Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.25 KB, 41 trang )

Tài chính tư
Tài chính nhà nước
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính các tổ chức xã hội
Tài chính công
Quốc hội
Chính Phủ
HĐND,UBND, cấp tỉnh
Bộ tài chính
Các bộ ngành
Kho bạc NN
Kho bạc NN
Cục Đầu Tư
Cục QL vốn
Cục thuế
Tổng cục thuế
TổngcụcQLvốn
T.cục ĐTPT
HĐND, UBND cấp huyện
T.C Hải quanCục Hải quanCục DTrữ QGChi cục DTQGHĐND, UBND cấp xã Các đơn vị dự toán NSN/S Trung ương
N/S
cấp xã
N/S cấp huyện
N/S
cấp tỉnh
N/S địa phương
Ngân sách nhà nước
Cộng hoà XHCN
Việt Nam
Thanh tra nhà nước
(Bộ phận thanh tra tài chính)


Thanh tra tỉnh, thành phố
(Bộ phận thanh tra tài chính công)
Thanh tra Bộ, ngành
(Bộ phận thanh tra tài chính công)
Thanh tra Quận, Huyện
Thanh tra cơ sở
(Các đơn vị hành chính sự nghiệp)
Thanh tra cơ sở
(Các tổ chức cơ quan nhà nước)
Chính Phủ Hội đồng KTNNKiểm toán nhà nước
Kiểm -Tổng hợp ngân sách nhà nước
Toán -Ngân sách khối hành chính nhà nước
NSNN -Ngân sách khối văn xã
-Ngân sách khối đối ngoại
-Ngân sách khối cơ quan lập pháp,tư
pháp,doàn thể, hội quần chúng
Văn phòng KTNN
Phòng tổng hợp pháp chế
Phòng tổ chức
Cán bộ - đào tạo
Kiểm - Các công trình công cộng
toán -Các công trình CN & dân dụng
đầu tư - Các doanh nghiệp xây lắp
XDCB - Dự án vay nợ, viện trợ chính phủ
Phòng NCKH và thông tin tuyên truyềnPhòng HTQT và tư vấn
Kiểm -Công nghiệp,Thương mại dịch vụ
Toán -Nông, lâm thuỷ lợi
DNNN -Giao thông, bưu điện
-Ngân hàng-tài chính-tín dụng
Phòng tài vụ - Kế toán

Tạp chí
Kiểm toán
Kiểm toán - Ngân sách quốc phòng
Chương - Ngân sách an ninh
trình - NS các đối tượng đặc biệt
đặc biệt - Hoạt động SX_KD dịch vụ
Phòng
Hành chính
Phòng
Quản trị
Các tổ chức - Kiểm toán ngân sách nhà nước
KTNN - Kiểm toán đầu tư XDCB
Khu vực - Kiểm toán DNNN
- Văn phòng kiểm toán
N/S Trung ương
N/S
cấp xã
N/S cấp huyện
N/S
cấp tỉnh
N/S địa phương
Ngân sách nhà nước
Cộng hoà XHCN
Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU.
Tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước. Nó vừa là nguồn lực
để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện
các dịch vụ công, chi phối , điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước.
Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và
nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung

quan trọng hàng đầu.
Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức
thiết trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán
bộ ở mọi nghành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành
chính hiện nay ở nước ta.
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn
phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nước được thực hiện theo hướng “phải
nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những
nhu cầu chi thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống
nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và
kiểm soát lạm phát. Xử lý đúng đắn các mối quan hệ như : tích luỹ và tiêu
dùng; tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư ,ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương; chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển, chi bảo đảm quốc phòng an ninh, huy đổng vốn trong nước và vốn
bên ngoài, vay và trả nợ…”(Trích từ : Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tr.102-
103).Vì thế tài chính công là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà
nước và việc quản lý nó đòi hỏi phải chính xác và khoa học.
Tài chính công và quản lý tài chính công là vấn đề còn tương đối mới cả
về nhận thức lý luận lẫn hoạt động thực tiễn ở nước ta, nên việc tìm hiểu về
vấn đề này sẽ có những khó khăn nhất định đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ trước
khi bắt tay vào viết nó. Do sự hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên bài
viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được thầy chỉ bảo và sửa
chữa giúp .
Em xin chân thành cám ơn !
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CÔNG
VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

1/ Khái quát chung về tài chính công và quản lý tài chính công.
1.1/ Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1/Khái niệm về tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế . Sự ra đời và phát triển của tài chính gắn
liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ. Trong sự
phát triển của nền văn minh nhân loại qua các thời đại, tài chính luôn có vị trí
đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội ở tất cả các quốc gia với
bất kỳ chế độ chính trị xã hội nào.
Với sự phát triển của xã hội loài người thì sự phát triển của phân công lao
động xã hội , sản xuất và trao đổi hàng hoá phát sinh ra tiền tệ, từ đây tiền tệ
trở thành thước đo chung cho tất cả các hoạt động kinh tế trong đời sống xã
hội và tạo nên cuôc cách mạng trong quan hệ phân phối trao đổi sản phẩm
hàng hoá. Từ phân phối trao đổi bằng hiện vật (phi tài chính) sang phân phối
trao đổi bằng giá trị quy ước(tài chính) và từ đây tài chính ra đời và phát triển.
Tài chính còn là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá ,
là khái niệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nẩy sinh trong phân phối và
chi dùng những của cải bằng tiền giữa con người với nhau , bao gồm quan hệ
giữa pháp nhân với pháp nhân , quan hệ giữa pháp nhân với thể nhân , thể
nhân với thể nhân.
Các quan hệ tài chính nảy sinh cả trong hoạt động của nhà nước , hoạt
động của các tổ chức xã hội, của dân cư, của các doanh nghiệp. Những đặc
điểm cơ bản của quan hệ này bao giờ cũng gắn liền với việc thành lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhất định.Tài chính xuất hiện trên cơ sở sự vận động của
tiền tệ, quan hệ tiền hàng của nền sản xuất hàng hoá.
Theo nghĩa rộng trong kinh tế chính trị học , tài chính là tổng thể các quan
hệ tiền tệ trong phân phối dưới hình thức giá trị , hình thành các quỹ tiền tệ .
Tài chính biểu hiện tổng hợp giá trị tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu ding trong
xã hội. Phạm trù tài chính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: ngân sách nhà
nước, lưu thông tiền tệ – tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, tài chính doanh
nghiệp, tư nhân… Vì vậy tài chính có vai trò to lớn đối với toàn bộ hoạt động

kinh tế xã hội, đời sống nhân dân cũng như đối với hoạt động quản lý của nhà
nước.
Vậy tài chính tiền tệ mang tính chất sản xuất và thể hiện mục tiêu, bản
chất của nhà nước và có vai trò đặc biệt quan trọng được thể hiện ở một số
điểm như sau:
- Tài chính là công cụ quan trọng trong việc bảo đảm ổn định và tăng
trưởng kinh tế của đất nước.
- Tài chính có vai trò quan trọng trong phân phối tổng sản phẩm xã hội,
điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Tài chính là nguồn vật chất quyết định trong ổn định chính trị, bảo vệ
thành quả đất nước.
- Tài chính thực hiện kiểm tra tài chính đối với mọi hoạt động kinh tế -xã
hội, ngăn ngừa , phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng
trong đời sống kinh tế -xã hội.
Bất kỳ quốc gia nào cũng cần quản lý tài chính và là yếu tố có tầm quan trọng
quyết định để thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.
Trong một quốc gia, hoạt động và quan hệ tài chính gắn liền với các hoạt
động kinh tế - xã hội. Bộ phận tài chính gắn liền với hạot động của nhà nước
được gọi là tài chính nhà nước. Đó là bộ phận quan trọnh nhất, đóng vị trí chủ
đạo trong nền tài chính quốc gia.
1.1.2/ Quan niệm về tài chính công.
Trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà
nước” Ăng-ghen đã chỉ ra rằng, nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp.
Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan quyền lực công cộng, đứng ra quản
lý, duy trì và phát triển xã hội, đất nước. Để làm được điều đó nhà nước cần
phảI có tiềm lực tài chính. Bằng quyền lực công , nhà nước quy định các
khoản thuế bắt buộc các tổ choc, dân cư phảI đóng góp tạo nên các khoản thu
của nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng có những khoản chi tiêu cần thiết về
quân đội, nhà tù, bộ máy quản lý…nhằm duy trì quyền lực của nhà nước. Tạo
nên các khoản chi của nhà nước. Từ đó phạm trù tài chính nhà nước bắt đầu

xuất hiện.
Vậy trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì có thể
hiểu thài chính nhà nước hay tài chính công như sau: Tài chính nhà nước
được đặc trưng bằng sự phân phối và phân phối lại của cảI xã hội ( trong đó
chủ yếu là sản phẩm thặng dư), mà nhà nước là chủ thể , để tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ của nhà nước , nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội
của nhà nước.
Các bộ phận của tài chính nhà nước :
- Ngân sách nhà nước ;
- Ngân hàng nhà nước trung ương;
- Dự trữ nhà nước;
- Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước;
- Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nứơc;
- Tài chính các doanh nghiệp nhà nước.
Tài chính công là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất của tài chính
nhà nước. Nói cách khác tài chính công là một bọ phận của tài chính nhà
nước gắn liền với các hoạt động thuộc chức năng quản lý , điều hành , phục
vụ của nhà nước. Trong các nội dung nêu trên của tài chính nhà nước thì tài
chính công hầu như bao quát toàn bộ các bộ phận cấu thành của tài chính nhà
nước chỉ trừ tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Tài chính công khác với tài
chính nhà nước ở hai điểm sau đây:
- Tài chính công không gắn với các hoạt động mang tính kinh doanh thu lợi
nhuận, còn tài chính nhà nước thì bao gồm cả các hoạt động kinh doanh thu
lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước.
- Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu phuc vụ việc thưc hiện các chức
năng vốn có của nhà nước, còn tài chính nhà nước thì còn bao gồm cả các
hoạt động chi tiêu phục vụ việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ thông
thường tại các doanh nghiệp nhà nước.
Vậy tài chính công là thuật ngữ ding để chỉ “ Các hoạt động thu chi bằng tiền
củ nhà nước , phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị

trong quá trình hình thành và sử dụnh ccá quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm
phục vụ việc thực hiện các chức năng vốn có (không nhằm mục tiêu thu lợi
nhuận) của nhà nước đối với xã hội”.
Qua đây ta thấy phạm vi của tài chính công rất rộng lớn liên quan đén các
quan hệ thu, chi, vay và trả nợ cũng như các quan hệ cung cấp hàng hoá và
dịch vụ công cọng của nhà nước. Tài chính công vừa là tiềm lực vừa là công
cụ để nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý điều hành đất nước và thưc
hiện tốt “Nhà nước của dân , do dân và vì dân”.
1.1.3/ Đặc điểm của tài chính công
+/Thứ nhất, đặc điểm về quan hệ tài chính công.
Tài chính công phản ánh quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể
theo sơ đồ sau đây:
Đặc điểm của quan hệ tài chính công được thể hiện như sau:
- Các quan hệ tài chính công luôn gắn chặt với sở hữu công cộng về tài
sản, luôn chứ đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng
- Các nguồn lực tài chính công vận động từ nơI tạo ra nó đến mục tiêu sử
dụng nó đều thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Các nguồn lực tài chính công rất đa dạng phức tạp, việc phân phối và
phân bổ chúng được thực hiện qua các quan hệ tài chính nó không
những động chạm đến lợi ích của người đóng góp và người được thừa
hưởng mà còn tác động sâu sắc đến tất cả các vấn đề chính trị kinh tế
xã hội quốc phòng, an ninh và đối ngoại của một quốc gia vì thế đòi hỏi
nhà nước phải đặc biệt quan tâm ,điều chỉnh nhằm phục vụ tốt cho
nhiệm vụ chính trị của đất nước.
+/Thứ hai, đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công.
- Có thể nói nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước, nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy
nhà nước, và thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của nhà nước.
- Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội-quyết định
những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,nhiệm vụ kinh tế xã

hội, quốc phòng, an ninh của đất nước…Do đó quốc hội là cơ quan cao
nhất của nhà nước quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định dự
toán ngân sách nhà nướcvới tổng số và cơ cấu thu chi…
- Về cơ bản , các khoản thu của nhà nước mang tính chất không bồi hoàn
và bắt buộc như : thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu…
- Các khoản vay nợ tuy không thuộc sở hữu của nhà nước nhưng trong
thời gian cò trong tay nhà nước việc sử dụng nó hoàn toàn do nhà nước
quyết định, và nhà nước phai có trách nhiệm trả đầy đủ đúng hạn.
- Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách có thể được hình thành nên
một phần từ ngân sách nhà nước, một phần là vốn góp của các tổ chức
kinh tế xã hội, cá nhân, hộ gia đình nhưng quyết định thành lập và sử
dụng vẫn là nhà nước.
- Để phục vụcho việc thực hiện các chức năng của mình nhà nươc có thể
thực hiện chi tiêu tài chính công bằng phương pháp cấp phát (không bồi
hoàn) hoặc cho vay (có ưu đãi).
Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính côngcó ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của nhà
nước.
+/Thứ ba, đặc điểm về tính công cộng của tài chính công , được thể hiện ở
những điểm sau:
- Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chức
năng kinh tế xã hội của nhà nước.
- Thu nhập của tài chính công có thể đượ lấy từ nhiều nguồn khác nhau ,
từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội, ở trong nước
và cả từ nước ngoài.
- Chi tiêu của tài chính công chủ yếu tập trung cho xây dung cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội, đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, những công
trình quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế ; thự hiện chiến
lược phát triển con người …

+/Thứ tư, đặ điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn ; kết
hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện.
1.1.4/Chức năng của tài chính công
+/Chức năng tạo lập vốn
Việc tạo lập vốn của tài chính công rất đa dạng và phong phú, tất yếu là
phải có chính sách và các giải pháp tích cực . Để tạo lập được vốn ngày một
phong phú, đa dạng cũng như để nuôi dưỡng và phát triển nguồn tài chính cần
chú ý các vấn đề sau:
- Hoàn thiện và đổi mới công cụ tạo lập vốn phù hợp với điều kiện của
đất nước.
- Hỗ trợ những nỗ lực đổi mới công nghệ, phát triển ngành nghề mới, sản
phẩm mới, đổi mới cơ cấu sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện có và phát triển
lực lượng sản xuất mới.
+/Chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính.
Nhận thức về vấn đề này có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy chức năng
tài chính công và quản lý tài chính công. Xuất phát từ nhận thức đó việc phân
bổ các nguồn lực tài chính công không chỉ dừng lại trên các mục tiêu, các nhu
cầu các công việc theo định hướng mà còn phải xác định rõ định lượng của
chúng trên cơ sở những tính toán khoa họcvà đưa chúng tới chỗ đích thực.
+/Chức năng điều chỉnh vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , sự điều chỉnh vĩ
mo toàn xã hội trước hết thể hiện trên sự phân phối và phân bổ các nguồn lực
tài chính công. Bởi vì muốn có một sự ổn định xã hội và phát triển bền vững
thì việc điều tiết các nguồn lực tài chính từ nơi này đến nơi khác , chủ thể này
đến chủ thể khác , từ cái riêng đến cái công cộng…
+/Chức năng kiểm tra.
Giống như tài chính nói chung, tài chính công phải phát huy chức năng
kiểm tra tài chính. Điều khác biệt giữa chức năng kiểm tra tài chính nói chung
và chức năng kiểm tra của tài chính cônglà phạm vi của chúng .Tài chính

công phát huy chức năng này trong giói hạn hình thành, phân bổ và sử dụng
các quỹ công đăc biệt là thu chi của ngân sách nhà nước. Nó xuất phát từ yêu
cầu của quy luật tiết kiệm. Theo đó tài chính công phải được sử dụng một
cách hợp lý và có hiệu quả. Mục tiêu của kiểm tra tài chính là nhằm lành
mạnh hoá tình hình tài chính.
Các chức năng của tài chính công là một thể thông nhất không chia cắt.
Chúng cùng phát huy tác dụng trong phân phối ,phân bổ và sử dụng các
nguồn lực tài chính công . Qua đó phát huy triệt để hiệu lực, hiệu quả của tài
chính công.
1.1.5/Vai trò của tài chính công.
+/Vai trò của tài chính công trong huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo
tăng trưởng kinh tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
+/Vai trò của tài chính công trong điều chỉnh kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô và
khuyến khích kinh tế vi mô phát triển.
+/Vai trò của tài chính công trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy nhà nước.
+/Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân.
+/Vai trò của tài chính nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế –
xã hội của nhà nước.
1.2/ Lý luận chung về quản lý tài chính công.
1.2.1/ Sự cần thiết quản lý tài chính công.
Quản lý là quá trình chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo, tác động , kiểm
tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm
làm cho đối tượngquản lý vận động theo ý đồ của của chủ thể quản lý…Quan
hệ chủ thể và đối tượng quản lý trong tài chính công được xác định:
- Nhà nước là chủ thể quản lý. Tuỳ theo tổ chức bộ máy của nền hành
chính tong quốc gia, mỗi nước có cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý
tài chính công phù hợp.
- Đối tượng quản lý là tài chính công.
Như vậy quản lý tài chính công là quá trình tác động, điều chỉnh của nhà

nước đếntài hính công nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước một cách có hiệu quả nhất.
Như vậy khái niệm quả lý tài chính công bao hàm những khía cạnh sau
đây:
- Đối tượng quản lý của tài chính công là các hoạt động thu chi của các
quỹ tài chính công, trong đó quan trọng nhất là ngân sách nhà nước.
- Hệ thống quản lý tài chính công là sự liên kết hữu cơ giữa chủ thể quản
lý là cơ quan nhà nước với khách thể quản lý là các tổ chức ,doanh
nghiệp, dân cư…
- Phương pháp quản lý tài chính công mang tính tổng hợp gồm nhiều
biện pháp khác nhau trong đó xuất phát điểm là phục vụ lợi ích nhà
nước, lợi ích quốc gia, cộng đồng.
- Quản lý tài chính công được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật
khách quan về kinh tế – tài chính một cách phù hợp với điều kiện của
quá trình đổi mới về kinh tế xã hội của đất nước.
- Mục tiêu của quản lý tài chính công là phục vụ việc thực hiện tốt các
chức năng của nhà nước.
Từ sự nhận thức này cho thấy quản lý tài chính công là tất yếu cần thiết
đối với mọi nhà nước ở tất cả các quốc gia. Sự cần thiết này còn được thể hiện
ở các vấn đề sau đây:
+Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của nhà nướ.
+Tài chính công là tài sản của nhà nước hay nói một cách khác đó là tài sản
của dân, của cộng đồng mà nhà nước là người đại diện chủ sơ hữu. Nguồn tài
sản đó phải được khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Đó
là yêu cầu khách quan trong mọi chế độ xã hội đặc biệt làchế độ chính trị của
nhà nước ta.
+Hoạt động và quan hệ tài chính công được thực hiện ở mọi cơ quan nhà
nước và các tổ chức chính trị xã hội.
+Tài chính công dược hình thành và vận hành theo chuẩn mực pháp lý cụ thể
nhất định của nhà nước.

+Quan hệ tài chính công phản ánh quan hệ gữa nhà nước và các chủ thể có
liên quan
1.2.2/Đặc điểm của quản lý tài chính công
Đặc điểm của quản lý tài chính công tạo nên các yếu tố tác động đến hệ thống
phương thức và công cụ cũng như hiệu quả quản lý tài chính công. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tài chính công có những
đăc điểm chủ yếu sau:
+ Tài chính công được quản lý bằng pháp luật và theo kế hoạchu.
+ Quản lý tài chính công đặc biệt coi trọng biện pháp tổ chức – hành chính.
+ Quản lý tài chính công là sự quản lý kết hợp yếu tố con người và yếu tố tài
chính.
+ Quản lý tài chính công phải bảo đảm sự thống nhất giữa mặt giá trị và hiện
vật(giá trị sử dụng).
1.2.3/ Quan điểm, mục tiêu, phương hướng quản lý tài chính công.
a/ Quan điểm : Tài chính công là tài sản quốc gia, là tiềm lực vật chất có vai
trò quyết định chi phối đến hiệu lực hiệu quả việc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với xã hội. Do đó quản lý tài chính công phảI quán triệt các
quan điểm sau:
+ Quan điểm phục vụ chính trị.
+ Quan điểm thúc đẩy phát triển kinh tế , ổn định xã hội.
+ Quan điểm phát huy nội lực.
+ Quan điểm tiết kiệm.
b/ Mục tiêu của quản lý tài chính công.
+ Làm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của tổ chức và công dân.
+ Tạo động lực khuyến khích các cơ quan hành chính và sự nghiệp tích cực
chủ động tự xác định số biênh chế cần có…tổ chức và phân công lao động
hợp lý, nâng cao chất lượng công việc, sử dụng kinh phí có hiệu quả cao, hạn
chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phí hành chính.
+ Nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tăng

cường đấu tranh chống các hiện tượng lãng phí tham ô.
+ Tạo điều kiện để công chức phát huy khả năng của minh, nâng cao chất
lượng công tác và tăng thu nhập vật chất cho tập thể và cá nhân.
c/ Phương hướng đổi mới quản lý tài chính công.
+ Tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước theo
hướng ngân sách nhà nước phảI bảo đảm đầy đủ nguồn lực tài chính cần thiết
để duy trì hoạt đông bình thường của bộ máy hành chính.
+ Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo
nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tập trung
cho ngân sách trung ương một sức mạnh tài chính phù hợp, vưa bảo đảm tính
độc lập, tự chủ và quyền hạn của chính quyền địa phương.
+ Chi ngân sách phải bảo đảm thực sự tiết kiệm , hiệu quả, trong đó phải ưu
tiên chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tư có lựa chọn cho
phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực …
+ Xây dung cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc sử dụng các nguồn kinh phí từ
ngân sách( định mức chi tiêu).
+ Xây dựng cơ chế chính sách về tự bảo đảm chi phí thường xuyên, tiền
lương và phụ cấp lương đối với một số tổ chức công trong các lĩnh vực như
giáo dục, y tế , bảo hiểm xã hội…
+ Mở rộnh quyền chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng kinh
phí ngân sách bằng việc chuyển quản lý đầu vào về biên chế và kinh phí đối
với bộ máy hành chính nhà nước sang quản lý đầu ra để khuyến khích các
đơn vị tiết kiệm và sử dụng hiệu quả kinh phí…
+ Chuyển đổi phương thức quản lý cấp phát và thanh toán kinh phí ngân sách
nhà nước đối với các cơ quan hành chính nhà nước như lương , các khoản có
tính chất lương, chi phí hành chính sự nghiệp, các khoản mua sắm sửa chữa
thương xuyên, sửa chữa lớn…
1.2.4/ Nội dung và hệ thống công cụ quản lý tài chính công.
a/ Nội dung.
Các bộ phận của tài chính công bao gồm:

- Ngân sách nhà nước
- Dự trữ nhà nước
- Tín dung nhà nước;
- Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước;
- Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước…
Hoạt động tài chính công là hoạt động thu chi của các bộ phận, các quỹ
trong hệ thống tài chính công. Quản lý tài chính công là quản lý quá trình thu
chi và bảo đảm sự cân đối thu chi tài chính công của nhà nước. Như vậy nội
dung của quản lý tài chính công bao gồm:
- Quản lý quá trình thu của nhà nước;
- Quản lý quá trình chi của nhà nước;
- Quản lý cân đối thu chi tài chinh công.
b/Hệ thống công cụ quản lý tài chính công.
+ Hệ thống pháp luật. Nó bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến tài
chính công. Nó quy định các điều kiện chuẩn mực pháp lý cho hoạt động tài
chính công. Hệ thống pháp luật cần được đổi mới thường xuyên cho phù hợp
với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước trong tong giai đoạn.
+ Công tác kế hoạch hoá. Công cụ kế hoạch hoá có vị trí quan trọng đặc biệt
trong quản lý tài chính công.
+ Hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích việc khai thác
nguồn thu đồng thời bảo đảm chi được thực hiện một cách tiết kiệm.
+ Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kế toán, kiểm toán. Hệ thống này cho phếp
chủ động ngăn ngừa tiêu cực …
+ Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính công. Tổ chức và con người bao
giờ cũng là công cụ quan trọng trong quản lý. Hệ thống mà chặt chẽ gọn gàng
sẽ cho phép phối hợp nhip nhàng trong quản lý, năng lực cán bộ là yếu tố
quyết định trong quản lý nói chung cũng như trong quản lý tài chính công.
Trong quản lý công, hệ thống các công cụ trên phảI đồng bộ và được vận
dụng một cách tổng hợp tạo nên sự bổ sung, kết hợp hài hoà không được coi
nhẹ công cụ nào. Đó là cơ sở nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý tài chính

công.
1.2.5/ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công
a/ Khái niệm
Theo nghĩa rộng, bộ máy quản lý tài chính công bao gồm các cơ quan tài
chính chuyên môn của nhà nước và tất cả các cơ quan, tổ chức có sử dụng
nguồn kinh phí của nhà nước.
Theo nghĩa trực tiếp, tổ chức bộ máy quản lý tài chính công chỉ gồm hệ
thống các cơ quan tài chính chuyên môn của nhà nước. Các cơ quan này mỗi
quốc gia khác nhau được tổ chức khác nhau tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức
của nền hành chính quốc gia nước đó.
Ở Việt Nam, cơ quan tài chính chuyên môn của nhà nước thực hiện quản
lý tài chính công là Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc như Tổng cục thuế,
Tổng cục Đầu tư phát triển, Kho bạc nhà nước, các vụ chức năng…Trên địa
bàn tỉnh có Sở tài chính, cục thuế, Cục đầu tư phát triển, kho bạc nhà nước
tỉnh…
b/ Căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý tài chính công.
+ Hệ các cấp chính quyền và sự phân cấp quản lý kinh tế, tài chính, xã hội
cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Đặc điểm, nội dung hoạt động của các quỹ trong hệ thống tài chính công.
c/ Nguyên tắc tổ chức :
+ Tập trung dân chủ;
+ Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ;
+ Tiết kiệm và hiệu quả.
d/ Các cơ quan chủ yếu trong hệ thống thổ chức bộ máy quản lý tài chính
công ở nước ta:
- Quốc hội
- Chính phủ
- Bộ kế hoạch và đầu tư
- Bộ tài chính
- Ngân hàng nhà nước

- Các bộ, ngành(cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ).
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp
- Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.
Hệ thống tổ chức trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
( Theo Văn bản pháp luật quản lý tài chính trong cơ quan hành chính sự
nghiệp 2000-2001/ Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2001).
2/ Nội dung của Quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới
và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia.
2.1/ Quản lý ngân sách nhà nước.
2.1.1/ Tổng quan về ngân sách nhà nước
a/ Khái niệm về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính
được huy động cho nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo
đảm thực hiện chức năng của nhà nước do Hiến pháp quy định. Đó là nguồn
tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. Ngân
sách nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà
nước. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước có tác động chi phối trực tiếp
đến các hoạt động khác trong nền kinh tế.
Theo Luật Ngân sách nhà nước của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 30/3/1996 thì “ ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có them
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
b/ Vai trò của ngân sách nhà nước.
+ Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Điều
này được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Xác định một cách khoa học, đặt ra một tỷ lệ huy đọng tổng sản phẩm
xã hội vào ngân sách nhà nước, lấy đó làm căn cứ điều chỉnh quan hệ
hà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã
hội.

- Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm, đảm bảo nhà nước có
nguồn thu thường xuyên, ổn định thực hiện điều tiết hợp lý lợi ích trong
nền kinh tế quôc dân.
- Xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường tài chính,
dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho
bạc, nhằm trang trỉa bội chi ngân sách nhà nước.
- Xác định vai trò quyền sở hữư tài sản công và tài nguyên quốc gia để
giải quyết nguồn huy động.
+ Vai trò của ngân sách nhà nước trong ổn định và tăng trưởng kinh tế. Vai trò
này được thể hiện trên các mặt như : Kích thích, tạo hành lang, môi trường và
gây sức ép.
+ Vai trò của ngân sách nhà nước trong ổn định chính trị, bảo vệ thành quả
cách mạng. Vai trò này được thể hiện trong phân phối tổng sản phẩm xã hội,
trong ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện
cho ổn định chính trịthông qua ngân sách nhà nước bảo đảm các nhu cầu và
điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của
bộ máy nhà nước trong việc quản lý mọi mặt của đất nước, bảo đảm an ninh
quốc phòng, bảo vệ và phát triển những thành tựu đã đạt đượccủa sự nghiệp
cách mạng.
+ Vai trò kiểm tra của ngân sách nhà nước. Thông qua ngân sách nhà nước,
kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân cũng như các ngành các đơn vị
sản xuất kinh doanh khác nhằm thúc đẩy, phát hiện , khai thác tiềm năng kinh
tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản nhà nước, chống thất thoát, lãng
phí , kiểm tra việc chấp hành luật pháp về ngân sách nhà nước, kỷ luật tài
chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt đông tài chính.
c/ Hệ thống ngân sách nhà nước.
Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách, giữa chúng
có mối quan hệ hữu cơ với nhau đã dược xác định bởi sự thống nhất về cơ sở
kinh tế – chính trị, bởi pháp chế và các nguyên tắc tổ chức của bộ máy hành
chính nhà nước.

Đối với Việt Nam, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách
nhà nước ta bao gồm 4 cấp : Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân
sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Điều này được khái quát bằng sơ đồ sau.
Sơ đồ: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

2.1.2/Nội dung của ngân sách nhà nước.
a/ Thu ngân sách nhà nước.
Về mặt pháp lý, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền nhà
nước huy động vào ngân sách nhà nước để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của nhà
nước. Về thực chất thì thu ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền
được huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các khoản thu ngân sách nhà nước
đều mang tính chất cưỡng bức, phần còn lại là các nguồn thu khác của nhà
nước(thu ngoài thuế).
Về bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế
giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các
nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm
thoả mãn các nhu cầuchi tiêu của nhà nước.
* Cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
Theo Luật ngân sách nhà nước ban hành ngày20-3-1996 và sửa đổi ban
hành 2001, thì thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam bao gồm:
1. Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức cá nhân nộp theo quy định của pháp
luật.
2. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước;
3. Thu từ hoạt động sự nghiệp;
4. Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước;
5. Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;
6. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở;

7. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước;
8. Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
9. Thu kết dư ngân sách năm trước;
10.Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các đơn vị
hành chính sự nghiệp;
11.Các khoản tiền phạt, tịch thu;
12.Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
13.Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của chính
phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
14.Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để nù đắp bội
chi và khoản huy động vốn đầu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) được đưa vào cân đối ngân sách.
b/ Chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc các
pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn
như: bảo vệ an ninh trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất
nghiệp...
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội, ...trong từng thời kì.
Cơ cấu của chi ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Chi về kinh tế: chi đầu tư vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh
nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh cần có sự tham gia của
nhà nước; chi cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội...
2. Chi về văn hoá xã hội: chi cho giáo dục, đào tạo, y tế,xã hội, văn hoá,
thông tin, thể dục thể thao...
3. Chi cho bộ máy nhà nước: chi cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Toà án Viện
kiểm sát các cấp.
4. Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

5. Chi trả nợ nước ngoài
6. Chi viện trợ nước ngoài.
7. Chi bổ xung quỹ dự trữ tài chính
8. Chi khác.
Các khoản chi trên đây được phân loại theo:
- Chi thường xuyên: gồm chi cho sự nghiệp giáo dục,đào tạo, y tế,... quốc
phòng an ninh, hoạt động của nhà nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị,
trợ giá theo chính sách của nhà nước, các chương trình quốc gia, hỗ trợ bảo
hiểm xã hội, trả tiền lãi do nhà nước vay, chi viện trợ, chi khác.
- Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kêt cấu hạ tầng kinh tế
xã hội; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần,
liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết; chi cho quỹ hỗ
trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự
án phát triển kinh tế; chi co dự trữ nhà nước.
- Chi trả nợ do chính phủ vay.
- Chi bổ xung quỹ dự trữ tài chính.
c/ Cân đối ngân sách nhà nước.
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, thì ngân sách nhà nước được cân đối
theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi
thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển.
Trường hợp bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến
tới cân bằng thu chi ngân sách.
Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: tổng số chi không
vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách
cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh thì
được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của thủ tướng
chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi đến
hạn.
Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa

phương được bố trí khoản dự phòng 3-5% tổng số chi để đáp ứng các nhu cầu
chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách.
2.1.3/ Quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước
Là quá trình tác động của nhà nước đến ngân sách nhà nước nhằm làm cho
các hoạt động của ngân sách nhà nước một mặt theo đúng pháp luật, mặt khác
kích thích kinh tế phát triển, tạo lập bồi dưỡng nguồn thu cho ngân sách và sử
dụng có hiệu quả và tiết kiệm các khoản chi ngân sách, bảo đảm sự cân đối
tích cực thu chi ngân sách giảm bội chi ngân sách.
a/ Các nguyên tắc quản lý.
Quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước bao gồm các nguyên tắc sau
đây:
+ Nguyên tắc tập trung thống nhất
+ Bảo đảm tính đầy đủ và toàn vện của ngân sách nhà nước
+ Tính trung thực của ngân sách nhà nước
+ Tính công khai
+ Tính cân bằng
+ Bảo đảm quỹ dự trữ tài chính
+ Bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu kinh tế xã hội
+ Tính kỷ cương theo pháp luật
b/ Mục tiêu và quan điểm trong quản lý và ngân sách nhà nước.
+ Mục tiêu:
Bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là tạo
sự cân đối tích cực, ổn định ngân sách nhà nước tạo môi trường tài chính
thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả của
ngân sách nhà nước thực hiện mục tiêu chiến lược về kinh tế xã hội đến năm
2010.
Mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển với tốc độ cao.
Thứ hai, giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp nhất kiềm chế lạm phát.
Thứ ba, nâưng tỷ lệ huy động một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội vào

ngân sách nhà nước và sử dụng có hiệu quả đáp ứng với chức năng nhiệm vụ
quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
+ Các quan điểm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.
Nhằm thực hiện các mục tiêu phải có các quan điểm phù hợp. Sau đây là
một số quan điểm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước:
Thứ nhất, tập trung thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước.
Thứ hai, ngân sách nhà nước phải là công cụ thúc đẩy sản xuất, bồi dưỡng
các nguồn thu, phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển tạo nguồn thu
mới ngày càng cao.
Thứ ba, bảo đảm nguồn thu ngân sách các cấp tương xứng với nhiệm vụ chi
mà các cấp ngân sách được giao, phát huy năng động, chủ động các cấp ngân
sách địa phương.
Thứ tư, mở rộng vai trò ngân sách nhà nước trong phân phối sản phẩm xã
hội, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Thứ năm, quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường,
vừa chủ động điều tiết kinh tế thị trường vừa giải quyết các vấn đề kinh tế xã
hội.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa quản lý chi ngân sách theo
ngành và theo cấp địa phương.
Thứ bảy, quản lý ngân sách nhà nước bằng pháp luật.
Các quan điểm trên đây là một hệ thống thống nhất, cần phải nắm vững để
quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả.

×