Chủ tịch hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng tổ chức- hành chính
Phòng tài chính- kế toán
Phòng kế hoạch- kỹ thuật
Phòng thiết bị- vật tư
Chi nhánh Cao Bằng
Chi nhánh tại Lào
Chi nhánh Hà Giang
Các dự án khác
Đấu thầu
Ký hợp đồng với bên A
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A
Bàn giao và thanh quyết toán công trình với bên A
KT tổng hợp
KT ngân hàng
KT thanh toán
KT tiền lương
KT TSCĐ
Thủ quỹ
KT chi nhánh Cao Bằng
KT chi nhánh Hà Giang
KT chi nhánh Lào
Kế toán trưởng
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với những khó khăn, biến
động và cũng đầy thách thức của nền kinh tế thị trường. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có những yếu tố như vốn, khả
năng quản lý và nguồn nhân lực đáng tin cậy. Do vậy đòi hỏi các nhà kinh doanh
phải tự tổ chức cho mình một bộ máy quản lý thật hiệu quả. Trong vòng quay
hối hả, gấp gáp của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc quản lý, sử dụng vốn
thế nào cho hợp lý đã trở thành một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động nói riêng là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp và cũng là một vấn
đề nan giải cho các nhà lãnh đạo.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý, sử dụng
vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây
dựng và khai thác mỏ Việt Nam”.
Bằng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
– TS Đinh Thị Mai và tập thể cán bộ công nhân viên của công Công ty cổ phần
xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam, em đã hoàn thành được đề án.
Nội dung chính của đề án gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động.
Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ
phần xây dựng và khai thác mỏ VN.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và một số ý kiến đề xuất nhắm nâng
cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng
và khai thác mỏ Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động.
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh
nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối
tượng lao động (nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm) chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao
động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn
xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động ra làm hai
loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động
sản xuất gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành
phẩm, sản phẩm dở dang … đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất,
chế biến. Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ
tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các loại chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả
trước…
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động.
*Đặc điểm vốn lưu động.
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của
vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai
đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu động. Quá trình
này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ được gọi là quá
trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ
kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ
ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng
trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động hoàn thành
một vòng chu chuyển.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu
động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được bằng tiền bán hàng. Như vậy vốn lưu
động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
*Vai trò của vốn lưu động.
Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một bộ phận của
sản xuất kinh doanh. Nó đóng góp một vai trò rất to lớn trong sự tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để hình
thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết
quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
- Vốn lưu động luôn tồn tại trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Cụ thể là: vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong
khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông. Thiếu vốn lưu động ở một
trong ba khâu đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại
vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có
những cách phân loại sau:
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm các khoản giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu
tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, ký
quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản
tạm ứng…).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong
từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ
cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện:
- Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu, thành
phẩm. bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán.
Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho
dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:
_ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân phối và định
đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ
những nguồn khác nhau: nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu
tư, vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động
kinh doanh…
- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay
các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp chỉ có
quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được
hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có
các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn,
đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như: Phân loại theo nguồn hình
thành ( nguồn vốn điều lệ, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết,
nguồn vốn đi vay, nguồn vốn huy động từ thị trường vốn), phân loại theo thời
gian huy động vốn ( nguồn vốn huy động thường xuyên, nguồn vốn lưu động
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
tạm thời), phân loại theo phạm vi huy động vốn ( nguồn vốn bên trong doanh
nghiệp, nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp).
1.2 Quản lý vốn lưu động.
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động.
Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh
của mình. Một trong những vấn đề phải quan tâm là nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng vốn lưu động. Đây có thể nói là một bộ phận rất quan trọng và có ý
nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố để
doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Vậy sự cần thiết
phải quản lý vốn lưu động xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
- Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của vốn lưu động trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Nó là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, là bộ phận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinh
doanh cùa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động sẽ tránh
được tình trạng ứ đọng vốn và là tiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả.
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi
nhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh và là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Đạt được lợi nhuận ngày
càng nhiều là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều
đó các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn kinh doanh
nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Tóm lại, việc quản lý vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần
thiết, là yêu cầu khách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộng
sản xuất, tăng lợi nhuận.
1.2.2 Nội dung quản lý vốn lưu động.
Như đã nói ở trên, quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo tiền đề cho việc sử
dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, tăng lợi nhuận. Nội dung quản lý vốn lưu động bao gồm:
- Quản lý vốn bằng tiền: hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp
diễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt, có
khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển sang các hình thức tài sản khác. Vì
vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vốn tiền mặt một cách chặt chẽ,
nhất là phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt để tránh bị mất
mát, lợi dụng. Nội dung quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thường
bao gồm:
+ Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để có thể tránh được các rủi ro
không có khả năng thanh toán ngay.
+ Dự đoán và quản lý các luồng nhập xuất vốn tiền mặt. Trên cơ sở so
sánh các luồng nhập, xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng
dư hay thâm hụt ngân quỹ.
+ Quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt.
- Quản lý vốn tồn kho dự trữ:
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu
giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự
trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm
dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tuỳ theo ngành nghề
kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau. Việc quản lý
tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng vì sẽ giúp cho doanh
nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán,
đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.
- Quản lý các khoản phải thu:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường
tồn tại một khoản vốn trong thanh toán, đó là các khoản phải thu, phải trả. Tỷ lệ
các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường
chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để giúp doanh
nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinh
các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần phải có biện pháp
quản lý tốt.
-Quản lí các khoản phải trả:
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn doanh nghiệp
phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp
cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc
quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên
duy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi
việc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy
tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đặc biệt giúp doanh nghiệp có thể chủ
động về phần vốn hoạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn, nắm
bắt được thời cơ kinh doanh.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng một
số chỉ tiêu sau:
1.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển
và kì luân chuyển vốn:
*Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một
thời kì nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính như sau:
L = L: Số vòng quay VLĐ trong kỳ
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
VLĐ
BQ
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Trong đó:
M = Tổng doanh thu bán hàng – Thuế gián thu, phản ánh trong giá trị vốn tham
gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp.
VLĐ
BQ
=
Hay VLĐ
BQ
=
: Vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4
Obj367
Obj368
Obj369
V
đq1
: Vốn lưu động đầu quý 1
V
cq1
; V
cq2
; V
cq3
; V
cq4
: Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4
*Kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động.
Công thức xác định như sau:
K = hay K =
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
VLĐ
bq
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn,
chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm VLĐ: là chỉ tiêu phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng
tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân
chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ.
Công thức được xác địng như sau:
hoặc
: mức tiết kiệm VLĐ
: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
: kì luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo.
1.3.3. Hàm lượng vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh mức VLĐ cần thiết sử dụng để tạo ra một đồng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Hàm lượng VLĐ =
1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận( mức doanh lợi) vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Obj370Obj371
Obj372
Obj373
Obj374
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân bỏ ra trong kì sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu
quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.
1.3.5. Số vòng quay hàng tồn kho.
- Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân trong kì
luân chuyển, được xác định:
Số vòng quay hàng tồn kho =
-Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung bình của
một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =
Hai chỉ tiêu này cho thấy việc tổ chức quản lí và dự trữ vật tư, hàng hoá
của doanh nghiệo tốt hay xấu.
1.3.6. Vòng quay các khoản phải thu.
- Vòng quay các khoản phải thu =
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh.
Điều này là tốt với các doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình = x 360
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Chỉ
tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Căn
cứ vào các chỉ tiêu này có thể biết được doanh nghiệp quản lí và sử dụng VLĐ
tốt hay không, để từ đó có thể phát huy hay khắc phục.
1.4. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để kinh doanh có hiệu quả
doanh nghiệp phải có những chính sách, những biện pháp thực hiện và một
trong những biện pháp đó là nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Thứ nhất: Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục. Nếu không xác định chính
xác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Ngược lại, sẽ dẫn đến thừa vốn, gây lãng phí, vốn luân
chuyển chậm sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí không hợp lí làm cho chi phí sản
xuất tăng lên kéo theo lợi nhuận cua doanh nghiệp giảm xuống. Do đó, cần thúc
đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nang cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Thứ hai: Lựa chọn các hình thức huy động VLĐ thích hợp. Tích cực tổ
chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp
thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được
khoản chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tránh tình trạng tồn kho dưới hình
thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất… mà doanh
nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của
chủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Tổ chức tốt công tác thanh toán.
Tổ chức thực hiện tốt công tác thanh toán là đảm bảo thu hồi vốn nhanh,
đủ, kịp thời. Đồng thời cũng đảm bảo chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp
đúng thời hạn. Tổ chức thanh toán hợp lí, có kế hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệp
chủ động về phần vốn hoạt động của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn,
nắm bắt được các thời cơ kinh doanh, thanh toán các khoản nợ đúng kì hạn đảm
bảo được chữ tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời giảm thiểu các
khoản chi phí về nợ quá hạn.
Trong kinh doanh, việc doanh nghiệp phải bán chịu là một điều tất yếu vì nó
thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hoá, thu hút được thêm nhiều bạn hàng.
Nhưng nếu doanh nghiệp cứ để tình trạng nợ đọng kéo dài, khó thu hồi thì điều
này sẽ nảh hưởng trực tiếp đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để
tránh tình trạng trên doanh nghiệp cần có các biện pháp thu hồi các khoản nợ,
nhằm thu hút vốn một cách toàn diện nhất.
Thứ tư: Chủ động phòng ngừa rủi ro, nhất là với nền kinh tế thị trường rủi
ro luôn thường trực và xảy đến bất cứ lúc nào đối với mọi doanh nghiệp. Để chủ
động phòng ngừa daonh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài
chính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thứ năm: Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lí và
sử dụng vốn lưu động.
Thực hiện biện pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác
kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi doanh nghiệp thuộc các
ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau nên đặc điểm kinh doanh
cũng khác nhau. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện cụ thể của
mình để lựa chọn biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình chung về công ty cổ phần xây dựng và khai thác
mỏ Việt Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam( COMICO) được
thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103001183 do sở kế hoạch Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/06/2002. Công ty có trụ sở kinh doanh tại 203
DN 3/3 khu đô thị Nghĩa Đô, Dịch Vọng, phố Nguyễn Khánh Toàn, Phường
Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty có ba chi nhánh:
- Văn phòng đại diện tại Cao Bằng
- Văn phồng đại diện tại Hà Giang
- Văn phòng đại diện tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: Bốc xúc đất đá và khai thác
mỏ; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu, hầm; xây lắp
các công trình điện đến 35kV; xây dựng dân dụng, công nghiệp; dịch vụ cho
thuê máy móc, xây dựng; buôn bán trng thiết bị, vật tư, phụ tùng; khảo sát, thăm
dò, khai thác và buôn bán các loại khoáng sản( trừ một số khoáng sản Nhà nước
cấm); buôn bán và sản xuất điện năng.
Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam đã tham gia thi công
nhiều công trình lớn như: thi công mở đường mới tại tỉnh Hà Giang, tham gia
xây dựng công trình thư viện Quốc gia Hà Nội, thi công xây dựng kênh dẫn
đoạn II Nhà máy thuỷ điện Nà Loà- Cao Bằng… Các công trình công ty tham
gia thi công đều hoàn thành tốt về chất lượng, đúng tiến độ và được các chủ thầu
đánh giá cao. Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty liên tục tăng. Cụ thể:
Đvt: 1000đ
Năm 2004 2005 2006
Lợi nhuận sau thuế 47.721 60.765 125.093
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.
2.1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam tổ chức quản lí theo 02
cấp:
Bộ máy lãnh đạo gồm:
- Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung và 02 Phó Giám đốc
các
Phòng ban chức năng:
1. Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lí con dấu của công ty; lưu
giữ thu phát công văn, tài liệu, quản lí trang thiết bị; tuyển dụng, điều
động nhân sụ theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
2. Phòng Tài chính- Kế toán: có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm soát,
chỉ đạo hệ thống Tài chính Kế toán của Công ty theo đúng quy định của
Nhà nước; tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán chính xác, đúng
pháp luật; xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả.
3. Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: có chức năng xây dựng và quản lí kế hoạch
sản xuất kinh doanh toàn công ty; nghiên cứu, tư vấn và triển khai thực
hiện công tác sản xuất kinh doanh đúng pháp luật; xây dựng phương án
kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành.
4. Phòng Thiết bị- Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lí
thiết bị; tổng hợp nhu cầu sửa chữa và chỉ đạo công tác quản lí, sửa chữa
thiết bị toàn công ty; lập nhu cầu mua sắm, thuê các vật tư, nắm chắc tình
trạng kỹ thuật của thiết bị để kiểm tra, hỗ trợ các dự án.
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Như đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng
và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí
lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản
xuất của các loại sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng và khai
thác mỏ Việt Nam nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đặc điểm
là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công
trình đều có dự toán, thiết kế riêng. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công trình
đều phải tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất như sơ đồ sau:
Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có, để thực hiện đồng thời nhiều
hợp đồng xây dựng khác nhau, công ty đã tổ chức lao động tại chỗ nhưng
cũng có lúc điều lao động từ công trình này đến công trình khácnhằm đảm
bảo công trình được tiến hành đúng tiến độ thi công.
2.1.2.3. Đặc điểm về bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại Phòng Tài chính-Kế toán,
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Công ty tổ chức kế toán theo
hình thức tập trung- tổ chức hoạch toán cho công trình, dự án thuộc công ty
do bộ máy kế toán của Văn phòng Công ty thực hiện.
1. Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp toàn hệ thống kế toán của toàn Công ty,
có nhiệm vụ báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, trợ giúp cho Ban giám đốc trong các quyết định tài
chính.
2. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ báo cáo cho kế toán trưởng các thông tin
tài chính cần thiết, tập hợp chi phí và tính giá thành lập báo cáo tài chính,
xác định kết quả kinh doanh( lỗ, lãi) hàng tháng, báo cáo cho kế toán
trưởng.
3. Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình vay, trả tiền vay của
Công ty với Ngân hàng. Thiết lập quan hệ với các Ngân hàng, lập hồ sơ
vay vốn, tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án của Công ty.
4. Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình các khoản nợ phải thu của khách
hàng, các khoản nợ phải trả nhà cung cấp.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
5. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương
như: BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty.
6. Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ cũng như sự biến
động, điều chuyển TSCĐ của toàn Công ty. Hàng tháng trích khấu khao
TSCĐ theo vị trí sử dụng của từng dự án.
7.Kế toán quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
8.Kế toán tại các chi nhánh, dự án: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi
tiền mặt và các khoản chi phí tại dự án, hàng tháng gửi báo cáo quyết toán
chi phí và báo cáo kế toán khác về Văn phòng Công ty.
2.2. Thực trạng quản lí và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây
dựng và khai thác mỏ Việt Nam.
2.2.1. Thành phần và kết cấu vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng
và khai thác mỏ Việt Nam.
Một doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển thì đều phải cần
có vốn. Trong đó có hai nguồn vốn quan trọng nhất của doanh nghiệp là vốn
cố địmh và vốn lưu động.
Bảng 2.0: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006.
Đvt: 1000đ
Tài sản Số đầu kì Số cuối kì Nguồn vốn Số đầu kì Số cuối kì
I. Tài sản ngắn
hạn
19.392.493 48.592.947 I. Nguồn vốn
chủ sở hữu
2.242.922 2.279.933
1. Tiền mặt 352.870 344.925 1. Nguồn vốn
kinh doanh
1.922.850 1.931.252
2. Tiền gửi ngân
hàng
1.023.320 798.096 2. Quỹ đầu tư
phát triển
20.072 34.781
3. Phải thu
khách hàng
9.517.837 23.016.629 3. Quỹ khen
thưởng phúc lợi
10.890 12.210
4. ứng trước cho
người bán
780.024 1.936.671 4. Lợi nhuận
chưa phân phối
191.210 201.112
5. Phải thu khác 653.250 580.834 5. Nguồn vốn
xây dựng cơ bản
dở dang
97.900 99.778
6. Nguyên vật
liệu
386.977 897.181 II. Nguồn vốn
vay
23.688.541 54.718.375
7. Công cụ dụng
cụ
115.325 142.565 A. Nợ ngắn hạn 22.975.591 53.578.409
8. Thành phẩm 1.250 10.716 1. Vay ngắn hạn 6.955.359 20.182.451
9. Hàng hoá 2.152.232 12.192.136 2. Phải trả người
bán
10.033.137 24.739.344
10. Chi phí sản
xuất
1.944.687 4.222.842 3. Người mua
ứng trước
2.785.802 5.226.654
11. Thuế GTGT
được khấu trừ
320.485 1.614.429 4. Thuế và các
khoản trả nộp
Nhà nước
498.144 526.585
12. Tài sản ngắn
hạn khác
2.144.236 2.835.923 5. Phải trả công
nhân viên
361.683 382.151
II. Tài sản dài
hạn
6.538.970 8.405.361 6. Phải trả, phải
nộp khác
2.139.193 2.179.234
1. TSCĐ hữu
hình
6.538.970 8.405.361 7. Nợ ngắn hạn
khác
202.273 341.990
B. Nợ dài hạn 712.950 1.139.966
Tổng tài sản 25.931.463 56.998.308 Tổng nguồn vốn 25.931.463 56.998.308
*Cơ cấu vốn lưu động
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2006.
Đvt: 1000đ
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Tài sản 25.931.463 100 56.998.308 100 +31.066.845 +119,8
1. TSLĐ và
ĐTNH
19.392.493 74,8 48.592.947 85,25 +29.200.454 +150,6
2. TSCĐ và
ĐTDH
6.538.970 25,2 8.405.361 14,75 +1.866.391 +28,5
B. Nguồn vốn 25.931.463 100 56.998.308 100 +31.066.845 +119,8
1. Nợ phải trả 23.688.541 91,35 54.718.375 96 +31.029.834 +131
- Nợ ngắn hạn 22.975.591 88,6 53.578.409 94 +30.602.819 +133,2
- Nợ dài hạn 712.950 2,75 1.139.966 2 +427.016 +59,9
2. Vốn chủ sở
hữu
2.242.922 8,65 2.279.933 4 +37.011 +1,65
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006.
Tính đến ngày 31/12/2006, tổng tài sản của Công ty so với năm 2005 tăng
119,8% tương ứng số tiền là: 31.066.845( nghìn đồng). Tài sản của công ty được
hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 2.279.933(nghìn đồng).
- Nợ phải trả: 54.718.375( nghìn đồng).
Để đánh giá tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của Công ty trước hết
chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tình hình tài trợ vốn của Công ty năm 2006
Đvt: 1000đ
Nguồn tài trợ
31/12/2005 31/12/2006
Số tiền % Số tiền %
1. Nguồn tạm thời 23.177.863 89,4 53.920.399 94,6
- Nợ ngắn hạn 22.975.591 53.578.409
2.Nguồn thường xuyên 2.753.600 10,6 3.077.909 5,4
- Nợ dài hạn 510.678 797.976
- Vốn chủ sở hữu 2.242.922 2.279.933
Nguồn tài trợ 25.931.463 100 56.998.308 100
Nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam gồm
nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn thường xuyên năm 2006 chiếm
tỉ lệ nhỏ: 5,4% tổng nguồn vốn( bảng 2.2). Công ty đầu tư cho TSCĐ 8.405.361
nghìn đồng( bảng 2.1), đầu tư cho TSLĐ 48.592.947( nghìn đồng). Nguồn vốn
thường xuyên chiếm tỉ lệ nhỏ vì Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do đó cơ cấu vốn và tài sản mang đặc
trưng ngành xây dựng, công trình xây dựng có thời gian thi công kéo dài, trong
quá trình thi công một công trình công ty phải huy động vốn ngắn hạn nhiều đợt,
làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành công trình.
Nguồn vốn tạm thời của công ty năm 2006 là 53.920.399 nghìn đồng; chiếm tỉ lệ
cao trong tổng nguồn vốn 94,6%(bảng 2.2). Nguồn vốn tạm thời là nguồn đầu tư
chủ yếu cho nhu cầu VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để nhận định cơ cấu VLĐ của Công ty một cách cụ thể hơn, chúng ta sẽ
xem xét bảng số liệu sau: