Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.04 KB, 69 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ 3
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 5
1.1. Giới thiệu chung về công ty 5
1.1.1. Tên gọi 5
1.1.3. Hình thức pháp lý 5
1.1.4. Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12 5
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 6
1.2.1. Lịch sử hình thành 6
1.2.2. Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 8
2.1. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 8
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 8
2.1.1.1. Mô hình bộ máy quản lý của công ty 8
2.3. Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết 24
2.5. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ 33
2.5.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 35
2.5.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu 39
2.5.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho 43
2.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 49
2.6. Đánh giá chung về tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số
12 52
2.6.1. Những thành tựu đã đạt được 52
2.6.2. Những mặt còn hạn chế 52
3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 54
3.1.1. Định hướng phát triển 54
3.1.2. Mục tiêu phấn đấu 55


3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số
12 56
3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết 56
3.2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lí 57
3.2.3. Tiếp tục tận dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động tạm thời như các khoản khách hàng ứng trước,
phải trả người bán trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí sử dụng vốn 58
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng ) nhằm hạn
chế vốn bị chiếm dụng 58
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý vật tư, đầy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, giảm chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang 60
3.2.6. Quản lý chặt chẽ và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tiền 64
3.2.7. Trích lập các khoản và quỹ dự phòng theo quy định 66
3.2.8. Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự quản trị tài chính 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
2
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ
Danh mục bảng:
Bảng 1. Cơ cấu Doanh thu thuần……………………………………………………. 13
Bảng 2. Cơ cấu lợi nhuận gộp……………………………………………………… 13
Bảng 3. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty………. 14
Bảng 4. Danh mục máy móc thiết bị chính công ty sử dụng trong HĐSXKD 15
Bảng 5. Cơ cấu lao động theo trình độ……………………………………………… 18
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009.………… 19

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009.…………………. 20
Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty …………. 21
Bảng 9: Đánh giá công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty …… 23
Bảng 10: Đánh giá thực tế công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD ………… 24
Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản năm 2009……………………………………. 24
Bảng 12: Nguồn vốn lưu động ……………………………………………… 26
Bảng 13: Cơ cấu vốn lưu động …… 30
Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền …………………………………………………… 32
Bảng 15: Các chỉ số về khả năng thanh toán ……………………………………… 33
Bảng 16: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu ……………………… 35
Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân ………………… 37
Bảng 18: Tương quan các khoản chiếm dụng vốn với các khoản bị chiếm dụng
vốn…………………………………………………………………………………… 39
Bảng 19: Cơ cấu hàng tồn kho ……………………………………………… 41
Bảng 20: Vòng quay hàng tồn kho …………………………………………………. 41
Bảng 21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ……………… 45
Danh mục Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý …………………………………………………. 9
Sơ đồ 2. Quy trình kiểm tra chất lượng chung…………………………………… 17
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
3
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩa
quyết định các bước tiếp theo của quá trình sản xuất. Do đó mọi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển đều phải quan tâm và coi trọng vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng
đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, thực hiện mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai phần: vốn lưu động và
vốn cố định. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi loại đó đều nhằm đưa lại kết

quả cuối cùng là tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó, việc có đủ vốn lưu
động đã khó, việc bảo toàn và phát triển nó như thế nào còn khó hơn nhiều mà không
phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng cũng như yêu cầu thực tế về việc tăng
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nên em đã lựa chọn đề tài:
“Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12” để làm
chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 12.
Chương 2: Công tác tổ chức và tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động
tại công ty cổ phần xây dựng số 12.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động ở công ty cổ phần xây dựng số 12.
Để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn nữa em kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú anh chị tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung, các thầy cô giáo trong
khoa Quản trị Kinh doanh – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Bác Trịnh Công
Hùng – Kế toán trưởng, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Xây
dựng số 12 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
Hà Nội, ngày 01, tháng 5, năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Văn Thắng
4
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12
1.1. Giới thiệu chung về công ty
1.1.1. Tên gọi
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 12
Tên viết tắt: VINACONEX 12., JSC
Lo go:
VINACONEX 12
1.1.2. Địa chỉ giao dịch
Trụ sở giao dịch: Tầng 19, Tòa nhà CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Xã Mễ Trì, Huyện Từ
Liêm, Hà Nội.
Giấy CNĐKKD: số 0103003144 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày
05 tháng 11 năm 2003, thay đổi lần 5 ngày 31 tháng 7 năm 2007.
Điện thoại: (84.4) 2 214 3724
Fax: (84-4) 3787 5053
Website:
Email:
Mã số thuế: 0101446753
1.1.3. Hình thức pháp lý
Công ty cổ phần với 51% vốn nhà nước.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng).
1.1.4. Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12
* Lĩnh vực chính:
- Xây dựng các công trình dân dụng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; Công trình thuỷ
lợi, cấp thoát nước; Công trình đường bộ, cầu, cảng; Thi công san lấp nền móng công
trình, xử lý nền đất yếu; Xây dựng đường dây, trạm biến áp đến 220KV.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
5
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

* Lĩnh vực khác:
Lắp đặt các loại cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình như:
thang máy, điều hoà không khí, thông gió, phòng cháy; Xây lắp các công trình thông
tin viễn thông; Sản xuất, kinh doanh dàn giáo, cốp pha; Kinh doanh dịch vụ mua bán

cho thuê bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Kinh doanh và phát triển nhà; Khai thác
và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: Đá, cát, sỏi, đất, gạch,ngói,
xi măng, tấm lợp, kính, nhựa đường.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành
- Tiền thân Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là Công ty Cơ khí và Xây lắp số
12 được thành lập theo quyết định số 1044/BXD-TCLĐ ngày 03 tháng 12 năm 1996
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Cơ khí
nông cụ Sóc Sơn và một bộ phận của Công ty Xây dựng số 4, Công ty Xây dựng số 5
và Công ty Xây dựng số 18 sáp nhập lại. Trụ sở chính Công ty đóng tại Phú Minh -
Sóc Sơn - Hà Nội;
- Ngày 11/10/2000: Bộ Xây dựng có quyết định số 1429/QĐ-BXD về việc đổi
tên Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 thành Công ty Xây dựng số 12 và chuyển trụ sở
Công ty từ Phú Minh - Sóc Sơn - Hà Nội về Nhà H10- phường Thanh Xuân Nam -
quận Thanh Xuân - Hà Nội;
- Ngày 31/03/2005: Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ
phần theo quyết định số 358/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng;
- Ngày 01/11/2005: Công ty được xếp hạng doanh nghiệp hạng I theo quyết
định số 1938 QĐ/VC-TCLĐ ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam -VINACONEX;
- Kể từ ngày 01/01/2007: Trụ sở chính Công ty chuyển về nơi làm việc mới tại
địa chỉ: Tầng 19, Tòa nhà CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
6
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

1.2.2. Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát
triển
Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đã có nhiều thành tích và bằng khen như:

- Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 1991 của Bộ Xây
dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam;
- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất năm 2005, 2007 của Bộ Xây
dựng;
- Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2006 của Bộ Xây dựng;
- Đạt danh hiệu tập thể công đoàn xuất sắc năm 2007 của Bộ Xây dựng;
- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2001, 2002, 2007, 2008 của Tổng Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam;
- Và các bằng khen khác.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12
2.1. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.1.1. Mô hình bộ máy quản lý của công ty
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
8
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
9
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
10

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 được tổ chức và điều hành theo mô hình công
ty cổ phần. Gồm có các bộ phận sau:
* Đại hội cổ đông
ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là cơ quan quyền lực cao nhất của
Công ty.
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 hiện có 05 thành viên, bao
gồm: 01 Chủ tịch, và 04 Thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có
toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
* Ban giám đốc
Ban Giám đốc có 05 thành viên: 1 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc. Trong đó:
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền
một số quyền hạn nhất định các Phó Giám đốc.
* Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát có 03 thành viên trong đó có 01 Trưởng ban và 02 thành viên.
Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành của VINACONEX 12.
* Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Lãnh đạo Công ty các công việc sau:
- Tuyển dụng, quản lý, tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ;
- Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động;
- Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động các
chế độ bảo hiểm với người lao động;

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
11
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Đảm bảo công tác phục vụ, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ, quản lý đất đai, nhà cửa,
công tác văn thư, bảo mật và lưu trữ.
* Phòng Tài chính Kế toán
- Thực hiện các công tác kế toán, tài chính, thống kê, hướng dẫn kiểm tra tài chính đơn
vị theo đúng nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của doanh nghiệp;
- Giám sát và tổng hợp giá thành, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn công tác
hạch toán báo sổ các đơn vị cơ sở đúng với chế độ quy định;
- Đảm bảo nguồn tài chính, phục vụ kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp; Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ khác để thực hiện công tác
thanh quyết toán thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật
+ Công tác kế hoạch:
- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn (năm, quý, tháng, tuần)
về sản xuất, kinh doanh; Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
đơn vị trực thuộc và Công ty Cổ phần Xây dựng 504 – Vinaconex.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
+ Công tác công trường:
- Cập nhật và quản lý kiểm tra phương án kinh tế, kế hoạch vật tư, nhân công và máy
của các công trường từ khi đấu thầu đến khi thanh lý hợp đồng;
- Phối hợp cùng các công trường tháo gỡ các khó khăn của công trường, giúp các công
trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch và chất lượng tốt.
+ Công tác đấu thầu:
- Tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích thị trường từ đó lập các hồ sơ dự thầu bảo đảm chất
lượng, tính cạnh tranh cao, không ngừng nâng cao khả năng trúng thầu;

- Mở rộng quan hệ với các nhà thầu khác để mở rộng liên doanh liên kết để tham gia
các dự án lớn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho Công ty.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
12
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

* Phòng Thiết bị Đầu tư
- Tham mưu và thực hiện công tác quản lý toàn bộ xe, máy, trang thiết bị thi công về
số lượng, chất lượng, cung ứng và quản lý vật tư thi công tại các công trình nhằm phục
vụ tốt cho công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty;
- Đề xuất nội dung cần đào tạo, bổ túc để nâng cao tay nghề cho công nhân sửa chữa,
vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Thực hiện công tác kinh doanh trong lĩnh vực thuê và cho thuê sử dụng thiết bị trong
và ngoài Công ty;
- Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư (bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư
chiều sâu) nhằm mục tiêu phát triển và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Các đội sản xuất trực thuộc
Các đội sản xuất trực thuộc có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được
giao. Dưới đây là danh sách các đội sản xuất của công ty:
- Đội xây dựng số 1
- Đội xây dựng số 2
- Đội xây dựng số 3
- Đội xây dựng số 4
- Đội xây dựng số 5
- Đội xây dựng số 6
- Đội xây dựng số 7
- Đội xây dựng số 8
- Đội xây dựng số 9
- Đội xây lắp điện nước
- Đội xây dựng cầu đường 1

- Đội xây dựng cầu đường 2
- Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 12 Phía Nam
- Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm - Hà Nam
- Trạm trộn bê tông thương phẩm -Thạch Thất - Hà Nội.
2.1.2. Sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 chủ yếu tập trung vào các nhóm
sản phẩm chính sau:
- Công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cảng thủy, cảng hàng không;
- Trang trí nội, ngoại thất công trình; Đường dây tải điện, trạm biến áp đến 220 KV;
Ngoài lĩnh vực xây lắp, Công ty đang triển khai hoạt động sản xuất công nghiệp,
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
13
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

bao gồm: sản xuất đá xây dựng tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm - Hà Nam và bê tông
tươi tại trạm trộn bê tông tươi đặt tại Thạch Thất - Hà Nội.
Đánh giá về sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm:
Bảng 1. Cơ cấu Doanh thu thuần Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Sản phẩm
2006 2007 2008 2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Xây lắp 154,069 99,63 150,900 98,30 192,711 96,68 261,357 95,38
Doanh thu thuần 154,639 100 153,507 100 199,323 100 274,18 100
Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu thuần của
Công ty (khoảng trên 95% doanh thu thuần). Điều này cho thấy công ty luôn theo đuổi
chiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động cốt lõi mà Công ty đã xây dựng được
thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường.
Bảng 2. Cơ cấu lợi nhuận gộp Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Xây lắp 12,856 113,39 12,927 111,58 12,969 106,84 16,420 91,60
Lợi nhuận gộp 11,338 100 11,585 100 12,139 100 17,926 100
Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2006 - 2009, nhìn
chung hoạt động xây lắp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu lợi nhuận gộp. Tuy nhiên tỷ
trọng của hoạt động xây lắp trong tổng lợi nhuận gộp giảm dần từ 113,39 % xuống
91,60 % trong cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2009 của công ty mặc dù lợi nhuận từ hoạt
động xây lắp trong năm 2006 tăng 27,72% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ, lĩnh
vực sản xuất vật liệu xây dựng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận nhưng đã
bắt đầu có lợi nhuận đóng góp chung vào kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của
công ty.
2.1.3. Nguyên vật liệu
Nguồn nguyên liệu của Công ty được sử dụng từ nguyên liệu sản xuất trong
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
14
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

nước và nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Với nguyên vật liệu nhập khẩu, Công ty
không nhập khẩu trực tiếp nước ngoài mà mua các nhà cung cấp trung gian trong nước.
Về cơ bản nguồn nguyên vật liệu của công ty được cung cấp ổn định, đầy đủ,
đạt yêu cầu về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, có xuất xứ hàng hoá rõ ràng, giá cả hợp
lý.
Bảng 3. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty
TT Nhà cung cấp Mặt hàng Nguồn cung cấp
1 Chi nhánh Công ty Gang thép Thái Nguyên
tại Hà Nội
Thép các
loại

Trong nước
2 Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp
3 Công ty Thương mại Tuấn Hải
Xi măng Trong nước
4 Công ty TNHH Thanh Thảo
5 Công ty Liên doanh Xây dựng và Vật liệu
Xây dựng Sunway – Hà Tây
Đá xây
dựng
Trong nước
6 Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Toàn Thắng
7 Công ty Cổ phần Vimeco
8 Doanh nghiệp Phú Thịnh
Cát Trong nước
9 Công ty Tùng Trang Sơn Tây
10 Công ty TNHH Toàn Thắng
11 Công ty TNHH Hưng Thịnh
Gạch Trong nước
12 Nhà máy gạch Đồng Trúc
13 Công ty Thương mại Vĩnh Hưng Gội cầu,
phụ gia
Ngoại nhập
14 Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại
Phương Bắc
15 Công ty Cổ phần Xây dựng Ngọc Minh
Đất Trong nước
16 Công ty Cổ phần Xây dựng Tuấn Võ
Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
2.1.4. Trình độ công nghệ

* Về máy móc thiết bị và mức độ hiện đại của máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đa phần đều là các máy
móc thiết bị hiện đại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong thi công.
Bảng 4. Danh mục máy móc thiết bị chính công ty sử dụng trong HĐSXKD
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
15
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

S
T
T
Tên Thiết bị
Ký hiệu/
Biển
kiểm soát
Số
lượng
(Cái)
Nước sản
xuất
Năm
sản
xuất
Chất
lượng
còn
lại
(%)
Hãng sản
xuất

A. XE CHUYÊN DÙNG
1 Xe tưới nước 30N6367 1 Trung Quốc 2009 85 Dongfeng
B. TRẠM TRỘN
1 Trạm trộn 1 Việt Nam 2005 60 CIE
2 Xe bom bê tông 6m
3
2 Nga 2007 60 Kamaz
3 Xe bom bê tông 29N0281 1 Trung Quốc 2008 80 Dongfeng
4 Máy bơm bê tông 1 Italy 2006 55 Cifa
C. DÂY TRUYỀN SẢN SUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1 Dây truyền sản xuất đá 1 2006 55
D. MÁY ĐÀO
1 Máy đào Kobelco SK310 1 Nhật Bản 2006 55 Kobelco
2 Máy xúc lật WA WA350 1 Nhật Bản 2006 55 Komatsu
3 Máy xúc lật TC75 TC75 1 Nhật Bản 2006 55 Komatsu
4 Máy xúc lật Ciagong Ciagong 1 Trung Quốc 2009 85 Ciagong
5 Máy đào Samsung 175MX 1 Hàn Quốc 2008 80 Samsung
E. MÁY LU
1 Lu rung Sakai SV91 SV91 1 Nhật Bản 2007 60
2 Lu rung BomaG 107 107 1 LB Đức 2007 60
3 Lu rung BomaG 108 108 1 LB Đức 2007 60
4 Lu rung BomaG 141 141 1 LB Đức 2007 60
5 Lu rung BomaG 142 142 1 LB Đức 2007 60
F. MÁY SANG GẠT
1 San gạt Mitsubishi 302 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi
2 San gạt Mitsubishi 303 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi
G. THIẾT BỊ NÂNG
1 Vận thăng hàng 1 Việt Nam 2009 85 Hòa Phát
2 Cẩu tháp QTZ5015 1 Trung Quốc 2009 85 QTZ
H. MÁY ĐO ĐẠC

1 Máy toàn đạc TC405-1 TC405-1 1 Nhật Bản 2006 55 Topcom
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
16
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2 Máy toàn đạc TC405-2 TC405-2 1 Nhật Bản 2007 60 Topcom
3 Máy toàn đạc Topcom 1 Nhật Bản 2007 60 Topcom
Nguồn: Phòng Thiết bị đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
* Về phương pháp kỹ thuật thi công
Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đang ứng dụng một số công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong thi công xây dựng như:
Công nghệ thi công cốp pha leo áp dụng cho các công trình khối lượng thi công
lớn, có phương thẳng đứng, độ cao lớn như: Các hạng mục lõi, vách nhà cao tầng; Các
tường bê tông cốt thép nhà dân dụng và công nghiệp, công trình thuỷ điện, thuỷ lợi
Công nghệ gia công và lắp dựng kết cấu thép thường được áp dụng với các hạng
mục công trình có chiều cao lớn, nhịp thông thuỷ của công trình lớn, và chịu tải trọng
lớn (nhà các loại nhà công nghiệp, các kho chứa, các công trình cầu )
Công nghệ thi công kết cấu bê tông cốt thép toàn khối thông thường áp dụng
cho đa phần các hạng mục công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
2.1.5. Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Hiện nay, công ty đã áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 được tổ chức Global Certification Group United Kingdom –
Anh Quốc cấp chứng chỉ và liên tục cải tiến trong tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Do vậy các sản phẩm của công ty không ngừng được hoàn thiện về chất lượng,
cạnh tranh về giá cả, góp phần tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập
hiện nay.
Dưới đây là sơ đồ kiểm tra chất lượng chung trong hoạt động sản suất kinh
doanh của công ty:
Sơ đồ 2. Quy trình kiểm tra chất lượng chung

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
17
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
2.1.6. Hoạt động Marketing
Thương hiệu VINACONEX 12 đã được xây dựng và phát triển qua gần 15 năm
xây dựng, trưởng thành và là một thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng nói chung
và trong Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nói riêng.
Công ty đã và đang rất chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác
quản lý trong thi công xây lắp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công công
trình được đặc biệt chú trọng nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo được uy tín
đối với khách hàng và chủ đầu tư công trình;
Công ty luôn khẳng định sức mạnh thật sự thông qua việc luôn hoàn thành và
vượt mức kế hoạch đề ra, luôn đạt danh hiệu cao trong công tác thi đua của Tổng công
ty, của chủ đầu tư về hoạt động sản xuất;
Công ty đã rất chú trọng trong công tác mở rộng thị trường, đấu thầu thi công
xây lắp nhiều loại công trình khác nhau, đa dạng trong xây lắp, nắm bắt kịp thời mọi
biến động của thị trường. Qua đó, Công ty tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra
những quyết sách hợp lý nhất, tăng cường công tác đối ngoại, đối thoại trực tiếp với
đối tác để thuyết phục niềm tin của đối tác đối với đơn vị thi công;
Trước những công trình trọng điểm, đặc biệt, Công ty tổ chức hội thảo đề ra
phương án, biện pháp tổ chức thi công tối ưu nhất và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Mặt khác Công ty luôn luôn chú trọng việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hiện
đại vào trong điều hành, quản lý và thi công các công trình.
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
18
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.7. Nguồn nhân lực và chính sách của công ty

Do đặc thù ngành nghề xây dựng là di chuyển nhiều, địa điểm thi công công
trình thường xuyên thay đổi nên việc lưu chuyển người lao động trong Công ty từ địa
phương này đến địa phương khác, từ vùng này sang vùng khác là rất lớn, chỉ có các
phòng ban chuyên môn nghiệp vụ ở trên cơ quan Công ty là có tính ổn định cao về
nhân sự.
Bảng 5. Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2006 – 2009
STT
Trình độ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
1 Trên Đại
học
1 0,22 1 0,21 1 0,20 1 0,18
2 Đại học và
cao đẳng

133 29,36 145 29,90 150 29,59 162 29,62
3 Trung cấp
và sơ cấp
41 9,05 46 9,48 47 9,27 66 12,07
4 Công nhân
kĩ thuật
278 61,37 293 60,41 309 60,95 318 58,14
Tổng - 453 100 485 100 507 100 547 100
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Về chế độ làm việc và chính sách khen thưởng đãi ngộ: Hiện nay công ty có chế
độ làm việc hợp lý cùng với những chính sách khen thưởng đãi ngộ kịp thời đã có ảnh
hưởng tích cực giúp người lao động hăng say làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty.
Về chính sách đào tạo: Với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
lành nghề, giỏi quản lý, hàng năm Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu Đồng
T
T
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639 153.507 199.323 274.018
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
19
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639 153.507 199.323 274.018
4 Giá vốn hàng bán 143.301 141.922 187.184 256.091
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.338 11.585 12.139 17.926
6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.530 107 3.539 4.267

7 Chi phí lãi vay 7.727 4.714 5.855 5.637
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.856 5.022 5.240 8.531
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.285 1.956 4.584 8.024
10 Lợi nhuận khác 148 66 418 796
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.434 2.022 5.002 8.820
12 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 283 700 1.188
13 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.434 1.739 4.302 7.632
14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Đồng ) 43,237 27,059 2,459 2,903
Nguồn
:
Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007 của công ty cổ phần xây dựng số 12, được kiểm toán bởi C.ty TNHH Kiểm
toán & Tư vấn (A&C)
Báo cáo tài chính ngày 31/12/2008 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Kiểm
toán & Định giá Việt Nam (VAE)
Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Dịch vụ
tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
20
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân
2.2.2 . Bảng cân đối kế toán
Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu Đồng
TÀI SẢN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09 NGUỒN VỐN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09
A. TSNH 166.973 164.271 186.910 319.435 A. NỢ PHẢI TRẢ 169.470 173.096 174.971 303.202
I. Tiền mặt 9.609 17.340 14.640 17.174 I. Nợ NH 159.075 161.826 170.174 300.055
II. Phải thu ngắn hạn 94.186 63.840 58658 82.425 1. Vay và nợ NH 59.538 48.945 33.269 46.217
1. Phải thu khách hàng 87.086 61.612 54.132 73.637 2. Phải trả người bán 11.993 19.432 19.158 24.841
2. Trả trước người bán 1.912 1.043 4.088 1.778 3. Người mua trả tiền trước 21.443 29.596 71.878 168.974
3. Phải thu khác 5.756 1.891 1.143 9.500 4. Nợ NSNN 4.994 3.990 4.314 5.236
4. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi

-568 -706 -706 -2.489 5. Phải trả người LĐ 81 243 437 425
III. Hàng tồn kho 55.699 75.088 95.496 197.247 6. Phải trả, nộp NH khác 61.025 59.619 41.117 54.363
IV. TSNH khác 7.479 8.003 18.116 22.589 II. Nợ dài hạn 10.395 11.270 4.796 3.146
B. TSDH 17.103 23.656 21.705 29.870 1. Vay và nợ DH 10.269 10.983 4.509 2.367
I. TSCĐ 16.518 21.438 17.172 17.001
2. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
126 287 287 779
1. TSCĐ Hữu Hình 16.215 21.147 17.094 16.923 B. VCSH 14.606 14.830 33.644 46.104
* Nguyên giá 27.238 37.270 37.034 41.621 1. Vốn góp 11.000 11.000 23.528 30.000
* Giá trị hao mòn lũy kế -11.022 -16.123 -19.941 -24.698 2. Thặng dư vốn CP _ _ 33.438 5.056
2. TSCĐ Vô Hình 225 213 _ _ 3. Quỹ đầu tư phát triển 931 2.013 2.150 2.989
3. Chi phí XDCB dở
dang
78 78 78 78 4. Quỹ dự phòng tài chính 186 346 430 598
II. Đầu tư tài chính DH 333 333 3.458 11.220 5. Lợi nhuận để lại 2.363 1.455 4.302 7.385
III. TSDH khác 252 1.885 1.075 1.649 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 126 16 -203 76
TỔNG 184.076 187.927 208.615 349.306 TỔNG 184.076 187.927 208.615 349.306
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
21
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007 của công ty cổ phần xây dựng số 12, được kiểm toán bởi C.ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn (A&C)
Báo cáo tài chính ngày 31/12/2008 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Kiểm toán & Định giá Việt Nam (VAE)
Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Dịch vụ tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
22
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2.3 . Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 12

Từ bảng 7 ta thấy: Trong giai đoạn 2006 - 2009, quy mô tài sản của công ty cổ
phần xây dựng số 12 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đến ngày 31/ 12/2009, tổng tài sản
của công ty đã đạt hơn 349 tỷ đồng (con số này vào ngày 31/12/2006 là hơn 184 tỷ
đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty (Tỷ lệ tài
sản ngắn hạn/Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009 là 91,45%).
Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
2009/2007 2009/2008
Lượng % Lượng %
Doanh thu
thuần
Tr.đồng 153.507 199.323 274.018 120.511 178,51 74.695 137,47
Lợi nhuận
trước thuế
Tr.đồng 2.022 5.002 8.820 6.798 436,20 38.18 176,33
Lợi nhuận sau
Thuế TNDN
Tr.đồng 1.739 4.302 7.632 5.893 438,87 33.30 177,41
Tổng VKD
bình quân
Tr.đồng 186.001 198.271 278.960 92.959 149,98 80.690 140,70
VCSH bình
quân
Đồng 14.718 24.237 39.874 25.156 270,91 15.637 164,52
TSLN/VKD % 0,93 2,17 2,74 1,81 294,62 0,57 126,27
TSLN/VCSH % 11,81 17,75 19,14 7,33 162,07 1,39 107,83
Thu nhập bình
quân tháng
1CBCNV
Tr.đồng 1,928 2,355 2,870 0,942 48,86 0,515 21,87

Nguồn: Phòng Tài chính và phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Theo bảng 8 ta nhận thấy: Các chỉ tiêu như Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước
thuế, Lợi nhuận sau thuế đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2006 –2009. Đặc biệt,
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 77,42% so với năm 2008 (tăng từ 4,3 tỷ trong năm
2008 lên 7,63 tỷ trong năm 2009) nguyên nhân chủ yếu do Doanh thu tăng dẫn đến lợi
nhuận tăng, ngoài ra công ty cổ phần xây dựng số 12 đã tiến hành tăng vốn trong năm
2009 dẫn đến việc giảm vay nợ, giảm thuê tài chính dẫn đến chi phí tài chính giảm.
Về khả năng sinh lời, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lời
của Công ty cổ phần Xây dựng số 12 đã được cải thiện tốt trong năm 2009 so với các
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
23
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

năm trước. Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh tăng từ 0,93% năm 2007 lên
mức 2,72% năm 2009. Tương tự, chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tăng từ
11,81% năm 2007 lên mức 19,14% năm 2009.
Về thu nhập bình quân đầu người/tháng trong giai đoạn 2006 – 2009 có sự cải
thiện dần qua các năm. Tăng từ 1.928.000 VNĐ người/tháng lên 2.870.000 VNĐ
người/tháng tương ứng tăng 48,86 %.
2.3. Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết
Trong doanh nghiệp, vốn lưu động có vai trò quan trọng để ổn định sản xuất.
Vốn lưu động gồm hai bộ phận là: Vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm
thời. Nếu vốn lưu động tạm thời là số vốn lưu động ( VLĐ ) cần phải có để đối phó với
những bất thường trong quá trình hoạt động kinh doanh thì VLĐ thường xuyên đảm
bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Xác định đúng
nhu cầu VLĐ là một điều rất có ý nghĩa trong quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Với nhu
cầu VLĐ được xác định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không bị thiếu vốn cho hoạt
động của mình mà lại không bị lãng phí vốn.
Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp trực tiếp hoặc phương
pháp gián tiếp. Tại công ty cổ phần xây dựng số 12, VLĐ được xác định theo phương

pháp gián tiếp. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định dựa vào số VLĐ
bình quân năm báo cáo , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch.
Công thức:
( )
1
1
0
0
* 1 %
nc
M
V VLÐ t
M
= +
Trong năm 2007 công ty đạt doanh thu thuần là 153.506.683.949 đồng, vốn lưu
động bình quân là 165.622.150.698 đồng. Dự kiến năm 2008 doanh thu thuần tiêu thụ
sản phẩm đạt 190 tỉ đồng ( tăng khoảng 24 %) và phấn đấu giảm số ngày luân chuyển
VLĐ xuống khoảng 10%. Vậy nhu cầu vốn lưu động kế hoạch 2008 của công ty là:
( )
1
190.000
165.622 1 0,1
153.507
nc
V X X
= −
= 184.496 triệu đồng.
Trong năm 2008 công ty đạt doanh thu thuần là 199.323.121.088 đồng, vốn lưu
động bình quân là 175.590.302.722 đồng. Dự kiến năm 2009 doanh thu thuần tiêu thụ
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

24
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

sản phẩm đạt 300 tỉ đồng (tăng khoảng 50 %) và giữ số ngày luân chuyển VLĐ không
đổi so với 2008. Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2009 theo kế hoạch của công ty là:
( )
1
300.000
175.590 1 0
199.323
nc
V X X
= +
= 264.280 (triệu đồng)
Trong năm 2009 công ty đạt doanh thu thuần là 274.017.816.166 đồng, vốn lưu
động bình quân là 253.172.455.549 đồng. Dự kiến năm 2010 doanh thu thuần tiêu thụ
sản phẩm đạt 355 tỉ đồng (tăng khoảng 30 %) và phấn giảm số ngày luân chuyển VLĐ
xuống khoảng 15%. Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2010 theo kế hoạch của công ty là:
( )
1
355.000
253.172 1 0,15
274.018
nc
V X X
= −
= 278.794 (triệu đồng)
Để đánh giá công tác dự báo nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch của công ty ta sẽ so
sánh nhu cầu VLĐ đã phát sinh và nhu cầu VLĐ mà công ty đã xác định.
Bảng 9: Đánh giá công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kế
hoạch
2008
Thực tế
2008
Kế
hoạch
2009
Thực tế
2009
Chênh lệch
2008
Chênh lệch
2009
Lượng % Lượng %
Mức luân chuyển
VLĐ trong kì
Triệu
đồng
190,00 199,32 300,00 274,02 - 9,32 4,68 25,98 9,48
Số ngày luân chuyển
VLĐ
ngày 349,57 317,14 317,14 332,61 32,43 10,23 -15,47 4,65
Nhu cầu VLĐ
Triệu
đồng
184,50 175,59 264,28 253,17 8,91 5,07 11,11 4,39

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
Qua bảng 9 ta thấy công tác xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008 và năm 2009 của
công ty cổ phần xây dựng số 12 khá tốt, năm 2008 công ty đã xác định một lượng VLĐ
chỉ lớn hơn so với thực tế là 8.91 tỉ đồng, tương ứng sai lệch 5,07% so với thực tế, còn
năm 2009 lớn hơn 11,11 tỉ đồng tương ứng sai lệch 4,39 %. Việc xác định nhu cầu
VLĐ sát với thực tế về cơ bản đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn
ra bình thường, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn.
2.4. Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD
25

×