Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA TP. HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.36 KB, 17 trang )

Bài thực hành số 4
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA TP. HÀ NỘI
Những người thực hiện
1. Nguyễn Thị Phương Thảo
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung
3. Phạm Kiều Chinh
4. Nguyễn Thị Huệ
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ
LAO ĐỘNG ĐÔ THỊ
1. Dân số đô thị
1.1. Các khái niệm
- Dân số: là số người sống trên một lãnh thổ nhất định vào thời điểm nhất định
(Theo quan điểm thống kê).
- Dân số đô thị: là bộ phận dân số sống trên lãnh thổ được quy định là đô thị.
- Dân số nông thôn : là bộ phận dân số còn lại trên lãnh thổ quốc gia đó.
- Quá tải dân số đô thị: là hiện tượng dân số ở một đô thị tăng quá nhanh tới mức
các điều kiện ở đô thị không còn đáp ứng một cách tốt nhất cho việc sử dụng các
nhu cầu của người dân đô thị.
Quá tải dân số đô thị phụ thuộc: quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ của dân số
với các nguồn tài nguyên có thể duy trì, các biện pháp sử dụng tài nguyên và sự
phân bố cho số lượng dân đó sử dụng. Nếu cho một môi trường có 10 người, nhưng
chỉ có đủ nước và thức ăn cho 9 người, khi ấy trong một hệ kín nơi không có quan
hệ thương mại, môi trường đó là quá tải dân số; nếu dân số là 100 người nhưng có
đủ thức ăn, chỗ ở và nước cho 200 người cho tương lai không giới hạn, thì khi đó
không phải là quá tải dân số.
Sự quá tải dân số sẽ làm quá tải đối với các dịch vụ, cơ sở hạ tầng đô thị và gây
ra những vấn đề môi trường như việc đổ rác thải bừa bãi; ô nhiễm không khí do các
phương tiện giao thông, khí thải các khu công nghiệp; ô nhiễm tiếng ồn…
1.2. Đặc điểm của dân số đô thị


- Dân số của một đô thị luôn luôn biến động: do các yếu tố sinh, chết, đi, đến.
- Cơ cấu dân số đô thị: Cơ cấu tuổi – giới, cơ cấu lao động, ngành nghề của dân
số đô thị có ảnh hưởng gián tiếp tới đặc điểm dân số của đô thị đó.
- Tỷ lệ sinh ra và chết đi ở đô thị thấp hơn ở nông thôn.
1.3. Đô thị hóa và sự tăng trưởng dân số đô thị
- Xét trên một khía cạnh nào đó, tăng trưởng đô thị là sự tăng lên về quy mô dân
số đô thị. Tăng dân số và tăng trưởng kinh tế là hai yếu tố chính tạo nên tăng trưởng
đô thị. Tăng dân số là sự khời đầu vì nó làm tăng cầu tiêu dùng và tăng cung lao
động – yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất.
- Tăng trưởng quy mô dân số đô thị và đô thị hóa là xu thế tất yếu của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Để phát triển đô thị cần khuyến khích sự phát triển dân số đô
thị. Tuy nhiên khuyến khích ở mức độ nào và quy mô dân số bao nhiêu là hợp lý
1
đối với mỗi đô thị là những vấn đề đòi hỏi cách giải quyết khác nhau tùy vào đặc
điểm của từng đô thị.
1.4. Nguyên nhân tăng dân số đô thị
- Do tăng dân số đô thị tự nhiên
- Do tăng dân số đô thị cơ học: có sự chuyển dịch dân cư từ các vùng nông thôn
vào thành thị:
+/ Sức hút từ đô thị: Ở các đô thị lớn thường có nhiều cơ hội tìm kiếm việc
làm hơn với mức thu nhập cao hơn ở nông thôn; hơn nữa, các dịch vụ đáp ứng nhu
cầu của người dân ở đô thị cũng đầy đủ và có chất lượng hơn.
+/ Lực đẩy từ nông thôn: đó là các lực đẩy phát sinh từ việc dân số tăng
nhanh, thiếu đất canh tác nông nghiệp, cơ hở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo
nàn, lạc hậu.
1.5. Ảnh hưởng của tăng dân số đô thị
1.5.1. Ảnh hưởng tích cực của tăng dân số đô thị
- Dân số đô thị tăng nhanh (trong một giới hạn cho phép) làm tăng nguồn cung
lao động đô thị; đồng thời, nhu cầu mua sắm và hưởng thụ các dịch vụ cũng tăng
=> Kích thích nền sản xuất của đô thị phát triển.

- Tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng.
- Tăng GDP của đô thị.
1.5.2. Ảnh hưởng tiêu cực của tăng dân số đô thị
Dân số đô thị tăng quá nhanh, quy mô dân số vượt quá so với mức hợp lý, chi
phí mà xã hội phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu cho số dân tăng thêm lớn hơn so với
những lợi ích mà họ mang lại sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã
hội – môi trường đô thị.
*/ Ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế đô thị
- Khi quy mô dân số quá lớn mà vấn đề cơ sở hạ tầng ở đô thị không đáp ứng đủ
và các dịch vụ không cung cấp đủ sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân đô thị
và ảnh hưởng không tốt tới điều kiện làm việc và làm giảm năng suất làm việc; ảnh
hưởng không tốt đến nền kinh tế của đô thị.
- Đô thị phải chi ra một khoản không nhỏ nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho người dân đô thị do tình trạng thất
nghiệp gia tăng….
2
*/ Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của người dân đô thị
- Gây tình trạng thiếu nước sạch cho nước uống cũng như xử lý nước thải và xả
thải. Các điều kiện sống mất vệ sinh vì suy giảm nguồn nước, tình trạng xả nước
thải

và chất thải rắn không qua xử lý.
- Cung lao động tăng quá nhanh mà nền kinh tế đô thị không thể theo kịp dẫn tới
tình trạng thất nghiệp gia tăng và thu nhập của người dân giảm; đồng nghĩa với việc
điều kiện sống của người dân đô thị giảm.
- Quy mô dân số quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở,
giao thông, y tế, sức khỏe, giáo dục; tệ nạn xã hội gia tăng…
- Làm gia tăng tỷ lệ tội phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội
ở đô thị
*/ Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị

- Tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng
ồn….
- Dân số tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng.
Từ đó làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhiên liệu hoá
thạch.
2. Lao động đô thị
2.1. Khái niệm
- Nguồn lao động đô thị (Lao động đô thị): có thể được hiểu trên hai phương
diện:
+/ Nguồn lao động đô thị: là một bộ phận của dân số đô thị bao gồm những
người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi thực tế
có tham gia lao động. Nguồn lao động này được xác định trên cơ sở dân số thường
trú, vì vậy có thể gọi đây là nguồn lao động thường trú.
+/ Nguồn lao động đô thị: là tất cả những người có khả năng lao động đang tham
gia hoặc có khả năng tham gia lao động trên địa bàn đô thị. Theo cách hiểu này thì
nguồn lao động đô thị bao gồm cả những người từ những địa phương khác nhau đến
đô thị để tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động này được xác định dựa trên cơ sở dân
số hiện có, vì vậy có thể gọi đây là nguồn lao động hiện có.
Lao động đô thị là lao động phi nông nghiệp. Hoạt động của lao động đô thị và
thu nhập của họ có nguồn gốc từ các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ.

3
2.2. Đặc điểm của lao động đô thị
- Luôn biến động cơ học do sức hút về kinh tế - xã hội, văn minh, môi trường
đô thị
- Lao động chủ yếu đến từ nông thôn để tìm việc làm.
- Lao động có chất lượng cao tập trung chủ yếu ở đô thị.
- Ra khỏi nguồn lao động từ 55 đối với nữ và 60 đối với nam.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung – cầu lao động đô thị

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động đô thị
- Chất lượng môi trường đô thị: Nếu chất lượng không khí và nước ở đô thị tốt
hơn sẽ làm tăng độ hấp dẫn của đô thị, tạo ra dòng người di cư đến đô thị => Tăng
nguồn cung lao động đô thị.
- Mức đánh thuế ở đô thị: Khi tăng thuế ở đô thị (không kèm theo sự thay đổi
dịch vụ công cộng tương xứng) sẽ làm giảm tính hấp dẫn tương đối của đô thị, tạo
dòng người di cư ra khỏi đô thị => Làm giảm cung lao động đô thị.
- Dịch vụ công cộng: Tăng chất lượng dịch vụ công công của đô thị (không tăng
thuế tương ứng) làm tăng tính hấp dẫn tương đối của đô thị, tạo dòng người di cư
đến đô thị => Tăng cung lao động đô thị.
- Dân số đô thị tăng làm tăng nguồn cung lao động đô thị.
- Mức thu nhập kì vọng tại đô thị: Khi nền kinh tế đô thị phát triển đồng nghĩa
với việc sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn với mức thu nhập cao hơn. Mức thu
nhập càng cao càng thu hút số lượng người đến đô thị làm việc nhiều hơn.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động đô thị
- Cầu về xuất khẩu của đô thị: Khi cầu về xuất khẩu của đô thị tăng làm tăng sản
xuất xuất khẩu => Nhu cầu về lao động tăng
- Thuế kinh doanh: Đô thị tăng thuế kinh doanh (không kèm theo sự thay đổi
tương ứng các dịch vụ công cộng) làm tăng chi phí sản xuất và giảm sản lượng; tức
là giảm hoạt động sản xuất kinh doanh => Giảm cầu lao động đô thị.
- Chất lượng dịch vụ công cộng: Khi đô thị tăng chất lượng dịch vụ công cộng,
cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị sẽ làm gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đồng thời giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng => Tăng cầu về lao động đô thị.
4
PHẦN II: THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
TẠI HÀ NỘI
1. Tình hình phát triển dân số Hà Nội
1.1. Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số Hà Nội
Số liệu thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa
thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, chúng ta vào tiếp quản Hà Nội, thành phố

khi đó có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được
mở rộng diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết
định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5
triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km²,
nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc
các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số
2.675.1166 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào ngày
1/8/2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích
lớn nhất thế giới.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 cho biết dân số Hà Nội là
6.541.909 người. Số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ tăng dân số bình quân của Hà Nội
trong giai đoạn 1999 - 2009 là 2%/năm, cao gấp 2,2 lần tỷ lệ tăng dân số của vùng
đồng bằng sông Hồng và hơn 1,66 lần so với tỷ lệ tăng trung bình của cả nước.
Bảng1: Tình hình phát triển dân số Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009
Năm
Tổng dân số
(nghìn người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Dân số đô thị
Tỷ lệ dân số đô thị
(%)
2005 3133,4 3402 2046,1 65,30
2006 3184,8 3458 2077,5 65,23
2007 3228,5 3506 2106,5 65,25
2008 6381,8 1908 2596,2 40,68
2009 6472,2 1935 2641,6 40,81
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009
Năm 2010, dân số Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu người, tốc độ gia tăng dân số nhanh.
Tỷ lệ tăng dân số đô thị Hà Nội trong những năm qua khoảng dưới 40%, theo quy

hoạch phát triển đến năm 2010 sẽ đạt 56 - 60% và đến năm 2020 là 80%. Dự kiến
5
dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2020 sẽ là 7,9 – 8,5 triệu người (Báo cáo tại hội
thảo “ Các vấn đề ven đô và đô thị hóa”, PGS.TS Lưu Đức Hải, Viện trưởng viện
Quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ Xây dựng).
Sự gia tăng dân số nhanh trong khi Hà Nội không đáp ứng kịp điều kiện về cơ
sở hạ tầng và khả năng quản lý dẫn tới tình trạng quá tải dân số.
Bảng 2: Quy mô dân số đô thị ở Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh và cả nước
giai đoạn 2005 – 2009
(Đơn vị: nghìn
người)
N
ăm
2005 2006 2007 2008 2009
Hà Nội 2046,1 2077,5 2106,5 2596,2 2641,6
ssTP. Hồ Chí
Minh
5144,5 5409,7 5620,8 5815,8 5964
Cả nước 22332,2 23046,1 23746,7 24673,7 25466
1.2. Mật độ dân số Hà Nội
Năm 2009, mật độ dân số Hà Nội là 1.296 người/km2. Mật độ dân số này cao
hơn 7,44 lần so với mật độ trung bình của cả nước (259 người/km2), và cao hơn
mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng 2,07 lần (xem bảng 3).
Bảng 3: Mật độ dân số Hà Nội so với khu vực đồng bằng sông Hồng và cả
nước (Năm 1999 & 2009)
Tỉnh/thành phố Mật độ dân số (người/km2)
1999 2009
Cả nước 231 259
Đồng bằng sông Hồng 830 930
Hà Nội 1 296 1 926

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009
Với mật độ dân số như trên, so với các tỉnh/thành phố trên cả nước thì Hà Nội
chỉ đứng sau Tp. Hồ Chí Minh (3.399 người/km2). Trong vòng một thập kỷ qua,
6
mật độ dân số của Hà Nội tăng 1,48 lần và Tp. Hồ Chí Minh tăng 1,41 lần (từ 2.410
người/km2 (1999) lên 3.399 người/km2 (2009). Điều này cho thấy sức ép về gia
tăng mật độ dân số của Hà Nội trong mười năm qua. Đó là chưa tính đến việc mở
rộng địa lý hành chính Hà Nội đã giúp cho mật độ dân số Hà Nội giảm bớt. Nếu
không, mật độ dân số Hà Nội còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên, chính việc sáp nhập này đã tạo nên sự phân bố không đồng đều về
dân cư của Hà Nội. Trong khi mật độ trung bình của toàn thành phố là 1.926
người/km2, thì mật độ dân cư của quận Đống Đa lên đến 36.550 người/km2 (gấp
gần 20 lần mật độ trung bình), tiếp đến là quận Hai Bà Trưng: 29.368 người/km2.
Trong khi đó, các huyện như Mỹ Đức chỉ có 745 người/km2, Ba Vì: 576
người/km2.
Theo chúng tôi, trong tương lai mật độ dân số Hà Nội sẽ tăng dần, xem xét mức
độ di cư cho thấy, Hà Nội là một trong những tỉnh/thành phố có có tỷ suất di cư
thuần dương (số lượng người nhập cư lớn hơn người xuất cư) với lượng 50 người di
cư/1000 dân.
1.3. Hiện tượng nhập cư ở Hà Nội
Một trong những yếu tố tác động đến tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội cao hơn so
với cả nước là hiện tượng di cư từ các địa phương về Hà Nội. Theo một nghiên cứu
về di cư, tính đến tháng 5/2005, số hộ khẩu KT3 và KT4 chiếm 9,5% tổng dân số
Hà Nội, và số nhập cư vào Hà Nội giai đoạn 1994 - 1999 là 196.930 người. Trong
số đó, Hà Tây là tỉnh đứng đầu trong số 10 tỉnh có nhiều người di cư về Hà Nội
(UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2005). Năm 2008, số người nhập cư vào Hà
Nội là 34.768 người, số người xuất cư là 21.981. Tỷ số di cư thuần chiếm 3,9%
(Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2009). Từ năm 2001 đến
2009, tại Hà Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ ra đời, tỷ lệ người nhập cư về Hà

Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm. Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà
Nội dự kiến tăng thêm tương đương dân số 1 huyện lớn với khoảng 200.000 người.
Quận Hà Đông, huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy là những nơi có tỷ lệ tăng dân số
cao nhất trong thành phố. Đây là những nơi có đông người lao động làm ăn sinh
sống và sinh viên lên trọ học. Điển hình là Từ Liêm, từ năm 1999 đến nay, dân số
của huyện này đã tăng lên gấp đôi (hiện đang giữ ở mức 371.247 người).

1.4. Ảnh hưởng của sự quá tải dân số đến kinh tế - xã hội Hà Nội
1.4.1. Quá tải dân số đô thị dẫn tới nghèo đói
7
Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình dân đô thị nghèo đói so với 80 triệu
hộ nghèo đói ở nông thôn. Đến năm 2000, các hộ nghèo tuyệt đối ở đô thị tăng lên
76% chiếm 72 triệu hộ, trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống 29% với
56 triệu hộ.
Nguyên nhân:
- Dân nhập cư đến từ nông thôn là những người ít được đào tạo hay không
được đào tạo chính thức, dẫn đến việc họ không có chuyên môn, họ thiếu tiền vốn
nên chỉ lao động chân tay là chủ yếu, như: bán hàng rong, thu lượm đồng nát, đánh
giày, cửu vạn, với thu nhập thấp trong khi mức sống ở đô thị thì rất cao.
- Tốc độ tăng dân số đô thị thường cao hơn rất nhiều so với tốc độ tạo chỗ
làm mới của đô thị.
1.4.2. Quá tải dân số đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý nhà ở và
quản lý trật tự an toàn XH ở đô thị
Tốc độ tăng số dân thành thị quá nhanh đang ảnh hưởng tiêu cực tới mức sống
của người dân, nhất là về nhà ở. Không ít các đô thị đã và đang phải đương đầu với
những “xóm liều” - nơi người dân từ các địa phương đến tìm việc làm, sống tạm bợ.
Chính nơi này cũng là địa điểm tập trung nhiều loại tội phạm xã hội. Thống kê của
Tổ chức Dân số thế giới (UNPFA) cho thấy, diện tích nhà ở bình quân tại các đô thị
khoảng 5,8m2/ người, thấp hơn một nửa so với diện tích chung của cả nước. Có tới
25% cư dân đô thị không có khả năng mua nhà và 20% khác đang sinh sống trong

1,8 triệu căn nhà tạm không đạt tiêu chuẩn. Theo thống kê, 30% dân số Hà Nội phải
sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người.
Một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn
chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch
gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm
xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật
chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm
lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội.
1.4.3. Quá tải giao thông
Trong năm 2009, số phương tiện đăng ký mới đã tăng 146,96% xe ôtô (khoảng
15.694 xe); đăng ký mới môtô 185.653 xe, tăng 49.698 xe (36,29%) so với năm
2008, nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên hơn 250.000 xe ôtô, 2.243.411
môtô, xe máy. Dự báo đến năm 2010 xe ôtô cá nhân sẽ tiếp tục phát triển, mỗi tháng
có thêm khoảng 4.000 xe ôtô và trên 22.000 môtô mới đăng ký và lưu thông
8
Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố hiện có khoảng 3,8 triệu m2 đường nội
thành; 1,9 triệu m2 đường ngoại thành. Với lượng phương tiện đã đăng ký là
236.170 xe ôtô và 2.129.656 môtô, xe máy, nếu tính bình quân sẽ là 3m2 đường/xe
môtô, 22m2 đường/xe ôtô thì Thành phố Hà Nội cần khoảng 11 triệu m2 đường,
như vậy nếu tính cả lượng phương tiện của các cơ quan TW, Quân đội, tỉnh ngoài
thì hiện tại đường giao thông của Hà Nội chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu thực tế.
Mật độ phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải,
nhất là trong giờ cao điểm nên hầu hết các nút giao thông đều vượt quá khả năng
thông xe. Hiện tại các tuyến nút giao thông đều quá tải khoảng 200%; thậm chí là
500%.
1.4.4. Quá tải về hệ thống trường học, bệnh viện
*/ Quá tải về hệ thống bệnh viện
Theo số liệu điều tra năm 2009, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có tất cả 651 cơ sở
y tế bao gồm: 41 bệnh viện, 29 phòng khám đa khoa, 575 trạm y tế tại các phường
xã. Tổng số cán bộ y bác sĩ của thành phố là 8985 người. Tuy nhiên vẫn không đáp

ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đặc biệt tại các bệnh viện lớn, các
bệnh viện của trung ương đặt trên địa bàn thành phố. Trong năm 2009, công suất sử
dụng giường bệnh của các bệnh viện trung bình là 122,4%, trong đó các bệnh viện
tuyến TƯ quá tải 140%.
Tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức: Mỗi phòng khám của
bệnh viện này có 12 - 14m2, nhưng 4 bác sĩ phải khám 150 - 200 bệnh nhân, thậm
chí 230 bệnh nhân/ngày
Tại bệnh viện Bạch Mai: bệnh viện có khoảng 1.000 giường nhưng bệnh nhân
nội trú luôn khoảng 1.400 người và khoảng 1.400 - 1.600 bệnh nhân đến
khám/ngày. Bệnh viện có 14 phòng mổ, hiện phải mổ thông tầm, dù đã mổ trên 100
ca/ngày vẫn phải hẹn bệnh nhân chờ mổ. Khu dưỡng nhi có 150 giường nhưng luôn
có 220 - 250 trẻ sơ sinh nằm.
*/ Quá tải về hệ thống trường học
Hiện tượng quá tải chủ yếu xảy ra ở khu vực giáo dục mầm non. Cụ thể, theo số
liệu thống kê năm 2007 ( Niên giám thống kê Hà Nội 2007), tính trung bình số trẻ
bình quân cho 1 nhà trẻ là 67 cháu ( so với năm 2006 là 58 cháu/1 lớp), tính bình
quân cho 1 cô nuôi là 13 cháu. Thêm vào đó, hiện nay một số khu đô thị, khu dân
cư mới được xây dựng nhưng lại không tính đến việc xây dựng các hệ thống trường
mầm non, trường tiểu học phục vụ nhu cầu của khu dân cư dẫn đến tình trạng các
9
gia đình có con em ở nơi này nhưng lại phải đưa sang tận nơi khác để học tập. Việc
này càng làm cho sự quá tải ngày càng trở nên trầm trọng
1.4.5. Quá tải nhu cầu nước sạch và các nhu cầu sinh hoạt khác
Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 39% người dân được cấp nước bằng hệ thống
cấp nước đô thị, trong đó được hưởng nước sạch chủ yếu là người dân ở 9 quận nội
thành, còn lại các huyện ngoại thành như Hà Đông, Sơn Tây, Mê Linh vẫn phải
dùng đến nguồn nước khác. Hằng năm gần đến hè, lại hiển hiện nỗi lo thiếu nước
sạch trong đời sống của phần lớn các hộ gia đình, nhất là ở các vùng ngoại ô.
Những gia đình sử dụng những nguồn nước từ giếng khoan, nước mưa…thì lại phải
đối mặt với tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề buộc họ phải bỏ chi phí

đầu tư những hệ thống lọc nước mới đưa vào sử dụng được. Cụ thể, tại phường
Định Công, toàn phường có 42.000 dân song đến 30.000 dân phải dùng nước giếng
khoan, chỉ có một số dân cư khu đô thị mới Định Công được dùng nước sạch từ
trạm cấp nước do chủ đầu tư tự lắp đặt.Trong những ngày nắng nóng cao điểm,
nhiều khu vực dân cư đã không có đủ nước sạch để sử dụng buộc họ phải mua nước
sạch với giá rất cao từ 70.000 – 80.000 đồng/m3.
1.4.6. Quá tải dân số đô thị gây ô nhiễm môi trường đô thị
Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ lượng chất thải rắn ngày
càng tăng. Dân số đô thị càng đông thì lượng chất thải sinh hoạt càng nhiều gây ô
nhiễm môi trường đô thị.
Quá tải dân số dẫn đến quá tải về giao thông. Mỗi khi xảy ra ùn tắc giao thông
thì hàng loạt các phương tiện giao thông thải ra các loại khí thải như: CO, NOx,
SO2… gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, các phương tiện giao thông cũng gây
nên tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo báo cáo hiện trạng môi
trường quốc gia năm 2008 vừa được Bộ Tài nguyên môi trường công bố, nồng độ
bụi trong không khí trung bình ở Hà Nội cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3
lần. Tại các nút giao thông thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 2 – 5 lần. Còn ở các
khu đang xây dựng trong đô thị, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn là từ 10- 20 lần.
bụi trong không khí trên đường phố chủ yếu là bụi đường ( trên 80%).
Ô nhiễm nguồn nước: Về nước thải, mới xử lý được khoảng 5% nước thải sinh
hoạt, còn 95% nước thải sinh hoạt đô thị chỉ xử lý sơ bộ hoặc chưa qua xử lý được
đổ thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước mặt.
Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng
tăng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức làm cạn kiệt đến mức báo
động.
10
2. Thực trạng lao động đô thị ở Hà Nội
2.1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những chỉ báo chung nhất đo
mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được xác định bằng tỷ lệ những

người tham gia lực lượng lao động trong dân số từ 15 tuổi trở lên. Năm 2009, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của dân số Hà Nội như sau:
Bảng 4: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hoạt động kinh tế,
giới tính và nông thôn, đô thị năm 2009
Đô thị Nông thôn
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
Làm
việc
1.187.907 607.697 580.210 2.100.563 1.038.902 1.061.661
Thất
nghiệp
54.119 30.127 23.992 53.942 31.816 22.126
Không
hoạt
động
kinh tế
832.995 357.722 475.233 724.439 321.201 403.238
Không
xác
định
3.825 1.924 1.901 10.178 6.958 3.580
Nguồn: tác giả dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009
Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên là 2,17% trong tổng số
4.967.928 người từ 15 tuổi trở lên, trong đó nam giới chiếm 57,3%, nữ 42,7%. Xét
theo vùng cư trú, số người thất nghiệp ở đô thị nhỉnh hơn nông thôn (50,08% và
49,92%). Theo giới tính, tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 55,7% số người thất
nghiệp ở đô thị, và ở nông thôn tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 58,9% số người
thất nghiệp ở nông thôn.Số người không hoạt động kinh tế chiếm 31,3% tổng số
người từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này ở đô thị nhiều hơn ở nông thôn, và phụ nữ chiếm

11
tỷ lệ cao hơn nam giới trong dân số không hoạt động kinh tế (56,4% và 43,6%),
theo vùng nông thôn và đô thị, tỷ lệ nữ không hoạt động kinh tế cũng luôn cao hơn
nam giới: nông thôn (55,7% nữ so với 44,3% nam giới) và đô thị tỷ lệ tương ứng là
57,05% và 52,95%.
2.2.Trình độ của người lao động Hà Nội
Với tốc độ phát triển của một Thủ đô ngàn năm tuổi, Hà Nội đang là thành phố
thu hút đầu tư lớn, cùng với đó là đòi hỏi gắt gao về chất lượng lao động, đặc biệt là
lao động trình độ cao. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, 60% lao động của Hà Nội vẫn
chưa qua đào tạo, tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, có ngoại ngữ để
đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài đang là bài toán đặt ra trong Chương
trình giải quyết việc làm thành phố giai đoạn 2011-2015.
Qua khảo sát 90 doanh nghiệp tham gia các phiên giao dịch việc làm gần đây,
với nhu cầu tuyển 3.500 lao động nhưng kết quả doanh nghiệp chỉ tuyển được 312
lao động có nghề và 78 lao động phổ thông. Sự thiếu hụt nhân lực khiến các doanh
nghiệp phải tuyển cả lao động trình độ cao đẳng, đại học vào làm ở vị trí lao động
phổ thông. Doanh nghiệp vừa mất chi phí đào tạo nghề vừa có khả năng mất lao
động bất cứ lúc nào. 12 Khu công nghiệp của Hà Nội đi vào hoạt động đang thu hút
trên 100.000 lao động nhưng chủ yếu là lao động ở các tỉnh xa về.
Bảng5: Thống kê theo trình độ lao động tại Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008

(Đơn vị: %)
Năm
Trình độ
2005 2006 2007 2008
Lao động có trình độ CĐ, ĐH trở
lên
17,0 17,6 18,2 18,7
Lao động có trình độ TCCN 11,7 12,2 12,6 13,0
Công nhân kỹ thuật 16,3 16,8 17,2 17,9


2.3. Tình hình cung - cầu lao động ở Hà Nội
2.3.1. Cung lao động đô thị
Quy mô cung lao động đô thị

tăng khoảng 170 nghìn người/ năm (tương ứng
5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố). Đặc biệt, nguồn
cung lao động

có xu hướng tăng cao do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị
hóa diễn ra làm một bộ phận lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
12
mất việc làm (bình quân khoảng 25 – 30 nghìn người/ năm) và số lao động tăng cơ
học (khoảng 135 – 150 nghìn người hộ khẩu KT3, KT4 sinh sống ở thành phố).
Nhìn chung chất lượng lao động đô thị tại Hà Nội có chất lượng cao hơn ở các
địa phương khác. Hiện nay, lao động qua đào tạo khoảng trên 45% tổng số lao động
đô thị (đào tạo nghề chỉ 23%), tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ “, mất cân đối trong
cơ cấu đào tạo và sử dụng nhân lực trong các ngành nghề và từng khu vực làm cho
việc sử dụng lao động chưa hiệu quả (Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội – Số 389 –
Kỳ 2, tháng 8/2010).
2.3.2 Cầu lao động đô thị
Quy mô lao động đô thị tăng do chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa
bàn Thành phố Hà Nội hiện có khoảng trên 80 nghìn doanh nghiệp, với nhu cầu
tuyển lao động bình quân khoảng 150 nghìn người (chỉ bằng 88% so với quy mô
tăng cung lao động).
Cầu đi xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên địa bàn
bình quân khoảng 15 nghìn người/ năm. Cầu lao động trình độ ĐH, CĐ thời gian
gần đây đã bão hòa, nhu cầu thấp (bình quân tại các phiên giao dịch việc làm chỉ
khoảng 15 – 20% chỉ tiêu tuyển dụng), trong khi nhu cầu lao động công nhân kỹ
thuật luôn ở mức cao (chiếm 40 – 45% chỉ tiêu), nhưng tuyển dụng cũng rất khó

khăn. Cầu lao động mặc dù tăng lên và khá phong phú, đa dạng về ngành nghề,
nhưng tâm lý người lao động kén việc làm, đòi hỏi thu nhập cao nên khó thu hút lao
động. Quan hệ cung - cầu lao động ở từng thời điểm trên thị trường chưa giải quyết
tốt (Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội – Số 389 – Kỳ 2, tháng 8/2010).
PHẦN III: GIÁI PHÁP VỀ QUẢN LÝ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
13
1. Giải pháp về quản lý dân số đô thị Hà Nội
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ đăng ký hộ tịch, tăng cường công tác quản lý
nhân khẩu, hộ khẩu để kiểm soát tốt dân số trên địa bàn thành phố.
- Kết hợp chính sách quản lý dân số đô thị với chính sách quản lý dân số trên địa
bàn lãnh thổ.
- Ổn định dân số nông thôn trên địa bàn lãnh thổ, hạn chế di dân, tăng cường đô
thị hóa nông thôn.
- Hạn chế nhập cư vào Hà Nội để cân bằng dân số đô thị và nông thôn cũng như
hạn chế sự gia tăng quá mức của dân số đô thị.
- Tăng cường các biện pháp khuyến khích để hạn chế tập trung dân cư trong nội
thành, đồng thời giãn dân ra khu vực xa trung tâm.
+/ Chính phủ khuyến khích các dự án xây dựng mới các khu văn phòng, khu
nhà ở xây dựng xa trung tâm hơn.
+/ Trợ giá trực tiếp cho người có nhu cầu sử dụng; đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông ở khu vực ngoại thành và trợ giá trực tiếp chi phí đi lại bằng
phương tiện giao thông công cộng ở những tuyến đường đến khu vực này.
+/ Có biện pháp nhằm chuyển dần các trường đại học và các cơ quan hành
chính ra khỏi phạm vi nội thành.
+/ Cần phải có quy hoạch nhằm chuyển bớt một số trường học, bệnh viện ra
khỏi khu vực trung tâm Thành phố; xóa bỏ bệnh viện chuyên ngành. Như vậy, sẽ
hạn chế được một lượng đáng kể học sinh, sinh viên đến học tập cũng như những
người có nhu cầu được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến
Trung ương trong trung tâm Thành phố. Đặc biệt nên phát triển các bệnh viện theo

hướng đồng bộ hoặc nếu giữ lại các cơ sở bệnh viện hiện nay thì nên chuyển các bộ
phận điều trị thông thường, có lượng bệnh nhân từ các tuyến dưới lên đông ra ngoài
phạm vi trung tâm Thành phố. Số lượng bệnh viện trong mỗi khu vực được tính
toán dựa trên cơ sở khả năng phục vụ.
- Ổn định tốc độ tăng dân số đô thị hiện có, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xác
định tỷ lệ tăng tự nhiên hợp lý.
- Phát triển giao thông, tăng cường quan hệ trao đổi kinh tế nông thôn và thành
thị. Vì giao thông là yếu tố quan trọng để tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa giữa
đô thị và nông thôn.
2. Giải pháp về quản lý lao động Hà Nội
14
- Tạo cơ chế thông thoáng nhằm nâng cao hiệu quả tại các sàn giao dịch việc
làm. Thông qua sàn giao dịch này là cách tốt nhất nhà nước quản lý được lực lượng
lao động trong đô thị.
- Kiểm soát sự gia tăng lao động cơ học bằng cách:
+/ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
+/ Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư.
Một mặt tăng tỷ lệ đầu tư từ vốn ngân sách nhưng chủ yếu cho kết cấu hạ tầng cho
nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế chính sách phù hợp như chính sách giảm thuế,
chính sách tín dụng… để kêu gọi, khuyến khích đầu tư từ những nguồn vốn khác
vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn FDI vốn là nguồn vốn
quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ.
+/ Các địa phương phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất
nông nghiệp cho phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH từng đô thị.
+/ Địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp sử dụng đất thực hiện theo đúng
quy trình tái định cư, dạy nghề, đền bù giải tỏa, xây dựng.
+/ Phục hồi và đẩy mạnh các làng nghề truyền thống.
+/ Nâng cao chất lượng của nguồn lao động nông thôn. Kiểm soát sự phát
triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.Tăng cường
xuất khẩu lao động. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, xử lý tốt mối quan

hệ giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận và bảo vệ quyền lợi người lao động. Cần
có những cơ chế chính sách linh hoạt theo từng giai đoạn, để đối phó với sự thay
đổi của tình hình kinh tế thế giới nói chung và của các nước nhập khẩu lao động.
Nâng cao chất lượng và đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
15

×