gia nhập vào
ASEAN
Giai đoạn 1996 đến nay
Tại kỳ Đại hội VIII trên cơ sở phân tích những tình hình trong nước và quốc tế
cũng đại hội đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại cụ thể là : Hợp tác nhiều mặt, song phương và
đã phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng Độc
lâp chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , ko can thiệp công việc nội bộ của nhau ,bình đẳng
cùng có lợi, giải quyết tranh chấp bất đồng bằng thương lượng. Chính sách đối ngoại đối
với ASEAN cũng theo nhiệm vụ này để hoạch định đó là : Ra sức tăng cường quan hệ
với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN Không ngừng củng cố quan
hệ với các nước bạn truyền thống Tại Đại hội IX ( 4/2001 ) có bổ sung trong đường lối
đối ngoại: VN sẵn sàng là bạn và là đối tác đáng tin cậy của các nước... Trong các hướng
ưu tiên của Đại hội IX thì: coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước Xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác
với ASEAN, được đưa lên hàng đầu.
Tại hội nghị Trung Ương VIII ( 7/2003 ): chính sách đối ngoại chúng ta tiếp tục
được bổ sung nhằm tranh thủ nguồn lực quốc tế cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế những nội dung chủ yếu của hội nghị trung
Ương VIII định hướng cho chính sách đối ngoại của ta là : “Ra sức huy nội lực, đồng
thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi từ bên ngoài ;Quán triệt đường lối độc lập
tự chủ, kiên định chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa theo phương châm “thêm
bạn bớt thù”, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu
tránh bị cô lập ; Tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng
giềng ; Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển, các tổ chức quốc tế và khu vực.”
Tại hội nghị Trung Ương IX (1/2004) : “Tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, các nước xã hội chủ nghĩa

và các nước trong khu vực; Tích cực chủ động góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản
của ASEAN, tăng cường gắn kết trong hiệp hội, hạn chế tác động phân hóa từ bên ngoài,
đẩy mạnh hợp tác kinh tế”. Đặc biệt là tiếp tục giữ vững mối quan hệ thân thiết bền chặt
với hai nước anh em là LÀo và Campuchia
Tình hình thế giới và khu vực trong giai đoan 2006 – 2010 có nhiều diễn biến
phức tạp, tác động nhiều chiều tới an ninh và phát triển của Việt Nam. Mặc dù có nhiều
thách thức đặt ra, nhưng chúng ta đã và đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất cơ
bản. Đó là thành tựu 20 năm đổi mới làm cho thế và lực Việt Nam mạnh lên nhiều; việc
mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho Việt
Nam tiếp tục công cuộc đổi mới, giữ vững và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, để
tập trung phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn Tại Đại hội X ( 2006 ) Trên cơ sở đánh
giá sâu sắc những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới, Đại hội X
khẳng định phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện và đồng bộ hơn nữa, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn nhằm sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Chính sách đối ngoại của nước
ta với ASEAN vân được đặt lên hàng đầu đó là “tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại,
củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước nhất là láng giềng
khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác, tạo bước chuyển biến mới trong
quan hệ hợp tác theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền
vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.”
2.2.Triển khai thực hiện đường lối chính sách đối ngoại đối với ASEAN
2.2.1.Xây dựng mối quan hệ hòa bình và ổn định đối với Asean.
Giai đoạn 1991 – 1995:
Bên cạnh những thay đổi sâu sắc diễn ra trên thế giới và ở khu vực từ năm 1989,
nhận thức về lợi ích chung của Đông Nam Á, về sự liên kết cùng nhau phát triển đã đưa
đến sự thông cảm hơn giữa Việt Nam và ASEAN về lợi ích an ninh của nhau, để tiến tới
cùng chia xẻ số phận chung của các dân tộc Đông Nam Á. Chúng ta nhận thức được tầm
quan trọng của việc củng cố quan hệ và hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực
ASEAN nên có sự chủ động trong việc giải quyết vấn đề Campuchia . Đồng thời triển

khai mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao song phương cấp cao với các nước ASEAN

×