Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty TNHH một thành viên 76

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.62 KB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
MỤC LỤC
Phòng kế hoạch vật tư 47
Phòng kiểm nghiệm 47
Ghi chú 47
SV: Nguyễn Bích Diệp
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 42
Phòng kế hoạch vật tư 47
Phòng kiểm nghiệm 47
Ghi chú 47
SV: Nguyễn Bích Diệp
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 76 trong 5 năm gần đây
(2005- 6 tháng đầu năm 2010) Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty 76 trong 5 năm gần đây (từ
năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2010) Error: Reference source not found
Bảng 1.3:Tình hình sản xuất- tiêu thụ sản phẩm thuộc nhóm hàng kinh tếError:
Reference source not found
Bảng 1.4: Mức tăng (giảm) doanh thu qua các năm Error: Reference source not
found
Bảng 1.5: Mức tăng (giảm) chi phí qua các năm Error: Reference source not
found
Bảng 1.6: Sự tăng giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Error: Reference
source not found
Bảng 1.7: Thiết bị máy móc của Công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Tổng hợp số biên bản vật tư đầu vào Error: Reference source not found
Bảng 2.2 : Kế hoạch lấy mẫu kiểm hàng 2.5 Error: Reference source not found


Bảng 2.3: Tỉ lệ một số sản phẩm hỏng ở công đoạn may. .Error: Reference source
not found
Bảng 2.4: Tỉ lệ một số sản phẩm hỏng công đoạn cắt phôi Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Danh mục dụng cụ đo Error: Reference source not found
Bảng 2.6 : Số lượng một số sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Công ty Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm shoping bag yellow Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu hỏng ở công đoạn may Error:
Reference source not found
SV: Nguyễn Bích Diệp
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập trở thành xu thế tất yếu, một nước sẽ không thể phát
triển nếu không tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Khi toàn cầu hóa trở thành xu thế
khách quan thì yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng trở nên cấp bách. Toàn cầu
hóa trở thành xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình
độ phát triển cao của nền sản xuất, phân công lao động quốc tế hóa và sản xuất trở
nên phổ biến
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập, cạnh tranh trở thành yếu tố
mang tính quốc tế, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Theo M.E Porter thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được
thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm và chi phí thấp.
Xu hướng của cạnh tranh ngày nay là cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm, vì
vậy chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm
tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả mọi hoạt động của doanh
nghiệp, là kết quả của hàng loạt các yếu tố có liên quan. Muốn có chất lượng sản
phẩm tốt doanh nghiệp cần phải chú trọng đến hoạt động quản lí tất cả các yếu tố

đó. Để hoạt động quản lí thực hiện một cách đúng đắn thì phải có một hệ thống chất
lượng tiên tiến và phù hợp. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển việc áp dụng
hệ thống quản lí chất lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng cung cấp
những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; giúp cho cán
bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng và công việc một
cách nhất quán. Bởi vậy việc hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đang là vấn đề
rất quan trọng, nó góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và uy
tín của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lí chất lượng đối với
sự sống còn của các doanh nghiệp trong thời kì hội nhập, qua quá trình thực
tập tại Công ty TNHH một thành viên 76 em đã quyết định chọn đề tài chuyên
đề thực tập là:“ Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty TNHH
một thành viên 76”. Nhưng do đặc thù của Công ty là một Công ty hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu, hạch toán độc lập nhưng vẫn trực thuộc Bộ
quốc phòng với các mặt hàng xuất khẩu chiếm phần lớn doanh thu, nên đề tài
SV: Nguyễn Bích Diệp
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
này chỉ nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chất lượng Qway mà Công ty đã áp
dụng cho các mặt hàng kinh tế phục vụ xuất khẩu.
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Chương 1: Khái quát về Công ty TNHH một thành viên 76
Chương 2: Thực trạng về hệ thống quản lí chất lượng tại Công ty
TNHH một thành viên 76
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất
lượng tại Công ty TNHH một thành viên 76
Qua quá trình thực tập tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ của các bác, các
cô chú cán bộ nhân viên phòng kế hoạch vật tư, phòng kiểm nghiệm và các
phòng ban khác, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của THS Nguyễn Thị Hồng Thắm
đã giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Nhưng do trình độ có hạn

nên trong chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để chuyên đề thực tập của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng mọi ý kiến đóng góp.
SV: Nguyễn Bích Diệp
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 76
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên 76:
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH một thành viên 76:
Tên giao dịch trong nước : Công ty TNHH một thành viên 76
Tên giao dịch nước ngoài : 76 one remember limited liability company
Giám đốc : Nguyễn Xuân Khải
Địa chỉ trụ sở chính : Xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội
Website : />Điện thoại : (043)8276.386 / 8766.109 / 6770.035
Fax : (043) 8276.406
Mã số thuế : 0100 598859
Diện tích mặt bằng : 93.419 m²
Vốn đăng ký : 114.041.000.000 đồng
Lĩnh vực kinh doanh :
-Ngành nghề kinh doanh đã đăng kí:
Sản xuất các mặt hàng quốc phòng như lưới ngụy trang, mô hình nghi binh,
nghi trang, sơn quân sự các loại, bao cát công sự, áo mưa, hỗ trợ bơi Xuất khẩu các
sản phẩm trang bị cho quốc phòng đi các nước như Cuba, Venezuela Sản xuất các
mặt hàng kinh tế như bao xi măng các loại, bao đựng phân bón,túi đựng đồ dùng
trong các siêu thị Xuất khẩu các mặt hàng như túi siêu thị, túi Dimba, túi Giáng
sinh, túi chậu cây cho hơn 20 nước trên thế giới, cung cấp cho tập đoàn IKEA. Bán
buôn bán lẻ xăng dầu.
-Ngành nghề đăng kí bổ sung:
SV: Nguyễn Bích Diệp

1
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đêm, sản xuất bao bì
và các sản phẩm bằng plastic, sản xuất sản phẩm khác từ cao su
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH một thành viên 76 là doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh, trực
thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng- Bộ Quốc Phòng được tổ chức và hoạt
động theo các mục tiêu phát triển kinh tế, quốc phòng của nhà nước và quân đội.
Với diện tích mặt bằng là 93.419 m
2
, nằm ở khu vực giáp ranh giữa Hà Nội và Hưng
Yên, cách thủ đô 17 km đường bộ, kề sát trục đường quốc lộ 5A nối Hà Nội với
thành phố cảng Hải Phòng.
Công ty 76 tiền thân là Xí nghiệp T606 trực thuộc Cục vật tư nhiên liệu – Tổng
cục Hậu cần, thành lập ngày 9/3/1971 với quân số được biên chế ban đầu là 133 đồng
chí với 6 phòng ban và 2 phân xưởng và một số trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Xí nghiệp
T606 có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các sản phẩm như: Vỏ mìn, vỏ lựu đạn, khung thép
làm hầm hào công sự, các dụng cụ sửa chữa vũ khí, khí tài, ôxy tinh khiết phục vụ cho
cứu thương bệnh binh.
Sau ngày tổ quốc thống nhất, tháng 1/1977 theo yêu cầu nhiệm vụ mới, xí
nghiệp 147 và xí nghiệp 177 được sát nhập vào T606 và được đổi tên thành nhà máy
Z176, sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển và trưởng thành của nhà máy và
tổ chức lực lượng với nhiệm vụ chính được xác định là: Sản xuất sơn cho tàu
thuyền, sơn trang trí, sản xuất các mặt hàng nhựa polyme, dép nhựa cho bộ đội, sản
xuất phụ tùng ô tô, các máy lẻ phi tiêu chuẩn phục vụ bộ đội làm kinh tế.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (năm 1986), với chính sách chuyển đổi từ
cơ chế tập trung bao cấp sang hạch toán kinh tế thị trường, cũng như nhiều doanh
nghiệp quốc phòng khác, Nhà máy đã gặp rất nhiều khó khăn, sau đó Nhà máy đã
quyết định tự vay vốn, phát huy nội lực, đầu tư dây truyền thiết bị, đổi mới công
nghệ, đổi mới mặt hàng, đổi mới phương thức quản lý cho phù hợp với cơ chế hạch

toán kinh tế nhằm đứng vững trong nền kinh tế thị trường và giải quyết tốt những
khó khăn về việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tháng 8 năm 1993, thực hiện nghị quyết của chính phủ về thành lập lại doanh
nghiệp Nhà nước , nhà máy Z 176 có thêm tên gọi mới là Nhà máy hóa chất 76. Đến
tháng 9 năm 1996 đổi tên thành Công ty hóa chất 76.
Năm 2001 Công ty đã tiếp cận với các đối tác nước ngoài nhằm cung cấp các
sản phẩm túi xách và bao bì từ nhựa và đổi tên từ Công ty hóa chất 76 thành Công ty
SV: Nguyễn Bích Diệp
2
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
76. Tháng 8 năm 2004 đổi thành Công ty 76- Bộ Quốc Phòng và đến tháng 3 năm
2010 đổi thành Công ty TNHH một thành viên 76.
Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, với sự định hướng đúng đắn của
tập thể Ban lãnh đạo, Công ty đã khẳng định được những bước đi của mình là đúng
hướng. Nhiều năm qua, Công ty đã tích cực đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, thiết
bị, mở rộng qui mô sản xuất cả về chất lượng và số lượng. Sản phẩm của Công ty
với chất lượng, mẫu mã, phù hợp về giá cả đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng trên
thị trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Công ty TNHH một thành viên 76 có cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến
chức năng, với 8 phòng chức năng và 8 phân xưởng sản xuất với gần 1.000 công
nhân lao động
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.2.1. Bộ phận quản lý :
SV: Nguyễn Bích Diệp
3
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KĨ THUẬT PGĐ HẬU CẦN
Phòng
KH-VT

Phòng
XNK
Phòng
TC-LĐ
Phòng
TC-KT
Phòng
CT
Phòng
HC-HC
Phòng
KT-CN
Phòng
KCS
Xưởng sản xuất
PX
A1
PX
A2
PX
A3
PX
A4
PX
A5
PX
A6
PX
A7
PX

A8
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
1.2.1.1. Ban giám đốc:
- Giám đốc công ty: Đại tá Nguyễn Xuân Khải (Phiên hiệu C1)
Là người nắm toàn bộ quyền hành, chỉ đạo chung toàn Công ty, là chủ tài
khoản, quyết định mọi vấn đề của Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp
luật và trước cơ quan cấp trên về việc tổ chức mọi hoạt động của Công ty cũng như
nhiệm vụ do cấp trên giao.Chỉ đạo và điều hành chung mọi hoạt động công tác
thuộc lĩnh vực của Công ty theo quy định của cấp trên, quy định chức năng quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Phó giám đốc hậu cần: Đại tá Vũ Minh Tiệp (Phiên hiệu C2)
Chỉ đạo, triển khai các lĩnh vực công tác pháp chế, cải cách hành chính, công
tác hậu cần, tuyển dụng lao động, chịu trách nhiệm về đời sống văn hóa tinh thần
của cán bộ công nhân viên.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Đại tá Ngô Thị Thanh (Phiên hiệu C3)
Chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác: xem xét điều chỉnh các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật; giám sát vệc thực hiện các quy trình công nghệ; công tác huấn
luyện đào tạo về mặt kĩ thuật cho công nhân viên; công tác sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, công tác an toàn lao động sản xuất, thanh xử lý các vật tư thiết bị.
- Phó giám đốc sản xuất: Thượng tá Đỗ Quang Nghinh (Phiên hiệu C4)
Chỉ đạo, tổ chức sản xuất chung, chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu, công tác
kho tàng, vệ sinh công nghiệp, thiết lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty, tiến hành điều độ sản xuất kinh doanh sao cho linh hoạt, kịp thời.
1.2.1.2. Khối phòng ban
Các phòng ban có nhiệm vụ bám sát nhiệm vụ sản xuất của Công ty, chủ động
triển khai và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của từng phòng cố gắng để hoàn
thành nhiệm vụ kế hoạch mà Công ty đề ra.
- Phòng kế hoạch - vật tư (Phiên hiệu B1) :
* Chức năng : Là cơ quan xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong Công ty; xây dựng kế hoạch phát triển và tiêu thụ các mặt

hàng mới của Công ty; thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
* Nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư cho sản
xuất và quản lý quá trình sử dụng vật tư, nhiên liệu, quản lý vật tư, nhập khẩu
nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Điều độ sản xuất, bảo đảm sản xuất ổn
định. Kết hợp với phòng xuất nhập khẩu lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao
hàng, đáp ứng kịp thời cho quy trình sản xuất. Kinh doanh các mặt hàng nội địa
SV: Nguyễn Bích Diệp
4
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
đảm bảo doanh thu hàng quốc phòng, quản lý hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu
sản phẩm. Thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng, tìm kiếm nguồn hàng.
- Phòng tổ chức - lao động (Phiên hiệu B2):
* Chức năng: Là cơ quan quản lí, tổ chức công tác huấn luyện đào tạo, tổ chức
lao động và tiền lương phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm xây dựng,
hướng dẫn thực hiện và kiểm tra thực hiện quy chế, các chế độ chính sách liên quan
đến người lao động.
* Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo hàng năm, biên
chế sắp xếp công việc, soạn thảo các nội qui, qui chế trong Công ty, thực hiện công
tác trả lương và các chính sách cho người lao động.
- Phòng xuất nhập khẩu (Phiên hiệu B3) :
* Chức năng : Là cơ quan tổ chức, quản lí công tác mua sắm và tiêu thụ một số
loại nguyên liệu và sản phẩm cho Công ty có liên quan đến đối tác nước ngoài.
* Nhiệm vụ : quản lý công tác xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại, dịch vụ ủy
thác, quan hệ đối ngoại mở rộng thị trường, làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu
hàng hóa của công ty ra nước ngoài. Phối hợp với phòng kế hoạch, kinh doanh, tài
chính lập kế hoạch mua sắm vật tư và kế hoạch sản xuất
- Phòng tài chính - kế toán (Phiên hiệu B4) :
* Chức năng: Là cơ quan tổ chức và quản lý các chỉ tiêu tài chính đảm bảo đúng
pháp luật, bảo toàn và phát triển được vốn Công ty.
* Nhiệm vụ: Quản lý tài chính của Công ty, quản lý mọi nguồn thu chi, hàng

tháng, hàng năm, tính toán đầu ra, đầu vào của từng loại sản phẩm, tổ chức thống kê,
ghi chép, kiểm tra hóa đơn chứng từ, đề xuất tổ chức quản lý bảo toàn và phát triển
vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiã vụ trích nộp thuế, nộp
ngân sách cho nhà nước, quốc phòng và trích lập các quỹ trong Công ty, kết hợp với
phòng tổ chức lao động để phát tiền lương cho công nhân viên.
- Phòng chính trị (Phiên hiệu B5) :
* Chức năng: Là cơ quan tổ chức, quyết định những vấn đề về công tác Đảng,
công tác Chính trị trong Công ty.
* Nhiệm vụ: Phụ trách về các hoạt động như: Công tác Đảng Bộ, công tác
Đoàn, hội Phụ nữ, phòng Chính trị. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh,
tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, xây dựng Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh
SV: Nguyễn Bích Diệp
5
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
niên CSHCM, hội Phụ nữ vững mạnh, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán
bộ công nhân viên trong Công ty.
- Phòng hành chính - hậu cần (Phiên hiệu B6):
* Chức năng: Là cơ quan tổ chức và quản lý công tác Hành chính - Hậu cần của
Công ty. Bảo đảm và quản lý công tác hậu cần đời sống trên các mặt quân nhu,
quân y, doanh trại, nhà trẻ.
* Nhiệm vụ: Chuẩn bị điều kiện phục vụ công tác lãnh đạo chỉ huy. Quản lý,
thực hiện công tác văn thư, bảo mật, lễ tân, điều độ xe, cảnh quan và vệ sinh môi
trường. Công tác bảo vệ đảm bảo an toàn, an ninh khu sản xuất và khu sinh hoạt.
Theo dõi, kiểm tra việc xuất nhập vật tư, hàng hoá ra vào Công ty. Đảm bảo và
hướng dẫn công tác quân nhu trên các mặt.
- Phòng kỹ thuật - công nghệ: (Phiên hiệu B7):
* Chức năng và nhiệm vụ:
Quản lý công nghệ, thiết bị, đôn đốc các phân xưởng thực hiện quy trình công
nghệ sản xuất. Ra định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, tìm ra các
biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ, trang thiết bị kết hợp

cùng với các phân xưởng tổ chức triển khai thực hiện. Nghiên cứu và phát triển các
mẫu mã, sản phẩm mới. Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào
sản xuất, đề xuất về định hướng phát triển sản xuất và nghiên cứu khoa học.
− Phòng kiểm nghiệm (KCS) (Phiên hiệu B8):
* Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu xây dựng chính sách, hệ thống, các kế hoạch nâng cao chất lượng
sản phẩm của Công ty; quản lý trực tiếp các bộ phận kiểm nghiệm, đo lường; hướng
dẫn và giám sát các bộ phận sản xuất trong Công ty, kiểm tra chất lượng nguyên vật
liệu và bán thành phẩm, tổ chức kiểm tra quyết định chuyển chặng công nghệ đối
với các sản phẩm lớn, quan trọng; tổ chức cho khách hàng và các cơ quan quản lý
cấp trên nghiệm thu sản phẩm; làm các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hóa; phối
hợp với các bộ phận khác kiểm tra tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, máy móc thiết
bị và trang bị công nghệ, dụng cụ đo lường v.v…trước khi sản xuất; giải quyết khiếu
nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Khối phân xưởng sản xuất:
SV: Nguyễn Bích Diệp
6
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Công ty gồm có 8 phân xưởng (từ phân xưởng A1 đến A8) sản xuất các
nhiệm vụ sản xuất khác nhau.Cụ thể:
- Phân xưởng A1: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị, điện công nghiệp
và chế tạo khuân mẫu cùng các chi tiết của các máy móc đang vận hành,đảm bảo
công tác cơ điện, dụng cụ phục vụ các phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng A2: Cắt phôi dây quai và phôi manh tráng hàng xuất khẩu
- Phân xưởng A3: May bao bì hàng xuất khẩu
- Phân xưởng A4: May bao bì hàng xuất khẩu
- Phân xưởng A5: Sản xuất các mặt hàng quốc phòng như lưới ngụy trang,
bao cát công sự, các mô hình nghi binh, nghi trang, quần áo mưa …
- Phân xưởng A6: Gấp bao bì hàng kinh tế sắp xếp thành phẩm và kết hợp
với các phòng ban để đóng kiện hoàn chỉnh hàng xuất xưởng.

- Phân xưởng A7: Dệt, tráng manh để sản xuất các sản phẩm may xuất khẩu
- Phân xưởng A8: Dệt manh tráng để sản xuất các sản phẩm may xuất khẩu
Mỗi phân xưởng có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 kỹ thuật viên, 1 thống kê
xưởng, 1 thủ kho và các tổ trưởng sản xuất.
1.2.3. Các tổ chức quần chúng trong Công ty:
- Tổ chức công đoàn cơ sở.
- Tổ chức đoàn thanh niên cơ sở
- Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.3.1. Phân tích về tình hình tài chính:
1.3.1.1. Về tài sản
Sơ đồ 1.2: Đồ thị thể hiện yếu tố vốn ( Tài sản)
SV: Nguyễn Bích Diệp
7
0
100,000,000
200,000,000
300,000,000
400,000,000
500,000,000
600,000,000
700,000,000
800,000,000
900,000,000
2006 2007
2008 2009
6 tháng đầu
năm 2010
A. Tài sản
I. Tài sản ngắn hạn

II. Tài sản dài hạn
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy: Giá trị của tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:
* Tài sản ngắn hạn:
- Các khoản phải thu : Hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn.
Các khoản phải thu qua các năm lần lượt chiếm tỉ trọng trên tổng tài sản là lần lượt
là: 39,83%; 33,87%; 28,66%; 16,35%; và 15,58%. Cho thấy các khoản phải thu tuy
tăng về giá trị nhưng giảm mạnh về cơ cấu. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú ý đến
thu hồi các khoản phải thu. Cố gắng hạn chế hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu
thanh toán, làm cho việc sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Mặt khác cũng chứng tỏ
rằng Công ty đã tìm được cho mình những khách hàng đáng tin cậy.
- Cơ cấu và giá trị của tiền và các khoản tương đương tiền biến động mạnh
qua các năm (lần lượt qua các năm là 14,65%; 8,43%, 25,07%; 17,92%; 19,22%).
Từ năm 2006 đến năm 2009 vốn bằng tiền của công ty tăng bình quân 40,94%. Điều
này làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty được thuận lợi
- Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2007 với số tăng
tuyệt đối là 52.298.860 nghìn đồng và số tăng tương đối là 141,88% ( so với năm
2006). Nguyên nhân do sản phẩm hoàn thành nhưng chưa xuất kho.Tuy nhiên cơ
cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản thì lại có xu hướng giảm mạnh từ năm 2008.Với
số giảm tuyệt đối so với năm 2007 là 38.648.854 nghìn đồng và số giảm tương đối
là 76,51%. Năm 2009, tỉ lệ hàng tồn kho cũng giảm so với năm 2008 với số giảm
tuyệt đối là 5.020.848 nghìn đồng và tỷ lệ giảm tuyệt đối là 11,04%. Các kết quả
trên cho thấy tỷ lệ hàng tồn kho có xu hướng giảm dần qua các năm.
* Tài sản dài hạn:
- Tài sản cố định tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể cơ cấu tài sản
tăng dần qua các năm (22,99%; 25,47%; 26,38%; 40,92%, 47,60%). Nguyên nhân là
do Công ty liên tục đầu tư thêm máy móc, dây chuyền sản xuất mới để phục vụ nhu
cầu sản xuất ngày càng nhiều, qui mô về năng lực sản xuất kinh doanh đang có
chiều hướng tốt.

SV: Nguyễn Bích Diệp
8
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
- Chí phí xây dựng cơ bản dở dang : Cơ cấu chi phí xây dựng cơ bản dở dang
chiếm tỷ trọng nhỏ trong năm 2006 và 2007 (0,2 và 0,21%) tuy nhiên lại tăng đột
biến trong năm 2008 (3,94%) và nhất là năm 2009 (9,19%), thể hiện công ty đang
đầu tư xây dựng các công trình và mở rộng sản xuất.Qua đó có thể đánh giá được
qui mô tài sản của Công ty đang tăng lên.
1.3.1.2.Về nguồn vốn:
Qua phân tích số liệu từ bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn tăng mạnh qua các
năm (tăng lần lượt từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2010 cụ thể là 172.607.064;
297.374.150; 363.167.945; 387.788.599; 778.544.781 nghìn đồng). Năm 2007,
nguồn vốn tăng tuyệt đối so với năm 2006 là 124.767.086 nghìn đồng, với số tăng
tương đối là 72,28%. Năm 2008 so với năm 2007, số tăng tuyệt đối là 65.793.795
nghìn đồng và số tăng tương đối là 22,12%. Năm 2009 so với năm 2008, số tăng
tuyệt đối là 24.620.654 nghìn đồng và số tăng tương đối là 6,78%. Đặc biệt số liệu 6
tháng đầu năm 2010 cho thấy nguồn vốn tăng mạnh với tổng nguồn vốn lên tới
778.544.781 nghìn đồng.
Sơ đồ 1.3: Đồ thị thể hiện yếu tố vốn (Nguồn vốn)
* Vốn chủ sở hữu :
- Trong tổng nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng
lớn và tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2009 đạt mức 74,64% và 6 tháng đầu
năm 2010 cơ cấu của vốn chủ sở hữu đạt mức 73,51%. So sánh vốn chủ sở hữu giữa
các năm ta thấy vốn chủ sở hữu tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2007 so với
SV: Nguyễn Bích Diệp
9
0
100,000,000
200,000,000
300,000,000

400,000,000
500,000,000
600,000,000
700,000,000
800,000,000
900,000,000
2006
2007
2008 2009
6 đầu tháng
năm 2010
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
năm 2006 tăng tương đối 102,91%; năm 2008 so với năm 2007 tăng tương đối 47,1%;
năm 2009 so với năm 2008 tăng tương đối 12,83% và chỉ 6 tháng đầu năm 2010 tăng
tương đối so với năm 2009 là 97,72%. Cho thấy nguồn vốn đều tăng qua các năm tuy
nhiên tốc độ tăng không ổn định. Đồng thời trong nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư
xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng rất lớn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng mạnh cả về
giá trị và cơ cấu (giá trị tuyệt đối tăng trung bình 91.243.457.450 đồng), điều này cho
thấy Công ty liên tục đầu tư vào mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô nhằm tăng số
lượng sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
- Quĩ dự phòng tài chính tăng nhẹ về cơ cấu và tăng mạnh về giá trị vào 6
tháng đầu năm 2010 với số tăng tuyệt đối so với năm 2009 là 3.524.881 nghìn đồng.
- Cuối năm lợi nhuận sau thuế được chia hết cho công nhân viên Công ty
dưới dạng tiền thưởng, qua đó tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên.
* Vốn nợ:
-Nguồn vốn nợ có xu hướng giảm dần qua các năm, chiếm phần lớn trong
nguồn vốn nợ là nợ ngắn hạn, còn nợ dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp chứng tỏ doanh

nghiệp không phải vay nợ nhiều, nguyên nhân là do doanh nghiệp được đầu tư chủ
yếu từ Bộ Quốc phòng đồng thời có liên kết với tập đoàn IKEA của Thụy Điển.
SV: Nguyễn Bích Diệp
10
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 76 trong 5 năm gần đây (2005- 6 tháng đầu năm 2010)
ĐVT: Nghìn VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
6 tháng đầu năm
2010
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị Giá trị
Cơ cấu
(%)
A. Tài sản 172.607.064 100,00 297.374.150 100,00 363.167.945 100,00 387.788.599 100,00 778.544.781 100,00
I. Tài sản ngắn hạn 132.570.626 76,80 216.638.649 72,85 249.563.978 68,72 187.132.168 48,26 385.007.151 49,45
1. Tiền 25.293.483 14,65 25.078.115 8,43 91.064.905 25,07 69.504.261 17,92 149.660.128 19,22
2. Các khoản phải thu 68.751.020 39,83 100.717.430 33,86 104.089.666 28,66 63.420.466 16,35 121.330.105 15,58
3. Hàng tồn kho 36.860.768 21,35 89.159.628 29,98 50.510.774 13,91 45.489.926 11,73 103.397.322 13,28
4. Tài sản ngắn hạn khác 1.665.355 0,96 1.683.476 0,57 3.898.633 1,07 8.717.515 2,25 10.619.596 1,36
II. Tài sản dài hạn 40.036.438 23,20 80.735.501 27,15 113.603.967 31,28 200.656.431 51,74 393.537.630 50,55

1. Tài sản cố định 39.682.364 22,99 75.740.753 25,47 95.803.704 26,38 158.683.099 40,92 370.587.315 47,60
2. Chi phí XDCB dở dang 345.214 0,21 594.748 0,20 14.300.263 3,94 35.637.772 9,19 8.204.315 1,06
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.400.000 1,48 3.500.000
0,96
6.335.560 1,63 14.746.000 1,89
B. Nguồn vốn 172.607.064 100,00 297.374.150 100,00 363.167.945 100,00 387.788.599 100,00 778.544.781 100,00
I. Nợ phải trả 86.663.807 50,21 122.989.076 41,36 106.633.095 29,36 98.347.818 25,36 206.257.294 26,49
1. Nợ ngắn hạn 86.050.881 48,85 122.075.352 41,05 105.280.657 28,99 96.466.612 24,88 202.494.883 26,00
2. Nợ dài hạn 612.926 0,36 913.724 0,31 1.352.438 0,37 1.881.206 0,48 3.762.411 0,48
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 85.943.257 49,79 174.385.074 58,64 256.534.850 70,64 289.440.781 74,64 572.287.487 73,51
1. Vốn chủ sở hữu 83.718.426 48,50 172.186.697 57,90 253.631.681 69,83 278.065.776 71,70 549.002.693 70,52
Vốn đầu tư của CSH 40.599.491 23,52 42.297.629 14,22 57.254.199 15,76 62.347.243 16,08 125.262.886 16,09
Quỹ dự phòng tài chính 1.105.933 0,64 1.576.068 0,53 2.552.380 0,70 3.524.880 0,99 7.049.761 0,91
Nguồn vốn đầu tư XDCB 42.013.002 24,34 128.278.774 43,13 193.776.107 53,36 209.483.093 54,02 406.986.830 52,27
Quỹ khác thuộc vốn CSH 34.226 0,01 48.995 0,01 1.604.238 0,41
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9.703.216 1,25
Chênh lệch tỉ giá hối đoái 1.106.322 0,28
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 2.224.831 1,29 2.198.377 0,74 2.903.169 0,81 11.375.005 2,93 23.284.794 2,99
Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.911.820 1,11 2.401.979 0,81 1.840.297 0,51 10.299.541 2,65 18.615.472 2,39
Nguồn kinh phí (63.690) -0,04 (580.303) -0,19 771.356 0,21 835.911 0,21 162.239 0,02
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 376.701 0,22 376.701 0,13 291.516 0,08 239.553 0,06 1.299.107 0,17
Quĩ phát triển khoa học công nghệ 3.207.976 0,41
Nguồn cung cấp: Phòng Kế toán – Tài chính
SV: Nguyễn Bích Diệp
11
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty 76 trong 5 năm gần đây (từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2010)
Ghi chú: SS: So sánh với năm trước. ĐVT: Nghìn VNĐ
ST
T

Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng năm 2010
Giá trị Giá trị
SS
(%)
Giá trị SS (%) Giá trị SS (%) Giá trị
1 DT BH và cung cấp DV 197.511.052 274.870.043 139,17 351.069.334 127,72 415.069.431 118,23 186.871.464
Trong đó - DT hàng KTXK 152.814.729 202.517.577 132,52 266.841.660 131,76 295.278.704 110,66 125.477.608
- DT hàng QP 25.396.572 37.780.070 197,14 52.454.822 138,84 94.544.841 180,24 34.962.066
2 Các khoản giảm trừ 23.974 76.176 317,74 31.756 41,69 43.013 135,51 59.220
- Giảm giá hàng bán 23.974 76.176 31.756 43.013 59.220
- Hàng bán bị trả lại
3 DT thuần về BH và CCDV 197.487.078 274.793.867 139,14 351.037.578 127,74 415.026.418 118,23 186.812.244
4 Giá vốn hàng bán 183.982.744 258.208.978 140,34 327.830.809 126,96 381.124.245 116,26 170.248.307
5 LN gộp về BH và CCDV 13.504.334 16.584.889 122,81 23.206.769 139,92 33.902.173 146,09 16.563.937
6 DT hoạt động tài chính 300.929 681.760 226,55 3.488.830 511,74 5.793.482 166,06 2.276.302
7 Chi phí tài chính 739.160 253.299 34,27 1.502.981 593,36
Trong đó: chi phí lãi vay 597.905 44.473 7,43 369.688 831,26
8 Chi phí bán hàng 3.096.554 3.816.319 123,24 4.335.394 113,60 5.209.698 120,17 1.557.179
9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 5.538.699 7.311.646 132,01 12.255.562 167,16 18.166.370 148,23 8.866.697
10 LN thuần từ hđ kinh doanh 4.430.850 5.885.385 132,82 8.601.662 146,15 16.319.587 189,73 8.416.363
11 Thu nhập khác 226.047 276.448 122,29 653.003 236,21 110.437 16,91 676.410
12 Chi phí khác 19.062 683.061 197.824 28,96 196.973
13 Lợi nhuận khác 206.985 276.448 133,56 (30.058) (87.387) 479.437
14 Tổng LN kế toán trước thuế 4.637.835 6.161.833 132,86 8.571.604 139,11 16.232.200 189,37 8.895.800
15 CP thuế TNDN hiện hành 1.279.669 1.460.482 114,13 1.409.320 96,50 3.362.143 238,56 2.223.950
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.358.166 4.701.351 139,99 7.612.284 161,92 12.870.057 169,07 6.671.850
Nguồn cung cấp: Phòng Kế toán – Tài chính
SV: Nguyễn Bích Diệp

12
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
-Hệ số Nợ/Tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm (lần lượt từ năm 2006
đến năm 2009 là 0,5; 0,41; 0,29; 0,25) thể hiện mức tài trợ tài sản dựa trên các
khoản nợ đang ngày càng giảm. Khả năng thanh toán hiện thời (Tài sản ngắn
hạn/Nợ ngắn hạn) của công ty ở mức khá cao (lần lượt qua các năm là 1,54; 1,77;
2,37; 1,94; 1,9) cho thấy Công ty luôn luôn có thể đảm nhận được các khoản nợ
ngắn hạn đến hạn trả.
* Nguồn kinh phí, quỹ khác :
- Năm 2010, Công ty đã thành lập quĩ phát triển công nghệ nhằm nghiên cứu,
khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị
trường, đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển sản xuất theo chiều sâu.
Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty có
thể thấy: Quy mô tài sản của Công ty tăng, cơ sơ vật chất kỹ thuật của Công ty được
tăng cường. Việc phân bổ vốn tương đối hợp lý, các khoản phải thu giảm dần về tỷ
trọng, tình hình đầu tư theo chiều sâu của Công ty có nhiều khả quan. Nguồn vốn chủ
sở hữu của Công ty tăng lên một cách đáng kể. Tỷ trọng các khoản nợ phải trả giảm.
Điều đó chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển, tạo tiền đề cho đầu tư theo chiều sâu
của Công ty trong thời gian tới.
1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.3.2.1. Kết quả về sản phẩm:
Do tính chất đa dạng về các mặt hàng của Công ty nên ta chỉ xét đến các sản
phẩm chiếm phần lớn doanh thu của Công ty như các sản phẩm xuất khẩu và sản
phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong nhóm hàng quốc phòng cụ thể vải nilon tráng PVC.
Bảng 1.3:Tình hình sản xuất- tiêu thụ sản phẩm thuộc nhóm hàng kinh tế
Năm
Vải nilon tráng PVC(m) Sản phẩm xuất khẩu (cái)
Kế hoạch Tiêu thụ So sánh % Kế hoạch Tiêu thụ So sánh %
2006 324.000 510.391 157,53 24.309.480 25.808.294 106,17

2007 450.000 355.530 79,00 28.800.000 30.526.640 105,99
2008 500.000 1.104.33
8
45,28 47.910.000 44.170.022 92,19
2009 600.000 130.520 21,75 51.610.000 46.955.680 90,98
9 tháng 2010 182.500 211.240 115,75 36.844.800 28.729.830 77,97
Đối với sản phẩm thuộc mặt hàng quốc phòng ( Vải nilon tráng PVC) năm
2006 tiêu thụ vượt mức kế hoạch đặt ra là 57,53%. Tuy nhiên từ năm 2006 đến năm
SV: Nguyễn Bích Diệp
13
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
2009 lượng tiêu thụ sản phẩm lại có xu hướng giảm. Cụ thể tỉ lệ số lượng sản phẩm
tiêu thụ được so với kế hoạch đặt ra lần lượt là 157,53%; 79,00%; 45,28%; 21,75%.
Cho thấy lượng hàng tiêu thụ đang giảm đi đáng kể. Đến 9 tháng đầu năm 2010 tỉ lệ
này lại có xu hướng tăng, tỉ lệ hàng tiêu thụ vượt mức kế hoạch đặt ra 15,75%.
Với sản phẩm xuất khẩu, từ năm 2006 đến năm 2009 số lượng sản phẩm tiêu
thụ tăng liên tục, tuy nhiên so với kế hoạch đặt ra thì lại có xu hướng giảm dần. Năm
2006, tiêu thụ vượt kế hoạch đặt ra 6,17%. Năm 2007 vượt kế hoạch 5,99% tuy
nhiên năm 2008, năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 tiêu thụ không đạt kế hoạch
đặt ra, cụ thể tỉ lệ hàng tiêu thụ so với kế hoạch lần lượt là 92,19%; 90,98%;
77,97%.
Qua đó có thể thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có xu hướng
giảm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cơn bão tài chính thế giới, làm cho giá cả
nguyên vật liệu tăng, nhu cầu sử dụng giảm, dẫn tới việc tiêu thụ sản phẩm của
Công ty có xu hướng giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty.
1.3.2.2. Doanh thu
Bảng 1.4: Mức tăng (giảm) doanh thu qua các năm
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm Tổng doanh thu

Mức thay đổi
Chênh lệch
(Nghìn VNĐ)
Tỉ lệ % so với
năm trước
2006 197.511.052
2007 274.870.043 77.358.991 139,17
2008 351.069.334 76.199.291 127,72
2009 415.069.431 64.000.097 118,23
6 tháng đầu năm 2010 186.871.464
Doanh thu các năm vẫn tăng tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu có phần giảm
song cũng vẫn thể hiện Công ty đã có sự đầu tư nâng cấp, mở rộng và tổ chức sản
xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa tốt. Nguyên nhân chính của việc tổng doanh thu
tăng không ổn định là do thời gian vừa qua Công ty chịu ảnh hưởng từ cơn bão tài
chính thế giới. Công ty cần xem xét để có một chiến lược phát triển ổn định và đồng
đều hơn.
1.3.2.3.Chi phí
Bảng 1.5: Mức tăng (giảm) chi phí qua các năm
SV: Nguyễn Bích Diệp
14
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Đơn vị : Nghìn VNĐ
Năm Tổng chi phí
Mức thay đổi
Chênh lệch
(nghìn VNĐ)
Tỉ lệ % so với
năm trước
2006 193.376.219
2007 269.590.242 76.214.023 139,41

2008 346.607.807 70.017.565 128,57
2009 404.698.137 58.090.330 116,76
6 tháng năm 2010 180.869.156
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu và tăng chi phí là tương đối bằng
nhau.Ví dụ năm 2006, tỷ lệ tăng doanh thu là 39,17% trong khi tỷ lệ tăng chi phí là
39,41%, năm 2007 tỷ lệ tăng doanh thu là 27,72% thì tỷ lệ tăng 28,57%.
Tuy nhiên để khắc phục việc doanh thu tăng không ổn định, Công ty đã nỗ
lực thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các chi phí quản lý và chi phí bán
hàng. Tuy 2 chi phí vẫn tăng qua các năm do lượng hàng tiêu thụ ngày càng lớn
nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm ( chi phí bán hàng tăng lần lượt 23,4%;
13,6%; 20,7%)còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 32,11%; 67,16% và
48,23%.).
Đồng thời Công ty cũng tiến hành các biện pháp dự trữ nguyên vật liệu nhằm
làm hạn chế tác động từ thị trường nguyên vật liệu thế giới. Kết quả là lợi nhuận
trước và sau thuế tăng ổn định qua các năm .
SV: Nguyễn Bích Diệp
15
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
3.2.4. Lợi nhuận
Bảng 1.6: Sự tăng giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Đơn vị :Nghìn VNĐ
STT Chỉ tiêu
Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Chênh
lệch
% Chênh lệch % Chênh
lệch
%
1 DT BH và cung cấp DV 77.358.991 139,17 76.199.291 127,72 64.000.097 118,23
3 DT thuần về BH và CCDV 77.306.789 139,14 72.243.711 127,74 63.988.840 118,23

4 Giá vốn hàng bán 74.226.234 140,34 69.621.831 126,96 53.293.436 116,26
5 LN gộp về BH và CCDV 3.080.555 122,81 6.621.880 139,92 31.595.404 146,09
6 DT hoạt động tài chính 380.831 226,55 2.807.070 511,74 2.304.652 166,06
7 Chi phí tài chính -485.861 34,27 1.249.682 593,36 -1.502.981
Trong đó: chi phí lãi vay -553.432 7,43 325.215 831,26 -369.688
8 Chi phí bán hàng 719.765 123,24 519.075 113,60 874.304 120,17
9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.772.947 132,01 4.843.916 167,16 5.910.808 148,23
10 LN thuần từ hđ kinh doanh 1.454.535 132,82 2.716.277 146,15 7.717.925 189,73
11 Thu nhập khác 50.401 122,29 376.555 236,21 -542.566 16,91
12 Chi phí khác -19.062 683.061 -485.237 28,96
13 Lợi nhuận khác 69.463 133,56 -306.506 -57.329
14 Tổng LN kế toán trước thuế 1.523.998 132,86 2.409.771 139,11 7.660.596 189,37
15 CP thuế TNDN hiện hành 180.813 114,13 -51.162 96,50 1.952.823 238,56
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.343.185 139,99 2.910.933 161,92 5.257.773 169,07
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận trước thuế đều tăng trưởng lần lượt
32,86%; 39,11% và 89,37% từ năm 2006 đến năm 2009 và dự báo năm 2010 cũng
sẽ tăng trưởng.Tiếp đó,lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng lần lượt là 39,99%;
61,92%; 69,07% từ năm 2007 đến năm 2009).
Tổng doanh thu của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 39,17%; lợi nhuận
trước thuế tăng 32,86%, cho thấy tỷ lệ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tỷ lệ tăng của
doanh thu, chứng tỏ việc kiểm soát chi phí của Công ty vẫn chưa hiệu quả. Năm
2008, tổng doanh thu tăng 27,72% so với năm 2007 và lợi nhuận trước thuế tăng
39,11%, chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt, năm 2010, doanh thu
tăng lên so với năm 2010 là 18,23%, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế tăng 89,37%,
chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí đáng kể.
Sơ đồ 1.4: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu- giá vốn hàng bán
lợi nhuận sau thuế
SV: Nguyễn Bích Diệp
16

50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
300,000,000
350,000,000
400,000,000
450,000,000
0
2006 2007 2008 2009
6 tháng
đầu năm 2010
DT BH và cung cấp DV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, doanh thu của Công ty cao và tăng đều qua các
năm tuy nhiên do chi phí lớn nên lợi nhuận sau thuế không cao.Tỉ lệ của lợi nhuận
sau thuế so với doanh thu chưa cao vì vậy Công ty cần có biện pháp kiểm soát chi
phí sao cho hiệu quả hơn.
Như vậy dù sản xuất kinh doanh có chịu ảnh hưởng lớn từ tác động bên ngoài
thị trường thế giới song nhờ có trình độ và kinh nghiệm của ban lãnh đạo chỉ huy,
công ty vẫn có thể mang về một nguồn lợi nhuận và đều tăng qua các năm và với
mức tăng trưởng khá tốt.
1.3.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.3.3.1. Thuận lợi:
- Công ty nhận được sự đầu tư rất lớn về vốn, trình độ kinh nghiệm từ phía
Bộ quốc phòng và tổ chức IKEA.
- Số lượng đơn đặt hàng lớn và tương đối ổn định nên doanh thu lợi nhuận

thu về tương đối cao. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được
cải thiện rất nhiều.
- Công ty có ban lãnh đạo trình độ cao giàu kinh nghiệm, đội ngũ thợ lành
nghề luôn tuân thủ nội quy quy định, đây sẽ là một nguồn nhân lực dồi dào quý báu
cho sự phát triển bền vững cả trong hiện tại và tương lai.
SV: Nguyễn Bích Diệp
17
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
1.3.3.2. Khó khăn :
- Các mặt hàng đang sản xuất đã bắt đầu xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, các
đơn hàng đang bị chia sẻ cho các nước khác mà đặc biệt là Trung Quốc. Một số mặt
hàng chính truyền thống chiếm doanh thu lớn đang có nguy cơ tiêu thụ chậm lại.
- Các loại mặt hàng của doanh nghiệp trong tương lai có khả năng bị
thay thế bởi các sản phẩm thay thế khác. Các mẫu sản phẩm của doanh nghiệp
100% dựa vào các mẫu do tập đoàn IKEA đặt, vẫn chưa có đủ khả năng để
phát triển những mẫu mới.
- Dây chuyền thiết bị vẫn chưa có bước đột phá hơn để phát triển những mặt
hàng có công nghệ mới. Trong khi đó doanh thu của Công ty đang phụ thuộc gần
như hoàn toàn vào hoạt động xuất khẩu túi siêu thị, trong nước vẫn chưa có ai biết
đến và đặt hàng sản phẩm của Công ty.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty:
1.4.1. Môi trường quốc gia:
1.4.1.1. Môi trường chính trị luật pháp:
Môi trường luật pháp là yếu tố quan trọng tác động, ảnh hưởng đến tất cả các
ngành kinh doanh, các yếu tố của thể chế luật pháp có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của Công ty. Hệ thống các chính sách thuế và các đạo luật liên quan
đến xuất nhập khẩu được nhà nước ban hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và gián tiếp ảnh hưởng đến hệ thống quản lí chất lượng tại
Công ty. Các pháp lệnh cần thiết về chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng sản
phẩm được ban hành qui định các tiêu chuẩn và trách nhiệm với người sản xuất kinh

doanh đã ảnh hưởng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với lợi ích của
người tiêu dùng. Dựa trên những qui định đó, Công ty đã phát triển hệ thống chất
lượng của mình nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Điều kiện kinh tế chính trị ổn định đem lại thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Kinh tế và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau,
chính trị có ổn định mới yên tâm phát triển kinh tế. Một Công ty không thể kinh
doanh phát triển trong điều kiện chính trị bất ổn. Điều kiện chính trị ổn định nước ta
cũng đem lại điều kiện tốt cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
76 và ảnh hưởng gián tiếp đến hệ thống quản lí chất lượng của Công ty.
1.4.1.2. Cơ chế, chính sách quản lí kinh tế:
Môi trường pháp lí với những chính sách và cơ chế quản lí kinh tế có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp
SV: Nguyễn Bích Diệp
18
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
nói chung và Công ty 76 nói riêng. Cơ chế quản lí đã tạo môi trường thuận lợi cho
đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm, đồng thời cũng tạo ra sức ép thúc đẩy
các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm
Với các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế thế giới đồng
thời khuyến khích phát triển của nhà nước đã tác động trực tiếp và to lớn đến việc
thực hiện và nâng cao hệ thống chất lượng tại Công ty. Công ty 76 là doanh nghiệp
với hơn 50% vốn thuộc sở hữu của nhà nước, được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt
nên Công ty có thuận lợi trong việc đầu tư, nghiên cứu nhu cầu và thiết kế sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong nhiều năm liền, Công ty là nhà cung cấp bao
bì lớn nhất miền Bắc với các sản phẩm được xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới.
Môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay đã tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho Công ty vươn ra thị trường thế giới tuy nhiên cũng buộc Công ty phải
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua cạnh tranh, đồng thời hệ thống
chất lượng cũng phải nhạy bén hơn với môi trường. Do đó Công ty phải không
ngừng nâng cao tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến chất lượng.

1.4.1.3. Môi trường khoa học công nghệ:
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi
phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của
nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là
tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tiến bộ khoa học công
nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của
tiến bộ khoa học ngày nay là không có giới hạn, nhờ đó sản phẩm sản xuất ra luôn
có các thuộc tính chất lượng với các chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật ngày càng hoàn thiện
hơn, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay
là: sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế, cải tiến hay đổi mới công nghệ, cải
tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt
là sự phát triển của công nghệ thông tin còn làm cho phương thức quản lí chất
lượng ngày càng hiện đại hơn, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác hơn nhờ áp dụng
những thành tựu đó.
Môi trường khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến đã buộc Công ty phải
thay đổi, hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, cũng như áp dụng các
SV: Nguyễn Bích Diệp
19
Chuyên đề thực tập Lớp: QTKDTH 49C
phương thức quản lí chất lượng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu
quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chất lượng trong Công ty, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu thị trường.
1.4.2. Môi trường ngành:
1.4.2.1. Khách hàng:
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay chất lượng sản phẩm là
nhân tố quan trọng nhất thì khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp
có thể tồn tại và phát triển. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thỏa

mãn của khách hàng. Khách hàng là người qui định đặc tính kĩ thuật và chất lượng
sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh
tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua đáp ứng nhu cầu của họ một cách
tốt nhất, bởi vậy không thể phủ nhận được ảnh hưởng to lớn của khách hàng tới hệ
thống chất lượng.
Mặt hàng kinh tế của Công ty chiếm phần lớn doanh thu với chủng loại đa
dạng, chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và phần lớn cung cấp cho tập
đoàn IKEA. Với thị trường tiêu thụ là hệ thống các siêu thị của tập đoàn IKEA nằm
ở 20 nước trên thế giới, chủ yếu là những nước phát triển như thị trường Bắc Mĩ, thị
trường Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển và thị trường Châu Á như Nhật
Bản, Singapore đây là khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với Công ty.
Thị trường cung cấp sản phẩm của Công ty là thị trường rộng lớn nhưng rất
khó tính, đòi hỏi Công ty phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nhiều mặt trong vấn
đề chất lượng là yếu tố quyết định đến đơn hàng. Đây là cơ hội và cũng là thách thức
của Công ty hiện tại và trong thời gian tới, khi mà yếu tố cạnh tranh trong môi trường
ngày càng trở nên gay gắt Các đối tác nước ngoài luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng
đầu, trong đó yêu cầu về các sản phẩm với màu sắc và hoa văn đẹp, chất lượng cao,
thân thiện với môi trường, dễ dàng sử dụng, dễ dàng chứa đựng….luôn được đặt ra
và đòi hỏi Công ty phải đáp ứng. Để duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm và
mở rộng thị trường mới cả trong và ngoài nước, Công ty đã có nhiều chính sách,
trong đó có chính sách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
1.4.2.2. Nhà cung ứng:
Hệ thống cung ứng đúng chủng loại, số lượng, kịp thời, đồng bộ là cơ sở quan
trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Hệ thống cung ứng được tổ chức tốt là điều
kiện để thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng. Vì nguyên liệu là yếu tố tham gia cấu
thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
SV: Nguyễn Bích Diệp
20

×