Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THIẾT BỊ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện Chuyên đề Tốt nghiệp này,
em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS Tạ Lợi_
trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế, khoa thương mại và kinh tế quốc tế cùng
cố giáo Trần Thị Thu Trang Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp
đỡ tận tình của thầy cô.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương mại và
Kinh tế quốc tế, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Kinh doanh quốc tế đã dạy
bảo em trong suốt 4 năm học qua, giúp em có được những kiến thức chuyên
môn để hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các cán bô, nhân viên của Công ty
Cổ phần thiết bị Tân Phát đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn
thành Chuyên đề tốt nghiệp này
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu do
em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Tạ Lợi và cô giáo Trần Thị Thu Trang
cùng với sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát.
Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, các đề tài
nghiên cứu trước đó và các sách báo có liên quan nhưng không sao chép từ
bất kỳ một chuyên đề thực tập hoặc luận văn nào. Nếu sai em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm và mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B


Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
THIẾT BỊ NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN
PHÁT TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY 4
1.1.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận (P) 4
1.1.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (P’) 5
1.1.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (H) 9
1.1.2.2.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 13
1.3.1.Những điểm tích cực: 17
1.3.2.Những điểm hạn chế 19
1.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 21
2.1.1.1.Luật pháp có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng có lợi 24
2.1.1.2.Nền kinh tế nước nhà đang đi lên về tốc độ tăng trưởng, về nhu cầu sử
dụng máy móc thiết bị, sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các phương tiện
vận tải đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. 25
2.1.1.3.Nguồn lực dồi dào: khả năng huy động vốn nội bộ, về trình độ quản lý và
lao động 26
2.1.1.4.Doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, tạo nên niềm tin, giá trị riêng trên
thị trường. 27
2.1.2.1.Các chính sách quản lý còn nhiều bất cập. 27
2.1.2.2.Ảnh hưởng của những biến động về lạm phát, tỷ giá hối đoái,lãi suất. 28
2.1.2.3.Khó khăn trong chính bản thân doanh nghiệp 28
2.3.1.1.Tối thiểu hóa chi phí để tăng lợi nhuận 30
2.3.1.2.Đẩy mạnh việc nghiên cứu và mở rộng thị trường 31
2.3.1.3.Nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn 33

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
2.3.1.4.Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực 34
2.3.2.1.Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu 37
2.3.2.2.Tạo cơ chế thông thoáng cho nhập khẩu 38
2.3.2.3.Nhà nước cần giữ vững ổn định chính trị và xây dụng nền kinh tế phát
triển 39
2.3.2.4.Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt
động nhập khẩu 40
2.3.2.5.Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp 40
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
HQ Hiệu quả
CF Chi phí
DT Doanh thu
LN Lợi nhuận
VLĐ Vốn lưu động
DTNK Doanh thu nhập khẩu
CFNK Chi phí nhập khẩu
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
NSNN Ngân sách nhà nước
LNNK Lợi nhuận nhập khẩu
SLLĐ Số lượng lao động
NSLĐBQ Năng suất lao động bình quân
LNBQ Lợi nhuận bình quân

TSCĐ Tài sản cố định
Trđ Triệu đồng
Ng Người
VNĐ Việt nam đồng
USD Đô la Mỹ
NK Nhập khẩu
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 4
Bảng 1.2: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Error: Reference source
not found
Bảng 1.3: Hiệu quả sử dụng lao động Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty Tân Phát 29
Hình 1.1: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 6
Hình 1.2: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Error: Reference source not found
Hình 1.3: Thuế nộp NSNN 8
Hình 1.4: Hiệu quả sử dụng tổng vốn Error: Reference source not found
Hình 1.5: Số vòng quay vốn lưu động Error: Reference source not found
Hình 1.6: Thời gian một vòng quay vốn lưu động Error: Reference source not
found
Hình 1.7: Năng suất lao động bình quân Error: Reference source not found
Hình 1.8: Lợi nhuận bình quân Error: Reference source not found
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nước ta đang tích cực chủ động

hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “ đa dạng hóa thị trường, đa
phương hóa các mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh này, hoạt động kinh
doanh quốc tế của các nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu được coi là
thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan
hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua đó, các quốc gia thể hiện
được lợi thế so sánh của mình.
Phải khẳng định rằng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã và đang
mang lại nhiều lợi ích cho nước ta. Xuất khẩu tạo điều kiện cho Việt Nam tích
lũy ngoại tệ, làm giàu bằng thế mạnh của mình như nông _thủy sản, hàng may
mặc,… Trong khi đó, nhập khẩu lại giúp người dân trong nước có thể tiếp
cận, phát triển những ngành hàng chưa có hoặc thiếu kinh nghiệm như một só
ngành hàng chứa hàm lượng công nghệ cao,… Nhờ đó, người tiêu dùng có
thể tiếp cận với thị trường phong phú, đa dạng về sản phẩm, mẫu mã và giá
cả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rủi ro
ngày càng cao, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi có sự xuất hiện của các
doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài. Do đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nâm
cần không ngừng cải tiến theo hướng tích cực, cố gắng tổ chức kinh doanh
hiệu quả nhằm trụ vững và phát triển trên thị trường.
Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát cũng vậy, là một công ty điển hình trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Công ty cần có những
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh các thiết bị nhập khẩu của công ty đẻ
có thể phát triển hơn nữa. Qua quá tình thực tập ở công ty cổ phần thiết bị Tân Phát,
quan sát thấy công ty vẫn chưa khai thác hết các nguồn lực phục vụ cho việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh, em đã chọn đề tài “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH THIẾT BỊ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN
PHÁT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thiết bị Tân Phát và thực trạng
hiệu quả kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến nay.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh daonh của công ty cũng
như các biện pháp công ty đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
thiết bị nhập khẩu, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị nhập khẩu.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị
nhập nhẩu tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát đến 2015.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị nhập khẩu tại công ty cổ phần
thiết bị Tân Phát từ 2007 đến 2010.
Trong đó, thiết bị được đưa vào nghiên cứu bao gồm các thiết bị phục vụ
lắp ráp và sửa chữa ô tô, xe máy; các thiết bị điện dân dụng; thiết bị nhiệt;
thiết bị cơ khí; thiết bị dạy nghề và thiết bị tự động hóa.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị nhập khẩu tại
công ty cổ phần thiết bị Tân Phát nằm trong phạm vi:
- Về thời gian: từ 2007 đên 2010 và định hướng đến 2015
- Về không gian: nghiện cứu hiệu quả kinh doanh thiết bị nhập khẩu tại
công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau:

Chương I: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị nhập
khẩu ở công ty cổ phần thiết bị Tân Phát từ 2007 đến nay
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
thiết bị nhập khẩu ở công ty cổ phần thiết bị Tân Phát.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH THIẾT BỊ NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ TÂN PHÁT TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
1.1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh thiết bị ở công
ty cổ phần thiết bị Tân Phát
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thiết bị nhập khẩu được thể hiện qua
các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu bộ phận và các chỉ tiêu xét về mặt kinh tế
xã hội. Cụ thể như sau:
1.1.1.Các chỉ tiêu tổng hợp
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chung của công ty, nó bao
gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Đơn vị: trđ
STT Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Trđ Trđ % Trđ % Trđ %
1 DTNK 12,151
208.532,

3
96,6 321.891,9 54,3 378.435,7 17,6
2 CFNK 86.215,6 181.509 110 291.030,9 59,8 342.668,5 17,7
3 LNNK 19.809,9 27.023,3 36,4 30.861 14,2 35.767,2 15,9
4
TSLN theo
DTNK(%)
18,7 12,6 9,6 9,5
5
TSLN theo
CFNK(%)
23 14,9 10,6 10,4
6
Thuế nộp
NSNN
5.546,8 6.755,8 7.715,3 8.941,8
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần thiết bị Tân Phát)
1.1.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận (P)
(1) Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu: là doanh thu kinh doanh thiết bị trong kỳ.
Từ năm 2007 _2010, daonh thu nhập khẩu của công ty liên tục tăng lên.
Cụ thể: từ năm 2007 – 2008 doanh thu tăng 102.505,8 trđ, , tương ứng với
96,6%, đây là năng tăng doanh thu mạnh nhất trong suốt quá trình hoạt động
của công ty; Từ năm 2008 – 2009 doanh thu tăng 113.359,6 Trđ tương ứng
tốc độ tăng 54%; Sang giai đoạn từ năm 2009 – 2010 doanh thu lại tăng tăng
lên nhưng có phần chững lại hơn so với những năm trước, mức tăng doanh
thu giai đoạn này chỉ đạt 56.543,8 Trđ tương ứng tốc độ tăng 17,6%.
(2) Chỉ tiêu chi phí nhập khẩu: là khoản chi phí công ty phải bỏ ra để
nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.
Chí phí nhập khẩu cũng tăng liên tiếp và có xu hướng biến động giống với
doanh thu. Tốc độ tăng chi phí trong năm 2007 – 2008 đạt 110% nhưng sang

năm 2009 mức chi phí chỉ tăng 59,8 %. Và càng giảm mạnh từ 2009_2010,
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
chỉ đạt 17,7%. Đây là kết quả tất yếu của các chính sách phát triển của công
ty trong những năm qua.
(3) Lợi nhuận nhập khẩu:
Lợi nhuận vừa được coi là nhân tố để tính toán hiệu quả kinh tế, vừa
được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp. Lợi nhuận của
hoạt động nhập khẩu hàng hóa dịch vụ được tính như sau:
P=TR-TC
Trong đó:
TR là tổng doanh thu nhập khẩu trong kỳ
TC là tổng chi phí nhập khẩu trong kỳ
Theo số liệu ở bản trên, từ 2007 _2010, lợi nhuận nhập khẩu của công ty
liên tiếp tăng lên về giá trị trong các năm nhưng tốc độ tăng không đều, có thể
nói là giảm mạnh. Mức lợi nhuận tăng mạnh là trong năm 2008 tương ứng
36,4%, những đến năm 2009 chỉ tăng 14,2% và từ 2009_2010 chỉ tăng 15,9%.
1.1.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (P’)
(1) Chỉ tiêu TSLN theo DT: cho biết lợi nhuận thu được trên một đồng
doanh thu. Được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này
càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Hình 1.1: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Từ năm 2007 -2010, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu liên tục giảm.
Mức giảm mạnh nhất là vào năm 2008 , giảm đến 6,1% so với năm trước đó.

Chỉ tiêu này ngày càng giảm những đến năm 2010, mức giảm có phần thấp
hơn so với trước. Điều này có thể lý giải do tốc độc tăng chi phí luôn cao hơn
so với tốc độ tăng doanh thu.
(2) TSLN theo CF: phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Được tính bằng tỷ số giữa Lợi nhuận và chi phí bỏ ra.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí càng cao thì chứng tỏ công ty kinh doanh càng
có hiệu quả và ngược lại.
Suốt từ năm 2007_ 2010, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty liên
tục giảm, giảm mạnh nhất khi bước sang năm 2008, trong khi năm 2007 đạt
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
23% thì sang 2008 chỉ còn 14,9%. Liên tục các năm sau đó, chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận theo chi phí vẫn thường xuyên giảm.( xem hình 1.2)
Đây là một tỷ suất tương đối cao so với những công ty hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cùng với thời gian, các chính sách
kinh doanh nhập khẩu của Công ty thay đổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ
suất lợi nhuận tăng nhanh. Hình thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần
trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều đó làm tăng tỷ suất nhập khẩu. Mặt
khác, sự biến động về giá cước phí (chi phí vận chuyển hàng hoá) theo hướng
tích cực cũng khiến cho lơị nhuận của Công ty thu được nhiều hơn.
Hình 1.2: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Công ty đã biết tận dụng thế mạnh về vốn, lao độg và kinh nghiệm kinh
doanh để khắc phục khó khăn, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn
hàng, tạo uy tín trên trường quốc tế.
( 3) Khoản thuế nộp NSNNL:
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thì phải có nghĩa vụ nộp
thuế cho nhà nước, các khoản thu này sẽ được dùng cho sự phát triển kinh té
quốc dân, phân phối lại thu nhập. Xét về khái cạnh nhập khẩu, các loại thuế

Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát nộp cho Nhà nước bao gồm thuế nhập
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Dựa vào số liệu
thu thập được, ta thấy giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty nộp vào
ngân sách ngày càng tăng trong suốt kì nghiên cứu từ năm 2007 _ 2010, có
nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên hàng năm, hoạt động kinh
doanh thiết bị nhập khẩu là có hiệu quả.
Hình 1.3: Thuế nộp NSNN
1.1.2. Chỉ tiêu bộ phận
Nếu như các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách tổng quát thì các chỉ
tiêu bộ phận sẽ cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về hiệu quả hoạt động
nhập khẩu của công ty.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
1.1.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (H)
Vốn là một chỉ tiêu không thể thiếu khi xác định hoạt động kinh doanh
và việc sử dụng vốn hợp lý tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty là một vấn đề
mà các doanh nghiệp luôn luôn phải xem xét và tình toán cẩn trọng.
Bảng 1.2: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị: trđ
STT Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Trđ Trđ % Trđ % Trđ %
1 DTNK
106.026,

5
208.532,
3
96,6 321.891,9 54,3 378.435,7 17,6
2 LNNK 19.809,9 27.023,3 36,4 30.861 14,2 35.767,2 9.6
3
VLĐ cho
NK
66.365,5 165.124,2 133.137 156.205,4 24.83
4 Tổng vốn
123.108,
3
298.315,6 142,3 197.898,8 (33,7) 214.526,7 8,4
5
Hiệu quả
sử dụng
tổng vốn
(%)
86,1 69,9 162,6 176,4
6
Số vòng
quay
VLĐ(vòng
)
1,6 1.26 2,4 2,42
7
Thời gian
một vòng
quay
VLĐ(ngày)

228 289,6 152,1 150,8
(Nguồn: theo tính toán của tác giả)
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Qua bảng ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh nhất vàn giai
đoạn từ năm 2007 – 2008 với tốc độ đạt 142,3%, sang năm 2009 thì tổng vốn
giảm đáng kể, giảm 33,7% và trong năm 2010 thì nguồn vốn có dấu hiệu tăng
trở lại nhưng tốc độ tăng không cao, chỉ đạt 8,4% . Điều này là do sự điều
chỉnh chính sách của công ty căn cứ vào tình hình kinh tế thế giới và trong
nước và hoạt động thực tiễn của công ty.
Với chỉ tiêu vốn lưu động có dấu hiệu tăng đều qua các năm và tăng
mạnh vào năm 2008 với tốc độ 28.7% với giá trị 1,646.4 Trđ, nhưng sang
năm 2009 tốc độ tăng giảm nhẹ đạt 24.83% với giá trị đạt 1,832.4 Trđ.
(1)Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Được tính như sau:

%100x
TV
DT
H
TV
=
Hiệu qủa sử dụng tổng vốn phản ánh một đồng vốn bỏ ra thì thu về
được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng tăng cao thì càng chứng tỏ
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại.
Hình 1.4: Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
10

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Hiệu quả sử dụng tổng vốn năm 2008 giảm so với năm 2007, nếu như
trong năm 2007 một đồng vốn bỏ ra thu được 86,1 đồng doanh thu thì trong
năm 2008 một đồng vốn bỏ ra chỉ thu được 69,9 đồng doanh thu. Trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 thì hiệu quả sử dụng tổng vốn liên tục tăng,
đặc biệt tăng mạnh nhất là vào năm 2009, từ 69,9% năm 2008 lên 162,6%
năm 2009.
(2)Số vòng quay VLĐ
Công thức:

V
VLD
=

VLDNK
DTNK
Chỉ số số vồng quay vồn lưu động cho biết trong kỳ số vốn lưu động bỏ
ra quay được bao nhiêu vòng. Chỉ số này càng cao thì việc sử dụng vốn càng
đạt hiệu quả và ngược lại.
Hình 1.5: Số vòng quay vốn lưu động
Theo dõi hình 1.5, ta dễ dàng nhận thấy chỉ số này ở công ty Tân
Phát không khả quan lắm, đặc biệt là trong hai năm 2007 và năm 2008 với số
vòng quay tương ứng là 1,6 và 1,26. Điều này có thể dễ dàng giải thích do ảnh
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do việc quản lý công nợ chưa
tốt, số lượng khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty còn chậm, việc thu

hồi và luân chuyển vốn của công ty không dễ dàng. Suốt từ năm 2007 _2010,
mức quay vòng chỉ ở dưới mức 3 vòng. Trong hai năm 2009 và 2010, số vòng
quay đạt mức tăng cao nhất, với giá trị lần lượt là 2.4 và 2,42 vòng.
(3) Chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa thời gian một kỳ kinh
doanh với số vòng quay của vốn lưu động. Thời gian một vòng quay vốn lưu
động càng thấp chứng tỏ vốn lưu động càng quay vòng được nhanh và đạt
hiệu quả và ngược lại. Sự thay đổi của chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.
Từ bảng 1.2, ta thấy chỉ số này luôn ở mức cao, đực biệt là vào năm
2008 đạt 289,6 ngày, tăng lên so với năm 2007 là 61,6 ngày, tương ứng
với27%. Tuy nhiên, đến năm 2009, hiệu quả kinh doanh của công ty có phần
khả quan hơn khi thời gian vòng quay vốn lưu động giảm xuống chỉ còn
152,1 ngày, giảm 47% so với năm 2008
Hình 1.6: Thời gian một vòng quay vốn lưu động
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty, đặc biệt là khi
chỉ số này tiếp tục giảm vào anwm 2010, dù mức giảm là không đáng kể.
1.1.2.2.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Mặc dù hiệu quả sử dụng lao động là một trong số những chỉ tiêu quan
trọng khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh nhưng đây cũng chỉ là một khía
cạnh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi xem xét
đánh giá chỉ tiêu này, ta cần đặt nó trong mối tương quan với các chỉ tiêu về
vốn, về lợi nhuận, về doanh thu để có cái nhìn chính xác nhất.(xem Bảng1.3)
(1) Chỉ tiêu SLLĐ: phản ánh số nhân viên làm việc chính thức cho công
ty. Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010 số lượng lao động của công ty không
ngừng tăng lên. Mức tăng mạnh nhất là vào năm 2008 với tốc độ 33,55%

tương ứng với 50 lao động. Điều này cho thấy quy mô của công ty ngày càng
được mở rộng.
Bảng 1.3: Hiệu quả sử dụng lao động
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 DTNK(Trđ) 106026,5 208.532,3 321.891,9 378.435,7
2 LNNK(Trđ) 19.809,9 27.023,3 30.861 35.767,2
3 SLLĐ(ng) 149 199 202 242
4 NSLĐBQ(Trđ/ng) 711,6 1047,9 1593,5 1563,7
5 LNBQ(Trđ/ng) 133 135,8 152,8 147,8
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
(2)Năng suất lao động bình quân (W)
W=
L
DT
Trong đó: L là số lao động bình quân của kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động của công ty tham gia vào hoạt động
kinh doanh nhập khẩu thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty.
Năng suất lao động bình quân càng tăng cao chứng tỏ một người lao động
càng đem lại nhiều doanh thu và ngược lại.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Hình 1.7: Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân gần như liên tục tăng từ năm 2007-2010
do tốc độ tăng doanh thu thường cao hơn tốc độ tăng của lao động. Cụ thể:
Năm 2007-2008 năng suất lao động bình quân tăng với mức 47,2%.
Năm 2008-2009 là năm tăng mạnh nhất, năng suất lao động bình quân
tăng đến 52%.
Tuy nhiên, từ 2009_ 2010, chỉ tiêu này lại giảm, tuy mức giảm không

đáng để nhưng điều này cũng thể hiện hiệu quả hoạt đọng của công ty có phần
giảm sút, điều này do tốc độ tăng cảu doanh thu chỉ đạt 17,6% trong khi tốc
độc tăng của lao động là 19,8%_ cao hơn mức tăng của doanh thu.
(3) Lợi nhuận bình quân của lao động (E)
E=
L
LNNK
Chỉ số này phản ánh mỗi lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh
nhập khẩu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu cho công ty. Chỉ
tiêu này càng tăng cao thì số lợi nhuận thu về trên mỗi lao động càng tăng và
ngược lại.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Hình 1.8: Lợi nhuận bình quân
Lợi nhuận bình quân liên tục tăng về tỷ trọng từ 2007_2009, về tốc
độc tăng thì đặc biệt tăng mạnh từ 2008-2009 với mức tăng 9,1%, và lợi
nhuận bình quân có phần giảm sút vào năm 2010 nhưng mức giảm không
đáng kể.
Nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực cũng
như trong những lĩnh vực khác thì có thể thấy rằng doanh thu bình quân một
lao động hay lợi nhuận bình quân một lao động này là không cao, chưa đạt
được lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Công tycần cố gắng hơn nữa trong
vấn đề sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc để cho hiệu quả sử dụng lao
động tăng lên nhanh chóng.
1.2.Các biệt pháp công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh
thiết bị nhập khẩu
1.2.1.Bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý
Công ty sử dụng hệ thống nhận dạng dấu vân tay để quản lý thời gian

làm việc của nhân viên. Hệ thống này được đặt ở phòng bảo vệ, ngay cổng ra
vào của công ty, số ngày làm việc của nhân viên trong thấng và số giờ làm
việc trong ngày được kiểm soát chặt chẽ.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Ngoài số lượng lớn nhân viên chính thức, công ty còn sử dụng một đội
ngũ cộng tác viên cho phòng kinh doanh, thu nhập của họ phụ thuộc vào
doanh thu bán hàng, điều này giúp công ty giảm được chi phí nhân công cố
định phải bỏ ra. Các nhận viên kinh doanh là người giúp công ty mở rộng
quan hệ với khách hàng và tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới cho công ty.
Việc bố trí nhân sự để đáp ứng nhu cầu thực tiễn được thể hiện rõ trong
hai năm 2008 và 2010. Công ty xác định khả tăng mức tiêu thụ gia tăng, thị
trường có thể mở rộng cho nên ban quản lý của công ty có tăng cường đội ngũ
nhân lực với số lượng khá lớn, và được phân bổ vào các phòng ban một cách
phù hợp.
Ngoài ra, công ty còn thực hiện các hoạt động nhằm khuyến khích người
lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ thể như:
(1) Tổ chức các buổi giao lưu trong công ty vào các ngày lễ tết; mỗi năm,
công ty tổ chức những chuyến tham quan cho toàn thể nhân viên và gia đình,
… tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho nhân viện trong tháng.
(2) Để tạo động lực cho người lao động, công ty có đưa ra các mức
thưởng phạt cho nhân viên để họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong công ty, nhân viên phòng dự án và phòng kinh doanh thường được
nhận lượng tiền thưởng lớn nhất
1.2.2.Thực hiện chính sách tiết kiệm trong công ty.
Thực hiện các chương trình tiết giảm chi phí hành chính như sử dụng
hiệu quả các thiết bị điện, điện thoại, fax, xe cộ hay chi phí tiếp khách, đảm
bảo tổng chi phí hành chính nhỏ hơn 2% tổng chi phí.

Giảm thiểu các chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hành chính phát sinh
trong qúa trình nhận hàng và vận chuyển hàng.
Kể từ ngày nhận được các chứng từ cần thiết, công tác lập hồ sơ thanh
toán được thực hiện kịp thời, không để tồn đọng, tìm hướng giải quyết những
vướng mắc liên quan đến từng khoản nợ nhằm tạo điều kiện cho công tác
thanh toán với nhà cung cấp luôn được đảm bảo, giảm thiểu tối đa chi phí
phát sinh do phạt hợp đồng.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
Tập trung nguồn lực vào những dự án có lợi thế, có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn để giảm thiểu chi phí.
Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư, luân chuyển chứng từ đầy đủ
đảm bảo luôn cập nhật số liệu phát sinh trong kỳ, thu thập đầy đủ chứng từ,
biên bản bàn giao để lên số liệu chính xác các khoản nhập xuất vật tư, tránh
tình trạng nhầm lẫn hay sử dụng vật tư lãng phí.
1.2.3.Thực hiện chiết khấu giá sản phẩm
Công ty thường có các chính sách chiết khấu cho các đươn vị là khách
hàng trung thành của công ty và cho khách hàng có đơn hàng với giá trị lớn
với mức chiết khẩu là 2_5% giá trị đơn hàng. Đối với các dịch vụ đi kèm như
tư vấn, hướng dẫn và bảo hành, vận chuyển, công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
chịu trách nhiệm với một số đơn hàng mà không yêu cầu ở khách hàng thêm
bất kì khoản phí nào.
1.3.Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh thiết bị nhập khẩu ở công ty
cổ phần thiết bị Tân Phát
1.3.1.Những điểm tích cực:
Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của
Công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi
nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ

cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi
cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối
chính sách Nhà nước. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không
ngừng của toàn thể cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vị trong Công
ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng
thời đó là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự nhạy bén kịp
thời của Ban giám đốc.
Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát luôn đạt mức tăng về doanh thu qua
các năm, tuy rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra có ảnh hưởng
mạnh đến các doanh nghiệp,trong đó có bản thân công ty và các khách hàng
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
nhưng công ty vẫn duy trì được mức tăng về doanh thu, đặc biệt là trong hai
năm 2009 và 2010.
Mức lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình các năm
là khá cao, thể hiện rằng công ty kinh doanh có hiệu quả, đã và đang đạt được
mục đích của mình về lợi nhuận.
Mức LNBQ liên tục tăng qua các năm, lợi nhuận tính trên mỗi người lao
động cũng tăng trong giai đoạn 2007_2010. Điều này phần nào phản ánh
được việc sử dụng lao động hợp lý tron thời gian qua của công ty. Mỗi lao
động làm việc luôn có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cho công ty, giúp công ty
phát triển hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn tuy có giảm trong năm 2008 nhưng từ năm 2009
đã được nâng cao rõ rệt. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn thể hiện ở lợi
nhuận trên tổng nguồn vốn và ở vòng quay vốn. Hiệu quả sử dụng con người
cũng được cải thiện một cách đáng kể. Như một tất yếu, khi mà trình độ
người lao động được nâng cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏ khả năng
của mình hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Trong thời gian qua Công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp
ứng tốt về chất lượng, mẫu mã và giá cả cho các bạn hàng trong nước. Điều
này chứng tỏ công tác nghiên cứu bạn hàng của Công ty là khá tốt. Công ty
cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng
nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh.
Công ty đã tiến hành thực hiện các hợp đồng theo đúng các điều khoản
đã được ký kết, hạn chế tối đa những sai sót về nghiệp vụ, đảm bảo giải phóng
hàng sớm, không để lưu kho lưu bãi lâu ngày làm tăng chi phí ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của Công ty.
Từ năm 2007_ 2010, Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp đẩy
mạnh kinh doanh, cố gắng tạo ưu thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêm
thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển thêm cả những bạn hàng
cả trong nước và quốc tế. Nếu như trước đây thị trường nhập khẩu chủ yếu
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Tạ Lợi
GV: Trần Thị Thu Trang
của Công ty là các nước Đông Âu, châu Á thì những năm gần đây Công ty đã
mở rộng sang nhập khẩu ở những thị trường có nền công nghiệp phát triển
cao như Hoa Kỳ,Italy
Cũng trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hoá,
máy móc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu
dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn
hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty
không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả
năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều
này chứng tỏ Công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện
pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập
khẩu.

Công ty luôn nhận thức một cách sâu sắc về sự khác biệt về cơ chế quản lý
quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị
trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu
của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ
kinh doanh của Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai
mục tiêu: Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng
nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập
trung thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty.
Tóm lại hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị Tân
Phát đã và đang được củng cố, kinh nghiệm thương trường của Công ty được
tích luỹ qua từng năm. Cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của Ban giám
đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp
vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty chắc chắn sẽ ngày
càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày
càng đựoc tạo lập và củng cố.
1.3.2.Những điểm hạn chế
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp: QTKDQT 49B
19

×