Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

sao la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.87 KB, 2 trang )

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM
(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 10/11/2002
Kiểu gõ tiếng Việt Telex VNI Tắt
Tên Việt Nam:
Sao la
Tên Latin:
Pseudoryx nghetinhensis
Họ:
Trâu bò Bovidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Lớp (nhóm):
Thú

Hình: Nguyễn Hữu Cường




SAO LA
[Pseudoryx[nghetinhensis Giao et All, 1993
Họ: Trâu bò Bovidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Mô tả:
Cỡ lớn, dài thân 1.300 - 1.500mm, dài đuôi 130 - 170mm (kể cả túm lông đuôi), dài tai 9 - 10mm, dài bàn
chân sau: 32mm. Trọng lượng cơ thể 80 - 120kg. Da màu nâu sẫm, có những vạch trắng hoặc đen nhạt.
Mặt nâu sẫm hay nâu đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc trắng ở trên và dưới mắt, nhiều vạch trắng ở
cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu, mặt trước tai màu trắng nhạt, chóp tai có túm lông dài màu trắng. Phần
lưng màu nâu, hai bên sườn có vạch màu trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Lông
mềm mượt, có các vòng soắn ở giữa mũi, hai bên cổ và giữa hai vai, Đuôi có túm lông đen dài 50 - 70mm.


Ngay trên móng guốc có vành trắng ở cả 4 chân. Cả đực và cái đều có sừng. Sừng dài 400 - 500mm, gần
như thẳng, không phân nhánh, khoảng cách hai gốc sừng 38 - 40mm; khoảng cách hai nút sừng 110 -
205mm, mút sừng nhọn nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút sừng.
Sinh học:
Thức ăn của sao la chủ yếu là cỏ và lá cây rừng. Theo Đỗ Tước, sao la non 5 - 7 tháng tuổi đã sử dụng 58
loài thực vật làm thức ăn, về sinh sản của loài thú này còn chưa được biết đến.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sinh sống của sao la là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc đã bị khai thác nhẹ. Nơi ở và kiếm ăn
thường là những nơi có nhiều lèn đá lởm chởm gần các sông suối nước ở độ cao 200 - 600m so với mặt
biển và xa khu dân cư. Tập tính sinh sống của chúng vẫn chưa được nghiên cứu.
Phân bố:
Việt Nam: Nghệ An (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), Hà Tĩnh
(Vũ Quang), Quảng Bình (Minh Hóa), Thừa thiên Huế (A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông).
Thế giới: Lào, Thái Lan.
Giá trị:
Loài mới phát hiện, nguồn gen quý hiếm, thích nghi với vùng rừng núi cao, là đối tượng nghiên cứu phục
vụ du lịch.
Tình trạng:
Phân bố hạn hẹp, số lợng ở các khu vực không nhiều, ngày càng trở lên hiếm. Mức độ đe doạ: Bậc E.
Đề nghị biện pháp bào vệ:
Cấm săn bắn bẫy bắt sao la. Mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha và xây
dựng khu bảo tồn sao la ở A Lưới (Thừa thiên Huế).

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 94.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×